CHƯƠNG 5: HIĐRO NƯỚC

Một phần của tài liệu CHUAN KIEN THUC HOA 8 20102011.doc (Trang 32 - 37)

C. Hướng dẫn thực hiện

CHƯƠNG 5: HIĐRO NƯỚC

Bài 31: TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được:

+ Tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.

+ Tính chất hóa học của hiđro: tác dụng với oxi, với oxit kim loại. Khái niệm về sự khử và chất khử.

+ ứng dụng của hiđro: Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.

Kĩ năng

+ Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của hiđro.

+ Viết được phương trình hóa học minh họa được tính khử của hiđro. + Tính được thể tích khí hiđro ( đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.

B. Trọng tâm

+ Tính chất hóa học của hiđro + Khái niệm về chất khử, sự khử.

C. Hướng dẫn thực hiện

+ Cho học sinh đọc sách GK và phát biểu về tính chất vật lí của hiđro – so sánh với oxi đã học, tự trình bày cách thu khí hiđro trong PTN ( đã hướng dẫn ở phần tính chất vật lí của oxi )

+ Thực hiện thí nghiệm đốt cháy H2 trong oxi (hoặc dùng thí nghiệm ảo hoặc dùng tranh vẽ), qua đó cho học sinh tự viết PTHH, trả lời đầy đủ các câu hỏi ở mục c) trang 106 sách GK. Qua đó lưu ý học sinh sự nguy hiểm của việc đốt khí hiđro mới điều chế trong thí nghiệm và nhấn mạnh cần phải thử xem hiđro có tinh khiết không trước khi đốt và cách thử

+ Thực hành thí nghiệm CuO + H2 , cho học sinh quan sát, phát biểu và chốt lại ý : H2 có tính khử (tác dụng với oxi đơn chất, có khả năng khử được oxit của một số kimloại ở nhiệt độ thích hợp tạo ra kimloại và hiđro). Cho học sinh viết một số phản ứng như H2 + Fe2O3, H2+ PbO...

+ Dùng hình vẽ minh họa trang 108 để học sinh phát biểu về ứng dụng của hiđro, GV đặt thêm câu hỏi để làm rõ thêm hoặc để củng cố.

+ Củng cố, luyện tập: Điều chế hiđro từ kimloại + dung dịch axit . Tính thể tích hiđro sinh ra. Sau đó cho hiđro tác dụng với CuO, tính lượng Cu sinh ra hoặc lượng CuO tham gia phản ứng

( có thể ra ở dạng bài tập về nhà, có hướng dẫn cho học sinh cách làm )

Bài 32: PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được:

+ Khái niệm về chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa dựa trên cơ sở sự nhường oxi và sự nhận oxi)

Kĩ năng

+ Phân biệt được chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa trong các phương trình hóa học cụ thể.

+ Phân biệt được phản ứng oxi hóa – khử với các loại phản ứng đã học. + Tính được lượng chất khử, chất oxi hóa hoặc sản phẩm theo phương trình hóa học.

B. Trọng tâm

+ Khái niệm chất khử , chất oxi hóa ( nhắc lại), sự oxi hóa, sự khử, phản ứng oxi hóa khử

C. Hướng dẫn thực hiện

+ Kiểm tra bài cũ về tính chất hóa học của hiđro ( H2 + O2, CuO+ H2) , sau đó cho học sinh nhắc lại khái niệm chất khử, sự oxi hóa (đã học). Chỉ cần dùng mũi tên hình thành sơ đồ các khái niệm chất khử, chất oxi hóa, sự oxi hóa, sự khử, phản ứng oxi hóa khử ở phản ứng CuO và H2 với một hệ thống câu hỏi phát vấn hợp lý và dồn 3 mục 1,2,3 trong sách GK trang 110 và 111 thành 1 mục. Cách làm: trên cơ sở phân tích để học sinh hiểu rõ quá trình kết hợp của nguyên tử O trong CuO với hiđro là sự oxi hóa H2 thành H2O, sự tách oxi ra khỏi CuO gọi là sự khử CuO, từ đó cho học sinh nêu lại khái niệm sự oxi hóa và sự khử .Học sinh đã biết khái niệm chất khử, GV giới thiệu CuO được gọi là chất oxi hóa và cho học sinh phát biểu khái niệm về chất oxi hóa . Đặt thêm câu hỏi trong phản ứng giữa H2 và O2,O2 có được gọi là chất oxi hóa không?...

+ Luyện tập, củng cố: Đưa ra 1 số phản ứng để học sinh nhận ra được phản ứng oxi hóa khử (cẩn thận, không đưa ra các phản ứng oxi hóa – khử như KL + Cl2, H2 + S ...vì học sinh chưa học sẽ cho rằng đây không phải là phản

ứng oxi hóa – khử). Cho học sinh viết PTHH của một số các phản ứng oxi hóa khử (CO khử oxit kimloại, PK + O2 , KL+ O2 ...), lập sơ đồ xác định chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa trên phản ứng.

+ Nếu có thời gian, nên đặt vấn đề: Fe + HCl, Na + Cl2 có phải là phản ứng oxi hóa –khử không – sau đó phân tích để học sinh nắm được phần đọc thêm trang 114 để học sinh không hiểu lầm chỉ có phản ứng trong đó có oxi tham gia hoặc có quá trình cho nhận oxi mới là phản ứng oxi hóa – khử .

Bài 33: ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được:

+ Phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, cách thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí

+ Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.

Kĩ năng

+ Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hiđro. Hoạt động của bình Kíp đơn giản.

+ Viết được PTHH điều chế hiđro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng)

+ Phân biệt phản ứng thế với phản ứng oxi hóa – khử. Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể

+ Tính được thể tích khí hiđro điều chế được ở đkc

B. Trọng tâm

+ Phương pháp điều chế hiđro trong phòng TN và CN + Khái niệm phản ứng thế

C. Hướng dẫn thực hiện

+ Vào bài mới bằng cách kiểm tra lại tính chất vật lý và tính chất hóa học của hiđro, qua đó đặt vấn đề để học sinh nêu cách thu khí hiđro trong PTN, nhắc lại cách điều chế hiđro đã biết, sau đó hướng dẫn cho học sinh tự làm thí nghiệm điều chế hiđro từ Zn và dung dịch HCl, thử độ tinh khiết, đốt cháy H2, cô cạn dung dịch muối để xác nhận sự hình thành muối ZnCl2 và cho

học sinh nhận xét. GV giới thiệu cách điều chế hiđro trong CN, cho học sinh viết phương trình

+ Từ phản ứng điều chế hiđro, cho học sinh viết thêm một số phản ứng tương tự và hình thành khái niệm phản ứng thế cho học sinh.

+ Củng cố, luyện tập: Cho học sinh viết một số phản ứng điều chế H2

từ kim loại khác ( Mg, Al, Fe...) và dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng. Cho học sinh nêu dấu hiệu để nhân ra một phản ứng thế , sau đó áp dụng nhân ra phản ứng thế trong một số phản ứng cho trước (trong đó có phản ứng trao đổi, phản ứng oxi hóa – khử) . Cho làm 1 bài tập tính thể tích khí hiđro sinh ra ở điều kiện chuẩn (cho axit dư hoặc kim loại dư, vì dạng tính vừa đủ đã làm rồi) .

Bài 34 : BÀI LUYỆN TẬP 6 A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Các mục từ 1 đến 7 phần kiến thức ghi nhớ trong sách giáo khoa, trang 118

Kĩ năng

Học sinh nắm vững các khái niệm: phản ứng oxi hóa – khử, chất khử, sự khử, chất oxi hóa, sự oxi hóa, phản ứng oxi hóa – khử, phản ứng thế, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy .

Học sinh có kĩ năng xác định chất khử, sự khử , chất oxi hóa , sự oxi hóa trên một phản ứng oxi hóa – khử cụ thể , phân biệt được các loại phản ứng Học sinh viết được các phương trình phản ứng thế và tính toán theo phương trình

Học sinh không hiểu lầm: phản ứng thế không phải là phản ứng oxi hóa – khử , hay phản ứng hóa hợp luôn luôn là phản ứng oxi hóa –khử ..

B. Trọng tâm

Xem các bài trước

C. Hướng dẫn thực hiện

Chọn và sắp xếp bài tập sách GK, sách bài tập theo hệ thống kiến thức và kĩ năng cần ôn tập (một số câu trắc nghiệm nhiều hình thức, một số câu hỏi LT ngắn, 2 bài tập tự luận (bài 5, 6 sách GK)

Phương pháp: Cho học sinh làm bài tập theo nhóm, cá nhân (linh động); trả lời nhanh tại chỗ hoặc trình bày trên bảng trong..., qua bài tập GV hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ.

Bài 35: BÀI THỰC HÀNH 5

Một phần của tài liệu CHUAN KIEN THUC HOA 8 20102011.doc (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w