1. Lý do chọn đề tài: Những năm cuối thế kỷ XX công nghệ thông tin ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và ứng dụng ngày càng sâu rộng trong hầu hết các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, xã hội. Những thành tựu về tin học hoá trong công tác quản lý đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực và tạo ra phương pháp quản lý mới hiệu quả, nhanh chóng và chính xác. Giúp các nhà quản lý có tầm nhìn bao quát, nắm bắt kịp thời những đòi hỏi về thông tin và các yêu cầu về quản lý lưu trữ thông tin đã được xử lý. Ngày nay cùng với xu hướng phổ cập tin học toàn cầu thì việc phải sử dụng một mạng LAN cho một trường học là hết sức cần thiết, để giúp cho việc quản lý và công tác dạy và học của giáo viên cũng như học sinh. Khi chúng em đến trường trung học cơ sở Xuân Du, Như Thanh liên hệ thực tập. Nhóm chúng em nhận thấy trường đã có nhiều máy tính và có đội ngũ giáo viên có trình độ CNTT và trường đang có kế hoạch xây dựng mạng LAN. Chính vì vậy nhóm sinh viên chúng em xin thực tập cuối khoá đề tài thiết kế và quản trị mạng LAN cho trường thì được BGH trường ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ. PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG I: KIẾN THỨC CƠ SỞ I. MẠNG MÁY TÍNH 1. Khái niệm mạng máy tính • Mạng máy tính có thể được định nghĩa là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi các đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó. • Các đường truyền vật lý dùng để chuyển các tín hiệu giữa các máy tính. • Kiến trúc mạng thể hiện cách nối các máy tính với nhau ra sao và tập hợp các qui tắc, qui ước mà tất cả các thực thể tham gia truyền thông trên mạng phải tuân theo. 2. Mục đích nối mạng máy tính • Chia sẻ tài nguyên có giá trị cao ( thiết bị, chương trình, dữ liệu… ) không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý của tài nguyên và người sử dụng. • Tăng độ tin cậy của hệ thống: do có khả năng thay thế khi sảy ra sự cố đối với một máy tính nào đó 3. Đường truyền • Là phương tiện truyền tín hiệu điện tử giữa các máy tính. Các xung tín hiệu đó chính là các thông tin, dữ liệu được hiển thị dưới dạng các xung nhị phân (ON_OFF). • Đặc trưng cơ bản của đường truyền là giải thông nó biểu thị khả năng truyền tải tín hiệu của đường truyền. 4. Phân loại mạng máy tính theo khoảng cách địa lý • Mạng LAN (Local Area Networks): cài đặt trong phạm vi tương đối hẹp (ví dụ như trong một tòa nhà, một cơ quan, một trường học,..), khoảng cách lớn nhất giữa các máy tính nối mạng là vài chục km trở lại. • Mạng đô thị (Metropolitan Area Networks MAN): cài đặt trong phạm vi một đô thị, một trung tâm kinh tế xã hội, có bán kính nhỏ hơn 100 km. • Mạng WAN (Wide Area Networks): phạm vi của mạng có thể vượt qua biên giới quốc gia và thậm chí cả lục địa. • Mạng GAN (Global Area Networks): phạm vi rộng khắp toàn cầu. Mạng Internet là một ví dụ cho loại này. 5. Kiến trúc mạng máy tính. • Kiến trúc mạng thể hiện cách nối các máy tính với nhau, và tập hợp tất cả các quy tắc, quy ước mà tất cả các tham gia truyền thông phải tuân theo đảm bảo cho mạng hoạt động tốt. • Cách nối các máy tính được gọi là hình trạng (topolopy) của mạng hay nói cho gọn là topo mạng. Còn tập hợp các quy tắc, quy ước truyền thông được gọi là giao thức (protocol) của mạng. Topo và giao thức là hai khái niệm rất cơ bản của mạng máy tính. 5.1. Topo mạng. Hình sao (Star) Hình tuyến tính (bus) Vòng (Ring) Hình cây (tree) Hình đầy đủ Chu trình Vòng (Ring) Vệ tinh Topo mạng còn thể hiện cách tổng hợp các loại Topo nói trên lại với nhau. PHẦN III. KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập tại trường THCS Xuân Du, Như Thanh chúng em đã đạt được các tiêu chí sau: Hoàn thành đề tài thực tập theo đúng tiến độ, thời gian quy định. Khảo sát cơ sở vật chất trang thiết bị hiện trạng trường THCS Xuân Du, Như Thanh. Thiết kế được sơ đồ mạng LAN theo yêu cầu của trường THCS Xuân Du, Như Thanh. Lập dự trù kinh phí cho xây dựng mạng LAN của trường. Lập bảng cấp phát địa chỉ IP tĩnh cho máy chủ và IP động cho các máy khách Lập hướng dẫn lắp đặt và cài đặt mạng LAN cho trường THCS Xuân Du, Như Thanh. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN T.M NHÓM THỰC TẬP ThS. Lê Văn Quang TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thúc Hải (1997), “Mạng máy tính và các hệ thống mở”, NXBGD. 2. Đỗ Trung Tuấn (2002), “Quản trị mạng máy tính”, NXB ĐHQG Hà Nội. 3. Phạm Hoàng Dũng, Hoàng Đức Hải (2004), “Làm chủ Windows Server 2003”, NXBGD. 4. Lê Hoài Nghĩa (2005), “Giáo trình mạng căn bản” , NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh. 5. Lê Bá Hùng (2005), “Giáo trình thiết kế và cài đặt mạng”, ĐH Cần Thơ. 6. Các trang Web www.quantrimang.com www.diendantinhoc.com www.vntelecom.org www.w3c.org www.VnExpress.net www.hocit.com
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP CUỐI KHOÁ Đề tài: Thiết kế và quản trị mạng LAN cho trường trung học cơ sở Xuân Du, Như Thanh, Thanh Hóa Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Văn Quang Nhóm sinh viên ĐH LT, K8 thực hiện: 1. Hàn Thị Khánh; 2. Đặng Thị Thanh Bình; 3. Nguyễn Văn Hải; 4. Nguyễn Đăng Cường; 5. Nguyễn Văn Sơn. BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHOÁ Thông tin chung • Tên đề tài: Thiết kế và quản trị mạng LAN cho trường trung học cơ sở Xuân Du, Như Thanh, Thanh Hóa. • Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Văn Quang • Nhóm sinh viên ĐH LT, K8 thực hiện: 1. Hàn Thị Khánh; 2. Đặng Thị Thanh Bình; 3. Nguyễn Văn Hải; 4. Nguyễn Đăng Cường; 5. Nguyễn Văn Sơn. • Cơ sở thực tập: Trường trung học cơ sở Xuân Du, Như Thanh, Thanh Hóa. 2 1. Lý do chọn đề tài: Những năm cuối thế kỷ XX công nghệ thông tin ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và ứng dụng ngày càng sâu rộng trong hầu hết các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, xã hội. Những thành tựu về tin học hoá trong công tác quản lý đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực và tạo ra phương pháp quản lý mới hiệu quả, nhanh chóng và chính xác. Giúp các nhà quản lý có tầm nhìn bao quát, nắm bắt kịp thời những đòi hỏi về thông tin và các yêu cầu về quản lý lưu trữ thông tin đã được xử lý. Ngày nay cùng với xu hướng phổ cập tin học toàn cầu thì việc phải sử dụng một mạng LAN cho một trường học là hết sức cần thiết, để giúp cho việc quản lý và công tác dạy và học của giáo viên cũng như học sinh. Khi chúng em đến trường trung học cơ sở Xuân Du, Như Thanh liên hệ thực tập. Nhóm chúng em nhận thấy trường đã có nhiều máy tính và có đội ngũ giáo viên có trình độ CNTT và trường đang có kế hoạch xây dựng mạng LAN. Chính vì vậy nhóm sinh viên chúng em xin thực tập cuối khoá đề tài thiết kế và quản trị mạng LAN cho trường thì được BGH trường ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ. 3 PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG I: KIẾN THỨC CƠ SỞ I. MẠNG MÁY TÍNH 1. Khái niệm mạng máy tính • Mạng máy tính có thể được định nghĩa là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi các đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó. • Các đường truyền vật lý dùng để chuyển các tín hiệu giữa các máy tính. • Kiến trúc mạng thể hiện cách nối các máy tính với nhau ra sao và tập hợp các qui tắc, qui ước mà tất cả các thực thể tham gia truyền thông trên mạng phải tuân theo. 2. Mục đích nối mạng máy tính •Chia sẻ tài nguyên có giá trị cao ( thiết bị, chương trình, dữ liệu… ) không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý của tài nguyên và người sử dụng. •Tăng độ tin cậy của hệ thống: do có khả năng thay thế khi sảy ra sự cố đối với một máy tính nào đó 3. Đường truyền •Là phương tiện truyền tín hiệu điện tử giữa các máy tính. Các xung tín hiệu đó chính là các thông tin, dữ liệu được hiển thị dưới dạng các xung nhị phân (ON_OFF). •Đặc trưng cơ bản của đường truyền là giải thông nó biểu thị khả năng truyền tải tín hiệu của đường truyền. 4. Phân loại mạng máy tính theo khoảng cách địa lý • Mạng LAN (Local Area Networks): cài đặt trong phạm vi tương đối hẹp (ví dụ như trong một tòa nhà, một cơ quan, một trường học, ), khoảng cách lớn nhất giữa các máy tính nối mạng là vài chục km trở lại. 4 • Mạng đô thị (Metropolitan Area Networks - MAN): cài đặt trong phạm vi một đô thị, một trung tâm kinh tế xã hội, có bán kính nhỏ hơn 100 km. • Mạng WAN (Wide Area Networks): phạm vi của mạng có thể vượt qua biên giới quốc gia và thậm chí cả lục địa. • Mạng GAN (Global Area Networks): phạm vi rộng khắp toàn cầu. Mạng Internet là một ví dụ cho loại này. 5. Kiến trúc mạng máy tính. • Kiến trúc mạng thể hiện cách nối các máy tính với nhau, và tập hợp tất cả các quy tắc, quy ước mà tất cả các tham gia truyền thông phải tuân theo đảm bảo cho mạng hoạt động tốt. • Cách nối các máy tính được gọi là hình trạng (topolopy) của mạng hay nói cho gọn là topo mạng. Còn tập hợp các quy tắc, quy ước truyền thông được gọi là giao thức (protocol) của mạng. Topo và giao thức là hai khái niệm rất cơ bản của mạng máy tính. 5.1. Topo mạng. - Hình sao (Star) - Hình tuyến tính (bus) - Vòng (Ring) - Hình cây (tree) - Hình đầy đủ - Chu trình - Vòng (Ring) - Vệ tinh Topo mạng còn thể hiện cách tổng hợp các loại Topo nói trên lại với nhau. 5 5.2 . Giao thức mạng •Việc truyền tín hiệu trên mạng cần phải có những quy tắc, quy ước về nhiều mặt: Khuôn dạng của dữ liệu: cú pháp và ngữ nghĩa. Thủ tục gửi và nhận dữ liệu. Kiểm soát chất lượng truyền. Xử lý các lỗi, sự cố. •Tập hợp tất cả các quy tắc, quy ước trên gọi là giao thức mạng. 6. Mô hình TCP/IP Mô hình tham chiếu TCP/IP và chồng giao thức TCP/IP tạo khả năng truyền dữ liệu giữa hai máy tính từ bất kỳ nơi nào trên thế giới, với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Mô hình TCP/IP có tầm quan trọng trong lịch sử, gần giống như các chuẩn đã cho phép điện thoại, năng lượng điện, đường sắt, truyền hình và công nghệ băng hình phát triển cực thịnh. •Mô hình TCP/IP hướng đến tối đa độ linh hoạt tại tầng ứng dụng cho người phát triển phần mềm. Tầng vận chuyển liên quan đến hai giao thức TCP và UDP (User Datagram Protocol). Tầng cuối cùng, tầng truy xuất mạng liên kết đến các kỹ thuật LAN hay WAN đang được dùng. • 6 7. Mạng lan (Local Area Network) Đặc trưng mạng LAN. Do nhu cầu thực tế của các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, tổ chức cần kết nối các máy tính đơn lẻ thành một mạng nội bộ để tạo khả năng trao đổi thông tin, sử dụng chung tài nguyên (phần cứng, phần mềm). Ví dụ trong một văn phòng có một máy in, để tất cả mọi người có thể sử dụng chung máy in đó thì giải pháp nối mạng có thể khắc phục được hạn chế này. Mục đích của việc sử dụng mạng ngày nay có nhiều thay đổi so với trước kia. Mặc dù mạng máy tính phát sinh từ nhu cầu chia sẻ và dùng chung tài nguyên, nhưng mục đích chủ yếu vẫn là sử dụng chung tài nguyên phần cứng. Ngày nay mục đích chính của mạng là trao đổi thông tin và CSDL dùng chung công nghệ mạng cục bộ phát triển vô cùng nhanh chóng . Để phân biệt mạng LAN với các loại mạng khác người ta căn cứ theo các đặc trưng sau: Đặc trưng địa lý: cài đặt trong phạm vi nhỏ (toà nhà, một căn cứ quân sự, ) có đường kính từ vài chục mét đến vài chục km có ý nghĩa tương đối. Đặc trưng về tốc độ truyền: cao hơn mạng diện rộng, khoảng 100 Mb/s, có thể đến 1000 Mbps với công nghệ Gigabit. Đặc trưng độ tin cậy: tỷ suất lỗi thấp, có thể đạt 10 -8 đến 10 -11 . Đặc trưng quản lý: thường là sở hữu riêng của một tổ chức việc quản lý khai thác tập trung, thống nhất. Tuy nhiên sự phân biệt mạng LAN theo các đặc trưng trên chỉ mang tính tương đối, cùng với công nghệ ngày càng cao thì ranh giới giữa LAN, MAN, WAN ngày càng mờ đi. 7 7.2. Kiến trúc mạng LAN. 7.2.1. Topology • Mạng cục bộ nên chỉ có 3 topology thường được sử dụng: hình sao (star), hình vòng (ring), tuyến tính (bus): Dạng sao (star) Dạng vòng (ring) Dạng đường thẳng (Bus) 7.2.1.1 Mạng hình sao (star) •Là có tất cả các trạm được kết nối với thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển tới trạm đích. • Độ dài đường truyền với thiết bị trung tâm bị hạn chế (trong vòng 100 m với công nghệ hiện nay). 7.2.1.2. Mạng hình vòng (ring) •Tín hiệu truyền đi trên vòng tròn theo một chiều duy nhất. •Mạng hình vòng có ưu nhược điểm như mạng hình sao, nhưng về giao thức mạng thì mạng hình vòng đòi hỏi giao thức mạng cao hơn mạng hình sao. 7.2.1.3. Mạng Bus tuyến tính •Ở dạng bus tất cả các trạm phân chia chung một đường truyền chính (Bus). • Đường truyền chính được giới hạn bởi hai đầu nối đặc biệt gọi là Terminator, mỗi trạm được nối vào Bus qua một đầu nối chữ T (T-connector) hoặc một bộ thu phát (transceiver). 8 7.2.2. Các phương pháp truy nhập đường truyền • Có nhiều phương pháp truy nhập khác nhau nhưng được chia làm hai loại chính: Phương pháp truy nhập ngẫu nhiên (Random Access). Phương pháp truy nhập có điều khiển (Controled Access). II. QUẢN TRỊ MẠNG 1. Khái niệm về quản trị mạng. Quản trị mạng là thực hiện viêc điều phối, kiểm soát và chỉ huy các hoạt động của một hệ thống mạng nào đấy, có thể là 1 web server hoặc một hệ thống mạng LAN của cơ quan hoặc công ty. 2. Thiết kế mạng. 2.1. Tiến hành xây dựng mạng. Để xây dựng mạng ta phải thực hiện các bước sau: Bước 1: Thu thập yêu cầu của khách hàng. Bước này nhằm xác định mong muốn của khách hàng về mạng mà chúng ta sắp xây dựng. Những câu hỏi cần được trả lời trong giai đoạn này là: • Bạn thiết lập mạng để làm gì, sử dụng nó cho mục đích gì? • Các máy tính nào sẽ được nối mạng? Phương pháp thực hiện: • Phỏng vấn khách hàng, nhân viên: để xác định các yêu cầu của họ. • Quan sát thực địa: Để xác định những nơi mạng sẽ đi qua, khoảng cách xa nhất giữa hai máy tính trong mạng, dự kiến đường đi của dây mạng, quan sát hiện trạng công trình kiến trúc nơi mạng sẽ đi qua. Sau khi khảo sát thực địa, cần vẽ lại thực địa hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp sơ đồ thiết kế của công trình kiến trúc mà mạng đi qua. 9 • Tìm hiểu yêu cầu trao đổi thông tin giữa các phòng ban, bộ phận trong cơ quan khách hàng, mức độ thường xuyên và lượng thông tin trao đổi quyết định băng thông. Bước 2: Phân tích yêu cầu. Xây dựng bảng “Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng”, trong đó xác định rõ những vấn đề sau: • Những dịch vụ mạng nào cần phải có trên mạng ? (Dịch vụ chia sẻ tập tin, chia sẻ máy in, Dịch vụ web, Dịch vụ thư điện tử, Truy cập Internet hay không?, ) • Mô hình mạng là gì? (Workgroup hay Client / Server?) • Mức độ yêu cầu an toàn mạng. • Ràng buộc về băng thông tối thiểu trên mạng. Bước 3: Thiết kế hệ thống. Việc chọn lựa giải pháp cho một hệ thống mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể liệt kê như sau: • Kinh phí dành cho hệ thống mạng. • Công nghệ phổ biến trên thị trường. • Thói quen về công nghệ của khách hàng. • Yêu cầu về tính ổn định và băng thông của hệ thống mạng. • Ràng buộc về pháp lý. Ở bước này ta thực hiện như sau: • Thiết kế sơ đồ mạng ở mức logic: chọn lựa mô hình mạng, giao thức mạng và thiết đặt các cấu hình cho các thành phần mạng. • Xây dựng chiến lược khai thác và quản lý tài nguyên mạng: Chiến lược này nhằm xác định ai được quyền làm gì trên hệ thống mạng. Thông thường, người dùng trong mạng được nhóm lại thành từng nhóm và việc phân quyền được thực hiện trên các nhóm người dùng. • Thiết kế sơ đồ mạng ở mức vật lý: Sơ đồ mạng ở mức vật lý mô tả chi tiết về vị trí đi dây mạng ở thực địa, vị trí của các thiết bị nối kết mạng 10 [...]... sát cơ sở vật chất trang thiết bị hiện trạng trường THCS Xuân Du, Như Thanh Thiết kế được sơ đồ mạng LAN theo yêu cầu của trường THCS Xuân Du, Như Thanh Lập dự trù kinh phí cho xây dựng mạng LAN của trường Lập bảng cấp phát địa chỉ IP tĩnh cho máy chủ và IP động cho các máy khách Lập hướng dẫn lắp đặt và cài đặt mạng LAN cho trường THCS Xuân Du, Như Thanh. .. thuộc vào nhiều yếu tố, có thể liệt kê như sau: - Kinh phí dành cho hệ thống mạng Kinh phí mà Trường cho phép dùng để thiết kế hệ thống mạng đó là khoảng dưới 200 triệu VNĐ 22 * Thiết kế hệ thống: Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý liên quan đến việc chọn lựa mô hình mạng, giao thức mạng và thiết đặt các cấu hình cho các thành phần nhận dạng mạng Hệ thống mạng của trường cần có dịch vụ chia sẻ máy in và. .. công nghệ thông tin trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh của trường THCS Xuân Du, Như Thanh Những người sẽ được sử dụng mạng: + Học sinh lên phòng máy chỉ được sử dụng máy tính có kết nối mạng LAN để học tập và chia sẽ tài liệu giữa các máy tính với nhau Ngoài ra học sinh không được phép truy nhập vào để chỉnh sửa hệ quản trị của hệ thống máy tính, và không được phép truy cập internet... trường tiên tiến I Thu thập yêu cầu của khách hàng 1 Sơ đồ trường THCS Xuân Du, Như Thanh Trường THCS Xuân Du Như Thanh thiết lập mạng LAN phục vụ cho quá trình điều hành, trao đổi thông tin giữa các máy tính với nhau, quá trình học tập của học sinh, nghiên cứu tài liệu của giáo viên trong trường Trường THCS Xuân Du, Như Thanh gồm 4 khu nhà: Một nhà hiệu bộ được ngăn làm 3 phòng ( Phòng hiệu... tính chưa kết nối mạng LAN Trường có nhu cầu khảo sát thiết kế lắp đặt mạng LAN với: Mục đích: 20 + Mạng phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy: quản lý cán bộ, học sinh, cung cấp các thông tin cho học sinh, giáo viên, nối mạng Internet và cung cấp tài liệu làm việc cho cán bộ giảng dạy + Có máy chủ ứng dụng như cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ cán bộ, học sinh, máy chủ quản lý điểm + Làm tăng... • Như c điểm: không tập trung, bảo mật thấp, tốn thời gian bảo dưỡng Mô hình khách/chủ (client/server) • Cung cấp sự đăng nhập toàn mạng tại máy chủ • Cung cấp các dịch vụ thư mục trên toàn mạng như chia sẻ file, máy in • Có sự quản trị mạng tập trung và thường có một người quản trị mạng Ví dụ : Mô hình Domain trong mạng Windows server là 1 điển hình • Ưu điểm : Cho phép cả điều khiển tập trung và. .. hộp cáp CAT 3, xoắn sợi đôi, một hộp đầu nối RJ45 23 **Mô hình thiết kế: Căn cứ vào sơ đồ thiết kế mạng ở mức luận lý, kết hợp với kết quả khảo sát thực địa bước kế tiếp ta đưa ra mô hình thiết kế Mô tả chi tiết về vị trí đi dây mạng ở thực địa, vị trí của các thiết bị nối kết mạng như Switch, vị trí các máy chủ (Server ) và các máy trạm (PC) SƠ ĐỒ THIẾT LẮP ĐẶT MẠNG PHÒNG A3 NHÀ A Interne... quan đường dây và các thiết bị mạng như Hub, Switch Cài đặt và cấu hình phần mềm: • Cài đặt hệ điều hành mạng cho các server, các máy trạm • Cấp phát địa chỉ IP • Lựa chọn phần mềm cho hệ thống • Cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng • Tạo người dùng, phân quyền sử dụng mạng cho người dùng Bước 5: Kiểm thử mạng Sau khi đã cài đặt xong phần cứng và các máy tính đã được nối vào mạng, bước kế tiếp là kiểm... thuật mạng cục bộ chủ đạo trên thị trường (chiếm khoảng 85% thị trường) bởi vì giao thức của nó có các đặc tính sau: • Dễ hiểu, dễ cài đặt, quản trị và bảo trì • Cho phép chi phí xây dựng mạng thấp • Cung cấp nhiều sơ đồ nối kết mềm dẻo trong cài đặt • Đảm bảo thành công việc liên nối kết mạng và vận hành của mạng cho dù các thiết bị được cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau - Một số chuẩn mạng. .. giảng dạy tin học + Giáo viên tin học ở phòng máy được phép thay đổi, chỉnh sửa hệ quản trị phòng máy (được sự đồng ý của người phụ trách quản trị mạng ) + Ngoài ra các thầy cô phụ trách giảng dạy, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đều có thể truy cập vào mạng Internet để lấy tài liệu phục vụ cho bài giảng và quản lý tài nguyên của máy tính II Phân tích yêu cầu - Trường THCS Xuân Du, Như Thanh yêu cầu . 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP CUỐI KHOÁ Đề tài: Thiết kế và quản trị mạng LAN cho trường trung học cơ sở Xuân Du, Như Thanh, . Sơn. BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHOÁ Thông tin chung • Tên đề tài: Thiết kế và quản trị mạng LAN cho trường trung học cơ sở Xuân Du, Như Thanh, Thanh Hóa. • Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Văn Quang • Nhóm. Khánh; 2. Đặng Thị Thanh Bình; 3. Nguyễn Văn Hải; 4. Nguyễn Đăng Cường; 5. Nguyễn Văn Sơn. • Cơ sở thực tập: Trường trung học cơ sở Xuân Du, Như Thanh, Thanh Hóa. 2 1. Lý do cho n đề tài: Những