Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 51 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
51
Dung lượng
5,7 MB
Nội dung
Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên hướng dẫn: PG.s Ts Nguyễn Linh Giang Lớp CNTT T4-K46 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, công nghệ thông tin đã có những bước phát triển mạnh mẽ theo cả chiều rộng và sâu. Máy tính điện tử không còn là một thứ phương tiện quý hiếm mà đang ngày càng trở thành một công cụ làm việc và giải trí thông dụng của con người, không chỉ ở công sở mà còn ngay cả trong gia đình. Đứng trước vai trò của thông tin hoạt động cạnh tranh gay gắt, các tổ chức và các doanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp để xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin của mình nhằm tin học hóa các hoạt động tác nghiệp của đơn vị. Hiện nay các công ty tin học hàng đầu thế giới không ngừng đầu tư và cải thiện các giải pháp cũng như các sản phẩm nhằm cho phép tiến hành thương mại hóa trên Internet. Thông qua các sản phẩm và công nghệ này, chúng ta dễ dàng nhận ra tầm quan trọng và tính tất yếu của thương mại điện tử(TMĐT). Với những thao tác đơn giản trên máy có nối mạng Internet bạn sẽ có tận tay những gì mình cần mà không phải mất nhiều thời gian. Bạn chỉ cần vào các trang dịch vụ thương mại điện tử, làm theo hướng dẫn và click vào những gì bạn cần. Các nhà dịch vụ sẽ mang đến tận nhà cho bạn. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều doanh nghiệp đang tiến hành thương mại hóa trên Internet nhưng do những khó khăn về cơ sở hạ tầng như viễn thông chưa phát triển mạnh, các dịch vụ thanh toán điện tử qua ngân hàng chưa phổ biến nên chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu sản phẩm và tiếp nhận đơn đặt hàng thông qua web. Với xu thế phát triển nhanh chóng, CNTT đã và đang đi vào mọi lĩnh vực của xã hội. Doanh nghiệp ngày càng ứng dụng sự phát triển này phục vụ cho mục đích của mình. Trong đó, việc quảng bá các sản phẩm của mình đang được các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng quan tâm. Với ý tưởng ứng dụng những kiến thức đã được đào tạo tại trường vào một bài toán cụ thể trong thực tế. Em chọn “Thiết kế Website bán hàng trực tuyến” làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình. Để thực hiện tốt để tài tốt nghiệp của mình em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Linh Giang đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo trong trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và trong khoa Công nghệ Thông tin đã tận tình giảng dạy, trang bị cho Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 1 Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên hướng dẫn: PG.s Ts Nguyễn Linh Giang Lớp CNTT T4-K46 em kiến thức trong quá trình học tập, tu dưỡng ở trường. Nhân đây em cũng xin tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, bạn bè đã giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Nội dung gồm các phần : Chương 1: Tổng quan và các loại hình thương mại điện tử Tổng quan vể thương mại điện tử: Giới thiệu vai trò của thương mại điện tử và tình hình thương mại điện tử tại Việt Nam, nêu lên nhu cầu thực tế và lý do thực hiện đề tài, đồng thời giới thiệu sơ lược về đề tài và mục tiêu phải đạt được. Các loại thương mại điện tử: Trình bày một số khái niệm trong thương mại điện tử, phân loại thương mại điện tử, nêu lên lợi ích và giới hạn của thương mại điện tử, và một số vấn đề cần lưu ý khi tham gia vào thương mại điện tử . Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống Phân tích: Mô tả hiện trạng và nhu cầu thực tế của công ty với việc thiết kế trang web. Kết quả của quá trình phân tích là các sơ đồ luồng dữ liệu các mức. Thiết kế hệ thống: Trình bày về thiết kế cơ sở dữ liệu và một số giao diện của trang web đã đạt được. Chương 3: Kết luận Trình bày các kết quả đạt được và hướng phát triển để website ngày càng hoàn thiện. Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 2 Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên hướng dẫn: PG.s Ts Nguyễn Linh Giang Lớp CNTT T4-K46 Chương 1: Tổng quan và giới thiệu về thương mại điện tử 1.1. Tổng quan 1.1.1. Vai trò thương mại điện tử Tuy mới phát triển mạnh mẽ khoảng 10 năm qua, nhưng Thương mại điện tử đã khẳng định được vị thế và xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện đại. Trước sức cạnh tranh mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, Internet và Thương mại điện tử đã mở ra một thị trường không biên giới khắp toàn cầu, tạo cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới để tiếp cận với bạn hàng khắp nơi trên thế giới. Thực sự thị trường kinh doanh điện tử đã tạo ra một sân chơi nơi các nhà cung cấp nhỏ có thể cạnh tranh tốt với những công ty lớn. Tuy nhiên, không phải mọi người bán đều muốn sự bình đẳng của sân chơi. Tham gia vào sân chơi này, các nhà cung cấp nhỏ có thể tăng được số lượng mặt hàng nhưng điều đó cũng có nghĩa là họ phải cạnh tranh khốc liệt về mặt giá cả. 1.1.2. Tình hình thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam Trên thế giới Theo báo cáo thương mại điện tử 2005 của UNCTAD, tốc độ tăng trưởng về số lượng người sử dụng Internet toàn cầu là 15,1%, thấp hơn so với 2 năm trước đó (26%). Tuy số người sử dụng Internet ngày càng tăng nhanh ở Châu Phi (56%), Đông Nam Á và SNG (74%) nhưng nhìn chung khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn rất lớn (chỉ 1,1% người dân Châu Phi truy cập được Internet năm 2003 so với 55,7% của dân cư Bắc Mỹ). Nhằm tận dụng triệt để tính năng của Internet, người sử dụng không chỉ cần có kết nối mà họ còn cần kết nối nhanh với chất lượng tốt. Trong một số ứng dụng kinh doanh điện tử, băng thông rộng đã trở thành một điều kiện không thể thiếu. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển không thể truy cập Internet băng rộng, họ khó có thể triển khai các chiến lược ICT nhằm cải thiện năng suất lao động trong những mảng tìm kiếm và duy trì khách hàng, kho vận và quản lý hàng tồn. Hiện nay, Mỹ chiếm hơn 80% tỷ lệ TMĐT toàn cầu, và tuy dung lượng này sẽ giảm dần, song Mỹ vẫn có khả năng lớn cho việc chiếm tới trên 70% tỷ lệ TMĐT toàn cầu trong 10-15 năm tới. Mặc dù một số nước châu Á như Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 3 Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên hướng dẫn: PG.s Ts Nguyễn Linh Giang Lớp CNTT T4-K46 Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) đã phát triển rất nhanh và rất hiệu quả, thương mại điện tử tử các nước khác ở châu lục này đều còn phát triển chậm. Khoảng cách ứng dụng thương mại điện tử giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn còn rất lớn. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và châu âu đã lên tới trên 80%. Phương thức kinh doanh B2B đang và sẽ chiếm ưu thế nổi trội so với B2C trong các giao dịch thương mại điện tử toàn cầu. Trong phương thức B2C, loại hình bán lẻ tổng hợp (siêu thị thương mại điện tử) dù chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số cửa hàng bán lẻ trực tuyến nhưng lại nắm giữ phần lớn giá trị giao dịch B2C trên thị trường ảo. Việc kết hợp cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các kênh phân phối truyền thống hiện vẫn là phương thức được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn. Ở Việt Nam Mặc dù chưa phải là thước đo trình độ triển khai ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp, nhưng số lượng và chất lượng các website kinh doanh cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam còn tương đối bỡ ngỡ với các phương thức tiến hành thương mại điện tử của thế giới. Khi việc kết nối hệ thống giữa các đối tác chiến lược để tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử trực tiếp ở Việt Nam hiện còn chưa phát triển, thì các website là kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến dịch vụ và tiến hành giao dịch thương mại điện tử cả theo hình thức B2B lẫn B2C. Do vậy, nếu một doanh nghiệp xây dựng và duy trì được một website hiệu quả để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, điều này đã nói lên một trình độ nhất định về triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp đó. Hàng năm, Vụ Thương mại điện tử – Bộ Thương mại đều tiến hành các hoạt động điều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam, đặc biệt là tình hình ứng dụng thương mại điện tử ở của các doanh nghiệp. Theo Báo cáo thương mại điện tử năm 2005, trong tổng số 504 doanh nghiệp được khảo sát thì có 46,2% doanh nghiệp đã thiết lập website. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều tập trung ở những thành phố hoặc khu công nghiệp trọng điểm của các tỉnh, nơi hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông tương đối tốt. Chiếm phần lớn (68,7%) trong những doanh nghiệp đã thiết lập website là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại - Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 4 Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên hướng dẫn: PG.s Ts Nguyễn Linh Giang Lớp CNTT T4-K46 dịch vụ. Số website của doanh nghiệp sản xuất mặc dù còn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn nhưng cũng đã nói lên sự quan tâm nhất định của những doanh nghiệp này đối với việc ứng dụng thương mại điện tử để tiếp thị cho sản phẩm của mình. Tính gộp cả khối doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, số lượng sản phẩm được giới thiệu trên các website cũng rất đa dạng. Nhìn vào cơ cấu hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên các website doanh nghiệp, có thể thấy nhóm hàng hóa phổ biến nhất hiện nay vẫn là thiết bị điện tử - viễn thông và hàng tiêu dùng. Do đặc thù của mặt hàng điện tử - viễn thông và đồ điện gia dụng là mức độ tiêu chuẩn hóa cao, với những thông số kỹ thuật cho phép người mua đánh giá và so sánh các sản phẩm mà không cần phải giám định trực quan, nhóm hàng này sẽ tiếp tục chiếm ưu thế khi thâm nhập các kênh tiếp thị trực tuyến trong vòng vài năm tới. Về lĩnh vực dịch vụ, dẫn đầu về mức độ ứng dụng thương mại điện tử hiện nay là các công ty du lịch, điều này cũng phù hợp với tính chất hội nhập cao và phạm vi thị trường mang tính quốc tế của dịch vụ này. So với năm 2004, năm 2005 có một loại hình dịch vụ mới nổi lên như lĩnh vực ứng dụng mạnh thương mại điện tử là dịch vụ vận tải giao nhận, với rất nhiều website công phu và có nhiều tính năng tương tác với khách hàng. Có tới 87,6% số doanh nghiệp có website cho biết đối tượng họ hướng tới khi thiết lập website là các tổ chức và doanh nghiệp khác, trong khi 65,7% doanh nghiệp chú trọng tới đối tượng người tiêu dùng. Như vậy, phương thức giao dịch B2B sẽ là lựa chọn chiếm ưu thế đối với doanh nghiệp khi triển khai ứng dụng thương mại điện tử một cách chuyên nghiệp hơn trong tương lai. Một trong những tiêu chí giúp đánh giá chất lượng và tính chuyên nghiệp của một website là tần suất cập nhật thông tin trên đó, nói cách khác là sự đầu tư công sức và thời gian của doanh nghiệp để nuôi sống website. Hơn một nửa số doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ chỉ cập nhật thông tin trên website một tháng một lần hoặc ít hơn. Chưa đến 30% doanh nghiệp coi việc rà soát website là công việc hàng ngày. Sự bê trễ này cũng là điều dễ hiểu khi nhìn vào thực trạng chỉ khoảng 30% số website có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử. Kết hợp lại, các thống kê trên cho thấy doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhìn nhận đúng mức về vai trò của trang web như một kênh giao tiếp và tương tác thường xuyên với khách hàng, do đó chưa có sự đầu Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 5 Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên hướng dẫn: PG.s Ts Nguyễn Linh Giang Lớp CNTT T4-K46 tư đúng mức về nguồn lực cũng như thời gian để xây dựng, duy trì và khai thác website một cách thật hiệu quả. Phân tích sâu hơn mô hình quản lý website của các doanh nghiệp còn cho thấy 56,2% số doanh nghiệp tự quản trị website của mình và 43,8% ký hợp đồng với một nhà cung cấp dịch vụ web để làm việc này. Đây cũng là một trong những lý do giải thích cho việc thông tin và tính năng giao tiếp của các trang web còn nghèo nàn. Bởi lẽ, để có thể cập nhật thông tin và duy trì quan hệ giao tiếp với khách hàng một cách thường xuyên, doanh nghiệp cần phải là người chủ động nắm quyền quản trị website. Khi giao phần việc này vào tay một công ty dịch vụ bên ngoài, doanh nghiệp đã vô hình chung bỏ đi chức năng tương tác với khách hàng của website và biến nó thành một công cụ quảng cáo thuần túy. Với những doanh nghiệp tự đảm nhận công tác quản trị website thì để làm việc này một cách thật sự chuyên nghiệp cũng là thách thức lớn trong bối cảnh hiện vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp bố trí được cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin. Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2005 đã cao hơn năm trước, nhưng tính năng thương mại điện tử của các website thì vẫn chưa được cải thiện. Phần lớn website vẫn chỉ dừng ở mức giới thiệu những thông tin chung nhất về công ty và sản phẩm, dịch vụ, với giao diện đơn giản và các tính năng kỹ thuật còn rất sơ khai. Kết quả điều tra những doanh nghiệp đã lập website cho thấy 99,6% số website có cung cấp thông tin giới thiệu doanh nghiệp, 93,1% đưa thông tin giới thiệu sản phẩm, trong khi chỉ 32,8% bước đầu có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử như cho phép hỏi hàng hoặc gửi yêu cầu, một số ít cho phép đặt hàng trực tuyến. Trong số những website có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử này, 82% thuộc về các công ty kinh doanh dịch vụ, trên các lĩnh vực du lịch, vận tải giao nhận, quảng cáo, thương mại, v.v Về mức độ đầu tư, kết quả khảo sát những doanh nghiệp đã thiết lập website cho thấy đầu tư về ứng dụng thương mại điện tử chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng chi phí hoạt động thường niên. Trên 80% doanh nghiệp cho biết họ dành không đến 5% chi phí hoạt động cho việc triển khai thương mại điện tử, bao gồm cả việc mua các phần mềm thương mại điện tử, duy trì bảo dưỡng website và phân bổ nguồn nhân lực cho những hoạt động này. Chỉ có khoảng 14% doanh nghiệp chọn mức đầu tư 5-15% Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 6 Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên hướng dẫn: PG.s Ts Nguyễn Linh Giang Lớp CNTT T4-K46 và một tỷ lệ rất nhỏ (3,6%) đầu tư thật sự quy mô cho thương mại điện tử, ở mức trên 15%. Trong tương quan với tỷ lệ đầu tư, mức đóng góp của thương mại điện tử cho việc tạo doanh thu mặc dù chưa thực sự nổi bật nhưng cũng rất đáng khả quan. Gần 30% doanh nghiệp được hỏi đánh giá mức đóng góp này ở vào khoảng từ 5% - 15%, và 7,5% còn tỏ ra lạc quan hơn nữa khi cho rằng ứng dụng thương mại điện tử đã đem lại cho họ trên 15% nguồn doanh thu của năm. So với kết quả điều tra năm 2004, có thể thấy năm 2005 doanh nghiệp tỏ ra thận trọng hơn khi phân bổ vốn đầu tư cho các ứng dụng triển khai thương mại điện tử, nhưng hiệu quả thực tế do đầu tư này mang lại cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng và được doanh nghiệp nhìn nhận tương đối khả quan. Một bằng chứng nữa cho nhận định này là việc 37,2% doanh nghiệp được hỏi cho rằng doanh thu từ kênh tiếp thị thương mại điện tử sẽ tăng trong những năm tới, 61,5% cho rằng không thay đổi, và chỉ 1,3% nghiêng về chiều hướng giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp cho doanh thu mới chỉ là một trong những tác dụng mà việc triển khai thương mại điện tử có thể đem lại. Ngoài yếu tố định lượng này, còn rất nhiều yếu tố định tính khác để đánh giá hiệu quả của ứng dụng thương mại điện tử nói chung và website nói riêng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Khi được yêu cầu cho điểm một số tác dụng của website theo thang điểm từ 0 đến 4, trong đó 4 là mức hiệu quả cao nhất, đa số doanh nghiệp cho điểm rất cao tác dụng "Xây dựng hình ảnh công ty" và "Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có". Đánh giá này cho thấy doanh nghiệp đã nhận thức rõ vai trò của website như một công cụ quảng bá và mở rộng thị trường. Nhưng mặt khác, việc hai tác dụng "tăng doanh số" và "tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp" được xếp cuối bảng với điểm bình quân chưa đến 2 cũng cho thấy hiệu quả bằng tiền mà ứng dụng thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp vẫn chưa thực sự nổi bật. Nhìn vào một số nguyên nhân lý giải cho việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, trở ngại về nhận thức xã hội được các doanh nghiệp xếp lên đầu bảng với số điểm bình quân đạt trên 3,3. Theo khá sát là các trở ngại về hệ thống thanh toán (3,27), môi trường pháp lý và tập quán kinh doanh (3,11). Trở ngại về hạ tầng công nghệ thông tin - viễn thông, mặc dù vẫn có điểm số Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 7 Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên hướng dẫn: PG.s Ts Nguyễn Linh Giang Lớp CNTT T4-K46 khá cao (2,8) nhưng đã tụt xuống cuối danh sách các vấn đề đáng quan ngại đối với doanh nghiệp khi triển khai ứng dụng thương mại điện tử. 1.1.3. Lý do thực hiện đề tài Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao trình độ quản lý, trình độ kinh doanh và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật. Vì vậy, phát triển thương mại điện tử là vấn đề cần được quan tâm. Muốn vậy, chúng ta cần phải nắm rõ tình hình thương mại địên tử của các nước trên thế giới. Từ đó, áp dụng sao cho phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở đó,em quyết định tìm hiểu lý thuyết về thương mại điện tử và xây dựng website bán hàng trực tuyến trên mạng phù hợp với tình hình trong nước. 1.1.4. Mục tiêu đề ra Về mặt lý thuyết: - Nắm được cơ sở lý thuyết chung về thương mại điện tử và các vấn đề trong thương mại điện tử. - Tìm hiểu các website thương mại của thế giới để nắm được cách thức họat động và những yêu cầu cần thiết đối với ứng dụng thương mại điện tử. Về mặt ứng dụng: - Xây dựng cơ sở dữ liệu đáp ứng cho việc lưu trữ tất cả các loại mặt hàng. - Dựa vào việc tìm hiểu tình hình thương mại điện tử tại Việt Nam, xây dựng nên ứng dụng thích hợp với nền kinh tế đất nước, hỗ trợ tốt cho các doanh nghịêp cũng như khách hàng. 1.2. Các mô hình thương mại điện tử Tùy thuộc vào đối tác kinh doanh người ta gọi đó là thị trường B2B, B2C, C2B hay C2C. Thị trường mở là những thị trường mà tất cả mọi người có thể đăng ký và tham gia. Tại một thị trường đóng chỉ có một số thành viên nhất định được mời hay cho phép tham gia. Một thị trường ngang tập trung vào một quy trình kinh doanh riêng lẻ nhất định, thí dụ như cung cấp: nhiều doanh nghiệp có thể từ các ngành khác nhau tham gia như là người mua và liên hệ với một nhóm nhà cung cấp. Ngược lại, thị trường dọc mô phỏng nhiều quy trình kinh doanh khác nhau của một ngành duy nhất hay một nhóm người dùng duy nhất. Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 8 Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên hướng dẫn: PG.s Ts Nguyễn Linh Giang Lớp CNTT T4-K46 Sau khi làn sóng lạc quan về thương mại điện tử của những năm 1990 qua đi, thời gian mà đã xuất hiện nhiều thị trường điện tử, người ta cho rằng sau một quá trình tập trung chỉ có một số ít thị trường lớn là sẽ tiếp tục tồn tại. Thế nhưng bên cạnh đó là ngày càng nhiều những thị trường chuyên môn nhỏ. Ngày nay tình hình đã khác hẳn đi: công nghệ để thực hiện một thị trường điện tử đã rẻ đi rất nhiều. Thêm vào đó là xu hướng kết nối nhiều thông tin chào hàng khác nhau thông qua các giao diện lập trình ứng dụng để thành lập một thị trường chung có mật độ chào hàng cao. Ngoài ra các thị trường độc lập trước đây còn được tích hợp ngày càng nhiều bằng các giải pháp phần mềm cho một cổng Web toàn diện. Mô hình B2C Thương mại điện tử B2C hay là thương mại giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng, liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá thực (hữu hình như là sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm thông tin (hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá, như phần mềm, sách điện tử) và các hàng hoá thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử. Đơn giản hơn chúng ta có thể hiểu :Thương mại điện tử B2C là việc một doanh nghiệp dựa trên mạng internet để trao đổi các hàng hóa dịch vụ do mình tạo ra hoặc do mình phân phối.Các trang web khá thành công với hình thức này trên thế giới phải kể đến Amazon.com,Drugstore.com, Beyond.com. Tại Việt Nam hình thức buôn bán này đang rất "ảm đạm" vì nhiều lý do nhưng lý do chủ quan nhất là ý thức của các doanh nghiệp, họ không quan tâm, không để ý và tệ nhất là không chăm sóc nổi website cho chính doanh nghiệp mình. Chi phí để lập và duy trì một website là rất ít và không tốn kém với một cá nhân chứ chưa kể đến một doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam nếu vẫn trì trệ trong việc cập nhật công nghệ thì sẽ sớm bị các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp nước ngoài chiếm mất thị trường béo bở 80 triệu dân với 40% là giới trẻ. Mô hình B2B Thương mại điện tử B2B được định nghĩa đơn giản là thương mại điện tử giữa các công ty. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty với nhau. Khoảng 80% thương mại điện tử theo loại hình này và phần lớn các chuyên gia dự đoán rằng thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C. Thị Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 9 Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên hướng dẫn: PG.s Ts Nguyễn Linh Giang Lớp CNTT T4-K46 trường B2B có hai thành phần chủ yếu: hạ tầng ảo và thị trường ảo. Hạ tầng ảo là cấu trúc của B2B chủ yếu bao gồm những vấn đề sau: - Hậu cần - Vận tải, nhà kho và phân phối. - Cung cấp các dịch vụ ứng dụng - tiến hành, máy chủ và quản lý phần mềm trọn gói từ một trung tâm hỗ trợ (ví dụ Oracle và Linkshare). - Các nguồn chức năng từ bên ngoài trong chu trình thương mại điện tử như máy chủ trang web, bảo mật và giải pháp chăm sóc khách hàng. - Các phần mềm giải pháp đấu giá cho việc điều hành và duy trì các hình thức đấu giá trên Internet. - Phần mềm quản lý nội dung cho việc hỗ trợ quản lý và đưa ra nội dung trang Web cho phép thương mại dựa trên Web. - Phần lớn các ứng dụng B2B là trong lĩnh vực quản lý cung ứng (Đặc biệt chu trình đặt hàng mua hàng), quản lý kho hàng (Chu trình quản lý đặt hàng gửi hàng-vận đơn), quản lý phân phối (đặc biệt trong việc chuyển gia các chứng từ gửi hàng) và quản lý thanh toán (ví dụ hệ thống thanh toán điện tử hay EPS) - Thị trường mạng được định nghĩa đơn giản là những trang web nơi mà người mua người bán trao đổi qua lại với nhau và thực hiện giao dịch. - Qua hai nội dung trên chúng ta có thể đưa ra vài nét tổng quan về các doanh nghiệp B2B: + Là những nhà cung cấp hạ tầng trên mạng internet cho các doanh nghiệp khác như máy chủ, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng. + Là các doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp trên mạng internet như cung cấp máy chủ, hosting (Dữ liệu trên mạng), tên miền, các dịch vụ thiết kế, bảo trì, website. + Là các doanh nghiệp cung cấp các phần mềm quản lý doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp, các phần mềm quản trị, các phần mềm ứng dụng khác cho doanh nghiệp + Các doanh nghiệp là trung gian thương mại điện tử trên mạng internet. 1.3. Các phương tiện của Thương mại điện tử. - Điện thoại. - Máy Fax. - Truyền hình. Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 10 [...]... Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 11 Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên hướng dẫn: PG.s Ts Nguyễn Linh Giang Lớp CNTT T4-K46 Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống 2.1 Phân tích yêu cầu bài toán 2.1.1 Tổng quan về hệ thống Hệ thống là giải pháp phần mềm nhằm đáp ứng nhanh chóng, tiện lợi nhu cầu mua, bán online các sản phẩm thiết bị máy tính cho khách hàng Hệ thống bán hàng. .. case giỏ hàng Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 18 Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên hướng dẫn: PG.s Ts Nguyễn Linh Giang Lớp CNTT T4-K46 Bảng mô tả Use Case Use Case: giỏ hàng Phạm vi: Với tài khoản là khách hàng Tác nhân chính: Người dùng với tài khoản là khách hàng Điều kiện tiên quyết: website đang ở trạng thái hoạt động Điều kiện thực hiện: khách hàng có... phẩm - Khách hàng chọn cập nhật sản phẩm vào giỏ hàng: hệ thống cập nhật danh sách sản phẩm Kết thúc Luồng A2: Xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng: - Khách hàng lựa chọn sản phẩm cần xóa - Hệ thống xóa sản phẩm trong giỏ hàng - Hệ thống cập nhật lại thông tin giỏ hàng - Kết thúc Luồng phụ B1: Hệ thống hiển thị yêu cầu đăng nhập lại Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 19 Thực... phân rã Use Case cập nhật Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 25 Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên hướng dẫn: PG.s Ts Nguyễn Linh Giang Lớp CNTT T4-K46 Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 26 Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên hướng dẫn: PG.s Ts Nguyễn Linh Giang Lớp CNTT T4-K46 2.8 Thiết kế chi tiết 2.8.1 Chức năng quản lý... luồng xử lý của việc đăng ký thành viên website Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 34 Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên hướng dẫn: PG.s Ts Nguyễn Linh Giang Lớp CNTT T4-K46 2.9 Thiết kế cơ sở dữ liệu Các bảng CSDL chính: Bảng sản phẩm Bảng giới quản trị Bảng nhà sản xuất Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 35 Thực hiện: Nguyễn... Nguyễn Linh Giang Lớp CNTT T4-K46 2.8.4 Chức năng thêm mới sản phẩm Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 29 Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên hướng dẫn: PG.s Ts Nguyễn Linh Giang Lớp CNTT T4-K46 2.8.5 Chức năng xóa thông tin sản phẩm 2.8.6 Quản lý quyền Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 30 Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên... Result () 30: refresh User List () Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 32 Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên hướng dẫn: PG.s Ts Nguyễn Linh Giang Lớp CNTT T4-K46 2.8.8 Biểu đồ chứng nhận tài khoản người dùng Biểu đồ tuần tự mô tả luồng xử lý của cơ chế chứng nhận tài khoản người dùng Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 33 Thực hiện:... kích hoạt khi Admin user thực hiện nhấn vào thanh Menu để mở mành hình này Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 27 Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên hướng dẫn: PG.s Ts Nguyễn Linh Giang Lớp CNTT T4-K46 2.8.3 Chức năng tìm kiếm thông tin sản phẩm Xây dựng Website bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH và TM Hoàng Thảo 28 Thực hiện: Nguyễn Hưng Giang Giáo viên hướng dẫn:... dụng: Thông báo tự động khi có sự biến động của giá cả sản phẩm Tự động cập nhật thông tin khi có sự tác động của khác hàng như thêm hàng hóa vào giỏ hàng - Yêu cầu tính bảo mật: Chứng nhận quyền hạn của từng thành viên khi tư vấn cho khách hàng Khi khách hàng yêu cầu thanh toán trực tuyến phải đảm bảo về mật khẩu truy cập Website cũng như việc thanh toán thông qua thẻ thanh toán - Yêu cầu an toàn:... - Trang liên kết Website khác - Trang giới thiệu - Và một số trang khác nữa 2.2 Mô tả quy trình nghiệp vụ Hệ thống bán hàng trực tuyến cho phép khách hàng qua mạng Internet có thể lựa chọn các sản phẩm phù hợp thông qua giao diện của Website Đồng thời lưu thông tin của khách hàng mua hàng thường xuyên của công ty để đưa ra các chính sách về giá cả, ưu đãi cũng như khuyến mãi… Cụ thể như sau: Hệ thông