Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 61 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
61
Dung lượng
305,5 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Sau gần ba mươi năm đổi mới, nền kinh tế của nước ta đã không ngừng phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ Hải quan và giao nhận hàng hóa mà Công ty cổ phần giao nhận thương mại Thăng Long là một trong số đó. Trong gần hai năm qua Công ty cổ phần giao nhận thương mại Thăng Long hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ Hải quan điện tử và giao nhận hàng hóa. Trong điều kiện hiện nay, hoạt động kinh tế thương mại ngày càng phát triển và mở rộng mang tính toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự hình thành, tồn tại và phát triển các liên minh kinh tế thương mại khu vực và của các công ty xuyên quốc gia, trong thập kỉ qua đã đánh dấu một bước quan trọng trong lịch sử phát triển của quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế. Trước tình hình này làm cho các quốc gia không chỉ bó hẹp hoạt động kinh tế thương mại trong phạm vi quốc gia mà phải tham gia vào hoạt động kinh tế thương mại toàn cầu nhằm tận dụng một cách tối đa lợi thế thương mại để phát triển kinh tế. Xuất khẩu, nhập khẩu từ lâu đã được coi như là một khía cạnh trọng yếu của kinh tế đối ngoại, là một lĩnh vực mũi nhọn để phát triển đất kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới. Nó cho phép khai thác những tiềm năng thế mạnh của mỗi quốc gia, bổ sung nhu cầu cần thiết với các sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hay những sản phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Bên cạnh đó xuất khẩu, nhập khẩu có tác dụng thúc đẩy quá trình cạnh tranh trong hoạt động sản xuất trong nước với chất lượng nâng cao và giá thành rẻ. Dịch vụ về Hải quan và giao nhận hàng hóa là một công cụ quan trọng và cần thiết hỗ trợ cho sự phát triển hoạt động ngoại thương. Quản lý nhà nước đối với hoạt động ngoại thương là một tất yếu của bất kì quốc gia nào và sự ra đời ngành 1 Hải quan cũng như văn bản pháp luật nhằm mục đích đó. Hơn nữa khi hội nhập kinh tế quốc tế thì các thủ tục Hải quan phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nên dù có phức tạp hay đơn giản thì hàng hóa ra vào một quốc gia đều phải làm thủ tục Hải quan - thủ tục Hải quan do cơ quan nhà nước ban hành bắt buộc các chủ thể tham gia đều phải tuân theo. Thủ tục Hải quan đóng vai trò quan trọng đối với quản lý nhà nước, bởi thông qua đó Chính phủ năm được tình hình ngoại thương, kim ngạch xuất nhập khẩu, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại… cũng như kịp thời đưa ra những chính sách quản lý phù hợp. Hệ thống cở sở thượng tầng phục vụ công tác Hải quan Việt Nam ngày cành được hoàn thiện và nâng cao, thủ tục Hải quan cải thiện theo chiều hướng tích cực nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Là một doanh nghiệp thực hiện dịch vụ Hải quan hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước thì đương nhiên phải thực hiện thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của khách hàng. Việc tuân thủ pháp luật của công ty không chỉ thể hiện uy tín của công ty mà quan trọng hơn chính là tuân thủ theo những quy định Chính phủ đã ban hành. Tuy nhiên các quy định về thủ tục Hải quan luôn có những thay đổi nhằm mục đích quản lý Nhà nước do vậy công ty luôn phải cập nhập, nắm vững và tuân thủ đúng. Chính vì lý do đó việc thực hiện dịch vụ Hải quan và giao nhận hàng hóa không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Mặt khác thủ tục Hải quan là một khâu trong chuỗi thực hiện hợp đồng ngoại thương của khách hàng nên khi khâu này không thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, còn gây ra những hậu quả xấu: tốn thời gian, chi phí phát sinh, thông quan chậm, chậm quá trình giao hàng cho khách hàng, hoặc có thể không được thông quan làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của doanh nghiệp với khách hàng và cơ quan Hải quan. Từ nhận định trên có thể thấy tầm quan trọng của việc thực hiên dịch vụ Hải quan và giao nhận hàng hóa của công ty đối với hoạt động kinh doanh của khách hàng. Công ty cổ phần giao nhận 2 thương mại Thăng Long cần chú ý nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện thủ tục Hải quan và giao nhận hàng hóa để tối đa hóa giá trị dịch vụ công ty cung cấp đến khách hàng. Trong quá trình công ty thực hiện dịch vụ vẫn còn tồn tại một số bất cập khi thực hiện dịch vụ cho khách hàng. Vì vậy, nghiên cứu quá trình thực hiện dịch vụ Hải quan điện tử và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả cho quá trình đó của công ty là một vấn đề cấp thiết, đáng được quan tâm và nghiên cứu. Trong quá trình thực tập được sữ giúp đỡ của các anh chị trong Công ty cổ phần giao nhận thương mại Thăng Long và đặc biệt nhận được sự hướng dẫn và đóng góp ý kiến quý báu của Cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền nên em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN THƯƠNG MẠI THĂNG LONG ” làm chuyên đề thực tập của mình. Do kiến thức còn hạn chế, bản luận văn thực tập không tránh khỏi những khuyết điểm và thiếu xót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các anh chị trong công ty và của cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Nội dung chuyên đề gồm 3 chương: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN, DỊCH VỤ HẢI QUAN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN DỊCH VỤ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN THƯƠNG MẠI THĂNG LONG CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN DỊCH VỤ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN THƯƠNG MẠI THĂNG LONG 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN, DỊCH VỤ HẢI QUAN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 1.1 Một số khái niệm về thủ tục Hải quan 1.1.1 Khái niệm thủ tục Hải quan Theo định nghĩa tại chương 2, Công ước quốc tế về Đơn giản và Hài hòa thủ tục Hải quan – Kyoto: Thủ tục Hải quan là tất cả các hoạt động mà cơ quan Hải quan và những người có liên quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật Hải quan. Trong Luật Hải quan Việt Nam năm 2001, tại khoản 6 điều 4 và tại điều 16: Thủ tục Hải quan là công việc mà người khai Hải quan và công chức Hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan đối với hàng hóa và phương tiện vận tải. Qua những khái niệm trên có thể hiểu thủ tục Hải quan là các công việc mà người khai Hải quan và công chức Hải quan phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về Hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải khi xuất khẩu, nhập khẩu hoặc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Thủ tục Hải quan cũng là một trong các thủ tục hành chính được cơ quan nhà nước ban hành, trong đó quy trình thủ tục Hải quan được ban hành kèm theo một Quyết định của Tổng cục Hải quan áp dụng cho cán bộ công chức Hải quan. Trong quá trình đơn giản hóa các thủ tục hành chính và tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động thương mại phát triển, thủ tục Hải quan điện tử đã được nghiên cứu và hiện nay đã được triển khai trên toàn quốc. Triển khai chính thức thủ tục Hải quan điện tử giúp các tổ chức thực hiện các công việc liên 4 quan đến Hải quan tiết kiệm được thời gian, giảm thủ tục và giảm chi phí. Các khâu nhận, kiểm tra, đăng ký phân luồng tờ khai Hải quan điện tử được tự động hóa thông qua hệ thống xử lý dữ liệu Hải quan. Việc tự động hóa các khâu này giúp cơ quan Hải quan tăng hiệu quả làm việc, giảm thiểu các tiêu cực xảy ra, đồng thời đảm bảo tính minh bạch của các thủ tục hành chính. Đối với cộng đồng doanh nghiệp: các đơn vị sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ do không phải đi đến trực tiếp cơ quan Hải quan để khai báo. Ước tính, khi sử dụng thủ tục Hải quan điện tử, mỗi năm tổ chức, cá nhân sẽ tiết kiệm được khoảng 20% chi phí. Việc thực hiện thủ tục Hải quan trực tiếp tạo đông lực cho các cơ quan bộ, ngành đẩy nhanh tốc độ cải cách hiện đại hóa, điện tử hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý được Chính phủ giao; giúp hình thành môi trường thương mại điện tử. Thủ tục Hải quan điện tử được áp dụng mang lại nhiều thuận lợi cho chính bản thân doanh nghiệp và sự quản lý nhà nước về hoạt động ngoại thương. Như vậy thực hiện thủ tục Hải quan là các doạnh nghiệp chấp hành pháp luật quản lý Nhà nước, ngược lại giúp Nhà nước thuận tiện trong việc quản lý, phòng chống tiêu cực, gian lận và thông qua quản lý Hải quan, Nhà nước nắm bắt được tình hình để đưa ra các biện pháp, chính sách cải tiến kịp thời để điều chỉnh kinh tế vĩ mô hiệu quả hơn thông qua những số Hải quan. Do vậy thực hiện thủ tục Hải quan hiệu quả và hiệu lực có ảnh hưởng to lớn đến việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh và phát triển xã hội, từ đó thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế trên cơ sở đảm bảo an ninh quốc gia, quốc tế. 1.1.2 Đối tượng, địa điểm và thời hạn làm thủ tục Hải quan 1.1.2.1 Đối tượng phải làm thủ tục Hải quan Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; ngoại hối, tiền Việt Nam, kim khí 5 quý, đá quý, văn hoá phẩm, di vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động của cơ quan Hải quan. Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng. + Trong đó hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại quy định tại mục 1 Chương II Nghị định số 154/2005/NĐ-CP bao gồm: 1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá; 2. Hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất; 3. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu; 4. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; 5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài; 6. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư; 7. Hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung đường biên giới. 8. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thương mại của tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân. 9. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất; 10. Hàng hoá đưa vào, đưa ra kho bảo thuế; 11. Hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập tham dự hội chợ triển lãm. 6 12. Hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập là máy móc, thiết bị phương tiện vận tải phục vụ thi công công trình, phục vụ các dự án đầu tư, là tài sản đi thuế, cho thuê. + Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại ( gọi là hàng phi mậu dịch) theo quy định bao gồm: 1. Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; 2. Hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; 3. Hàng hoá viện trợ nhân đạo; 4. Hàng hoá tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; 5. Hàng mẫu không thanh toán; 6. Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh; 7. Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân; 8. Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế; 9. Hàng hoá phi mậu dịch khác. 1.1.2.2 Địa điểm và thời hạn làm thủ tục Hải quan + Địa điểm làm thủ tục Hải quan là trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu, trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu. Trong trường hợp thực hiện thủ tục Hải quan điện tử thì nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ Hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.Trong trường hợp cần 7 thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có thể được thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định. + Thời hạn làm thủ tục Hải quan được quy định: • Hàng hoá nhập khẩu được thực hiện trước ngày hàng hoá đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu; tờ khai Hải quan có giá trị làm thủ tục Hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký; • Hàng hoá xuất khẩu được thực hiện chậm nhất là 08 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; tờ khai Hải quan có giá trị làm thủ tục Hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký. 1.1.3 Thủ tục Hải quan 1. Khi làm thủ tục Hải quan, người khai Hải quan phải a) Khai và nộp tờ khai Hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ Hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục Hải quan điện tử, người khai Hải quan được khai và gửi hồ sơ Hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan; b) Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải; c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 2. Khi làm thủ tục Hải quan, công chức Hải quan phải: a) Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ Hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục Hải quan điện tử, việc tiếp nhận và đăng ký hồ sơ Hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan; b) Kiểm tra hồ sơ Hải quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải; 8 c) Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; d) Quyết định việc thông quan hàng hoá, phương tiện vận tải. Việc triển khai thủ tục Hải quan điện tử theo Nghị định số 87/2012/NĐ- CP ngày 23/10/2012, đã chính thức được áp dụng trên 34/34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố, đạt kim ngạch khoảng 33.454 triệu USD, chiếm hơn 91% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn quốc; thủ tục Hải quan điện tử đã được triển khai tại tại 125 Chi cục, trong đó 17 Cục Hải quan đã triển khai tại 100% Chi cục trực thuộc, thu hút 28.948 doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục Hải quan điện tử; đạt 92,88% số lượng doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu trên toàn quốc.Tổng số tờ khai qua thực hiện thủ tục Hải quan điện tử đạt 696.218 tờ khai, chiếm 88,27% so với tổng số tờ khai trên toàn quốc ( Theo báo cáo tổng hợp từ các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, tính từ ngày 02/01/2013 đến ngày 28/02/2013 - Nguồn Tổng cục Hải quan ). Triển khai Hải quan điện tử đã rút ngắn thời gian thông quan trung bình còn từ 3 - 15 phút đối với luồng xanh, luồng vàng điện tử từ 10 - 20 phút, cắt giảm được nhiều công đoạn không cần thiết và mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Thực hiện thủ tục Hải quan điện tử, doanh nghiệp còn hưởng nhiều lợi ích so với thủ tục Hải quan truyền bao gồm : 1. Doanh nghiệp không phải đến trụ sở của cơ quan Hải quan mà có thể khai Hải quan tại bất cứ địa điểm nào có máy tính kết nối mạng Internet và được thông quan ngay đối với lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. 2. Doanh nghiệp được sử dụng tờ khai điện tử in từ hệ thống của doanh nghiệp có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp thay cho tờ khai giấy và các chứng từ kèm theo để đi nhận hàng và làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trên đường ( nếu lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra hàng hóa ). 9 3. Doanh nghiệp có thể khai báo Hải quan bất kì lúc nào thay cho việc chỉ có thể khai trong giờ hành chính như trước đây và được cơ quan Hải quan tiếp nhận khai báo trong giờ hành chính. 4. Doanh nghiệp thực hiện thủ tục Hải quan điện tử sẽ được quyền ưu tiên thứ tự kiểm tra đối với các lô hàng phải kiểm tra chi tiết hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa. 5. Doanh nghiệp thực hiện thủ tục Hải quan điện tử sẽ được cơ quan Hải quan cung cấp thông tin về quá trình xử lý hồ sơ Hải quan điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan. 6. Doanh nghiệp thực hiện thủ tục Hải quan điện tử sẽ được cơ quan Hải quan hỗ trợ đào tạo, cung cấp phần mềm khai báo Hải quan điện tử và tư vấn trực tiếp miễn phí. 7. Doanh nghiệp được lựa chọn hình thức nộp lệ phí (theo tháng hoặc theo từng tờ khai) thay vì chỉ có thể nộp theo từng tờ khai như thủ tục Hải quan truyền thống. 8. Hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công và nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu đơn giản hơn, thay vì phải nộp hoặc xuất trình tờ khai, báo cáo thanh khoản và chứng từ bằng giấy thì doanh nghiệp được sử dụng hồ sơ điện tử để thanh khoản. 9. Thực hiện thủ tục Hải quan điện tử giúp thông tin giữa hệ thống của Hải quan và doanh nghiệp được quản lý đồng bộ trên máy tính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin. 10. Doanh nghiệp có thể đăng ký thủ tục Hải quan điện tử tại bất kì Chi cục Hải quan điện tử nào và được chấp nhận làm thủ tục Hải quan điện tử ở các Chi cục khác thay vì việc phải làm đăng ký tại từng Chi cục Hải quan điện tử như trước đây. 10 [...]... chuyên môn nghiệp vụ cao và biết ngoại ngữ 20 CHƯƠNG 2 THỰC HIỆN DỊCH VỤ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN THƯƠNG MẠI THĂNG LONG 2.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần giao nhận thương mại Thăng Long Nền kinh tế mở cửa, hoạt động sản xuất phát triển mạnh mẽ bên cạnh đó phải kể đến những dòng vốn đầu tư đến từ nước ngoài đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế đất nước trong vòng ba thập kỷ Những... tên giao dịch thương mại Công ty cổ phần giao nhận thương mại Thăng Long ( THANG LONG LOGISTIC AND TRADING CO.,LTD ), công ty có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại và sử dụng con dấu riêng theo mẫu do nhà nước quy định Trong đó công ty có hoạt động dịch vụ chính bao gồm: Thực hiện dịch vụ Hải quan ( Khai Hải. .. quy định của pháp luật Có ngành nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc dịch vụ khai thuê Hải quan ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Có ít nhất một (01) nhân viên Đại lý Hải quan Đáp ứng điều kiện nối mạng máy tính với cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục Hải quan điện tử tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã thực hiện thủ tục Hải quan điện tử + Điều kiện... bay Quốc tế Nội Bài; Chi cục Hải quan Gia Lâm; Chi cục Hải quan Bắc Thăng Long; Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội; Chi cục Hải quan Bưu Điện; Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc ( đơn vị trực thuộc Cục Hải quan Hà Nội ) ; Chi cục Hải quan Hưng Yên ( đơn vị trực thuộc Cục Hải quan Hải Phòng ); Chi cục Hải Quan Hà Nam ( đơn vị trực thuộc Cục Hải quan Thanh Hóa) Gần hai năm hoạt động, công ty đã hỗ trợ rất nhiều trong... TNHH Điện tử Canon Việt Nam; Công ty TNHH Fujitsu Việt Nam; Công ty TNHH Sumitomo Nacco Material Handling; Công ty TNHH Sewon ECS Vina… Các thành viên trong công ty đều có kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương và giao nhận quốc tế Công ty có mối quan hệ tốt với nhân viên Hải quan tại nhiều chi cục tại miền Bắc Những nơi công ty thường khai báo và làm thủ tục Hải quan bao gồm: Chi cục Hải quan Sân... pháp luật về sự chính xác và trung thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình cho cơ quan Hải quan, sự thống nhất về nội dung giữa hồ sơ Hải quan giấy và hồ sơ Hải quan điện tử 1.1.4 Hồ sơ Hải quan Hồ sơ Hải quan là hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử Hồ sơ Hải quan điện tử phải đảm bảo tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật Hồ sơ Hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan. .. xuất nhập khẩu của ngành Hải Quan nói riêng và nhân tố phất triển nền kinh tế nói chung Dịch vụ Hải quan là một bộ phận không tách rời trong chuỗi dịch vụ Logistics Dịch vụ Hải quan là một dịch vụ đặc trưng trong hoạt động hỗ trợ hoạt động kinh doanh sản xuất – Chủ thể cung cấp dịch vụ Hải quan là Đại lý làm thủ tục Hải quan Qua sự phân tích trên có thể thấy rằng Dịch vụ Hải quan được cung cấp tới khách... đã tạo ấn tượng tốt với các nhân viên hảỉ quan bởi việc luôn giải quyết mọi vấn đề linh hoạt dựa trên sự tuân thủ pháp luật 2.2 Thực hiện dịch vụ Hải quan và giao nhận hàng hóa tại Công ty cổ phần giao nhận thương mại Thăng Long 2.2.1 Đánh giá tình hình thực hiện dịch vụ Hải quan và giao nhận hàng hóa trong thời gian vừa qua 23 Được đánh giá với nền chính trị ổn định, là một trong 10 điểm đến an toàn... viên trong công ty 2.2.2 Quy trình thực hiện dịch vụ Hải quan Thực hiện quy trình thực hiện dịch vụ Hải quan tại công ty có thể khải quát qua các công việc nhận thông tin từ khách hàng, dựa trên thông tin đó nhân viên sẽ khai báo trên phần mềm EcusK_4 để nhận số tờ khai, phân luồng và phản hồi của cơ quan Hải quan, tiếp theo nhân viên sẽ tiếp xúc trực tiếp với cán bộ Hải quan để xử lý các công việc... thông quan hàng hóa Trước đó công ty sẽ liên hệ với khách hàng ký tên và đóng dấu vào tờ khai Hải quan, trong nhiều trường hợp khách hàng phải cung cấp cho công ty giấy giới thiệu đến cơ quan chức năng làm nhiệm vụ, bên cạnh đó thỏa thuận với khách hàng các công việc vận chuyển hàng hóa từ công ty tới Chi cục Hải quan hoặc từ Chi cục Hải quan về 28 công ty Về cơ bản việc khai và làm thủ tục Hải quan điện . TỤC HẢI QUAN, DỊCH VỤ HẢI QUAN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN DỊCH VỤ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN THƯƠNG MẠI THĂNG LONG CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ. lĩnh vực dịch vụ Hải quan và giao nhận hàng hóa mà Công ty cổ phần giao nhận thương mại Thăng Long là một trong số đó. Trong gần hai năm qua Công ty cổ phần giao nhận thương mại Thăng Long hoạt. PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền nên em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN THƯƠNG MẠI THĂNG LONG ” làm chuyên