sơ lược về xếp hạng các trường đại học

123 543 0
sơ lược về xếp hạng các trường đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Đức Nghĩa, người thầy đã tận tình định hướng, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Công nghệ thông tin và Viện đào tạo Sau đại học, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã giảng dạy, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan và bạn bè đã cổ vũ, động viên tôi trong suốt khóa học. Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2008 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5 DANH MỤC CÁC BẢNG 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 7 Chương 1: Tổng quan về các hệ thống xếp hạng 11 Các hệ thống xếp hạng quốc gia 11 1.1.1 Mỹ: Tin tức nước Mỹ và thế giới 11 1.1.2 Anh: Phụ trương giáo dục đại học của báo Times 14 1.1.3 Australia: Cẩm nang các trường đại học đạt chất lượng 17 1.1.4 Canada: Xếp hạng của Macleans 18 Các hệ thống xếp hạng quốc tế 19 1.1.5 Hệ thống xếp hạng quốc tế của SJTU 19 1.1.6 Hệ thống xếp hạng quốc tế của THES 20 1.1.7 Hệ thống xếp hạng Webometrics 22 Thực tiễn vấn đề xếp hạng tại Việt Nam 24 1.1.8 Bối cảnh kinh tế và xã hội 24 1.1.9 Thực tiễn vấn đề xếp hạng các trường đại học ở Việt Nam 26 1.1.10 Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục & Đào tạo - 2007 32 Kết chương 36 Chương 2: Các phương pháp xếp hạng 39 Phương pháp xếp hạng theo dữ liệu thống kê thu thập được 39 2.1.1 Phương pháp xếp hạng theo USNWR 39 2.1.2 Phương pháp xếp hạng theo THES 39 2.1.3 Phương pháp xếp hạng theo GUG 39 2.1.4 Phương pháp xếp hạng theo Macleans 39 2.1.5 Phương pháp xếp hạng theo SJTU 39 Phương pháp xếp hạng từ việc khai phá thông tin trên Web 39 2.1.6 Cơ sở của phương pháp 39 2.1.7 Mục đích của việc xếp hạng 42 2 2.1.8 Các chỉ tiêu về thiết kế và định lượng 44 2.1.9 Tập hợp và xử lý dữ liệu 47 2.1.10 Biểu diễn kết quả xếp hạng 48 Khai phá Web 49 2.1.11 Kiến trúc khai phá Web 51 2.1.12 Phân loại khai phá Web 53 2.1.13 Một số công dụng của khai phá Web 55 2.1.14 Một số kỹ thuật khai phá Web thông dụng 56 Kiến trúc trang Web 57 2.1.15 Cơ sở về HTML và HTTP 57 2.1.16 Cơ sở về crawling 58 2.1.17 Công nghệ crawler cỡ lớn 60 2.1.18 Tập hợp lại thành một Crawler 70 2.1.19 Tóm lược 71 Tìm kiếm trên Web và trích chọn thông tin 71 2.1.20 Truy vấn Bool và chỉ số nghịch đảo 71 2.1.21 Thứ hạng liên quan 78 2.1.22 Tìm kiếm tương đồng 89 Kết chương 92 Chương 3: Hiện trạng và đề xuất cải tổ website các trường đại học Việt Nam93 Hiện trạng website của các trường đại học Việt Nam 93 3.1.1 Về hình thức 95 3.1.2 Về nội dung 98 Thứ hạng các trường đại học Việt Nam theo Webometrics 101 Cải tổ website các trường ĐH Việt Nam để phản ánh đúng hiện trạng của trường 105 3.1.3 Đặt tên URL 107 3.1.4 Nội dung: tạo lập 108 3.1.5 Nội dung: Chuyển đổi 109 3.1.6 Kết nối với nhau 109 3.1.7 Ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh 110 3.1.8 Các file văn bản và đa phương tiện 110 3 3.1.9 Thiết kế thân thiện với công cụ tìm kiếm 110 3.1.10 Tính phổ biến và thống kê 111 3.1.11 Lưu trữ và duy trì 111 3.1.12 Tiêu chuẩn nâng cao chất lượng các site 111 Chương 4: Chương 4: Kết luận và hướng phát triển 112 Chương 5: Tài liệu tham khảo 113 Chương 6: Phụ lục 114 A - Các tiêu chí xếp hạng đại học tại Ka-dắc-tan 114 B - Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học (đề nghị) 120 4 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT USNWR Báo tin tức nước Mỹ và thế giới THES Phụ trương giáo dục của Anh GUG Cẩm nang các trường đại học chất lượng tại Canada SJTU Đại học Giao thông Thượng Hải ARWU Bảng xếp hạng học thuật các trường ĐH trên thế giới ĐH Đại học HN Hà Nội TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các chỉ tiêu xếp hạng của USNWR Bảng 1.2. Chỉ tiêu xếp hạng của THES – cấp quốc gia Bảng 1.3. Chỉ tiêu xếp hạng của GUG Bảng 1.4. Các chỉ tiêu xếp hạng của Macleans Bảng 1.5. Các chỉ tiêu xếp hạng của SJTU Bảng 1.6. Các chỉ tiêu xếp hạng của THES – bảng xếp hạng quốc tế Bảng 3.1. Thống kê lượng thông tin văn bản trên website một số trường đại học Bảng 3.2. Xếp hạng Đông Nam Á tháng 7 năm 2007 Bảng 3.3. Xếp hạng Đông Nam Á tháng 1 năm 2008 Bảng 3.4. Xếp hạng Đông Nam Á tháng 7 năm 2008 Bảng 3.5. Thay đổi về thứ hạng trên Webometrics của một số trường đại học 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Mối tương quan thuận giữa các bảng xếp hạng của SJTU, THES, Webometrics năm 2008 Hình 2.1. Quy trình phát hiện tri thức Hình 2.2. Phân loại khai phá Web Hình 2.3. Phân loại khai phá nội dung Web theo hướng tiếp cận dựa trên tác nhân. Hình 2.4. Sử dụng truy vấn header “If-modified-since” Hình 2.5. Một số site với các thông tin nhanh về thời gian gửi một thuộc tính Expires trong tiêu đề phản hồi Http. Hình 2.6. Hai dạng khác nhau của cấu trúc dữ liệu chỉ số nghịch đảo Hình 2.7. Cách thức các chỉ số được duy trì trong tập hợp động. Hình 3.1. Thứ hạng trên Alexa: NUS, ĐH Bách Khoa HN, ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM Hình 3.2. Giao diện trang chủ website của trường đại học Thương mại Hà nội Hình 3.3. Giao diện trang chủ website trường đại học An Giang Hình 3.4. Giao diện trang chủ website trường đại học Cần Thơ Hình 3.6. Một phần trang web giới thiệu mảng nghiên cứu khoa học của trường Đại học Khoa học tự nhiên TPHCM Hình 3.7. Kết quả tìm kiếm trên Google theo các sites 7 MỞ ĐẦU Nhiều người phương Tây khi đến nước ta đều ghi nhận một điều rằng chúng ta có một nguồn nội lực rất lớn chưa được khai thác, đó là: con người Việt Nam. Tiêu biểu cho nhận xét này, nhà báo Seth Mydans của tờ New York Times từng viết rằng nếu nguồn nội lực này được khai thác, Việt Nam sẽ làm cho các nước châu Á khác phải hổ thẹn. Điều đó có thể chưa chứng minh được ngay, nhưng sự có mặt của người Việt trên khắp thế giới, đã cho thấy một sự thật là: những người Việt, nếu có cơ hội công bằng cũng có thể - trong bất cứ lĩnh vực nào - đứng ngang hàng với bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Chúng ta có thể tìm hiểu nguồn lực con người Việt Nam hiện nay đang được xây dựng vun đắp như thế nào. Việc xây dựng nguồn lực chủ yếu là qua giáo dục, mà bộ phận điển hình là giáo dục đại học. Bản báo cáo năm 2006 của Ngân hàng Thế giới đã nhận định giáo dục Việt Nam đang có một khoảng cách khá xa so với các quốc gia trong vùng, bởi vì chỉ có 2% dân số có số năm đi học bằng hoặc hơn 13 năm, và Việt Nam cũng được xếp hạng chót trong vùng về số người trong độ tuổi 20-24 đang theo học đại học: chỉ 10%. Thêm vào đó (và quan trọng hơn nhiều) là “sự thất bại về cơ bản của hệ thống giáo dục nằm ở chỗ nó không đủ năng lực đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội cũng như khuyến khích tri thức và đổi mới”. Hiển nhiên là đang có sự khủng hoảng trong giáo dục đại học Việt Nam, do vậy nhu cầu thay đổi cũng đang trở thành cấp bách hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa và cạnh tranh để tồn tại, các trường đại học Việt Nam cần xác định mình đang ở đâu trong tương quan so sánh với các trường cùng loại trong nước, trong khu vực và trên thế giới, từ đó xác lập những cột mốc làm mục tiêu phát triển cho mỗi chặng đường. Vấn đề xếp hạng các trường đại học và xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế, 8 hay đại học đạt tầm quốc tế mới nổi lên trong mấy năm gần đây trong số những vấn đề về đổi mới hệ thống giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục. Sơ lược về lịch sử xếp hạng trường đại học Chất lượng giáo dục đại học được xem là đòn bẩy quan trọng vào bậc nhất để thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia, và là nguồn đầu tư mang lại lợi ích lớn nhất đối với từng cá nhân. Vì vậy, việc xếp hạng các trường đại học để xác định vị trí cao thấp của các trường hiện đang là một chủ đề nóng trong lãnh vực quản lý giáo dục đại học trên thế giới, mặc dù xét về mặt lịch sử, xếp hạng trường không phải là một việc làm mang tính hàn lâm. Bắt đầu từ giới truyền thông, chủ yếu từ nước Mỹ, các bảng xếp hạng trường đại học chỉ đơn thuần nhằm mục đích cung cấp những chỉ dẫn nhanh cho người tiêu dùng khi mua mọi loại dịch vụ, kể cả dịch vụ giáo dục (rượu vang hiệu nào ngon nhất, xe hơi nào chạy ít tốn xăng nhất, trường nào có dịch vụ cho sinh viên tốt nhất…). Tuy nhiên, tác động của các kết quả xếp hạng trường đại học đối với đông đảo độc giả khiến cho các nhà nghiên cứu trong lãnh vực giáo dục cảm thấy có trách nhiệm phải vào cuộc. Mục tiêu đầu tiên của giới khoa học là để tìm hiểu cơ sở khoa học của những kết quả này (vốn còn rất nhiều điều hạn chế), từ đó đưa ra những nhận định về giá trị (trong thời gian đầu chủ yếu mang tính phê phán) và đưa ra những biện pháp cần thực hiện để cải thiện chất lượng của các kết quả xếp hạng. Để minh họa cho những cải thiện có thể có khi thực hiện đánh giá theo những phương pháp tốt hơn, một số cơ sở nghiên cứu giáo dục đã tham gia thực hiện việc xếp hạng theo những cách làm mà theo lập luận của họ là có cơ sở khoa học, và vì thế, có giá trị tham khảo tốt hơn và công bằng hơn đối với các trường được xếp hạng. Sự tham gia của các nhà khoa học vào hoạt động xếp hạng trường đã giúp cho việc thực hiện xếp hạng ngày càng được cải 9 thiện và trở thành một nguồn thông tin tham khảo nhanh chóng và tương đối có ý nghĩa đối với tất cả các bên có liên quan – từ các sinh viên tiềm năng cần thông tin để chọn trường, đến các nhà tuyển dụng cần sử dụng sản phẩm giáo dục, cũng như các nhà lãnh đạo và quản lý các trường đại học để so sánh hiệu quả và chất lượng của mình với các trường tương tự. Song song với xu hướng ngày càng chấp nhận giá trị tham khảo của các kết quả xếp hạng trường đại học, vẫn còn không ít ý kiến – chủ yếu từ giới quản lý các trường đại học, một phần không nhỏ trong số này là những trường có hạng thấp hoặc không đạt được vị trí mà họ mong muốn – tiếp tục phê phán kịch liệt việc sử dụng kết quả xếp hạng để đánh giá chất lượng các trường. Lập luận của những người này thường xoay quanh những bất cập trong việc sử dụng các chỉ tiêu mang tính định lượng trong việc xếp hạng. Những lập luận chống lại việc xếp hạng trường của những người này không phải là không hợp lý, vì dù cho đã được cải thiện, thì việc xếp hạng một thực thể hết sức đa dạng và phức tạp như các trường đại học là điều hầu như không thể thực hiện được một cách hoàn hảo. Việc xếp hạng như một công cụ không tự nó mang lại lợi ích hay những điều nguy hại cho người sử dụng, mà quan trọng là nó được sử dụng như thế nào, hiệu quả của hệ thống xếp hạng phụ thuộc chủ yếu vào người sử dụng. Cũng như bất kỳ một công cụ nào khác, muốn sử dụng hiệu quả của việc xếp hạng thì người sử dụng ít nhất phải có những hiểu biết cơ bản về công cụ đó. Chúng ta sẽ khảo sát một số hệ thống xếp hạng các trường đại học trên thế giới, cụ thể là ở Hoa Kỳ, châu Âu, và châu Á, từ đó rút ra ý nghĩa của vấn đề xếp hạng và định hướng trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam. Tóm tắt nội dung luận văn 10 [...]... công chúng, những nhà lãnh đạo các quốc gia cũng như các nhà quản lý các trường đại học 1.1.6 Hệ thống xếp hạng quốc tế của THES Việc xếp hạng trường đại học quốc tế của THES (Times Higher 21 Education Supplement – Phụ trương báo Times) bắt đầu từ năm 2004; trước đó, THES chỉ xếp hạng các trường đại học của Anh Phát biểu tại hội thảo về Xếp hạng trường đại học tại trường Đại học Leiden (Hà Lan) vào tháng... người học về các trường đại học trong nước là một nhu cầu có thật Ngoài ra, trong một vài thập niên gần đây, việc xếp hạng cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn ở các nước châu Âu khác như Đức, Hà Lan Riêng tại châu Á, trừ hai hệ thống xếp hạng các trường đại học trên toàn thế giới sẽ được đề cập ở phần sau, thì việc xếp hạng các trường đại học vẫn chưa mấy phổ biến Dưới đây là một số hệ thống xếp hạng trường. .. tham nhũng 1.1.9 Thực tiễn vấn đề xếp hạng các trường đại học ở Việt Nam Tìm hiểu vị trí của đại học Việt Nam trong các bảng xếp hạng quốc tế, Việt Nam có thể được xem là chưa có tên trên bản đồ đại học thế giới Theo GS Bành Tiến Long, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Đại học Quốc gia Việt Nam được xếp hạng 62/65 các trường Đại học Châu Á, sau cả các Đại học nhỏ của Malaysia và Philippin... 10%) Mặc dù vậy, bảng xếp hạng của THES vẫn được xem là hệ thống xếp hạng trường đại học quốc tế có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến những nhà lãnh đạo các quốc gia cũng như các nhà quản lý các trường đại học, một phần là do uy tín của chính tờ báo Times và chính quốc gia thực hiện xếp hạng (nước Anh) 1.1.7 Hệ thống xếp hạng Webometrics Hệ thống xếp hạng Webometrics cho các trường đại học trên thế giới là... hạng các trường đại học độc lập đối với các bảng xếp hạng trên thế giới, với mục đích chủ yếu là để tìm hiểu xem khoảng cách hàn lâm giữa giáo dục đại học Trung Quốc và các trường đại học tầm cỡ quốc tế (world-class) của nước khác Bảng xếp hạng học thuật các trường đại học trên thế giới của SJTU, còn gọi là ARWU, lần đầu xuất hiện vào năm 2003 Để xếp hạng các trường, SJTU sử dụng 5 chỉ tiêu là chất... quan về các hệ thống xếp hạng Chương này tìm hiểu về các hệ thống xếp hạng quốc gia và quốc tế phổ biến trên thế giới Muốn sử dụng hiệu quả việc xếp hạng thì người sử dụng ít nhất phải có những hiểu biết cơ bản về công cụ đó, từ việc tìm hiểu các hệ thống xếp hạng kết hợp với thực tiễn xếp hạng các tổ chức giáo dục tại Việt Nam, tác giả sẽ đưa hướng xếp hạng thuận lợi cho việc thực hiện trong thực tế Các. .. viên Các hệ thống xếp hạng quốc tế 12% 12% 19% So với các hệ thống xếp hạng quốc gia, hệ thống xếp hạng quốc tế xuất hiện muộn hơn nhiều, chỉ trong vòng một thập niên trở lại đây Hai hệ thống được nhiều người biết đến nhất là Bảng xếp hạng học thuật các trường đại học trên thế giới (tiếng Anh là Academic Ranking of World Universities, viết tắt là ARWU) của Viện Giáo dục đại học thuộc trường Đại học. .. định trường nào là phù hợp với họ về mặt học thuật, xã hội, và tài chính (Morse và Flanigan 2002) [1] Để kiểm soát sự lộn xộn, trước hết họ chia các trường thành 4 loại dựa trên sự phân loại của Carnegie: đại học quốc gia, đại học khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, đại học vùng, đại học khoa học xã hội nhân văn vùng Các trường cấp vùng được chia thành 4 nhóm: Bắc, Nam, Trung Tây và Tây Việc xếp hạng. .. tắt là CSIC) của Tây Ban Nha Hệ thống này đưa ra thông tin xếp hạng của 4,000 trường đại học trên thế giới theo trang web mà trường đó công bố, được xây dựng với cơ sở dữ liệu là hơn 16,000 trường đại học 4,000 trường đại học thuộc top đầu được đưa ra trong bảng xếp hạng chính, ngoài ra còn có các bảng xếp hạng theo từng khu vực Hệ thống xếp hạng bắt đầu xuất hiện từ năm 2004, và được cập nhật một năm... thông tin chính: ý kiến của các học sinh tốt nghiệp trung học, những người thường đã cân nhắc rất nhiều trước khi quyết định chọn học tại một trường cụ thể nào đó, và ý kiến đánh giá của các nhà quản lý các trường đại học khác (không phải là trường được xếp hạng) Mục tiêu của việc xếp hạng các trường có thể rất khác nhau ở những nước khác nhau, cũng như đối với các loại trường khác nhau US News & World . giáo dục đại học của báo Times 14 1.1.3 Australia: Cẩm nang các trường đại học đạt chất lượng 17 1.1.4 Canada: Xếp hạng của Macleans 18 Các hệ thống xếp hạng quốc tế 19 1.1.5 Hệ thống xếp hạng quốc. Canada SJTU Đại học Giao thông Thượng Hải ARWU Bảng xếp hạng học thuật các trường ĐH trên thế giới ĐH Đại học HN Hà Nội TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các chỉ tiêu xếp hạng. tiêu xếp hạng của THES – cấp quốc gia Bảng 1.3. Chỉ tiêu xếp hạng của GUG Bảng 1.4. Các chỉ tiêu xếp hạng của Macleans Bảng 1.5. Các chỉ tiêu xếp hạng của SJTU Bảng 1.6. Các chỉ tiêu xếp hạng

Ngày đăng: 14/10/2014, 01:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1: Tổng quan về các hệ thống xếp hạng

    • 1.1.1 Mỹ: Tin tức nước Mỹ và thế giới

    • 1.1.2 Anh: Phụ trương giáo dục đại học của báo Times

    • 1.1.3 Australia: Cẩm nang các trường đại học đạt chất lượng

    • 1.1.4 Canada: Xếp hạng của Macleans

    • 1.1.5 Hệ thống xếp hạng quốc tế của SJTU

    • 1.1.6 Hệ thống xếp hạng quốc tế của THES

    • 1.1.7 Hệ thống xếp hạng Webometrics

    • 1.1.8 Bối cảnh kinh tế và xã hội 

    • 1.1.9 Thực tiễn vấn đề xếp hạng các trường đại học ở Việt Nam

    • 1.1.10 Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục & Đào tạo - 2007

    • Chương 2: Các phương pháp xếp hạng

      • 2.1.1 Phương pháp xếp hạng theo USNWR

      • 2.1.2 Phương pháp xếp hạng theo THES

      • 2.1.3 Phương pháp xếp hạng theo GUG

      • 2.1.4 Phương pháp xếp hạng theo Macleans

      • 2.1.5 Phương pháp xếp hạng theo SJTU

      • 2.1.6 Cơ sở của phương pháp

      • 2.1.7 Mục đích của việc xếp hạng

      • 2.1.8 Các chỉ tiêu về thiết kế và định lượng

      • 2.1.9 Tập hợp và xử lý dữ liệu

      • 2.1.10 Biểu diễn kết quả xếp hạng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan