Phan tich doan trich Ma Giam Sinh mua Kieu - Đề bài: Phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều trong Truyện
Trang 1Phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
Phan tich doan trich Ma Giam Sinh mua Kieu – Đề bài: Phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Bài làm văn của một học sinh lớp 9 trường THCS Tam Sơn
Trong xã hội phong kiến suy tàn đầy áp bức, bất công thì người phụ nữ là nạn nhân khốn khổ nhất Thi hào Nguyễn Du viết về họ với những lời thơ thống thiết: Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh củng là lời chung Thời nhà thơ sống, dường như bạc mệnh đã trở thành quý luật chung của thân phận phụ
nữ Cuộc đời Thúy Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn chứng minh cho quy luật ấy Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là nốt nhạc buồn, khởi đầu cho cung đàn bạc mệnh của đời nàng
ágsgsgdgsdgsdgd
Đoạn trích nằm ở phần hai (Gia biến và lưu lạc) trong Truyện Kiều Sau khi bị thằng bán tơ vu oan, gia đình Thúy Kiều lâm vào cảnh tan tác, đau thương Của cải bị cướp đoạt, cha và em trai Kiều bị lũ sai nha đầu trâu mặt ngựa bắt bớ, khảo tra Cái giá mà chúng đưa ra thật là khủng khiếp: Có ba trăm lạng việc này mới xong Kiều đành gạt nước mắt, gác mối tình đầu với Kim Trọng để bán mình chuộc cha và em ra khỏi chốn lao tù
Bút pháp tả thực sắc sảo, tài tình của Nguyễn Du đã vẽ nên chân dung sống động của Mã Giám Sinh, tên lưu manh bán thịt buôn người; đồng thời thế hiện nỗi đau đớn, tuyệt vọng của Thúy Kiều – người con gái tài sắc tuyệt vời mà bị coi như một thứ hàng hóa vô tri, bị mua đi bán lại không chút xót thương Lời tố cáo tội ác của xã hội phong kiến suy tàn và lời kêu gọi thông thiết: Hãy cứu lấy con người của Nguyễn
Du ẩn chứa sau từng hình ảnh, từ ngữ trong đoạn trích này
Cái tin Kiều muốn bán mình đã gây xôn xao dư luận cả một vùng rộng lớn vì không ai không biết đến nàng – người con gái nức tiếng tài sắc vẹn toàn Mã Giám Sinh đã nhờ người mai mối dẫn đến nhà để cưới nàng làm vợ lẽ
Trang 2Một điều dễ nhận thấy trong bút pháp tả người của Nguyễn Du là khi tả những nhân vật chính diện (như chị em Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải…) thì ông dùng bút pháp ước lệ ; còn tả những nhân vật phản diện (như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến…) thì ông dùng bút pháp tả thực Qua công thức này, người đọc có thể xác định nhân vật thuộc loại nào và thái độ yêu ghét của nhà thơ ra sao Mã Giám Sinh cũng không nằm ngoài công thức đó
Cái tài của Nguyễn Du là không miêu tả dài dòng mà đi sâu vào những chi tiết tiêu biểu, chọn lọc, thể hiện được thần thái của nhân vật Không ai biết rõ tung tích Mã Giám Sinh, chỉ biết hắn là người từ phương xa tới (viễn khách) Hỏi hắn thì hắn trả lời cộc lốc: Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh” Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần” Hai câu mà chỉ cung cấp được một thông tin nhỏ là hắn mang họ Mã Còn tất cả đều mù mờ, không rõ ràng Giám Sinh là tên gọi chung của các sinh viên trường Quốc tử giám chứ không phải là tên riêng Còn huyện Lâm Thanh rộng bao la, ai biết hắn ở chỗ nào, gia thế ra sao? Cách nói năng của Mã đã bộc lộ một phần về con người hắn Hắn chẳng có chút gì là nho nhã, thanh lịch của một chàng giám sinh, hạng người có học
Hình dáng bên ngoài của Mã có nhiều mâu thuẫn Tuổi tác: Quá niên trạc ngoại tứ tuần Một loạt từ phỏng đoán đứng liền nhau {quá, trạc, ngoại), từ Việt có, từ Hán có, cùng với nhịp thơ chậm, ngập ngừng càng làm tăng cảm giác khó xác định tuổi tác của Mã Ngoại tứ tuần có thế là bốn mốt, bốn hai; mà cùng
có thể là bốn lăm, bôn sáu tuổi Thuở ấy, đàn ông ngoại tứ tuần là sắp lên lão (ngữ tuần – năm mươi tuổi) Vậy mà diện mạo và cách ăn mặc của hắn lại cố làm ra vẻ trẻ trung như trai mới lớn: Mày râu nhẵn nhụi
áo quần bảnh bao Những từ tả thực đến mức dung tục như nhẵn nhụi, bảnh bao đã hàm ý mỉa mai, cười cợt, châm biếm của Nguyễn Du đối với nhân vật này Rõ ràng là Mã Giám Sinh cố tìm mọi cách dùng cái
mẽ ngoài hào nhoáng để che đậy bản chất bên trong, nhưng nực cười thay, cái lố lăng, kệch cỡm của hắn vẫn cứ lộ ra
Chỉ một câu: Trước thầy sau tớ lao xao, Nguyễn Du đã tô đậm cái cung cách đi hỏi vợ lạ đời của Mã Giám Sinh Thầy tớ hắn có khác chi một lũ lưu manh lấc cấc, hỗn hào Riêng Mã, thái độ của hắn là hợm hĩnh, vênh váo, cậy tiền, không thèm biết đến lễ nghi, phép tắc: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng Ghế trên là ghế dành riêng cho chủ nhà hoặc khách quý Ngồi tót là ngồi rất nhanh, co cả hai chân lên, chẳng đợi ai mời,
ai thỉnh Sỗ sàng là ngổ ngáo, coi thường mọi người Hành động ấy, thái độ ấy là của kẻ tiểu nhân vô học Chỉ qua vài chi tiết, chân tướng Mã đã dần dần bộc lộ
Khi mụ mối dẫn Kiều ra, Mã nhìn ngắm, xem xét nàng với đôi mắt của một tên lái buôn lọc lõi: Đắn đo cân sắc cân tài, Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ Hắn ép Kiều phải đánh đàn, làm thơ để có cơ sở chắc chắn mà định giá nàng Tài sắc Thúy Kiều làm cho hắn rất hài lòng: Mặn nồng một vẻ một ưa, Bằng lòng khách mới tùy cơ đặt dìu Mã chắc mẩm trong bụng sẽ mua được món hàng vô giá, chuyến này ắt có lời to, nhưng hắn chẳng vội vàng mà còn Cò kè bớt một thêm hai, Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm Thần tình thay là những tiếng chợ búa nôm na như cò kè, ngã giá của Nguyễn Du Bằng mấy tiếng này, nhà thơ đã lột sạch áo mũ giám sinh giả và lời lẽ cố làm ra vẻ văn chương hoa mĩ cho đúng điệu giám sinh đi hỏi vợ: Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều, Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?… của gã lưu manh này Trước mắt người đọc, chỉ còn lại một hiện thực trần trụi đáng sợ: Mã Giám Sinh – tên tú ông bán thịt buôn người đã lộ nguyên hình
Đọc đoạn thơ này, chúng ta căm ghét, khinh bỉ Mã Giám Sinh bao nhiêu thì càng xót thương Thúy Kiều bấy nhiêu bởi người con gái tài sắc nhường ấy đã rơi vào nanh vuốt lũ sói lang Nguyễn Du đã tả tâm trạng Kiều lúc bán mình hằng tất cả nỗi quằn quại, đau đớn, tưởng như nước mắt rơi, máu chảy ở đầu ngọn bút:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng dơn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày
Mối càng vén tóc bắt tay,
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai
Vẫn bứt pháp ước lệ quen thuộc của Nguyễn Du khi tả những nhân vật chính diện mà ông yêu mến: lệ
Trang 3hoa, cúc, mai… vẻ đẹp của Kiều lúc bình thường đã khiến hoa ghen, liễu hờn, nghiêng nước nghiêng thành, thì lúc này, trong cơn đau khổ đến tột cùng, nàng vẫn đẹp – vẻ đẹp làm thổn thức lòng người Nghệ thuật đối rất chỉnh đã được nhà thơ khai thác triệt để trong những dòng thơ tả Kiều Tình cảm chân thành của tác giả đã phá vỡ tính khuôn sáo của bút pháp cổ điển và đem lại xúc động thực sự cho người đọc Chúng ta thương Thúy Kiều và càng căm thù cái xã hội phong kiến thối nát đã làm tan nát gia đình nàng, đẩy nàng vào chôn đoạn trường đầy chông gai, bão tố
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là một dẫn chứng chứng minh cho tài năng miêu tả tâm lí và xây dựng hình tượng nhân vật tài tình của đại thi hào Nguyễn Du Truyện Kiều một trong muôn tiếng kêu thương trước số phận bất hạnh của người phụ nữ Đồng thời, nó là lời kết án âm thầm mà không kém phần mãnh liệt cái xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những kẻ bất lương như Mã Giám Sinh; Vì lợi ích
cá nhân, chúng sẵn sàng chà đạp thô bạo lên nhân phẩm Thông điệp mà nhà thơ Nguyễn Du muốn gửi đến tất cả chúng ta là: Hãy chặn đứng những bàn tay tội ác! Hãy cứu lấy con người!
Theo: Thái Bảo