1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu Premiere Pro CS và hệ thống dựng tuyến tính.

26 3,7K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

Tài liệu là về cơ bản chi tiết các nút, các công cụ....cách làm việc của Adobe Premiere Pro Cs3, cũng như tổng quát của một phần quy trình sản xuất một chương trình truyền hình và cách sử dụng và dựng trên hệ thống dựng tuyến tính.

Trang 1

GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG DỰNG PHI TUYẾN

2.1/ Khái niệm về dựng hình phi tuyến tính:

Dựng hình phi tuyến tính là hệ thống dựng dùng trong sản xuất hậu kỳ, các cảnh trên băng Fo được Capture vào máy tính, các cảnh được sắp xếp trên Timeline và có thể thay đổi hoàn toàn ngẫu nhiên

Chế độ dựng phi tuyến sử dụng các thiết bị vào ra, đồng thời có các trình điều khiển cho nó

Một hệ thống dựng phi tuyến bao gồm:

 Hệ thống phần cứng (máy tính PC, card dựng, monitor, speaker…)

 Phần mềm dựng hình (Adobe Premiere, Trinity, Ulead…)

2.2/ Phần mềm dựng Adobe Premiere Pro CS3:

- Về kĩ thuật khi capture cảnh không đòi hỏi phải có card đồ họa(chỉ cần card on board) không đòi hỏi chất lượng hình ảnh khi xuất file phải cao như phần mềm Final cut Pro

- Premiere Pro cung cấp lệnh mới giúp dễ dàng chuyển đổi các đoạn video đang biên tập sang After Effects hiệu quả, tiết kiệm thời gian Người dùng cũng có thể biên tập âm thanh với Audition 3 nhanh chóng bằng cách nhấn phím phải vào đoạn video và chọn Edit in Audition Sau đó nếu có bất cứ sự thay đổi nào, Audition sẽ tự động cập nhật âm thanh ngay trong Premiere Pro

Trang 2

Khởi động Adobe Premiere Pro CS3

Khởi động chương trình Premiere bằng cách kích đúp chuột vào biểu tượng Premiere trên màn hình nền

Hình 1 – Khởi động Adobe Premiere CS3

Hoặc chọn Star  Program  Adobe Priemere CS3

Hình 2– Khởi động Adobe Premiere CS3

Khi Premiere được khởi động, bao giờ cũng phải chọn một project để làm việc, có thể là Project cũ đã có sẵn hoặc một Project mới hộp thoại đầu tiên như sau:

Trang 3

Hình 3– Khởi động Adobe Premiere CS3

Trong hộp thoại này có thể chọn

- Nếu đã có một Project cũ, ấn hộp Open Project, hộp thoại Open Project sẽ xuất hiện và chúng ta sẽ chọn đường dẫn đến Project cần mở từ hộp Look in Sau đó chọn Project cần mở, và ấn Open

Hình 4– Khởi động Adobe Premiere CS3

- Nếu muốn mở 1 Project mới, chọn New Project Sau đó chọn định dạng tín hiệu Chọn Matrox Axio SD / PAL / Standard Trong mục Location chọn đường dẫn lưu Project Đặt tên cho Project vào khung Name Cuối cùng bấm OK.

Trang 4

Hình 5– Khởi động Adobe Premiere CS3

2.3/ Giao diện chương trình:

1-Cửa sổ giao diện chính của chương trình gồm các thành phần:

Nơi chứa các dữ liệu để xây dựng Project, bao gồm các Bin chứa các Folder hay File Video, âm thanh, ảnh, chữ

2- Timeline: Nơi chứa nội dung Project, nó chứa các Track Audio và Video, chuyển cảnh và các công cụ phục vụ việc dàn dựng:

3- Màn hình hiển thị để xem và cắt các File nguyên liệu trước khi đưa vào Time line (Màn hình Source)

4-Màn hình hiển thị nội dung của Project ở trên Time line (Màn hình Program)

Trang 5

Hình 6 – Giao diện chính của Adobe Premiere Pro CS3

5- Hộp chứa các công cụ hỗ trợ việc theo dõi và chỉnh sửa các hiệu ứng của Project (Effect Control)

6- Hộp chứa thư viện các hiệu ứng chuyển cảnh, hiệu ứng hình ảnh, âm thanh (Effect)

7- Hộp chứa các công cụ để trợ giúp việc dựng hình

- Muốn hiện hay ẩn các cửa sổ này vào menu Window để chọn

- Khi thay đổi độ rộng của 1 cửa sổ thì ảnh hưởng tới các cửa sổ khác (cửa sổ này to ra thì cửa sổ khác sẽ bị thu nhỏ lại)

Công cụ chọn trên Timeline từ vị trí bất kỳ đến hết Timeline trên một đường Khi muốn đánh dấu toàn

bộ các đường thì chọn công cụ này rồi giữ phím

Shift và nhấp chuột đánh dấu

3 B Công cụ kéo dài hoặc thu ngắn 1 đoạn Audio hoặc

Video mà không làm ảnh hưởng đến các đoạn khác

Trang 6

5 X Công cụ thay đổi tốc độ (nhanh, chậm) của đoạn

Video hoặc Audio

Công cụ cắt trên một đường

Nếu muốn cắt toàn bộ các đường, chọn công cụ này

và giữ phím Shift rồi cắt

Nếu muốn cắt riêng đường hình hoặc đường tiếng có thể thực hiện theo 2 cách:

+ Khóa đường hình (nếu cắt đường tiếng) hoặc ngược lại, rồi dung công cụ này để cắt

+ Click phải chuột vào đường Video hoặc Audio chọn Unlink Video and Audio sau đó dung công cụ này để cắt

7 Y Công cụ xem cảnh đầu, cuối của 1 đoạn cùng hình

ảnh của cuối đoạn trước và đầu đoạn sau nó

Công cụ để di chuyển một đoạn Khi di chuyển, độ dài đoạn được di chuyển sẽ không thay đổi Độ dài 2 đoạn trước và sau nó sẽ bớt hoặc thêm khi dịch sang trái hoặc phải và không làm thay đổi tổng thời gian trên Timeline.s

9 P Công cụ dùng để tăng, giảm ánh sáng hoặc to nhỏ

âm thanh

11 Z Tăng / giảm hiển thị trên Timeline

b.Công cụ làm việc trên cửa sổ Source

STT Công cụ Phím tắt Tác dụng

Trang 7

2 O Đánh dấu điểm cuối đoạn Video cần lấy

12 Q Về vị trí đánh dấu điểm đầu đoạn Video cần lấy

Trang 8

Tổng thời gian trên Timeline không thay đổi

18

Thông thường 1 đoạn dữ liệu định lấy sẽ có cả hình và tiếng, nếu muốn lấy nguyên hình hoặc nguyên tiếng cần sử dụng bằng cách chọn công

cụ này

2.5/ Nhập dữ liệu cho Project

a Capture Video

- Kiểm tra các đầu Jack kết nối đường hình và đường tiếng

- Kiểm tra và đảm bảo ổ đĩa Video có đủ chỗ trống

- Bấm F5 hoặc mở menu File, chọn Capture sẽ xuất hiện hộp thoại như hình

sau:

Hình 7 – Cửa sổ Capture

Trang 9

- Trong thẻ Logging:

Hình 8 – Thẻ Logging

Trong khung Capture chọn:

 Audio and Video: Lấy cả hình và tiếng

 Audio: Chỉ lấy tiếng

 Video: Chỉ lấy hình

o Trong khung Log Clips To: Thư mục chứa dữ liệu khi Capture

o Trong khung Clip name: Đặt tên cho đoạn Video

o Mục Timecode: Gõ timecode các đoạn Clip cần lấy

Trang 10

Hình 9 – Thẻ Setting

Để chọn lại cách kết nối khi Capture thì bấm nút thẻ Video Capture Setting của mục Matrox Capture Setting, sau đó mục Input Device và Input Source xuất hiện trong hộp thoại như sau:

 Chọn cách kết nối trong mục Input Device

 Chọn tín hiệu trong mục Input Source

Trang 11

- Bấm hộp Record để bắt đầu Capture

- Kết thúc Capture bấm hộp Stop hoặc ESC.

b Batch Capture

o Lập danh sách các băng chứa các đoạn Video cần lấy, Click chuột phải vào cửa sổ Project chọn New Item/Offline File hộp thoại xuất hiện

o Trong mục Tape Name: Khai tên băng chứa đoạn Video cần lấy

o Trong mục File Name: Đặt tên cho đoạn Video định lấy…

o Trong mục Time code:

 Media Start : Khai thời gian bắt đầu lấy hình

 Media End : Khai thời gian kết thúc lấy hình

 Media Duaration: Thời gian đoạn Video sẽ lấy

o Sau đó bấm OK, trong cửa sổ project sẽ xuất hiện danh sách các file cần

capture

o Chú ý: Nếu lấy nhiều đoạn Video ở trong cùng 1 băng thì phải khai báo tên băng (Tape Name) giống nhau

- Đánh dấu toàn bộ danh sách các đoạn Video sẽ Batch Capture

- Vào File chọn Batch Capture hoặc bấm phím F6 hộp thoại Batch Capture sẽ

xuất hiện như sau:

Trang 12

Hình 10 – Batch Capture

- Chọn OK, chương trình sẽ yêu cầu đưa băng có tên trong danh

sách vào và nó tự động điều khiển việc lấy dữ liệu, khi lấy xong chương trình sẽ tự động đẩy băng ra và yêu cầu đưa băng khác vào (nếu danh sách các đoạn video cần lấy từ nhiều băng.)

c Nhập các file đã có sẵn trên ổ đĩa cứng

- Click chuột phải vào hộp thư mục cần đưa các file vào trong cửa sổ

Project chọn Import hoặc click đúp vào khoảng trống trong thư mục đó hoặc đánh dấu thư mục rồi mở menu File chọn lệnh Import hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+I sẽ xuất hiện hộp thoại như sau:

Trang 13

Hình 11– Batch Capture

- Trong hộp thoại này chọn ổ đĩa, thư mục chứa file cần đưa ra từ

khung Look in.

- Lựa chọn các File cần đưa vào:

o Nếu muốn chọn các file liền nhau, chọn file đầu tiên, giữ phím Shift và chọn

file cuối

o Nếu muốn chọn các file không liền nhau, chọn file đầu tiên, giữ Ctrl và chọn

các file cần lấy

- Bấm nút Open.

- Video Transitions: Đây là phần kĩ xảo khắc phục những đoạn gây khó

chịu khi chúng ta thực hiện việc cắt dán, để tạo ra những chuyển cảnh đẹp, gây cảm giác dễ chịu, hứng thú cho người xem

- Các thao tác cơ bản

- Các bước thực hiện chuyển cảnh.

- Chọn và kéo 2 clip hình ảnh từ cửa sổ Project thả xuống cửa sổ Timeline, hình ảnh sẽ được đặt theo thứ tự trong cửa sổ Timeline

Trang 14

- Vào menu chọn Effects rồi click chọn Video Transitions, click vào nhóm chuyển cảnh cần chèn Kéo và thả chuyển cảnh đẫ chọn xuống cửa sổ Timline

dể đưa vào điểm tiếp nối giữa 2 Clip

Thiết lập thuộc tính Transition:

Click vào Transition sử dụng để chuyển cảnh trong Timeline hiển thị các thuộc tính của nó trong Effect Cổntls hoặc có thể vào Window chọn Effect Control để xuất hiện cửa sổ làm việc Sau đó thay đổi các thuộc tính nếu muốn

Trang 15

hiện:

- Mở rộng Video Effect: click vào dấu trước Video Effect và các nhóm Effect

- Kéo hiệu ứng xuống Clip trong cửa sổ Timeline

- Nếu có 1 hộp thoại nhắc thì chỉ việc Click OK Clip trên Timeline xuất hiện một đường màu xanh, cho biết đã có hiệu ứng trong Clip

* Hiệu chỉnh kỹ xảo

- Vào menu Window> Effect Controls

- Ở mục kỹ xảo nhấn chọn nút có hình trước tên hiệu ứng

- Thay đổi các thông số cần thiết ( tuỳ theo mỗi hiệu ứng mà các thông số khác nhau) Một số hiệu ứng có nút Setup , ta có thể click vào đó

để mở cửa sổ thay đổi các thông số

2.7/ Audio transition:

Đây là kỹ xảo dùng để vuốt âm thanh ở đầu , cuối mỗi đoạn tạo cảm giác mượt

mà cho người nghe

Các thao tác thực hiện: Vào menu chọn Effects rồi click chọn Audio transition Chọn constant Gain : vuốt tiếng to dần

constant Gain : vuốt tiếng nhỏ dần

2.8/ Audio Effects: Tạo ra các hiệu ứng về âm thanh

Trang 16

2.9/ Tạo chữ trên Premiere PRO CS3

a Khởi động chương trình Title:

Vào menu File chọn New/chọn Title hoặc nhấn phím tắt F9 hoặc kích chuột vào hộp công cụ số 6 (New Item) có hình dạng trong cửa sổ Project chọn Title (xem 2 hình dưới)

Xuất hiện hộp thoại New Title; trong hộp thoại này bạn nên đặt tên cho bảng chữ rồi bấm OK, một cửa sổ chương trình tạo chữ Title xuất hiện

Trang 17

- Chọn Phông chữ từ mục Fonts hoặc bấm hộp , cỡ chữ từ mục Font Size

- Nhập nội dung chữ

c Chỉnh sửa, thay đổi kiểu , cỡ màu, bóng… chứ:

- Đánh dấu nội dung cần thay đổi (bằng công cụ chữ T hoặc mũi tên)

- Để thay đổi kiểu chữ, kích thước, tọa độ, sử dụng trong khung Title Propeties:

- Mục Transform Bạn có thể ứng dụng vào việc thay đổi các thông số về độ

mờ, tọa độ X và Y, chiều rộng, chiều cao của đối tượng đang được chọn,

- Nếu thay đổi màu, độ bóng, bạn sử dụng các mục trong hình sau để điều chỉnh (Fill- diều chỉnh màu; Shadow- diều chỉnh bóng, )

d Vẽ hình, tạo các kiểu chữ đặc biệt:

Ban có thể sử dụng các công cụ như hình dưới đây để thực hiện gõ các kiểu chữ đặc biệt hoặc vè hình

Các công cụ chỉnh lần lượt có tác dụng như sau:

1.Dùng xoay đối tượng được chọn

2.Dùng công cụ để chọn đối tượng

3 Vào chế độ đánh chữ ngang theo chiều X

4 Vào chế độ đánh chữ theo chiều Y

5 Đánh chữ trong vùng được định ra theo chiều ngang bởi việc kéo con trỏ chuột

6 Như trên nhưng theo chiều dọc

Trang 18

7 Đánh chữ theo đương cong bất kì

8 T¸ác dụng như trên nhưng chữ sẽ nằm trên đường vẽ

9 4 công cụ hình bút để vẽ các đối tượng trong màn hình

2.10/ Tạo các hình khối theo yêu cầu:

- Các trường hợp phải Render trước khi chạy Project và đưa nó ra monitor:

o Khi đoạn video không đúng với định dạng của Project (sai hệ, khung hình lớn hơn hoặc nhỏ hơn, thuật nén khác…)

o Khi sử dụng các hiệu ứng phức tạp mà phần cứng không đáp ứng được

o Khi muốn chuyển từ định dạng này sang định dạng khác

- Dấu hiệu nhận biết các trường hợp phải Render:

o Trên vùng làm việc của Timeline có vệt đỏ phía dưới

o Khi nhấn nút Play treen Monitor Program, hình chạy bị rung hay giật

Trang 19

- Các bước để Render:

o Lưu Project lên ổ cứng

o Chuyển về Timeline và nhấn Enter trên bàn phím hoặc mở menu Timeline chọn Render Work Area, khi đó sẽ xuất hiện hộp

thoại như hình sau Sau khi Render xong vạch đỏ ở vùng làm việc đổi thành màu xanh, chương trình tự chạy lại từ đầu Project

2.11/ Xuất Project ra các phim :

a.Xuất ra đoạn phim AVI

- Vào File chọn Export/Movie hộp thoại xuất hiện như sau:

Hình 12– Export Movie

- Chọn nơi chứa phim AVI sẽ xuất từ khung Save in.

- Đặt tên cho phim vào khung File name.

- Trong trường hợp muốn thay đổi hoặc kiểm tra thông số, bấm

Settings… sẽ xuất

hiện hộp thoại như hình sau, sau khi chỉnh sửa các thông số chọn OK để quay

về cửa sổ Export Movie:

Trang 20

Hình 13– Setting của Export Movie

- Bấm Save.

a.Xuất ra đoạn tiếng Audio:

- Vào File chọn Export/Audio hộp thoại xuất hiện như sau:

Hình 14 – Export Audio

- Chọn nơi chứa đoạn Audio sẽ xuất từ khung Save in.

- Đặt tên cho đoạn Audio vào khung File name.

- Trong trường hợp muốn thay đổi hoặc kiểm tra thông số, bấm

Settings, thay đổi các thông số và chọn OK.

- Bấm Save.

Trang 21

b Xuất ra một frame hình ảnh:

- Đặt con trượt tại vị trí cần lấy hình trên timeline

- Vào File chọn Export/Frame hộp thoại xuất hiện như hình dưới

- Chọn nơi chứa hình sẽ xuất từ khung Save in.

- Đặt tên cho hình vào khung File name.

- Kiểu ảnh ngầm định là BMP, trong trường hợp muốn thay đổi hoặc

kiểm tra thông số, bấm Settings…rồi thay đổi từ mục File type trong hộp thoại sau, sau đó chọn OK.

Hình 14–Export Frame

- Bấm Save.

c.Ghi ra băng

- Đưa ra băng qua các đầu ghi:

+ Kết nối cổng ra của hộp Break out box dưới đường vào của hộp ghi

+ Bấm REC và PLAY trên đầu ghi

+ Chạy Project trên máy tính

- Hoặc :

+ Vào File chọn Export/Export to tape.

+ Bấm Record.

Trang 22

CHƯƠNG 3: DỰNG HÌNH TUYẾN TÍNH 3.1/ Qui trình chung sản xuất 1 chương trình truyền hình:

Sơ đồ quy trình sản xuất:

TH Trực tiếp

Nhiệm vụ của từng khối:

a Biên tập, đạo diễn:

Là những người xây dựng ra một chương trình truyền hình; Là người sáng tác hoặc dựa theo một kịch bản văn học đã có sẵn để chuyển thể thành một kịch bản truyền hình Kịch bản là một văn bản thể hiện một chương trình bằng ngôn ngữ và có hai dạng kịch bản

*Kịch bản quay: là toàn bộ văn bản thể hiện bằng từ ngữ giúp cho người quay thể hiện được ý tưởng của đạo diễn

*Kịch bản dựng: là những văn bản giúp cho người dựng khi xem kịch bản biết được nội dung từng cảnh, thời lượng, cỡ cảnh…

b Duyệt kịch bản:

Kiểm tra nội dung chương trình có phù hợp hay không thì mới cho sản xuất

để tránh lãng phí (khâu này rất quan trọng)

c Điều độ sản xuất:

Sau khi kịch bản được duyệt cho phép sản xuất thì việc bố trí các phương tiện sản xuất, nhân lực sản xuất là do khối này quy định Ngoài ra còn bố trí địa điểm thực hiện chương trình, thời gian thực hiện (tiền kì, hậu kì, phát sóng)

d Sản xuất tiền kì:

Biên tập

Đạo diễn

Duyệt kịch bản

Điều độ sản xuất

Phát sóng

Sản xuất tiền kì

Sản xuất hậu kì

Trang 23

Phóng viên biên tập có kịch bản hoàn chỉnh sẽ tiến hành quay, ghi hình bằng thiết bị gọn nhẹ hoặc xe truyền hình lưu động hoặc tại studio truyền hình với ý tưởng và nội dung do biên tập viên hoặc đạo diễn chỉ đạo Về kỹ thuật do kỹ thuật viên đảm nhận với chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt Cũng có thể ghi các chương trình truyền hình khai thác qua các đường truyền vệ tinh, cáp quang… Sản phẩm của khâu tiền kì là băng gốc đề sản xuất hậu kì kèm theo băng là phiếu sản xuất tiền kì Tín hiệu chương trình có thể được tới phòng tổng chế để phát sóng trực tiếp từ khâu này

e Sản xuất hậu kì:

Các băng đã ghi hình ở khâu tiền kì được đưa tới phòng dựng, tiến hành dựng hình theo kịch bản của biên tập chương trình Khi đã hoàn chỉnh về hình, băng được đưa sang phòng tiếng, đọc lời thuyết minh, bình luận và lời thoại ghi vào kênh CH1 ở mức chuẩn, kênh CH2 ghi nhạc và tiếng nền ghi ở mức nền Sau đó băng đã hoàn chỉnh về tín hiệu hình, tiếng được đưa sang hòa âm Đi kèm theo băng thành phẩm là phiếu sản xuất hậu kì Phiếu này là chứng chỉ chất lượng kỹ thuật của băng chương trình, là cơ sở để băng không phải OTK kỹ thuật

f Phát sóng:

Thực hiện phát sóng các băng chương trình đã đầy đủ thủ tục quyết định và thực hiện phát sóng trực tiếp các chương trình từ studio, từ các địa điểm khác thông qua các đường truyền vệ tinh, viba, cáp quang… Để nâng cao chất lượng

kỹ thuật và nghệ thuật âm thanh của chương trình, trung tâm kỹ thuật thực hiện hòa âm Một số chương trình tiến tới sẽ hòa âm trước khi phát sóng

3.2/ Giới thiệu về hệ thống dựng hình tuyến tính:

Hệ thống dựng Aroll

- Đặc điểm :

+ Là hệ thống dựng một máy phát một máy ghi

+ Là hệ thống dựng đơn giản nhất có thể sử dụng hai đầu V-A + Là hệ thống sử dụng các hiệu ứng đơn giản chủ yếu là sang băng có thể cải tiến thêm vào đó các thiết bị phụ trợ như : bàn dựng

Ngày đăng: 16/10/2014, 11:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 – Khởi động Adobe Premiere CS3 - Tài liệu Premiere Pro CS và hệ thống dựng tuyến tính.
Hình 1 – Khởi động Adobe Premiere CS3 (Trang 2)
Hình 6 – Giao diện chính của Adobe Premiere Pro CS3 - Tài liệu Premiere Pro CS và hệ thống dựng tuyến tính.
Hình 6 – Giao diện chính của Adobe Premiere Pro CS3 (Trang 5)
Hình 7 – Cửa sổ Capture - Tài liệu Premiere Pro CS và hệ thống dựng tuyến tính.
Hình 7 – Cửa sổ Capture (Trang 8)
Hình 8 – Thẻ Logging - Tài liệu Premiere Pro CS và hệ thống dựng tuyến tính.
Hình 8 – Thẻ Logging (Trang 9)
Hình 9 – Thẻ Setting - Tài liệu Premiere Pro CS và hệ thống dựng tuyến tính.
Hình 9 – Thẻ Setting (Trang 10)
Hình 10 – Batch Capture - Tài liệu Premiere Pro CS và hệ thống dựng tuyến tính.
Hình 10 – Batch Capture (Trang 12)
Hình 14 – Export Audio - Tài liệu Premiere Pro CS và hệ thống dựng tuyến tính.
Hình 14 – Export Audio (Trang 20)
Sơ đồ quy trình sản xuất: - Tài liệu Premiere Pro CS và hệ thống dựng tuyến tính.
Sơ đồ quy trình sản xuất: (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w