1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án lịch sử 10 nâng cao, soạn theo chuẩn KTKN

212 937 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 212
Dung lượng 2,3 MB

Nội dung

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG (CHỦ BIÊN) GIỚI THIỆU GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10 – NÂNG CAO NXB HÀ NỘI, 2006 1 VỀ VIỆC SOẠN GIÁO ÁN LỊCH SỬ THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nâng cao chất lượng dạy học nói chung, giờ học Lịch sử nói riêng là mục tiêu phấn đấu của các thầy cô giáo trong nhà trường hiện nay. Đó là kết quả của sự suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng những nguyên lý về phương pháp dạy học với nghệ thuật sư phạm trong thực tiễn giáo dục. Quá trình chuẩn bị giờ học - soạn giáo án là nhân tố đầu tiên có vai trò quan trọng đối với hiệu quả giờ học. Vậy chuẩn bị một giáo án như thế nào cho tốt, nhất là đối với giáo án theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh? I. MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI MỘT GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ Giáo án là bản kế hoạch về một tiết lên lớp trong đó nêu rõ các bước chủ yếu của giáo viên (GV) và học sinh (HS) phải thực hiện trên lớp; đồng thời cũng nêu một cách vắn tắt nội dung và phương pháp của dạy học nhằm đạt được mục đích cụ thể và rõ ràng mà GV đã xác định theo yêu cầu của chương trình học. Như vậy, giáo án bao gồm không chỉ nội dung, phương pháp dạy học, mà cả cách tổ chức hoạt động của GV và HS, như bản thiết kế của thầy về một bài giảng. Giáo án có thể viết một cột hoặc chia thành hai cột (một bên là nội dung những kiến thức cơ bản HS cần ghi, một bên là công việc mà thầy và trò cần tiến hành theo hướng tích cực hoá việc dạy học). Điều này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và sự sáng tạo của thầy. Để soạn giáo án tốt, GV cần tiến hành các công việc sau: Trước hết, cần xác định loại bài và vị trí của bài trong khóa trình để có nội dung và phương pháp dạy học phù hợp. Ví như, khi soạn bài “Cách mạng tư sản Pháp 1789”, GV phải xác định rõ loại bài này và vị trí của bài trong khóa trình Lịch sử lớp 10 theo chương trình chuẩn. Đây là bài trình bày và tiếp nhận kiến thức mới, tiếp sau các cuộc cách mạng tư sản đã học và đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất mà Lê-nin gọi là cuộc “Đại cách mạng”. Quần chúng đã làm cho cách mạng thắng lợi và đưa cách mạng phát triển theo đường đi lên đạt đến đỉnh cao của nó là nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản dân chủ. Nó đã mở ra thời kì thắng lợi và củng cố chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến châu Âu, châu Mĩ. Nó thức tỉnh các lực lượng dân tộc, dân chủ và tiến bộ đứng lên chống phong kiến chuyên chế, chống chế độ thực dân. Như vậy, bài này có một vị trí quan trọng trong giúp HS nắm vững hơn khái nhiệm “cách mạng tư sản”, được hình thành từ bài “Cách mạng Nê-đéc-lan thế kỉ XVI”, hiểu nhận thức được nguyên nhân sâu xa, duyên cớ trực tiếp, các hình thức khác nhau của cuộc cách mạng tư sản, kết quả ý nghĩa của mỗi cuộc cách mạng. Trên cơ sở ấy giáo dục HS lòng kính trọng, niềm tin vào sự sáng tạo của quần chúng nhân dân trong cách mạng, phát triển ở các em năng lực nhận thức, kĩ năng tư duy về tính tất yếu của sự phát triển xã hội theo quy luật. Thứ hai, phải xác định rõ mục tiêu (mục đích yêu cầu) của bài học, gồm có các nhiệm vụ về nhận thức (giáo dưỡng), giáo dục và phát triển. Đây là công 2 việc khó và phức tạp, quyết định hiệu quả của các công việc tiếp theo khi soạn bài. Về nhiệm vụ giáo dưỡng, GV phải tìm hiểu nội dung bài viết trong sách giáo khoa (SGK), hướng dẫn của sách giáo viên (SGV) để xác định những đơn vị kiến thức của bài học với những sự kiện cơ bản niên đại, phương pháp truyền thụ thích hợp làm sáng tỏ nội dung cần học. Để xác định nhiệm vụ giáo dục của bài, GV cần căn cứ vào nhiệm vụ giáo dục chung của khóa trình và nội dung cụ thể của bài. Như vậy sẽ không rơi vào công thức giáo điều và việc tiến hành giáo dục tư tưởng, thái độ, phẩm chất, đạo đức của từng bài có hiệu quả thiết thực. Muốn xác định nhiệm vụ phát triển, GV nên dựa vào nội dung đặc trưng bộ môn, nội dung bài học mà xác định những kĩ năng tư duy về thực hành (vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới và vận dụng vào cuộc sống). Tổng hợp các yêu cầu trên, chúng ta xác định một cách toàn diện cụ thể mục tiêu bài học, chỉ đạo nội dung, phương pháp dạy học. Thứ ba, phải xây dựng đề cương và viết giáo án. Để xây dựng đề cương bài học, GV phải xem xét mối tương quan giữa bài viết của SGK với nội dung bài giảng. Căn cứ vào nội dung chính của bài (đã xác định), thời gian của tiết học, GV xác định khối lượng thông tin HS cần nắm, mức độ lĩnh hội các thông tin này (những sự kiện cần đi sâu, sự kiện đi lướt và những sự kiện hướng dẫn HS về nhà đọc), các phương tiện học tập (tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan ). Nội dung bài soạn cần tránh lối dạy học nhồi nhét kiến thức, kiểu cổ động giáo dục bằng những “khẩu hiệu chính trị” không xuất phát từ sự kiện lịch sử cụ thể. Bài soạn phải thể hiện được các hoạt động điều khiển, tổ chức của GV trên cơ sở phát huy tính tức cực của HS tron quá trình dạy học. Muốn vậy, khi xác định cách tổ chức công việc của GV và HS phải kết hợp việc truyền thụ kiến thức mới với hoạt động tích cực của các em. Lĩnh hội kiến thức và phát triển năng lực nhận thức là hai mặt khăng khít với nhau của quá trình học tập của HS. Giáo án của một bài học lịch sử thường bao gồm các phần : - Mục tiêu của bài học. - Cấu tạo các bước của giờ học (cấu trúc của giờ học). Việc vận dụng các bước lên lớp, cấu tạo nội dung lịch sử của bài cần linh hoạt mềm dẻo. Cấu trúc nội dung lịch sử của bài có thể chuẩn bị tuần tự theo các mục đích của SGK, hoặc có thể chia nhỏ các mục, gộp các mục lại với nhau (nếu thấy hợp lý). - Nội dung, phương pháp dạy học và cách tổ chức hoạt động của GV và HS trong giờ học là khâu trung tâm của giáo án. Ở phần này cần ghi rõ các công việc của thầy và hoạt động nhận thức của trò, mối quan hệ giữa hoạt động của thầy và trò (qua việc thầy đặt câu hỏi, kích thức HS suy nghĩ, tìm ý trả lời, hướng dẫn HS thảo luận, động viên đánh giá việc trả lời của HS, bổ sung, sửa chữa những thiếu sót, bài tập về nhà ). Ghi cụ thể các công việc của GV và HS trong giáo án sẽ tiết kiệm được thời gian khi tiến hành bài học, tránh tình trạng lúng túng vì câu hỏi nêu không rõ ràng, HS không trả lời được, hoặc GV không biết hướng dẫn, gợi ý cho HS trả lời 3 Trong giáo án ghi cụ thể công việc của GV : xác định nội dung cơ bản sẽ trình bày ở từng mục theo hướng cung cấp kiến thức mới, hướng dẫn HS tìm hiểu các vấn đề nêu trong bài, thu thập tư liệu tham khảo cần thiết để bổ sung cho các mục, xác định phương pháp tiến hành, dự kiến thời gian cho từng mục, nội dung các câu hỏi vận dụng (bài tập nhận thức) đặt ở đầu giờ, các câu hỏi gợi mở trong quá trình giảng Chi tiết hơn, khi ghi câu hỏi, nên ghi rõ dự định hỏi các HS khá, trung bình hay yếu, vận dụng gì cần để HS tranh luận, thầy nên chốt cái gì, cách gợi ý, hướng dẫn HS tìm câu trả lời, động viên đánh giá HS khi phát biểu; việc kiểm tra ở cuối giờ (miệng hay viết, nội dung các câu hỏi kiểm tra). Như vậy giáo án xác định rõ công việc của GV trên lớp không phải “thuyết trình, độc thoại” mà tổ chức, hướng dẫn HS tiếp thu kiến thức. Hoạt động nhận thức của HS được thể hiện ở việc chú ý nghe giảng, biết ghi chép, nêu vấn đề lĩnh hội được kiến thức cơ bản một cách tích cực đánh giá câu hỏi của bạn, nắm được phương pháp nhận thức lịch sử mà thầy đã hướng dẫn, từ sự kiện cụ thể rút ra kết luận khái quát. Giáo án tốt được đánh giá theo những yêu cầu chủ yếu sau đây: - Phản ánh được nội dung cơ bản của chương trình, SGK và tình hình HS. - Thể hiện được các điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng vùng, từng địa phương. - Tạo điều kiện thuận lợi để GV lên lớp đạt hiệu quả cao. - Tạo điều kiện cho HS lĩnh hội bài tốt. Một giáo án đạt yêu cầu phải thể hiện được sự đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học. Thứ nhất : đổi mới về nội dung. Đó là xác định kiến thức cơ bản mà HS cần nắm, không liệt kê nhiều sự kiện mang tính chất một bài kể chuyện, chất đống tài liệu sự kiện mà không hiểu lịch sử. Thứ hai : đổi mới về phương pháp dạy của GV và phương pháp học tập của HS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập của HS, thiết kế và thể hiện được hai hoạt động của GV và HS; HS được chủ động tham gia vào quá trình nhận thức, được “nghĩ nhiều, làm nhiều, nói nhiều” trong giờ học. Thứ ba : phải tăng thêm tính thực hành của bộ. Trước hết cần chú trọng sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học bộ môn. GV phải khai thác và tổ chức cho HS khai thác tất cả những thiết bị và đồ dùng đã có trong SGK và được trang bị. Thiết bị, đồ dùng được sử dụng theo quan niệm đổi mới không phải là để minh họa cho bài học mà còn chính là nguồn nhận thức lịch sử, cung cấp kiến thức cần khai thác cho HS. Ngòai ra cần có các bài tập, thực hành khi dạy học II. GỢI Ý CẤU TRÚC GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ Một giáo án lịch sử được soạn theo những yêu cầu sau : A - Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Cần xác định - Bài có những đơn vị kiến thức cơ bản nào mà HS cần nắm (vì sao đó là những kiến thức cơ bản? Nội dung các kiến thức cơ bản này?). 4 - Kiến thức nào là kiến thức trọng tâm của bài để có các biện pháp sư phạm cần thiết để giúp HS nắm vững. 2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ Qua bài học giáo dục cho HS : yêu quê hương đất nước, yêu lao động, biết ơn các anh hùng liệt sĩ, lòng tự hào dân tộc, tinh thần quốc tế vô sản Tùy theo nội dung của bài mà giáo dục mặt nào chủ yếu, không gò ép cứng nhắc, công thức 3. Kĩ năng Bài học rèn luyện cho HS những kĩ năng gì: so sánh đối chiếu, lập bảng thống kê, phân tích tổng hợp, sử dụng bản đồ B - Thiết bị, đồ dùng dạy học và tư liệu dạy học - GV chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học: đầu video, đèn chiếu, tranh ảnh, bản đồ, các tài liệu tham khảo cần cho bài giảng. - Về phía HS cũng chuẩn bị : tranh ảnh sưu tầm, lược đồ tự vẽ, các đồ dùng chuẩn bị cho bài tập, trò chơi C - Tiến trình tổ chức dạy và học 1. Quan niệm cấu trúc của giáo án * Quan niệm cũ: Giáo án phải đảm bảo đầy đủ, trình tự các bước lên lớp: - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ - Giảng bài mới - Củng cố bài - Dặn dò HS * Quan niệm hiện nay: - Đó là việc thiết kế của một giờ học mà GV cần thực hiện, nhưng không nhất thiết phải tuân thủ theo trình tự cả 5 bước mà tùy điều kiện cụ thể về đối tượng HS, cơ sở vật chất, nội dung bài học mà vận dụng sao cho linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo không cứng nhắc và máy móc. - Cấu trúc bài phải phụ thuộc vào loại bài, nội dung và mục tiêu bài học. 2. Gợi ý về cấu trúc giáo án Kiểm tra bài cũ: Mục đích của kiểm tra bài cũ không chỉ kiểm tra khả năng nhận thức kiến thức bài cũ của HS, mà còn phải hướng tới việc dẫn dắt các em vào tiếp thu kiến thức mới; vì vậy, GV có thể kiểm tra ở đầu giờ để dẫn dắt vào bài bài mới, có thể trong quá trình giảng bài mới cần huy động kiến thức cũ để HS tiếp thu kiến thức mới GV cũng có thể kiểm tra; khi sơ kết bài học cần huy động kiến thức cũ để sơ kết, tổng kết cũng có thể kiểm tra. Dẫn dắt vào bài mới: - Có nhiều cách giới thiệu bài mới, chẳng hạn nêu tình huống có vấn đề khái quát kiến thức cũ để dẫn dắt vào bài mới. Về cơ bản, đây là công việc nêu rõ mục tiêu bài học và HS dưới sự hướng dẫn của GV phải đạt được trong giờ học. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp: - Thiết kế hoạt động của thầy và trò theo các mục của bài của SGK. 5 - Mỗi mục của bài có thể có một hoặc nhiều hoạt động tùy theo nội dung. - Mỗi hoạt động thường được tiến hành các công việc sau: Thứ nhất : Xác định mức độ kiến thức cần đạt của mỗi hoạt động: thông qua hoạt động HS nắm được những nội dung kiến thức gì, ở mức độ như thế nào? (nắm nội dung chính, những nét khái quát, hay hiểu bản chất, so sánh, đối chiếu với các sự kiện khác). Thứ hai : Tổ chức thực hiện với hoạt động của GV và HS bao gồm các bước sau: - Thông báo thông tin, cho HS làm việc với SGK, tư liệu lịch sử, tranh ảnh, bản đồ, xem băng, tuy nhiên thông tin phải có định hướng của GV. - Xử lí các thông tin, với việc nêu các câu hỏi, bài tập, vấn đề thảo luận thông qua các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoặc cả lớp dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV. - Kết quả xử lý và kết luận, với việc HS thông báo kết quả xử lí thông tin do GV tổ chức hướng dẫn và GV đưa ra nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ sung cà cuối cùng GV đưa ra kết luận. Sau đây một dẫn chứng cụ thể về tổ chức theo hoạt động của thầy và trò trong giờ học. Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1 - Mức độ kiến thức cần đạt - Tổ chức thực hiện: + GV thông báo thông tin, cho HS làm việc với SGK, tư liệu lịch sử, tranh ảnh, bản đồ, xem băng, tuy nhiên thông tin phải có định hướng của GV. + HS xử lí các thông tin, với việc nêu các câu hỏi, bài tập, vấn đề thảo luận thông qua các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoặc cả lớp dưới sự tổ chức hướng dẫn của thầy. + HS thông báo kết quả xử lí. + GV nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ sung và đi đến kết luận. Hoạt động 2 - Mức độ kiến thức cần đạt : - Tổ chức thực hiện Mục 1 - HS tự rút ra nội dung kiến thức cần đạt trong hoạt động. Củng cố, sơ kết bài học - Sau khi kết thúc bài học, GV khái quát và tổng kết tòan bộ nội dung của bài hoặc có thể củng cố, sơ kết sau mỗi mục nếu thấy cần thiết. Dặn dò, ra bài tập cho HS - GV ra bài tập hướng dẫn HS làm bài ngay ở lớp nếu còn thời gian, hoặc ra bài tập, nêu câu hỏi để HS về nhà tự trả lời câu hỏi và làm bài tập ở nhà. 6 - Dặn dò HS chuẩn bị công việc ở nhà phục vụ cho bài mới: tìm hiểu trước nội dung của SGK, sưu tầm tư liệu liên quan đến nội dung bài học mới, làm đồ dùng học tập như vẽ bản đồ, sơ đồ, lược đồ, xây dựng những đoạn tường thuật, miêu tả. Trên đây là những yêu cầu chung trong việc soạn giáo án lịch sử ở trường THCS theo hứơng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS thể hiện rõ được hoạt động của thầy và hoạt động của trò, những giáo án cụ thể sẽ được chúng tôi thể hiện ở phần sau. 7 Phần một LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI Chương I XÃ HỘI NGUYÊN THỦY Bài 1 SỰ XUẤT HIỆN CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức HS cần hiểu những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người. 2. Tư tưởng, tình cảm Giáo dục lòng yêu lao động, vì lao động không những nâng cao đời sống của con người mà còn hoàn thiện bản thân con người. 3. Kỹ năng Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa - kỹ năng phân tích, đánh giá và tổng hợp về đặc điểm tiến hóa của loài người trong quá trình hoàn thiện mình, đồng thời thấy được sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 10 Yêu cầu và hướng dẫn phương pháp học bộ môn ở nhà, ở lớp. 2. Dẫn dắt vào bài học GV nêu tình huống qua câu hỏi tạo không khí học tập: Chương trình lịch sử chúng ta đã học ở THCS được phân chia thành mấy thời kỳ? Kể tên các thời kỳ đó? Hình thái chế độ xã hội gắn liền với mỗi thời kỳ? Xã hội loài người và loài người xuất hiện như thế nào? Để hiểu điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp Các hoạt động của thầy và trò Kiến thức HS cần nắm vững Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân Trước hết GV kể câu chuyện về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam (Bà Âu Cơ với cái bọc trăm trứng và chuyện Thượng đế sáng tạo ra loài người) sau đó nêu câu hỏi: 1. Sự xuất hiện loài người và và đời sống bầy người nguyên thủy Lòai người từ đâu mà ra? Câu chuyện kể trên có ý nghĩa gì ? - HS qua hiểu biết, qua câu chuyện GV kể và đọc 8 SGK trả lời câu hỏi. GV dẫn dắt, tạo không khí tranh luận. - GV nhận xét bổ sung và chốt ý: + Câu chuyện truyền thuyết đã phản ánh xa xưa con người muốn lý giải về nguồn gốc của mình song chưa đủ cơ sở khoa học nên đã gửi gắm điều đó vào sự thần thánh. + Ngày nay, khoa học phát triển, đặc biệt là khảo cổ học và cổ sinh học đã tìm được bằng cứ nói lên sự phát triển lâu dài của sinh giới, từ động vật bậc thấp lên động vật bậc cao mà đỉnh cao của quá trình này là sự biến chuyển từ vượn thành người. GV nêu câu hỏi: Vậy con người do đâu mà ra? Căn cứ vào cơ sở nào? Thời gian? Nguyên nhân quan trọng quyết định đến sự chuyển biến đó? Ngày nay quá trình chuyển biến đó có diễn ra hay không? Tại sao? - Loài người do một loài vượn chuyển biến thành. Chặng đầu của quá trình hình thành này có khoảng 6 triệu năm trước đây. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - GV: Chặng đường chuyển biến từ vượn đến người diễn ra rất dài. Bước phát triển trung gian là Người tối cổ (người thượng cổ). Nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm là : + Nhóm 1: Thời gian tìm được dấu tích Người tối cổ? Địa điểm? Tiến hóa trong cấu tạo cơ thể? + Nhóm 2: Đời sống vật chất và quan hệ xã hội của Người tối cổ? - HS : Từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận thống nhất ý kiến trình bày trên giấy 1/2 tờ A 0 . Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình. GV yêu cầu HS nhóm khác bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý: Nhóm 1 : + Thời gian tìm được dấu tích của Người tối cổ bắt đầu khoảng 4 triệu năm trước đây. + Di cốt tìm thấy ở Đông Phi, Giava (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc) Thanh Hóa (Việt Nam) + Người tối cổ hoàn toàn đi bằng hai chân, đôi tay được tự do cầm nắm, kiếm thức ăn. Cơ thể có nhiều biến đổi: trán, hôp sọ - Bắt đầu khoảng 4 triệu năm trước đây đã tìm thấy dấu vết của Người tối cổ ở một số nơi như Đông Phi, In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc, Việt Nam. Nhóm 2: Đời sống vật chất đã có nhiều thay đổi + Biết chế tạo công cụ lao động: Họ lấy mảnh đá hay cuội lớn đem ghè vỡ tạo nên một mặt cho sắc và vừa tay cầm  rìu đá (đồ đá cũ - sơ kỳ). - Đời sống vật chất của Người nguyên thủy. + Chế tạo công cụ đá (đồ đá cũ). + Biết làm ra lửa (phát minh lớn) và điều quan trọng cải thiện căn bản cuộc sống từ ăn sống  ăn + Làm ra lửa 9 chín. + Cùng nhau lao động tìm kiếm thức ăn. Chủ yếu là hái lượm và săn bắt thú. + Tìm kiếm thức ăn, săn bắt - hái lượm. + Quan hệ hợp quần xã hội, có người đứng đầu, có phân công lao động giữa nam - nữ, cùng chăm sóc con cái, sống quây quần theo quan hệ ruột thịt gồm 5 - 7 gia đình. Sống trong hang động hoặc mái đá, lều dựng bằng cành cây Hợp quần đầu tiên ⇒ bầy người nguyên thủy. - Quan hệ xã hội của Người tối cổ được gọi là bầy người nguyên thủy. Hoạt động 3: Cả lớp GV dùng ảnh và biểu đồ để giải thích giúp HS hiểu và nắm chắc hơn: + Anh về Người tối cổ. + Anh về các công cụ đá. + Biểu đồ thời gian của Ngưới tối cổ. - Về hình dáng: Tuy còn nhiều dấu tích vượn trên người nhưng Người tối cổ không còn là vượn. - Người tối cổ là Người vì đã chế tác và sử dụng công cụ (Mặc dù chiếc rìu đá còn thô kệch, đơn giản). - Thời gian: 4 tr. năm 1 tr. năm 4 vạn năm 4 vạn năm (Người tối cổ) - đi thẳng - Hòn đá ghè đẽo sơ qua - Hái lượm, săn đuổi thú - Bầy người. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm GV trình bày: Qua quá trình lao động, cuộc sống của con người ngày càng phát triển hơn. Đồng thời con người tự hoàn thành quá trình hoàn thiện mình  tạo bước nhảy vọt từ vượn thành Người tối cổ. Ta tìm hiểu bước nhảy vọt thứ 2 của quá trình này. 2. Người tinh khôn và óc sáng tạo - GV chia lớp thành 3 nhóm, nêu câu hỏi cho từng nhóm : + Nhóm 1 : Thời đại Người tinh khôn bắt đấu xuất hiện vào thời gian nào? Bước hoàn thiện về hình dáng và cấu tạo cơ thể được biểu hiện như thế nào? + Nhóm 2 : Sự sáng tạo của Người tinh khôn trong việc chế tạo công cụ lao động bằng đá? + Nhóm 3 : Những tiến bộ khác trong cuộc sống lao động và vật chất? - HS đọc SGK, thảo luận tìm ý trả lời. Sau khi đại 10 [...]... thuậ đánh đích - Dùng vai đánh đích: Khi chạy đến đích thì vai bên chân trớc đánh mạnh, nhanh về phía trớc - Dùng ngực đánh đích: Chạy về đến đích thì ngực ỡn nhiều về trớc, ngời ngả nhiều về trớc *Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên 1.Thả lỏng rũ chân tay x x x x x Năm xhọc: 2009x x x x Giáo án thể dục 6 5-7 x x x x x x x x x THCS PhanxSào Nam gv Giáo án thể dục 6 Năm học: 2009- 2 010 Ngày soạn. .. bãi Chuẩn bị quả cầu, vợt cầu + Giáo viên chuẩn bị còi, vợt cầu, quả cầu C- Nội dung phơng pháp tổ chức Giáo viên: Vũ Thị Vân THCS Phan Sào Nam Nội dung I Phần mở đầu: Giáo 1 Nhận lớp: - ổn định tổ chức -Phổ biến nội dung buổi học ĐL Phơng pháp tổ chức LT Năm học: 2009 án thể dục 6 8 -10 2 010 gv Đội hình đội ngũ 2 Khởi động: 2.1- Khởi động chung: - Chạy nhẹ nhàng quanh sân trờng -Tập bài thể dục 10. .. vệ sinh sân bãi Chuẩn bị quả cầu, vợt cầu + Giáo viên chuẩn bị còi, vợt cầu, quả cầu C- Nội dung phơng pháp tổ chức Giáo viên: Vũ Thị Vân THCS Phan Sào Nam Nội dung I Phần mở đầu: Giáo 1 Nhận lớp: -ổn định tổ chức -Phổ biến nội dung buổi học ĐL Phơng pháp tổ chức LT Năm học: 2009 án thể dục 6 8 -10 2 Khởi động: 2.1- Khởi động chung: - Chạy nhẹ nhàng quanh sân trờng -Tập bài thể dục 10 động tác 2.2-... + Sân trờng + Học sinh dọn vệ sinh sân bãi Chuẩn bị quả cầu, vợt cầu + Giáo viên chuẩn bị còi, vợt cầu, quả cầu C- Nội dung phơng pháp tổ chức Giáo viên: Vũ Thị Vân THCS Phan Sào Nam Nội dung I Phần mở đầu: Giáo án 1 Nhận lớp: -ổn định tổ chức -Phổ biến nội dung buổi học 2 Khởi động: 2.1- Khởi động chung: - Chạy nhẹ nhàng quanh sân trờng -Tập bài thể dục 10 động tác 2.2- Khởi động chuyên môn: - Xoay... + Sân trờng + Học sinh dọn vệ sinh sân bãi Chuẩn bị quả cầu, vợt cầu + Giáo viên chuẩn bị còi, vợt cầu, quả cầu C- Nội dung phơng pháp tổ chức Giáo viên: Vũ Thị Vân THCS Phan Sào Nam Nội dung I Phần mở đầu: Giáo án 1 Nhận lớp: -ổn định tổ chức -Phổ biến nội dung buổi học 2 Khởi động: 2.1- Khởi động chung: - Chạy nhẹ nhàng quanh sân trờng -Tập bài thể dục 10 động tác 2.2- Khởi động chuyên môn: - Xoay... + Sân trờng + Học sinh dọn vệ sinh sân bãi Chuẩn bị quả cầu, vợt cầu + Giáo viên chuẩn bị còi, vợt cầu, quả cầu C- Nội dung phơng pháp tổ chức Giáo viên: Vũ Thị Vân THCS Phan Sào Nam Nội dung I Phần mở đầu: Giáo án 1 Nhận lớp: - ổn định tổ chức -Phổ biến nội dung buổi học 2 Khởi động: 2.1- Khởi động chung: - Chạy nhẹ nhàng quanh sân trờng -Tập bài thể dục 10 động tác 2.2- Khởi động chuyên môn: - Xoay... + Sân trờng + Học sinh dọn vệ sinh sân bãi Chuẩn bị quả cầu, vợt cầu + Giáo viên chuẩn bị còi, vợt cầu, quả cầu C- Nội dung phơng pháp tổ chức Giáo viên: Vũ Thị Vân THCS Phan Sào Nam Nội dung I Phần mở đầu: Giáo án 1 Nhận lớp: - ổn định tổ chức -Phổ biến nội dung buổi học 2 Khởi động: 2.1- Khởi động chung: - Chạy nhẹ nhàng quanh sân trờng -Tập bài thể dục 10 động tác 2.2- Khởi động chuyên môn: - Xoay... + Sân trờng + Học sinh dọn vệ sinh sân bãi Chuẩn bị quả cầu, vợt cầu + Giáo viên chuẩn bị còi, vợt cầu, quả cầu C- Nội dung phơng pháp tổ chức Giáo viên: Vũ Thị Vân THCS Phan Sào Nam Nội dung I Phần mở đầu: Giáo án 1 Nhận lớp: - ổn định tổ chức -Phổ biến nội dung buổi học 2 Khởi động: 2.1- Khởi động chung: - Chạy nhẹ nhàng quanh sân trờng -Tập bài thể dục 10 động tác 2.2- Khởi động chuyên môn: - Xoay... xảo và nâng cao thành tích, góp phần phát triền thể lực chung - HS tập luyện nghiêm túc, tích cực, tự giác B địa điểm, phơng tiện: 1.Địa điểm: Tại sân trờng Giáo viên: Vũ Thị Vân THCS Phan Sào Nam Giáo án thể dục 6 Năm học: 2009- 2 010 2.Phơng tiện: Còi, đồng hồ TT, đờng chạy C- Nội dung phơng pháp tổ chức Giáo viên: Vũ Thị Vân THCS Phan Sào Nam Nội dung I Phần mở đầu: ĐL Phơng pháp tổ chức 8 -10 1 Nhận... tiện: + Sân trờng + Học sinh chuẩn bị quả cầu, vợt cầu Dọn vệ sinh sân bãi + Giáo viên chuẩn bị: quả cầu, vợt cầu, còi Kẻ đờng chạy C- Nội dung phơng pháp tổ chức Giáo viên: Vũ Thị Vân THCS Phan Sào Nam Nội dung I Phần mở đầu: Giáo án 1 Nhận lớp: - ổn định tổ chức -Phổ biến nội dung buổi học 2 Khởi động: 2.1- Khởi động chung: - Chạy nhẹ nhàng quanh sân trờng -Tập bài thể dục 10 động tác 2.2- Khởi động . (CHỦ BIÊN) GIỚI THIỆU GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10 – NÂNG CAO NXB HÀ NỘI, 2006 1 VỀ VIỆC SOẠN GIÁO ÁN LỊCH SỬ THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nâng cao chất lượng dạy. nhận thức lịch sử, cung cấp kiến thức cần khai thác cho HS. Ngòai ra cần có các bài tập, thực hành khi dạy học II. GỢI Ý CẤU TRÚC GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ Một giáo án lịch sử được soạn theo những. giáo dục. Quá trình chuẩn bị giờ học - soạn giáo án là nhân tố đầu tiên có vai trò quan trọng đối với hiệu quả giờ học. Vậy chuẩn bị một giáo án như thế nào cho tốt, nhất là đối với giáo án theo

Ngày đăng: 19/10/2014, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w