Phép biện chứng duy vật với Quản lý doanh nghiệp ở Việt NAM
Trang 1PhÐp biÖn chøng duy vËt víi Qu¶n lý doanh nghiÖp ë ViÖt NAM
Mục lục LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG I:THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO THỰC TIỄN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 3
1 Những ưu điểm và hiệu quả của việc vận dụng phép biện chứng duy vật vào doanh nghiệp: 3
2 Những khuyết điểm và hạn chế của việc vận dụng phép biện chứng duy vật: 5
CHƯƠNG II: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI VẬN DUNG PHÉP DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀO THỰC TRANG DOANH NGHIỆP 8
1 Người quản lý phải nắm bắt được chính xác quy luật khách quan 8
2 Phát huy tính sáng tạo của công nhân viên chức trong doanh nghiêp 9
3 Phát hiện kịp thời, phân tích và giải quyết mâu thuẫn đúng lúc, đúng chỗ, đủ điều kiện 10
KẾT LUẬN 11
Tài liệu tham khảo 12
Trang 2
LỜI NÓI ĐẦU
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp.Hệ thống các nguyên lý quy luật,phạm trù của nó không chỉ phản ánh đúng hoạt động của thế giới tự nhiên, xã hội, tư duy và là công cụ sắc bén nhận thức thế giới khách quan của con người, mà còn chỉ ra được những cách thức để định hướng đúng hoạt động cụ thể nhằm mang lại hiệu quả năng suất cao trong thực tiễn.
Quản lý doanh nghiệp là một quá trình kếp hợp giữa chủ quan và khách quan, nên không thể không có phương pháp tư duy đúng đắn mà dẫn đến thành công được; cũng như vậy,sẽ là hết sức sai lầm khi sử dụng phương pháp tư duy siêu hình trong quản lý nói chung, quản lý doanh nghiệp nói riêng Ph Ăngghen đã nhận định: “Phương pháp tư duy ấy (siêu hình – B.T.) mới xem thì có vẻ như hoàn toàn có thể chấp nhận được, bởi vì nó là phương pháp của cái mà người ta gọi là lý trí lành mạnh của con người…, tuy là một người bạn đường rất đáng kính…, nhưng dù sao thì nó cũng sẽ gặp phải một ranh giới mà nếu nó vượt quá thì nó cũng sẽ trở thành phiến diện, hạn chế, trìu tượng và sa vào những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được” Chính vì lẽ đó mà vận dụng những nội dung phép biện chứng duy vật vào trong thực tế quản lý doanh nghiệp mang một ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn.
Trang 3CHƯƠNG I:
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀOTHỰC TIỄN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
1 Những ưu điểm và hiệu quả của việc vận dụng phép biện chứngduy vật vào doanh nghiệp:
Mỗi doanh nghiệp hoạt động theo dạng nào là dựa vào cơ sở triết lý của nó Lẫn lộn những nhận định trong thực tiễn với những lý luận cao siêu có thể làm cho người ta ngạc nhiên, nhưng triết lý và cách thức tiến hành công việc làm ăn luôn là những người bạn tốt đối với người quản lý Những quyết định đưa ra trong thực tiễn hợp lý về công việc có nhiều cơ hội thành công một cách chắc chắn hưn nếu biết dựa vào sự tập hợp ý kiến, triết lý nhất quán Dựa vào triết lý có thể giúp cho doanh nghiệp bảo vệ thành công tính đặc thù của mình, trình bày một cách cụ thể và minh bạch những thế mạnh của mình trước đối tác, thấy được những yếu tố căn bản hay thứ yếu, quan trọng hay không quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp phải xác định được: mục tiêu của doanh nghiệp, phương pháp hành động; những ràng buộc do môi trường kinh tế - xã hội đặt ra Để có được một triết lý của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào một quá trình suy nghĩ lâu dài, cân nhắc kỹ lưỡng mọi mọi quyết định của mình Vì quá trình đi đến quyết định của doanh nghiệp là qúa trình dựa vào sự hợp tác, sự tham gia của nhiều người, nghĩa là toàn bộ công nhân viên phải nhận thức đầy đủ được mục đích đề ra Trong thực tiễn, mỗi doanh nghiệp đều có triết lý riêng của mình - triết lý đó tự tạo cho mình một nhân cách trong kinh doanh, chúng tôi gọi là “yếu tố văn hoá của doanh nghiệp” Trong một doanh nghiệp, một số người có những nhân cách hoàn toàn nhất quán; những người khác thì thường xuyên phải giải quyết những cuộc xung đột nội tâm; một số người tỏ ra là ổn định trong khi những người khác lại muốn không ngừng tự khám phá ra mình Đối với các doanh nghiệp lhác nhau lại có một loạt những dạng văn hoá hoặc nhân cách khác nhau trong kinh doanh
Những nguyên tắc do triết lý đề xướng rất quan trọng đối với việc xây dựng doanh nghiệp, nó giúp cho doanh nghiệp tác động vào đời sống hàng ngày có hiệu quả, giúp cho doanh nghiệp phát triển sơ đồ văn hoá của mình, từ đó có thể khắc phục đáng kể một phần phương pháp quan liêu, mệnh lệnh thường mắc phải, kiểm soát chặt chẽ được người lao động Từ đó nó giúp ta đạt tới được hiệu suất quản lý nhày càng cao và tạo mối quan hệ đoàn kết trong lao động Do vậy, quá trình phát triển triết lý doanh nghiệp nhất quán phải bắt đầu bằng tạo ra một tổng thể giá trị và niềm tin nhất quán với nhau, nhưng cũng phải phù hợp với hiện trạng bên ngoài của thị trường và của môi trường xã hội.
Trang 4Hoạt động của doanh nghiệp chịu đựng vô số sự kiện, tư liệu sống Trách nhiệm của người quản lý là phải xử lý, tinh luyện những tư liệu sống bằng cách đưa ra những văn bản triết lý và phải chỉnh lý thường xuyên những văn bản nhằm tạo ra một xung lượng xác tiến hoat động kinh doanh đạt hiệu quả,xác định rõ thái độ đối với những vấn đề hoạt động mới nảy sinh của doanh nghiệp Mọi nhân viên trong doanh nghiệp phải nắm chắc, quán triệt văn bản đó, dù cho không phải tất cả mọi người đều tán thành.
Vấn đề là bằng cách nào và làm thế nào để truyền đạt các quyết định quản lý đến với nhân viên Nếu trong doanh nghiệp ít nhân viên, người quản lý đều biết tên từng người, thì có thể thong qua chuyện trò với công nhân ở xưởng máy cho họ những lời khuyên thiết thực về cuộc sống mà chuyển những nội dung quyết định phù hợp đến họ Nếu trong doanh nghiệp quá đông nhân viên thì không cho phép người quản lý truyền đạt những quyết định bằng miệng, hay bằng lời tâm sự gần gũi nữa, mà phải thông qua phương pháp “Giấy trắng mực đen” để truyền đạt những quyết định nhằm đem lại sự thành công cho doanh nghiệp.
Như vậy, triết lý của doanh nghiệp không phải được xây dựng từ con số không, không phải là lời tuyên bố theo từng câu từng chữ, mà là sự mềm hoá linh hoạt tuỳ thuộc vào những vấn đề mới được đặt ra trong doanh nghiệp, nhằm chuyển tải những nguyên tắc quản lý doanh nghiệp đến với nhân viên một cách sinh động và phù hợp với từng đối tượng, từng giai đoạn kinh doanh Thí dụ, người quản lý đưa ra ý tưởng: “Tất cả vì chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm”, thì phải truyền đạt cho mọi nhân viên nhất quán triết lý đó để thực thi, đồng thời hướng nhận thức của khách hàng với nhận thức của doanh nghiệp mình Ngược lại, không có biện pháp để chuyển tải ý tưởng đó đến với được mọi nhân viên và đối tác của mình thì quyết định đó không đạt được mục đích, chỉ dừng lại ở ý tưởng,cho dù quyết định quản lý đó rất đúng đắn Một quyết định quản lý mới xuất hiện, rất có thể nội bộ doanh nghiệp chưa thống nhất ngay, khách hàng cũng có thể từ chối nếu nhưa nhất quán với triết lý của doanh nghiệp, thậm chí mất khách hàng, nhưng về sau sẽ giữ được uy tín của doanh nghiệp nếu triết lý đó là đúng đắn, phù hợp Chắc chắn rằng khi khách hàng đến với doanh nghiệp thì đều là những người đã nhất quán với triết lý của chúng ta, và họ là người hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển lâu dài.
Tóm lại, triết lý của doanh nghiệp đặt ra những mục đích và phương pháp hoạt động cho một cộng đồng mà mọi nhân viên cố gắng đạt tới Sự vật và hiện tượng luôn vận động, biến đổi không ngừng, những điều kiện và môi trường hoạt động của doanh nghiệp cũng không bất biến Qua một thời gian tồn tại, điều hành, chi phối hoạt động của doanh nghiệp, triết lý vẫn có thể được bổ sung, điều chỉnh nhằm tạo ra sự phát triển chung cả về phương pháp và quy tắc hoạt động phù hợp, tạo ra những giá trị thực, tạo thành nét văn hoá của doanh nghiêp.
Trang 5Khi một doanh nghiệp mới thành lập,thì cơ sở triết lý triết lý tồn tại các giá trị là xu hướng, khả năng tư duy của người sáng lập, dù cho người đó có ý thức được hay không Triết lý kinh doanh được thể hiện trong các quyết định khi các vấn đề được đặt ra hay được giải quyết, khi các phương pháp được lưa chọn hay bị bác bỏ, khi những cuộc khủng hoảng được khắc phục Vì vậy, có thể nói rằng, triết lý của doanh nghiệp làm cơ sở cho triết lý của doanh nghiệp làm cơ sở cho triết lý về đạo đức của những thành viên thông qua hành động của mình đã xây dựng nên doanh nghiệp Ý thức của họ về cái tốt, cái xấu biến đổi qua ngày tháng cùng với sự trưởng thành của xí nghiệp tạo thành một giá trị văn hoá và một triết lý riêng của doanh nghiệp.
Những triết lý đã nêu trên đều có “Phong cách” riêng của chúng đối với từng doanh nghiệp, ngay cả khi chúng có một vài yếu tố chung đi nữa Tất cả đều phản ánh sự hiểu biết về mục đích tối cao của doanh nghiệp và đều nhấn mạnh yêu cầu hợp tác để đạt mục đích Dẫu sao, doanh nghiệp tồn tại phải chăng là để cho phép các cá nhân hợp tác với nhau trong cùng một hoạt động Vì vậy, mọi văn bản triết lý của một doanh nghiệp đều phải nhấn mạnh những phương tiện cho phép đạt tới sự hợp tác ấy Nếu triết lý của doanh nghiệp đặt ra phải phát triển một cách nhất quán đường lối quản lý của mình trong toàn bộ các hoạt động, thì văn bản quyết định quản lý phải xác định được 3 điều: quan hệ của doanh nghiệp với môi trường kinh tế - xã hội; các mục tiêu lớn của doanh nghiệp; những phương tiện chủ yếu cho phép đạt tới mục đích.
2 Những khuyết điểm và hạn chế của việc vận dụng phép biện chứng duy vật:
Trong hoạt động thực tiễn, nhất là trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, mỗi người cần thiết phải trang bị cho mình những tri thức về thế giới quan và phương pháp luận khoa học của triết học Mác-Lênin Chỉ có nắm vững được những sai lầm đáng tiếc và có thể giành được thắng lợi trong hoạt động thực tiễn nói chung, quản lý doanh nghiệp nói riêng Ai cũng biết rằng, nếu mắc phải bệnh chủ nghĩa duy tâm chủ quan, duy ý chí sẽ làm cho chúng ta thất bại trong điều hành sản xuất, thậm chí lái định hướng nền kinh tế đi chệch khỏi mục tiêu đã chọn Cho nên muốn điều hành tốt xí nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất đề ra, tạo được môi trường văn hoá lành mạnh trong kinh doanh, chúng ta phải thường xuyên bồi dưỡng cho mình một thế giới quan duy vật biện chứng, đồng thời phải ra sức đấu tranh chống những biểu hiện của tư tưởng duy tâm chủ quan, siêu hình trong công tác điều hành sản xuất, quản lý doanh nghiệp.
Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn để chỉ đạo sản xuất, điều hành doanh nghiệp thể hiện rất nhiều khía cạnh cụ thể khác nhau của khoa học, khoa học quản lý kinh tế, quản lý con người, văn hoá, đạo đức…tạo ra sức mạnh tổng hợp, trong đó mỗi khía cạnh là một chuyên đề khoa học khá lý thú Ở đây, chúng tôi chỉ nêu một số ý kiến được rút ra từ thực tiễn điều hành, chỉ đạo sản xuất ở doanh nghiệp.
Trang 6Tác hại của tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí trong việc quản lý sản xuất và những biểu hiện của nó.
Trong lĩnh vực quản lý sản xuất, cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn, phê phán các hình thức biểu hiện của tư tưởng duy tâm chủ quan; đồng thời phải củng cố, xây dựng quan điểm và phương pháp tư duy duy vật biện chứng để chỉ đạo sản xuất Đó là vấn đề bức thiết cần phải có trong việc tạo dựng những tố chất của người quản lý sản xuất hiện nay.
Sản xuất vốn là một hoạt động thực tiễn khá phong phú.Quản lý sản xuất bao hàm sự tác động qua lại lẫn nhau một cách tổng hòp nhiều mối quan hệ mang tính kinh tế-kỹ thuật-xã hội-nhân văn.Thông qua quá trình cạnh tranh sản xuất hằng ngày trong doanh nghiệp,những điều tai nghe,mắt thấy và cả những suy nghĩ,việc làm đều phản ánh sự biến đổi có tính quy luật của sự vật,tính năng động chủ quan của co người.Cuộc sống sản xuất sôi động của doanh nghiệp vẫn là nơi bồi dưỡng và rèn luyện cực kỳ sâu sắc và sinh động thế giới quan duy vật biện chứng cho mỗi thành viên, nhất là với người quản lý Tuy nhiên, trên thực tế quản lý sản xuất hoặc nhiều, hoặc ít, tự giác, hoặc không tụ giác biểu hiện ra một số quan điểm duy tâm và phương pháp siêu hình trong công việc, nên dẫn đến những tổn thất nhất định trong công tác sản xuất.
Phạm vi của việc quản lý tương đối rộng,nó bao gồm nhiều mặt hoạt động; sản xuất, kỹ thuật, tài vụ, kế hoạch và tổ chức của toàn bộ doanh nghiệp Mục tiêu cuối cùng của việc quản lý sản xuất tập trung biểu hiện ở thành quả sản xuất và hiệu quả kinh tế Thực tế trong quá trình sản xuất, những hoạt động của con người và của sự vật (tài liệu, công cụ, thiết bị, thành phẩm…) không ngừng biến đổi Đó là những tác động qua lại một cách biện chứng giữa cái khác quan và cái chủ quan.Vì vậy, tư duy của người quản lý cũng phải linh động, mềm dẻo để phù hợp với những điều kiện khách quan đang biến đổi đó
Trong doanh nghiệp phả có cơ cấu bộ máy quản lý, điều hành và có các phân xưởng, tổ sản xuất và cá nhân tham gia trực tiếp qua trình lao động sản xuất Do đó sản xuất đang tiến hành, đang phát triển, con người đang hoạt động, sự vật đang biến đổi, mâu thuẫn bên trong các mặt và giữa các mặt với nhau đang phát sinh, phát triển và chuyển hoa không ngừng Những yếu tố mấu chốt của vấn đề (mâu thuẫn) sản xuất không ngừng xuất hiện và không ngừng được khắc phục Vấn đề cũ đã được giải quyết, vấn đề mới lại nảy sinh Nhưng nội dung của các vấn đề ấy tuyệt nhiên không giống nhau,hình thức biểu hiện rộng -hẹp, nông - sâu cũng không như nhau, mà thực chất và biểu hiện của vấn đề lại ẩn hiện luôn luôn bất định Chỉ đạo sản xuất như chỉ huy trận đánh, nếu người quản lý chưa được rèn luyện và trang bị kiến trức về chủ nghiẽa duy vật biện chứng một cách cơ bản, không có sự hiểu biết rộng rãi về sản xuất, về điều kiện, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, không
Trang 7nắm được nghệ thuật quản lý sản xuất thì khó tránh khỏi bị mất phương hướng, hoặc rơi vào thế bị động và bối rối.
Biểu hiện của tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí thường gặp trong việc quản lý sản xuất rất đa dạng, nhưng chủ yếu thường có các mặt sau đây:
- Tư tưởng chỉ đạo thoát ly điều kiện hiện thực khách quan một cách nghiêm trọng Nó biểu hiện trong việc xác định các chỉ tiêu, đặt ra kế hoạch sản xuất hoặc là mạo hiểm, hoặc là bảo thủ, thiếu tính nhìn xa trông rộng trong việc chỉ đạo sản xuất.
- Tách con người ra khỏi sự vật, không thấy hết vai trò to lớn, phát huy được tính năng động chủ quan của con người Biểu hiện đó là sau khi đặt ra kế hoạch sản xuất thì thiếu những biện pháp vè kỹ thuật và tổ chức cos hiệu lực, không có khả năng đáp ứng thực hiện những biện pháp đó
- Gặp những vấn đề sản xuất phức tạp, không tìm ra “đầu mối”(yếu tố then chốt), tức là không vạch ra được mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu Do đó mà không thể giải quyết thẳng vào vấn đề một cách nhanh chóng, không giải quyết được mặt chủ yếu để thức đẩy các mặt khác, cũng không thể chuyển hoá nhân tố tiêu cực thành nhân tố tích cực thúc đẩy sản xuất một cách mau chóng
- Trong việc quản lý sản xuất thiếu: linh hoạt” hoặc không hiểu tính linh hoạt một cách chính xác.Nó biểu hiện khi chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sản xuất hoặc”tuyệt đối không sử đổi”, hoặc “tuỳ tiện sủa đổi”
- Trong quản lý, không kết hợp được giữa yếu tố “giữ tính nguyên tắc” vớ “phát huy tính sang tạo” Biểu hiện rõ nhất của hậu quả này là trượt dài sang chủ nghĩa giáo điều, hoặc biểu hiện thành chủ nghĩa kinh nghiệm.
- Khi cải cách chế độ quản lý, không kết hợp được việc “phá bỏ” với việc “xây dựng”, mà biểu hiện tư tưởng này là muốn “phá” là phá, muốn “xây” là xây, tách rời mối quan hệ hài hoà của chúng với nhau.
Trang 8CHƯƠNG II:
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI VẬN DỤNG PHÉP DUY VẬT BIỆNCHỨNG VÀO THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP
1 Người quản lý phải nắm bắt được chính xác quy luật khách quan.
Chúng ta biết rằng, chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật máy móc, chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa phiêu lưu, đều có đặc trưng là tách rời tính chủ quan với khách quan, tách rời lý luận với thực tiễn Các nhà kinh diễn triết học duy vật biện chứng đã dạy chúng ta cần phải xuất phát từ sự vật tồn tại khách quan, rút ra những qui luật trong đó để hướng dẫn cho hành động của chúng ta Để đạt được mục đích đó, chúng ta phải thu thập được những tài liệu một cách tỉ mỉ để phân tích, xử lý một cách khoa học Xa rời thực tế, ngại xâm nhập, tìm hiểu và coi thường thực tế sinh động mà chỉ đề cao lý luận, chỉ nghiên cứu “lý luận”suông,thoát ly thực tế; ngược lại chỉ lao vào công tác thực tế Không chú ý đến việc nghiên cúu tình hình khách quan, khái quát thong tin lý luận,chỉ đơn thuần dựa vào nhiệt tình, lấy ý muốn chủ quan của mình định ra chủ trương, đưa ra những quyết định công việc đều không đúng về cả lý luận và phương pháp công tác Hai loại người này đều dựa vào chủ quan, coi thường sự tồn tại của sự vật khách quan Trong sản xuất, chính họ là người coi nhẹ “sự tồn tại” của sự vật khách quan, hoặc chủ quan, hoặc xuất phát từ những kinh nghiệm hẹp hòi, hoặc vận dụng một cách máy móc kinh nghiệm của người khác, ở nơi khác mà thôi Họ không chịu nghiên cứu tình hình sản xuất của doanh nghiệp, không chịu tính đến điều kiện hiện thực, nên họ đã đề ra những chủ trương, kế hoạch tuỳ tiện chủ quan để chỉ đạo và sắp đặt sản xuất Như thế thì doanh nghiệp không thể tránh khỏi sự trì trệ, bất ổn và luôn nảy sinh vấn đề phức tạp.
Người quản lý sản xuất phải ý thức được rằng, muốn tiến hành sản xuất thuận lợi phải có điều kiện vật chất với số lượng thích hợp và cung cấp kịp thời tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất, nguyên liệu, công nhân kỹ thuật Nghĩa là khi tiến hành sản xuất phải nhận thức một cách chính xác cả điều kiện chủ quan lẫn khách quan, cả những yếu tố vật chất-kỹ thuật lẫn yếu tố con người Cần phải xem xét tỷ mỉ mọi điều kiện cho quá trình sản xuất (điều tra tính toán) sau đó người quản lý sản xuất mới căn cứ vào điều kiện nào có thể tranh thủ được, đề ra nghị quyết và kế hoạch thực hiện.
Việc nhận thức chính xác quy luật khách quan của sản xuất là cơ sở để người quản lý giành được tính chủ động trong chỉ đạo sản xuất Ý nghĩa của việc nhận thức một cách chính xác tính qui luật khách quan của sự vật là ở chỗ:
-Làm cho sản xuất đạt tới kết quả như đã dự định.
-Tạo thế chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong điều hành sản xuất của người quảnlý.
Trang 92 Phát huy tính sáng tạo của công nhân viên chức trong doanhnghiêp.
Là người quản lý doanh nghiệp, đòi hỏi phải có cách nhìn bao quát mọi hoạt động, yếu tố khách quan cũng như chủ quan của doanh nghiệp Phải có đánh giá hết sức xác đáng tình trạng hiện tại và xu hướng tương lai của doanh nghiệp, cả thế mạnh và hạn chế, cả cái tích cực và cái tiêu cực của từng bộ phận, thậm chí từng con người trong tổ chức Chỉ có thể làm tốt được những điều đó một khi có cách nhìn, đánh giá doanh nghiệp trong quá trình vận động, biến đổi chứ không tĩnh tại; tôn trọng qui luật khách quan; tạo ra bầu không khí thực sự dân chủ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo; phê phán mọi tư tưởng chủ quan, bi quan, chỉ thấy cái tiêu cự, cái xấu, khuyến khích, ủng hộ cái tốt, mạnh dạn sáng tạo trong lao động, tạo điều kiện phát triển cái mới mặc dù nó chưa hình thành.
Người lãnh đạo phải thực sự tôn trọng những thành quả do người lao động làm ra, là lực lượng sản xuất hết sức tối cao.Chỉ thấy mặt hạn chế, khó khăn của tình hình, chỉ thấy mục tiêu kinh tế, không thấy mục tiêu tinh thần của xí nghiệp là rơi vào tư tưởng bi quan Phép biện chứng duy vật đòi hỏi nguời quản lý phải thấy được tính năng động sáng tạo của người lao động Họ là hạt nhân trong lao động, sáng tạo, là lực lượng hăng hái trong phong trào thi đua của công nhân, viên chức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Muốn phát huy được đầy đủ tinh thần tích cực và sáng tạo của quần chúng, thì nhiệm vụ quan trọng trước hết là phải “Giải phóng tư tưởng, bài trừ mê tín”, làm cho đông đảo công nhân, viên chức dựng được phong cách lao động cộng sản chủ nghĩa, bồi dưỡng tác phong dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, cổ vũ tinh thần hăng hái cách mạng của quần chúng Muốn làm được như vậy, chúng ta cần phải quan tâm đến những vấn đề sau:
Thứ nhất: triệt để khắc phục tư tướng “nói theo kiểu cũ, bám lấy truyền
thống, kinh nghiệm chủ nghĩa” Doanh nghiệp ở nước ta có những qui mô không giống nhau, điều kiện ra đời cũng không giống nhau Do đó, cán bộ quản lý doanh nghiệp cũng có nhiều trình độ khác nhau về “kinh nghiệm quản lý”, “chế độ quản lý”, phong cách làm việc khác nhau, thậm chí cả nếp suy nghĩ cũng hết sức phong phú,theo tập quán riêng khác nhau.Không nghi ngờ gì nữa, trật tự sản xuất và quy chế của những truyền thống đó trước kia đã có tác dụng tích cực
Thứ hai: khắc phuc triệt để tư tưởng coi thường “tính sang tạo”của quần
chúng và bện “chủ nghĩa giáo điều” Coi thường tính sang tạo của quần chúng là quan điểm phản biện chứng, chỉ nhìn thấy sự vật mà không thấy người, chủ yếu là không nhận thức được vai trò sang tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân, không thấy được họ là lực lượng vật chất hiện thực nhất vĩ đại nhất của khách quan
Trang 103 Phát hiện kịp thời, phân tích và giải quyết mâu thuẫn đúng lúc,đúng chỗ, đủ điều kiện.
Triết học Mác-Lênin cho rằng,qui luật thống nhất và đẩu tranh giữa các mặt đối lập là qui luật cơ bản,là nguồn gốc động lực phat triển của vũ trụ Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất vừa đấu tranh do đó nó không ngừng biến đổi và phát triển
Sản xuất là lĩnh vực khá rắc rối, phức tạp, muốn phát hiện, nắm bắt được mâu thuẫn không phải là vấn đề đơn giản Làm thế nào có thể nhận thức được mâu thuẫn một cách chính xác? Theo Lênin, muốn thật sự hiểu biết được một đối tượng, phải nắm vững và nghiên cứu được mọi mặt của đối tượng, mọi mối quan hệ và “môi giới” của nó Chúng ta không thể hoàn toàn đạt được điều đó, nhưng cần phải xem xét toàn diện thì mới tránh khỏi sai lầm, tránh khỏi cứng nhắc.
Trong doanh nghiệp, kế hoạch là mội pháp lệnh sản xuất Vậy có thể hay không có thể sửa lại chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất, vấn đề này thường trở thành mục tiêu tranh luận, trung tâm của mọi sự mâu thuẫn.