1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kinh tế công cộng trà chanh nhà thờ

36 210 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 2,42 MB

Nội dung

Lời mở đầu Nếu như Thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng với cafe bệt Hàn Thuyên, thì Hà Nội cũng được biết đến với trà chanh Nhà Thờ với các quán đa phần được bán trên vỉa hè, hay những cô bán nước trà lưu động trên phố. Với lợi thế là bán trên vỉa hè rộng, địa điểm ấy đã trở thành nơi thích hợp để tụ tập đông người và những câu chuyện rôm rả xoay tròn bên cốc trà chanh. Những cốc nước trà thoang thoảng mùi hoa nhài thơm dịu, điểm xuyết từ một đến hai lát chanh tươi, có vị ngọt, chua, chan chát đã trở thành thức uống quen thuộc của người dân Hà Nội. Tuy chỉ là thức uống bình dân với những nguyên liệu đời thường, ấy vậy mà nó lại có sức hút kỳ lạ đến thế. Nếu ai đã từng đến Hà Nội và có cơ hội được thưởng thức trà chanh trên những con phố quanh Nhà thờ lớn (phố Lý Quốc Sư, phố Nhà Thờ, phố Nhà Chung, phố Ấu Triệu) chắc không thể nào quên được. Cũng với thứ đồ uống này, nhưng nếu được thưởng thức ở một địa điểm khác thì chắc bạn sẽ không có cảm giác đặc biệt ấy đâu. Ngồi nhâm nhi trà chanh với đĩa hạt dưa cắn nhí nhách, hay gói kẹo lạc trên góc phố cổ, được ngắm nhìn khung cảnh đẹp cổ kính xung quanh Nhà Thờ Lớn, nhìn những dòng người, xe cộ qua lại trên đường, quả là một trải nghiệm lý thú dành cho bạn. Nhưng có ai biết rằng, ẩn sau những cốc trà chanh thơm ngon, mát rượi cộng với đĩa hạt hướng dương tí tách đó đang có quá nhiều bất cập chưa được giải quyết. Nếu những ái ngại này chỉ ảnh hưởng giữa hai bên là người bán hàng và người uống trà thì sẽ chẳng còn điều gì đáng để chúng tôi bàn. Bởi người bán là người ra giá và người uống trà là người tiêu dùng sao cho thỏa mãn cơn khát, thú vui tán gẫu hay nói cách khác là thỏa mãn lợi ích cận biên của mình. Nhưng họ đâu biết rằng chính hoạt động mua - bán của họ lại gây ra những tiêu cực cho bên thứ ba, hiểu đơn giản nghĩa là có những người không uống trà, không ăn hạt dưa vẫn phải chịu những mức chi phí phát sinh từ hoạt động trên. Và đặc biệt nhất là những mức chi phí phát sinh đó lại không được phản ánh trong giá thành của trà chanh. Hiện tượng này chính là ngoại ứng tiêu cực- một dạng thất bại của thị trường. Và thông qua ví dụ này, nhóm chúng tôi xin được trình bày rõ ràng và chi tiết để khiến bạn đọc hiểu nội dung của bài học. A Lý thuyết ứng dụng Trước khi vào vấn đề chính, chúng tôi xin trình bày qua lý thuyết về ngoại ứng tiêu cực: Khi hoạt động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của một đối tượng khác, nhưng ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trên giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là ngoại ứng. Đây là một trong những thất bại của thị trường. Có 2 loại ngoại ứng là: ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực. Ngoại ứng tiêu cực là những chi phí áp đặt lên đối tượng thứ ba ( ngoài người mua và người bán trên thị trường), những chi phí đó lại không được phản ánh qua giá cả thị trường Các quán trà chanh tọa lạc xung quanh Nhà Thờ chính là 1 ví dụ tiêu biểu cho thất bại “ngoại ứng tiêu cực” của thị trường. Trên thị trường trà chanh có sự giao dịch giữa 2 bên, bên thứ nhất là những người bán trà chanh và bên thứ 2 là những người mua trà chanh. Hoạt động mua bán này lại làm ảnh hưởng xấu đến bên thứ 3 đó chính là những người dân sinh sống xung quanh Nhà Thờ và những du khách tham quan Nhà Thờ cả trong và ngoài nước. Để có thể thấy được những tác động cho bên thứ 3 gây ra tổn thất xã hội như thế nào chúng ta cùng xem xét đồ thị sau: + MEC (chi phí ngoại biên) cho biết tổng thiệt hại mà xã hội phải gánh chịu khi mỗi quán nước bán thêm 1 cốc trà chanh + MPC chi phí tư nhân biên, tức là mọi khoản chi phí mà khách hàng phải chi ra để có được thêm một cốc trà chanh. + MB là lợi ích biên mà quán nước thu được, ứng với từng lượng trà chanh bán ra MB, MC Q (cốc trà chanh) MB MEC MPC MSC = MPC + MEC A C B E M N Q 0 Q 1 O + MSC là chi phí biên đối với xã hội, gồm 2 bộ phận cấu thành: chi phí tư nhân biên của quán nước MPC, chi phí ngoại ứng biên mà người dân xung quanh phải chịu MEC Theo đồ thị ta thấy: Nếu người bán nước là người tối đa hóa lợi nhuận thì họ bán hàng hiệu quả nhất tại điểm MB = MC. Nhưng vì chi phí biên mà người chủ quán quan tâm là MPC nên họ bán hàng tại điểm B, tại đó MB = MPC. điểm này là mức sản lượng tối ưu của thị trường. Trái lại, cũng theo nguyên tắc biên về hiệu quả, nhưng quan tâm đến chi phí của cả xã hội nên mức sản lượng tối ưu theo quan điểm của xã hội phải đặt tại A, khi MB = MSC. như vậy những quán nước gây ngoại ứng tiêu cực đã bán số lượng sản phẩm quá nhiều so mức tối ưu của xã hội Vì lợi nhuận mà quán nước thu được khi bán thêm một cốc trà chanh là khoảng cách dọc giữa đường MB và MPC nên tổng lợi nhuận của chủ quán tăng thêm khi tăng mức sản lượng từ Q0 đến Q1 là tam giác ABE. Trong khi đó, xã hội sẽ thiệt hại do ảnh hưởng của việc bán hàng nước gây nên. Với mỗi cốc trà do quán nước bán , người dân xung quanh và những du khách tham quan sẽ chịu thiệt thêm một khoản MEC. Vì thế khi số lượng cốc trà bán ra tăng từ Q0 đến Q1 sẽ gây thiệt hại cho xã hội là hình thang MNQ1Q0, vì phần hình thang này có diện tích đúng bằng hình thang ACBE nên sau khi bù đắp phần lợi nhuận tăng thêm của quán nước, xã hội vẫn bị thiệt tam giác ABC. B. Những tác động tiêu cực của các quán trà chanh Trong những năm gần đây, các quán trà chanh Nhà Thờ đã trở thành điểm nóng thu hút một lượng lớn giới trẻ Hà Thành. Đối với những thanh thiếu niên thì các quán trà chanh được coi là nơi để bạn bè tụ tập nhau, giao lưu, thư giãn và chia sẻ những câu chuyện thường nhật cho nhau, nó mang lại niềm vui, niềm hứng khởi và giúp giải tỏa những áp lực trong học tập, công việc và cuộc sống hàng ngày. Còn với những chủ quán trà chanh thì đây chính là một công việc kinh doanh “hốt bạc”. Nếu xét trong mối quan hệ giao dịch giữa hai bên như vậy ta thấy việc kinh doanh này mang tính chất “ hai bên cùng có lợi “. Tuy nhiên khi nhìn rộng ra chúng ta thấy lợi ích của hai bên lại có sự không đồng nhất, không phù hợp với lợi ích toàn xã hội vì chính sự mua bán này đã gây ra những tác động tiêu cực cho những người xung quanh. Nhắc đến những ảnh hưởng xấu của các quán trà chanh khu vực Nhà Thờ gây nên, điều đầu tiên ta cần đề cập đến chính là vấn đề ách tắc giao thông. Vỉa hè trên những con phố xung quanh Nhà Thờ đang được các chủ quán trà chanh tận dụng đến từng mét vuông đất. Họ bày biện bàn, ghế và biển hiệu la liệt khắp nơi trên vỉa hè để làm hàng quán. Vỉa hè vốn là tài sản công cộng, là phần đường dành riêng cho người đi bộ vậy mà giờ nghiễm nhiên trở thành nơi kinh doanh thuộc sở hữu cá nhân của các chủ quán trà. Không chỉ vậy, vào những giờ “cao điểm” khách đến nườm nượp thì những quán trà này còn mở rộng kinh doanh ra tận lòng đường. Chính sự lấn chiếm vỉa hè và lòng đường như vậy khiến cho những người dân, những du khách đi bộ ở đây không còn cách nào khác là di chuyển dưới lòng đường. Bên cạnh việc lấn chiếm vỉa hè và lòng đường làm chỗ ngồi cho khác, các chủ quán trà chanh cũng không ngần ngại chiếm luôn ca khoảng sân rộng trước nhà thờ làm bãi để xe. Lại một lần nữa, quyền “tự tung tự tác” “biến của chung thành của riêng” của các chủ kinh doanh đã gây ra ảnh hưởng xấu cho khu vực này. Những người dân, khách du lịch muốn ngắm cảnh xung quanh nhà thờ lại phải xuống lòng đường để đi. Những vấn đề trên là những nguyên nhân chính làm cản trở quá trình đi lại, gây ách tắc giao thông trên những con phố quanh Nhà Thờ lớn Hà Nội. Là một địa điểm du lịch nổi tiếng nằm trong lòng Thủ đô, Nhà Thờ lớn từ lâu đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, quang cảnh cổ kính, trang nghiêm và mỹ lệ nơi đây đang dần bị thay thế bởi sự xô bồ, đông đúc đến ngột ngạt của hàng trăm con người ngồi uống nước tràn lan trên cả vỉa hè lẫn dưới lòng đường. Thêm vào đó, không gian thoáng đãng xung quanh nhà thờ lớn còn bị hàng trăm chiếc xe máy, oto bao vây, lấp kín. Khoảng sân trước nhà thờ vốn là nơi để khách du lịch đứng đó ngắm nhìn và chụp những bức ảnh kỷ niệm nay lại được các chủ quán trà chanh trưng dụng làm bãi để xe. Mất mỹ quan đường phố- đây chính là tiêu cực thứ 2 mà các quán trà chanh ở đây gây ra. Và đương nhiên khi quang cảnh đẹp đẽ của Nhà thờ lớn đang dần bị mất đi chắc hẳn sẽ reo ấn tượng không tốt trong lòng du khách nơi đây. Tác động thứ 3 gây ảnh hưởng xấu cho xã hội là vấn đề vệ sinh môi trường. Khách đến uống trà chanh không đơn thuần chỉ uống trà, họ còn có nhu cầu ăn các món như: hạt hướng dương, ô mai, nem chua rán và hút thuốc lá … từ đó lại kéo theo một hệ lụy mới ảnh hưởng đến môi trường. Hạt ô mai, vỏ hướng dương, những xiên nem chua rán hay những đầu lọc thuốc lá… thường được thực khách nơi đây hồn nhiên xả ra vỉa hè và lòng đường. Chúng ta có thể thấy sau mỗi lượt khách đến uống trà, cắn hạt hướng dương là tại nơi họ ngồi lại xuất hiện một bãi rác nho nhỏ, mà mỗi ngày có đến hàng chục, hàng trăm lượt khách như vậy sẽ có bao nhiêu đống rác được xả ra. Tuy vậy, đôi lúc vãn khách các chủ quán trà cũng có quét dọn cái “cửa hàng” của mình nhưng đó cũng chỉ là việc quét rác dồn lại quanh các gốc cây hay tấp rác một đống xuống những cống bên mép vỉa hè. Những điều đó là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh vỉa hè, đường phố nơi đây. Ảnh hưởng thứ 4 cũng là không nhở do các quán trà chanh và khách hàng ở đây gây ra, đó là về văn hóa xã hội. Tất nhiên với những khách đến đây, những quán trà chanh Nhà thờ là nơi họ có thể tâm sự, sẻ chia, giao lưu và gặp gỡ bạn bè. Ở đây họ bỏ tiền không chỉ để uống trà mà còn để đổi lấy hàng giờ trò chuyện, tán gẫu và đương nhiên không ai có thể đánh thuế những lời họ nói ra. Và có một bộ phận khách hàng, uống trà tại đây lại đi quá giới hạn trong việc thể hiện ngôn ngữ của mình. Khách hàng không phân biệt tuổi tác, giới tính, họ thản nhiên buông ra những câu nói tục tĩu, những lời chửi thề vô văn hóa. Thậm chí có người còn gọi những quán trà chanh Nhà thờ là "thiên đường" nói tục, chửi bậy của những học sinh mới choai choai nhưng đã cố tình tỏ ra mình hiểu biết. Họ văng tục, chửi thề tất cả từ thầy cô, bạn bè đến bố mẹ, anh chị. Chị Huyền- chủ 1 quán trà chanh khu vực Nhà thờ chia sẻ: “Là phụ nữ nhiều lúc thấy ngượng khi học sinh mới 15 – 16 tuổi đầu đã văng tục, chửi thề, nói xấu con này, con kia ngực to, chân dài… bằng những lời lẽ hết sức thô tục”. Những câu văng tục chửi thề của khách uống trà nếu vô tình bay vào tai những đứa trẻ có thế sẽ làm chúng bắt chước học theo. Và rồi ai sẽ biết được tầm ảnh hưởng về lâu về dài của những ngôn từ tục tĩu, những nội dung bậy bạ ấy đối với thế hệ tương lai sẽ như thế nào? Hoặc nếu lọt vào tai những người lớn tuổi, những khách du lịch thì sọ sẽ suy nghĩ ra sao, sẽ đánh giá thế nào về thế hệ trẻ Thủ đô, còn đâu là thuần phong mỹ tục, còn đâu là nét đẹp văn hóa, còn đâu là văn minh thanh lịch của con người Tràng An? Gặp những điều như vậy liệu những khách du lịch đến đây họ có còn muốn quay lại với Nhà thờ lớn, còn muốn quay lại với Hà Nội của chúng ta nữa không? Và điều cuối cùng chúng tôi muốn nói tới là vấn đề trật tự công cộng. Tối đa hóa lợi nhuận là điều mà các chủ kinh doanh mong muốn, và có lẽ cái công việc làm ăn hốt bạc này đã đem lại niềm hứng khởi, khiến họ say mê lao động không biết mệt mỏi, không kể ngày đêm. Họ đam mê công việc đến bỏ ăn bỏ ngủ, sẵn sang phục vụ các “thượng đế” thâu đêm suốt sáng. Họ mở hàng từ sáng sớm đến tối khuya, cứ còn khách là còn mở hàng. Chính sự phục vụ khách nhiệt tình đó của họ lại gây ảnh hưởng không tốt cho những người dân xung quanh. Các quán trà chanh Nhà thờ mở hàng đến tận đêm khuya thậm chí là 1, 2h sáng. Vẫn còn khách hàng thì vẫn còn tiếng nói chuyện, cười đùa, tiếng xe cộ vào ra. Cứ như vậy liệu giấc ngủ của những người dân sống xung quanh đây liệu có được đảm bảo? Những học sinh, sinh viên sống quanh đây sẽ học như thế nào khi luôn bị những tiếng ồn ào đó làm mất tập trung? Tóm lại, việc kinh doanh của các chủ quán trà chanh khu vực Nhà thờ đã và đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội. Những tác động đó không chỉ diễn ra ngày một ngày hai mà nó triền miên ngày này sang tháng khác thậm chí còn để lại dư âm xấu về lâu về dài. Điều đó đã gây ra những bức xúc, khó chịu và trở thành nỗi bất bình, phẫn nộ sâu sắc của những người dân cũng như tạo nên những cái nhìn thiếu thiện cảm trong mắt du khách đến với Thủ đô Hà Nội. C. Hành động của các cơ quan chức năng Trước những hiện trạng đó, các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng đã xắn tay vào cuộc để bảo vệ lợi ích cộng đồng như thế nào? Về quy định chung của cả nước, chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2010/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo “Điều 15 - Xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ” có quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Chiếm dụng đường phố để: kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày bán hàng hóa; kinh doanh, buôn bán vật liệu xây dựng; sản xuất, gia công hàng hóa; làm nơi trông, giữ xe; sửa chữa hoặc rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; làm mái che; thực hiện các hoạt động dịch vụ khác gây cản trở giao thông; b) Dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ không được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản; Theo “Điều 17- Xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ” quy định: 1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ không theo quy hoạch hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, không theo đúng thiết kế đã được duyệt. 2. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: a) Vi phạm điểm a khoản 1 Điều này còn buộc phải tháo dỡ công trình trái phép, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; b) Vi phạm điểm b khoản 1 Điều này còn buộc phải xây dựng lại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật. Về chính quyền Hà Nội nói riêng, ủy ban nhân dân thành phố đã ra “Quyết định 46/2009/QĐ-UBND về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn Thành phố Hà Nội” theo đó, phố Nhà Chung nơi tọa lạc của Nhà thờ lớn là tuyến phố bị cấm bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè và lòng đường. Còn việc lấn chiếm lòng đường để trông giữ xe thì có “Công văn 796/UBND-GT các tuyến phố cấm tổ chức trông giữ phương tiện xe đạp, xe mô tô, ô tô trên vỉa hè, lòng đường” do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành, theo đó phố Nhà Chung là khu phố bị cấm trông giữ và đỗ xe trên lòng đường lẫn vỉa hè. Trước những “Nghị định số 34/2010/NĐ-CP” của chính phủ và “Quyết định 46/2009/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội”, các cơ quan chức năng, lực lượng an ninh ở phường Hàng Trống đã có những biện pháp cụ thể: + Đặt những biển cấm bán hàng rong, cấm đỗ xe trên những con phố xung quanh Nhà thờ lớn. + Cử lực lượng an ninh đi tuần tra, kiểm tra xung quanh khu vực Nhà thờ nếu phát hiện các cửa hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường sẽ tịch thu tang vật ( bàn ghế, cốc chén, đồ ăn thức uống…) và lập biên bản nộp phạt, nếu vi phạm quá 2 lần sẽ bị tịch thu giấy phép kinh doanh. Đối với những bãi trông xe không đúng nơi quy định sẽ bị dẹp bỏ, phạt hành chính; những phương tiện giao thông đỗ dưới lòng đường hay dựng trên vỉa hè sẽ bị lực lượng tuần tra thu giữ và xử phạt hành chính. + UBND phường Hàng Trống thông qua các tổ dân phố, khu dân cư khảo sát các hộ kinh doanh vi phạm, đề nghị họ ký cam kết không tái phạm. Mặc dù đã có những biện pháp khá mạnh tay trong việc giải quyết vấn nạn trà chanh vỉa hè khu vực Nhà thờ lớn, nhưng cũng chỉ trong những ngày đầu triển khai biện pháp; những đợt có lễ hội, hội nghị Quốc tế diễn ra tại Hà Nội thì các cơ quan chức năng xiết chặt kiểm soát thì mới hạn chế được sự bành trướng của những quán trà này. Còn những ngày bình thường, khi đến Nhà thờ lớn bạn vẫn sẽ bắt gặp cảnh tượng các quán trà chanh chiếm dụng gần hết diện tích vỉa hè thậm chí còn tràn lan xuống lòng đường; vẫn còn cảnh những ô tô, xe máy dừng, đỗ trên vỉa hè và dưới lòng đường; vẫn còn những bãi trông giữ xe trái nơi quy định. Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, sự hoành hoành của các quán trà chanh vẫn còn diễn ra là do những lý do sau: + Ngay trong Nghị định 34 của Chính phủ quy định xử phạt từ 20 đến 30 triệu đồng cho một lần vi phạm là chưa hợp lý: Trung tá Hoàng Đức Thọ, Trưởng Công an phường Hàng Trống cho biết: “Công an phường hai lần phát hiện, đề nghị UBND quận Hoàn Kiếm ra quyết định xử phạt hành chính, mức phạt 25 triệu đồng với các hộ kinh doanh nước giải khát (trong đó có trà chanh) lấn chiếm vỉa hè, lề đường phố Nhà Thờ song đến nay họ vẫn chưa thực hiện”. Bởi lẽ, kinh doanh trà chanh không cần đầu tư nhiều, chỉ vài chục bộ bàn ghế nhựa, vài chục chiếc đĩa và cốc nhựa cùng bộ đồ nghề pha chế. Thế nên khi cơ quan chức năng có xử phạt và thu giữ tang vật cũng chỉ là vài chục bộ bàn ghế nhựa, vài bộ ấm chén có giá trị chỉ khoảng trăm ngàn đồng. Trong khi đó, mức phạt cho hành vi chiếm dụng vỉa hè, lòng đường lại tới 25 triệu đồng nên người bị phạt sẵn sang đầu tư “dụng cụ hành nghề” mới chứ không dại gì nộp phạt. Theo đồng chí Thọ, để người bị xử phạt chấp hành nộp phạt, cơ quan chức năng cần phải có biện pháp cưỡng chế hành chính, rút giấy phép kinh doanh. Nhưng theo chúng tôi nếu làm vậy cũng không khả quan cho lắm bởi các quán nước vỉa hè ở đây đa phần được mở ra hết sức tự do mà không hề có giấy phép kinh doanh. + Thêm vào đó còn là sự khó khăn cho các cơ quan chức năng khi mà lực lượng tuần tra, thanh tra, kiểm soát trật tự đô thị còn mỏng và họ cũng không thể đi cả ngày từ sáng sớm đến đêm khuya để giám sát những quán trà chanh này được. Khi thấy bóng dáng của lực lượng chức năng thì các chủ quán lại nhanh tay dọn dẹp đồ nghề, khách hàng cũng nhanh chóng dắt xe đi mất, những tuần tra viên cùng lắm chỉ được một, hai cửa hàng thì các quán khác đã kịp dọn dẹp xong đồ nghề. Đến khi lực lượng tuần tra đi qua thì họ lại dọn dẹp đồ ra bán tiếp. Trưởng Phòng Cảnh sát trật tự thuộc Công an thành phố Hà Nội Hoàng Thanh Bình thừa nhận: “tình hình vi phạm tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường của thành phố đang bùng phát là do các lực lượng chức năng ở cơ sở chưa thường xuyên kiểm tra và lực lượng làm công việc này vốn đã mỏng lại không có đủ thẩm quyền để xử lý dứt điểm.” + Cũng phải kể đến nữa là ý thức của chính những khách hàng đến quán trà chanh. Mọi khách hàng đến đây đều biết lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán, đỗ xe là vi phạm quy định nhưng họ vẫn cứ thường xuyên tụ tập nhau tại đây để uống trà, hóng gió, buôn chuyện: Xuân Thịnh (Đội Cấn, Hà Nội) vẫn không quên hôm ngồi chưa kịp gọi đồ đã phải hai lần “chạy chỗ” từ sát lề đường dịch vào sát cửa, và cuối cùng, co cụm trong nhà. Hay như Bích Trâm (Học viện Báo chí và tuyên truyền) có hôm hẹn bạn vừa ngồi gọi được nước ra đã phải hứng ngay cảnh nháo nhác chạy công an. Lách nhách là thế, nhưng hôm sau lại vẫn "quán cũ ta ngồi". Thậm chí khi được tôi hỏi: “bạn không thấy phiền khi thỉnh thoảng uống trà lại gặp cảnh “chạy” công an à?” thì bạn trả lời “ Phiền gì? Thỉnh thoảng chạy thế mới vui, công an đến thì chui vào ngõ ngồi tí lại ra “chém” tiếp.” Với ý thức giữ gìn vệ sinh, giữ gìn an ninh trật tự như vậy của các bạn trẻ thì đến khi nào Nhà thờ lớn mới được trả lại vẻ đẹp yên bình như xưa? [...]... ở các quán trà chanh: (Những buổi chiều khách uống trà tấp nập) (khách hàng ngồi tràn lan lòng đường) Với những bức ảnh trên bạn sẽ có được cái nhìn trực diện hơn về bộ mặt Nhà thờ lớn hiện nay Không gian nơi đây vốn thoáng đãng, thanh bình mà giờ đây đang được thay bằng cái không khí đông đúc, ngột ngạt của các quán trà chanh Tiếp sau đây là hình ảnh về việc xả rác thải của những quán trà này: (Vỏ... hè rộng trên 2m thì cho chủ quán kinh doanh trên vỉa hè trong khoảng 1m chiều rộng sát với nhà của họ còn những đoạn đường nào có vỉa hè rộng dưới 2m ta mới nên cấm tiệt - Để khắc phục việc mất an ninh trật tự về đêm ở các quán trà chanh, các cơ quan có thẩm quyền nên đưa ra những quy định cụ thể giới hạn thời gian mở cửa những quán trà này Theo chúng tôi quy định thời gian mở hàng muộn nhất đến 23h... nhân làm cho tình trạng ùn tắc giao thông đang theo chiều hướng tiêu cực Và thực tế vấn đề ô nhiễm môi trường tại các hàng quán trà chanh quanh khu Nhà thờ lớn vẫn còn Tiếng ồn ào, chửi bới gây ảnh hưởng tới người dân vẫn còn đó….Mặc dù cơ quan quản lý và chức năng đã có những hành động thiết thực để giữ trật tự cho khu Nhà thờ, nhưng với những dẫn chứng ở trên vẫn còn là một dấu chẩm hỏi lớn cho những... kỳ khu vực nào gây ô nhiễm môi trường, làm cản trở giao thông, gây bất tiện cho cộng đồng; i) Nấu ăn, ngủ, nghỉ ở hè phố, lòng đường dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, hầm đường bộ, gầm cầu; cầu vượt, lối đi, chiếu nghỉ cầu thang nhà chung cư; nhà chờ xe buýt; nơi hoạt động văn hoá, giải trí, vui chơi công cộng làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan thành phố và trật tự an toàn xã hội trên địa... Chương II PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI BÁN HÀNG RONG Điều 3 Phạm vi về hàng hoá, dịch vụ kinh doanh của người bán rong Người bán hàng rong được phép kinh doanh các loại hàng hoá, dịch vụ trừ các loại hàng hoá, dịch vụ sau đây: a) Hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện theo phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP... nhiều chủ quán ở đây, quán trà chanh là miếng cơm manh áo, là cuộc sống của bản thân và cả gia đình họ Tuy nhiên vỉa hè là nơi giành cho người đi bộ, không phải giành cho người bán hàng Đây cũng là một điểm quan trọng cần sự giải quyết khéo léo và linh hoạt của các cơ quan có thẩm quyền Theo chúng tôi các cơ quan chức năng nên phân chia, dành ra một khoảng vỉa hè cho các quán trà chanh này hoạt động Ví... Theo chúng tôi quy định thời gian mở hàng muộn nhất đến 23h là hợp lý cho những hộ dân xung quanh lẫn các chủ quán trà vì sau 23h lượng khách ở các quán trà cũng không còn đông đúc nên việc đóng quán vào thời gian này không ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các chủ quán; và giờ này cũng là thời gian mà hầu hết mọi người ở Hà Nội bắt đầu đi ngủ - Còn về lực lượng giám sát còn đang mỏng, chúng ta nên thành... nào trên đường giao thông và nơi công cộng; lối ra vào lối thoát hiểm hoặc bất kỳ khu vực nào làm cản trở giao thông, gây bất tiện cho cộng đồng và làm mất mỹ quan chung 4 Người bán hàng rong chỉ được thực hiện việc mua, bán hàng hoá ở các khu vực, tuyến đường, phần vỉa hè đường bộ, ngõ hẻm được Uỷ ban nhân dân Thành phố, Uỷ ban nhân dân Quận, Huyện cho phép sử dụng tạm thời theo phân cấp quản lý 5 Người... định về thời gian được phép hoạt động bán hàng rong và biển cấm người bán hàng rong hoạt động thương mại tại các khu vực tuyến đường, địa điểm theo Điều 4 của Quy định này; c) Chỉ đạo các lực lượng thuộc ngành giải toả các tụ điểm buôn bán hàng rong sai quy định, gây ô nhiễm môi trường, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, những nơi công cộng, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền 3 Công an... bên liên quan (người bán và người mua ) Kết thúc bài thảo luận này, nhóm 1 hy vọng có thể góp một phần tiếng nói của mình vào công tác giữ gìn vệ sinh chung trong khu phố du lịch của Hà Nội Trên đây là toàn bộ ý kiến của nhóm 1 chúng em về các vấn đề liên quan đến tr à chanh Nhà thờ, do việc phân tích, đánh giá còn mang nhiều tính chủ quan, cá nhân Chúng em mong nhận được sự nhận xét, đánh giá khách quan . các quán trà chanh Trong những năm gần đây, các quán trà chanh Nhà Thờ đã trở thành điểm nóng thu hút một lượng lớn giới trẻ Hà Thành. Đối với những thanh thiếu niên thì các quán trà chanh được. các quán trà chanh khu vực Nhà Thờ gây nên, điều đầu tiên ta cần đề cập đến chính là vấn đề ách tắc giao thông. Vỉa hè trên những con phố xung quanh Nhà Thờ đang được các chủ quán trà chanh tận dụng. Nếu ai đã từng đến Hà Nội và có cơ hội được thưởng thức trà chanh trên những con phố quanh Nhà thờ lớn (phố Lý Quốc Sư, phố Nhà Thờ, phố Nhà Chung, phố Ấu Triệu) chắc không thể nào quên được. Cũng

Ngày đăng: 14/10/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w