C. Hướng dẫn thực hiện
ĐIỀU CHẾ – THU KHÍ HIĐRO VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA HIĐRO A Chuẩn kiến thức và kỹ năng
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
+ Thí nghiệm điều chế hiđro từ dung dịch HCl và Zn ( hoặc Fe, Mg, Al...) . Đốt cháy khí hiđro trong không khí. Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí
+ Thí nghiệm chứng minh H2 khử được CuO
Kĩ năng
+ Lắp dụng cụ điều chế khí hiđro, thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy không khí.
+ Thực hiện thí nghiệm cho H2 khử CuO
+ Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng
+ Viết phương trình phản ứng điều chế hiđro và phương trình phản ứng giữa CuO và H2
+ Biết cách tiến hành thí nghiệm an toàn, có kết quả
B. Trọng tâm
Biết tiến hành thí nghiệm điều chế hiđro, thử tính chất khử của H2 trong phòng TN.
C. Hướng dẫn thực hiện
+ Chia lớp thành nhiều nhóm TN có cử nhóm trưởng ( tốt nhất là 5 học sinh / nhóm )
+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất cho mỗi nhóm: Đèn cồn có cồn (1), giá ống nghiệm (1), ống nghiệm (6), ống dẫn khí vuốt nhọn và ống dẫn khí thường + nút cao su có kích thước vừa với ống nghiệm, ống dẫn khí cong (theo hình 5.9 trang 120 SGK) hoặc chuẩn bị một hệ thống thực hiện thí nghiệm CuO + H2 như hình 5.2 trang 106 sách GK. Hóa chất: Zn ( hoặc Fe, Mg , Al ...), dung dịch HCl, CuO, diêm quẹt.
+ Trước TN cần cho học sinh kiểm tra dụng cụ, hóa chất. Sau đó cho học sinh trình bày cách tiến hành, GV lưu ý các em về vấn đề an toàn thí nghiệm (trước khi đốt hiđro nhất thiết phải thử độ tinh khiết, không ghé mắt vào gần khi đốt khí) và tiết kiệm (ví dụ: lấy đủ lượng HCl và Zn để làm đủ ba thí nghiệm (thu khí hiđro, đốt trực tiếp), điều kiện để thí nghiệm thành công (CuO cần được sấy khô, ống đựng CuO không bị ướt...
+ GV theo dõi, quan sát, nhận xét, đánh giá kết quả từng nhóm công khai trên bảng. Sau mỗi TN cần cho học sinh báo cáo, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời (viết phương trình, ý nghĩa thí nghiệm, kinh nghiệm ...) và đánh giá câu trả lời.
+ Cho học sinh viết tường trình, thu bảng tường trình
Bài 36: NƯỚC A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được:
+ Thành phần định tính và định lượng của nước
+ Tính chất của nước: Nước hòa tan được nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại ( Na, Ca..), oxit bazơ (CaO, Na2O,...) , oxit axit ( P2O5, SO2,...) .
+ Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.
Kĩ năng
+ Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước, rút ra được nhận xét về thành phần của nước.
+ Viết được PTHH của nước với một số kim loại (Na, Ca...), oxit bazơ, oxit axit.
+ Biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể
B. Trọng tâm
+ Thành phần khối lượng của các nguyên tố H, O trong nước. + Tính chất hóa học của nước
C. Hướng dẫn thực hiện
+ Dùng thí nghiệm, đặt câu hỏi phát vấn hợp lý để học sinh đi đến kết luận:
- Phân tích nước sẽ được H2 và O2 có tỉ lệ thể tích 2 : 1 - Tổng hợp H2 và O2 theo tỉ lệ thể tích 2 : 1 sẽ được nước
- Thành phần % khối lượng của H và O trong nước lần lượt là 11,11 % và 88,89% hay mH:mO = 1 : 8 ⇒ Số nguyên tử H : số nguyên tử O = 2 : 1 ⇒
Công thức phân tử của nước được thực nghiệm chứng minh là H2O. + Tính chất vật lí: cho học sinh phát biểu
+ Tính chất hóa học: Tiến hành các thí nghiệm, cho học sinh quan sát, phát biểu, kết luận , GV hướng dẫn học sinh tổng kết theo bảng để tiện so sánh
Hóa tính Tác dụng với nước Tác dụng với một số oxit bazơ Tác dụng với một số oxit axit Thí nghiệm Na + H2O CaO + H2O P2O5 ( SO2) + H2O Cách tiến hành Hiện tượng Phương trình hóa học Kết luận
+ Dùng sơ đồ cho học sinh tóm tắt ích lợi của nước.
+ GV thông báo về lượng nước ngọt trên toàn thế giới (rất ít)
+ Cho học sinh nêu thực trạng ô nhiễm nước và nguyên nhân, tự học sinh nêu ra các biện pháp tiết kiệm nước ngọt trong gia đình và biện pháp cụ thể mà học sinh có thể tham gia để bảo vệ nguồn nước.
Bài 37: AXIT - BAZƠ - MUỐI A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
+ Biết được: Định nghĩa axit, bazơ, muối theo thành phần phân tử + Cách gọi tên axit ,bazơ, muối
+ Phân loại axit, bazơ, muối
Kĩ năng
+ Viết được CTHH của một số axit, bazơ, muối khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit
+ Đọc được tên một số axit, bazơ, muối theo CTHH cụ thể và ngược lại + Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím + Tính được khối lượng một số axit ,bazơ, muối tạo thành trong phản ứng
B. Trọng tâm
+ Định nghĩa axit, bazơ, muối + Cách gọi tên axit ,bazơ ,muối + Phân loại axit, bazơ, muối
C. Hướng dẫn thực hiện
+ Từ ví dụ của một số axit ,bazơ, muối đã biết – cho học sinh phân tích thành phần của axit bazơ, muối xây dựng định nghĩa axit, bazơ, muối (Cho học sinh phát biểu về những từ quan trọng ( từ khóa) cần nhớ trong định nghĩa). Sau đó GV gợi ý, đặt vấn đề để học sinh tự kết luận về công thức hóa học của axit, bazơ, muối và công thức chung của 3 loại chất này.
+ Phân loại axit, bazơ , muối ghi cùng một mục với cách gọi tên
+ Lưu ý trong phân tử axit luôn luôn có những nguyên tử H có thể được thay thế bằng các kim loại (nguyên tử H axit), có thể có nguyên tử H không có khả năng này. Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H của axit ta được muối. Vì vậy khi muối không còn nguyên tử H axit là muối trung hòa, phân tử muối còn nguyên tử H axit ở gốc axit là muối axit.
+ Ghi bài theo bảng sau để học sinh dễ theo dõi bài học
Axit Bazơ Muối
Một số ví dụ Định nghĩa Công thức hóa học Phân loại và cách gọi tên
+ Luyện tập, củng cố: Nên dùng nhiều hình thức ( trả lời nhanh, bài tập chạy, trắc nghiệm khách quan...)
- Cách lập nhanh: công thức axit khi biết gốc axit, xác định gốc axit khi biết CTHH của axit ( có oxi và không có oxi ) – CTHH của bazơ (bazơ tan và không tan) – Lập CTHH của muối ( muối trung hòa và muối axit) – Sau khi có công thức thì phân loại, gọi tên.
- Cho một phản ứng trung hòa giữa axit và bazơ tạo muối. Tinh toán
theo PTHH lượng muối sinh ra khi cho biết lượng axit hoặc lượng bazơ
Bài 38: BÀI LUYỆN TẬP 7 A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
+ Theo 5 mục ở phần kiến thức cần nhớ trang 131 sách GK (chủ yếu ôn tập 2 bài “Nước “và “Axit – Bazơ –Muối “
Kĩ năng
+ Viết phương trình phản ứng của nước với một số kimloại, oxit bazơ ,oxit axit – Gọi tên và phân loại sản phẩm thu được ,nhận biết được loại phản ứng
+ Viết được CTHH của một số axit, bazơ, muối khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit, khi biết thành phần khối lượng các nguyên tố.
+ Viết được CTHH của axit ,muối, bazơ khi biết tên
+ Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím + Tính được khối lượng một số axit ,bazơ, muối tạo thành trong phản ứng
B. Trọng tâm
+ Hóa tính của nước.
+ Lập CTHH của axit ,bazơ ,muối và phân loại
+ Tính toán theo phương trình phản ứng :axit + bazơ tạo muối và nước ,có lượng dư axit hoặc bazơ
C. Hướng dẫn thực hiện
+ Đưa ra các bài tập LT,định lượng phù hợp, nhiều hình thức cho học sinh làm ( cá nhân,theo nhóm), qua đó chốt lại các kiến thức trọng tâm