Các thao tác điều khiển xe hơi cơ bản

3 174 0
Các thao tác điều khiển xe hơi cơ bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các thao tác điều khiển xe hơi cơ bảnCác thao tác điều khiển xe hơi cơ bảnCác thao tác điều khiển xe hơi cơ bảnCác thao tác điều khiển xe hơi cơ bảnCác thao tác điều khiển xe hơi cơ bảnCác thao tác điều khiển xe hơi cơ bảnCác thao tác điều khiển xe hơi cơ bảnCác thao tác điều khiển xe hơi cơ bảnCác thao tác điều khiển xe hơi cơ bảnCác thao tác điều khiển xe hơi cơ bản

KỸ THUẬT LÁI XE HƠI AN TOÀN Đừng để …. vì cái…. BÀI 1: CÁC THAO TÁC ĐIỀU KHIỂN XE HƠI CƠ BẢN 1. Chuẩn bị lên xe: - Bước 1: Quan sát gầm xe và xung quanh xe xem có vấn đề gì lạ không. Mục đích: đề phòng có người ngủ quên dưới gầm xe hoặc người/chướng ngại vật đang ở gần xe - Bước 2: Mở cửa lên xe và đóng cửa lại càng nhanh càng tốt. Mục đích: Tránh cản trở giao thông khi mở cửa 2. Lên xe: - Bước 1: Điều chỉnh ghế về vị trí thuận lợi và thoải mái nhất. Những người lái xe chuyên nghiệp thường có thói quen này trước khi khởi hành. Cách để nhận biết vị trí ghế ngồi đã tối ưu chưa: 1. Đặt chân trái lên bàn côn, chân phải lên bàn phanh. Nhấn từng chức năng một xem sải chân có bị đuối khi đạp hết côn/phanh hay không; 2. Lưng vẫn tựa hẳn vào ghế một cách thoải mái trong khi tay trái đặt được tới vị trí cao nhất của vô-l ăng và tay phải vẫn nắm được cần số tại vị trí số xa nhất. - Bước 2: Thắt dây an toàn: nhằm đảm bảo người lái xe khi vào cua, xóc, lắc, phanh, ga mà không bị ảnh hưởng tới các thao tác lái xe. - Bước 3: Kiểm tra gương, nhấn thử phanh, côn, về số 0. Và khởi động máy. 3. Vị trí cầm vô-lăng: - Khi cầm vô-lăng, bốn ngón tay nắm lấy vành lái, ngón tay cái đặt phía trên vô-lăng. Vị trí tay đặt trên vô-lăng phải đảm bảo tính cơ động và thoải mái. Tối kỵ việc quặp ngón tay cái vào vô-lăng như hình 3. Các chấu trên vô-lăng của mỗi hãng xe có hình dáng khác nhau nhưng đều được các nhà sản xuất tính toán rất khoa học. Nếu coi vô-lăng như là mặt đồng hồ thì tư thế cầm lái thường ở những vị trí sau: + Tay trái đặt ở vị trí số 9h và tay phải đặt ở vị trí số 3h hoặc, + Tay trái đặt ở vị trí số 10h và tay phải đặt ở vị trí số 2h - Vị trí tay khi vào cua: Luôn phải nhớ kỹ nguyên tắc hai tay bắt chéo nhau khi đánh lái + Cua trái: Bắt chéo tay trái sang hết phía bên phải rồi đánh lái từ từ qua trái + Cua phải: Bắt chéo tay phải sang hết phía bên trái rồi đánh lái từ từ qua phải * Chú ý: Khi đánh lái hết qua trái hay qua phải ta sẽ nghe tiếng “kịch” và tiếng rung “gừ gừ” báo hiệu hết lái thì bạn nên xoay trả lại vô-lăng một hành trình khoảng 3cm để cho đỡ bị gắt lái. 4. Sử dụng côn (ly hợp): - Kỹ thuật cắt côn: Côn có tác dụng truyền hoặc ngắt truyền động từ động cơ tới hộp số. Khi chuNn bị cắt côn thì đưa bàn chân trái đặt lên mặt bàn chân côn, lấy gót làm trụ, dùng lực của chân tập trung vào năm đầu ngón chân, nhẹ nhàng nhấn côn xuống sát sàn xe. * Lưu ý : Khi cắt côn, người phải ở tư thế ngồi thẳng, chân đi giày, dép có quai hậu, không nên đi chân đất, guốc hoặc dép lê. - Kỹ thuật nhả côn: Mục tiêu của nhả côn là nhằm tiếp lực truyền động từ động cơ cho hộp số. Động tác nhả côn nên chia làm hai giai đoạn nhả rõ rệt: + Giai đoạn đầu nhấc chân nhanh, cho bàn đạp côn chạy trở lên chừng 2/3 hành trình toàn bộ của chân côn. Khoảng hành trình ấy cần thực hiện nhanh vì nó tương đương với thời điểm mâm ép của côn từ vị trí bị ép, tách rời đĩa côn mâm chủ động, nhanh chóng chuyển đến vị trí chuNn bị tiếp xúc lại với đĩa côn. + Giai đoạn hai là giai đoạn phải nhả côn hết sức từ từ, vì đó là thời điểm mâm ép đã bắt đầu tiếp xúc lại với đĩa côn. Thời điểm này xuất hiện trạng thái ma sát trượt nhẹ giữa các bộ phận này và chỉ chấm dứt khi các lò xo của mâm ép bung hết cỡ. Sau khi nhả hết chân côn thì đặt chân trái về vị trí ban đầu ở sàn xe. 5. Điều khiển cần số: Điều khiển cần số là đưa cần số vào các vị trí thích hợp để gài các cặp bánh răng tương ứng trong hộp số, nhằm truyền, thay đổi hoặc cắt truyền động từ động cơ đến bánh xe chủ động. Khi gạt cần số, mắt vẫn phải nhìn thẳng, tư thế ngồi vẫn ngay ngắn, tối kỵ nhầm lẫn số hoặc thao tác không dứt khoát. 6. Thao tác phanh: Mục đích của phanh là nhằm giảm bớt tốc độ và dừng xe lại Bàn chân phải chuyển tới bàn đạp phanh chân. Đối với xe có phanh dầu, phần đầu của bàn chân tì trên bàn đạp. Đối với xe có phanh hơi, cả bàn chân đều đặt trên bàn đạp, lấy gót tì trên sàn xe làm điểm tựa. Bàn chân lúc này ở trong tư thế chuNn bị sằn sàng phanh. Phanh xe: Đối với loại xe phanh dầu, lực của chân tập trung vào phần đầu của bàn chân, dận bàn đạp xuống khoảng 1/3 đến 1/4 hành trình của bàn đạp (tuỳ theo chất lượng hệ thống phanh của từng xe), rồi lại nhấc chân cho bàn đạp tự động trở về vị trí ban đầu, lặp lại động tác này từ 2 đến 3 lần, sau đó dận bàn đạp xuống cho tới khi gặp lực cản củ a áp suất dầu trong hệ thống phanh, bàn đạp không tiếp tục di chuyển được nữa thì dừng lại. Lần dận phanh cuối cùng này có tác dụng làm cho xe dừng hẳn. N hững lần dận phanh trước được gọi là phanh mớm hoặc phanh mồi, nó có hai tác dụng là hãm bớt tốc độ của xe lại và là động tác chuNn bị, nhằm xác định lại chất lượng hệ thống phanh để khỏi bất ngờ luố ng cuống khi hệ thống phanh trước đó tự nhiên có thể hỏng. Yêu cầu : - Mắt vẫn nhìn thẳng, không nhìn hoặc liếc xuống chân. Bàn chân phải đặt đúng vào bàn đạp phanh, không chệch, không lúng túng, mò mẫm. - Tư thề ngồi lái không thay đổi, không ưỡn người, không vặn người. - Động tác dận phanh từ tốn, nhịp nhàng, không hấp tấp. Chú ý đặc biệt: chân đi giày, nếu đi dép da nhựa, dép lốp phải có đủ quai hậu, mặt đế phải cắt khía. Cấm tuyệt đối sử dụng các loại dép lê, guốc, chân đất. 7. Ga và thao tác ga: Dận chân ga là động tác nhằm làm tăng tốc độ vòng quay của máy, tạo nên công suất cần thiết phù hợp với yêu cầu khắc phục các lực cản cho xe di chuyển. Dùng chân phải để dận chân ga, lấy gót chân làm điểm t ựa điều khiển bằng phần đầu bàn chân, từ từ áp bàn đạp ga xuống hành trình dài hoặc ngắn là tuỳ theo nhu cầu cần di chuyển. Khi công suất máy đã cân bằng với các lực cản, xe đã chuyển động đếu đúng với tốc độ theo ý muốn của người lái thì phải cố định vị trí bàn chân giữ chân ga. Tuyệt đại bộ phận thời gian dận chân ga là phải cố định ở các vị trí khác nhau, giữ cho tốc độ xe được ổn định . Khi cần gia tốc đột ngột cho máy để đáp ứng yêu cầu tăng số thì vẫn lấy gót chân làm điểm tựa dận thật nhanh chân ga xuống và lại nhấc phần đầu bàn chân lên ngay. Động tác ấy gọi là vù ga vào số. Yêu cầu: - Tiếng ga nghe êm và tăng dần đều khi dận ga. - Cố định được chân ga không bị ảnh hưởng vì rung xóc, làm cho chân ga bập bồng. - Khi tăng tốc đột ngột, tiếng ga nhẹ gọn và luyện cho quen với tiếng ga gia tốc ở mức độ trung bình và tăng ga gia tốc ở mức độ rất nhẹ (ga búng). Hết sức tránh tăng ga quá nặng khiến cho máy rú lên. 8. Kéo và nhả phanh tay Kéo và nhả phanh tay là động tác nhằm giữ cho xe đứng tại chỗ sau khi xe đã đỗ lại. a) Động tác cơ bản kéo phanh tay Tay phải cầm cần phanh tay, dùng lực từ từ kéo về phía sau, khi cần không di chuyển được nữa thì buông tay ra, trong khi cần di chuyển người lái nghe thấy tiếng kêu “ tách tách” đó là tiếng lẫy hãm trượt trên vành răng hãm lẫy. Thông thường hành trình của phanh tay tương ứng với 4 – 5 nấc hãm. b) Động tác cơ bản nhả phanh tay Bàn tay phải nắm cần phanh kéo nhẹ lên một chút rồi đồng thời dùng lực ngón cái ấn vào núm hãm l ẫy, từ từ đNy cần về phía trước (phía sàn xe) tới khi không di chuyển được nữa thì buông tay ra. Yêu cầu: - Mắt vẫn nhìn thẳng tay phải rời vị trí tay lái, cầm đúng vào tay nắm cần phanh tay, không mò mẫm và túm trượt. - Động tác kéo và thả từ tốn nhưng dứt khoát và kéo hoặc nhả hết cữ của cần kéo. Chú ý: Có nhiều trường hợp thấy xe có mùi khét và bốc khói là do nhả phanh tay không hết khi xe đang chạy. Project Manger of Johnson Vietnam Kevin Goudeau . KỸ THUẬT LÁI XE HƠI AN TOÀN Đừng để …. vì cái…. BÀI 1: CÁC THAO TÁC ĐIỀU KHIỂN XE HƠI CƠ BẢN 1. Chuẩn bị lên xe: - Bước 1: Quan sát gầm xe và xung quanh xe xem có vấn đề gì lạ. quên dưới gầm xe hoặc người/chướng ngại vật đang ở gần xe - Bước 2: Mở cửa lên xe và đóng cửa lại càng nhanh càng tốt. Mục đích: Tránh cản trở giao thông khi mở cửa 2. Lên xe: - Bước 1:. nhất. - Bước 2: Thắt dây an toàn: nhằm đảm bảo người lái xe khi vào cua, xóc, lắc, phanh, ga mà không bị ảnh hưởng tới các thao tác lái xe. - Bước 3: Kiểm tra gương, nhấn thử phanh, côn, về số

Ngày đăng: 18/10/2014, 00:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan