Giáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà VinhGiáo trình kinh tế vĩ mô ĐH Trà Vinh
Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 Kinh tế vĩ mô 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC STT MÔN HỌC GHI CHÚ 1 Giáo dục thể chất 2 2 Anh văn 1 3 Kinh tế Chính trị Mác – Lênin 4 Kinh tế vĩ mô 5 Nghệ thuật giao tiếp 6 Kế toán tài chính 1 7 Lý thuyết tài chính –tín dụng 8 Xác suất thống kê TÊN MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ THỜI LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH: Lý thuyết: 45 tiết Thực hành: 0 tiết Tổng cộng : 45 tiết Giờ tự học cần có: 15 tiết ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT: Kinh tế vi mô MÔ TẢ MÔN HỌC: Học phần giới thiệu cho sinh viên các trường phái và các cách tiếp cận khác nhau nhằm giải thích sự vận hành của nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Giới thiệu các chính sách kinh tế vĩ mô cơ bản và đặc biệt nhấn mạnh vào vai trò quản lý và hệ thống các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô đối với một nền kinh tế mở. Bên cạnh đó môn học còn phát triển những cơ sở vi mô làm nền t ảng cho các phân tích kinh tế vĩ mô. ĐIỂM ĐẠT: Thang điểm: 10 Điểm đậu: 5 CẤU TRÚC MÔN HỌC: KQHT 1: Trình bày tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vĩ mô KQHT 2: Trình bày về tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân KQHT 3: Trình bày về tổng cầu và chính sách tài khóa KQHT 4: Trình bày về tiền tệ và chính sách tiền tệ KQHT 5: Trình bày về tổng cung và các chu kỳ kinh doanh KQHT 6: Trình bày về thất nghiệp và lạm phát KQHT 7: Mô tả kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 Kinh tế vĩ mô 2 KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Hình thức đánh giá Kết quả học tập Thời lượng giảng dạy Mức độ yêu cầu đạt được Viết Thao tác Bài tập về nhà Thực tập thực tế Đề tài Tự học 1. Trình bày tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vĩ mô 5 tiết 2. Trình bày về tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân 10 tiết 3. Trình bày về tổng cầu và chính sách tài khóa 10 tiết 4. Trình bày về tiền tệ và chính sách tiền tệ 10 tiết 5. Trình bày về tổng cung và các chu kỳ kinh doanh 10 tiết 6. Trình bày về thất nghiệp và lạm phát 10 tiết 7. Mô tả kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở 5 tiết Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 Kinh tế vĩ mô 3 ĐÁNH GIÁ CUỐI MÔN HỌC HÌNH THỨC: • Thi viết + Tiểu luận THỜI GIAN: 90 phút (thi) NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: Trọng tâm: • Phân biệt và tính toán được các chỉ tiêu GNP, GDP • Chính sách tài khóa và các tác động của chính sách tài khóa • Chính sách tiền tệ và các tác động của chính sách tiền tệ • Tổng cung • Khái niệm thất nghiệp, lạm phát. Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát trong ngắn hạn và trong dài hạn • Nguyên tắc lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 Kinh tế vĩ mô 4 NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC KẾT QUẢ HỌC TẬP 1: Trình bày tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vĩ mô Bài hướng dẫn 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH TẾ HỌC 1. Những đặc trưng và phương pháp luận nghiên cứu của kinh tế học 1.1 Khái niệm kinh tế học Theo Paul A.Samuelson và William D.Nordhaus: “Kinh tế học là môn học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hóa cần thiết và phân phối cho các thành viên của xã hội”. Kinh tế học thường được chia ra thành hai phân ngành lớn: Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. - Kinh tế vi mô nghiên cứu sự hoạt động của các tế bào trong nền kinh tế là các doanh nghiệp, gia đình, nghiên cứu những yếu tố quyết định giá cả trong nền kinh tế thị trường riêng lẻ… - Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hoạt động của toàn bộ tổng thể rộng lớn của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế, sự biến động của giá cả và việc làm của cả nước; cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái… Tuỳ theo hướng giải quyết các vấn đề kinh tế, kinh tế học được chia thành hai dạng: Kinh tế học t hực chứng và kinh tế học chuẩn tắc - Kinh tế học thực chứng mô tả, phân tích các sự kiện, những mối quan hệ trong nền kinh tế. - Kinh tế học chuẩn tắc đề cập đến phía đạo lý được giải quyết bằng sự lựa chọn. 1.2 Những đặc trưng của kinh tế học - Đặc trưng cơ bản và quan trọng của khoa kinh tế học gắn liền với tiền đề nghiên cứu và phát triển của môn học này. Đó là việc kinh tế học nghiên cứu sự khan hiếm các nguồn lực một cách tương đối với nhu cầu kinh tế, xã hội. Nếu có thể sản xuất với số lượng vô hạn về mọi loại hàng hóa và thỏa mãn đầy đủ được mọi nhu cầu của con người, thì sẽ không có hàng hóa kinh tế và cũng không cần tiết kiệm hay nghiên cứu kinh tế học. - Đặc trưng quan trọng thứ hai của kinh tế học là tính hợp lý của nó. Đặc trưng này thể hiện ở chỗ khi phân tích hoặc lý giải một sự kiện kinh tế nào đó, cần phải dựa trên những giả thiết nhất đị nh (hợp lý) về diễn biến của sự kiện kinh tế này. - Kinh tế học là một bộ môn nghiên cứu mặt lượng. Việc thể hiện các kết quả nghiên cứu kinh tế bằng những con số có tầm quan trọng đặc biệt. Khi phân tích kết quả của các hoạt động kinh tế, nếu chỉ nhận định nó tăng lên hay giảm đi thì chưa đủ, mà còn phải xác định xem sự thay đổi đ ó là bao nhiêu. - Đặc trưng kế tiếp là tính toàn diện và tính tổng hợp của nó, tứ là khi xem xét các hoạt động và sự kiện kinh tế phải đặt nó trong mối liên hệ với các hoạt động và sự kiện kinh tế khác trên phương diện một nước, thậm chí trên phương diện nền kinh tế thế giới. Chẳng hạn, để chống lạm phát, ngân hàng Trung ương của một nước nào đó quyết định giảm mức cung về tiền. Kết quả là tổng cầu giảm và làm cho không chỉ giảm giá cả, mà cả sản lượng và việc làm đều giảm. Mặt khác, do giảm mức cung về tiền, nên đồng tiền nước này tăng giá, hàng xuất khẩu của họ trở nên đắt tương đối và hàng nhập khẩu của họ lại giảm tương đối. - Đặc trưng cuối cùng của kinh tế học là các kế t quả nghiên cứu kinh tế chỉ xác định được ở mức trung bình, vì những kết quả này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau và không thể xác định được chính xác tất cả các yếu tố này. 2. Tổ chức kinh tế của một nền kinh tế hỗn hợp Các hệ thống kinh tế khác nhau có những cách tổ chức kinh tế khác nhau, lịch sử phát triển của loài người cho thấy có các kiểu tổ chức sau: Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 Kinh tế vĩ mô 5 - Nền kinh tế tập quán truyền thống: Kiểu tổ chức tập quán truyền thống hay bản năng đã tồn tại dưới thời công xã nguyên thủy. Trong xã hội này, các vấn đề sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai được quyết định theo tập quán truyền thống, được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. - Nền kinh tế chỉ huy (Kế hoạch hóa tập trung): Trong đó, chính phủ ra mọi quyết định về sản xuất và phân phối. Vấn đề sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai đều được thực hiện theo những kế hoạch tập trung thống nhất của Nhà nước. - Nền kinh tế thị trường: Trong nền kinh tế này, ba chức năng cơ bản của nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế thị trường, trong đó, cá nhân người tiêu dùng và doanh nghiệp tác động lẫn nhau trên thị trường để xác lập một hệ thống giá cả thị trường, lợi nhuận, thu nhập,… - Nền kinh tế hỗn hợp: Là nền kinh tế trong đó có sự kết hợp tối đa những ưu điểm của cơ chế thị trường với sự điều tiết của Nhà nước nhằm đạt được hệ thống các mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội một cách hiệu quả nhất trong điều kiện có thể của đất nước. Câu hỏi củng cố: Cho ví dụ minh họa giữa khái niệm kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc Bài hướng dẫn 2: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KINH TẾ HỌC 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1. Các yếu tố sản xuất, giới hạn khả năng sản xuất và chi phí cơ hội 1.1.1. Yếu tố sản xuất Quá trình sản xuất là quá trình biến đổi các yếu tố sản xuất thành sản phẩm, hàng hóa. Yếu tố sản xuất được chia thành ba nhóm: - Đất đai (theo nghĩa rộng): bao gồm toàn bộ đất dùng cho canh tác, xây dựng nhà ở, đường sá…và tài nguyên thiên nhiên (than đá, dầu lửa, quặng sắt, …) - Lao động là năng lực của con người được sử dụng theo một mức độ nhất định trong quá trình sản xuất. Người ta đo lường lao động bằng thời gian của người lao động sử dụng trong quá trình sản xuất. - Tư bản là những hàng hóa như máy móc, đường sá, nhà xưởng,…được sản xuất ra, để rồi lại được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa khác. Hiện nay, nhiều nhà kinh tế cho rằng quản lý và công nghệ cũng là yếu tố sản xuất đầu vào của quá trình sản xuất. 1.1.2. Giới hạn khả năng sản xuất và chi phí cơ hội Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF – Production Possibility Frontier) thể hiện các mức phối hợp tối đa của số lượng các loại sản phẩm có thể sản xuất được, khi sử dụng toàn bộ năng lực sẵn có của nền kinh tế. Mọi điểm từ đường PPF trở vào góc tọa độ đều nằm trong khả năng sản xuất của nền kinh tế. Những điểm nằm bên ngoài đường PPF thì không đủ khả năng thực hiện. Còn các điểm nằm trên đường PPF thì đạt được mức sản lượng tối đa, nghĩa là chúng tận dụng toàn bộ khả năng sản xuất của nền kinh tế. Do các nguồn tài nguyên khan hiếm nên xã hội hoặc từng con người luôn luôn phải lựa chọn xem sẽ tiến hành những hoạt động gì trong số những hoạt động có thể được tiến hành. Khi quyết định làm một việc gì đó, tức là đã bỏ mất cơ hội để làm các việc khác. Chi phí cơ hội là cái bị mất đi khi lựa chọn một quyết định nào đó Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 Kinh tế vĩ mô 6 Khi số lượng một loại sản phẩm càng tăng lên nhiều chừng nào thì chi phí cơ hội của nó càng tăng nhiều hơn chừng đó. Nghĩa là nếu nền kinh tế nằm trên đường PPF, với số lượng nhất định, khi tăng thêm một bộ máy công cụ đòi hỏi phải giảm ngày càng nhiều bộ vũ khí. Từ điểm A sang điểm B, số máy công cụ tăng thêm là 2 bộ, và số vũ khí phải giảm xuống là 7.5-6 = 1.5 bộ. Nhưng khi chuyển từ điểm B sang điểm C, số máy công cụ vẫn chỉ tăng thêm 2 bộ, khi đó số vũ khí phải giảm là 6-2.5 = 3.5 bộ. Sự biến thiên có tính quy luật này được các nhà kinh tế gọi đó là quy luật chi phí cơ hội tăng dần hay quy luật chi phí tương đối tăng dần. 0 2 - 4 - 6 - 7.5 - 2.5 - I 1 I 2 I 3 I 4 I 5 A B C D Máy công cụ Vũ khí Dọc theo đường cong từ A đến D, xã hội ngày càng ít vũ khí đi, nhưng bù lại số lượng máy công cụ lại tăng lên. Việc chuyển vũ khí thành máy công cụ được thực hiện thông qua việc chuyển những tài nguyên dùng để sản xuất vũ khí sang sản xuất máy công cụ. Một nước có mỏ sắt, đang phải lựa chọn một trong hai phương án: Sử dụng quặng sắt để sản xuất máy công cụ hay để sản xuất vũ khí. Sự lựa chọn được đặt ra trên cơ sở số liệu giả định sau: Bảng : Ví dụ về sự lựa chọn sản xuất của nền kinh tế Các phương án lựa chọn Sản xuất máy công cụ (đvt: bộ) Sản xuất vũ khí (đvt: bộ) A 0 7.5 B 2 6 C 4 2.5 D 5 0 Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 Kinh tế vĩ mô 7 2. Phân tích cung - cầu 2.1. Biểu cầu và đường cầu Để định nghĩa và phân tích về biểu cầu, đường cầu của một mặt hàng, trước hết cần cố định tất cả các nhân tố khác và chỉ xét mối quan hệ giữa khối lượng mà người mua muốn và có khả năng mua với giá cả của mặt hàng này. Thông thường người ta thấy rằng, giá càng cao thì lượng mua càng ít, ngược lại(xét trong một khoảng thời gian nhất định). Biểu cầu là một bảng mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn sàng mua và có khả năng mua ở mức giá khác nhau. Giá bán ($/thùng) Lượng cầu (nghìn thùng/tháng) 50 40 30 20 10 18 20 24 30 40 Khi chúng ta mô tả biểu cầu này bằng một đồ thị (thường đặt giá ở trục tung, cầu ở trục hoành) thì đường biểu diễn này gọi là đường cầu. Đường cầu là đường mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn sàng mua và có khả năng mua với các mức giá khác nhau. Hình 1.2 mô tả đường cầu này (D D). Vì khối lượng và giá cả có mối quan hệ tỷ lệ nghịch, khi p giảm xuống thì q tăng lên nên đường cầu trượt từ trái sang phải. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch này giữa giá cả và số lượng cầu là khá phổ biến và được gọi là luật cầu. Luật cầu tồn tại hay đường cầu là dốc xuống bởi vì những lý do sau: - Khi giá của một mặt hàng nào đó giảm thì số người có khả năng mua sẽ tăng lên, khi giá tăng lên thì số người mua sẽ giảm đi. - Khi giá giảm xuống thì bản thân người tiêu dùng muốn mua nhiều hơn Vào những năm 1980, có tới 6% tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ là dành cho dịch vụ và hàng quân sự. Cùng với sự kết thúc của chiến tranh lạnh, sự cần thiết phải có nhiều sản phẩm quân sự đến thế đã suy giảm. Năm 1992, Bộ quốc phòng Mỹ ước tính sẽ cắt giảm chi tiêu quốc phòng khoảng 120 tỷ đô la trong thời kỳ 1993-1997. Năm 1993, tổng thống Clinton còn d ự kiến cắt giảm lớn hơn nữa. Việc cắt giảm sản phẩm quân sự làm tăng thêm được khối lượng sản phẩm phi quân sự. Dưới đây là một vài lợi ích: 8% chi tiêu cho quốc phòng Máy bay chiến đấu thế hệ mới Chương trình Hải âu V.22 của hải quân Chi phí cho chương trình SDI (chiến tranh giữa các vì sao – năm 1991) Một máy bay ném bom B-2 Một xe tăng M-1 Một tên lửa đối không-đối- khôn g p hượn g hoàn g 120 tỷ đô la 40 tỷ đô la 25 tỷ đô la 5 tỷ đô la 532 triệu đô la 2,6 triệu đô la 1 triệu đô la Phí tổn cho việc làm sạch và hiện đại hóa các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân Phí tổn sửa chữa được 240.000 chiếc cầu lớn Phí tổn để hiện đại hóa hệ thống kiểm soát không lưu Tăng 50% ngân sách dành cho công tác nghiên cứu của các trường đại học Phí tổn mua nhà ở cho 8000 gia đình Phí tổn toàn bộ cho bốn năm đại học của 50 sinh viên Phí tổn cho chăm sóc 35 người già ở nhà dưỡn g lão Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 Kinh tế vĩ mô 8 Khi giá cả giảm (tăng) thì mức yêu cầu về hàng hóa sẽ tăng (giảm) dọc theo đường cầu: Đó là sự di chuyển của mức cầu dọc theo đường cầu DD. Tuy nhiên, mức cầu của một hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá cả của nó mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như thu nhập trung bình, thói quen, tập quán hay do sở thích của người tiêu dùng, giá cả hàng hóa khác, các mặt hàng thay thế, quy mô thị trường. Phương pháp phân tích tác động của những thay đổi trong các biến số này là cố định giá cả hàng hóa đang xét và thay đổi biến số cần nghiên cứu, rồi xem xét sự thay đổi số lượng hàng hóa mà mọi người muốn mua. Nếu mức giá cố định được lựa chọn ngẫu nhiên thì sự thay đổi đó của mức cầu sẽ xảy ra với mọi mức giá. Đây là sự dịch chuyển đường cầu. Giả sử rằng thu nhập trung bình của người mua tăng lên. Nếu là một hàng hóa thông thường thì tại mọi mức giá người tiêu dùng sẽ muốn mua nhiều hàng hóa hơn trước. Nếu là một hàng hóa cấp thấp, thì khi thu nhập tăng lên mọi người sẽ mua ít hơn trước. Hình 1.3 mô tả những sự dịch chuyển này của đường cầu một loại hàng hóa tương ứng với sự thay đổi của thu nhập. Lấy một mức giá p tuỳ ý, khi cố định thu nhập, sở thích của người tiêu dùng, giá cả của những hàng hóa khác, mức cầu của hàng hóa này là q 1 , ứng với mức giá p 1 trên đường cầu D 1 . Giả sử q 2 là mức cầu ứng với mức giá p 1 khi thu nhập tăng lên, đường cầu mới D 2 sẽ dịch chuyển sang đến D i (vì việc lựa chọn p 1 là tuỳ ý nên điều xảy ra với p 1 cũng xảy ra với bất kỳ mức giá nào khác). Nếu đây là hàng cấp thấp thì thu nhập tăng lên sẽ đẩy đường cầu sang trái tới D 3 . Với mức giá p 1 , số lượng yêu cầu giảm từ q 1 xuống q 3 . Những thay đổi về sở thích có thể do nhiều nguyên nhân, như là mong muốn bằng với người khác, do tuổi tác, truyền thống dân tộc, quảng cáo, thói quen, tập quán,…cũng sẽ làm cho đường cầu dịch chuyển. Sự thay đổi giá cả những hàng hóa liên đới hoặc thay thế hàng hóa đang xét cũng làm cho đường cầu của hàng hóa này dịch chuyển. Cuối cùng, thì quy mô thị trường hay số lượng người mua là có tác động đến đường cầu ở mỗi mức giá. Nếu các yếu tố khác cố định, số lượng người mua tăng lên gấp đôi thì lượng cầu cũng sẽ tăng lên gấp đôi. 2.2. Biểu cung và đường cung Biểu cung là một bảng mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp sẵn sàng và có khả năng cung cấp ở mỗi mức giá với điều kiện các yếu tố khác được giữ cố định. Khi mô tả biểu cung bằng một đồ thị với trục tung là mức giá, trục hoành là lượng cung, thì đường biểu diễn này gọi là đường cung (Hình 1.4 mô tả đường cung, ký hiệu là SS, ứng với biểu cung ở bảng 1.4). Giá bán ($/thùng) Lượng cung (nghìn thùng/tháng) 50 40 36 32 q q 1 q 2 q 3 D 3 D 2 D 1 p 1 p Sự dịch chuyển của đường cầu 0 I 10 I 20 I 30 I 40 I 50 10 - 20 - 30 - 40 - 50 - E D C B Lượng xăng tiêu thụ (nghìn thùng/tháng) Giá ($/thùng) Đường cầu về xăng Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 Kinh tế vĩ mô 9 30 20 10 24 14 0 Rõ ràng là khi mức giá càng cao (các yếu tố khác không đổi) thì các doanh nghiệp càng cung cấp nhiều hàng hóa cho thị trường. Vì vậy, đường cung là đường dốc lên từ trái sang phải. Khi giá bán tăng (giảm) thì mức cung hàng hóa sẽ di chuyển tăng (giảm) dọc theo đường cung. Những yếu tố nào tác động đến đường cung và tạo nên sự dịch chuyển của đường này? Trước tiên cần cố định một mức giá nào đó. Với mức giá cố định này, các doanh nghiệp sẽ sản xuất nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào lợi nhuận thu được và số lợi nhuận này lại phụ thuộc vào chi phí sản xuất. Như vậy, những nhân tố làm giảm chi phí sản xuất sẽ làm cho đường cung dịch chuyển sang phải và ngược lại (Vì việc lựa chọn mức giá cố định là tuỳ ý). Những yếu tố làm thay đổi chi phí sản xuất là: - Sự thay đổi về công nghệ sản xuất - Sự thay đổi giá đầu vào (tiền công, giá nguyên vật liệu,…) Ngoài chi phí sản xuất là yếu tố cơ bản, có thể còn có những yếu tố khác tác động đến sự dịch chuyển của đường cung như thời tiết, sự thay đổi giá cả của các hàng hóa khác (nếu giá len giảm xuống thì mức cung cấp thịt cừu cũng sẽ giảm), thị tr ường bị độc quyền cũng có thể làm cho giá cả tăng lên. Hình 1.5 minh họa một sự dịch chuyển của đường cung bánh quy từ S 1 đến S 2 khi giá bột mì tăng lên (bột mì là một đầu vào trong sản xuất bánh quy). Tại mỗi mức giá bánh quy (chẳng hạn p 1 ), các doanh nghiệp sẽ sản xuất ít hơn khi giá bột mì tăng lên so với trước. Với mức giá p 1 , mức cung giảm từ q 1 xuống q 2 . 2.3. Sự cân bằng cung - cầu Kết hợp đường cung và đường cầu trên cùng một đồ thị sẽ xác định được điểm giao nhau của hai đường này. Tại điểm này, số lượng hàng hóa mà các công ty sẵn sàng sản xuất bằng với số lượng mà người tiêu dùng sẵn sàng mua. Do đó, giá cả và khối lượng không có xu hướng thay đổi và điểm này được gọi là điểm cân bằng. Hình 1.6 và bảng 1.5 cho thấy giá cả cân bằng được quyết định như thế nào. Giá bán ($/thùng) Lượng cầu (nghìn thùng/tháng) Lượng cung (nghìn thùng/tháng) Sức ép đối với giá 50 40 30 20 10 18 20 24 30 40 36 32 24 14 0 Giảm Giảm Cân bằng Tăng Tăng Giá ($/thùng) 0 I 10 I 20 I 30 I 40 I 50 10 - 20 - 30 - 40 - 50 - Lượng cung (nghìn thùng/tháng) Đường cung về xăng S S Q S 1 S 2 P P 1 q 1 q 2 Lượng bánh quy Giá bánh q u y Sự dịch chuyển của đường cung Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 Kinh tế vĩ mô 10 Chỉ với giá cân bằng là $30 thì lượng cung vừa đúng bằng lượng cầu. Với giá thấp hơn thì vì thiếu lượng cung nên cạnh tranh giữa người mua sẽ đẩy giá lên. Khi giá cao hơn $30, thì lượng cung dư thừa so với lượng cầu và sự cạnh tranh giữa những người sản xuất sẽ buộc giá giảm xuống. Chỉ tại điểm có mức giá cân bằng thì những người muốn mua hàng ở mức giá này đều được thoả mãn và người bán muốn bán với giá đó đều bán được. Lý thuyết trên đây về cung cầu không chỉ mô tả sự hình thành giá cả và khối lượng cân bằng, mà còn có thể được sử dụng để phân tích tác động của các yếu tố kinh tế tới sự thay đổi của trạng thái cân bằng này. Khi đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển thì giao điểm của hai đường này thay đổi, do đó những yếu tố dẫn tới sự dịch chuyển của những đường này sẽ làm cho giá cả và khối lượng cân bằng thay đổi. Hình 1.7 chỉ ra một ví dụ về sự dịch chuyển đường cung (1.7a) và sự dịch chuyển đường cầu (1.7b). Trong hình 1.7a, do tác động của một yếu tố nào đó, chẳng hạn giá đầu vào của hàng hóa đang xét nên đường cung dịch chuyển sang trái, điểm cân bằng chuyển đến E’ với giá cân bằng mới cao hơn và khối lượng cân bằng mới giảm đi. Trong hình 1.7b, do thu nhập của dân cư tăng lên mà đường cầu dịch chuyển sang bên phải, giá cân bằng và sản lượng cân bằng mới tăng lên. Mỗi thị trường riêng lẻ có đường cung và cầu riêng của nó, và đồng thời tất cả các thị trường này đều phụ thuộc lẫn nhau. Tập hợp giá cả và khối lượng cân bằng phụ thuộc lẫn nhau này là cân bằng chung của thị trường, trong đó có phần đóng góp của mỗi thị trường riêng lẻ. Câu hỏi củng cố: 1. Hãy mô tả một ví dụ về chi phí cơ hội 2. Vẽ đường cung, cầu trên cùng một đồ thị và mô tả sự dịch chuyển của chúng khi giá cả thay đổi 0 I 10 I 20 I 30 I 40 I 50 10 - 20 - 30 - 40 - 50 - E D C B Lượng xăng tiêu thụ (nghìn thùng/tháng) Giá ($/thùng) Sự cân bằng cung cầu Thi ếu Th ừa Cân b ằng D S’ S E’ S’ S D E Q P (a) D D’ S E” S D E Q P (b) D’ CUỘC CHIẾN TRANH VÙNG VỊNH VÀ GIÁ DẦU Trong tháng 7/1990, giá dầu trên thị trường thế giới tụt xuống còn $13/thùng. Mức giá thấp này đã đánh vào Irắc, nước trước đó đã hạn chế khả năng khai thác dầu và lúc đó rất cần nguồn thu từ xuất khẩu dầu. Sau nhiều lần nài Côoét cắt giảm khai thác dầu, Irắc quyết định xâm lược Côoét và ngừng hẳn việc khai thác dầu của nước này. Không lâu sau đó, Mỹ và các nước khác đã tấn công Irắc, cắt đứt tất cả việc khai thác lẫn xuất khẩu dầu của Irắc. Lượng cung cấp dầu của cả thế giới bị giảm mất 4 triệu thùng/ngày vì thiếu đi sản lượng dầu của Irắc và Côoét, đồng thời giá dầu vì thế tăng vọt. Chỉ trong vài tuần, giá dầu đã nhảy từ $13/thùng lên $40/thùng. Sau đó giá dầu lại giảm khi Ả rập Sauđi và các nước khác tăng sản lượng dầu cảu họ và Irắc bị buộc phải rút quân khỏi Côoét. [...]...Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 Bài hướng dẫn 3: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ 1 Khái niệm Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nói cách khác, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn đề kinh tế xã hội cơ bản như: Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp,... buộc của họ về các nguồn lực kinh tế và hệ thống chính trị - xã hội Song, sự lựa chọn đúng đắn nào cũng cần đến những hiểu biết sâu sắc về hoạt động mang tính khách quan cua hệ thống kinh tế Kinh tế học vĩ mô cung cấp những kiến thức cơ bản và những công cụ phân tích kinh tế đó 2 Mục tiêu và công cụ trong kinh tế vĩ mô 2.1 Các mục tiêu kinh tế vĩ mô Thành tựu kinh tế vĩ mô của một đất nước thường được... thực tế, gọi là tỷ lệ tăng trưởng Nói cách khác, khi nói tăng trưởng kinh tế là đã hàm ý tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế (GNP thực tế) 3.2 Chu kỳ kinh tế (kinh doanh) và sự thiếu hụt sản lượng Kinh tế vĩ mô 12 Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 Nền kinh tế thị trường của các nước công nghiệp phát triển tiêu biểu thường phải chống đối với vấn đề chu kỳ kinh tế Liên quan đến chu kỳ kinh tế là... các mục tiêu kinh tế nêu trên trong quá trình phát triển của mình 2.2 Các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu Kinh tế vĩ mô 11 Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 Muốn thực hiện các mục tiêu đề ra, chính phủ cần có những công cụ chính sách nhất định Mỗi chính sách lại có những công cụ riêng biệt Dưới đây là một số chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu mà các chính phủ các nước có nền kinh tế thị trường... thức trên, ta có: S = I Kinh tế vĩ mô 23 Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 Đầu tư Hàng hoá và dịch vụ Doanh nghiệp Hộ gia đình Thu nhập, chi phí Ngân hàng Tiết kiệm Hình 3.2: Tiết kiệm và đầu tư trong dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô Câu hỏi củng cố: Mô tả đồng nhất thức của tiết kiệm và đầu tư Kinh tế vĩ mô 24 Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 KẾT QUẢ HỌC TẬP 3: Trình bày về tổng cầu và... tác dụng, đẩy mạnh sản xuất Cơ chế kinh tế mới đã khơi dậy các nhân tố tích cực trong mỗi con người Câu hỏi củng cố: Trình bày các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu Kinh tế vĩ mô 13 Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 KẾT QUẢ HỌC TẬP 2: Trình bày về tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân Bài hướng dẫn 1: TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN - THƯỚC ĐO THÀNH TỰU CỦA MỘT NỀN KINH TẾ 1 Khái niệm tổng sản phẩm quốc dân... rộng mô hình đơn giản trên, đưa thêm yếu tố chính phủ vào mô hình và xét xem tổng cầu, sản lượng sẽ thay đổi như thế nào? Câu hỏi củng cố: Mô tả sự vận động của số nhân Kinh tế vĩ mô 29 Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 Bài hướng dẫn 2: TỔNG CẦU TRONG NỀN KINH TẾ ĐÓNG, CÓ SỰ THAM GIA CỦA CHÍNH PHỦ 1 Tổng cầu trong nền kinh tế đóng, có sự tham gia của Chính phủ Khi tham gia vào bức tranh kinh tế, ... định kinh tế là kết quả của việc giải quyết tốt những vấn đề kinh tế cấp bách như lạm phát, suy thoái, thất nghiệp trong thời kỳ ngắn hạn Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi giải quyết tốt những vấn đề dài hạn hơn, có liên quan đến tăng trưởng kinh tế Công bằng trong phân phối vừa là vấn đề xã hội, vừa là vấn đề kinh tế Để có thể đạt được sự ổn định, tăng trưởng và công bằng, các chính sách kinh tế vĩ mô phải... vậy, chính sách tài khóa có thể coi là một phương thuốc hữu hiệu để ổn định nền kinh tế Tuy nhiên, trong thực tế, chính sách tài khóa không đủ sức mạnh đến như vậy, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại Chả thế mà Kinh tế vĩ mô 34 Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 các nền kinh tế thị trường luôn không ổn định, chu kỳ kinh doanh chưa được khắc phục hoàn toàn Trước khi nghiên cứu những vấn đề áp dụng... đến tác động đồng thời của chi tiêu của chính phủ và thuế E’ AD=C+I AD=C+I+G E 45o Yo Yo’ Kinh tế vĩ mô Y 32 Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 Câu hỏi củng cố: Mô tả mối quan hệ giữa chi tiêu Chính phủ và tổng cầu Bài hướng dẫn 3: TỔNG CẦU TRONG NỀN KINH TẾ MỞ Chi tiêu Tổng cầu trong nền kinh tế mở Trong mô hình tổng cầu này, chúng ta mở rộng đến khu vực ngoại thương; tức là khu vực xuất, nhập . Khi quyết định làm một vi c gì đó, tức là đã bỏ mất cơ hội để làm các vi c khác. Chi phí cơ hội là cái bị mất đi khi lựa chọn một quyết định nào đó Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7. mô của nền kinh tế mở 5 tiết Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 Kinh tế vĩ mô 3 ĐÁNH GIÁ CUỐI MÔN HỌC HÌNH THỨC: • Thi vi t + Tiểu luận THỜI GIAN: 90 phút (thi) NỘI DUNG. mở Trường Đại học Trà Vinh QT7.1/PTCT1-BM7 Kinh tế vĩ mô 2 KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Hình thức đánh giá Kết quả học tập Thời lượng giảng dạy Mức độ yêu cầu đạt được Vi t Thao tác Bài