PHAN MO DAU 1 Ly do chon dé tai
Hoạt động văn học nghệ thuật bao gồm nhiều lĩnh vực như sáng tác, nghiên cứu, phê bình Trong mạch ngầm vận động của nền văn hoá dân tộc
Việt Nam nổi lên nhiều tác giả và tác phẩm tiêu biểu, phản ánh sự phát triển
rực rỡ của nền văn học nước nhà Nền văn chương hiện đại được đánh giá thẩm định, nhận chân qua công tác phê bình văn học của các nhà phê bình chuyên nghiệp giàu tâm huyết
Đỗ Đức Hiểu là một trong những gương mặt phê bình xuất sắc của văn
học Việt Nam hiện đại Có thể nói từ quan niệm về văn học, phê bình văn học, phương pháp phê bình, cách trình bày của Đỗ Đức Hiểu cũng có những đóng góp rất độc đáo Ông là nhà phê bình có tư tưởng, có chủ kiến và phương pháp phê bình riêng Tuy nhiên đến nay những đóng góp về phê bình văn học của
Đỗ Đức Hiểu chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ Tiến hành đề tài này
chúng tôi mong có những khám phá bước đầu về sự nghiệp phê bình văn học của ông
Những công trình phê bình của Đỗ Đức Hiểu đóng góp rất lớn vào việc khẳng định một phương pháp phê bình mới xuất hiện ở Việt Nam Có ảnh hưởng sâu sắc trong dạy học ở trường Đại học và PTTH Nghiên cứu Đỗ Đức
Hiểu chúng tôi có điều kiện học tập thêm lý luận phê bình, hiểu sâu sắc hơn
những tác phẩm văn học, có những cách nhìn đúng hơn về những hiện tượng văn học đương đại
Bên cạnh đó, nghiên cứu phong cách, phương pháp phê bình của Đỗ
Đức Hiểu, đánh giá đúng đắn những ưu điểm, hạn chế của nó có thể góp phần
Trang 2Một lí do để chọn đề tài, Đỗ Đức Hiểu nguyên là giáo viên của trường
THPT Hùng Vương, Phú Thọ ngay từ những ngày đầu thành lập Bản thân tôi là học sinh của trường Tiến hành đề tài này, tôi mong muốn khám phá đóng góp của thầy đối với nền văn học nước nhà, cũng như tri ân một người thầy giáo đầy tâm huyết
2 Lịch sử vấn đề
Đỗ Đức Hiểu trên con đường nghiên cứu phê bình đã tạo nên sự nghiệp với những đóng góp đáng kể vào nên phê bình văn học
Có thể nói việc nghiên cứu về phê bình của Đỗ Đức Hiểu chỉ thực sự
quan tâm khi ông cho xuất bản cuốn sách Đổi mới phê bình văn học (1993), đặc biệt là khi cuốn Thi pháp hiện đại (2001) ra đời Đầu tiên là bài viết của Trịnh Bá Đĩnh sơ lược đi tìm hiểu phong cách phê bình của Đỗ Đức Hiểu: “Sự ám ảnh về âm và nghĩa” Mặt khác, Trịnh Bá Đĩnh tìm thấy trong phê bình
của Đỗ Đức Hiểu có “dấu ấn của nhiều nhà thi pháp học hiện đại: ngữ pháp
thơ của R.Jakobson, lí thuyết đa âm của M.Bakhtin, siêu văn bản của R.Barthes, thấy cả M.Riffdterre và G.Bachelard Các lý thuyết mới được tiếp thu nồng nhiệt và hoàn tồn khơng có sự phê phán”
Trong bài viết GS Đỗ Đức Hiểu và tác phẩm Đổi mới phé bình văn học, Đỗ Ngọc Thạch đã đánh giá rất cao đóng góp của Đỗ Đức Hiểu trong việc đổi
mới phê bình: “sự sáng tạo của GS Đỗ Đức Hiểu là ở tầm vóc Đại bàng trên con đường đổi mới tư duy nghệ thuật” Trong giới phê bình cũng có những
nhà nghiên cứu có những bài viết đầy tâm huyết về Đỗ Đức Hiểu, nổi lên đó là
Trang 3định chẳng mấy ai bì được Tất cả những mệnh đề cực đoạn va mau thuẫn
của đời ông đều bị những ngọn sóng lớn vỗ không mỏi vào một mệnh dé
chính: dòng sông văn chương, cái đẹp, tình thương yêu, lòng nhân ái ” Sau những bài viết nói trên thì đáng lưu ý nhất phải kể đến Đỗ Lai Thuý với bài viết: Hình dung người đổi mới phê bình văn học, chủ yếu khám phá và vẽ lên chân dung một người có công lớn trong việc đổi mới phê bình văn học Việt Nam, và bài viết cũng khám phá phong cách của Đỗ Đức Hiểu trong phê
bình “Tôi nghĩ anh Hiểu là người triệt để hơn cả trên nẻo đường đến với văn
học từ ngôn ngữ học Anh coi đấy là phương pháp duy nhất thực chất, khách quan Những bài viết rất hay của anh như Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Những con đường ra đi của Thuý Kiêu, Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ, Phiên chợ Giáf” đều dựa vào sự phân tích ngôn từ tác phẩm rất tỉ mỉ và rất sắc sảo Sự thành công của anh còn ở lối làm việc hết mình Trước hết là khả năng đào bới sâu vấn đề định viết Từ việc đọc sách nước ngoài xem người ta viết thế nào về vấn đề ấy, đến đọc sâu tác phẩm để tìm ra những cấu trúc ngôn từ đặc biệt, những nhịp mạnh, những hình tượng ám ảnh, rồi thống kê tần số xuất hiện, ghi chú liên văn bản, tìm tứ và sau cùng tìm lối viết” [12,323]
Như vậy, nhìn chung các bài viết chỉ mới sơ lược đi tìm hiểu những đóng góp của Đỗ Đức Hiểu và phong cách phê bình của ông, chưa một bài viết nào nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu một cách có hệ thống và đây đủ Vì thế để
tài này đi tìm hiểu những đóng góp tiêu biểu của Đỗ Đức Hiểu cho việc đổi
mới phê bình
3 Phạm vỉ nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những đóng góp về
phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu qua công trình Thi pháp hiện đại, một
công trình tiêu biểu nhất của Đỗ Đức Hiểu, thể hiện nổi bật nhất sự đổi mới về
Trang 44 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá phương pháp phê bình của Đỗ Đức Hiểu
- Trình bày những đóng góp tiêu biểu của Đỗ Đức Hiểu qua việc phê
bình những sáng tác của các nhà văn Việt Nam bằng phương phương pháp phê bình thi pháp học
- Phân tích những đặc điểm phong cách phê bình của Đỗ Đức Hiểu
5 Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp đối chiếu so sánh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp lịch sử 6 Cấu trúc khố luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc frưng của phê bình thi pháp học
Chương 2: Sự vận dụng phương pháp phê bình thi pháp học vào phê
bình văn học của Đỗ Đức Hiểu
Trang 5NOI DUNG
CHUONG 1 DAC TRUNG CUA PHE BINH THI PHAP HOC
1.1 Phê bình thi pháp học tạo ra sự thay đổi về mặt hệ hình cho phê bình văn học Việt Nam hiện đại
1.1.1 Những hạn chế của phê bình văn học giai đoạn 1945 - 1985
Đây là giai đoạn lý luận, phê bình văn học của 40 năm dân tộc ta liên tục chiến đấu hy sinh giành độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
Sản Việt Nam Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là xác lập sự lãnh đạo toàn
diện của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với văn hoá văn nghệ, là sự truyền bá lý luận văn học mác xit và lý luận hiện thực xã hội chủ nghĩa, là xây dựng nên văn nghệ mới và nền phê bình văn học theo định hướng dân chủ mới và xã hội chủ nghĩa
Hoạt động nghiên cứu lý luận và phê bình văn học giai đoạn này bao gồm các mặt sau đây:
Xây dựng nền lý luận văn nghệ cách mạng, trước hết là quan điểm chính trị đối với văn nghệ Sau Đề cương văn hoá, báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam của Trường Chinh Trong thư gửi cho các văn nghệ sĩ Hồ Chí Minh cũng nói “văn nghệ khơng thể ở ngồi, mà phải nằm trong kinh tế và chính trị” Và Vụ văn nghệ thuộc Ban tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức thảo luận các vấn đề lý luận: Vai trò và chức năng của văn nghệ trong giai đoạn mới; Thể hiện cuộc sống mới, con người mới; không ngừng nâng cao tính Đảng trong văn nghệ; Nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc
của nền văn nghệ mới
Đặt ra nhiệm vụ hàng đầu của phê bình văn học giai đoạn này là nâng đỡ, bảo vệ, khẳng định các thành tựu của văn học cách mạng, văn học vô sản, những sáng tác của công nông binh, phê bình những rơi rớt của thi ca tiểu tư
29 66, 33c
Trang 6học càng nhộn nhịp với việc đề cao thơ Tố Hữu, ca ngợi những tác phẩm dé cao công cuộc hợp tác hố nơng nghiệp Xuất hiện nhiều tác phẩm phê bình văn học như: Trên đường học tập và nghiên cứu (3 tập) của Đặng Thai Mai, Phê bình và tiểu luận (3 tập) của Hoài Thanh, Mấy vấn đề văn học, Công việc của người viết tiểu thuyết của Nguyễn Dinh Thi, Phé phán chỉ nghĩa hiện
sinh của Đỗ Đức Hiểu
Lý luận phê bình văn học giai đoạn này xây dựng cho mình một nền nghiên cứu văn nghệ mới: đó là đưa vào phương pháp phê bình văn học mác xít Phương pháp này mặc dù xuất hiện trước 1945, nhưng phải đến giai đoạn này phương pháp phê bình này mới được hình thành và phát triển
Phê bình mác xít giữ được vị trí độc tôn trong những năm chiến tranh trở thành dòng phê bình chủ lưu chi phối mọi hoạt động nghiên cứu văn nghệ của nước nhà Và có thể nói phương pháp phê bình văn học mác xít đã gắn liên với những thành tựu của phê bình văn học giai đoạn 1945 — 1985: xay dựng nền lý luận văn nghệ cách mạng; khẳng định, bảo vệ phát triển thành tựu văn học cách mạng và đấu tranh, phê bình chống các hiện tượng đi ngược lại đường lối văn học cách mạng của Đảng, xây dựng nên nghiên cứu văn học
theo quan điểm mác xít
Bên cạnh những đóng góp không thể phủ nhận cho phê bình văn học cách mạng thì phê bình mác xít cũng bộc lộ nhiều hạn chế Đây cũng chính là những hạn chế của phê bình văn học trong giai đoạn này
Trang 7hạn chế nữa của phê bình mác xít đó là chưa coi trọng cá tính sáng tạo của nhà văn và phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của họ trong việc khuyến khích những tìm tòi về phong cách và hình thức nghệ thuật nhấn mạnh một chiều tới các nguyên tắc sáng tác chung mới thực chất là nguyên tắc nhận thức và tư tưởng Những hạn chế này nếu đẩy đến cực đoan sẽ rơi vào phê bình xã hội
học dung tục, lối phê bình chỉ chăm chăm xem xét chủ nghĩa đề tài: viết về
công nông binh được đánh giá cao hơn những đề tài khác Chính điều này khi tác động trở lại, trói buộc sáng tác, làm cho văn học không tránh khỏi sự nghèo nàn sơ lược Phê bình mác xít đã không đánh giá đúng đặc thù của văn
học, tính thẩm mĩ của văn học cũng bị đẩy lùi Điều này bắt nguồn sâu xa từ
việc truyền bá mác xít vào Việt Nam, bắt đầu từ cuộc tranh luận “nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh” giữa Hoài Thanh và Hải Triều Một mặt, do lý thuyết nghệ thuật vị nghệ thuật bám trụ vào đặc tính này để chống lại tư tưởng vị nhân sinh, một số người thiếu thiện chí cũng vận dụng tính đặc
thù này để lẩn tránh sự lãnh đạo của cách mạng, kết quả khiến cho khái niệm
đặc thù trở thành một thứ cấm kị, ít người bàn tới Chính vì thiếu sự phân biệt đầy đủ mối quan hệ giữa chính trị và văn nghệ, mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cho nên không chỉ văn học mà mọi hoạt động đều được đo bằng chính trị Đánh giá hay xem xét tác phẩm đều quy về lập trường, quan điểm Vì vậy không ít sáng tác viết theo khuynh hướng minh hoạ trở thành công thức, khuôn sáo đơn điệu Chính do tuyệt đối hoá nguyên tắc phản ánh cho nên phê bình mác xít chưa đánh giá đúng những sáng tạo của nhà văn, những
tìm tòi về nghệ thuật Những điều này đã làm cho tính chủ thể và tính sáng tạo của văn học kém phát triển, trong khoa học khó có thể có ý kiến gì cho là mới
mẻ, sáng tạo
Sau đổi mới 1986, những hạn chế của phê bình mác xít mới dần dan được giới nghiên cứu bình tâm suy nghĩ lại Có nhiều nhà phê bình thấy được
hạn chế và quyết tâm đi tìm những con đường để đổi mới phê bình, khắc phục
Trang 81.1.2 Những con đường đổi mới phê bình
Những hạn chế của phê bình xã hội học mác xít càng được bộc lộ rõ khi đất nước chuyển sang thời bình và cùng theo đó sáng tác văn học cũng có những thay đổi quan trọng Nhất là sau Đại hội Đảng VI, khi Đảng tuyên bố cởi trói cho văn nghệ sĩ, lúc này cả giới sáng tác lẫn phê bình được nói thẳng, nói thật suy nghĩ của mình Có thể nói, Đại hội VỊ đã thổi một luồng gió mới vào đời sống văn học Trong phê bình văn học đây là giai đoạn mà giới lý luận dám nhìn thẳng vào những hạn chế của lý luận phê bình của giai đoạn đã qua Đồng thời những hiện tượng văn học trước đây vốn là đối tượng cấm lại được nhìn nhận và đánh giá lại Chẳng hạn, Thơ Mới, Tự lực văn đoàn, Vũ Trọng Phụng Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của văn học, những hiện tượng văn học mới xuất hiện, chẳng hạn Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, thúc đẩy các nhà lý luận phê bình tìm đến con đường đổi mới phê bình Sau đây là hai trong số nhiều gương mặt tìm con đường đổi mới phê bình
1.1.2.1 Những tìm tòi đổi mới về mặt lý luận của Lê Ngọc Trà
GS Trần Đình Sử viết “Muốn phê bình có cơ sở chắc chắn thì cần
nghiên cứu lí luận” Trong không khí văn học sôi nổi và hào hứng ở ta những năm 1987 — 1988, có một người đã tìm tòi và đóng góp vào cuộc vận động đổi mới đó là Lê Ngọc Trà với công trình Lý luận và văn học Công trình này đã được giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 1991 Trong năm 1991, về văn học tác phẩm Nổi buồn chiến tranh của Bảo Ninh cũng nhận được giải thưởng
Trang 9lam cho van học của chúng ta trong giai đoạn này nghèo nàn cả về đề tài lẫn
cách thể hiện Mặc dù không thể phủ nhận những tác phẩm có giá trị Hãy
nhìn lại giải thưởng văn nghệ 1951 — 1952, giải thưởng văn học 1954 — 1955 là những giải thưởng được xem là giá trị của thời đó, đến nay còn mấy tác
phẩm chưa bị “xoá sổ”, còn mấy tác phẩm cuốn hút người đọc Điều này cho
thấy quan điểm lý luận văn nghệ giai đoạn đó vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm Nguyễn Khải có nhận xét so sánh Nguyễn Tuân và Thanh Tịnh:
“Nguyễn Tuân đi đâu, ở đâu đều viết, nhất cử nhất động cùng mọi biến thái
trong tâm hồn một lãng tử ông đều dàn ra trên trang giấy, vần vò, mân mê, lộn trái lật phải từng chi tiết, từng cảnh huống trong cái thế giới riêng của cá nhân được mở rộng đến vô cùng Nhưng văn của Nguyễn Tuân làm sao đọc trước đám đông được, đọc trước bộ đội sắp xuất kích được Nó là cái thiệt của ông, để bù lại văn ông sống lâu hơn, ngày càng có nhiều bạn đọc hơn Còn thơ độc tấu của Thanh Tịnh thì phục vụ rất đắc lực trong các chiến dịch, khiến người lính vui thích hơn, nhẹ nhõm trước lúc bước vào trận chiến Đó là cái được của anh, là sự sáng tạo độc đáo của anh nhưng cho đến nay mấy ai còn nhớ những bài thơ đó? Đến nay tác giả cũng quên lời thơ của bài độc tấu đầu tiên của anh kia mà?”
Thấy được rõ những hạn chế của quan điểm mác xít, Lê Ngọc Trà đã chỉ rõ mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị Một nền văn nghệ tồn tại trong một thể chế chính trị nào đó đều có nhiệm vụ phục vụ xây dựng chế độ đó nhưng văn nghệ và chính trị là hai hình thái ý thức có những đặc điểm riêng biệt ““Ý thức chính trị thể hiện nhận thức của con người vẻ cái tất yếu của lịch sử, thể hiện quyền lợi chung của giai cấp, tập đoàn xã hội hay quốc gia, dân
tộc, thể hiện quan điểm và thái độ đối với các vấn đề kinh tế, quyền lãnh đạo xã hội, vấn đề tự do và quyên lực” Nhưng ý thức nghệ thuật có nội dung riêng: “Nghệ thuật là tiếng nói về số phận con người, là câu chuyện về đời
Trang 10cần chú ý đến những vấn dé mang tính tất yếu, cần có một tư duy lôgíc “Nghệ thuật là khát vọng lý tưởng” đem tư duy nghệ sĩ vào quản lý xã hội thì hay đấy nhưng “phải coi chừng” vì chưa biết thực hư thế nào Làm chính trị là đem lại những điều tốt đẹp đảm bảo cuộc sống cho số đông, cho quần chúng nhân dân Văn nghệ ngoài việc phục vụ số đông đó, còn phải là tiếng nói cảm
thông, đồng cảm những niềm vui, nỗi buồn của từng cá nhân
Văn nghệ và chính trị đó là hai hình thái ý thức xã hội có mối quan hệ bổ sung cho nhau trong công cuộc đi tìm hạnh phúc của con người Lê Ngọc Trà đã viết “Trong hoàn cảnh đặc biệt như chiến tranh, cách mạng ý thức chính trị trở thành nội dung cơ bản của ý thức xã hội, bao trùm lên các ý thức khác Lúc đó tiếng nói chính trị có thể trùng với tiếng nói văn nghệ Nhưng còn trong những ngày bình thường chính trị và văn nghệ không hát cùng một bè trong bản đồng ca ” Chính trị nghiên cứu bản chất và số phận lịch sử của các lực lượng xã hội, đề xuất sách lượng tập hợp lực lượng này, cô lập lực lượng kia nhằm mục đích thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác trong các thể chế xã hội, các hình thái nhà nước Văn nghệ, theo như nhà dân chủ cách mạng Nga Sécnusepxki “phạm vi của văn nghệ gồm tất cả những gì có trong hiện thực (trong thiên nhiên và trong đời sống) làm con người quan tâm, không phải cái quan tâm của một học giả, mà là cái quan tâm của con người bình thường Cái mọi người quan tâm trong đời sống là nội dung của nghệ thuật” (dẫn theo Lý luận văn học tập 1 - tr 55) Đặc biệt trong xã hội
hiện nay, nền kinh tế thị trường phát triển kéo theo sự phát triển xã hội một
cách chóng mặt, với tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 8% GDP một năm, cuộc sống vật chất của con người được nâng cao rõ rệt Văn học khơng thể đứng ngồi sự tiến bộ của xã hội, nhà văn học phải ủng hộ cái mới, cái hợp lý, cái đang mở ra phía trước nhưng quan trọng hơn không phải là “mặt trước của tấm huân chương” mà nhà văn phải nói lên những mặt ẩn đằng sau đó, mặt
trái của nền kinh tế thị trường Về một phương diện nào đó, văn học gần với
Trang 11hệ giữa văn học và đạo đức Bằng những lý lẽ chứng minh rằng mặc dù văn học gần với đạo đức nhưng không phải là đạo đức Ông đã kết luận: “Khác với chính trị và đạo đức, sức tác động mạnh mẽ của văn nghệ thể hiện chủ yếu
không phải là ở chỗ nó tuyên truyền và răn dạy mà ở khả năng khêu gợi, đánh
thức lương tri của mỗi người, kích thích quá trình tự giáo dục ở họ Đó là sự
tác động hết sức sâu sắc, tế nhị và cũng rất kì diệu mà không phải tác phẩm nghệ thuật nào cũng có thể đạt tới
Sống dưới một mái nhà chung của thể chế xã hội, văn nghệ sẽ ủng hộ những tư tưởng chính trị lành mạnh, hiện thực của xã hội nhân đạo và cởi mở Nhưng văn nghệ sẽ chết dân chết mòn trong cảnh nghèo túng đề tài khi các văn nghệ sĩ quá tập trung vào chủ đề chính trị theo nghĩa hẹp, làm mất đi tư
duy những chủ đề chính trị theo nghĩa rộng ở tầm cỡ lớn lao, đó là các vấn đề
chiến tranh, hoà bình, lịch sử dân tộc, quan hệ con người trong xã hội mới Đặt ra vấn đề này Lê Ngọc Trà băn khoăn khi nào ở ta sẽ có một lớp nhà văn: có được hệ thống tư tưởng lý luận đúng đắn và triệt để, có cách nghĩ độc lập, dám xả thân vì tư tưởng - đó là những nhà văn kiêm nhà tư tưởng, cần cho cả văn học nghệ thuật và chính trị
Trang 12sẽ làm đứt xương gân kẻ thù mới thôi” Trong những trang nhật ký viết về hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm cũng cho thấy được chữ “tình” trong phẩm chất của người nghệ sĩ: Vào một đêm giữa tháng 4/1948, Hoàng Cầm trực tiếp nghe tin giặc đánh phá quê hương mình, ông xúc động ngay đêm ấy đã viết bài thơ, cảm xúc cứ tuôn chảy trên đầu ngọn bút nhiều lúc ông sợ mình không viết kịp dòng cảm xúc đó Ngô Thì Nhậm nói “tình cảm dồi dào thì thơ nảy sinh”
Nếu chỉ có cảm xúc, có trái tim nhạy cảm, tấm lòng chân thành thì tác phẩm dễ đi vào lòng người, sẽ có những giọt nước mắt cảm thông, những nụ cười chia sẻ của độc giả nhưng tác phẩm thiếu sinh khí của triết học, thiếu chút “siêu hình để trường tồn” Văn học thực sự đòi hỏi tài năng và tâm hồn, cả sự thông minh và lòng trắc ẩn, cả cảm xúc và sự chiêm nghiệm vượt lên trên thời gian và lịch sử” Nói cho cùng người nghệ sĩ là một người sáng tạo, dan than đi tìm hiểu cái đẹp và những giá tri tinh thần
Một hạn chế nữa của phê bình cần khắc phục giải quyết được Lê Ngọc Trà đưa ra đó là mối quan hệ giữa văn học và hiện thực Lâu nay chúng ta vẫn nghe nói rằng “văn học phản ánh hiện thực, nhiệm vụ chủ yếu của văn học là phản ánh hiện thực” Trong phê bình chủ yếu tìm hiểu cái được phán ánh mà không thấy được sự sáng tạo của nhà văn Khi đẩy đến cực đoan thì nhà phê bình dễ có xu hướng đồng nhất tác phẩm với hiện thực ngoài đời So sánh các yếu tố trong tác phẩm với các yếu tố ngoài đời sống ở cấp độ chỉ tiết rồi phán xết xem nhà văn giống hay không giống, từ đó dễ bắt bẻ vô lý không chú ý
đến tính hệ thống của tác phẩm”
Trong bài viết của mình, Lê Ngọc Trà nhấn mạnh thuyết phản ánh, ông lấy quan điểm của triết học duy vật biện chứng và phản ánh luận duy vật về nghệ thuật thành chính bản thân lý luận về nghệ thuật Theo đó nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh hiện thực xã hội Xét từ góc độ này,
toàn bộ nội dung tác phẩm văn học kể cả tư tưởng - tình cảm của nhà văn và
Trang 13hội Phản ánh hiện thực, ở đây, là thuộc tính chứ không phải là nhiệm vu của văn học Việc đề cao quá mức tính phản ánh và nhiệm vụ mô tả hiện thực của văn học đã dẫn đến chỗ hiểu lệch bản chất của hoạt động sáng tạo, coi nhẹ sự tìm tòi tư tưởng và thể hiện những suy nghĩ của cá nhân nghệ sĩ trong tác
phẩm
Lê Ngọc Trà đã đưa ra được quan điểm riêng của mình khi ông nhìn nhận mối quan hệ giữa văn học và hiện thực: “Trên bình diện lý luận nghệ thuật ( ) văn học trước hết không phản ánh hiện thực mà là sự nghiền ngẫm
về hiện thực” Theo nhà lý luận thì tác phẩm nghệ thuật thể hiện cách nhìn của
nhà văn về cuộc sông, sự khao khát công lý xã hội, nó là lời tâm sự, hay sám hối, là tiếng nói của tình yêu cái đẹp không đạt được, là gánh nặng ưu tư về lẽ đời, lẽ còn mất của nhân sinh và vũ trụ Văn học không phải là ghi chép hiện thực mà là hành động tự nhận thức của nhà văn Nội dung tác phẩm trước hết phản ánh tư tưởng, tình cảm, cá tính của nhà văn
Trong bài viết của mình, Lê Ngọc Trà đã đưa ra khái niệm “nghiền ngẫm về hiện thực”, khái niệm này đã bị nhiều người phê bình, phản bác vì cho rằng cách nói của Lê Ngọc Trà dù muốn hay không muốn cũng đã đồng nhất phản ánh với phản ánh đơn giản (miêu tả, ghi chép vô chủ thể, và không nghiền ngẫm) Quan niệm của Lê Ngọc Trà đưa phản ánh xuống hàng thứ hai sau “nghiền ngẫm” là không xác đáng, vì nếu hiểu đúng phản ánh thì mọi sự
kể lại, miêu tả tự nó đã “bao hàm nghiền ngẫm, cắt nghĩa, giải thích ở trong
rồi” Nghiền ngẫm như vậy chỉ là một hình thức của phản ánh (có tác phẩm nào mà chẳng nghiền ngẫm) Bên cạnh những người phê bình cũng có những người đồng tình với quan điểm của Lê Ngọc Trà khi ông trình bày mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, những người đồng tình ủng hộ Lê Ngọc Trà đó là Hoàng Ngọc Hiến và Lữ Phương
Tóm lại, với quan điểm đổi mới lý luận của Lê Ngọc Trà rất đáng trân
trọng và đóng góp của ông về mặt lý luận rất lớn đã định hướng cho xây dựng
Trang 14vì ngay việc sử dụng các thuật ngữ trong lý luận vẫn còn gây tranh luận chưa được sự đồng thuận của cả giới phê bình lý luận
Một hướng đổi mới nữa nhưng lại thiên về phê bình đó là con đường đổi
mới của Nguyễn Đăng Mạnh
1.1.2.2 Khuynh hướng nhấn mạnh tính thâm mĩ trong phê bình văn học
của Nguyễn Đăng Mạnh
Nếu như Lê Ngọc Trà đổi mới về mặt lý luận thì Nguyễn Đăng Mạnh đi tìm con đường đổi mới bắt đầu từ phê bình, đặc biệt văn học Việt Nam giai
đoạn 1930 — 1945 Vì tập trung vào những hiện tượng văn học phức tạp lại chú ý đến tính thẩm mĩ nên càng thấy rõ hạn chế của phê bình đương thời Từ phê bình những hiện tượng cụ thể, ông đã khái quát thành lý luận qua cuốn Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, con đường phê bình mới đã thể hiện nỗ lực của nguyễn Đăng mạnh trong việc vượt qua những hạn chế của phê bình xã hội học mác xít để nhìn nhận được sự sáng tạo cá tính phong cách riêng của nhà văn, đồng thời làm nổi rõ đặc trưng quan trọng của văn học phải là hình thái thẩm mĩ
Cá tính tạo nên diện mạo nhà văn, đặc biệt phong cách văn chương của ông ta Phong cách tức là người Có thể nói Nguyễn Đăng Mạnh là một trong những người đầu tiên vận dụng phong cách vào nghiên cứu văn học ở Việt Nam Mà nghiên cứu một nhà văn, theo Nguyễn Đăng Mạnh thực chất lại là nghiên cứu tư tưởng của nhà văn đó: “Tầm cỡ của nhà văn rút cục phụ thuộc vào tầm cỡ tư tưởng của ông ta” [7,7]
Tư tưởng của nhà văn là gì? Có những nhà văn đồng thời là nhà tư
tưởng Ngược lại có thể nhà tư tưởng không thể là nhà văn Mà tư tưởng của
Trang 15Nguyễn Đăng Mạnh đã gọi tư tưởng của nhà văn là tư tưởng nghệ thuật, một thuật ngữ mượn của Bêilinxki, nhà phê bình, nhà cách mạng Nga đầu thế
kỉ XIX nhưng gắn với một quan niệm mới về khái niệm đó Theo Nguyễn
Đăng Mạnh thì chính Bêilinxki cũng chưa hiểu đúng tư tưởng nghệ thuật và do đó để đi đến khái niệm cuối cùng chính Bêilinxki cũng chưa phải trải qua một quá trình tìm tòi Nên Bêilinxki đã nhìn tư tưởng nghệ thuật giống với hình thái ý thức xã hội khác “Nhà phê bình văn học Nga này đã có lúc nhầm lẫn về chính khái niệm tư tưởng nói trên khi phân biệt tư duy triết học với tư
duy nghệ thuật: “nhà triết học nói bằng tam đoạn luận, nhà thơ nói bằng hình tượng và những bức tranh, nhưng cả hai đều nói về cùng một nội dung khác
nhau chỉ là hình thức diễn đạt và thuyết phục mà thôi” [7,9] Sau này Bêilinxki đã phản bác lại quan niệm đó và nhận định quan điểm toàn diện hơn: “Nghệ thuật không chấp nhận người ta đến với nó bằng những tư tưởng triết học trừu tượng Nó càng không dung nạp những tư tưởng xuất phát từ ngộ tính, nó chỉ chấp nhận những tư tưởng nghệ thuật và một tư tưởng nghệ thuật không phải là một tam đoạn luận, một giáo điều hay một quy tắc, đó là một say mê mãnh liệt, một nhiệt hứng Trong tâm trạng nhiệt hứng, tư tưởng xâm chiếm nhà
thơ một cách đắm say như một người tình xinh đẹp bằng xương bằng thịt mà ông ta chiêm ngưỡng, không phải bằng ngộ tính, bằng lí trí, bằng tình cảm hay
một năng lực nào đó của tâm hồn, mà bằng toàn bộ con người tỉnh thần của
mình với tất cả nội dung phong phú và tính tổng thể toàn vẹn của nó Vì thế tư
tưởng trong thơ không phải là một tư tưởng trừu tượng hay một hình thái chết, mà là một sáng tạo sống động” [7,9]
Tư tưởng nghệ thuật theo ông là một hình thái nhận thức đặc thù của nghệ sĩ “Nhận thức bằng toàn bộ con người tinh thần với cả nội dung phong
phú và tính tổng thể toàn vẹn của nó” [7,10] Như vậy tư tưởng nghệ thuật bao gồm cả tính chủ thể của người nhận thức lẫn tính khách thể của đối tượng
Trang 16thức ở đây không phải bất kì một ai đó, mà là nghệ sĩ, là những cá nhân với những cá tính độc đáo Từ đó tư tưởng nghệ thuật mới là của riêng mỗi nhà
fe 66
văn Và chính nhờ vào thứ “tài sản tư hữu” này mà người ta mới có thể phan biệt được những nhà văn này là “hữu sản” hay nhà văn khác là “vô sản”
Với phương pháp phê bình của Nguyễn Đăng Mạnh đã có đóng góp cho việc nghiên cứu nhà văn, tác phẩm và dựng chân dung văn học Từ giảng dạy nên phải nghiên cứu và do nghiên cứu văn học mà dấn lên viết phê bình văn học Từ bục giảng đến trường văn trận bút có vẻ như một hệ quả liên hoàn Nhưng điều quan trọng là ông hướng đến quan niệm phê bình mới, ông đề cao lối phê bình — nghiên cứu kết hợp với phê bình trực giác đòi hỏi có năng khiếu
thẩm mĩ Có thể chỉ viết về một tác phẩm nhưng nhất thiết phải nghiên cứu
toàn bộ sự nghiệp của tác giả Lối phê bình này của ông được Chu Văn Sơn đánh giá: “quan niệm này đúng là của một người nghiên cứu bước vào sân phê
bình, tiêu biểu cho lối phê bình đại học, tiêu biểu cho quan niệm hiện đại về phê bình Bài phê bình nào của ông, dù ngắn đến đâu cũng là sản phẩm đầy
công phu, đầy dấu vết lao tâm nhọc trí ( ) NÑgòi bút phê bình của Nguyễn
Đăng Mạnh đã có một hoa tiêu dẫn đường chắc chắn Đọc những trang phê
bình của ông thấy chuyện văn cũng sâu mà chuyện đời cũng sắc, cải hai đều dựa vào nhau trong mỗi ý văn”
Trang 17Day là nỗ lực cách tân của ông, theo nhiều người Nguyễn Đăng Mạnh
chán ghét lối phê bình xã hội học dung tục đương thời, ông tìm cách đổi mới và tư tưởng của ông là nhấn mạnh tính nghệ thuật của văn học, đưa chức năng thẩm mí lên quan trọng nhất Theo ông điều quan trọng nhất, trước hết là phải thưởng thức được giá trị thẩm mĩ của đọc văn Nếu như phê bình mác xít chủ yếu nghiên cứu cái xã hội trong sáng tác của nhà văn, nặng về mặt nhận thức của văn học Nó không chú ý đúng mức sáng tạo nghệ thuật của nhà văn thì Nguyễn Đăng Mạnh quan tâm tính nghệ thuật của tác phẩm
Nguyễn Đăng Mạnh đã tìm tòi, khắc phục điều đó bằng cách khám phá
tư tưởng nghệ thuật mang tính chủ quan, kết tính sáng tạo những nhà văn tầm cỡ Bằng cách này ông có thể khám phá chỗ độc đáo, dám “húc đầu vào những hiện tượng phức tạp và chỉ đánh giá cao những nhà văn thực sự có tư tưởng, thật sự có cá tính và phong cách” [20,60]
Nguyễn Đăng Mạnh thể hiện khái niệm tư tưởng nghệ thuật của Bêilinxki, có thể nói trong phương pháp phê bình của Nguyễn Đăng Mạnh là ông chủ trương kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp xã hội học được vận dụng tích cực, sáng tạo mang phong cách Nguyễn Đăng Mạnh, đúng như lời nhận định của Đỗ Lai thuý “may mắn lí luận của Nguyễn Đăng Mạnh không bao giờ là chay, hay những nguyên lý được mớm trước mà là lí luận ứng dụng, một thứ mĩ học hành tiến, được làm sống động bởi kinh nghiệm giảng văn nhà nghề của ông, bởi tâm hồn nhạy cảm và sâu lắng của ông, bởi sự khổ công tìm cách diễn đạt đến “kinh người” của ông Nếu xét cho cùng, phê bình văn học của ông thiên về giảng luận, thiên về cảm xúc, tuy đi xa, thậm chí có thể rất xa mà không ra khởi cái dòng của Hoài Thanh, Trần Thanh Mai, Dương Quảng Hàm ngày xửa ngày xưa đã khơi nguồn” [20,61] Sự tích cực hiệu quả nói trên được thể hiện rõ trong những thành tựu về phê bình văn học của Nguyễn Đăng Mạnh
Trang 18nhiều người phê bình vì ông tập trung vào nghiên cứu cảm hứng (tình cảm, cảm xúc) của nhà văn Mà đã thế thì không thể gọi là tư tưởng được, chẳng hạn như: Tư tưởng của Vũ Trọng Phụng “là niềm căm uất khôn nguôi” Ở đây là tĩnh cảm chứ không phải là tư tưởng của nhà văn Có sự nhầm lẫn này là do căn nguyên của khái niệm Bêilinxki cho tư tưởng chính là “tình cảm và nhiệt hứng”
Ngoài ra, trong “lập thuyết” Nguyễn Đăng Mạnh lại có sự sai sót nhỏ đã bị phê bình như lẫn lộn khái niệm tư tưởng với tư duy nghệ thuật, định nghĩa không đúng về khái niệm phương pháp luận Tuy nhiên, những sai sót này chỉ là sơ suất trong diễn đạt, không phải là sai lầm trong nhận thức như
nhiều người đã nói
1.1.2.3 Phê bình thi pháp học đã giải quyết triệt để vấn đề lí luận văn học
Phê bình thi pháp học đã mang đến sức sống mới cho phê bình văn học Việt Nam Thi pháp học tập trung vào khám phá văn bản, cụ thể là thế giới nghệ thuật được thể hiện trong đó, từ đó rút ra những sáng tạo của nhà văn Đây là con đường khách quan khoa học tránh được những hạn chế do căn cứ vào những yếu tố bên ngoài
Thi pháp học giải quyết được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
của tác phẩm văn học Đỗ Lai Thuý đã nhận xét về phương diện này thi pháp
học đã gỡ bí cho lí luận văn học ở điểm cốt tứ của nó Lí luận văn học trước đây cũng quan niệm nội dung và hình thức có mối quan hệ biện chứng Tuy nhiên yêu tố nội dung lại giữ vai trò quyết định, hình thức được quan niệm biểu hiện cho nội dung Vì vậy đã dẫn đến sự sai lệch trong phê bình Thi pháp học đã giải quyết được cái sai lệch này
Trang 19làm cho tác phẩm lộ ra những chiều kích thẩm mĩ mới, bởi thế thật không
ngoa cho rằng thi pháp học đã đem lại cho phê bình sức sống mới, làm trẻ hoá phê bình văn học Việt Nam
Thi pháp học ra đời góp phần đánh giá được những hiện tượng văn học mới, văn học đương thời: Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài
Như vậy, thi pháp học ra đời đã giải quyết được những vấn đề bí bách, những hạn chế cho phê bình văn học Việt Nam Những đặc trưng của phê bình thi pháp học như thế nào chúng tôi sẽ tìm hiểu kĩ ở phần sau
1.2 Những đặc điểm cơ bản của phê bình thi pháp học
Thi pháp học là một hướng nghiên cứu văn học mạnh mẽ của thế kỷ XX, phân biệt với các hướng nghiên cứu văn học tiêu biểu của thế kỷ XIX như thực chứng luận, phê bình ấn tượng, phê bình xã hội học, nghiên cứu tiểu sử, tác giả, nghiên cứu văn hoá lịch sử Đặc điểm của các hướng nghiên cứu trên
là muốn qua tác phẩm để tìm đến những biểu hiện, những bằng chứng của lịch
sử, xã hội, tác giả mà chưa chú ý đầy đủ đến bản thân nghệ thuật như một hiện tượng đặc biệt của đời sống tỉnh thần Các nhà thi pháp học hiện đại muốn khắc lối nghiên cứu văn học bằng cách lược quy văn học vào các hiện tượng ngoài nó, xem nhẹ đặc trưng nghệ thuật, khắc phục lối suy diễn chủ quan, tuỳ tiện và mong muốn đưa nghiên cứu văn học vào quỹ đạo khoa học Đó là động cơ dẫn dắt thi pháp học hiện đại dấn thân vào các nẻo đường khác nhau Đặc
điểm cơ bản của phê bình thi pháp học:
Phê bình thi pháp học làm thay đổi hệ tình nghiên cứu văn học Hệ hình là tất cả các quan niệm lý thuyết phương pháp thiết bị mà tất cả cộng đồng các nhà khoa học sử dụng để đề xuất và giải quyết vấn đề khoa học Khi khả năng sử dụng của một hệ hình đã cạn kiệt thì tư duy khoa học sẽ tìm đến một hệ hình mới
Trang 20thống lí thuyết mới về văn học và các thao tác phương pháp trong phê bình ở đây khi trình bày về đặc điểm của phê bình thi pháp học chúng tôi chủ yếu dựa vào công trình của Trần Đình Sử
Thi pháp học tập trung nghiên cứu phương diện bản thế luận của tác phẩm văn học Đây là nét mới so với thi pháp học cổ đại của phương Tây được
xây dựng theo nguyên tắc lý tính, cũng giống như văn học thể hiện “đạo” ở
phương Đông, thì bắt đầu từ thời khai sáng với I.Kant, thi pháp học lãng mạn
chủ nghĩa chú trọng tài năng sáng tạo, biểu hiện của chủ thể Đồng thời với
chủ nghĩa hiện thức, thi pháp được xem xét trong quan hệ văn học với đời sống khách quan Đến thế kỉ XX, bản thân phương thức tồn tại và cách biểu hiện của văn học mới được chú trọng Đó là một bước tiến mới trong lý luận văn học và cách tiếp cận văn học Hướng đến bản thể luận của tác phẩm văn học và tập trung giải quyết câu hỏi cái gi đã tạo nên tính thẩm mĩ văn học Để trả lời câu hỏi này không phải chỉ đơn giản chỉ ra tác phẩm đã phản ánh đời sống cũng như thể hiện ý đồ tốt đẹp của nhà văn như thế nào? Mà phải tập trung nghiên cứu tác phẩm và cơ cấu của nó để tìm ra chất văn, theo đó tác phẩm văn học được xem là một thế giới nghệ thuật đặc thù có quy luật riêng, thể hiện cái nhìn độc đáo của nhà văn về thế giới, do đó người nghiên cứu không phải là đối chiếu từng yếu tố với hiện thực mà phải miêu tả văn bản đó và thống kê các yếu tố thường xuyên lặp lại và các yếu tố độc đáo của tác
phẩm để phát hiện ra quy luật cấu tạo của nó cũng như để trả lời câu hỏi cái gì
đã tạo nên chất thơ chất văn của nó
Trang 21bên ngoài của nội dung mà hình thức ở đây là hình mang tính quan niệm, hình thức của cái nhìn, hình thức ở đây là hình thức sáng tạo ra nội dung
Và như vậy, tìm hiểu hình thức ở đây không phải chỉ là những yếu tố đơn lẻ mà là cả một hệ thống và chúng có tác dụng cấu tạo thế giới nghệ thuật và nghiên cứu hình thức là nghiên cứu mô hình về thế giới của nhà văn và mô hình bị chi phối bởi mô hình thế giới của thời đại Thi pháp không chỉ làm công việc chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà còn lí giải tại sao lại dùng các biện pháp nghệ thuật đó
Điều đáng nói thi pháp học đã khám phá cấu trúc biểu hiện hết sức phức tạp của các thể loại văn học và ngôn ngữ văn học nói chung, đặc biệt là
thể loại tự sự, sự phát triển lịch sử của hình thức văn học, đặc biệt là văn học
dân tộc, phong cách thời đại, thi pháp học chú trọng khám phá mối tương quan giữa hình thức nghệ thuật và hệ hình tư duy, ý thức nghệ thuật của các chủ thể nghệ thuật, tức là các hình thức chủ quan trong việc cảm nhận chiếm lĩnh đời sống
Thi pháp học giúp nâng cao năng lực chiếm lĩnh nghệ thuật cho người đọc, thúc đẩy sự giao tiếp của các nền văn học thuộc các thời đại khác nhau và khu vực dân tộc khác nhau
1.3 Một số mô hình phê bình thi pháp học tiêu biểu ở Việt Nam
Thi pháp học hiện đại đã thay đổi hệ hình tư duy, hệ thuật ngữ và ngôn ngữ nghiên cứu, phê bình văn học
Trong phê bình thi pháp học nổi lên các nhà phê bình: Trần Đình Sử Đỗ Lai Thuý, Đỗ Đức Hiểu, Đặng Anh Đào Ở đây, dựa theo để xuất của Trịnh bá Dinh trong bai Ba kiểu nhà phê bình hiện đại, chúng tôi trình bày
một số mô hình phê bình thi pháp học tiêu biểu ở Việt nam:
Mô hình phê bình của Trần Đình Sử: tìm hiểu các “hình thức tinh thần”
Cho đến nay vẫn có nhiều người nghĩ không đúng rằng phê bình thi pháp đại
Trang 22công thức Cách nghĩ này một phần có lẽ do ấn tượng từ các công trình của Trần Đình Sử vào khoảng giữa những năm 80 như: 7ời gian nghệ thuật trong Truyện Kiêu, Thi pháp thơ Tố Hữu Trần Đình Sử không quan niệm thi pháp một cách cứng nhắc và đơn giản như vậy Sau này qua các công trình của ông ta thấy quan niệm của ông về thi pháp đa dạng hơn như về điểm nhìn, kết cấu, hình dáng câu thơ Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng trong thực tiễn phê bình thì mô hình phê bình của ông chủ yếu cặp ba trên gây ấn tượng hơn cả, vừa mới mẻ, vừa thú vị, vừa hay lặp lại trong các bài viết Đó là loại “văn bản tinh thân”, là “các hình thức tinh thần” mà ngòi bút của ông luôn hướng tới Theo hướng đó ông có những phát hiện thú vị về thời gian gấp gáp trong Truyện Kiều, “không gian công cộng”, và con người “số đông” trong thơ Tố Hữu (“vạn kiếp”, “vạn nhà, “trăm tay” ), Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiêu và Thi pháp thơ Tố Hữu là những tác phẩm có giá trị của Trần Đình Sử Thi pháp Trân Đình Sử nghiêng hẳn về mô tả hình thức tỉnh thần mà quan tâm
chưa nhiều đến tinh thần của hình thức Vì vậy, cũng có khi ông lí giải văn
học theo “thực tiễn đời sống xã hội của thời đại”, hoàn cảnh sống và hoạt động của nhà văn Nói chung ông có sự nhượng bộ đáng kể với “chủ nghĩa hiện thực” và “chủ nghĩa lịch sử” trong phê bình văn học Có thể nói Trần Đình Sử là người có công rất lớn trong việc đổi mới phê bình văn học ở nước ta
Cũng thiên về lối mô tả “mô hình lớn” như Trần Đình Sử là Đỗ Lai
Thuý: Vì thế ngay từ đầu, Đỗ Lai Thuý trình bày cái nhìn thế giới của cá nhân
cá thể trong đô thị hiện đại, cụ thể là quan niệm về con người, quan niệm về
thời gian, quan niệm về không gian, “những viên gạch phạm trù xây dựng lên bức tranh thế giới” Nhiệm vụ của nhà phê bình là phải phát hiện ra những sự
“lệch chuẩn” trong cái nhìn nghệ thuật, phát hiện ra “con mắt thơ” Đỗ Lai Thuý khẳng định điểm xuất phát cho hành trình tìm kiếm mắt thơ là tác phẩm hay cụ thể hơn là ngôn ngữ của tác phẩm “Mã số của thơ chỉ có thể cất giấu
Trang 23mã thơ Những nếu mã số thơ không nằm ở từ chìa khoá mà tản mạn khắp nơi
thì nhà phê bình phải dùng trực giác nghệ thuật để định hướng, thăm dò, phải
phân tích, tháo gỡ tác phẩm rồi sau đó tổng hợp “tái cấu trúc” theo sự mách
bảo của trực giác
Đỗ Lai Thuý cho rằng mô hình về thế giới của các nhà thơ mới dựa vào
sự lựa chọn của họ Vì vậy, ông phát hiện chiều sâu của cái nhìn nghệ thuật của các nhà thơ mới, phát hiện quan niệm về con người của thơ mới ở chiều kích tâm linh cũng như dựng lại cấu trúc cảm hứng của các thi sĩ
Vận dụng phương pháp mới vào giải thích hiện tượng thơ Hồ Xuân
Hương, Đỗ Lai Thuý đã đặt thơ Hồ Xuân Hương trong đường dây lịch: Tín
ngưỡng phồn thực - tục thờ cúng phồn thực - lễ hội phồn thực — văn hoá dâm tục — thơ Hồ Xuân Hương Và ông đã có những phát hiện rất mới mẻ, thuyết phục
Đỗ Đức Hiểu nhận xét: “Tác phẩm Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực là nguyên lý triết học thơ Hồ Xuân Hương, vấn đề tranh cãi trong một thế
kỉ nay, tôi nghĩ phương pháp giải quyết của Đỗ Lai Thuý là thuyết phục hơn cả”,
Đỗ Lai Thúy quan niệm rằng nhà phê bình không chỉ khám phá cái đẹp của tác phẩm mà còn sáng tạo ra nó bằng cách riêng của mình Trong phê bình, Đỗ Lai Thuý, chứng tỏ mình là một nhà khoa học, ông đặt giả thuyết, vận dụng các nguyên lý của phê bình thi pháp học, tìm con đường, phương án giải quyết mới, xây dựng mô hình, nỗ lực vận dụng các thao tác khoa học
Mục đích là để khai phá ra các chiêu kích thẩm mỹ mới của tác phẩm nghệ
thuật
Mô hình phê bình của Đỗ Đức Hiểu: Sự ám ảnh của âm và nghĩa Thi
pháp học đối với Đỗ Đức Hiểu là mĩ học của ngôn từ, tác phẩm văn học là
Trang 24và “chất liệu đời sống” Đỗ Đức Hiểu say mê nhất với các “kiến trúc âm thanh, tức là phương diện ngữ âm, âm nhạc của từ ngữ trong các tương tác tạo nghĩa Âm và nghĩa, vẫn nhịp và hình tượng âm thanh, đấy là những quan hệ
mà ông luôn khắc khoải, say mê tìm kiếm trong các tác phẩm thơ Những
đóng góp cho phê bình văn học Việt Nam và phong cách phê bình của Đỗ Đức
Hiểu, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở những chương tiếp theo
CHƯƠNG 2 SỰ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH THỊ PHÁP
HỌC VÀO PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA ĐỖ ĐỨC HIỂU 2.1 Con đường đến với phê bình thi pháp học của Đỗ Đức Hiểu
Lịch sử nghiên cứu phê bình văn học dường như luôn có sự chuyển qua chuyển lại từ cực này sang cực khác: từ chỗ ý thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu tác giả văn học, có người đã đi tới xem nhẹ việc nghiên cứu
tác phẩm Họ coi tác phẩm như là một sự minh hoạ cho tiểu sử của nhà văn
Có người đánh giá giá trị của nhà văn cũng như tác phẩm của họ dựa vào địa vị chính trị, xã hội của nhà văn Có những hướng nghiên cứu văn chương chỉ
dựa vào tác phẩm, không cần tìm đến hiểu nhà văn Chỉ chăm chăm vào giải
mã văn bản Có rất nhiều phương pháp khác nhau, những phương pháp đó dường như không chú ý vào đối tượng văn chương nên khi áp dụng vào nghiên cứu làm cho giá trị của tác phẩm văn học trở nên phiến diện
Đỗ Đức Hiểu là một nhà giáo tâm huyết, ông bước vào nghề văn năm
Trang 25Sự đổi mới phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu, cần nói ngay, không
phải là một sự “đổi ngược”, mặc dù nhiều khi sự đổi ngược cũng mang lại một cái mới nào đó Đổi mới phê bình văn học ở nước ta lúc này thực chất là sự
thay đổi hệ chuẩn: từ phê bình xã hội học chuyển sang phê bình thẩm mỹ, từ
phê bình sự thật chuyển sang phê bình giá trị
Với bản thân Đỗ Đức Hiểu trước đây cũng là một trong những thành viên viết Sơ khảo lịch sử Văn học học Việt Nam (5 tập, viết với nhóm Lê Quý Đôn) theo quan điểm mác xít, và hai tác phẩm phê bình sau này Phê phán chủ nghĩa hiện sinh và Văn học công xã Pari theo quan điểm xã hội học
Đến đầu những năm 80,đặc biệt sau chuyến đi thỉnh giảng tại Pháp,
tham dự Hội thảo quốc tế về Stendhal, chứng kiến nhãn tiền cảnh trăm hoa
đua nở của các phương pháp nghiên cứu văn học, Đỗ Đức Hiểu bừng tỉnh và
kiên quyết đổi mới phương pháp nghiên cứu văn học Trước hết đổi mới ở
cách trình bày, bởi trình bày cũng là một nghệ thuật, một tiêu chuẩn của phê bình nếu nó muốn trở thành văn chương
Về phương pháp, Đỗ Đức Hiểu triệt để đến với văn học từ ngơn ngữ
học Ơng coi đây là phương pháp duy nhất thực chất, khách quan Những bài viết rất hay của ông như Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Những con đường ra đi của Thuý Kiều, Những lớp sóng ngôn từ trong Số Đỏ, Phiên chợ Giát
đều dựa vào phân tích ngôn ngữ tác phẩm rất tỉ mỉ và sắc sảo
Phương pháp phê bình mà Đỗ Đức Hiểu vận dụng đó là phê bình thi pháp học Công trình được xem là nổi tiếng đó là Thi pháp hiện đại và nó góp một bước quan trọng vào việc đổi mới phê bình văn học ở Việt Nam Những đóng góp tiêu biểu chúng tôi đề cập đến ở phần sau của chương II
2.2 Những đóng góp của Đỗ Đức Hiểu qua việc phê bình những sáng tác của các nhà văn Việt Nam bằng phương pháp phê bình thi pháp học
Đỗ Đức Hiểu là một trong những người có ý thức vận dụng triệt để
Trang 26phương pháp mới đã giải phóng sáng tạo của Đỗ Đức Hiểu, giúp ông có nhiều đóng góp mới mẻ cho phê bình văn học, trở thành một nhà phê bình tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại Những đóng góp của ông trong lĩnh vực phê bình thể hiện trong các bài viết về các sáng tác của nhà văn Việt Nam cả trung đại lẫn hiện đại Những bài viết này được xem là “chìa khoá mới” để giải mã những hiện tượng văn học như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Phạm
Thị Hoài, và những phát hiện mặt sau của những vâng trăng cổ điển, chiêu
tuyết cho những tác giả bị “yêu đến sờn mòn” 2.2.1 Về sáng tác của các nhà văn trung đại
Văn học trung đại là một giai đoạn văn học lớn trong lịch sử văn học nhân loại và dân tộc, nó cũng là mảnh đất được cày sới rất kĩ Bước vào thế giới ấy Đỗ Đức Hiểu đã đem đến một luồng sinh khí mới cho việc tìm hiểu các hiện tượng văn học trung đại
2.2.1.1 Đô Đức Hiểu với thơ Hồ Xuân Hương
Trang 27đã vận dụng những thành tựu của phê bình hiện đại khi lí giải nội dung trong thơ Hồ Xuân Hương, ông dùng kiến thức của phân tâm học Frớt để chỉ ra triết lí của cuộc sống đó là triết lí của trực cảm, cảm giác
Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương theo tác giả là “thế giới của vô vàn
433
Scandales, những cú huých thách thức” Nhiều nhà nghiên cứu cùng tìm hiểu về thế giới thơ Hồ Xuân Hương nhưng phải khẳng định rằng chỉ đến Đỗ Đức
Hiểu thì thế giới ấy mới được khai thác triệt để thông qua việc tìm hiểu ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương Theo ông câu thơ của Hồ Xuân Hương có “chuyển
rung đữ dội” tạo thành một thế giới sống động Đỗ Đức Hiểu đã thống kê và kết luận: “Những động từ hoạt động trong thơ Hồ Xuân Hương giữ một vị trí đầu não, vị trí “chúa tể” nó là cột sống, hòn đá tảng của nhịp thơ”
Các nhịp ấy liên kết với nhau tạo nên thế giới của sự sống của thiên nhiên năng động
Màu sắc và âm thanh là hai yếu tố trong thơ trung đại hay hiện đại đều
được các nhà thơ sử dụng, bằng phương pháp làm nổ tung văn bản thơ, Đỗ
Đức Hiểu đã có những đánh giá rất sát về màu sắc và âm thanh trong thơ Hồ
Xuân Hương Đỗ Đức Hiểu đưa ra những dẫn chứng về màu sắc: “đỏ loét,
xanh rì, tối om, đỏ lòm lòm, chín mõn mòm ” màu sắc trong thơ Hồ Xuân Hương thường được đẩy đến mức tối đa, cực độ tạo cho thơ cái bất ngờ
Trang 28Đỗ Đức Hiểu đã đưa ra hai cứ liệu:
“M6 tham không khua mà cũng cốc Chuông sổ chẳng đánh cớ sao ør”
Hai âm thanh “cốc” và “øm” theo ông đó là tiếng cụ thể hoá từ các tình
cảm “thẩm” và “sẩu”, đó là những âm ngắn, cắt đứt đột ngột, hai câu thơ nhịp
dài
Đỗ Đức Hiểu đã đánh giá rất sát về Hồ Xuân Hương, theo ông Hồ Xuân Hương là nhà nghệ sĩ bậc thầy điêu khắc, sử dụng ngôn ngữ để tạo ra trong những công trình kiến trúc: “Thơ Hồ Xuân Hương rất nhiều dạng hình học: hình tròn, nhiều hình tròn “vầng trăng khi khuyết lại khi “trong”, một “trái” trăng thu, đầu sư trọc lốc hình ba góc: Chành ra ba góc da còn thiếu, hình méo, hình khòm: “giữa in hình bánh khuôn còn “méo”, ngồi khép đơi cung cánh vẫn khòm, rồi rộng hẹp, ngắn dài, sâu rộng, mỏng day, sii si, va tim hum, lam nham, lún phún [5,75] Ngôn ngữ nó đã tạo nên không gian động và thời gian động nó gọi dậy sức sống và tiềm năng trong con người
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương có nhiều lớp nghĩa, Đỗ Đức Hiểu đã đưa ra những dẫn chứng để thấy sự đa
nghĩa trong thơ Hồ Xuân Hương đó là những chữ “lá đa, nguyệt, hoa sữa, miếng trầu hôi, dậu thưa, cái này, chúa dấu yêu một cái này động Hương Tích, hang Các cớ, trái trăng thi, quả mít, giếng nước, lạch Đào Nguyên, là
những kí hiệu di chuyển từ cái miêu tả đến cái ẩn dụ vô cùng đa dạng, biểu
đậy sức sống có tầm cỡ vũ trụ, cái vĩnh cửu” [5,75]
Khi đi vào miêu tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong thơ Hồ Xuân Hương, Đỗ Đức Hiểu cũng có đưa ra cái mô hình khác, nhà phê bình căn cứ vào mặt ngữ âm trong ngôn ngữ thơ, “Trong thơ bát cú của Hồ Xuân Hương có thể hai câu 5 và 6 thường là linh hồn của bài thơ, hãy đọc lại:
Đêm vắng cớ chi phô tuyết trắng
Trang 29Các âm “vắng” và “trắng” trùng điệp, cũng như sự trùng điệp của âm
“x” ở câu sau (xanh, sao, son) là những âm vang dội lên trong đêm khuya, và kết thúc bài thơ là hai câu biểu đạt cái cô đơn và niềm hi vọng:
Năm canh lơ lửng chờ ai đó? Hay có tình riêng với nước non”
[5.81]
Tóm lại, bài viết của Đỗ Đức Hiểu đã làm nổ tung cấu trúc ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương từ đó để tìm hiểu không gian, thời gian trong thơ Hồ
Xuân Hương “Hồ Xuân Hương sáng tạo những cấu trúc ngôn ngữ thơ đây tài
năng, đến nay chưa dễ ai hiểu hết”
2.2.1.2 Những bài viết về Truyện Kiều của Nguyễn Du
Bên cạnh việc đi tìm hiểu thơ của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương,
Đỗ Đức Hiểu đã đi vào khám phá tác phẩm được xem là tập đại thành của nền
văn học trung đại Việt Nam, Truyện Kiều của Nguyễn Du Nhà phê bình vận dụng lối khảo sát cấu trúc ngôn từ, từ đó khái quát lên được những đặc điểm tính cách của những nhân vật Truyện Kiều; hai nhân vật được khắc hoạ đó là Thuy Kiéu va Tir Hai
Đỗ Đức Hiểu di truy tìm “Con đường di tìm tình yêu tự do, con đường tự giải phóng” [5,83] Tác giả khẳng định con đường đi tìm tình yêu của Thuý Kiều rất phức tạp, một nhân vật động luôn vượt không gian của mình, đi tìm
một không gian ước mơ Nghiên cứu về nhân vật Thuý Kiều, Đỗ Đức Hiểu đã
có đóng góp rất lớn khi ông đưa ra cách nghiên cứu: “Nghiên cứu Thuy Kiéu như một nhân vật động có nghĩa nghiên cứu một nhân vật chủ động về cuộc sống của mình, một cá tính tự sinh thành, tự tạo thành ” [5,83]
Đỗ Đức Hiểu đã tìm hiểu cái không gian “Trong nhà” trong Truyện
Kiêu Từ không gian trong nhà Vương Ông đến nhà Tú Bà hay nhà Hoạn Thư
Mỗi không gian theo nhà nghiên cứu, Nguyễn Du sử dụng một nghệ thuật
miêu tả rất riêng, trong nhà Vương Ông: “Nguyễn Du láy lại nhiều lần những
Trang 30khóc than của gia đình họ Vương và của nàng Kiểu: “lệ hoa”, “đòng châu”, “giọt tủi” ” [5,84] Từ đó Đỗ Đức Hiểu đưa ra kết luận: Những phương thức sử dụng này gọi là “cấu trúc tương đương hay trục dọc (trục của sự biến hoá hay sự lựa chọn)” Đến không gian lầu xanh Đỗ Đức Hiểu lại có phát hiện mới đó là sự chuyển biến trong phương pháp miêu tả “Những nhịp mạnh, những tiếng điệp được đặt ở vị trí thứ hai của các câu lục và bát, cầm nhịp cho những cảnh, những tâm trạng đầy oán hờn căm giận (chú ý “cho” chiếm 7/28 (tác 1/4) số tiếng trong bốn câu thơ, và riêng câu thứ hai, tỉ lệ 4/8 (tức là 1/2)” Còn đến không gian nhà Hoạn Thư, Đỗ Đức Hiểu cho thấy lúc này Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều phương thức nghệ thuật, ông đưa ra kết luận rất mới không gian nhà Hoạn Thư là kết hợp không gian ở nhà Vương Ông: thấm đẫm nước mắt và không gian lầu xanh Tú Bà: toàn những lời đay nghiến
Đỗ Đức Hiểu đã đưa ra ba con đường mà nàng Kiểu đã dấn thân vào để “trốn ra” nhưng toàn là những con đường: đêm hôm khuya khoắt, vắng ngắt
nổi gió, mù sương “không gian đầy kinh hãi”
Qua việc tìm hiểu những con đường giải thoát của nhân vật Thuý Kiều, Đỗ Đức Hiểu đã đưa ra một phương pháp phê bình: “giải mã hình thái học (hoặc từ pháp học) là phương pháp phê bình nghiên cứu có nhiều khả năng tiếp cận trái tim và tâm linh con người”
Đến nhân vật Từ Hải, Đỗ Đức Hiểu cũng đi giải mã kí hiệu ở nhân vật này Căn cứ vào ngôn ngữ mà Nguyễn Du sử dụng nhà nghiên cứu đã đánh giá Từ Hải là một anh hùng: Trong Truyện Kiều “10 lần sử dụng từ “anh hùng” để nói về Từ Hải, Đỗ Đức Hiểu cũng chỉ ra trong 10 lần sử dụng từ “anh hùng: có
5 lần Nguyễn Du để cho Từ Hảo tự khẳng định mình, và Nguyễn Du cũng để
Từ Hải xuất hiện dưới nhiều hình bóng - cái nhìn từ nhiều góc độ thông qua vốn sử dụng từ ngữ phong phú để hoạ chân dung nhân vật “anh hào”, “hùm thiêng”, “bóng cây”, “trời mây”, “trượng phu”, “đại vương”
Trang 31Theo lý luận văn học tên nhân vật mách bảo ta biết nhiều điều về chính nhân vật đó Tên nhân vật không chỉ hé lộ cho ta thấy dụng ý nghệ thuật của nhà
văn trong tác phẩm cụ thể mà nó còn biểu thị cảm hứng sáng tạo chung cho cả
một trào lưu hay một dòng văn học Theo như Đỗ Đức Hiểu thì tên “Từ Hải” đã được Nguyễn Du sử dụng một cách triệt để “Hải” hoặc “Biển” trong Truyện Kiều là một không gian có ý nghĩa quan trọng, nó là tự do” [5,96] “ở Thuý Kiểu cái tên Từ Hải luôn nhắc nàng nhớ đến Biển, cái không gian tự do:
Rằng Từ là đấng anh hùng
Dọc ngang trời rộng vẫy vùng biển khơi
Năm năm trời bể ngang tàng
Dem minh đi bỏ chiến tràng như không” [5.97]
Những bài viết về Truyện Kiểu của Nguyễn Du, chủ yếu Đỗ Đức Hiểu
đi khai thác tìm hiểu đặc trưng của nhân vật, thông qua những thao tác thống kê ngôn ngữ và tìm hiểu không gian, thời gian nghệ thuật Đặc biệt chú ý đến phương thức nghệ thuật xây dựng nhân vật; theo Đỗ Đức Hiểu nhân vật mang một phong cách phương Đông:
“Rau hum ham én may ngai
Tan Duong được thấy mấy rồng có phen
Gió đưa bằng tiện cắt lìa dặm khơi Cánh hồng bay bổng tuyệt vời
Hàm thiêng khi đã xa cơ cùng hèn”
Những “hùm”, “rồng”, “con ngài” theo nhà phê bình nó mang phong cách đặc trưng của phương Đông, nó rất gần với những truyện cổ của phương Đông
Như vậy, từ những trang viết đầy tâm huyết và nhạy cảm của nhà phê
Trang 32nhan vat tiéu biéu trong Truyén Kiéu dé 1A Thuy Kiéu va Tir Hai réi khang định Truyện Kiểu “có chiều sâu cần phải “đào bới dần”
2.2.2 Về sáng tác của các nhà văn hiện đại
2.2.2.1 Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp
Từ khi ra đời phong cách Thơ Mới đã nhận được sự quan tâm rất đặc
biệt của nhiều nhà phê bình văn học Cũng có rất nhiều phương pháp phê bình
được sử dụng để khảo sát đánh giá về thành tựu của Thơ Mới cũng như của từng nhà thơ, từng bài thơ như phê bình ấn tượng của Hoài Thanh
Hoài Thanh là người đầu tiên đã phê bình phong trào Thơ Mới một cách có hệ thống: “Hoài Thanh đã rung động với mỗi nhịp thơ và diễn đạt những cảm xúc ấy tinh vi, chuyển động tế nhị ( ) tưởng như nhà phê bình truyền cho người đọc những biến độ vi mô của trái tim, của vũ trụ” [5,106]
Trong bài viết của mình, Đỗ Đức Hiểu đã sử dụng phương pháp tiếp cận rất khác khi khảo sát thơ Ông đã đi vào khai thác giá trị ngôn từ trong bài thơ, so sánh những bài thơ cùng viết về Chùa Hương của những nhà thơ khác như: Chu Mạnh Trinh, Hồ Xuân Hương, Hoàng Cầm Từ đó, ông thấy “với Nguyễn Nhược Pháp, Chùa Hương là một khung cảnh để nhà thơ đi tìm “hồn xưa” cô gái đi đép cong, nón quai thao, dai yém dao, là một ám ảnh của ngày xưa trong sáng” [5,135]
Đỗ Đức Hiểu luôn dựa vào bề mặt ngôn ngữ và nhịp thơ để đi tìm chất
“ngày xưa” trong Chùa Hương Nhân vật trữ tình trong bài thơ có tâm trạng luôn biến động “nó nhịp nhàng với bước đi trong mơ:
Réo rắt/suối đưa quanh
Trang 33Sau núi oản/gà/xôi Bao nhiêu là/khỉ ngồi Tới núi/con voi phục
Có đủ cả/đâu/đuôi
Rồi bên dưới, nó trầm xuống với những thanh huyền (rụng rời, nghẹn lời, qua rồi) “Nó gợi những chân trời khác” [2,132] Đỗ Đức Hiểu đã phát hiện ra cái tài của Nguyễn Nhược Pháp khi viết về Chùa Hương: “Nguyễn
Nhược Pháp thì nhìn cảnh chùa bằng con mắt cụ thể, với những hình thù cụ
thể: núi oản, gà xôi, con voi phục, có cả khỉ ngồi và hơn một trăm ăn mày”
Đây là cái nhìn của một nhà thơ mới tạo nên cái khác với thơ cổ điển: thơ cổ
điển như bài thơ của Chu Mạnh Trinh có nghiêm trang, vĩnh hằng, còn trong thơ Nguyễn Nhược Pháp có cái thoáng qua, cái chuyển động, cái lịch sử
Một bài viết chỉ vẻn vẹn có 5 trang giấy nhưng Đỗ Đức Hiểu đã cho người đọc thấy được cái hay, cái đẹp của bài thơ, “thơ Nguyễn Nhược Pháp trong sing” [5,131]
2.2.2.2 Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư
Bên cạnh nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, Đỗ Đức Hiểu cũng đi vào tìm hiểu một số nét nghệ thuật đặc sắc của thơ Lưu trọng Lư Nhà phê bình đã vận dụng đặc điểm của thơ tượng trưng mà các nhà Thơ Mới chịu ảnh hưởng Thơ tượng trưng chủ nghĩa “dè sẻn” bớt những tình cảm chứa chan, “những cơn
Ay?
mưa trữ tình” từ bỏ “cái trông thấy” để đi vào “thế giới bên trong” với chiều sâu của nó — trực giác và tiềm thức bản thể của con người, những “tương hợp trong vũ trụ, âm thanh, màu sắc, hương thơm, và những tương hợp giữa con người và vũ trụ Theo nhà nghiên cứu “âm nhạc là đặc trưng nổi bật, là nhịp mạnh của Thơ Mới” [5,137] Đỗ Đức Hiểu cũng khẳng định “Lưu Trọng Lư là nhà thơ - nhạc sĩ lớn hơn cả, thơ Lưu Trọng Lư hầu như chỉ là những bản nhạc thuần tuý, những bản nhạc mờ ảo trên nền những bức tranh mờ ảo” [5,138]
Lấy bài thơ Tiếng Thu làm ngữ liệu để tìm hiểu “thơ nhạc” trong những
Trang 34trước hết: “là nhạc của ngôn từ, của cấu trúc ngôn từ thơ, nó tạo nên chất thơ, chất thơ của sự hài hoàm của âm thanh và màu sắc tất cả tạo thành một bản nhạc mơ hồ, rung động và bí ẩn như một huyền thoại”
Đi vào thế giới nghệ thuật của “Tiếng Thu”, Đỗ Đức Hiểu đã sử dụng con đường tiếp cận thi pháp học để làm sáng tỏ tiếng thơ của Lưu Trong Lư Nhà phê bình đã đi từ cấu trúc đến ngôn từ Ở cấu trúc bài thơ Đỗ Đức Hiểu đã đưa ra hai cách chia theo ông với hai cách chia này sẽ cho thấy “một kết
cấu hài hoà, sự tăng trưởng dần, đầy chất thơ - để biểu đạt cái hài hoà, sự tăng
trưởng của tình cảm cảm xúc và tư duy” [2,138] Có thể thấy nhận xét của Trần Đăng Khoa trong bài viết của mình khi phê phán cách sử dụng con
đường thi pháp học để tìm hiểu bài thơ này: “có những người còn viện đến cả
thi pháp học để cố hiểu cho bằng được bài thơ, lấy thi pháp làm chìa khoá, mở cánh cửa thực dụng, đi vào cõi mù mờ tâm linh này” (www.my opera.com)
Bài viết của Đỗ Đức Hiểu đã cho thấy hướng tìm hiểu theo hướng thi pháp học
là đúng đắn Khi nhà phê bình nói về cách chia thứ nhất: chia bài thơ làm ba
phần: phần 1 gồm 2 câu thơ đầu, phần hai gồm 3 câu thơ tiếp, phần 3 gồm 4 câu thơ cuối Đỗ Đức Hiểu cho rằng cách chia này “làm nổi rõ sức tăng dần
của số các câu thơ 2 — 3 — 4, biểu đạt sức tăng dần của những cánh rừng từ mơ hồ và tĩnh ( ) đến tiếng động, bất chợt và chuyển động và tăng dần của những cảm xúc Từ xao động bên trong đến chuyển động bên ngoài của thiên nhiên, đó là sự tăng dần của âm điệu bài thơ Tiếng Thu
Đến cách chia hai (bảy câu thơ + hai câu thơ) cho thấy trên nên một bản nhạc êm cả, một bức hoạ ảo mờ, nổi lên một nốt nhạc mạnh, một nét vàng tô đậm: Nếu cả bài thơ là một bản nhạc thì nhà phê bình chú ý đến một nốt nhạc
MN &
ngôn từ “vàng” tăng âm, tăng sắc
Trang 35Đỗ Đức Hiểu đã thâu tóm được đặc sắc nghệ thuật trong thơ Lưu Trong Lư thông qua bài thơ “Tiếng Thu”: “là một áng thơ tương hợp” tương hợp âm thanh, màu sắc, hương thơ, tương hợp của con người “lên cao” đến cái vô cùng, vô tận của tinh hoa phương Dong va tinh hoa phương Tây
1.2.2.3 Các bài viết về Vũ Đình Liên
Bây giờ chúng ta biết thêm những phát hiện của Đỗ Đức Hiểu về nhà
thơ Vũ Đình Liên và thơ của ông qua một số bài viết: Vũ Đình Liên, nhà thơ của tình thương, Ông Đồ của Vũ Đình Liên
Đỗ Đức Hiểu đã phát hiện và khái quát sâu sắc cái cảm hứng “lòng thương người”, cảm hứng tình thương trong thơ Vũ Đình Liên Đó chính là sự cảm thông chia sẻ của Vũ Đình Liên đối với những người lao động cùng khổ:
“Ông muốn an ủi anh em đau khổ, những kẻ điêu linh:
Tôi muốn nguồn thơ muôn năm không hết
Để du ca nổi đau khổ không cùng
(Hối hận)” [5,360]
Để làm nổi bật phát hiện đó, Đỗ Đức Hiểu đã sử dụng phương pháp so
sánh, liên hệ thơ Vũ Đình Liên với thơ tượng trưng Pháp: Baudelaise, Rinbaud, Mallarmé ) từ đó ông thấy được những ảnh hưởng của thơ Pháp trong thơ Vũ Đình Liên Nhưng trong thơ Vũ Đình Liên: “tình thương” trong thơ Vũ Đình Liên còn gợi nhớ thân phận Thuý Kiều, Đạm Tiên
Đỗ Đức Hiểu còn chỉ ra được cảm hứng tình thương trong thơ Vũ Đình Liên đó còn là sự cộng hưởng của: Tình thương - Tâm linh — Nghệ thuật Cảm hứng này được thấy rõ qua bài thơ Người đàn bà điên ga Lưu Xá Nhà thơ gặp trên toa xe ga lửa Lưu Xá, một người phụ nữ, áo quần tả tơi, ở “Cái xác thối tha” ấy, ông thấy một bông hoa toả hương, một mối tình đầu xưa tỉnh khiết, âm điệu rất Baudelaire:
Trang 36Lam hoa kia thanh đống rác này” [5,362]
Đi sâu vào bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên “Ông Đồ, ông chính là
cái di tích tiểu tuy đáng thương của một thời tàn” (lời thơ của Vũ Đình Liên ngày 9/1/1941) Đỗ Đức Hiểu đã khám phá ra triết lí “sự ra đi của ông Đồ, với nhà thơ, có ý nghĩa sự ra đi của một nền văn hoa dang do thi hod dit dan và tàn nhãn” thông qua việc khảo sát cấu trúc ngôn từ của bài thơ
Từ việc phát hiện cấu trúc ngữ âm của những câu thơ: “âm d 6 bốn câu 1, 2, 3, 4 “hoa đào, ông đồ, giấy đỏ, đông người”, âm / và b ở sáu câu 3, 4, 5,
6, 7, 8 (bày, bên, bao, tấm tắc, tài, tay, bay) là những âm thanh giòn giã có
khả năng tăng cường vẻ đông vui ngày tết và có thể gợi tiếng pháo nổ”
[5,194] Đây là cái phát hiện rất mới của Đỗ Đức Hiểu cho thấy bức tranh
ngày tết thật tươi vui, khoẻ khoắn
Đỗ Đức Hiểu còn phát hiện ra trong bài thơ có hai bức tranh dừơng như nó có sự đối lập, nếu ở bức tranh thứ nhất (2 khổ đầu) đó là bức tranh tươi vui với nhịp thơ khoẻ khoắn, đến bức tranh thứ hai gồm ba khổ thơ còn lại, nó đã có sự thay đổi: “màu đỏ phai mờ, mực đọng như giọt lệ, thay vào giấy đỏ là lá vàng rơi, và như sương mờ bao phủ, bâng khuâng và mờ mịt, là câu thơ “Ngoài trời mưa bụi bay và một câu hỏi xót thương thấm vào không gian vô cùng và thời gian vô tận, đến nay (và chắc là mãi mãi) còn vang dội trong lòng người” [5,194]
Khi xét bức tranh thứ hai, Đỗ Đức Hiểu đã có phát hiện rất tinh tế, ở ba khổ thơ cuối có sự trùng điệp cấu trúc, nhịp thơ, nó tạo nên những câu thơ day
dứt, quần quanh, ngớ ngẩn
Trang 37này, Đỗ Đức Hiểu đã làm một thao tác rất mới đó là tách các câu thơ ra và sắp xếp lại thành hai bài thơ riêng biệt:
- Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu Ông đồ vẫn ngôi đấy Qua đường không ai hay Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa - Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Với cách sắp xếp những câu thơ này, nhà phê bình đã chứng tỏ “Bóng
dáng ông đồ chìm dần, và tình cảm của nhà thơ tăng trưởng dần về nỗi cô
đơn” Qua đây tác giả muốn đối thoại với những nhà phê bình khi viết về ông đồ của Vũ Đình Liên cho bài thơ là “chủ để hoài cổ” là chưa đủ, trong đó còn
có “triết lí về thời gian” Theo Đỗ Đức Hiểu thì chính cái “thời gian khách
quan” và “thời gian con người, thời gian văn hoá” đã va chạm vào nhau tạo nên bi kịch
Không chỉ về mặt cấu trúc các đoạn thơ mà Đỗ Đức Hiểu còn thấy được rằng về nhịp thơ có sự trùng điệp “trùng điệp nhịp thơ (2 - 3) và sự “trùng
điệp đối xứng từng cặp sóng đôi”, theo nhà nghiên cứu kết luận “diễn đạt nỗi luyến tiếc buồn thương mênh mông, nỗi buồn ta vào không gian mờ mịt, vào thời gian thăm thẳm”, “gây nên nhạc điệu một khúc ngân, một bi ca cổ điển”
Trang 382.2.2.4 Với Thạch Lam
Mọi cái rồi sẽ trôi đi, riêng sự thật còn lại: “Qua bao biến thiên lịch sử, qua bao chính kiến nghệ thuật tả hữu dọc con đường từ 45, văn chương và tư tưởng về văn chương của Thạch Lam vẫn là một trong những giá trị còn lại”
(Tư tưởng nghệ thuật của Thạch Lam) Điều này cho thấy lí do tại sao khi bắt đầu chuyển sang phần phê bình về truyện, Đỗ Đức Hiểu lại đưa Thạch Lam
lên đầu Đỗ Đức Hiểu đã thâu tóm được phong cách sáng tác văn chương của
Thạch Lam: “Nhẹ nhàng, buồn hiu hắt, đậm đà hương vị đồng quê, nhiều
bóng tối mà chói sáng, mối tình thương yêu hiển hoà, nhân hậu, phẳng phất chất thơ toả lên từ quê hương, đất nước” [5,165] Ngay trong tựa Gió đâu mùa Thạch Lam cũng đã viết: “Đối với tôi, văn chương không phải là văn chương một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới đầy giả dối và tàn ác vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”
Để làm rõ phong cách Thạch Lam, Đỗ Đức Hiểu đã đi khảo sát tác
phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam viết về cuộc sống nơi phố huyện ở Hải Dương “Có thể thấy ở Hai đứa trẻ truyện của xung đột giữa bóng tối và ánh sáng, bóng tối hay nghèo nàn và cô độc, ánh sáng chỉ là ước mơ, thoáng qua mở đầu truyện, ánh sáng tắt dân Kết thúc truyện bóng tối tràn ngập phố huyện, hay tràn ngập thế giới Và có thể thấy ở đây triết lí của Thạch Lam về thân phận con người Biến diễn truyện là sự tranh chấp bóng tối/ánh sáng” [2.166]
Trang 39Nhà phê bình đã đi vào khám phá cái thế giới nghệ thuật, trước hết là không gian và thời gian nghệ thuật, được nhìn nhận thông qua việc tìm hiểu ngôn từ trong tác phẩm “ông đã sáng tạo một ngôn từ nghệ thuật riêng, để biểu đạt cái xao động, cái náo nức của sự sống khẽ vang lên dội lên trong một không gian, thời gian tĩnh mịch, để diễn tả cái nhẹ nhàng, thanh thoát, dịu hiển của tâm hồn Liên: êm ả, yên lặng, thong thả, gượng nhẹ, nhỏ xíu, yên tĩnh, mơ hồ, mênh mang, tịch mịch, liên kết với nhau thành một dải lụa nhẹ nhàng bay” [5,168]
Từ những phát hiện đó, tác giả đã có cái khẳng định câu văn trong tác phẩm của Thạch Lam, có sức rung động, có khả năng đánh thức con người:
“Thạch Lam thường sử dụng vẻ cú pháp, những câu đẳng lập, đều đều, nhịp
độ khoan thai, điểm tĩnh mà vẫn gây những chấn động nhẹ nhàng và thấm thía” Đặc điểm văn phong của Thạch Lam “bình lặng, thong thả, lắng dần vào tâm hồn người đọc Câu văn của ông ngắn khiêm nhường Dù diễn tả cái náo nức bên trong, cái sôi động của ước mơ Thạch Lam vẫn nhẹ nhàng tự nén ngòi bút” [5,168]
M.Gorki từng nói “Văn học là nhân học” Trong văn học, vẻ đẹp nhân bản của con người luôn luôn là một phương tiện thẩm mĩ Ngay từ đầu tác phẩm, Thạch Lam đã miêu tả những biến động trong tâm hồn nhân vật Hai
đứa trẻ, tác phẩm viết về cảnh phố huyện nghèo nàn, đó là bức tranh buổi tối
Trang 40Đứng trước cái khung cảnh bóng tối lấn dần không gian, Đỗ Đức Hiểu
đã phát hiện ra “bằng nghệ thuật hồi tưởng bừng sáng chốc lát, bằng ngôn từ
dịu nhẹ và thấm thía, những câu nhiều thanh bằng, Thạch Lam thúc giục con người hãy suy nghĩ về số phận người phụ nữ Ông là nhà thơ của những người phụ nữ tần tảo, đảm đang, chịu bao đau khổ và bất công trong một xã hội gia trưởng tàn nhãn, đóng kín Cuộc đời người đàn bà chim trong bóng tối, bị chôn vùi trong bóng tối Ngòi bút Thạch Lam êm dịu, đượm chất thơ, thấm sâu vào tâm hồn người đọc” [5,171]
Với những trang viết thấm thía tâm huyết và nhạy cảm của nhà phê
bình, Đỗ Đức Hiểu đã nắm bắt được phong cách của nhà văn Thạch Lam, ông đã khái quát được đặc điểm trong tác phẩm của Thạch Lam “là những bản
nhạc dịu dàng gồm những nhịp nhẹ khe khẽ hát ca” 2.2.2.5 Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
Nguyễn Đăng Mạnh đã từng thâu tóm tư tưởng và phong cách Nguyễn Tuân trong một chữ “ngông”: “cái ngông vừa có màu sắc cổ điển tiếp nối cái
ngông của các nhà Nho bất đắc chí như Tú Xương, Tản Đà, vừa lại có màu sắc
hiện đại tiếp thu được ở chủ nghĩa siêu nhân Nitto O nghé thuật thì tư tưởng
nghệ thuật cũng như quy luật nội tại của thế giới hình tượng đều gắn với một
chữ “ngông” Chơi ngông tất phải làm những chuyện ngược đời, phải dở
những trò trái tai gai mắt để tỏ thái độ khinh bạc với thiên hạn Nhưng ngược
đời mà không có tài hoa và nhân cách hơn đời thì chỉ là lố bịch, là thái độ của người ngu hay kẻ điên Điều đó giải thích ngòi bút độc đáo gai góc và lối viết đặc biệt tài hoa của Nguyễn Tuân, thể hiện tư cách chọn đề tài, cách dựng cảnh, dựng người đến giọng văn và lối đặt dùng từ” (Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn - Nguyễn Đăng Mạnh) Mặc dù đi vào tìm hiểu
Nguyễn Tuân có muộn hơn nhưng Đỗ Đức Hiểu đã có những tìm tòi phát hiện