Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
321,15 KB
Nội dung
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP.HCM NGÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP ~~~~~O0O~~~~~ BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ NẠN CHÁY RỪNG Ở MIỀN TRUNG GVGD: PHƯƠNG HÀ LỚP: 13CD_DT1 NHÓM: SVTH: TRẦN VĂN HẠNH NGUYỄN VĂN KHƯƠNG TRỊNH NGỌC PHƯỚC TPHCM, 05/2014 1 Lời mở đầu Cháy rừng là bất kỳ một vụ cháy nào ngoài tầm kiểm soát xảy ra tại vùng quê hay một khu vực hoang dã. Khi cháy rừng, một bức màn khói bao phủ bên trên khu rừng, với những đám cây cao màu xám, một màu xám chết chóc. Cháy rừng là mối đe doạ đáng sợ và là điều lo ngại nhất đối với chủ rừng & cho xã hội, bởi nó gây lên những thiệt hại khó lường. Cháy rừng không chỉ làm thiệt hại tài nguyên rừng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường & cuộc sống của muôn loài sinh vật trên trái đất. Vấn đề chúng ta cần tìm hiểu là cháy rừng xảy ra khi nào? Nguyên nhân do đâu ? Tình hình phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) hiện nay ở nước ta hiện nay thế nào? Nguyên nhân tồn tại & biện pháp khắc phục? NHÓM 8… Page 2 Mục lục NHÓM 8… Page 3 I. Thực trạng Theo thống kê của Cục Kiểm lâm, tình hình cháy rừng ở nước ta trong thời gian 5 năm gần đây trên địa bàn cả nước ta cho thấy: bình quân mỗi năm lửa rừng thiêu trụi trên 1500ha rừng các loại. Cụ thể như sau: Năm 2008: xảy ra 282vụ cháy rừng. Diện tích rừng bị cháy: 1549.74ha, trong đó: Rtn 61.37 ha; Rtr:1488.37 ha; Năm 2009: 342vụ. Diện tích rừng bị cháy: 1560.5 ha , trong đó: Rtn195.22; Rtr 1365.28ha; Năm 2010: 897vụ. Diện tích rừng bị cháy: 5668,61ha , trong đó: Rtn1957,8; Rtr3710,8; Năm 2011: 241vụ . Diện tích rừng bị cháy: 1744.98 ha; trong đó: Rtn41.71; Rtr1703.27 Năm 2012 : Diện tích rừng bị cháy 1.324,88 ha, trong đó: rừng đặc dụng 50,68 ha; Rừng phòng hộ: 292,61ha Năm 2013: tháng 1ở Gia lai cháy 30 ha; Mới đây nhất, vụ cháy xảy ra từ ngày15- 20/2 tại rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ (Gia Lai) đã thiêu hủy hoàn toàn 270 ha rừng, trong đó có 162 ha rừng trồng (ĐCSVN) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2013 có mưa nhiều cùng với công tác phòng chống cháy rừng được các cấp, các ngành quan tâm thường xuyên nên tình trạng cháy rừng và chặt phá rừng giảm đáng kể. Diện tích rừng bị cháy trong cả năm là 1.156 ha, giảm 44,7% so với cùng kỳ năm trước. Một số tỉnh có diện tích rừng bị cháy nhiều là Gia Lai 411,1 ha, Bình Phước 93,1 ha, Bình Thuận 80,3 ha, Hà Giang 79,3 ha, Cà Mau 44,3 ha, Lạng Sơn 44 ha, Đắk Lắk 41,1 ha. Diện tích rừng bị chặt phá là 808 ha, giảm 28,7% so với cùng kỳ năm trước. Các tỉnh có diện tích rừng bị chặt, phá nhiều là Đắk Nông 141,9 ha, Quảng Nam 103 ha, Lâm Đồng 102,2 ha, Kon Tum 75,3 ha NHÓM 8… Page 4 II. Tình hình cháy rừng ở miền trung Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, năm 2014 tại Quảng Nam, Quảng Ngãi tình hình nắng nóng, khô hạn kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Để chủ động đối phó với các vụ cháy rừng và bảo vệ rừng, các địa phương đang tăng tốc triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có cháy rừng xảy ra. Ngày 16-4, tại thôn Xuân Hòa, xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn (Quảng Nam) đã xảy ra một vụ cháy rừng, làm thiệt hại khoảng gần 6ha rừng. Trước đó, vào khoảng 9 giờ ngày 14-4, tại khu vực Đá Rắn thuộc địa bàn thôn Phú Nham, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, 6 người dân của địa phương trong lúc đi khai thác gỗ để 6 chiếc xe máy cạnh bìa rừng, phủ lá che nắng bị lửa cháy thiêu rụi. Rất may lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng của địa phương đã có mặt kịp thời khống chế đám cháy, không để cháy lan sang rừng. Còn theo thống kê, từ năm 2000 đến nay trên địa bàn Quảng Nam đã xảy ra gần 100 vụ cháy rừng làm thiệt hại gần 500ha rừng. Quảng Ngãi, năm 2013, do tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài nên đã xảy ra 7 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 4,9 ha rừng trồng. III. Nguyên nhân Như chúng ta đã biết: cháy rừng chỉ xảy ra khi có đủ 3 yếu tố: Ôxy, vật liệu cháy có độ ẩm ≤ 25% và nguồn nhiệt đủ lớn. Trong 3 yếu tố trên thì Ôxy là yếu tố luôn có trong không khí; vật liệu cháy vào mùa khô, hoặc những ngày nắng nóng thường có độ ẩm thấp hơn 25% khi cấp báo động phòng cháy rừng ở mức cấp 2. Như vậy là vào mùa khô, hoặc những ngày nắng nóng, rừng có bị cháy hay không chỉ còn phụ thuộc vào nguồn lửa gây cháy. Tìm hiểu về nguồn lửa gây cháy cho thấy: trên thế giới có hiện tượng xảy ra cháy rừng do sấm, sét. Ở Việt Nam hiện chưa có thông tin nào về hiện tượng sấm sét gây cháy rừng, bởi ở nước ta sấm sét thường kèm theo mưa dông. Nguồn lửa gây cháy rừng ở Việt Nam chỉ có nguyên nhân chủ quan từ phía con người. Một số tác giả nghiên cứu về nguyên nhân gây cháy rừng kết quả cho thấy: Do đốt rừng làm nương rẫy gây cháy rừng chiếm 63,9%; NHÓM 8… Page 5 Đốt than, đốt cỏ để có cỏ non phục vụ chăn thả đại gia súc, xử lý thực bì để trồng rừng, đốt thực bì để thu nhặt kim loại, hun khói để lấy mật ong, gây cháy rừng chiếm 21,8%; Còn lại là do các nguyên nhân khác , ví như: trẻ em trăn trâu đốt lửa sưởi ấm, đốt hương khi tảo mộ, thả đèn trời, các hoạt động du lịch sinh thái, bắn đạn thật trong rừng; Đạn, thuốc súng còn sót lại trong chiến tranh ở các khu rừng khi gặp điều kiện thuận lợi có thể gây cháy nổ v.v Các vụ cháy rừng nói trên được xác định là do việc sử dụng lửa bất cẩn của con người, thường là trong quá trình đốt thực bì làm rẫy, trồng rừng, đốt ong Trong khi bước vào mùa nắng nóng, thời tiết hanh khô kéo dài nhiều ngày khiến nguy cơ cháy rừng rất cao. Ông Đinh Viết Khánh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đông Giang (Quảng Nam) cho biết: "Dù đã chuẩn bị nhiều phương án PCCCR, nhưng nguy cơ cháy rừng vẫn luôn lơ lửng, nhất là vào những tháng trọng điểm mùa khô khoảng từ tháng 5 đến tháng 8, do ý thức PCCCR của người dân còn hạn chế. Ngoài ra, lực lượng mỏng và trang thiết bị lạc hậu, thô sơ. Hạt Kiểm lâm Đông Giang mới chỉ trang bị các phương tiện thủ công như cuốc xẻng, rựa, giày dép, xô nhựa…, các dụng cụ chữa cháy chuyên dụng như máy phun nước, máy thổi gió vẫn chưa có nên rất khó xử lý khi có cháy lớn xảy ra. Trong khi đó vào mùa khô, hệ thống nước khe suối đều cạn kiệt, việc tìm kiếm nguồn nước để ứng cứu, dập cháy cũng rất khó khăn. Chưa nói nếu xảy ra cháy rừng với địa hình có độ dốc lớn, lực lượng mỏng, trang bị thô sơ thì khó có thể ứng cứu, chữa cháy kịp thời”. IV. Xử lý với các tình huống Tỉnh Quảng Nam có trên 500.000/ha diện tích rừng tự nhiên và 120.000ha rừng trồng, rừng phục hồi. Tỉnh Quảng Ngãi có hơn 250.000ha rừng; trong đó gần 120.000ha rừng trồng. Hiện nay 2 địa phương này đã và đang triển khai những biện pháp cấp bách PCCCR. Tại Quảng Ngãi, ở 123/123 xã trọng điểm có nguy cơ cháy rừng đã thành lập các tổ đội bảo vệ rừng (gồm các nhóm hộ có rừng liền kề) và cử ra nhóm trưởng chịu trách nhiệm để khi có xảy ra cháy rừng thì huy động lực lượng chữa cháy nhanh gọn, hiệu quả. Tỉnh Quảng Ngãi đã củng cố hơn 170 Ban chỉ huy và gần 700 tổ, đội phòng chống cháy rừng. Như tại huyện Ba Tơ, ngoài việc phân NHÓM 8… Page 6 công hơn 20 kiểm lâm viên về đứng chân tại các xã, Hạt kiểm lâm huyện còn hợp đồng mỗi xã 1 người dân tham gia bảo vệ rừng, chủ yếu là diện tích rừng trồng. Các địa phương hai tỉnh cũng đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về bảo vệ rừng và PCCCR. Củng cố, tăng cường và duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp; nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, cán bộ Lâm nghiệp xã và tổ, đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng. Ông Nguyễn Đại - Phó Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi cho biết: Bằng các giải pháp thành lập nhóm bảo vệ rừng liền kề và khi có hộ nào đốt thực bì dưới tán rừng thì phải báo với chính quyền địa phương cùng kiểm lâm địa bàn biết trước và phải phát dọn ranh đốt nhằm chống cháy lan. Việc báo trước này tiện lợi cho việc giám sát và kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra, tiết kiệm được nhân lực, kinh phí. Tuy nhiên, nếu công tác giám sát, kiểm tra việc đốt thực bì không chặt chẽ cũng như việc tuyên truyền cho người dân về nâng cao ý thức trong việc đốt nương làm rẫy, trồng rừng, bảo vệ rừng không cao thì cháy rừng vẫn là câu chuyện nhãn tiền, là nỗi lo lớn của các địa phương hiện nay. V. Tình hình phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) hiện nay ở nước ta hiện nay như sau Để điều chỉnh hành vi của cộng đồng nhằm phòng cháy chữa cháy rừng, Nhà nước đã ban hành 1hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành về PCCCR như Luật phòng cháy chữa cháy; Luật bảo vệ rừng và phát triển rừng 2004, Nghị định số 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR); Nghị định 99/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm trong công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Chủ trương xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng của Đảng & Nhà nước đang được thực hiện có hiệu quả: Hầu hết các Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong BVR & PCCCR các cấp đã được kiện toàn, có quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể; Kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo trong công tác bảo vệ rừng (BVR), PCCCR. Tổ chức nhiều cuộc kiểm tra, đôn đốc cơ sở kịp thời phát hiện những tồn tại. Hướng NHÓM 8… Page 7 dẫn các địa phương thực hiện tốt hơn công tác BVR và PCCCR. Chỉ đạo các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Hải quan, Biên phòng, Dân quân tự vệ thực hiện tốt quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Điều đáng mừng là Ban chỉ huy bảo vệ & phát triển rừng cấp xã phường đã tích cực, chủ động huy động lực lượng tại chỗ dập tắt những vụ cháy nhỏ ở địa phương. Khi cháy lớn xảy ra, Ban chỉ huy cấp huyện thị, tỉnh thành đã vào cuộc kịp thời, chỉ đạo các lực lượng phối hợp ứng cứu chữa cháy rừng cùng với sự hỗ trợ của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp. Cục Kiểm lâm đã làm tốt chức năng là cơ quan tham mưu cho Tổng cục lâm nghiệp & Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm việc thực hiện pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản. Kiểm lâm ở các địa phương đã làm tốt công tác tham mưu cho Đảng uỷ, UBND các cấp trong bảo vệ & phát triển rừng ở địa phương. Kiểm lâm vùng làm tốt chức năng là cơ quan tham mưu cho Cục kiểm lâm trên phạm vi vùng quản lý: Định kỳ hàng tháng dự báo BVR & PCCCR đến từng huyện thị của các tỉnh, thông tin qua thư điện tử, đăng trên Website kiemlamvung org.vn; Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ PCCCR, pháp luật BVR, khuyến lâm cho Kiểm lâm các tỉnh. Cử cán bộ làm giảng viên giúp các địa phương tập huấn nghiệp vụ BVR; Thường xuyên cập nhật thông tin về bảo vệ rừng nói chung và cháy rừng, phá rừng nói riêng; Phát hiện những điểm nóng, thông báo với địa phương, cùng với các địa phương kiểm tra xác minh, tham mưu, đề xuất các biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả; Xây dựng Đội cơ động & PCCCR với các trang bị hiện đại, ứng trực, sẵn sàng phối hợp với các địa phương tổ chức diễn tập chữa cháy rừng; ứng cứu dập tắt các vụ cháy rừng lớn, truy quét các điểm nóng về phá rừng. Nhờ trang bị & công nghệ cao, việc dự báo, cảnh báo và phát hiện sớm đám cháy của lực lượng Kiểm lâm hiện nay rất hiện đại, kịp thời. Tuy nhiên, quản lý nhà nước về bảo vệ phát triển rừng của chính quyền các cấp còn nhiều thiếu sót; Việc quản lý lửa rừng, kiểm soát cháy rừng và hiệu quả chữa cháy rừng chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là: NHÓM 8… Page 8 Ban chỉ đạo nhà nước về bảo vệ & phát triển rừng từ trung ương đến các địa phương chưa được củng cố thành hệ thống chặt chẽ, thông suốt. Chỉ đạo, điều hành chậm, do không nắm bắt kịp thời và chính xác thông tin, thiếu trang thiết bị chỉ đạo và chỉ huy. Chính quyền ở một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác PCCCR. Việc triển khai tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách ở cấp xã và thôn, bản không đầy đủ, không kịp thời. Phương án phòng chống cháy rừng của các cấp chính quyền còn chung chung, chưa sát thực tế. Phương án chưa xác định rõ các vùng trọng điểm cháy, các tình huống cháy rừng & phương án cứu chữa cháy cụ thể. Giải pháp xây dựng lực lượng và trang thiết bị chữa cháy chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Phương án không có phần dự trù kinh phí, hoặc có xây dựng, nhưng khi người có thẩm quyền phê duyệt không phê rõ tổng kinh phí thực hiện phương án là bao nhiêu? lấy từ nguồn nào? Tổ chức & cá nhân nào chịu trách nhiệm thi hành Đây là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng lúng túng khi tổ chức và thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng hiện nay. Lực lượng chữa cháy rừng tại chỗ ở nhiều địa phương tổ chức chưa chặt chẽ, chưa được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy. Thiếu trang bị & kinh phí hoạt động, đặc biệt là kinh phí để trả thù lao cho người tham gia chữa cháy rừng. Lực lượng kiểm lâm chưa đủ biên chế theo quy định. Một kiểm lâm địa bàn hiện tại phải quản lý khoảng 1.200 ha rừng. Nhiều xã phường diện tích đất lâm nghiệp rất lớn nhưng chưa có cán bộ chuyên trách lâm nghiệp. Ban chỉ huy bảo vệ & phát triển rừng ở các cấp có xây dựng quy chế hoạt động nhưng chưa hoàn chỉnh hoặc thực hiện quy chế chưa tốt, nên khi cháy rừng xảy ra, công tác chỉ huy chữa cháy còn rất lúng túng. Việc chỉ huy phối hợp giữa các lực lượng chữa cháy rừng chưa nhịp nhàng, chưa thống nhất và kém hiệu quả. Việc chi trả thù lao cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng chưa được thực hiện đúng theo quy định do thiếu kinh phí, nên chưa động viên, khuyến khích được người tham gia. Hiện nay, nhiều tỉnh ở nam Trung bộ, Tây nguyên & Nam bộ đã nhiều ngày không có mưa, thời tiết nắng nóng kéo dài, cấp dự báo cháy rừng đang ở NHÓM 8… Page 9 mức cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm, nếu không có ý thức phòng cháy thì chỉ vô tình vứt 1 mẩu thuốc cháy dở vào rừng cũng đủ gây cháy rừng Để chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra trong mùa khô 2012-2013, Cục Kiểm lâm đề nghị Chi cục Kiểm lâm các tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng sau: 1. Tham mưu cho chính quyền địa phương chủ động thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo Chỉ thị số 270/2010/CT-TTg ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 25/CT-BNN-TCLN ngày 06/01/2011 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai các biện pháp bảo vệ rừng và PCCCR; tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy đảm bảo sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện để hỗ trợ các địa phương trong việc chữa cháy rừng, kịp thời xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra. 2. Chỉ đạo xây dựng, rà soát bổ sung và kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng ở cơ sở theo phương châm 4 tại chỗ, phòng cháy là chính, song phải kiên quyết xử lý khi đám cháy mới phát sinh, đồng thời báo cáo kịp thời tình hình PCCCR lên cấp trên để chủ động ứng phó trong mọi tình huống. 3. Rà soát, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Bộ đội Biên phòng trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp hoạt động giữa lực lượng Kiểm lâm với các lực lượng Dân quân tự vệ, Công an xã, phường, thị trấn và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và công tác bảo vệ rừng theo hướng dẫn tại Nghị định 74/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ. 4. Hướng dẫn và quản lý chặt chẽ việc đốt nương, rẫy theo quy hoạch. Giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang đất khác, khai thác rừng, vệ sinh rừng sau khai thác, chủ động làm giảm vật liệu cháy bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. NHÓM 8… Page 10 [...]... cán bộ Kiểm lâm về các địa bàn trọng điểm về cháy rừng, chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn chủ động trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác BVR, PCCCR Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tổ xung kích, tổ đội quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở 6 Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; tiếp tục... tác phòng cháy, chữa cháy rừng 8 Chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm thường xuyên nắm diễn biến tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức theo dõi, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm tại địa chỉ Website: kiemlam.org.vn để kiểm tra, phát hiện điểm cháy và có... quyền, với dân, với rừng Duy trì công tác thông tin báo cáo công tác BVR, PCCCR kịp thời, chính xác về Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và Cục Kiểm lâm 7 Phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về phòng cháy, cháy cháy rừng, nhằm răn đe, giáo dục phòng ngừa chung; đề xuất khen thưởng kịp thời những tổ... tác phòng cháy chữa cháy rừng không chỉ là chức năng nhiệm vụ của ngành chức năng, mà phải xác định nó là nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền các cấp trong mùa khô hanh NHÓM 8… Page 11 VII Tài liệu tham khảo 1.Tấn Thành Quảng Nam, Quảng Ngãi: Lo cháy rừng. (22/04/2014).Được lấy từ nguồn: http://www.baomoi.com/Quang-Nam-Quang-Ngai-Lo-chayrung/141/13628086.epi 2.L.V.D Công tác phòng cháy chữa cháy rừng – . NGHIỆP ~~~~~O0O~~~~~ BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ NẠN CHÁY RỪNG Ở MIỀN TRUNG GVGD: PHƯƠNG HÀ LỚP: 13CD_DT1 NHÓM: SVTH: TRẦN VĂN HẠNH NGUYỄN VĂN KHƯƠNG TRỊNH NGỌC PHƯỚC TPHCM, 05/2014 1 Lời mở đầu Cháy rừng là bất. tượng xảy ra cháy rừng do sấm, sét. Ở Việt Nam hiện chưa có thông tin nào về hiện tượng sấm sét gây cháy rừng, bởi ở nước ta sấm sét thường kèm theo mưa dông. Nguồn lửa gây cháy rừng ở Việt Nam. Tình hình cháy rừng ở miền trung Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, năm 2014 tại Quảng Nam, Quảng Ngãi tình hình nắng nóng, khô hạn kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất