1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHUAN KIEN THUC HOA 8 20102011.doc

49 324 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN HOÁ HỌC LỚP 8 THCS HÀ NỘI - 2009 1 PHẦN THỨ HAI §1. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN HOÁ HỌC LỚP 8 THCS Bài 1: MỞ ĐẦU A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 1. Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. 2. Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. 3. Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học? * Khi học tập môn hoá học, cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập, tìm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ. * Học tốt môn hoá học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học. B. Hướng dẫn thực hiện - Khi dạy và học bài này: cần cho học sinh được trực tiếp quan sát thí nghiệm và các phương tiện trực quan, được nhận xét, trả lời câu hỏi, thảo luận rút ra kết luận cần thiết. - Từ 2 thí nghiệm (SGK) HS được quan sát trực tiếp, nhận xét: “có sự biến đổi của các chất để tạo ra chất mới (chất mới khôngtan trong nước, chất khí sủi bọt trong chất lỏng)” ⇒ từ đó rút ra nhận xét: Hóa học là gì? “là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất” + Từ các vật dụng, sản phẩm trong thực tiễn đời sống HS thấy rõ được vai trò quan trọng của hóa học trong cuộc sống. + Bước đầu hình thành phương pháp học tập hoá học ngay trong bài học đầu tiên, coi trọng việc dạy cho học sinh phương pháp học tập ngay từ bài đầu và tiếp tục áp dụng trong các bài sau đó trong suốt quá trình học tập môn hoá học. 2 CHƯƠNG I. CHẤT − NGUYÊN TỬ − PHÂN TỬ Bài 2: CHẤT A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Khái niệm chất và một số tính chất của chất. (Chất có trong các vật thể xung quanh ta. Chủ yếu là tính chất vật lí của chất ) - Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp. - Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất rút ra được nhận xét về tính chất của chất. - Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp - Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát. - So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột. B. Trọng tâm - Tính chất của chất - Phân biệt chất nguyên chất và hỗn hợp C. Hướng dẫn thực hiện - Phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất (chỉ giới hạn những chất được giới thiệu). Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất, còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu, còn vật liệu là chất hay hỗn hợp của một số chất. Vật thể là những vật cụ thể mà ta thấy hay cảm nhận được. Vật liệu là những vật dùng để làm ra vật thể. Ở đây không đưa ra cho học sinh định nghĩa về chất, không đặt câu hỏi cho học sinh chẳng hạn như “ Chất là gì?”, mà chỉ nhấn mạnh hai đặc trưng của chất là: có thành phần hoá học xác định và có một số tính chất nhất định, không đổi (đặc trưng thứ hai được nói trong bài này, còn đặc trưng thứ nhất nên để đến cuối chương sẽ tổng kết lại). 3 - Tính chất của chất gồm tính chất vật lí và tính chất hóa học: + Tính chất vật lí: gồm trạng thái, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt… + Tính chất hóa học: khả năng biến đổi chất thành chất mới - Biết mỗi chất được sử dụng làm gì là tuỳ thuộc vào tính chất của nó. Biết dựa vào tính chất để nhận biết và giữ an toàn khi dùng hoá chất. - Một chất, chỉ khi không lẫn chất nào khác (tức là chất tinh khiết), mới có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không có. Để biết được tính chất của một chất, cân dùng nhiều cách, chẳng hạn như quan sát, dùng dụng cụ đo hoặc làm thí nghiệm. - Luyện tập: + Nêu các tính chất để thấy các chất khác nhau + Nêu một số tính chất để thấy chất nguyên chất khác với hỗn hợp + Tách từng chất ra khỏi một hỗn hợp hai chất rắn, hai chất lỏng, hai chất khí… Bài 3 (Bài thực hành 1): LÀM QUEN VỚI NỘI QUY TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ, HOÁ CHẤT. LÀM SẠCH MUỐI ĂN CÓ LẪN TẠP CHẤT LÀ CÁT. A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học; Cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm. - Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể: + Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh. + Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát. Kĩ năng - Sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản nêu ở trên. - Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm 4 - Nội quy và quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm - Các thao tác sử dụng dụng cụ và hóa chất - Cách quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và rút ra nhận xét C. Hướng dẫn thực hiện - Trước khi cho học sinh tiến hành thí nghiệm 1 và 2 (SGK), cần giới thiệu một số quy tắc an toàn và cách sử dụng một số hoá chất (trang 154 SGK), một số dụng cụ (trang 12 và 155 SGK). Chú ý cách rót chất lỏng, cách khuấy chất lỏng, cách đun nóng chất lỏng trong ống nghiệm, cách kẹp giữ ống nghiệm, cách lọc chất lỏng… Đặc biệt chú ý đến sự nguy hiểm (cháy, nổ, độc hại…) khi tiếp xúc với hóa chất − Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Khuấy chất lỏng trong ống nghiệm + Đun nóng ống nghiệm + Gạn chất lỏng ra khỏi ống nghiệm bằng phễu + Cô cạn chất lỏng trong ống nghiệm để giữ lại cặn − Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Theo dõi sự nóng chảy của farafin và lưu huỳnh - Mục đích của thí nghiệm 1 là quan sát sự nóng chảy của parafin, của lưu huỳnh và so sánh nhiệt độ của chúng, do đó nếu không có nhiệt kế với thang nhiệt độ đến 150 o C thì chấp nhận nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh ở trên 100 o C, so sánh với t o nc của parafin ≈ 42 o C ⇒ rút ra nhận xét: lưu huỳnh và farafin khác nhau về tính chất vật lí là “nhiệt độ nóng chảy” Thí nghiệm 2. Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát - Thí nghiệm 2 cần các thao tác: khuấy, lọc, cầm ống nghiệm bằng kẹp ống nghiệm, đun nóng chất lỏng trong ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn và cuối cùng là quan sát chất cặn còn lại trong ống nghiệm sau khi đun nóng ⇒ rút ra kết luận: muối ăn và cát khác nhau về tính chất vật lí là “tính tan” nên tách muối ăn ra khỏi cát bằng cách hòa tan và cô cạn. 5 Bài 4: NGUYÊN TỬ A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được:- Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử. - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử là các electron (e) mang điện tích âm. - Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện. - Vỏ nguyên tử gồm các eletron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp. - Trong nguyên tử, số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích của 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà về điện. (Chưa có khái niệm phân lớp electron, tên các lớp K, L, M, N) Kĩ năng Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể (H, C, Cl, Na). B. Trọng tâm - Cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ electrron - Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron - Trong nguyên tử các electron chuyển động theo các lớp. C. Hướng dẫn thực hiện - Dựa vào dữ liệu về đường kính nguyên tử để HS thấy nguyên tử nhỏ bé thế nào ⇒ khối lượng các loại hạt p, n, e cấu tạo nên nguyên tử (khối lượng e quá nhỏ bé không đáng kể nên khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử) - Giới thiệu với HS hạt n không mang điện, mà nguyên tử trung hòa về điện nên số hạt p = số hạt e (trái dấu nhau) - Trong nguyên tử, các e chuyển động theo các lớp ⇒ các nguyên tử có đường kính khác nhau - Nhờ electron mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau. - Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. - Luyện tập: 6 + So sánh khối lượng, kích thước, điện tích của các loại hạt p, n, e + Từ số khối và số hạt p của một số nguyên tố đã cho, tính số hạt n và số hạt e trong nguyên tử của các nguyên tố đó + Từ sơ đồ một số nguyên tử ⇒ xác định số p, e, n, số lớp e và số e lớp ngoài cùng. Bài 5: NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hoá học. Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố hoá học. - Khối lượng nguyên tử và nguyên tử khối. Kĩ năng - Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hoá học và ngược lại - Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể. B. Trọng tâm - Khái niệm về nguyên tố hóa học và cách biểu diễn nguyên tố dựa vào kí hiệu hóa học. - Khái niệm về nguyên tử khối và cách so sánh đơn vị khối lượng nguyên tử. C. Hướng dẫn thực hiện - Có thể giới thiệu một số loại nguyên tử ( 1 1 H, 16 8 O, 2 1 X, 18 8 Y ) và hướng dẫn HS biết những nguyên tử có số p = nhau thuộc về cùng một nguyên tố (X là H và y là O ) - Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân. (hạn chế ở 20 nguyên tố đầu) - Kí hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố hoá học và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó. Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một hay hai chũ cái trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ cái in hoa. - Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. Mỗi đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon. 7 Dùng số liệu để giúp HS phân biệt rõ khối lượng nguyên tử tính ra gam khác với khối lượng nguyên tử tính ra đvC (nguyên tử khối) - Lượng các nguyên tố có trong vỏ trái đất không đồng đều, oxi là nguyên tố phổ biến nhất. - Luyện tập: + Cách biểu diễn nguyên tố dựa vào kí hiệu hóa học và đọc tên nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học. + So sánh khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố + Tính ra gam của một số nguyên tử khi biết nguyên tử khối của C và khối lượng tính ra gam của một nguyên tử C Bài 6: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT. PHÂN TỬ A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Các chất (đơn chất và hợp chất) thường tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí. - Đơn chất là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên. - Hợp chất là những chất được cấu tạo từ hai nguyên tố hoá học trở lên - Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hoá học của chất đó. - Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. Kĩ năng - Quan sát mô hình, hình ảnh minh hoạ về ba trạng thái của chất. - Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất. - Xác định được trạng thái vật lý của một vài chất cụ thể. Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó. B. Trọng tâm - Khái niệm đơn chất và hợp chất - Đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất - Khái niệm phân tử và phân tử khối C. Hướng dẫn thực hiện 8 - Bằng một số nguyên tố đã biết trong tự nhiên (H 2 , O 2 , N 2 , e, Cu, Al ) giúp HS phân biệt được: đơn chất kim loại (có tính chất dẫn điện và nhiệt) và phi kim (không dẫn điện và nhiệt). - Bằng một số chất đã biết trong tự nhiên (H 2 O, O 2 , CuO, Al ) giúp HS phân biệt được: đơn chất khác hợp chất ở chỗ nào? ⇒ rút ra đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất (Trong một mẫu chất, các nguyên tử không tách rời mà đều có liên kết với nhau theo một tỉ lệ và một thứ tự nhất định hoặc sắp xếp liền sát nhau theo một trật tự nhất định.) - Dựa vào hình vẽ, mô hình hoặc hình mô phỏng hướng dẫn cho HS thấy các nguyên tử kết hợp với nhau thì tạo thành các hạt lớn hơn gọi là “phân tử” và khối lượng của phân tử tính ra đvC gọi là phân tử khối ⇒ cách tính phân tử khối. - Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt là phân tử hay nguyên tử. Tính chất hóa học của chất là tính chất của các hạt đó. Tuỳ điều kiện, một chất có thể ở ba trạng thái (hay thể): rắn, lỏng và khí (hay hơi). Ở trạng thái khí các hạt rất xa nhau. - Luyện tập: + Nhận biết những chất nào là đơn chất? hợp chất? từ một số công thức hóa học cho trước + Tính phân tử khối của một số phân tử chất từ một số công thức hóa học cho trước Bài 7 (Bài thực hành 2): SỰ KHUẾCH TÁN CỦA CÁC PHÂN TỬ A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể: - Sự khuếch tán của các phân tử một chất khí vào trong không khí. - Sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím hoặc etanol trong nước. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm nêu ở trên. 9 - Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét về sự chuyển động khuếch tán của một số phân tử chất lỏng, chất khí. - Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm - Sự lan tỏa của một chất khí trong không khí - Sự lan tỏa của một chất rắn khi tan trong nước C. Hướng dẫn thực hiện - Sự lan toả (trong SGK) chính là sự khuếch tán. − Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Rót chất lỏng vào ống nghiệm + Thả mẩu giấy quỳ tím ướt vào đáy ống nghiệm + Tẩm dung dịch NH 3 vào bông và đặt vào ống nghiệm + Thả chất rắn vào chất lỏng và khuấy đều + Thả từ từ từng mẩu chất rắn vào chất lóng − Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Sự lan tỏa của amoniac + Sau khi đậy ống nghiệm thấy màu quỳ tím chuyển thành màu xanh dần từ đầu này sang đầu kia ⇒ amoniac đã lan tỏa trong không khí, tan trong nước và làm xanh quỳ tím Thí nghiệm 2. Sự lan tỏa của kali pemanganat trong nước + Trong cốc (1) sau khi khuấy tan hết, toàn bộ dung dịch nhuốm màu tím + Trong cốc (2), những chỗ thuốc tím rơi xuống tạo thành các vết màu tím, sau đó các vết màu tím sẽ loang dần ra xung quanh Bài 9: CÔNG THỨC HOÁ HỌC A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Công thức hoá học (CTHH) biểu diễn thành phần phân tử của chất. - Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hoá học của một nguyên tố (kèm theo số nguyên tử nếu có). 10 [...]... quả áp dụng của GV 13 b) Để làm rõ căn cứ khoa học của việc KT-ĐG, cần tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV cốt cán và toàn thể GV nắm vững CTGDPT của cấp học, từ mục tiêu cấp học, cấu trúc chương trình, chương trình các môn học, các hoạt động GD và đặc biệt là chuẩn KT-KN, yêu cầu về thái độ đối với người học Phải khắc phục tình trạng GV chỉ dựa vào sách giáo khoa để làm căn cứ soạn bài, giảng dạy và KT-ĐG... - Về sử dụng SGK: GV sử dụng SGK và sử dụng chuẩn KT-KN của chương trình môn học thế nào cho khoa học, sử dụng SGK trên lớp thế nào cho hợp lý, sử dụng SGK trong KT-ĐG; 14 - Về ứng dụng CNTT: Ứng dụng CNTT để sưu tầm tư liệu, ứng dụng trong dạy học trên lớp, trong KT-ĐG và quản lý chuyên môn thế nào cho khoa học, tránh lạm dụng CNTT; - Về hướng dẫn HS đổi mới PPHT, biết tự đánh giá và thu thập ý kiến... một vấn đề cụ thể; 4) Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa; 5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi HS; 6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những HS không nắm vững kiến thức; 7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của HS; 8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong... số điểm của đề) Ví dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian dành cho TL và có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần tự luận là: X TL = 12.60 = 18 Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30 40 Nếu một học sinh đạt được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10.27 =9 30 điểm 3 Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc... sử dụng làm căn cứ để thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng; + Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS để quản lý học tập HS ở nhà, bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS học lực yếu kém, giảm lưu ban, bỏ học: 18 (i) Duy trì kỷ cương, nền nếp và kỷ luật tích cực trong nhà trường, kiên quyết chống bạo lực trong trường học và mọi vi phạm quy định của Điều lệ nhà trường, củng cố văn hóa học đường tạo thuận lợi để... học và giải thích c) Tính nồng độ mol và tính toán theo phương trình hoá học 3 Thái độ: a) Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của HS khi giải quyết vấn đề b) Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học 27 3.2 Hình thức đề kiểm tra: Kết hợp cả hai hình thức TNKQ (50%) và TNTL (50%) 3.3 Ma trận đề kiểm tra: Khâu 1 Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương…) cần kiểm tra Mức độ nhận thức Nhận biết... mức cao hơn TN TL - Tính thành phần phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của hỗn hợp chất rắn, hỗn hợp lỏng, hỗn hợp khí - Tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại - Xác định 28 dung dịch hoá học muối kim loại - Dãy hoạt động hoá học của kim loại Ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước và với dung dịch muối - Tính khối... PPDH cũng như đổi mới giáo dục Đổi mới GD cần đi từ tổng kết thực tiễn để phát huy ưu điểm, khắc phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém, trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng các thành tựu hiện đại của khoa học GD trong nước và quốc tế vào thực tiễn nước ta Các cấp quản lý GD cần chỉ đạo chặt chẽ, coi trọng việc hướng dẫn các cơ quan quản lý GD cấp dưới, các trường học, các tổ chuyên môn và từng GV trong... yêu cầu đó; 6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của HS; 7) Yêu cầu HS phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin; tránh những câu hỏi yêu cầu HS học thuộc lòng 34 8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của GV ra đề đến HS; 10) Nếu câu hỏi yêu cầu HS nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình thì cần nêu rõ: bài trả lời của... không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó 2 Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: − Nội dung: khoa học và chính xác; − Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu; − Phù hợp với ma trận đề kiểm tra Cách tính điểm 2.1 Đề kiểm tra theo hình thức TNKQ Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 . nguyên tử. C. Hướng dẫn thực hiện - Có thể giới thiệu một số loại nguyên tử ( 1 1 H, 16 8 O, 2 1 X, 18 8 Y ) và hướng dẫn HS biết những nguyên tử có số p = nhau thuộc về cùng một nguyên tố. DỤC PHỔ THÔNG MÔN HOÁ HỌC LỚP 8 THCS HÀ NỘI - 2009 1 PHẦN THỨ HAI §1. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN HOÁ HỌC LỚP 8 THCS Bài 1: MỞ ĐẦU A. Chuẩn. khôngtan trong nước, chất khí sủi bọt trong chất lỏng)” ⇒ từ đó rút ra nhận xét: Hóa học là gì? “là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất” + Từ các vật dụng, sản phẩm trong thực tiễn đời sống

Ngày đăng: 19/10/2014, 13:00

Xem thêm: CHUAN KIEN THUC HOA 8 20102011.doc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    (Chất có trong các vật thể xung quanh ta. Chủ yếu là tính chất vật lí

    Các mục từ 1 đến 8 phần kiến thức ghi nhớ trong sách giáo khoa

    + Phản ứng cháy của S trong không khí và oxi

    + Khái niệm về chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa dựa trên cơ sở sự nhường oxi và sự nhận oxi)

    + Phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, cách thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí

    Các mục từ 1 đến 7 phần kiến thức ghi nhớ trong sách giáo khoa, trang 118

    + Thí nghiệm điều chế hiđro từ dung dịch HCl và Zn ( hoặc Fe, Mg, Al...) . Đốt cháy khí hiđro trong không khí. Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí

    +  Thí nghiệm chứng minh H2 khử được CuO

    + Thành phần định tính và định lượng của nước

    + Thí nghiệm thể hiện tính chất hóa học của nước :nước tác dụng với Na , CaO, P2O5

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w