ĐIỀU CHẾ – THU KHÍ OXI VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA OXI A Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Một phần của tài liệu CHUAN KIEN THUC HOA 8 20102011.doc (Trang 31 - 32)

C. Hướng dẫn thực hiện

ĐIỀU CHẾ – THU KHÍ OXI VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA OXI A Chuẩn kiến thức và kỹ năng

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

+ Thí nghiệm điều chế oxi và thu khí oxi. + Phản ứng cháy của S trong không khí và oxi

Kĩ năng

+ Lắp dụng cụ điều chế khí oxi bằng phương pháp nhiệt phân KMnO4

hoặc KClO3. Thu 2 bình khí oxi, một bình khí oxi theo phương pháp đẩy

không khí, một bình khí oxi theo phương pháp đẩy nước.

+ Thực hiện phản ứng đốt cháy S trong không khí và trong oxi, đốt sắt trong O2

+ Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng

+ Viết phương trình phản ứng điều chế oxi và phương trình phản ứng cháy của S, dây Fe

B. Trọng tâm

+ Biết tiến hành thí nghiệm điều chế oxi trong phòng TN,

C. Hướng dẫn thực hiện

+ Nên chia học sinh thành nhiều nhóm(tốt nhất khoảng từ 4 – 5 em / 1 nhóm). Mỗi nhóm phải có danh sách, cử nhóm trưởng .

+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất cho mỗi nhóm: Đèn cồn có cồn (1), giá ống nghiệm (1), ống nghiệm (6), ống dẫn khí hình chữ L , ống dẫn thu khí qua nước + nút cao su có kích thước vừa với ống nghiệm, 2 bình tam giác có

nút đậy để thu khí O2, một chậu nước, một muỗng sắt, chổi rửa, kẹp ống

nghiệp, giá sắt . Hóa chất: KMnO4 hoặc KClO3 (+MnO2), bông gòn, S, dây thép mỏng, cát (1 ít, để trong bình đốt cháy thép), nước vôi trong.

+ Chuẩn bị sẵn mẫu tường trình thí nghiệm cho học sinh

+ Trước TN cần cho học sinh kiểm tra dụng cụ, hóa chất. Sau đó GV cho học sinh tham khảo SGK trình bày cách tiến hành, GV lưu ý các em về vấn đề an toàn thí nghiệm (đốt S trong không khí cần làm nhanh, cho vào bình oxi xong thì sau đó dùng dung dịch nước vôi đổ vào, đậy nắp để khử SO2; lắp ống nghiệm đựng KClO3 hoặc KMnO4 hơi chúc miệng xuống) và điều kiện tiến hành các TN có kết qủa (dây thép cần mắc một mảnh than nhỏ để làm mồi), nếu cần làm mẫu cho học sinh. Sau đó cho học sinh tiến hành từng thí nghiệm. + GV theo dõi, quan sát, nhận xét, đánh giá kết quả từng nhóm công khai trên bảng. Sau mỗi TN cần cho học sinh báo cáo, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời (viết phương trình, ý nghĩa thí nghiệm, kinh nghiệm ...) và đánh giá câu trả lời.

+ Cho học sinh viết tường trình, thu bảng tường trình

Một phần của tài liệu CHUAN KIEN THUC HOA 8 20102011.doc (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w