LỢI ÍCH KINH TẾ Ổi, khế, na (mãng cầu ta) là những cây ăn quả rất quen thuộc và được trồng phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Chúng dễ trồng, ít vốn đầu tư, ít tốn công chăm sóc nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xói đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho bà con. Để việc trồng những loại cây này đạt hiệu quả và cho lợi ích kinh tế cao, đòi hỏi bà con phải nắm bắt được kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trị sâu, bệnh. Những kiến thức trình bày trong sách đã được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn thành sách.Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bà con nông dân.
Trang 1NGUYỄN VĂN TUYẾN
GIÚP NHÀ NƠNG LÀM GIÀU
KỸ THUẬT TRỒNG
ỔI, KHẾ, NA
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
Trang 2LỢI ÍCH KINH TẾ
Ổi, khế, na (mãng cầu ta) là những cây ăn
quả rất quen thuộc và được trồng phổ biến ở
nhiều địa phương trong cả nước Chúng dễ
trồng, ít vốn đầu tư, ít tốn công chăm sóc nhưng
mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xói đói
giảm nghèo và nâng cao đời sống cho bà con
Để việc trồng những loại cây này đạt hiệu
quả và cho lợi ích kinh tế cao, đòi hỏi bà con
phải nắm bắt được kỹ thuật trồng, chăm sóc và
phòng trị sâu, bệnh Những kiến thức trình bày
trong sách đã được chúng tôi sưu tầm và nghiên
cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắc
lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn
thành sách
Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều
bổ ích cho bà con nông dân
Trang 3PHẦN 1
KỸ THUẬT TRỒNG ỔI
BÀI 1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT TRỒNG ỔI
I ĐIỀU KIỆN SINH THÁI
Cây ổi nhỏ hơn cây vải, nhãn, cao tối đakhoảng 10m, đường kính thân tối đa 30cm.Những giống mới còn nhỏ và lùn hơn nữa.Thân chắc, khỏe, ngắn vì phân cành sớm.Thân nhẵn nhụi, rất ít bị sâu đục, vỏ già có thểtróc ra từng mảng, phía dưới lại có một lượt vỏmới cũng nhẵn, màu xám, hơi xanh Cành non
4 cạnh, khi già mới tròn dần, lá đối xứng
Hoa lưỡng tính, bầu hạ, mọc từng chùm 2, 3chiếc, ít khi ở đầu cành mà thường ở nách lá,cánh 5, màu trắng, nhiều nhị vàng, hạt phấn
Trang 4nhỏ rất nhiều, phôi cũng nhiều Ngoại hoa thụ
phấn dễ dàng nhưng cũng có thể tự thụ phấn
Quả to, từ 4 - 5g đến 500 - 700g, quả gần
tròn, dài thuôn hoặc hình chữ lê Hạt nhiều,
trộn giữa một khối thịt quả màu trắng, hồng,
đỏ vàng Từ khi thụ phấn đến khi quả chín
khoảng 100 ngày
Đánh giá chất lượng căn cứ vào các chỉ tiêu
sau: Ít hạt, hạt mềm, bé: ở những giống dại tỷ
lệ hạt so với khối lượng quả 10 - 15%, ở những
giống tốt được chọn lọc, tỷ lệ này chỉ còn 2
-4%, thậm chí có giống gần như không hạt Cùi
(phía ngoài hạt) nên dày vì cùi dày đi đôi với ít
hạt nhưng cũng có giống cùi mỏng ruột, nhiều
hạt vẫn được ưa chuộng Quả to, hình thù đều
đặn, chín tới, có mùi thơm: chỉ tiêu này giống
các quả khác
Cây ổi lá xanh quanh năm, không chịu được
rét, độ nhiệt -20C cả cây lớn cũng chết
Ngược lại ổi chịu đựng dễ dàng những nơi
có nhiệt độ cao, ở các sa mạc nếu đủ nước
Nhiệt độ thấp, ví dụ dưới 18 - 200C thì cho quả
bé, phát triển chậm, chất lượng kém
Ổi thích khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàngnăm 1.500 - 4.000 mm phân bố tương đối đềuthì không phải tưới Bộ rễ của ổi thích nghi tốtvới sự thay đổi đột ngột độ ẩm trong đất Nếutrời hạn, mực nước ngầm thấp, ổi có khả năngphát triển nhanh, một số rễ thẳng đứng ănsâu xuống đất tận 3 - 4 m Nếu mưa nhiều,mực nước dâng cao, ổi đâm nhiều rễ ăn trở lạimặt đất, do đó không bị ngạt Thậm chí bịngập hẳn vài ngày ổi cũng không chết Có thểlợi dụng đặc điểm này chủ động điều khiểnmạch nước ngầm bằng phương pháp tưới tiêuđể cho rễ ăn nông ở lớp đất mặt nhiều màumỡ
Ổi trồng được ở nhiều loại đất, pH thíchhợp từ 4,5 đến 8,2 Tất nhiên muốn đạt sảnlượng cao, chất lượng tốt thì phải chọn đất tốt,sâu và phải bón phân đủ và hợp lý Cần nhấnmạnh: ổi mọc được bất cứ ở đất nào nhưng đólà chỉ nói mọc, có cành lá, nếu muốn có nhiềuquả, chất lượng tốt phải bón nhiều phân
Ổi không sợ gió nhưng giống quả to, lá tokhi có bão thường bị rách lá, sẽ rụng quả Vậy
Trang 5nên chọn chỗ khuất gió hoặc trồng hàng rào
chắn gió
II CÁCH TRỒNG
Nếu trồng trong vườn, chăm sóc chu đáo,
trồng vào thời gian nào cũng sống Tuy vậy
miền Bắc trồng vào tháng 2, 3 là tốt nhất
Khoảng cách trung bình 5 x 5m (400
cây/ha) Ở những đất tốt, phân bón nhiều,
chăm sóc đầy đủ có thể trồng thưa hơn và
ngược lại, trồng những giống mới, thấp cây,
chóng được thu hoạch thì trồng dày hơn
Đào hốc để trồng: kích thước 80 x 80 x 80
cm hay 60 x 60 x 60 cm Mỗi hốc bỏ khoảng 25
kg phân hữu cơ thật hoai (10 tấn/ha) cộng với
1 kg supe photphat, 1 kg kali sunphat và phải
đào hốc bỏ phân trước khi trồng 1, 2 tháng
Kỹ thuật trồng không có gì đặc biệt, chú ý
không làm vỡ bầu, không trồng quá sâu hoặc
quá nông, phải tính đến độ lún của đất, để sau
khi tưới đẫm hoặc mưa to làm cho cây lún sâu
xuống đất, cổ cây vẫn ngang với mặt đất Người
ta thường cho rằng cây ổi dễ tính, không cần
chăm sóc Đó là một điều sai lầm Trồng giống
ổi ngon, sản lượng cao phải chú ý tưới nước bónphân, nếu không cây ổi vẫn mọc, nhưng khônghoặc ít quả Tuy cây ổi chịu hạn và chịu úngnhưng cần nhiều nước vậy phải cần tưới nếuquả non đương lớn gặp hạn và vườn ổi thoátnước mới có nhiều quả và ít sâu bệnh Yêu cầubón phân của ổi cao hơn cam, là một thứ câyđòi hỏi bón phân nhiều, nhất là đạm
Công thức bón cho ổi:
Năm thứ 1: phân hỗn hợp tỷ lệ NPK 12
-15 - 18, 4 lần bón, mỗi lần 100g cộng với 50gamon sunphat
- Năm thứ 2: 4 lần bón phân hỗn hợp, mỗilần 200g, cộng với 100g amon sunphat, tức làcả năm bón 1.300g cho 1 cây
- Năm thứ 3: 4 lần bón phân hỗn hợp, mỗilần 300g, cộng với 150g amon sunphat, cộngvới 50g magie sunphat, tức là cả năm bón2.000g cho 1 cây
- Những năm sau ổi đã ra hoa rộ, cần tănglượng phân bón lên và tính thêm số lượngNPK trong sản lượng quả thu hoạch
Trang 6Một tháng trước khi ra hoa, người ta
thường bón thêm phân nặng về đạm để ra
hoa được nhiều
Nếu được chăm sóc tốt ngay năm thứ 3, ổi
đã có sản lượng kinh tế
Mặc dù mọc khỏe, khi trồng thâm canh, đặc
biệt với những giống đã được cải tiến, ổi không
ít sâu bệnh, nhất là về mùa mưa và bao giờ
cũng phải trừ cỏ
III CÁCH CHĂM SÓC
Nấm Glomerella cingualata làm cho quả
đương lớn ngừng sinh trưởng Nấm Fusarium và
Macrophomina ở những đất không thoát nước
có thể làm chết cây con hoặc cây 3, 4 tuổi
Một loại tảo Cephaleuros virescens gây ra
những vết màu xám trên lá và trên quả
Những loại bệnh trên có thể trị bằng cách
phun thuốc có đồng
Tuyến trùng ở những đất cát gây hại đángkể Do đó cũng phải chú ý luân canh, tăngcường bón phân tưới nước
Ổi là loại trái cây bị sâu khá nhiều Tháng
6, 7 những quả ổi chín, cùi đã mềm thường bịruồi đục quả Dacus dorsalis, giòi đục luỗng, quảkhông ăn được, tỷ lệ bị hại có khi đạt 70 - 80%số quả chín
Thu hoạch kịp thời, ngay khi quả đã đạt độchín thích hợp, nhặt những quả chín rơi vãi,đem xử lý đồng thời với những quả khác cũng
bị con ruồi này phá hại (đu đủ, cam, xoài,…) lànhững biện pháp vệ sinh rất cần thiết Đồngthời, dùng Metila Ơgênola hoặc Hudrolizat deprotein để dẫn dụ và dùng bả trộn với mộtchất sát trùng như Malathion,
Nhiều loại sâu bệnh miệng hút, nhất là rệpsáp, phá hại ổi ở vườn ít chăm sóc, phổ biếnnhất là Pseudococcus Citri
Sâu đo, sâu đục lá lỗ chỗ, một số sâu rómrất to ăn lá và quả non Kiến mang rệp tới đôikhi cũng phải trị Phun lân hữu cơ, cacbamatcó thể phòng trừ các sâu nói trên
Trang 7Vườn ổi tuyệt đối không để cỏ vì có cỏ thì
rễ ổi sẽ ăn sâu, không hút được màu mỡ trên
đất mặt, làm cho việc bón phân kém tác
dụng Dùng Paraquat 1.000 ml trong 10 lít
nước (không làm bắn thuốc lên lá) rất có hiệu
quả, nếu không, phải dùng cuốc lưỡi mỏng và
nông trừ cỏ quanh gốc
Cây ăn quả nhiệt đới thường ít chịu đốn tỉa
Riêng cây ổi và cây táo gai chịu đốn tốt hơn
Lý do: ổi ra hoa quả ở cành non, khi đốn cành
non ra nhiều, có thể chọn vị trí cho ra hoa quả
Đốn tạo hình cần làm sớm, mục đích để cành
khung khỏe, có thể sau khi ngắt ngọn để 4
cành khung, 3 tháng sau cắt cành khung, để
lại mỗi cành một đôi cành cấp hai
Sau khi ra quả một vài năm, cành già, thì
cắt bớt cành nhỏ, cành yếu rũ xuống Thường
đốn đau ở giữa hai hàng cây để dễ đi lại
IV THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN
Trồng từ hạt, ổi được thu hoạch sau khoảng
4 năm Trồng bằng cành chiết chỉ cần 2 năm,
có thể ít hơn Quả chín thì màu xanh nhạt đi,sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, nắn thì mềmhơn Trẻ em thường bấm bằng móng tay, móngcắm phập vào là quả sắp chín Không để trêncây lâu được vì chín nhanh, chim đến mổ
Từ hoa đến quả chỉ cần hơn 3 tháng Ởmiền Bắc, ổi thường chín vào giữa mùa hè, lúcnày mưa nhiều chất lượng kém Tuy nhiên cóthể có ổi chín quanh năm Vào năm thứ 3 - 5,năng suất có thể đạt 20 tấn/ha, vào năm thứ 6,
7 : 50 tấn/ha và hơn
Ổi rất mau chín, thu hoạch xong nên báncho nhanh và để trong nhà chỉ giữ được vàingày ở nhiệt độ bình thường Xử lý bằng mộtsố hóa chất như GA3 có thể giữ được lâu hơn
Ở phòng lạnh: nhiệt độ 5 - 150C, độ ẩmkhông khí 85 - 90% có thể bảo quản được 3 - 4tuần lễ
Trang 8BÀI 2 KỸ THUẬT TRỒNG GIỐNG ỔI
TRẮNG SỐ 1
I NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM
Giống ổi trắng số 1 do Viện Cây lương thực
và Cây thực phẩm chọn lọc từ tập đoàn giống
ổi trắng nội Malaixia, được Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn công nhận là giống Quốc
gia năm 2000 Giống ổi trắng số 1 cho 2 vụ
quả/năm vào tháng 7-8 và tháng 3-4; năng
suất đạt 6-8 tấn/ha (tuổi 1), 12-15 tấn/ha (tuổi
2), 25-35 tấn/ha (tuổi 3); quả to 250-300g/quả;
khi chín có màu xanh, ăn giòn, thơm, ít hạt,
hiệu quả kinh tế cao Giống có khả năng chống
chịu sâu bệnh và các điều kiện khó khăn
II KỸ THUẬT TRỒNG
1 Thời vụ
Ở miền Bắc trồng chủ yếu vào vụ Xuân Hè
(tháng 3 tháng 5) và vụ Hè Thu (tháng 8 tháng 10); ở miền Nam trồng vào đầu mùamưa (tháng 5 - tháng 6)
-2 Chuẩn bị đất và hố trồng
- Đất trồng: đất tơi xốp, thoáng, giữ nướctốt, tầng canh tác dày trên 50 cm; đặc biệt đấtphù sa rất tốt cho cây ổi phát triển, năng suấtcao, quả ngon
- Đào hố: đào hố và bón lót trước khi trồng3-4 tuần; hố có kích thước 50 x 50 x 50 cm (dài
x rộng x sâu); mật độ trồng hàng cách hàng từ2,5-3,0m; cây cách cây từ 2,5 - 3,0m, tươngđương 1.400 - 1.500 cây/ha
- Bón lót: mỗi hố bón từ 10-15 kg phânchuồng hoai mục + 0,5-1,0 kg lân super + 0,1 kgđạm ure, 0,1 kg kali hoặc 5-10 kg phân vi sinh,đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu hố), sauđó cho đất bột lên trên, dày từ 10-15 cm
Trang 93 Trồng cây
- Trước khi trồng tỉa hết các mầm dại ở gốc
(nếu có)
- Tháo, bỏ các vật liệu quanh bầu; đặt cây
vào giữa hố, lấp đất ngập gốc ghép 5-10 cm;
cắm cọc buộc giữ cây khỏi bị gió rung, tưới ẩm
ngay cho cây
4 Chăm sóc cho cây
- Tạo tán: thường xuyên cắt tỉa bỏ mầm dại
từ gốc ghép; khi cành ghép dài 40-50 cm, bấm
ngọn cho ra các cành cấp 2 và tiếp tục như thế
cho cây ra cành cấp 3; mỗi cây để 8-10 cành ra
đều các phía cho tán đẹp
- Bón thúc: sau trồng một tháng, bón từ
0,2-0,3 kg NPK; sau mỗi tháng bón từ 0,1-0,2 kg
NPK Việt Nhật hoặc phân NPK Đầu Trâu
trước khi quả bắt đầu chín Nếu cây phát triển
kém, cứ 7 ngày một lần có thể bón bổ sung
phân bón lá Thiên nông, Atônic, Grow3 lá
xanh, hoặc tưới NPK nồng độ 5% (chú ý: giai
đoạn thu hoạch quả không nên bón quá nhiều
đạm vì sẽ làm giảm chất lượng quả)
- Tưới nước: luôn đảm bảo độ ẩm cho cây; ổikhông chịu được úng, khi gặp mưa lớn phảitháo hết nước ngay
- Để quả: mỗi chùm hoa sau khi đậu quả chỉđể lại 1 quả/chùm
- Phòng trừ sâu bệnh: không được tưới phântươi, nước đã bị ô nhiễm cho cây để chống cácbệnh chết dục của cây; khi xuất hiện bọ nẹt,rệp, sâu ăn lá, dòi đục quả thì phun Sherpa0,2-0,3%, Trebon 0,2%, hoặc bẫy bả sinh họcnhư Vizubon, ; phòng bệnh sương mai, đốmquả thì phun Ridomil 0,2%,Anvil 0,2%; có thểphòng bệnh hại và làm cho màu sắc quả đẹpbằng cách bao quả bằng túi polyetylen hoặc cácvật việu khác
- Thu hoạch: khi quả to đẫy màu xanhchuyển sang sáng thì thu hoạch Nên thu vàobuổi sáng Trước khi thu 10-15 ngày không nênphun thuốc bảo vệ thực vật
Trang 10BÀI 3 KỸ THUẬT TRỒNG ỔI VOI
Ổi voi là giống cây ăn quả mới được nhập từ
Malaysia Quả tròn, to (300-800g/quả), cùi dày,
ít hạt, mềm, ngọt, thơm , thích hợp cho việc
chế biến Cây dễ trồng, không kén đất, chịu
úng, hạn và kháng bệnh cao Sau một năm
trồng cây đã cho quả
1 Thời vụ trồng
Trồng ổi voi vào vụ Xuân (tháng 2-3) và vụ
Thu (tháng 8-10) ở các tỉnh phía Bắc Còn các
tỉnh phía Nam nên trồng vào đầu mùa mưa
Cũng có thể trồng ổi voi quanh năm nhưng
phải bảo đảm tưới và che chắn cho cây tới khi
bén rễ, đâm cành
2 Chuẩn bị đất
Ổi voi không kén đất, nhưng nên chọn đấtcó tầng canh tác dày, đất tơi, xốp, giữ nước vàthoát nước dễ dàng Nên đào hố rộng, sâu, bónlót trước khi trồng vài tuần Mật độ trồng 4 x4m hoặc 5 x 5m
4 Chăm sóc
- Với cây giống là cây ghép nên vun gốc caohơn mắt ghép và loại bỏ các mầm mọc từ gốcghép Khi cành mọc ra từ gốc ghép ban đầu(cấp 2) được 40-50cm tiến hành bấm ngọn đểcây bật cành cấp 3 Giữ độ 8-10 cành cấp 3.Năm đầu tiên không cần bón nhiều phân,chỉ cần khoảng 200g NPK/cây Các năm saubón tăng dần Nên lấy bùn ao đắp thêm vàocác gốc để tăng nguồn dinh dưỡng cho cây
Trang 115 Phòng trừ sâu bệnh
Ổi voi thường bị các loại sâu bệnh như rệp,
các loại sâu ăn lá, ruồi đục quả, bệnh đốm
quả gây hại
- Đối với rệp, các loại sâu ăn lá, ruồi đục
quả: dùng Sherpa 0,2-0,3%, Tribon 0,2% phun
lên cây
- Đối với bệnh đốm trên quả: dùng Ridomil
0,2% hoặc Anvil 0,2%, phun vào tháng 5-6 làm
2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 7-10 ngày
6 Thu hoạch
Ổi voi ra hoa làm 2 đợt: đợt 1 vào tháng
4-5, chín vào tháng 7-8; đợt 2 ra hoa vào cuối
năm và cho quả chín vào dịp Tết
Khi quả bắt đầu chín có màu vàng sáng,
nên tiến hành thu hoạch ngay Thu hái quả
vào buổi chiều
BÀI 4 KỸ THUẬT TRỒNG ỔI
KHÔNG HẠT
1 Đất trồng
Trồng trên đất phù sa, giàu chất hữu cơ, đủnước tưới sẽ cho năng suất cao, mẫu mã đẹp vàphẩm chất tốt nhất Một tài liệu kỹ thuật chobiết, độ pH đất ở mức 4.5 đến 8.2 là thích hợpcho ổi Trong thực tế canh tác, trồng ổi khônghạt ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suấtcao nhất so với các vùng trong cả nước Ở mộtsố hộ trồng ổi không hạt ở Cần Thơ, VĩnhLong, Tiền Giang, Long An, năng suất đạt 35 -
50 tấn/ha/năm (diện tích sử dụng 60 - 70%); đólà mức không thấp hơn mô hình kiểu mẫutrồng ổi ở nước ngoài
Trang 12Các khu vườn chuyên trồng ổi không hạt ở
đồng bằng sông Cửu Long thành công đều bố
trí liếp rộng 5 - 6 m, mương tưới tiêu nước chủ
động, mực nước mương cách mặt liếp 0,5 m
Nếu là liếp đã trồng cây ăn trái cũ, các chủ
vườn đào gốc cây, đảo đất và bồi mương sửa
liếp trước khi trồng vườn ổi mới Để đạt năng
suất cao, nên trồng vườn độc canh Bố trí hàng
cách hàng 2,5 m, cây cách cây 2 m (sau khi trừ
mương, trồng khoảng 1.300 - 1.500 cây/ha)
Cũng có thể trồng xen trong vườn trồng cây ăn
trái khác trong giai đoạn kiến thiết cơ bản,
nhưng cần bố trí khoảng cách thích hợp cho ổi
hứng đủ nắng
Những nhà vườn trồng quá dày, giai đoạn 2
- 3 năm đầu nhìn đẹp mắt nhưng sau đó khó
chăm sóc, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp, trái
nhỏ, chất lượng kém, giá bán thấp, khó cải
thiện khi vườn xuống cấp
Tiến hành đắp mô rộng 50 60 cm, cao 20
-30 cm so với mặt liếp để không bị úng gốc khi
cây còn nhỏ cũng như thoát nhanh nước mưa,
giúp ngừa tuyến trùng và nấm bệnh trên rễ
Vườn cây phát triển tốt, đồng đều sẽ cho năng
suất cao
2 Chọn giống
Kinh nghiệm của các vườn ổi thành côngcao là trồng bằng cành chiết của dòng ổikhông hạt có trái to (0,3 - 0,5 kg/trái), dạngtrái thuôn dài, vỏ trái láng màu xanh sáng,thịt trái màu trắng ngà, chắc, giòn, vị chuangọt Toàn bộ cành chiết chọn trồng có cùngtuổi, đã được giâm trong bầu trên 3 tháng vàcó cùng chiều cao và số lá Trường hợp câygiống không cùng tuổi, không cùng chiều caothì phải phân loại và trồng riêng từng liếp
3 Chăm sóc
Đào hố giữa mô, bón lót mỗi hố 10 kg phânhữu cơ đã hoai mục (15 tấn/ha), 0,5 kg phânlân (750 kg/ha), 0,2 kg vôi bột (300 kg/ha), trộnđều với đất giúp cho ổi phát triển nhanh Đặtcây giống vào hố trồng, lấp đất ngang mặt bầu,lèn chặt Cắm 1 - 3 cọc giữ cho cây giống đứngthẳng không bị gió lay gốc để cây bắt rễnhanh Nếu trồng vào mùa khô phải phủ rơmcỏ mục quanh gốc để giữ ẩm cho cây phát triểnnhanh bộ rễ Duy trì tưới thường xuyên ngày 2lần cho tới khi cây đã ra được 2 đợt tược mớithì giảm xuống 1 lần/ngày
Trang 134 Bón phân
Ổi không hạt có sức phát triển rất nhanh,
nếu bón phân tưới nước đầy đủ, hợp lý và làm
tốt khâu bấm đọt sau ngày trồng 5 - 6 tháng
có thể ra hoa, 8 - 9 tháng sau ngày trồng cho
thu hái trái Lượng phân bón tùy theo độ màu
mỡ của đất vườn và tình trạng sinh trưởng
của cây Lời khuyên của các chuyên gia cây ăn
quả quốc tế là: so với cam, một thứ cây đòi
hỏi bón phân nhiều thì yêu cầu bón phân của
ổi còn cao hơn để có năng suất cao và chất
lượng tốt Một số vườn ổi ở Long Hưng (Châu
Thành, Tiền Giang), Vĩnh Cửu (Đồng Nai) bón
nhiều phân gà công nghiệp kết hợp phân
NPK, ổi cho trái nặng 500 - 700g đều khắp cả
vườn Trong khi chờ tiếp nhận những quy
trình bón phân tốt nhất khuyến cáo từ cơ
quan khoa học, nhà vườn có thể tham khảo
mức phân bón, đã được phổ biến trong các hội
thảo phân bón cho ổi không hạt ở đồng bằng
sông Cửu Long như sau:
+ Năm thứ nhất: 2 tháng một lần, tưới 150g
NPK 16-16-8/cây (225 kg/ha) và 70g KCl/cây
(105 kg/ha)
+ Năm thứ hai bón thúc cho cây vừa tạo tánvừa thu hoạch 2 - 3 tháng một lần Mỗi lần bónhay tưới 400g NPK 16-16-8/cây (600 kg/ha), 120gurê (120 kg/ha), 150g KCl/cây (225 kg/ha) và 20
kg phân chuồng/cây/năm, kết hợp bồi bùn
+ Năm thứ ba trở đi: 3,5 - 4 tháng một lầnbón phân sau thu hoạch và tỉa cành Mỗi lầnbón hay tưới 220g NPK 16-16-8/cây (300kg/ha), 120g urê (120 kg/ha), 150g KCl/cây (225kg/ha) và 20 kg phân chuồng/cây/năm, kết hợpbồi bùn
5 Tạo tán, tỉa cành, bấm đọt
Những vườn ổi không hạt thành công lànhững vườn được làm tốt việc tạo tán, tỉacành, bấm đọt, giúp tạo ra nhiều cành cho trái,tán cây chỉ cao khoảng 1,4 - 1,5 m dễ dàngquản lý sâu bệnh và thu hoạch
Sau khi trồng khoảng 3 tháng, từ thân cây
ra những tược mới (cành cấp I) và để dàikhoảng 0,8 - 1 m Khi vỏ tược ở độ bánh tẻ, sẽcắt bỏ 1/2 chiều dài tược để tạo tiền đề khungtán thấp cây sau này Sau khi cắt đọt, mỗicành cấp I bị cắt ấy sẽ đâm ra 2 tược mới ở
Trang 14nách cặp lá gần vết cắt và từ thân cây các tược
khác đâm ra mạnh mẽ Chờ cho các cành cấp
II này thành thục lại cắt đọt, tiếp tục việc tạo
tán Tính từ gốc tược thứ 2 trở lên, cắt ở vị trí
trên 4 - 5 cặp lá, hoặc tính từ mặt đất lên
khoảng 1,2m là vừa
Đợt ra tược thứ 3 (ra cành cấp III) sẽ tốn ít
thời gian hơn và đợt tược này, ở vị trí nách cặp
lá thứ 4 hoặc thứ 5 sẽ ra 1 - 2 cặp nụ hoa Tiến
hành tỉa bỏ những chồi nhỏ yếu, chỉ giữ lại
mỗi cây 3 - 4 cành cấp I, 8 - 10 cành cấp II và
hệ thống cành cấp III đều các hướng Tiến
hành bấm ngọn tược thứ 3 ngay vị trí phía
trên cặp trái ổi non đã đậu và tỉa các trái dư
Sau một thời gian ngắn ở nách các cặp lá cành
cấp II và cấp III sẽ mọc ra các chồi mới cho
trái Tiếp tục bấm đọt những chồi mới ở vị trí
trên cặp trái nhỏ như đã làm ở trên
6 Bao trái, thu hoạch
Trong tình trạng ruồi đục quả nhiều như
hiện nay, khi trái ổi to bằng trứng cút thì tiến
hành phun thuốc ngừa sâu bệnh và bao trái
ngay sau đó Dùng bao nylon trắng, đục lỗ nhỏ
thoát hơi nước bao trái để ngăn chặn ruồi đụcquả gây hại Khoảng 75 ± 5 ngày sau khi hoanở có thể thu hoạch trái Kết hợp bón phântưới nước theo đợt 3 tháng một lần thì ổi chothu hoạch rộ trong nửa tháng Thu hoạch tậptrung là điều khác biệt so với cách trồng ổitruyền thống
Với cách làm vườn nêu trên, vườn ổi có điềukiện phát tán nhanh, hồi phục sức khỏe nhanhchóng sau đợt thu hái trái, sản lượng thuhoạch cao tập trung, bán được giá