Phương pháp xếp hạng theo USNWR

Một phần của tài liệu sơ lược về xếp hạng các trường đại học (Trang 39 - 123)

2.1.2 Phương pháp xếp hạng theo THES 2.1.3 Phương pháp xếp hạng theo GUG 2.1.4 Phương pháp xếp hạng theo Macleans 2.1.5 Phương pháp xếp hạng theo SJTU

Phương pháp xếp hạng từ việc khai phá thông tin trên Web

Mục tiêu ban đầu của Webometrics được thể hiện rõ ngay trong ý nghĩa của từ “webometrics” mà bất cứ ai biết tiếng Anh cũng có thể chiết tự ra thành “web” và “metrics”, tức là “đo lường trang web”, hoàn toàn tương tự với các từ“psychometrics” - đo lường tâm lý, “edumetrics” - đo lường (trong) giáo dục, “econometrics” - kinh tế lượng.

2.1.6 Cơ sở của phương pháp

Kết quả xếp hạng của Webometrics chính là sự mở rộng áp dụng phương pháp “đo lường trang web”, hay nói chính xác hơn là đo lường chỉ số tác động của trang web (WIF, từ viết tắt của cụm từ Web Impact Factor), phương pháp đánh giá chất lượng thông tin trên các trang web được sử dụng rộng rãi trong ngành học thông tin thư viện bắt đầu từ năm 1996, vào việc đánh giá trang web của các trường đại học. Việc đánh giá này tất nhiên là cần thiết, bởi theo lập luận của các tác giả của hệ thống xếp hạng Webometrics, trang web là một kênh thông tin rất quan trọng của các trường đại học và viện nghiên cứu trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay và cần được tất cả các đơn vị quan tâm.

Từ các thứ hạng mà Webometrics đưa ra có thể nhận định: những trường có vị trí cao là những trường có trang web tốt xét theo chỉ số tác động đối với cộng đồng. Nói cách khác, đây là những trang web cung cấp dồi dào

các thông tin khoa học, một việc hết sức đáng làm và có ý nghĩa rất quan trọng đối với một trường đại học, đặc biệt là các đại học nghiên cứu. Nếu làm tốt điều này (tức có trang web tốt), chắc chắn vị thế của một trường đại học đối với cộng đồng khoa học trong và ngoài nước sẽ ngày càng được nâng cao, tức cũng có nghĩa là vị trí xếp hạng của trường theo những tiêu chí chất lượng thường dùng như số lượng bài báo khoa học, sự đánh giá của các đồng nghiệp, uy tín của nhà trường đối với xã hội… sẽ dễ dàng đạt ở mức cao. Đây cũng là mục đích của các trường đại học Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập.

Theo đó, mục tiêu của Webometrics trước hết là nhằm “cổ vũ các trường đại học và các viện, trung tâm nghiên cứu công bố thông tin trên mạng Internet”. Và để phục vụ mục tiêu trên, các tác giả của Webometrics đã xây dựng một công thức để chấm điểm và xếp hạng trang web của các trường đại học với 4 chỉ số:

Kích thước (Size ), tính theo số lượng trang web xuất hiện dưới cùng một tên miền (domain) trên 4 công cụ tìm kiếm Google, Yahoo, Live Search và Exalead.

Khả năng nhận diện (Visibility ), tính theo số các đường dẫn từ bên ngoài đến các kết nối bên trong trên một tên miền.

Số lượng ‘file giàu’ (Rich File), tính theo số lượng các loại file doc, pdf, ps và ppt có thể truy xuất từ một tên miền.

Thư tịch nghiên cứu trên mạng (Scholar): tính theo số lượng các thư tịch khoa học (academic records), tức các bài báo, luận văn luận án, các ấn phẩm khoa học, cùng các trích dẫn (citations) trên một tên miền thông qua việc tìm kiếm với công cụ Google Scholar, là một dịch vụ mới của Google dành cho giới khoa học mà hiện nay vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm.

Tất cả các chỉ số nêu trên đều được tính toán một cách tự động để đưa ra các kết quả xếp hạng mà Webometrics đã công bố từ năm 2004 đến nay. Việc tính toán tự động này đã tạo ra hiệu suất cao và là ưu thế cơ bản của Webometrics so với 2 hệ thống xếp hạng quốc tế khác là THES (Times/QS) và ARWU (Shanghai).

Hệ thống xếp hạng Webometrics tuyệt đối tuân theo Nguyên lý Berlin về các tổ chức giáo dục đại học. Mục đích cao nhất là cổ vũ và chuẩn hóa các phương thức theo một tập các nguyên tắc chung được chấp thuận về các thực tiễn tốt.

Hệ thống xếp hạng Webometrics về thứ hạng các trường đại học trên thế giới theo trang Web là một sáng kiến của Cybermetrics Lab, một nhóm nghiên cứu thuộc Centro de Información y Documentación (viết tắt là: CINDOC), một thành viên của Hội đồng Nghiên cứu quốc gia (tiếng Anh là: National Research Council, viết tắt là CSIC), tổ chức nghiên cứu lớn nhất ở Tây Ban Nha.

Cybermetrics Lab quan tâm tới việc phân tích định lượng các nội dung trên Web, đặc biệt là phần có liên quan tới tiến trình xây dựng và các liên lạc, trao đổi tri thức khoa học.

Thứ hạng của Webometrics hướng tới việc cung cấp động lực để các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới xuất bản các tài liệu ngày càng nhiều và chất lượng trên Web, cho phép chúng khả dụng với các đồng sự và mọi người ở bất kỳ đâu.

Các chỉ tiêu Web được sử dụng làm cơ sở và được đặt trong mối tương quan với các chỉ tiêu truyền thống về khoa học và các chỉ tiêu tổng quát khác. Mục tiêu của việc xếp hạng là nhằm thuyết phục rằng liên lạc về học thuật, tầm quan trọng của các xuất bản trên mạng không những giúp phổ biến kiến

thức về khoa học mà còn có thể đo lường được hoạt động, hiệu quả và tầm ảnh hưởng của nghiên cứu khoa học.

2.1.7 Mục đích của việc xếp hạng

1. Đánh giá giáo dục cấp cao (quá trình, và đầu ra) trên Web. Các chỉ tiêu Web được cung cấp là phân tích tương đối theo các phát kiến đơn giản. Mục tiêu hiện tại của Webometrics là cổ vũ cho việc xuất bản trên web của các trường đại học, đánh giá sự quan tâm tới việc phổ biến điện tử của các tổ chức này và đấu tranh với sự chia rẽ về mặt học thuật đang tồn tại hiển nhiên trên thế giới. Tuy nhiên, ngay cả khi hệ thống xếp hạng không hướng tới việc đánh giá hiệu quả của các trường đại học đơn thuần theo trang Web hiển thị, thì thứ hạng của Webometrics cũng xác định được tầm hoạt động rộng hơn là theo các chỉ tiêu chỉ chú trọng vào phương diện nghiên cứu khoa học.

2. Mục đích xếp hạng và các nhóm mục tiêu. Thứ hạng theo Webometrics xác định dung lượng, sự hiện diện và khả năng ảnh hưởng của các trang Web mà các trường đại học xuất bản, đặc biệt nhấn mạnh là thông tin khoa học (các tài liệu tham khảo, báo cáo hội nghị, các bản trước khi in, nghiên cứu chuyên đề, luận văn, báo cáo…), nhưng cũng có quan tâm đến các tài liệu khác (chương trình giảng dạy, hội nghị chuyên đề, tài liệu hội thảo, thư viện điện tử, cơ sở dữ liệu, nội dung đa phương tiện, các trang cá nhân…) và thông tin tổng quan về trường, các khoa, các nhóm nghiên cứu, những người làm việc hoặc tham gia các khóa học.

Nhóm mục tiêu chính cho việc xác định thứ hạng là những người quản lý trường đại học. Nếu như hiệu quả trang Web của một trường là thấp so với thành tích nghiên cứu của họ, họ có thể xem lại các chính sách về trang Web, cải tiến cả về dung lượng và chất lượng cho ấn bản điện tử của trường mình.

rằng trong tương lai gần, thông tin trên web cũng quan trọng như là các chỉ tiêu khoa học và thông tin tổng hợp cho việc đánh giá hiệu quả khoa học của nhà nghiên cứu và các nhóm nghiên cứu.

Cuối cùng, các sinh viên tiềm năng không nên sử dụng dữ liệu này như là cẩm nang chọn trường, mặc dù các vị trí đầu cũng có nghĩa là các tổ chức trường học đó có chính sách khuyến khích công nghệ mới và có nhiều tài nguyên để tham khảo.

3. Tính đa dạng của các trường đại học: Nhiệm vụ và mục tiêu của các trường đại học. Xác định chất lượng cho các trường đại học định hướng nghiên cứu, thí dụ, là có khác biệt so với các trường chuyên nghiệp. Các trường được sắp xếp và những người thực hiện việc xếp hạng nên có mối liên hệ thường xuyên.

4. Nguồn thông tin và việc diễn giải cho các dữ liệu được cung cấp. Truy cập tới thông tin trên Web thường được thực hiện thông qua các công cụ tìm kiếm. Các công cụ trung gian này là miễn phí, phổ biến và rất mạnh ngay cả khi xét đến những thiếu sót của chúng (giới hạn về khả năng bao phủ và sự thiên lệch, thiếu các thông tin trong suốt, các chiến lược và bí mật thương mại, ứng xử bất quy tắc). Các công cụ tìm kiếm là chìa khóa cho việc xác định sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của website các trường đại học.

Có một số nguồn thông tin hữu ích cho mục đích của Webometrics: 4 công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo Search, Live (MSN) Search, Exalead) và cơ sở dữ liệu khoa học Google Schoolar. Chúng được sử dụng trong việc định thứ hạng của Webometrics.

5. Bối cảnh ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế, và lịch sử. Dự án hướng tới tầm cỡ toàn cầu, không phải chỉ phân tích một vài trăm tổ chức (các trường đại học đẳng cấp thế giới) mà là nhiều tổ chức nhất có thể. Yêu cầu duy nhất trong việc định thứ hạng toàn cầu này là có sự hiện diện về trang web tự trị

theo một tên miền web độc lập. Cách tiếp cận này cho phép một lượng rất lớn các trường đại học, các tổ chức có thể theo dõi được thứ hạng của mình và cả sự cải thiện về thứ hạng sau khi chấp nhận thông qua các chính sách, các sáng kiến cụ thể. Các trường đại học ở các nước đang phát triển có cơ hội biết chính xác được các ngưỡng chỉ tiêu đánh giá giới hạn của đội ngũ khoa học.

Các xu hướng xác định hiện tại của thứ hạng theo Webometrics bao gồm một: ngôn ngữ truyền thống (hơn một nửa số người sử dụng Internet là nói tiếng Anh), một nguyên tắc mới (công nghệ thay thế cho biomedicine hiện đang là chủ đề nóng). Vì trong hầu hết trường hợp, cơ sở hạ tầng (không gian web) và kết nối Internet đã tồn tại, các nhân tố kinh tế không được xem là giới hạn chính (ít nhất là với 3000 trường đại học hàng đầu).

2.1.8 Các chỉ tiêu về thiết kế và định lượng

6. Phương thức được sử dụng để tạo bảng xếp hạng. Đơn vị để phân tích là tên miền các trường đại học, vì thế chỉ có các trường và trung tâm nghiên cứu với tên miền web độc lập được nhận dạng. Nếu một trường đại học có nhiều hơn một tên miền, hai hoặc nhiều tên miền sẽ được sử dụng với các địa chỉ khác nhau. Khoảng 5-10% các trường không có trang web độc lập, hầu hết chúng nằm ở các nước đang phát triển. Danh mục của Webometrics không chỉ bao gồm các trường đại học mà còn cả các trung tâm giáo dục cấp cao theo đề nghị của UNESCO. Tên và địa chỉ được tập hợp từ cả các nguồn trong nước và quốc tế như sau:

Universities Worldwide univ.cc

All Universities around the World

www.bulter.nl/universities/

Braintrack University Index www.braintrack.com

Canadian Universities www.uwaterloo.ca/canu

UK Universities www.scit.wlv.ac.uk/ukinfo

US Universities www.utexas.edu/world/univ/state

diện của trang Web. Vì thế, cách tốt nhất là xây dựng thứ hạng kết hợp các nhóm chỉ tiêu làm thước đo cho các biểu hiện khác nhau. Web Impact Factor (WIF) - các tác nhân ảnh hưởng trên web - dựa trên phân tích liên kết bao gồm số liên kết inlink bên ngoài và số các trang trên website, theo tỉ lệ 1:1 giữa tính hiển thị và kích thước. Tỉ lệ này được sử dụng để xếp hạng nhưng còn có thêm hai chỉ tiêu cho thành phần kích thước: Số tài liệu được xác định bằng số file giàu thuộc tên miền đó, và số các xuất bản được tập hợp trong cơ sở dữ liệu của Google Schoolar. Khi chúng đã được xác định, có 4 chỉ tiêu được đưa ra một cách định lượng theo kết quả cung cấp bởi 4 công cụ tìm kiếm như sau:

Kích thước (S). Số các trang tìm được từ bốn công cụ: Google, Yahoo, Live Search và Exalead. Với mỗi công cụ, các kết quả được chuẩn hóa theo logarit về 1 đối với giá trị lớn nhất. Từ đó, với mỗi tên miền, kết quả cực đại và cực tiểu được loại trừ và mỗi tổ chức giáo dục được gán thứ hạng theo giá trị tổng hợp.

Sự hiện diện (V). Tổng số các liên kết từ bên ngoài tới trang web đó (inlink) theo một site có thể được chỉ rõ ràng bởi Yahoo Search, Live Search và Exalead. Với mỗi công cụ, các kết quả được chuẩn hóa theo logarit bằng 1 của giá trị lớn nhất và được kết hợp trong việc định thứ hạng.

Các file giàu (R). Sau khi xác định mối liên hệ về liên lạc học thuật và hoạt động xuất bản, xét theo các định dạng khác nhau, các dạng file sau được lựa chọn: Adobe Acrobat (.pdf), Adobe PostScript (.ps), Microsoft Word (.doc) and Microsoft Powerpoint (.ppt). Các dữ liệu này được trích bởi Google và trộn kết quả mỗi loại sau khi chuẩn hóa theo logarit với cùng cách thức như trên.

Thư tịch nghiên cứu (Sc). Google Scholar cung cấp số bài báo và các trích dẫn theo mỗi tên miền. Các kết quả từ cơ sở dữ liệu Scholar được biểu

diễn như là các bài báo, báo cáo và các dạng ấn bản khoa học khác.

Các thứ hạng được kết hợp theo biểu thức mà mỗi loại lại có trọng số riêng:

Webometrics Rank (position) =

4*RankV+2*RankS+1*RankR+1*RankSc

7. Liên quan và thẩm định các chỉ tiêu: Sự lựa chọn của các chỉ tiêu được thực hiện theo một số tiêu chuẩn, một số hướng tới chất lượng và sức mạnh về học thuật và tổ chức nhưng một số khác nhằm cổ động xuất bản trên Web và cho phép truy cập mở. Việc bao hàm tổng số các trang trong cách tính được dựa trên cơ sở công nhận một thị trường toàn cầu mới về thông tin học thuật. Một hiện diện trang web mạnh mẽ và chi tiết cung cấp mô tả chính xác cấu trúc và hoạt động của một trường đại học có thể thu hút giới sinh viên và nhà khoa học trên toàn thế giới. Số các liên kết từ bên ngoài tới trang web là đánh giá về hiện diện và ảnh hưởng của các tài liệu đã xuất bản, và mặc dù việc cải tiến các liên kết là rất đa dạng, ý nghĩa của nó cũng tương tự như là các trích dẫn về báo cáo khoa học. Sự thành công của việc tự lưu trữ và các sáng kiến trong việc kết hợp các bộ lưu trữ khác có thể được biểu diễn “thô” thông qua các file giàu và các dữ liệu từ các học giả. Số lượng lớn các tài liệu theo dạng pdf và doc được hiểu là trong đó không chỉ chứa các báo cáo về quản trị và hành chính mà còn có các tài liệu khoa học. Các file PostScript và Powerpoint thì rõ ràng là có liên quan đến các hoạt động về học thuật.

8. Xác định hiệu quả theo tham chiếu với các đầu vào khi có thể. Dữ liệu ở các đầu vào có liên quan khi chúng phản ánh các điều kiện tổng thể theo các thiết lập cho trước và khả dụng thường xuyên hơn. Đo lường các tác động cung cấp đánh giá chính xác hơn vị thế và / hoặc chất lượng của trường đại học hoặc các chương trình. Đưa ra một tương quan tốt hơn là việc của tương lai, còn hiện tại, bảng xếp hạng hướng tới sự quan tâm hơn tới các

chiến lược chưa hoàn hảo, các chính sách không thỏa đáng và các thực thi không tốt trong việc xuất bản web, trước khi cố gắng để có được một viễn cảnh toàn diện hơn.

9. Định lượng các chỉ tiêu khác: hướng phát triển hiện tại và tương lai. Các quy tắc hiện tại cho chỉ tiêu để xếp hạng được mô tả theo mô hình trọng số đã được kiểm tra và công bố trên các tạp chí khoa học. Nhiều nghiên cứu sẽ còn được thực hiện về chủ đề này, nhưng mục đích cuối cùng là phát triển một hệ thống bao gồm các dữ liệu định lượng thêm, đặc biệt là các chỉ tiêu dạng bibliometric và scientometric.

2.1.9 Tập hợp và xử lý dữ liệu

10. Các chuẩn mực đạo đức. Chúng ta xác định một số xu hướng trong

Một phần của tài liệu sơ lược về xếp hạng các trường đại học (Trang 39 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w