Về phía các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG MỚI TẠI CÁC NHTM HIỆN NAY (Trang 37 - 39)

-Lựa chọn chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng mới đồng bộ và phù hợp với tình hình thực tế của mỗi ngân hàng:

-Tăng quy mô vốn tự có.

-Xây dựng chiến lược công nghệ phù hợp để phát triển dịch vụ ngân hàng mới.

-Đổi mới cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực quản trị điều hành.

-Xây dựng các chiến lược tiếp thị phù hợp, có hiệu quả.

-Phát triển nguồn nhân lực.

+ Đối với các cán bộ vốn được đào tạo từ thời bao cấp: Cần có các khóa đào tạo ngắn hạn, hay dài hạn để đào tạo, đào tạo lại nhằm cung cấp các kiến thức nghiệp vụ ngân hàng mới, các kiến thức về vi tính, công nghệ ngân hàng, ngoại ngữ, các khoá đào tạo về kỹ năng giao tiếp khách hàng, quản trị ngân hàng.. ..Sắp xếp lại cho họ các công việc phù hợp trong điều kiện khả năng nắm bắt công việc hiện tại không phù hợp (chẳng hạn như bố trí họ làm các công việc của Back-end - chấm đối chiếu chứng từ.)

+ Đối với các cán bộ mới: Cần cho họ tham gia các khoá đào tạo trang bị cho họ kiến thức tổng thể về mọi hoạt động đang được tiến hành của ngân hàng, các chương trình về kỹ năng giao tiếp (đây là khâu rất yếu của các sinh viên mới ra trường) trước khi họ thực hiện tác nghiệp.

+ Đối với trường hợp thiếu các chuyên gia chuyên nghiệp: Trước mắt chưa thể đào tạo ngay được thì các NHTMVN có thể có những chính sách thuê chuyên gia nước ngoài, hoặc chính sách chuyển giao công nghệ. Bên cung cấp công nghệ phải chịu trách nhiệm điều động chuyên gia hướng dẫn và đào tạo cỏn bộ NHTMVN. Trên thế giới, đặc biệt là ở mảng công nghệ thông tin việc thuê nhân công từ nước ngoài thực hiện một số các nghiệp vụ từ xa rất phổ biến (ví dụ: Ấn Độ, Nhật Bản…)

+ Phân loại cán bộ có năng lực (cán bộ nguồn) để có các chính sách đào tạo, phát triển dài hạn như gửi đi đào tạo ở nước ngoài, các khoá học nâng cao, nghe các buổi toạ đàm tầm vĩ mô...

+ NHTM cần thường xuyên tổ chức các hội thảo, thảo luận về nghiệp vụ ngân hàng mới trên quy mô toàn thể các cán bộ ngân hàng. Không nên để xảy ra tình trạng các bộ phận nghiên cứu về mảng dịch vụ nào thì biết về mảng dịch vụ đó.

+ NHTM nên xây dựng chương trình hành động rõ ràng, trong đó thể hiện rõ mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn của ngân hàng và nội quy, kỷ luật đối với mỗi cỏn bộ nhân viên trong ngân hàng. Các nội dung trên nên được thể hiện ngắn gọn, xúc tích trong một quyển sổ nhỏ - “sổ tay cán bộ”- có thể mang trong mình một cách gọn nhẹ - coi đó như là cẩm nang công tác của mỗi cán bộ, để nhắc nhở họ ý thức được tốt hơn công việc mình đang làm.

+ Tăng cường các hoạt động đào tạo, đào tạo lại thông qua liên kết đào tạo với các trường Đại học chuyên ngành cho người lao động nhằm bổ sung cập nhật kiến thức. Đổi mới việc đào tạo theo hướng các NHTM xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng đào tạo, chỉ tiêu đào tạo sau đó ký kết với các trường Đại học chuyên ngành để tuyển chọn, đào tạo các sinh viên có đủ trình độ, năng lực, chương trình đào tạo phù hợp có khả năng ứng dụng thực tế cao.

+ Cần trao quyền hơn nữa cho các cán bộ tác nghiệp trên cơ sở các quy trình mở để tránh tình trạng thụ động, phụ thuộc gây ách tắc trong quy trình xử lý

nghiệp vụ, khuyến khích khả năng tự chủ, sáng tạo, quyết đoán cho các cán bộ thực hiện.

+ Các NHTM quốc doanh cần phải đổi mới chế độ tiền lương sao cho phù hợp với mặt bằng chung, tránh hiện tượng cào bằng, phải có các quỹ khen thưởng, quỹ phát triển tài năng cho phù hợp để tránh hiện tượng ỷ lại, thụ động dĩ hoà vi quý và đặc biệt là hiện tượng chảy máu chất xám như hiện nay.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG MỚI TẠI CÁC NHTM HIỆN NAY (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w