Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục & Đào tạ o 2007

Một phần của tài liệu sơ lược về xếp hạng các trường đại học (Trang 32 - 39)

tạo - 2007

Trong nỗ lực kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã ban hành bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đại học gồm 10 tiêu chuẩn với 40 tiêu chí. 10 tiêu chuẩn được chỉ rõ trong Bảng 1.8:

Bảng 1.8: Mười tiêu chuẩn giáo dục đại học – 2007

Mười tiêu chuẩn giáo dục đại học (theo Qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học 65/2007/QĐ-

BGDĐT)

1 Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học

2 Tổ chức và quản lý

3 Chương trình giáo dục

4 Hoạt động đào tạo

5 Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

6 Người học

công nghệ

8 Hoạt động hợp tác quốc tế

9 Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

10 Tài chính và quản lý tài chính

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2007

Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này liên quan đến quản lý hơn là chất lượng. Chẳng hạn như tiêu chuẩn về sứ mệnh chẳng có liên quan gì đến chất lượng đào tạo, vì thực sự, đây là những phát biểu mang tính quản lý. Thật vậy, những "tiêu chuẩn" như "sứ mệnh và mục tiêu của trường đại học", "tổ chức và quản lý", hay "tài chính và quản lý tài chính" không thể xem là chất lượng giáo dục đào tạo được, mà là những khía cạnh của quản lý đại học hay của bất cứ một doanh nghiệp nào. Bất cứ trường đại học nào cũng có thể viết thành một phát biểu mang tính sứ mệnh (statement of mission) rất dễ dàng, nhưng viết ra được câu đó, cố nhiên, không có nghĩa là trường đại học đó có "chất lượng". [2]

Ngoài ra, các tiêu chuẩn còn quá chung chung. Thật vậy, không có một tiêu chuẩn nào trong 10 tiêu chuẩn ban hành có thể xem là cụ thể. Thí dụ, trong tiêu chuẩn về “Chương trình giáo dục”, có đoạn viết "Chương trình giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên được thiết kế theo quy định, đảm bảo chất lượng đào tạo". Đây quả là một phát biểu khá… quanh co. Quy định đáng lẽ là phải nói về tiêu chuẩn chất lượng, nhưng lại không đề ra tiêu chuẩn cụ thể mà lại yêu cầu phải đảm bảo… chất lượng! [2]

Tìm hiểu về chất lượng giáo dục đại học là gì? Ta thấy chất lượng giáo dục đại học là một phạm trù rất khó định nghĩa và đo lường, bởi vì không/chưa có một định nghĩa nhất quán. Thật ra, ngay cả danh từ "chất lượng" (hay quality theo tiếng Anh) trong bối cảnh giáo dục đại học cũng đã mơ hồ. Theo các chuyên gia đầu ngành về chất lượng giáo dục [2], chất lượng có thể được nhìn nhận qua 5 khía cạnh:

 được ngầm hiểu là chuẩn mực cao (high standard);

 đề cập đến sự nhất quán trong thực thi một công tác không có sai

sót;

 là hoàn thành những mục tiêu đề ra trong kế hoạch của trường;

 là những đo lường phản ảnh những thành quả xứng đáng với đầu

tư;

 là một qui trình liên tục cho phép "khách hàng" (tức sinh viên) đánh giá sự hài lòng của họ khi theo học.

Từ việc nghiên cứu về đào tạo đại học qua đầu vào – quy trình – đầu ra, GS TS Nguyễn Văn Tuấn đã đề nghị các chỉ tiêu đánh giá chất lượng giáo dục đại học, như trong Bảng 1.9.

Bảng 1.9. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học (đề nghị)

Tiêu chí Tiêu chuẩn Thành phần sinh viên

1. Điểm trung bình của thí sinh ghi danh theo học tại đại học;

2. Điểm trung bình của thí sinh được tuyển vào đại học; 3. Phần trăm sinh viên nhận học bổng, sinh viên tài năng, từng chiếm giải quốc gia và quốc tế;

4. Phần trăm sinh viên từ tỉnh lẻ hay nông thôn, người dân tộc, hay xuất thân từ các gia đình khó khăn về kinh tế. Cơ sở

vật chất cho học tập

5. Phần trăm GV/GS toàn thời gian; 6. Phần trăm GV/GS có văn phòng riêng;

Các chỉ tiêu sau đây tính trên đầu người sinh viên: 7. Ngân sách được tài trợ từ Nhà nước;

8. Tổng chi tiêu hàng năm;

9. Tổng chi tiêu về dịch vụ (service); 10. Tổng chi tiêu về thư viện;

11. Số lượng bàn ghế;

12. Số lượng sách và tập chí khoa học; 13. Số lượng nhân viên dịch vụ và phụ trợ; 14. Số lượng máy tính;

15. Điểm truy cập internet. Giảng

viên / giáo sư (GV/GS)

16. Phần trăm GV/GS có học vị tiến sĩ;

17. Phần trăm GV/GS có khả năng hướng dẫn luận án thạc sĩ và tiến sĩ;

18. Phần trăm GV/GS có khả năng giảng bằng tiếng Anh;

19. Tỉ số sinh viên trên mỗi GV/GS;

20. Số course dạy tính trung bình trên mỗi GV/GS; 21. Lương bổng trung bình cho GV/GS;

22. Số lần liên lạc giữa GV/GS và sinh viên trong vòng một niên khóa;

Nghiên cứu khoa học

23.Phần trăm ngân sách nhà trường dành cho nghiên cứu khoa học;

24.Tài trợ được cấp cho các dự án nghiên cứu khoa học tính trên đầu người GV/GS;

25.Tỉ lệ thành công trong việc xin tài trợ cho các đề cương nghiên cứu;

26.Số lượng GV/GS tham gia nghiên cứu khoa học và có công trình công bố;

27.Số bài báo khoa học được công bố trên các tập san quốc tế tính trên mỗi GV/GS;

28.Số lần trích dẫn các bài báo khoa học từ trường trong vòng 2 năm qua tính trên mỗi GV/GS;

30. Số bằng khen cho GV/GS cấp quốc gia và quốc tế; 31. Số GV/GS được mời làm chủ tọa các hội nghị quốc gia và quốc tế;

32. Số lượng GV/GS có hợp tác nghiên cứu với đồng nghiệp nước ngoài;

33. Số nghiên cứu sinh nước ngoài theo học hay nghiên cứu tại trường;

Sinh viên tốt nghiệp

34. Tỉ lệ sinh viên bỏ lớp hay rời trường; 35. Tỉ lệ tốt nghiệp so với lúc ghi danh;

36. Phần trăm sinh viên tốt nghiệp có việc làm (hay tự lập doanh nghiệp) trong vòng 1 năm sau tốt nghiệp;

37. Phần trăm sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong các công ti nước ngoài;

38. Phần trăm sinh viên có bằng ngoại ngữ hay tiếng Anh;

39. Phần trăm sinh viên có bằng vi tính và thông thạo sử dụng máy tính;

40. Lương hay thu nhập trung bình sau khi tốt nghiệp 1 năm;

41. Sự hài lòng của các doanh nghiệp tuyển dụng; 42. Phần trăm sinh viên tốt nghiệp quay lại trường tiếp tục theo học thạc sĩ hay tiến sĩ;

43. Phần trăm sinh viên tốt nghiệp tiếp tục theo học sau đại học tại các trường khác.

Nguồn: ykhoa.net

Kết chương

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, các trường đại học Việt Nam cần xác định được vị trí của mình đang ở đâu so với trong nước và trên thế

giới, để có thể hoạch định mục tiêu cho mỗi giai đoạn, mỗi chặng đường. Các bảng xếp hạng là cách tiếp cận trực quan và dễ dàng nhất đối với mọi đối tượng có quan tâm đến giáo dục đại học. Vì đa số người học không có đủ thời gian và kiên nhẫn để nghiên cứu các báo cáo về chất lượng của các trường đại học dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Họ mong muốn được nhìn thấy một kết quả xếp hạng tương đối giữa các trường để có thể đưa ra sự lựa chọn.

Từ các hệ thống xếp hạng trên thế giới, ta thấy xếp hạng đại học theo số liệu thống kê lấy từ các trường – theo các tiêu chí cụ thể và hợp lý - có thể tạo ra được bảng xếp hạng có tính phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, lấy thông tin thống kê theo các tiêu chí hợp lý rồi xếp hạng hay kiểm định là công việc cần được đầu tư nhiều công sức (thí dụ, xếp hạng của SJTU cần tới 8 nhà nghiên cứu và 20 trợ lý), thời gian và tiền bạc (thí dụ, trung bình hàng năm 13 trường đại học Hà Lan tốn khoảng 1 triệu euro - khoảng 21,6 tỉ đồng VN - cho công tác kiểm định chất lượng đại học).

Trong thời đại ngày nay, trang Web các trường đại học là một kênh thông tin quan trọng, được xem là một phần bộ mặt của nhà trường: là nơi quảng bá thông tin mới nhất về trường tới những đối tượng quan tâm, và là kênh liên lạc ngày càng trở nên quan trọng với sinh viên hiện tại, sinh viên tiềm năng và cựu sinh viên… Một sinh viên / gia đình khi quyết định chọn trường đại học để đầu tư một khoảng thời gian và tiền bạc không nhỏ, sẽ dễ dàng có thể tìm kiếm và truy cập vào trang web của trường để có thêm thông tin hỗ trợ cho việc quyết định. Khi nước ta ngày càng trở nên hội nhập với thế giới, sự cạnh tranh để có được những sinh viên linh hoạt, năng động về mặt thông tin - những sinh viên sẽ hỗ trợ không nhỏ cho vị thế của nhà trường, hay để có được các khoản đầu tư vào nhà trường không phải chỉ đến từ các trường đại học/ cao đẳng trong nước mà còn từ các trường ở khắp nơi trên thế giới. Tự phát triển - khẳng định vị trí của mình, là cách duy nhất để các trường có thể tồn tại.

Với khả năng của công nghệ thông tin hiện đại, và sự công bố thông tin về các trường đại học trên trang Web của trường đại học đó, ta có thể dùng các công cụ khai phá Web để thu thập các thông tin phục vụ cho việc xếp hạng các trường đại học. Ban đầu ta có thể định hướng xếp hạng theo website với các hệ thống xếp hạng đã có sẵn. Sau khi các website các trường đại học Việt Nam đã phát triển rồi, và xây dựng được bộ tiêu chí cho chất lượng giáo dục đại học một cách tương đối phù hợp, ta có thể ứng dụng công nghệ khai phá trích chọn thông tin trên Web để xếp hạng các trường đại học.

Nhằm hỗ trợ các trường trong việc khẳng định vị trí của mình, ở phạm vi luận văn này, tôi xin trình bày các phương pháp để tăng thứ hạng của trang Web các trường đại học trên bảng xếp hạng quốc tế của Webometrics, tương đương với việc tăng ảnh hưởng của trang Web các trường đại học tới cộng đồng. Vì chỉ tiêu đó nằm trong mối tương quan thuận với vị thế của một trường đại học xét theo kết quả xếp hạng trường đại học dựa vào các yếu tố truyền thống. Hơn nữa, “thà được có mặt trong bảng xếp hạng với những tiêu chí chưa đạt còn hơn là không có tên trong danh sách xếp hạng” (Not to be listed at all is seen as worse than being listed with information that seems unsatisfactory) (Michael & Kretovics, 2005) [6], vì trong nền kinh tế mà giáo dục đại học dần trở thành thị trường, tìm cách để “sản phẩm” –dịch vụ giáo dục tiếp cận được với “khách hàng” – sinh viên là điều hết sức quan trọng. Kể cả khi cách xếp hạng là không hoàn hảo, thì nó cũng đưa ra được một số tiêu chí mà các trường có thể làm cơ sở so sánh và phấn đấu, mà nếu phấn đấu theo được các tiêu chí đó, các trường đại học có thể sẽ tiến được những bước dài trên con đường phát triển của mình.

Chương 2: Các phương pháp xếp hạng

Phương pháp xếp hạng theo dữ liệu thống kê thu thập được

Một phần của tài liệu sơ lược về xếp hạng các trường đại học (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w