Mục đích nghiên cứu Mục đích quan trọng nhất của tạo động lực cho người lao động là sử dụng một cách hợp lý nhất, khai thác và phát huy một cách có hiệu quả nhất những tiềm năng của ngư
Trang 1TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG THÔNG QUA VẬN DỤNG
HỆ THỐNG CẤP BẬC NHU CẦU CỦA MASLOW
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
Những năm gần đây, trên toàn diện các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội của đất nước đều có những thay đổi tích cực đáng kể đến Có được nhu vậy phần lớn là do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước sang nền kinh
tế thị trường có định hướng Xã hội chủ nghĩa.Trong hầu hết các chính sách phát triển kinh tế thì con người luôn được đặt lên vị trí hàng đầu
Và phải nói rằng cho dù khoa học kỹ thuật có hiện đại đến mấy, công nghệ có tinh vi đến mấy thì con người vẫn là yếu tố then chốt, chủ đạo của mọi quá trình hoạt động Con người là vốn quý không chỉ của tổ chức, mà còn của xã hội, của đất nước Vậy phải làm sao để gia tăng động lực lao động, phải tạo cho người lao động một phong cách làm việc thực sự phù hợp và hiệu quả Để giải quyết bài toán này, chỉ còn cách phải xây dựng được một chương trình tạo động lực trong lao động cho người lao động
1 Lý do chọn đề tài
Con người đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển xã hội nói chung và của doanh nghiệp, tổ chức nói riêng.Nhu cầu và tìm cách thỏa mãn nhu cầu là một trong bản năng cội rễ sâu nhất của con người Các doanh nghiệp, tổ chức muốn tồn tại và phát triển đều phải hiểu và thỏa mãn được nhu cầu của con người
Abraham Harold Maslow (1908 - 1970) là nhà tâm lý học người Mỹ đã phát triển lý thuyết hệ thống cấp bậc nhu cầu.Đây là lý thuyết được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, và cũng là lý thuyết đạt đến đỉnh cao của việc nhận dạng
Trang 2các nhu cầu từ thấp đến cao của con người mà hiện nay chưa có thuyết nào thay thế được
Chính vì những lý do trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “tạo động lực thông qua vận dụng hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow”
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích quan trọng nhất của tạo động lực cho người lao động là sử dụng một cách hợp lý nhất, khai thác và phát huy một cách có hiệu quả nhất những tiềm năng của người lao động trong tổ chức.Cũng chính vì vậy mà cái đich của đề án này muốn đạt được là xây dựng một hệ thống lý thuyết có thể
áp dụng được vào thực tế về tạo động lực lao động trong các tổ chức,doanh nghiệp vừa và nhỏ
3. Phạm vi nghiên cứu
Nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề tạo động lực cho người lao động các doanh nghiệp đã và đang sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau
để tạo động lực như: cải thiện điều kiện lao động, chính sách đãi ngộ hợp lý… Dựa trên cơ sở lý thuyết hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow, đề tài xin nghiên cứu một số mảng sau:
.Tạo động lực thông qua hệ thống tiền lương
.Tạo động lực thông qua các chính sách phúc lợi
.Tạo động lực thông qua việc đánh giá thực hiện công việc
.Tạo động lực thông qua các loại khuyến khích
Trang 3PHẦN II: NỘI DUNG
I. Khái niệm,vai trò và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tạo động lực lao động
1. Khái niệm
1.1.Nhu cầu, Lợi ích, Động cơ, Động lực lao động.
Ngày nay khi quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra, xu thế hội nhập, sự mong mỏi vươn lên một tầm cao mới của mỗi quốc gia ngày càng lớn Muốn phát triển xã hội thì phải phát triển kinh tế các ngành nghề, các công ty, xí nghiệp…khi đó chúng ta phải quan tâm tới người lao động và dùng mọi biện pháp, chính sách phù hợp với điều kiện hiện có của mình để kích thích người lao động làm việc có hiệu quả
Nhu cầu : nhu cầu là trạng thái tâm lý mà con người cảm thấy thiếu thốn không được thõa mãn về một cái gì đó và mong được đáp ứng nó.Nhu cầu gắn liền với sự phát triển của con người,cộng đồng,tập thể và xã hội.Hệ thống nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng,thường xuyên tăng lên về số lượng cũng như về chất lượng
Lợi ích : Lợi ích là mức độ thõa mãn nhu cầu của con người trong một điều kiện cụ thể nhất định.Do đó lợi ích tạo ra sự thúc đẩy động lực làm việc hăng say hơn, có hiệu quả hơn.Mức độ thõa mãn càng lớn thì động lực tạo ra càng lớn và ngược lại.Nhu cầu của con người tạo động cơ thúc đẩy họ tham gia lao động,song chính lợi ích của họ mới là động lực trực tiếp thúc đẩy họ làm việc hiệu quả cao
Động cơ :là mục đích chủ quan của con người trong mọi hoạt động, nó là động lực thúc đẩy con người hành động nhằm đáp ứng nhu cầu và thoả mãn nhu cầu đặt ra
Trang 4Động lực lao động : động lực được biểu hiện là sự khao khát và tự nguyện của con người nhằm nâng cao mọi nỗ lực để đạt được mục tiêu hay kết quả nào đó.Có rất nhiều quan điểm về động lực nhưng dù là quan điểm nào hay cách tiếp cận nào đi chăng nữa thì động lực càng là một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất Vậy khi nghiên cứu về nó ta phải gắn với tổ chức và với công việc Cần có sự kế hợp chặt chẽ giữa mục tiêu của tổ chức
và mục tiêu của cá nhân thì mới tạo ra động lực một cách hoàn chỉnh
2 Vai trò
Khi tổ chức tạo được động lực cho người lao động cũng đồng nghĩa với: Đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì khi làm việc với tất cả niềm say mê, sự hứng thú cộng thêm sự sáng tạo thì mọi người trong
tổ chức sẽ đạt được hiệu quả sản xuất chung của doanh nghiệp sẽ cao hơn Tạo được một nền văn hóa lành mạnh Thông qua việc xây dựng và thiết lập mối quan hệ thân thiết hơn giũa người lao động với nhau, và người lao động với người quản lý sẽ đưa tổ chức thành một khối thống nhất vững chắc, lớn mạnh
Giúp doanh nghiệp duy trì ổn định và phát triển vững mạnh Tạo động lưc cho người lao động sẽ phát huy được tiềm năng trong mỗi cá nhân Đây là nền tảng của tiềm lực doanh nghiệp để tạo ra một tương lai tốt đẹp cho cả bản thân người lao động và cho tổ chức
3 Các nhân tố ảnh hưởng tới tạo động lực trong lao động
3.1 Các nhân tố thuộc về cá nhân người lao động
Nhu cầu của người lao động: Mỗi con người có hệ thống nhu cầu khác nhau, phụ thuộc vào nhất nhiều yếu tố khác nhau bao gồm các yếu tố về môi
Trang 5trường và bản thân người lao động.
Các giá trị cá nhân: các quyết định cá nhân trước các hiện tượng đúng, sai, tốt, xấu sẽ dẫn đến những biểu hiện khác nhau của hành vi cá nhân Điều này tác động đến việc tạo động lực cho người lao động Các giá trị cá nhân của người lao động gắn với các hiện tượng sẽ tạo động lực cho người lao động Quan điểm và thái độ
Các đặc điểm tính cách: tính cách của cá nhân sẽ tác động đến động lực lao động cũng như phương pháp mà người quản lý sử dụng để tạo động lực lao động cho người lao động
Năng lực của người lao động: có ảnh hưởng nhất định đến động lực lao động, năng lực cao
3.2 Các nhân tố thuộc về công việc
Đặc điểm, tính chất công việc
Các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc
Mức độ phức tạp của công việc
Mức độ chuyên môn hóa của công trong công việc
Sự mạo hiểm rủi ro, của công việc
Đặc điểm của từng công việc phù hợp với người lao động giúp họ làm việc tốt hơn và ngược lại công việc không phù hợp với người lao động tạo cho họ cảm giác chán nản và không hứng thú làm việc, cho dù công việc hiện đại hay không hiện đại, kỹ thuật nông hay sâu…tất cả đều có tác động tích cực hay tiêu cực đến động lực lao động
3.3 Các nhân tố thuộc về tổ chức
Chính sách quản trị nguồn nhân lực: các nhân tố thuộc về tổ chức có
Trang 6những ảnh hưởng nhất định đến động lực lao động của người lao động trong
tổ chức đó Các chính sách về quản trị nguồn nhân lực, như tuyển dụng, thù lao, đánh giá thực hiện công việc, thăng tiến, khuyến khích nếu được đưa ra hợp lý sẽ làm tăng động lực cá nhân, trái lại sẽ làm cho họ không hưởng ứng với công việc, chỉ mong muốn duy trì trạng thái thực hiện công việc hiện tại hoặc thậm chí còn đưa lại những phản ánh tiêu cực hơn
Văn hóa tổ chức và phong cách lãnh đạo: văn hóa tổ chức và lãnh đạo trong tổ chức cũng có những ảnh hưởng nhất định đến động lực lao động, nếu người lao động cảm thấy phù hợp và hòa nhập với văn hóa và phong cách lãnh đạo trong tổ chức thì người lao động sẽ có động lực trong lao động và ngược lại
Hệ thống kỹ thuật và công nghệ: đây là nhân tố ảnh hưởng đến sự thực hiện công việc của người lao động chính vì thế mà có tác động đến động lực lao động của người lao động Hệ thống kỹ năng và công nghệ hợp lý sẽ cho phép phát huy tối đa khả năng làm việc của người lao động
Trang 7II. Học thuyết nhu cầu của Abraham Harold Maslow
Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu sinh lý
Sự phân cấp nhu cầu của A Maslow
Nhu cầu
tự hoàn thiện
Trang 8
1 Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu sinh lý là những nhu cầu cơ bản để có thể duy trì bản thân cuộc sống con người (thức ăn ,đồ mặc ,nước uống,nhà ở )
Đây là nhu cầu đầu tiên và cũng là nhu cầu quan trọng,nhu cầu này phải luôn được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống của người lao động.Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “có thực mới vực được đạo” cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ là thứ yếu Sự phản đối của công nhân, nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi sống họ cũng thể hiện việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần phải được thực hiện ưu tiên
Nếu như nhu cầu này không đựơc thoả mãn tức là người lao động không
Trang 9đủ ăn,không đủ mặc thì người lao động cũng không thể làm việc tạo ra sản phẩm với hiệu suất cao.Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn
sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được
2. Nhu cầu an toàn
Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo? Khi đó các nhu cầu an toàn sẽ bắt đầu được kích hoạt Nhu cầu an toàn
và an ninh thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần
Nhu cầu an toàn là nhu cầu được ổn định ,chắc chắn được bảo vệ khỏi các điều bất trắc hoặc nhu cầu tự bảo vệ
Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ… Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha mẹ, mong muốn được vỗ về
Con người lựa chọn sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội
có pháp luật, có nhà cửa để ở, làm việc ở những công ty có việc làm và thu nhập ổn định nhằm thoả mãn nhu cầu này
Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là
do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ về hưu, các kế hoạch dể dành tiết kiệm,…cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này
3. Nhu cầu xã hội
Trang 10Nhu cầu được quan hệ với những người khác để thể hiện và chấp nhận tình cảm,sự chăm sóc và sự hiệp tác Hay nói cách khác là nhu cầu bạn bè, giao tiếp Người lao động thể hiện nhu cầu này thông qua việc khẳng định mình là thành viên của một bộ phận,tổ chức,doanh nghiệp Nhu cầu cũng này thể hiện qua quá trình giao tiếp nhu việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm…
Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bày đàn của loài người chúng ta từ buổi bình minh của nhân loại Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu này sau hai nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh nhu cầu này không được thỏa mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, những người sống độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp hơn những người sống với gia đình Chúng ta cũng biết rõ rằng: sự cô đơn có thể dễ dàng giết chết con người Nhiều em ở độ tuổi mới lớn đã lựa chọn con đường từ bỏ thế giới này với lý do: “Những người xung quanh, không có ai hiểu con!”
Để đáp ứng cấp bậc nhu cầu thứ 3 này, nhiều công ty đã tổ chức cho các nhân viên có các buổi cắm trại ngoài trời, cùng chơi chung các trò chơi tập thể, nhà trường áp dụng các phương pháp làm việc theo nhóm, các phương pháp giảng dạy dựa trên vấn đề, các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường được giao trách nhiệm tập hợp các em, định hướng các em vào những hoạt động bổ ích Các kết quả cho thấy: các hoạt động chung, hoạt động ngoài trời đem lại kết quả tốt cho tinh thần và hiệu suất cho công việc được nâng cao
Kinh nghiệm giảng dạy của nhiều giáo viên cũng đưa đến kết luận: phần lớn các em học sinh sống trong các gia đình hay bất hòa, vợ chồng lục đục, thiếu quan tâm, tình thương của gia đình thường có kết quả học tập không cao
Trang 11như các em học sinh khác.
4. Nhu cầu tôn trọng
Là nhu cầu có địa vị ,được người khác công nhận và tôn trọng,cũng như nhu cầu tự tôn trọng mình Được thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy
tự do hơn
Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích lệ, nể trọng về những thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn
Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý mến, đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy mình có vị trí trong nhóm đó
Cần xây dựng cơ chế và chính sách khen ngợi,tôn vinh sự thành công và phổ biến kết quả thành đạt của một cá nhân một cách rộng rãi
Kinh nghiệm giáo dục cũng chỉ ra rằng: các hành động bêu xấu học sinh trước lớp, cho các học sinh khác “lêu lêu” một em học sinh bị phạm lỗi,… chỉ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực của học sinh đó
5. Nhu cầu tự hoàn thiện
Là nhu cầu được trưởng thành và phát triển ,được biến các năng lực của mình thành hiện thực.hoặc nhu cầu đạt được các thành tích mới và có ý nghĩa,nhu cầu sáng tạo
Đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để
Trang 12tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội
Chúng ta có thể thấy nhiều người xung quanh mình, khi đã đi đến đoạn cuối của sự nghiệp thì lại luôn hối tiếc vì mình đã không được làm việc đúng như khả năng, mong ước của mình Hoặc có nhiều trường hợp, một người đang giữ một vị trí lương cao trong một công ty, lại vẫn dứt áo ra đi vì muốn thực hiện các công việc mà mình mong muốn, cái công việc mà Maslow đã nói “born to do” Đó chính là việc đi tìm kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát huy và mình cảm thấy hài lòng về nó Nhà quản trị cần tạo môi trường để người lao động phát triển những thế mạnh cá nhân.Đồng thời cần khuyến khích tham gia vào quá trình cải tiến,tạo điều kiện để họ tự phát triển nghề nghiệp
III. Ứng dụng học thuyết nhu cầu của Maslow vào việc tạo ra động lực cho người lao động
1. Tiền lương phải thỏa mãn được nhu cầu sinh lý
Tiền lương là số lượng tiền mà người sủ dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận của 2 bên trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động giản đơn, đảm bảo mức sống cho người lao động Mục tiêu cuối cùng của người lao động là tiền lượng đẻ đảm bảo cuộc sống Do vậy trên mặt bằng tiền lương của thị trường lao động, các doanh nghiệp phải tạo ra mặt bằng tiền lương của mình có tính đến mức đ bảo đời sống cho người lao động, gia đình họ Khi người lao động tìm việc trong doanh nghiệp nếu họ được đảm bảo về đời sống thì họ sẽ yên tâm, phấn khởi và nguyện gắn bó cùng doanh nghiệp Đây là một điểm hết sức hiển nhiên và dễ hiểu vì mỗi người chúng ta ai cũng phải sống, phải được thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu thì mới lao động được
Tiền lương tối thiểu là tiền lương nhất định phải trả cho người lao động