1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án chuyên ngành Thuế TNDN lợi nhuận kế toán

35 314 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 202,5 KB

Nội dung

Chuẩn mực này là cơ sở để các doanh nghiệp hiểu và ứng xử phù hợp nhấtđối với các chênh lệch phát sinh giữa số liệu ghi nhận theo chính sách kế toán dodoanh nghiệp lựa chọn và số liệu th

Trang 1

MỤC LỤC

Trang DANH MỤC VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU 01

PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 02

1.1 Khái niệm, nguồn gốc và tác dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp 02

1.1.1 Khái niệm thuế TNDN 02

1.1.2 Nguồn gốc và tác dụng của thuế TNDN 02

1.2 Đối tượng nộp thuế và đối tượng không nộp thuế TNDN 03

1.2.1 Đối tượng nộp thuế TNDN 03

1.2.2 Đối tượng không nộp thuế TNDN 04

1.3 Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp 05

1.4 Phương pháp tính thuế TNDN 05

1.5 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 05

1.6 Kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế TNDN 06

1.6.1 Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh 06

1.6.2 Kê khai thuế TNDN 07

1.6.3 Nộp thuế TNDN 07

1.6.4 Quyết toán thuế TNDN 08

1.6.5 Nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thuế 09

1.7 Miễn, giảm thuế TNDN 10

1.7.1 Đối với doanh nghiệp trong nước mới thành lập 10

1.7.2 Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh 11

PHẦN II : PHÂN BIỆT LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ LỢI NHUẬN CHỊU THUẾ 12

2.1 Doanh thu chịu thuế và cách xác định 12

2.2 Chi phí kinh doanh và chi phí hợp lý ( chi phí thuế ) 14

2.3 Lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế 21

Trang 2

PHẦN III : NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP VỀ LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ LỢI

NHUẬN CHỊU THUẾ CỦA THUẾ TNDN 24

3.1 Nhận xét về lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế 24

3.2 Một số giải pháp về lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế 26

KẾT LUẬN 28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

-—&– -Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

NSNN Ngân sách nhà nướcTNCT Thu nhập chịu thuếTNDN Thuế thu nhập doanh

nghệpTSCĐ Tài sản cố địnhSXKD Sản xuất kinh doanh

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Ta biết rằng, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước và khinhiệm vụ, chức năng của Nhà nước càng lớn thì tất yếu phải đòi hỏi nguồn thu từthuế ngày càng tăng

Bên cạnh đó, thuế còn có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn sản xuất,tiêu dùng, điều chỉnh các cân đối lớn trong nền kinh tế – xã hội Thông qua thuthuế Nhà nước thực hiện kiểm kê, kiểm soát và quản lý kinh tế – xã hội, đồng thờiđiều tiết thu nhập, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bình đẳng về nghĩa vụđóng góp giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư

Ở các nước phát triển, Luật Kế toán là căn cứ để ban hành các chuẩn mực

kế toán Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, vào ngày 31/12/2001, Bộ Tài chính kýQuyết định số 149/2001/QĐ-BTC ban hành và công bố 04 chuẩn mực kế toán đầutiên của Việt Nam dựa trên cơ sở nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế

Trong 4 chuẩn mực kế toán này thì Chuẩn mực số 17 - Thuế thu nhậpdoanh nghiệp được Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định 20/2006/TT-BTCngày 15/02/2005 và thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫnchi tiết Chuẩn mực này là cơ sở để các doanh nghiệp hiểu và ứng xử phù hợp nhấtđối với các chênh lệch phát sinh giữa số liệu ghi nhận theo chính sách kế toán dodoanh nghiệp lựa chọn và số liệu theo quy định của các chính sách thuế hiện hành

về thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán Và đây cũng là nội dung nghiên cứucủa em

Nội dung đề án gồm ba phần:

Phần 1: Khái quát chung về thuế thu nhập doanh nghiệp

Phần 2: Phân biệt lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế

Phần 3:Nhận xét và giải pháp về lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế của thuếTNDN

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Hiếu Nhơn

Trang 5

PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH

NGHIỆP1.1 KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC VÀ TÁC DỤNG CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.

1.1.1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu tính trên phầnthu nhập chịu thuế phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) hànghóa, dịch vụ của doanh nghiệp

Thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từhoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định Tuy nhiên, cơ sởtính thuế TNDN không phải là toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp mà cơ sở tínhthuế là thu nhập chịu thuế (TNCT)

1.1.2 Nguồn gốc và tác dụng thuế thu nhập doanh nghiệp.

a Nguồn gốc: Thuế TNDN ra đời xuất phát từ yêu cầu đảm bảo nguồn tài

chính nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước

b Tác dụng:

- Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của Ngân sách nhà nước (NSNN)

Thuế TNDN ra đời xuất phát từ yêu cầu đảm bảo nguồn tài chính nhằm đáp

ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước Đến nay phạm vi áp dụng của thuế TNDN rấtrộng, bao gồm tất cả các cơ sở có hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ có thu nhậpchịu thuế Bên cạnh đó, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, các doanh nghiệp

ra đời ngày càng nhiều hơn, quy mô hoạt động được mở rộng cũng như hiệu quảkinh doanh ngày càng được nâng cao Chính vì vậy, nguồn thu từ thuế TNDNcũng tăng đáng kể và tích lũy lớn cho NSNN

- Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết các

hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân

Trang 6

Với chính sách ưu đãi về thuế suất, thuế TNDN góp phần định hướng cho các

doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu của quốc gia, những lĩnh vực Nhànước khuyến khích đầu tư, nhằm đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý Bên cạnh đó,thông qua chính sách ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệpmới thành lập từ một số dự án của Nhà nước, cũng góp phần khuyến khích đầu tư

và giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn khi khởi nghiệp Mặt khác, thôngqua hoàn thuế TNDN cho tái đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại ViệtNam, việc tính trừ các khoản chi phí hợp lý…cũng góp phần khuyến khích cácdoanh nghiệp đầu tư theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế, tạo điều kiện nâng cao lợi ích cho các doanh nghiệp

- Thuế TNDN thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập và đảm bảo

công bằng xã hội

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tếđều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trên cơ sở pháp luật Các doanhnghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanhnghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại cácdoanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận đượcthu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập Để hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước

sử dụng thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhậpcao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào Ngân sách nhànước được công bằng, hợp lý

1.2 ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ VÀ ĐỐI TƯỢNG KHÔNG NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.

1.2.1 Đối tượng nộp thuế TNDN:

Đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức, cá nhân có hoạt động SXKD hànghóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế

 Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp

thuế đối với TNCT phát sinh tại Việt Nam và TNCT phát sinh ngoài Việt Nam.Theo đó, đối tượng nộp thuế ở đây là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt

Trang 7

động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luậtđầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinhdoanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại và các văn bảnpháp luật khác.

 Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

 Cá nhân nước ngoài kinh doanh có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, khôngphân biệt là hoạt động kinh doanh được thực hiện tại Việt Nam hay ở nước ngoài  Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có hoạt động SXKD hànghóa, dịch vụ

 Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã

 Công ty ở nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tạiViệt Nam Cơ sở thường trú là cơ sở kinh doanh mà thông qua cơ sở này công ty ởnước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tạiViệt Nam mang lại thu nhập Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài chủ yếubao gồm các hình thức sau:

- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, xưởng sản xuất, kho giaonhận hàng hóa, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu hoặc khí đốt, địa điểm thăm

dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên hay các thiết bị phương tiện phục vụ choviệc thăm dò tài nguyên thiên nhiên

- Địa điểm xây dựng; công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; các hoạt độnggiám sát xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp

- Cơ sở cung cấp các dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua ngườilàm công cho mình hay một đối tượng khác

- Đại lý cho công ty ở nước ngoài

- Đại diện ở Việt Nam trong các trường hợp: có thẩm quyền ký kết cáchợp đồng đứng tên công ty ở nước ngoài hoặc không có thẩm quyền ký kết cáchợp đồng đứng tên công ty nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giaohàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam

Trang 8

Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theoquy định của Hiệp định đó.

 Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộpthuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam

 Các tổ chức khác có hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ phát sinh thu nhậpchịu thuế

1.2.2 Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN.

Đối tượng không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm hộ gia

đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sảnphẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; trừ hộ gia đình và cá nhân nôngdân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao

Việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhânnông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao từ sản phẩm trồng trọt, chănnuôi, nuôi trồng thủy sản sẽ có quy định riêng Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợpvới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản trình Chính phủ banhành quy định về việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với các đốitượng này

1.3 CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.

- Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất

- Doanh nghiệp đăng ký với cơ quan quản lý thu thuế việc lựa chọn kỳ tínhthuế là năm dương lịch hoặc năm tài chính

- Kỳ tính thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế

1.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHỆP.

- Theo quy định của Luật thuế TNDN thì thuế TNDN trong kỳ của doanhnghiệp được xác định bằng công thức:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loạithuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp

Trang 9

được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuếthu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanhnghiệp

- Các doanh nghiệp được Bộ Tài chính cho phép hạch toán kế toán bằngngoại tệ thì sử dụng đồng tiền hạch toán để tính số thuế thu nhập doanh nghiệpphải nộp Nếu nộp thuế bằng đồng Việt Nam thì quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷgiá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhànước Việt Nam công bố tại thời điểm nộp tiền

- Bộ Tài chính quy định chi tiết phương pháp tính thuế đối với trường hợp tổchức, cá nhân Việt Nam khấu trừ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay chodoanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định hướng dẫn thihành luật thuế TNDN của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 15/08/2008

1.5 THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.

 Thuế suất thuế TNDN thông thường là 25%

Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầukhí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50%

Tài nguyên quý hiếm khác bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram,antimoan, đá quý, đất hiếm

 Ngoài ra, còn một số trường hợp được hưởng mức thuế suất ưu đãi như sau:

- Thuế suất 20% trong thời gian 10 năm kể từ khi cơ sở kinh doanh mớithành lập từ dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với:

+ Hợp tác xã được thành lập tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn

có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn

+ Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnhvực thuộc danh mục được ưu đãi đầu tư

+ Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư tại địa bàn có điềukiện kinh tế - xã hội khó khăn

- Thuế suất 15% trong thời gian 12 năm kể từ khi cơ sở kinh doanh mớithành lập từ dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với:

Trang 10

+ Hợp tác xã được thành lập tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khókhăn.

+ Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề,lĩnh vực ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc danh mục địa bàn có điềukiện kinh tế - xã hội khó khăn

- Thuế suất 10% trong thời gian 15 năm kể từ khi cơ sở kinh doanh mớithành lập từ dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với:

+ Hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thựchiện tại địa bàn thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn + Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnhvực thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư

1.6 KÊ KHAI, NỘP THUẾ VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.

1.6.1 Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh:

- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy địnhcủa pháp luật

- Kê khai đầy đủ doanh thu, chi phí, thu nhập theo đúng chế độ do Bộ Tàichính quy định

- Nộp đầy đủ, đúng hạn tiền thuế, các khoản tiền phạt vào ngân sách nhànước theo thông báo của cơ quan thuế

- Cung cấp tài liệu, sổ kế toán, báo cáo kế toán, hóa đơn, chứng từ có liênquan đến việc tính thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế

- Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ theo giá trị thịtrường

1.6.2 Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp:

 Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai và nộp hồ sơ khai thuế TNDN tạmtính theo từng quý cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất vào ngày 30tháng tiếp theo của quý đó Riêng với thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượngbất động sản thì có thể kê khai theo từng quý hoặc từng lần chuyển nhượng

Trang 11

- Sử dụng tờ khai thuế TNDN tạm tính theo mẫu số 01A/TNDN hoặc01B/TNDN Việc sử dụng mẫu nào là tùy thuộc vào doanh nghiệp nhưng phảithống nhất sử dụng từ đầu.

+ Cơ sở lập tờ khai mẫu 01A/TNDN là doanh thu phát sinh trong kỳ, chi phíphát sinh trong kỳ, lợi nhuận phát sinh trong kỳ, TNCT và thu nhập tính thuế + Cơ sở lập tờ khai mẫu 01B/TNDN chỉ cần doanh thu phát sinh trong kỳ và

tỷ lệ TNCT trên doanh thu (%) Trong đó, tỷ lệ TNCT trên doanh thu do doanhnghiệp tự đưa ra , được sử dụng thống nhất cho cả năm và được xác định căn cứvào tờ khai quyết toán của năm trước đó:

- Sử dụng tờ khai thuế TNDN từ chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số02/TNDN kèm theo phụ lục theo mẫu số 01-1/TNDN đối với các doanh nghiệp kêkhai thuế TNDN từ chuyển nhượng bất động sản

1.6.3 Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:

- Cơ sở kinh doanh phải tạm nộp số thuế hàng quý theo bản tự kê khai hoặctheo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách Nhà nước.Thời hạn nộp thuế hàng quý chậm nhất là ngày cuối quý

Chính phủ quy định thủ tục nộp thuế đơn giản, thuận tiện, nâng cao ý thứctrách nhiệm của cơ sở kinh doanh trước pháp luật, đồng thời tăng cường công tácthanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan thuế, bảo đảm quản lý thuthuế chặt chẽ, có hiệu quả

- Việc xác định ngày nộp thuế của cơ sở kinh doanh được thực hiện như sau: + Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng chuyển khoản qua Ngân hàng, tổchức tín dụng khác thì ngày nộp thuế là ngày Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác kýnhận trên Giấy nộp tiền vào ngân sách

+ Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng tiền mặt thì ngày nộp thuế làngày Cơ quan Kho bạc nhận tiền thuế hoặc cơ quan thuế cấp Biên lai thuế

Tỷ lệ TNCT

trên doanh thu = TNCT Doanh thu

Trang 12

+ Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng

từ, nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế cùng thuế GTGT

- Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyếnhàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại ViệtNam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân chi trả thunhập có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định tínhtrên tổng số tiền chi trả và nộp vào ngân sách nhà nước cùng thời điểm chuyển trảtiền cho tổ chức, cá nhân nước ngoài

1.6.4 Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:

- Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan

thuế Quyết toán thuế phải thể hiện đúng, đầy đủ các khoản đây:

+ Doanh thu

+ Chi phí hợp lý

+ Thu nhập chịu thuế

+ Số thuế thu nhập phải nộp.

+ Số thuế thu nhập đã tạm nộp trong năm

+ Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngòai cho các khoản thu nhập nhậnđược từ nước ngoài

+ Số thuế thu nhập nộp thiếu hoặc nộp thừa

- Năm quyết toán thuế TNDN được tính theo năm dương lịch bắt đầu từngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm Nếu cơ sở kinh doanh đượcphép áp dụng năm tính thuế khác với năm tài chính trên đây thì được quyết toántheo năm tài chính đó

- Cơ sở kinh doanh phải nộp Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thuếcho cơ quan trực tiếp quản lý trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tàichính

Trang 13

- Đối với trường hợp sáp nhập, chia tách, giải thể, thời hạn nộp báo cáoquyết toán là 45 ngày kể từ ngày có quyết định sáp nhập, chia tách, giải thể của cơquan có thẩm quyền.

- Cơ sở kinh doanh phải nộp số thuế còn thiếu theo báo cáo quyết toán thuếtrong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quy định phải nộp báo cáo quyết toán cho cơquan thuế Nếu sau 10 ngày không nộp thuế thì ngoài việc nộp đủ số thuế cònthiếu còn phải nộp tiền phạt chậm nộp

- Hồ sơ quyết toán thuế TNDN gồm:

+ Sử dụng tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN và cácphụ lục (nếu có)

+ Báo cáo tài chính năm hoặc tại thời điểm chấm dứt hoạt động kinhdoanh, (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáolưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính)

+ Một số phụ lục kèm theo (Nghĩa vụ phải nộp NSNN, Bảng cân đối tàikhoản, )

1.6.5 Nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thuế:

- Hướng dẫn cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai thuế, nộp thuế theo đúng

quy định của Luật này

- Thông báo cho cơ sở kinh doanh về việc chậm nộp tờ khai, chậm nộp thuế

và quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế; nếu cơ sở kinh doanh không nộpđầy đủ số thuế, số tiền phạt theo đúng thông báo thì có quyền áp dụng biện pháp

xử lý quy định tại khoản 4 Điều 23 của Luật này để đảm bảo thu đủ số thuế, sốtiền phạt; nếu đã thực hiện biện pháp xử lý trên mà cơ sở kinh doanh vẫn khôngnộp đủ số thuế, số tiền phạt thi chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền

để xử lý theo quy định của pháp luật

- Kiểm tra, thanh tra việc kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sởkinh doanh, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật Trong trường hợpphát hiện giá mua, giá bán, chi phí kinh doanh và các yếu tố khác không hợp lý thì

Trang 14

cơ quan thuế có quyền xác định lại để bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế thu nhậpdoanh nghiệp.

- Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế

- Yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ

sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu ngân hàng, tổchức tín dụng khác và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu có liên quanđến việc tính thuế, nộp thuế

- Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượngkhác cung cấp theo chế độ quy định

1.7 MIỄN, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1.7.1 Đối với doanh nghiệp trong nước mới thành lập.

- Cơ sở SXKD trong nước mới thành lập được miễn thuế TNDN 2 năm đầu

kể từ khi có TNCT và 50% số thuế TNDN trong thời gian 2 năm tiếp theo Trườnghợp thành lập ở huyện thuộc vùng miền núi, hải đảo và vùng khó khăn khác thìthời gian giảm thuế được kéo dài thêm 2 năm

- Cơ sở SXKD mới thành lập thuộc lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi được đầu tưđược miễn thuế TNDN 2 năm đầu kể từ khi có TNCT và được giảm 50% số thuếTNDN phải nộp trong thời hạn 3 năm tiếp theo

- Cơ sở sản xuất mới thành lập thuộc lĩnh vực, ngành nghề được ưu đãi,được đầu tư ở những huyện vùng dân tộc thiểu số ở miền núi cao được miễn thuếTNDN trong thời hạn 4 năm đầu kể từ khi có TNCT và được giảm 50% số thuếTNDN phải nộp trong thời hạn 9 năm tiếp theo

- Cơ sở sản xuất mới thành lập thuộc lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi được đầu

tư ở những huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số ở miền núi và hải đảo được miễnthuế TNDN trong thời hạn 4 năm đầu kể từ khi có TNCT và được giảm 50% sốthuế TNDN phải nộp trong thời hạn 7 năm tiếp theo

- Cơ sở SXKD mới thành lập thuộc lĩnh vực, ngành nghề được ưu đãi đầu tư

ở những vùng khó khăn khác được miễn thuế TNDN trong thời hạn 3 năm kể từkhi có TNCT và được giảm 50% thuế TNDN phải nộp trong 5 năm tiếp theo

Trang 15

- Miễn thuế, giảm thuế đối với cơ sở sản xuất trong nước đầu tư xây dựng

mở rộng quy mô sản xuất

- Cơ sở sản xuất trong nước đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mởrộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lựcsản xuất, được miễn thuế TNDN cho phần thu nhập tăng thêm của năm đầu vàgiảm 50% số thuế TNDN phải nộp tăng thêm do đầu tư mới mang lại của 2 nămtiếp theo

Số thu nhập tăng thêm do đầu tư mới mang lại được xác định bằng chênh lệchgiữa TNCT của năm công trình đầu tư hoàn thành so với TNCT của năm trước khiđầu tư

- Cơ sở kinh doanh trong nước di chuyển đến miền núi, hải đảo và các vùngkhó khăn khác được miễn thuế TNDN trong 3 năm đầu kể từ khi có TNCT

1.7.2 Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.

- Các dự án được áp dụng mức thuế suất 20% trong thời hạn 10 năm kể từkhi hoạt động SXKD có lãi, được miễn thuế 1 năm đầu kể từ khi có TNCT vàđược giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 2 năm tiếp theo

- Các dự án được áp dụng mức thuế suất 15% trong thời hạn 12 năm kể từkhi hoạt động SXKD có lãi, được miễn thuế TNDN 2 năm đầu kể từ khi có TNCT

và được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 3 năm tiếp theo

- Các dự án được áp dụng mức thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm kể từkhi hoạt động SXKD có lãi, được miễn thuế TNDN 4 năm đầu kể từ khi có TNCT

và được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 4 năm tiếp theo

- Các dự án trồng rừng và các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng tại miền núi,hải đảo và các dự án khác đặc biệt khuyến khích đầu tư được miễn thuế TNDNtrong thời hạn 8 năm kể từ khi kinh doanh có lãi

Trang 16

PHẦN II PHÂN BIỆT LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ

LỢI NHUẬN CHỊU THUẾ

2.1 DOANH THU CHỊU THUẾ VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH.

TNCT là khoản thu nhập còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoảnchi phí hợp lý bao gồm: TNCT từ hoạt động SXKD trong nước cũng như ở nướcngoài và các khoản thu nhập khác TNCT được xác định theo năm dương lịch haynăm tài chính

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cungứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng,không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giátrị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu không có thuế giá trị giatăng Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giátrị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm

cả thuế giá trị gia tăng

- Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt độngbán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá,hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ

- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được quyđịnh cụ thể như sau:

+ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán theo phươngthức trả góp được xác định theo giá bán hàng hoá trả tiền một lần, không bao gồmtiền lãi trả chậm

+ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ dùng đểtrao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ được xác định theo giá bán của sản phẩm,

Trang 17

hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng,tiêu dùng nội bộ.

+ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động gia công hàng hóa

là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vậtliệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa

+ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản là

số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê Trường hợp bên thuê trả tiền thuêtrước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho sốnăm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần

Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm và chịu toàn bộ chiphí phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản thì doanh thu để tính thu nhập chịuthuế là toàn bộ số tiền cho thuê thu trước cho nhiều năm

- Đối với hoạt động tín dụng, cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay, tiền thuê

phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế;

- Đối với dịch vụ tài chính phái sinh là số tiền chênh lệch từ tổng các giaodịch đã thực hiện trong kỳ tính thuế

- Đối với hoạt động kinh doanh sân golf là tiền bán thẻ hội viên, bán véchơi gôn, các khoản thu tu bổ sân golf và dịch vụ khác thu được trong kỳ tínhthuế

- Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ số tiền được hưởng từ việc vậnchuyển hành khách, hành lý, hàng hoá Thời điểm xác định doanh thu để tính thunhập chịu thuế là thời điểm hoàn thành dịch vụ vận chuyển

- Đối với hoạt động bán điện, nước sạch là số tiền ghi trên hoá đơn giá trịgia tăng Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là ngày xácnhận chỉ số công tơ và ghi trên hoá đơn tính tiền

- Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm là số tiền phải thu

về phí bảo hiểm gốc, phí dịch vụ đại lý (giám định tổn thất, xét giải quyết bồithường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%); phí nhận táibảo hiểm; thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về kinh doanh bảo

Ngày đăng: 14/10/2014, 18:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w