1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bảy công cụ truyền thống hay bảy công cụ kiểm soát chất lượng (7 QC tools)

8 786 43
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 106 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi, do đó doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến các qui trình hoạt động và nâng cao chất lượng của sản phẩm và dịch vụ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi, do đó doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến các qui trình hoạt động và nâng cao chất lượng của sản phẩm

và dịch vụ để tăng lợi nhuận, ngoài ra doanh nghiệp còn phải kiểm soát, duy trì được chất lượng sản phẩm/dịch vụ cung cấp trên thị trường thông qua việc theo dõi và kiểm soát các quá trình tạo

ra sản phẩm/dịch vụ

Áp dụng các công cụ thống kê giúp doanh nghiệp nhận biết, xác định sự biến động về chất lượng của sản phẩm, chất lượng của quá trình trong hệ thống, qua đó giúp doanh nghiệp xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ Áp dụng hiệu quả cá công cụ thống kê trong hoạt động của doanh nghiệp sẽ mang lại những lợi ích đáng kể trong việc giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm

Các công cụ thống kê cơ bản thường dung trong kiểm soát chất lượng: Bảy công cụ truyền thống hay bảy công cụ kiểm soát chất lượng (7 QC tools) và bảy công cụ mới (7 new QC tools) Nhật Bản là 1 nước đã rất thành công trong việc áp dụng bảy công cụ truyền thống hay bảy công

cụ kiểm soát chất lượng (7 QC tools):

1 Phiếu kiểm tra (checksheet)

2 Lưu đồ (Flowchart)

3 Biểu đồ tần suất (Histogram chart)

4 Biểu đồ Pareto (Pareto chart)

5 Biểu đồ phân tích nhân quả (Cause and Effect diagram –Ishikawa diagram)

6 Biểu đồ phân tán (Scatter diagram)

7 Biểu đồ kiểm soát (Control chart)

Và ở đây, nhóm chúng em xin trình bày kĩ về phiếu kiểm tra (checksheet)

Trang 2

1 Khái niệm

Phiếu kiểm tra là một biểu mẫu để thu thập số liệu một cách có hệ thống và dễ dàng chuyển nó thành những thông tin hữu ích

Phiếu kiểm tra thường đi kèm với sản phẩm trong chuyền sản xuất để ghi lại các yếu tố cấu thành sản phẩm Trong trường hợp tổng quát người ta chia ra 4 yếu tố (4M) đó là: Man - com người, Material - Vật tư, Machine - Máy móc, và Method - Phương pháp

Nhờ việc sử dụng check sheet mà nhà sản xuất có thể tra cứu lịch sử tạo thành sản phẩm của bất

kỳ số seri sản phẩm nào khi có phản hồi từ khách hàng, cũng như phục vụ cho công tác quản lý sản xuất theo 4M

Dưới đây là một số phiếu kiểm tra:

 Phiếu kiểm tra lỗi của một xưởng cắt may:

PHIẾU KIỂM TRA LỖI

Giai đoạn kiểm tra: thành phẩm

Lô sản phẩm: 01

Số lượng sản phẩm kiểm tra: 100

Người kiểm tra: Nguyễn Thị Thanh

Ngày kiểm tra: 01/01/2007 đến 31/05/2007

Trang 3

 Phiếu kiểm tra lỗi trong xưởng làm mạch :

<Mẫu 1 – Phiếu thống kê lỗi trong ngày>

PHIẾU THỐNG KÊ LỖI TRONG NGÀY Phòng/Qui trình: ………

Người thống kê: ………

<Mẫu 2 – Phiếu thống kê lỗi trong tuần>

Trang 4

PHIẾU THỐNG KÊ LỖI TRONG NGÀY Phòng/Qui trình: ………

Người thống kê: ………

Đường dẫn lớp trong bị

2 Vai trò của phiếu thu thập dữ liệu

Với các công ty đã, đang và sẽ áp dụng 1 hệ thống quản lý chuẩn ví dụ như ISO, việc áp dụng hệ thống tài liệu check sheet để lưu giữ và quản lý thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh là điều bắt buộc

Với những công ty sản xuất mà khách hàng yêu cầu phải lưu lại hồ sơ sản xuất kinh doanh của từng sản phẩm, hoặc lô sản phẩm, thì điều đầu tiên mà các cấp quản lý cần nghĩ đến là áp dụng

hệ thống check sheet trong quản lý sản xuất

Với phiếu kiểm tra này bạn có thể :

 Thu thập dữ liệu một cách dễ dành cho từng mục đích để phân tích: thu thập số lượng lỗi/ sản phẩm hư, ghi nhận tình trạng hoạt động của máy móc

 Chuyển đổi những dữ liệu này thành những thông tin hữu ích

 Biết được những vấn đề gì xảy ra trong quá trình thực hiện trong thực tế Bạn có thể thay những từ “ Tôi nghĩ lỗi là …” bằng “ Theo số liệu ta thấy, lỗi là ……”

Trang 5

3 Phương pháp lập (qui trình, nội dung)

Bước 1: Xác định mục đích của việc kiểm tra

Phải hiểu được nơi làm việc và những vấn đề ở nơi làm việc (chẳng hạn như công việc đó cần phải làm đúng như thế nào? Xử lý ra sao? )

Bước 2: Sắp xếp và lựa chọn những mục cần kiểm tra

Dựa trên kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của mình để liệt kê những mục cần kiểm tra:

- Quyết định xem cần phải kiểm tra cái gì?

- Liệt kê và sắp xếp những mục cần kiểm tra?

- Quyết định xem các mục cần được kiểm tra chính xác như thế nào?

- Cân nhắc xem dữ liệu nên được phân loại như thế nào?

- Thảo luận xem mọi mục có được kiểm tra đầy đủ không?

Bước 3: Xác định rõ những dữ liệu yêu cầu sẽ được thu thập và tính toán như thế nào

Thảo luận xem sẽ ghi chép lại dữ liệu như thế nào, sắp xếp dữ liệu ra sao, dữ liệu tổng cộng và kết quả tính toán dữ liệu…

Bước 4: Thiết kế phiếu kiểm tra

Phải lưu ý đến cỡ mẫu chất lượng giấy, khoảng cách để trống, sắp xếp những hạng mục được mô tả trong phiếu kiểm tra, cỡ chữ và cỡ số Sau đó hãy thiết kế phiếu kiểm tra Tên của phiếu kiểm tra: Phải rõ ràng, thể hiện được mục đích kiểm tra

- Những mục kiểm tra: Kiểm tra cái gì?

- Phương pháp kiểm tra: Sử dụng cái gì để kiểm tra và kiểm tra như thế nào?

- Thời gian kiểm tra: Khoảng bao nhiều thời gian và bao nhiêu sản phẩm cần được kiểm tra

- Người kiểm tra: Ai kiểm tra

- Nơi kiểm tra: Sản phẩm cần được kiểm tra ở đâu

- Kết quả và tóm tắt: tính toán kết quả (như là tổng số, số trung bình, tỉ lệ) và xem xét

Trang 6

Bước 5: Đánh giá và kiểm tra mẫu phiếu kiểm tra

- Các hạng mục có thể kiểm tra dễ dàng

- Nắm bắt được nội dung khi vừa nhìn sơ qua

- Người kiểm tra, thời gian và nơi kiểm tra phải được qui định

- Mọi mục lục đều được ghi chép lại

- Lỗi về ghi chép: hiếm khi xuất hiện

- Tính toán sau đó dễ dàng

- Những kết quả kiểm tra có thể được sắp xếp dễ dàng

Bước 6: Lên đời mẫu phiếu kiểm tra.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy mục nào bất tiện thì cải tiến mẫu phiếu cho phù hợp hơn

Nếu cần thiết phải phân loại lỗi thì mẫu phiếu cần phải thiết kế chi tiết hơn

4 Cách đọc phiếu kiểm tra:

Phiếu kiểm tra là một loại dụng cụ rất là dễ dàng trong việc sử dụng Chỉ cần quan sát và ghi lại

số lỗi nếu người kiểm tra phát hiện ra bất cứ lúc nào

Quay lại với ví dụ ban đầu về phiếu kiểm tra lỗi ở xưởng cắt may:

PHIẾU KIỂM TRA LỖI

Trang 7

Giai đoạn kiểm tra: thành phẩm

Lô sản phẩm: 01

Số lượng sản phẩm kiểm tra: 100

Người kiểm tra: Nguyễn Thị Thanh

Ngày kiểm tra: 01/01/2007 đến 31/05/2007

Qua phiếu kiểm tra này ta thu được kết quả là :

- Kiểm tra lô sản phẩm 01

- Số lượng sản phẩm kiểm tra : 100 chiếc

- Tổng cộng số lượng lỗi: 28

- Vào cổ: 14

- Vào vai : 5

- Lên lai: 3

- Làm khuy: 2

- Làm túi : 1

- Cắt: 3 Qua phiếu kiểm tra, ta có thể đánh giá được: Lỗi thường xuất hiện nhiều nhất là khâu “Vào cổ” Cần tìm ra biện pháp để làm giảm số lỗi ở khâu này

5 Cách sử dụng phiếu kiểm tra

Trang 8

Ta sử dụng phiếu khi cần thu nhập số liệu để thống kê, kiểm tra lỗi trong quá trình sản xuất Từ

đó tìm ra cách khắc phục lỗi trong quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm

Người kiểm tra có thể đánh dấu vào phiếu kiểm tra lỗi bất kỳ lúc nào nếu tìm thấy lỗi

Lưu ý :

- Khi kiểm tra hãy viết các ý kiến lên lề mẫu phiếu kiểm tra Điều này rất hữu ích khi điều tra nguyên nhân của vấn đề

- Khám phá bất cứ dữ liệu bất thường và những khuynh hướng bất thường

- Không chỉ nắm bắt tình hình hiện tại mà còn so sánh với tình hình trước kia để dự đoán cho tình hình sắp tới

- Tất cả những người liên quan phải thảo luận vấn đề này

- Không dung bút chì để ghi phiếu kiểm tra

Ngày đăng: 26/03/2013, 15:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w