I. ĐỊNH HƯỚNG TRONG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
2 Nâng cao năng lực cán bộ tín dụng
- Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng được thể hiện ở những mặt như: Đánh giá, phân tích tài chính khách hàng một cách chính xác, và thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh (SXKD) một cách khoa học trên cả 2 phương diện là tính chính xác và thời gian thực hiện. Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay đúng quy trình chế độ. Xử lý tốt các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cho vay; quản lý các khoản vay trong và sau khi cho vay. Vấn đề tham mưu cho khách hàng trong lĩnh vực SXKD, CBTD phải có khả năng nắm bắt và cập nhật được rất nhiều thông tin về các lĩnh vực, nhất là những
vấn đề về khách hàng, vấn đề về đầu tư, để có thể tham mưu cho lãnh đạo ra quyết sách đầu tư đúng đắn mang lại hiệu quả trong hoạt động.
- Bên cạnh yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì yếu tố nhạy bén và kinh nghiệm nghề nghiệp là rất quan trọng, vì nó có thể giúp nhân viên thẩm định thấy được những điều mà khách hàng che đậy.
- Trong xử lý nghiệp vụ, CBTD không manh động, làm việc đúng chức năng, vai trò và nhiệm vụ được giao và có tính cầu tiến, có tính tập thể, có kỷ luật và có tinh thần sáng tạo.
- CBTD phải có trình độ tư vấn cho khách hàng để làm sao khách hàng có thêm điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình, hạn chế được những rủi ro trong hoạt động.
- CBTD phải hiểu, nắm bắt và vận hành tốt công nghệ thông tin vào trong công việc; phải có trình độ ngoại ngữ nhất định. Đây là một yêu cầu bắt buộc bởi vì hoạt động ngân hàng hiện nay đã công nghệ hoá, việc xử lý nghiệp vụ, nắm bắt thông tin... đều vận hành bằng công nghệ.