Lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế

Một phần của tài liệu Đề án chuyên ngành Thuế TNDN lợi nhuận kế toán (Trang 26 - 35)

- Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.

- Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, cộng thu nhập khác nhận được từ các nguồn, kể cả thu nhập thu được ở nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp đang được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì thu nhập khác quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Luật thuế TNDN không được tính vào thu nhập của hoạt động được ưu đãi thuế.

- Cách xác định một số khoản thu nhập chịu thuế khác như sau:

+Thu nhập từ chuyển nhượng vốn bằng tổng giá trị thực tế theo giá thị trường mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng kể cả các khoản lợi nhuận chưa chia và các khoản lợi ích khác trừ giá vốn của phần vốn chuyển nhượng và trừ chi phí chuyển nhượng.

Giá vốn của phần vốn chuyển nhượng được xác định trên cơ sở sổ sách, chứng từ kế toán của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng vốn tại thời điểm chuyển nhượng vốn hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập. Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hoá đơn hợp lệ.

Trường hợp giao dịch không có đủ hồ sơ, chứng từ xác nhận giá chuyển nhượng, giá vốn và chi phí hoặc giá ghi trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

+ Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là giá thực tế bán chứng khoán theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán đối với chứng khoán có niêm yết và công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch.

Đối với các công ty không thuộc trường hợp nêu trên thì giá chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.

+ Thu nhập từ các hoạt động liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ bằng tổng số tiền thu được từ bán bản quyền, bán quyền sở hữu trí tuệ đó trừ đi giá vốn để có quyền sở hữu trí tuệ hoặc chi phí tạo ra quyền sở hữu trí tuệ, chi phí duy trì, nâng cấp, phát triển quyền sở hữu trí tuệ và các khoản chi khác được trừ liên quan. Giá vốn để có quyền sở hữu trí tuệ hoặc các chi phí tạo ra, phí duy trì phải nộp hằng năm, nâng cấp, phát triển quyền sở hữu trí tuệ chỉ được tính trừ một lần.

+ Thu nhập về cho thuê tài sản là số tiền thu được từ hoạt động cho thuê, cho thuê lại tài sản trừ các khoản chi đi thuê tài sản, chi phí khấu hao, duy trì, bảo dưỡng tài sản và các chi phí khác góp phần tạo ra và tương ứng với doanh thu .

+ Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản bằng toàn bộ số tiền chuyển nhượng, thanh lý tài sản thu được trừ giá trị còn lại trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến hoạt động này.

+ Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán hàng trả chậm bằng toàn bộ số tiền lãi thu được;

+ Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ, lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái bằng toàn bộ số tiền thu từ bán ngoại tệ hoặc số tiền thu được khi quy đổi trừ giá vốn ngoại tệ (không bao gồm lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh);

+ Các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài là tổng số thu nhập tính thuế trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài.

- Thu nhập được miễn thuế:

Thu nhập được miễn thuế được quy định tại Điều 4 của Luật thuế TNDN. Một số khoản thu nhập được miễn thuế được chi tiết như sau:

+Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm: Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng ; thu hoạch sản phẩm nông nghiệp; phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi.

+ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp.

Trường hợp số lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV bình quân trong năm thấp hơn30% thì phần thu nhập được miễn thuế xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa số lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV bình quân trên tổng số lao động bình quân trong năm.

Doanh nghiệp quy định tại khoản này phải có tổng số lao động bình quân trong năm là 100 người nếu hoạt động tại đô thị cấp 2 trở lên, 50 người đối với các địa bàn còn lại.

+ Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội:

Nếu hoạt động dạy nghề thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thì toàn bộ thu nhập từ hoạt động dạy nghề được miễn thuế.

Nếu hoạt động dạy nghề thực hiện tại địa bàn khác mà số học viên thuộc các đối tượng nêu tại khoản này chiếm từ 30% trở lên trong tổng số học viên thì toàn bộ thu nhập từ hoạt động dạy nghề được miễn thuế; trường hợp thấp hơn 30% thì phần thu nhập được miễn thuế xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa số học viên thuộc các đối tượng nêu tại khoản này trên tổng số học viên.

+ Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ

phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp được ưu đãi thuế.

+ Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam; trường hợp không sử dụng đúng mục đích thì khoản thu nhập này không được miễn thuế. Tổ chức nhận tài trợ phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thuế tính trên toàn bộ số tiền sử dụng không đúng mục đích.

Tổ chức nhận tài trợ nêu tại khoản này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, trong điều lệ có quy định việc thực hiện các hoạt động nêu trên và thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật.

PHẦN III

NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP VỀ LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ LỢI NHUẬN CHỊU THUẾ

3.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ LỢI NHUẬN CHỊU THUẾ.

Hiện nay khi kiểm tra quyết toán thuế thường phát sinh vấn đề: thu nhập chịu thuế do cơ quan thuế xác định thường lớn hơn lợi nhuận theo báo cáo quyết toán thuế tài chính của doanh nghiệp. Vấn đề này còn có sự nhìn nhận khác nhau. Một số tổ chức, cá nhân còn lúng túng trong hạch toán và xác định số liệu khi thực hiện quyết toán tài chính và quyết toán thuế, chưa quen với sự khác nhau này và đòi hỏi số liệu kế toán và thuế phải thống nhất với nhau. Vì sao có sự khác nhau này và có thể khắc phục được vấn đề này hay không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

TNCT = Doanh thu - Chi phí hợp lý + Thu nhập khác.

Còn theo chế độ tài chính doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành:

TNCT = Doanh thu - Chi phí kinh doanh + Thu nhập khác

Theo các quy định trên, đối với thu nhập khác không có sự khác nhau nhiều về nội dung, do đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp. Thực tế cho thấy sự khác biệt chủ yếu thường ở các chỉ tiêu doanh thu và chi phí, do các nguyên nhân sau:

Về doanh thu: Điều 4, Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ thì thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao sở hữu hàng hóa, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.

Theo chuẩn mực kế toán số 14 doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện, đó là: Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; doanh nghiệp

không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa; doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng và xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Do vậy các trường hợp điển hình dẫn đến doanh thu tính thu nhập chịu thuế bao gồm:

Một là: Các trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDN trong năm, nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán. Ví dụ, các trường hợp đã viết hóa đơn bán hàng nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán.

Hai là: Trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm; doanh thu trong năm ghi nhận theo kế toán là tổng số tiền cho thuê chia cho tổng số năm trả tiền trước, còn doanh thu để tính thuế TNDN cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai cách tính doanh thu phân bổ cho số năm trả tiền trước, hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.

Ba là: các khoản hàng hóa dịch vụ được trao đổi không được xác định là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của luật thuế TNDN.

Bốn là: Các khoản được giảm trừ doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (ví dụ các khoản chiết khấu được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không đủ chứng từ hợp pháp để giảm trừ doanh thu thuế tính thuế theo quy định của Luật thuế TNDN trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt).

Về chi phí thực tế: cho thấy sự khác nhau giữa chi phí hợp lý và chi phí kinh doanh chủ yếu ở một số khoản là chi phí thực tế của doanh nghiệp theo chế độ kế toán được hạch toán vào chi phí nhưng không được đưa vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế.Cụ thể:

Một là: Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) không đúng quy định, cụ thể cơ sở kinh doanh trích vượt mức khấu hao được tính vào chi phí theo các quy định tại chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ..

Hai là: Chi phí trả lãi tiền vay vượt mức kống chế cụ thể cơ sở kinh doanh vay vốn của các đối tượng không phải là ngân hàng và các tổ chức tín dụng với mức lãi suất cao hơn 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại có quan hệ thanh toán với cơ sở kinh doanh và vay vốn để góp vốn phát triển, vốn điều lệ.

Ba là: Các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt vi phạm hành chính và các khoản chi phí không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế đã tính vào chi phí.

Bốn là: Chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh, tiền thù lao trả cho sáng lập viên, công ty trách nhiệm hữu hạn kông trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh và tiền lương, tiền công không được tính vào chi phí hợp lý do vi phạm chế độ hợp đồng lao động.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ LỢI NHUẬN CHỊU THUẾ.

- Từ các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự khác biệt trên, Nhà nước ta có các biện pháp khắc phục từng bước thay đổi, hoàn thiện chế độ tài chính doanh nghiệp, chế độ hạch toán kế toán và chính sách thuế TNDN theo hướng thu hẹp dần sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp. Bên cạnh đó biện pháp cơ bản, lâu dài để giảm độ lệch trên là tất cả các hoạt động mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Bộ Tài chính đã có nhiều chính sách biện pháp để thúc đẩy việc sử dụng hóa đơn như: Chính sách thanh toán không dùng tiền mặt, bán hóa đơn lẻ và nhất là khuyến khích sử dụng hóa đơn tự in... Các doanh nghiệp cũng thấy rằng sử dụng hóa đơn trong mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không những sẽ làm cho việc xác định số thuế TNDN chính xác, phù hợp hơn với lợi nhuận thực tế mà còn là biện pháp làm lành mạnh

tình hình tài chính doanh nghiệp, giám sát được chi phí để hạ giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Từ 1/1/2009, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) chính thức hạ xuống còn 25%, theo Luật Thuế TNDN được Quốc hội thông qua ngày 3/06/2008. việc giảm thuế suất này sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, góp phần thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Mặc dù việc giảm thuế suất có thể ảnh hưởng phần nào đến nguồn thu trước mắt, nhưng sẽ khuyến khích đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước trong tương lai.

- Hoàn thiện nội dung Luật thuế TNDN

Việc ban hành và thực thi Luật thuế TNDN cần phải có sự tôn trọng các nguyên tắc và các chuẩn mực kế toán để đảm bảo cho việc thực hành kế toán nằm trong một hành lang pháp lý mà ở đó trách nhiệm và quyền lợi của người làm kế toán và của doanh nghiệp được xác định một cách cụ thể, rõ ràng, minh bạch và có tính công bằng. Đặc biệt là về xác định các khoản chi phí hợp lý để tính TNCT, bởi đây là nội dung quan trọng nhất trong việc xác định TNCT, qua đó xác định chính xác thuế TNDN phải nộp và có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường các biện pháp quản lý nhằm hạ thấp chi phí thực tế phát sinh, thực hiện tiết kiệm và hạ thấp giá thành sản phẩm.

- Cần có các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục quốc gia phải có trách nhiệm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn các chính sách thuế để mọi tổ chức, cá nhân hiểu rõ và tự giác chấp hành nghiêm về thuế theo quy định của pháp luật. Tôn vinh kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời lên án mạnh mẽ và kiên quyết các hành vi gian lận thuế. Bên cạnh đó, cần khuyến khích, mở rộng và đẩy mạnh hoạt động tư vấn, cung cấp dịch vụ về thuế, về kế toán giúp cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế hiểu rõ quy định của các luật thuế, làm tốt công tác kế toán để thực hiện được nghĩa vụ về trách nhiệm của mình.

KẾT LUẬN

Chuyên đề này được hoàn thành bởi sự cố gắng nghiên cứu học hỏi của bản thân em, đồng thời với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô. Xong do thời gian và kiến

Một phần của tài liệu Đề án chuyên ngành Thuế TNDN lợi nhuận kế toán (Trang 26 - 35)