1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Chuyên đề dạy thêm ngữ văn lớp 6

13 4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 128,5 KB

Nội dung

ÔN TẬP TUẦN 1 I. Truyền thuyết: 1. Khái niệm: Là một loại truyện cổ dân gian Kể về một câu chuyện lịch sử, một sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử thời xa xưa Chứa đựng yếu tố kì ảo, hoang đường Thể hiện cách cảm, cách nghĩ, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử. 2. Chức năng: Phản ánh và lí giải các nhân vật, những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng to lớn với cộng đồng, dân tộc. Chủ đề cơ bản: Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nức. 3. Nhân vật, cốt truyện trong truyền thuyết: Nhân vật: Được xây dựng hết sức đơn giản, chỉ miêu tả sơ lược ngoại hình và hành động của nhân vật mà không chú ý miêu tả tình cảm, ý chí, nguyện vọng của nhân vật Cốt truyện: đơn giản, ít tình tiết.

Chuyên đề dạy thêm ngữ văn lớp 6 ÔN TẬP TUẦN 1 I. Truyền thuyết: 1. Khái niệm: Là một loại truyện cổ dân gian - Kể về một câu chuyện lịch sử, một sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử thời xa xưa - Chứa đựng yếu tố kì ảo, hoang đường - Thể hiện cách cảm, cách nghĩ, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử. 2. Chức năng: - Phản ánh và lí giải các nhân vật, những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng to lớn với cộng đồng, dân tộc. - Chủ đề cơ bản: Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nức. 3. Nhân vật, cốt truyện trong truyền thuyết: - Nhân vật: Được xây dựng hết sức đơn giản, chỉ miêu tả sơ lược ngoại hình và hành động của nhân vật mà không chú ý miêu tả tình cảm, ý chí, nguyện vọng của nhân vật - Cốt truyện: đơn giản, ít tình tiết. II. Truyện “ Con Rồng, cháu Tiên” Câu hỏi 1: Nêu ý nghĩa của truyện “ Con Rồng, cháu Tiên”: - Đây là một huyền thoaị đẹp và giàu ý nghĩa. Truyện giải thích, khẳng định và ca ngợi nguồn cội và dòng giống của dân tộc Việt Nam là vô cùng cao quý - Thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi ngừi dân Việt Nam - Nhắc nhở tình nghĩa đồng bào và tình nghĩa cốt nhục là vô cùng thiêng liêng. Câu hỏi 2: Em hiểu thế nào là yếu tố kì ảo, hoang đừng? Nêu ý nghĩa của các chi tiết kì ảo được sử dụng trong truyện “ Con Rồng, cháu Tiên” - Chi tiết tưởng tượng, kì ảo: Là những chi tiết, hình ảnh kì lạ, không có thật trong cuộc sồng thực mà là sản phẩm của trí tượng phong phú, sáng tạo của nhân dân ta. - ý nghĩa: + Giúp họ nhìn nhận, giải thích những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà con người chưa lígiải được ( vì chưa có sự phát triển của khoa học). Qua các chi tiết này người xưa muốn gửi gắm ướcmơ của mình + Chi tiết tưởng tượng, kì ảo tạo nên sức hấp dẫn và màu sắc của truyền thuyết. Không có các chi tiết này thì sẽ không có truyền thuyết ( Lấy ví dụ để chứng minh) Câu hỏi 3: Giải thích ngắn gọn hai tiếng “ đồng bào” - đồng : cùng, bào : bọc -> Hai tiếng “ đồng bào” nghĩa là cùng chung một bọc. Nó có ý nghĩa sâu sắc. Với hai tiếng này, cha ông ta khẳng định: Tất cả mọi người dân Việt Nam đều có chung cội nguồn, chung mộtt dòng giống, cùng một huyết thống vô cùng thân thiết. Hai tiếng “ đồng bào” biểu lộ một cách chân thành tình yêu thương và đoàn kết dân tộc. II. Truyện “ Bánh chưng, bánh giày”. Câu 1. Nêu ý nghĩa truyện “ Bánh chưng, bánh dày”: Truyện “ Bánh chưng, bánh dày” đề cao: - Thái độ trân trọng, yêu quý những điều, những thứ giản dị, gần gũi, gắn bó với cuộc sống của mỗi người. Đề cao trí thông minh và nghề nông. 1 Chuyên đề dạy thêm ngữ văn lớp 6 - Tình cảm yêu quý, thái độ trân trọng của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Tình cảm,thái độ chân thành cũng như những thứ gần gũi, thiết yếu trong c.s hàng ngày. Đó là những thứ nuôi dưỡng con người. - Ý thức xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những điều giản dị nhưng thiêng liêng và giàu ý nghĩa của nhân dân. Câu hỏi 2: Trong các lang chỉ có lang Liêu được thần giúp đỡ, vì sao? - Mẹ chàng trước kia bị ghe lạnh, ốm rồi chết. So với tất cả anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. - Tuy là con vua nhưng “từ khi lớn lên, ra ở riêng” chàng “ chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lua, trồng khoai, c/s như người dân thường. - Chàng là người hiểu được ý thần: Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo; chàng còn biết sáng tạo để thực hiện được ý đó: Lấy gọa làm bánh để lễ Tiên vương. Câu hỏi 3: Ý nghĩa sâu xa của của hai chiếc bánh dùng để lễ Trời đất và Tiêng vương là gì? - Hình dáng bánh tượng trưng cho Trời, Đất theo quan niệm “ Trời tròn, Đất vuông”. - Gạo tượng trưng cho những gì tinh túy nhất của Trờ, Đất. - Thịt mỡ, đậu xanh, lá dong tượng trưng cho cầm thú, cây cỏ muôn loài của thế giới tự nhiên. - Lá bọc ngoài, mĩ vị bên trong tượng trưng cho sự đùng bọc, yêu thương. Câu 4: Vì sao vua cha lại chọn Lang Liêu là người nối ngôi. - Lang Liêu làm được hai loại bánh quý mang ý nghĩa sâu xa. Đó là loại bánh đề cao Trời , Đất, Tổ tiên. - Là người gần gũi gắn bó với công việc cấy cày, đồng áng, khi lên ngôi sẽ phát triển nghề nông, mang lại ấm no, thái bình cho dân. Đây chính là ý của nhà vua. III. Truyện “ Thánh Gióng”. Câu 1: Trong Truyện “ TG” có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính? - Các nhân vật: Vợ chống ông lão, TG, nhà vua, sứ giả, người dân… - Thánh Gióng là nhân vật chính. * Nhân vật TG được xây dựng bằng những chi tiết kì ảo, giàu ý nghĩa nào? - Thụ thai khác thường: Bà mẹ ướm vết chân mà thụ thai. - Mang thai khác thường: Mang thai 12 tháng. - Lên ba mà vấn không biết nói, biết vười, biết đi. Nghe tiếng sứ giả bống nhiên cất tiếng nói, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói xin mời sứ giả vào gặp để xin đi đánh giặc. - Từ khi gặp sứ giả bỗng lớn nhanh như thổi. - Khi có ngựa và vũ khí, vươn vai thành tráng sĩ. - Ngựa sắt phun ra lửa. - Đánh tan giặc, Gióng bay về trời. Câu 2. Ý nghĩa các chi tiết trong truyện: a.Ý nghĩa chi tiết “ tiếng nói đầu tiên”: - Ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng. Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói của lòng yêu nước. - Thể hiện ý thức chống giặc của dân tộc, khi có giặc ngoại xâm, không chỉ người lớn mà cả các em nhỏ cũng có ý thức đánh giặc. - Thể hiện sự thần kì: Chưa hề biết nói, biết cười nhưng lại nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước -> Sức mạnh của tình yêu nước. 2 Chuyên đề dạy thêm ngữ văn lớp 6 b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt: - Thể hiện sự kì lạ, khác thường của TG: Không đòi đồ chơi, đòi vũ khí đánh giặc. - Cho thấy thời kì Vua Hùng đã phát triển đồ dùng bằng sắt. - Cho thấy muốn đánh thắng giặc cùng cần phải có vũ khí và phương tiện hiện đại. c. Chi tiết “ bà con góp gạo nuôi TG”: - Biểu hiện cho tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm. - Người anh hùng trưởng thành từ trong nhân dân, lớn lên từ trong nhân dân, từ sự yêu thương đùm bọc của nhân dân => Chính vì vậy, người anh hùng ấy mang sức mạnh của nhân dân, cất lên tiếng nói của nhân dân. d. Chi tiết “ Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ”: - Trong tình hình cấp bách, người anh hùng mang sức mạnh của dân tộc phải mang tầm vóc phi thường, phải có tầm vóc như các vị thần khổng lồ mới đánh thắng giặc ngoại xâm hùng mạnh. - Tượng trưng cho sức mạnh và sự trưởng thành vượt bậc của dân tộc ta trong buổi đầu đánh giặc giữ nước. đ. Chi tiết “ Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc”: - Tinh thần, ý chí quyết tâm đánh giặc đến cùng. - Trí thông minh, nhạy bén, sự sáng tạo, xử lí linh hoạt tình huống trên chiến trường biết khắc phục khó khăn để đánh giặc, đồng thời cũng thể hiện sự linh hoạt khi biết kết hợp các vũ khí hiện đại và thô sơ. - Sức mạnh làm nên chiến thắng là sức mạnh tổng hợp, sức mạnh toàn dân. e. Chi tiết “ Gióng đánh giặc xong, cưỡi ngựa bay về trời”: - Đề cao người anh hùng, thay trời trị tội bọn xâm lược. - Thể hiện thái độ vô tư, không cần đền ơn hay ban danh lợi. - Đó chính là sự trở về trong lòng dân và bất tử trong lòng dân. Câu 3: Thánh Gióng hội tụ nhiều nguồn sức mạnh để chiến thắng kẻ thù, theo em đó là nguồn sức mạnh nào? - Sức mạnh của thần linh, của Trời, Đất ( Gióng được sinh ra từ một vết chân lạ) - Sức mạnh của cộng đồng: cả làng góp gạo nuôi TG. - Sức mạnh của vũ khí bằng sắt, của thành tựu KHKT. - Sức mạnh của thiên nhiên: Những bụi tre lang. Câu 4: Ý nghĩa hình tượng TG: - TG là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng nhỏ tuổi cứu nước. - TG là người anh hùng của nhân dân, lớn lên từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, mang theo sức mạnh của nhân dân -> Chân lí của thời đại: Muốn thắng giặc phải dựa vào sức mạnh của nhân dân. - TG tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mặng quật khởi của dân tộc. - Thể hiện khắt vọng của nhân dân: Mong có sức lực phi thường để đánh thắng giặc ngoại xâm. Câu 5: Truyện TG liên quan đến sự thật lịch sử nào? - Thời đại HV, nhân dân ta phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ độc lập. - Vũ khí của quân ta ngày càng hiện đại tối tân hơn. - Trong việc chống giặc ngoại xâm, chúng ta phải huy động sức mạnh của toàn dân và dùng tất cả các phương tiện từ hiện đại đến thô sơ để chống giặc. Câu 6: Tại sao hội thi thể theo trong nhà trường phổ thông lại mang tên “ Hội khỏe Phù Đổng”? 3 Chuyên đề dạy thêm ngữ văn lớp 6 - Đó là hội thi biểu dương sức khỏe để học tập và xd đ/n, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đẹp đẽ về chàng trai Phù Đổng. là biểu tượng cho ý chí và tinh thần chiến thắng rất phù hợp với mục đích của thể thao. ………………………………………………………. SƠN TINH – THỦY TINH. Câu 1: Tóm tắt truyện “ Sơn Tinh – Thủy Tinh”: Hùng Vương thứ 18 có một người con đến tuổi lấy chồng. Vua Hùng tổ chức hội kén chồng cho con. Biết tin, Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng tài giỏi khác thường, vua Hùng ra điều kiện sính lễ và hôm sau ai đem đến trước sẽ được cưới MỊ Nương và Sơn Tinh đã thắng. Thủy Tinh đến sau đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh ST. ST thắng, TT đành rút quân. Từ đó, hằng năm TT vẫn làm mưa, làm gió để trả thù ST. Câu 2: ST và TT được miêu tả bằng những chi tiết kì ảo nào? * Sơn Tinh: - Có nhiều phép lạ: “ vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phí tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”. Sơn Tinh có thể dùng phép lạ “ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi lại càng dâng cao bấy nhiêu. -> Nhân vật St tượng trưng cho khát vọng có sức mạnh phi thưởng và năng siêu phàm để khắc phục chế ngự và chiến thắng thiên nhiên. * Thủy Tinh: “ gọi gió, gió đến, hô mưa mưa về”. Thủy Tinh có thể “ hô mây, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời”. -> TT tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp c/s con người. => ST và TT đều là những nhân vật do trí tưởng tượng của nhân dan ta sáng tạo nên dựa trên cơ sở thực tế là cuộc đấu tranh chống lũ lụt thường niên của nhân dân ta ở vùng châu thổ Sông Hồng Câu 3: Ý nghĩa của truyện ST – TT? - Giait thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt như một quy luật của hiện tượng tự nhiên xảy ra ở vùng châu thổ sông Hồng vào tháng Tám hàng năm. - Ca ngợi công cuộc trị thủy của người Việt cổ. - Thể hiện ước mơ có sức mạnh phi thường để chế ngự và chiến thắng thiên tai, lũ lụt. Câu 4: Bài học rút ra từ câu chuyện? - Cần có nhận thức đúng đắn về vấn đề môi trường, có thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên và môi trường. - Thiên nhiên có quy luật của thiên nhiên, để thiên nhiên không “nổi giận”, con người không chỉ tìm cách chế ngự nói mà còn phải học tập cách sống hòa hợp, biết “ sống cùng” thiên nhiên. Câu 5: Từ truyện “ ST – TT”, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời còn trồng hàng triệu héc ta của nhà nước trong giai đoạn hiện nay: - Nhà nước ta chủ trương xây dựng, củng cố đê điều là hành động của chàng ST đấu tranh chống TT 4 Chuyên đề dạy thêm ngữ văn lớp 6 - Nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời còn trồng hàng triệu héc ta rừng là hành động chủ động chống thiên tai lũ lụt để có thể sống hòa hợp với thiên nhiên. -> Đấy là h/đ mà ST chưa từng làm. => Ngày nay, hai hành hành động này cần phải được đề cao và song hành cùng nhau. Câu 6: Nêu tên 1 số truyện dân gian liên quan đến thời các vua Hùng: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng, bành giày, TG… …………………………………………………………. SỰ TÍCH HỒ GƯƠM. Câu 1: Vì sao Đức LQ cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần? - Nghĩa quân LS là đội quân chính nghĩa, chiến đấu đánh đuổi giặc Minh bạo ngược giành độc lập cho dân. - Buổi đầu k/n, thế lực của nghĩa quân còn non yếu nên nhiều lần bị thua. - Đức LQ là linh thần, là thủy tổ của dân tộc, Ngài muốn cho nghĩa quân thắng giặc. Câu 2: Lê Lợi nhận được gươm thần như thế nào? Cách LQ cho LL và nghĩa quân LS mượn gươm thần có gì đặc biệt? - LL không trực tiếp nhận được thanh gươm. - Người đánh cá Lê Thận thả lưới bắt được gươm. Khi LL đến nhà Lê Thận thì “ gươm sáng rực lên”. - LL bị giặc đuổi,. thấy “: ánh sáng lạ”, ông bắt được chuôi gươm nạn ngọc trên cây đa. - Nhớ lưỡi gươm nhà Lê Thận, LL lấy chuôi gươm, sau đó tra vào lưỡi gươm ở nhà Lt thì vừa như in. - Lê Thận nâng gươm, trao cho LL. - Mọi người nhận thấy thanh gươm là báu vật của trời và khẳng định rằng “ đây là trời có ý phó thác cho minh công”. * Ý nghĩa: - Các sự kiện: bắt được lưỡi gươm, chuôi gươm, khớp lưỡi gươm và chuôi gươm vào với nhau ta thấy được quá trình hình thành và pt của nghĩa quân chống quân Minh do LL lãnh đạo là khá gian nan, từ trứng nước cho đến sự hợp nhất hùng mạnh. - Sức mạnh của thanh gươm thần là sức mạnh tập hợp từ vùng sông nước đến vùng đồi núi, từ miền xuôi đến miền ngược. - Mỗi bộ phận của gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì “ vừa như in” thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc của toàn dân tộc. 5 Chuyên đề dạy thêm ngữ văn lớp 6 - Chữ “ Thuận Thiên” trên thanh gươm nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, thuận lòng trời, hợp ý dân của k/n LS. Câu 3: Sức mạnh của thanh gươm thần với nghĩa quân LS? - Nhuệ khí nghĩa quân ngày một tăng, quân Minh kinh hồn bạt vía. - Từ bị động trốn tránh, nghĩa quân chủ động tìm giặc đánh. - Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn ra mãi, tiêu diệt và đuổi hết bọn giặc ra khỏi bờ cõi. Câu 4: Khi nào LQ đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra như thế nào? - Diễn ra ở hồ Tả Vọng. - Nhà vua ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ, LQ sai rùa vàng lên đòi gươm - Rùa vàng nhô lên, vua thấy lưỡi gươm bên mình động đậy. Rùa biết nói tiếng người “ xin bệ hạn hoàn gươm lại cho LQ”. Nhà vua trả gươm, rùa vàng đớp lấy lặn xuống nước. Sau khi lặn xuống nước, người ta vẫn còn thấy vật gì le lói dưới mặt hồ xanh. Câu 5: Ý nghĩa của truyện. - Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của k/n Lam Sơn. Đây là cuộc k/c được nhân dân mọi miền ủng hộ, là cuộc k/n thuận ý trời, hợp lòng dân nên đã tạo được sức mạnh to lớn và đã thắng lợi hoàn toàn. - Ca ngợi chiến thắng oanhg liệt của nghĩa quân, đề cao LL cùng triều đại nhà Lê. - Giải thích tên gọi của hồ Hoàn Kiếm, đồng thời nói lên khát vọng của nhân dân ta được sống trong hòa bình, không phải dùng đến vũ khí chiến tranh ( CT kết thúc, công cụ mà nhân dân ta cần là công cụ lđ, không phải vũ khí ct). Câu 6: Rùa vàng tượng trưng cho ai? Điều gì? - Rùa vàng là biểu tượng cho linh khí của dân tộc, là h/ả tượng trưng cho trí tuệ, cho t/c của nhân dân đối với đ/n. + Trong “ Truyền thuyết ADV”: Có thần Kim Quy, An Dương Vương mới xây được Loa thành và tạo ra nỏ thần để giữ nước. Không có thần KQ, ADV rơi vào bi kịch nước mất nhà tan,. + Trong “ Sự tích hồ Gươm”: H/ả rùa vàng là sự tôn vinh triều đại nhà Lê, thể hiện t/c trí tuệ và khát vọng hòa bình của dân tộc. ………………………………………… TỪ TIẾNG VIỆT I. Các cơ sở phân loại từ Tiếng Việt 1. Xét theo nguồn gốc: - Từ thuần Việt: Từ do nhân dân ta sáng tạo ra. - Từ mượn: Là những từ vay mượn của nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà Tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. 2. Xét về cấu tạo: - Từ đơn. - Từ phức. 6 Chuyên đề dạy thêm ngữ văn lớp 6 3. Xét về đặc điểm ngữ pháp và nội dung ý nghĩa: Phân chia thành 12 từ loại L Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, phó từ, chỉ từ, đại từ, quan hệ từ, trợ từ, thán từ, tình thái từ… BÀI 1: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT I. Phân biệt tiếng và từ. - Tiếng là đơn vị ngôn ngữ để tạo nên từ. một lần phát âm được gọi là một tiếng. - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo câu. VD: Hôm nay, em đi học -> 5 tiếng, 4 từ. II. Phân loại từ Tiếng Việt ( theo cấu tạo), 1. Từ đơn: Là từ chỉ có 1 tiếng. VD: lá,m hoa, quả… * Chú ý: Từ đơn là từ có 1 tiếng có nghĩa và có khả năng dùng độc lập. Các tiếng không có nghĩa hoặc có nghĩa nhưng không dùng độc lập đều không phải là từ đơn. - Bên cạnh các từ đơn có 1 tiếng ( từ đơn đơn âm), còn có các từ đơn có nhiều tiếng ( từ đơn đa âm). 2. Từ phức: Là những từ có 2 tiếng trở nên. 3. Phân loại từ phức: Căn cứ vào quan hệ giữa các tiếng mà người ta chia từ phức ra làm hai loại chính. a. Từ ghép: + Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa gọi là từ ghép . Ví dụ : quần áo , cỏ cây, hoa lá - Căn cứ vào vai trò của mỗi tiếng trong cấu tạo từ, chia từ ghép ra làm 2 loại: + Từ ghép đẳng lập: Ghép các tiếng có quan hệ ngang hàng về mặt nghĩa. VD: Cha mẹ, đất nước, anh em, sách vở… + Từ ghép chính phụ: Ghép các tiếng có quan hệ không ngang hàng nhau về mặt nghĩa, trong đó có tiếng có nghĩa chính, tiếng có nghĩa phụ. Tiếng có nghĩa phụ bổ dung cho tiếng có nghĩa chính. + Nghĩa của từ ghép đẳng lập mang tính hợp nghĩa ( Từ ghép tổng hợp), nghĩa của từ ghép chính phụ mang tính phân nghĩa ( Từ ghép phan loại). b. Từ láy: Ghép các tiếng có quan hệ với nhau về âm thanh, trong đó 1 tiếng có nghĩa, tiếng kia láy lại âm thanh của tiếng có nghĩa. ( Hoặc cả hai tiếng đều không có nghĩa, chúng chỉ có nghĩa khi kết hợp lại với nha). Ví dụ : xanh xanh .xinh xinh , long lanh - Các loại từ láy: + Từ láy toàn bộ: Tiếng sau láy lại hoàn toàn âm thanh của tiếng có nghĩa gốc. VD: rào rào, xinh xanh. + Chú ý: Có một số từ láy toàn bộ nhưng để hài hòa về mặt ngữ âm, có thể bị biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối: Biến đổi thanh điệu: trắng trắng -> trăng trắng; đỏ đỏ -> đo đỏ, thăm thẳm. Biến đổi phụ âm cuối: thẳm thẳm -> Hút hút -> hun hút; bật bật -> bần bật. + Nghĩa của từ láy toàn bộ có thể tăng hoặc giảm so với nghĩa của tiếng gốc. VD: Nghĩa tăng: Hun hút, thăm thẳm. Nghĩa giảm: trăng trắng, đo đỏ, tim tím… + Từ láy bộ phận : - Láy phụ âm đầu: long lanh, nhấp nhô, lung linh. - Từ láy âm: liêng chiêng, liêu xiêu, lào xào… 7 Chuyên đề dạy thêm ngữ văn lớp 6 - Nghĩa của láy bộ phận có thể thay đổi so với nghĩa của tiếng gốc: VD: Xanh -> xanh xao, GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT. I. Một số khái niệm: 1. Giao tiếp: là hành động dùng ngôn ngữ để truyền đạt tư tưởng, tình cảm của mình đến người khác hoặc tiếp nhận tư tưởng, t/c của người khác. ( Ngôn từ là phương tiện giao tiếp thông thường và hữu hiệu nhất.) 2. Văn bản: Là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có tính thống nhất về chủ đề, có liên kết, mạch lạc, vận dụng PTBĐ để thực hiện mục đích giao tiếp. 3. Phương thức biểu đạt: ……………………………………………………… THẠCH SANH Câu 1: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Ý nghĩa của sự ra đời đó? - Bố mẹ già mới sinh được TS. - Vốn là con Ngọc Hoàng đầu thai vào nhà hai vợ chồng đã già, tốt bụng -> Nguồn gốc thần tiên, Thach Sanh vốn là người trời. - Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh TS. - Được thiên thần dạy võ nghệ và đủ các phép thần thông. => Nhân vật vừa có nét khác thường của các nhân vật truyền thuyết ( diệt Chằn tinh, đại bàng ), vừa có nét bình thường của nhân vật cổ tích. Đặc điểm này vừa làm cho nhân vật có tính chất kì lạ của thần linh, vừa giàu tính cụ thể, sống động, gần gũi với c/s đời thường của nhân dân. Đồng thời làm cho 8 Chuyên đề dạy thêm ngữ văn lớp 6 truyện thêm hấp dẫn, thể hiện quan điểm của nhân dân về nhân vật lí tưởng: Tô đậm t/c đẹp đẽ của nhân vật, n/v sinh ra và lớn lên khác thường sẽ làm lên chuyện phi thường. Câu 2: Trước khi kết hôn với công chúa TS đã trải qua những thử thách nào? Thạc Sanh phải trả qua nhiều thử thách liên tiếp và ác liệt như Thạch Sanh. - Bị Lí Thông lừa đi canh miếu -> Giết chằn tinh. - Lí Thông lừa lần 2 -> bắn đại bàng, tìm được hang cứu công chúa. ( bị LT lấp cửa hang) -> Cứu con vua Thủy tề. - Hồn Chằn tinh, đại bàng báo thù -> bị bắt giam trong ngục tối -> đánh đàn, cứu công chúa khỏi bị câm. - Đánh lui quân 18 nước chư hầu.  Qua những lần thử thách đó, TS bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp: chất phác, thật thà, dũng cảm, tài năng và lòng khoan dung độ lượng. Chàng thực sự là một dũng sĩ trong cuộc đấu tranh diệt trừ cái ác ( với búa sắt và cung vàng chàng giống như một dũng sĩ, với cây đàn chàng lại như một nghệ sĩ đấu tranh cho c/s yên vui, cho t/y và công lí…). Câu 3: Sự đối lập giữa LT và TS. Thạch sanh Lí Thông Vô tư Vụ lợi ( LT thấy TS khỏe thì nghĩ: Có nó ở cùng thì lợi biết bao) Thật thà Xảo trá, lừa lọc ( lừa đi canh miếu, lừa bảo chằn tinh là do vua nuôi, lừa xuống hang rồi lấp kín cửa ) Vị tha Tham lam, xảo quyệt, tàn nhân độc ác ( sai quân lấp cửa hang giết TS  Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, chính nghĩa và gian tà. Câu 4 : Ý nghĩa chi tiết tiếng đàn và niêu cơm thần. * Tiếng đàn: - Đó là tiếng đàn công lí: giúp TS được giải oan, Lí Thông bị vạch mặt. - Tiếng đàn hòa bình, nhân đạo, tượng trưng cho sức mạnh của chính nghĩa: Nghe tiếng đàn, quân 18 nước chư hầu không nghĩ đến chuyện đánh nhau, cởi giáp xin hàng. - Tiếng đàn tình yêu: Nhờ tiếng đàn mà công chúa nhận ra TS, họ đã đươck kết duyên hạnh phúc. * Niêu cơm thần: - Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn không hết -> sự khoan dung độ lượng, tấm lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. - Khát vọng của người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 9 Chuyên đề dạy thêm ngữ văn lớp 6 Câu 5: Ý nghĩa kết thúc truyện: - Truyện kết thúc có hậu, mẹ con LT phải chết, TS kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. - Thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về lẽ công bằng trong cuộc đời:… -> Cách kết thúc phổ biến của truyện cổ tích. Câu 6: Nếu ý nghĩa của hình tượng Thạch Sanh? Thạch Sanh là hình tượng tiêu biểu cho những phẩm chất cao đẹp của nhân dân lao động. Đó là con người chất phác thật thà, sống có tình nghĩa, vị tha. Nhưng nét nổi bật nhất là lòng dũng cảm và tài năng phi thường. Đồng thời cùng là người yêu chuộng công lí, hòa bình -> Là sự kết hợp hài hòa tuyệt đẹp giữa tài năng và phẩm chất đạo đức, giữa sức mạnh tuyệt vời và tâm hồn cao đẹp, giữa búa sắt, cung vàng và cây đàn kì diệu. Có thể thấy, trong truyện cổ tích, TS là nhân vật đẹp nhất, tiêu biểu nhất và hoàn hảo nhất. Câu 7: Nêu ý nghĩa của truyện TS? - Truyện phản ánh cuộc đấu tranh nhiều mặt của nhân dân ta ( Đấu tranh thiên nhiên chống loài ác thú ( đại bàng trên trời, chằn tinh dưới đất); đấu tranh giai cấp ( TS – LT); đấu tranh chống ngoại xâm, đấu tranh co t/y đôi lứa. Trong đó cuộc đấu tranh chính là giữa thiện và ác, lao động và bóc lột, giữa phẩm chất anh hùng, cao thượng và bạc nhược thấp hèn. Cuối cùng chính nghĩa đã chiến thắng -> Thể hiện ước mơ của nhân dân về cái thiện thắng cái ác. - Thể hiện ước mơ , niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của dân tộc VN. ………………………………………………… Tuần 7 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT Chữa lỗi dùng từ. I. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 1. Thế nào là từ nhiều nghĩa: Một từ nhưng có nhiều nét nghĩa được gọi là từ nhiều nghĩa. 2. Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Là hiện tượng chuyển nghĩa của từ tạo nên từ nhiều nghĩa. 3. Các nét nghĩa của từ nhiều nghĩa: - Nghĩa gốc: ( Còn gọi là nghĩa chính, nghĩa đen): là nghĩa xuất hiện ngay từ đầu, là cơ sở để hình thành các nét nghĩa khác. - Nghĩa chuyển ( còn gọi là nghĩa phụ, nghĩa phát sinh, nghĩa bóng) 10 [...].. .Chuyên đề dạy thêm ngữ văn lớp 6 * Lưu ý: - Trong các trường hợp bình thường, từ nhiều nghĩa thường chỉ được sử dụng một nghĩa, nhưng cũng có trường hợp được dùng với nhiều nghĩa để tạo ra cách hiểu bất ngờ) - Để hiểu đúng nghĩa của từ phải đặt từ trong ngữ cảnh, trong mối quan hệ với các từ khác, câu khác trong văn bản VD: - Lễ xong vua đem bánh ra ăn cùng... không? Có tác dụng gì? - Tạo tình huống để phát triển cốt truyện - Tạo thử thách cho nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất - Tạo mâu thuẫn, tạo tình huống đòi hỏi nhân vật phải giải quyết 11 Chuyên đề dạy thêm ngữ văn lớp 6 ( Trong loại truyện này, t/g dân gian không đố một lần mà là nhiều lần tạo nên hiện tượng chuỗi câu đó trong truyện) - Tạo sức hấp dẫn cho câu chuyện khiến người đọc hồi hộp, hứng thú... thức trong thực tế c/s  Mức độ của 4 lần đố tăng dần, câu đố sau khó hơn câu đố trước, người đố sau có vị thế cao hơn người đố trước, phạm vị người giải câu đố cũng ngày một rộng hơn 12 Chuyên đề dạy thêm ngữ văn lớp 6 Nhân vật em bé thông minh có đặc điểm gì? Đặc điểm ấy nói lên điều gì? - 13 ... mâm cỗ” Em bé đã lấy chiếc kim và đề nghị rèn cho mình một con dao -> Sd biện pháp “ Gậy ông đập lưng ông” bằng cách ra điều kiện cho vua., dồn vua vào thế bí không thể làm được Mà không có dao thì đương nhiên sẽ không có phương tiện để xẻ thịt chim theo y/c của vua - Lần thứ 4: Sứ thần nước ngoài đó: xiên được sợi chỉ mỏng qua thân một con ống vặn dài -> Các đại thần đều “ vò đầu bứt tai” tìm đủ mọi... máy móc hoạt động, vận hành Nhà chị Dậu phải chạy ăn từng bữa -> Kiếm, đưa về một cách vất vả Con đường ấy chạy qua hai quả núi -> Trải dài theo đường hẹp Anh ấy làm công việc chạy công văn -> Mang chuyển thư từ, công văn , giấy từ Thế là hắn chạy làng rồi -> bỏ, không tiếp tục Bố em đang chạy thuyền trên sông -> điều khiển, vận hàng phương tiện, máy móc * Bài tập 4: Tìm 5 ví dụ cho mỗi trường hợp chuyển . dày” đề cao: - Thái độ trân trọng, yêu quý những điều, những thứ giản dị, gần gũi, gắn bó với cuộc sống của mỗi người. Đề cao trí thông minh và nghề nông. 1 Chuyên đề dạy thêm ngữ văn lớp 6 -. có từ thích hợp để biểu thị. 2. Xét về cấu tạo: - Từ đơn. - Từ phức. 6 Chuyên đề dạy thêm ngữ văn lớp 6 3. Xét về đặc điểm ngữ pháp và nội dung ý nghĩa: Phân chia thành 12 từ loại L Danh từ, động. đại đến thô sơ để chống giặc. Câu 6: Tại sao hội thi thể theo trong nhà trường phổ thông lại mang tên “ Hội khỏe Phù Đổng”? 3 Chuyên đề dạy thêm ngữ văn lớp 6 - Đó là hội thi biểu dương sức khỏe

Ngày đăng: 18/10/2014, 13:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w