1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đổi mới thực hiện, tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm tại trường PTDT nội trú krông nô

11 686 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Đổi mới thực hiện, tổ chức hoạt động các phòng học Bộ môn, phòng Thiết bị và Đồ dùng dạy học MỞ ĐẦU Phòng học Bộ môn có nguồn gốc phát triển từ những trường dạy nghề của châu Âu vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tại các trường dạy nghề thì việc học, thực hành là chủ yếu. Phương tiện dạy nghề được bố trí cố định tại các khu vực phòng khác nhau. Trong mỗi nghề lại được chia ra thành các phòng chuyên môn hẹp hơn. Ví dụ nghề may có phòng dạy cắt may, phòng dạy may, phòng dạy vắt sổ, đơm khuy… Thấy rõ lợi ích của phòng học nghề, nhiều trường Phổ thông Châu Âu đã vận dụng sáng tạo mô hình này. Đầu tiên là một số môn đặc thù như Vật lý, Hoá học, Kỹ thuật với TBDH nhiều lại cồng kềnh không thể mang đến từng lớp để dạy theo thời khoá biểu được, vì vậy họ đã đặt cố định thiết bị dạy học, thiết bị nghe nhìn tại một phòng cố định. Cách dạy học mới này tỏ ra có nhiều thuận lợi và hình thành một khái niệm mới đó là PHBM. Ở Việt Nam thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, một số trường Phổ thông đã có một số phòng thí nghiệm cho các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, nhưng không được đồng bộ, không được thống nhất giữa hai miền Nam Bắc. Sau ngày thống nhất đất nước, hệ thống giáo dục với được thống nhất trong cả nước, chúng ta mới có điều kiện nghiên cứu và áp dụng dạy học theo PHBM. Từ năm 1998, Dự án giáo dục THCS bắt đầu được triển khai với việc xây dựng lại chương trình sách giáo khoa mới với nội dung giảm kiến thức hàm lâm, tăng cường tính ứng dụng thực tiễn. Việc dạy học nhất là các môn khoa học tự nhiên nhất thiết phải gắn với thí nghiệm - thực hành. Từ năm 2000, việc trang cấp hàng loạt TBDH các bộ môn cho các trường THCS đã tạo ra một bộ mặt mới về TBDH mà trước đây chưa từng có. Có thể nói Việt nam đã bắt đầu thí điểm triển khai dạy học theo PHBM từ năm học 2000-2001, chậm hơn nước Nga nửa thế kỷ. Trường PTDT Nội trú Krông Nô thuộc huyện vùng sâu, vùng xa. Cơ sở vật chất ban đầu còn nhiều khó khăn, các PHBM chưa được hình thành. Tiếp sau đó bắt đầu từ năm học 2002 đến 2005 nhà trường được biên chế TBDB từ lớp 6 đến lớp 9. Với tinh thần của Bộ Giáo dục là dạy học theo PHBM nhà trường vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì từ nay học sinh vừa học lại có thiết bị để thực hành, lo vì cơ sở vật chất của trường còn nhiều thiếu thốn, nhất là PHBM, thiết bị nhận về chỉ lo chất lượng học tập của học sinh vẫn không được nâng cao. Trên tinh thần ấy với cương vị là Cán bộ phụ trách thiết bị tôi mạnh dạn đề xuất vài suy nghĩ của mình về việc “Đổi mới thực hiện, tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm tại trường PTDT Nội trú Krông Nô” góp phần nào đó nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên cũng như học sinh, đưa nhận thức của học sinh dân tộc nội trú ngang tầm với học sinh là người dân tộc đa số. Nguyễn Đức Hàn - Trường PTDT Nội trú Krông Nô - 1 - Đổi mới thực hiện, tổ chức hoạt động các phòng học Bộ môn, phòng Thiết bị và Đồ dùng dạy học NỘI DUNG A/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ĐỔI MỚI THỰC HIỆN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÁC PHÒNG BỘ MÔN, PHÒNG THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Theo quyết định số 37/2008/QĐ-BGD, ban hành quy định về PHBM thì chúng ta cần nhận thức rõ giữa phòng học thường, phòng thí nghiệm và phòng học bộ môn. 1/ Phòng học thường (phòng học truyền thống) - Thiết kế phòng học nhỏ, hẹp và đơn giản - Chỉ có bảng, bàn ghế GV và HS, không có hệ thống, phương tiện nghe nhìn - Phòng học cố định, giáo viên và học sinh di chuyển theo thời khóa biểu - Phù hợp với kiểu dạy chay, thầy đọc, trò chép, bài học không có hoặc có ít thí nghiệm không đáng kể. - Phù hợp với bài học thuần túy là lý thuyết hoặc nội dung bài học không cần đến thiết bị dạy học - Dễ xếp thời khóa biểu. 2/ Phòng thí nghiệm - Là nơi giáo viên và học sinh tiến hành thí nghiệm, đặc biệt phù hợp với các môn Hóa, Vật lý, Sinh học, Công nghệ - Hệ thống thiết bị được chuẩn bị sẵn - Phòng phải đảm bảo những tiêu chuẩn cần thiết như kích thước, ánh sáng, độ thông thoáng, độ an toàn, hệ thống điện nước, hệ thống bàn ghế, mặt bằng. - Phòng học cố định, GV và HS đến phòng làm thí nghiệm với những bài có thí nghiệm. Điều này thường tiến hành sau mỗi chương, mỗi phần trong chương trình từng môn học - Phù hợp với những môn có bài thí nghiệm, thực hành đồng loạt - GV và nhân viên thí nghiệm phải chuẩn bị trước với những bài có thí nghiệm - Hiệu quả cao hơn kiểu dạy chay, nhất là các môn khoa học tự nhiên - Dễ xếp thời khóa biểu. 3/ Phòng học Bộ môn Đặc điểm chung của PHBM là GV bộ môn và TBDH không di chuyển còn học sinh thì di chuyển chỗ học theo TKB - Với những môn khoa học tự nhiên có nhiều thiết bị dạy học và phải tiến hành nhiều thí nghiệm, thực hành thì: + PHBM bao gồm 2 phòng: Phòng học và làm thí nghiệm + Phòng chứa TBDH đồng thời là nơi chuẩn bị thí nghiệm( theo sơ đồ sau) Nguyễn Đức Hàn - Trường PTDT Nội trú Krông Nô - 2 - Đổi mới thực hiện, tổ chức hoạt động các phòng học Bộ môn, phòng Thiết bị và Đồ dùng dạy học Phòng chứa TBDH PHÒNG HỌC VÀ LÀM THÍ NGHIỆM đồng thời là nơi chuẩn bị thí nghiệm + Phòng học và làm thí nghiệm: phải đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn tối thiểu về cơ sở vật chất như phòng thí nghiệm. Hệ thống phương tiện nghe nhìn được lắp đặt cố định, hệ thống TBDH bộ môn được chuẩn bị trước, hệ thống bàn ghế phù hợp đặc trưng của bộ môn + Phòng chứa TBDH và chuẩn bị thí nghiệm: phải có hệ thống giá và tủ chứa TBDH, có bàn chuẩn bị thí nghiệm, có xe đẩy chuyển các thiết bị ra phòng học + Có nhân viên thí nghiệm + Hiệu quả giờ dạy rất cao + Khó xếp thời khóa biểu với những trường có nhiều lớp nhưng ít phòng học B/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÒNG BỘ MÔN, PHÒNG THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ KRÔNG NÔ. Trên cơ sở lý luận tại trường PTDT Nội trú Krông Nô, từ khi được cấp phát TBDH và đưa vào sử dụng từ năm 2002 đến 2007 có một vài vấn đề cần quan tâm sau: Thứ nhất: Trường PTDT Nội trú Krông Nô thuộc huyện vùng sâu, vùng xa. Cơ sở vật chất ban đầu còn nhiều khó khăn, về phòng học và phòng làm việc của các tổ chức đoàn thể cơ bản là đầy đủ. Nhưng với sự đổi mới của sự nghiệp giáo dục là hướng tới học tập theo PHBM. Đây là bài toán khó đối với BGH cũng như giáo viên bộ môn và học sinh. Giải pháp lúc đó chủ yếu vẫn là TBDH của lớp nào được xếp vào lớp đó, vì thế ở cuối mỗi lớp đều có 01 tủ đựng thiết bị và 01 giá treo bản đồ. Với số lượng thiết bị và tranh ảnh bản đồ nhiều nên không thể sắp xếp theo trật tự nào, mà chủ yếu “ Xếp gọn là chính”, nên rất khó khăn trong công tác chuẩn bị ĐDDH, vì phải mất nhiều thời gian, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến thời lượng lên lớp của giáo viên, hơn nữa làm cho lớp học cảm thấy chật chội và không thẩm mỹ. Thứ hai: Trong những năm học đó nhà trường chưa được biên chế cán bộ chuyên về công tác quản lý, sắp xếp thiết bị. Công tác quản lý, sắp xếp thiết bị chủ yếu giao cho Cán bộ thư viện kiêm nhiệm. Do tính chất đặc thù công việc của thư viện nên Nguyễn Đức Hàn - Trường PTDT Nội trú Krông Nô - 3 - Đổi mới thực hiện, tổ chức hoạt động các phòng học Bộ môn, phòng Thiết bị và Đồ dùng dạy học đồng chí thư viện đôi lúc giao chìa khoá tủ thiết bị cho giáo viên chủ nhiệm hoặc lớp trưởng lớp đó. Với sự tò mò, ưa khám phá cộng thêm các thiết bị đều mới lạ nên học sinh tha hồ khám phá nghịch ngợm mà không có người quản lý, khi sử dụng xong thiết bị cũng không được thu dọn. Với lý do đó nên từ năm học 2002 đến năm học 2007 một số thiết bị của nhà trường đã bị hư hỏng, mất mát. Do đó có những bài thực hành, những bài giảng có sử dụng thiết bị thì thiết bị lại không đầy đủ nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giờ dạy. C/ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ 1/ Công tác quản lý thiết bị Từ năm học 2007 – 2008 tôi được biên chế về trường làm công tác quản lý thiết bị - thí nghiệm tại trường PTDT Nội trú Krông Nô, tôi đã nắm bắt cơ bản tình hình sử dụng thiết bị tại trường và đã lập kế hoạch công tác cụ thể. Giải pháp thứ nhất: Trước tiên phải phân loại thiết bị, thiết bị của lớp nào được chuyển về lớp đó, sau đó bố trí và sắp xếp lại, ưu tiên cho các môn Toán, Vật lý, Công nghệ. Đồ dùng của mỗi môn được xếp vào 01 ngăn. Riêng môn Vật lý nhiều thiết bị hơn được xếp vào 02 ngăn. Đối với môn Hoá học, Sinh học thì được quy hoạch vào 01 phòng gọi là phòng Hoá – Sinh, nhưng đây chưa phải là phòng chuẩn vì chưa có phòng chuẩn bị đồ dùng. Với cách làm này thì thiết bị mới chỉ xếp gọn là chính chứ chưa thực sự có hiệu quả. Bởi vì: Nhà trường chưa có phòng học bộ môn, thiết bị lại xếp trong tủ đặt ở cuối lớp học, nên rất khó cho nhân viên chuẩn bị thiết bị vì phải chuẩn bị ĐDDH trong lớp học và giờ học, làm cho học sinh không tập trung nghe giảng được. Như vậy trong một buổi học có bao nhiêu tiết yêu cầu ĐDDH thì nhân viên thiết bị đã làm ảnh hưởng đến học tập của bấy nhiêu lớp. Chính thực trạng đó tôi luôn băn khoăn, trăn trở là làm sao phải chuẩn bị chu đáo mà không ảnh hưởng đến lớp học. Suy nghĩ mãi rồi tôi cũng chọn giải pháp “ Tranh thủ thời gian”. Theo thời khoá biểu thì chiều thứ hai học sinh lao động và chiều thứ sáu học sinh sinh hoạt Đoàn - Đội. Trong 02 buổi chiều đó tôi tranh thủ chuẩn bị thiết bị theo yêu cầu của giáo viên , không những chuẩn bị thiết bị trong ngày mà còn chuẩn bị cả tuần. Do vậy đến giờ dạy tôi chỉ cần 05 phút ra chơi để chuẩn bị sẵn sàng thiết bị và 05 phút ra chơi tiếp theo để thu dọn. Với cách làm này có phần hiệu quả hơn, thiết bị được chuẩn bị kỹ càng hơn và đặc biệt là không ảnh hưởng đến lớp học, nhưng lại vất vả cho người quản lý thiết bị. Vì ngoài công tác chuyên môn người quản lý thiết bị còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác do BGH chỉ đạo, nên đã chồng chéo thời gian, cho nên không thể nào đáp ứng tuyệt đối về nhu cấu sử dụng thiết bị của giáo viên bộ môn. Một số bài thực hành Hóa học có nhiều thí nghiệm, mỗi thí nghiệm có nhiều hóa chất và phải chuẩn bị cho nhiều nhóm, nên không thể nào chuẩn bị kịp cho HS thực hành. Nguyễn Đức Hàn - Trường PTDT Nội trú Krông Nô - 4 - Đổi mới thực hiện, tổ chức hoạt động các phòng học Bộ môn, phòng Thiết bị và Đồ dùng dạy học Giải pháp thứ hai: Để phục vụ tốt hơn vẫn đề sử dụng thiết bị cũng như quản lý thiết bị tôi đã mạnh dạn đề xuất với BGH là đưa tất cả thiết bị của các lớp về một phòng chung nhằm dễ quản lý cũng như chủ động được thời gian chuẩn bị. Với cách làm này rất thuận lợi cho người quản lý thiết bị, vì có nhiều thời gian cho công tác chuyên môn, mọi yêu cầu của giáo viên có thể đáp ứng đầy đủ. Nhưng nhược điểm của cách làm này là thiết bị phải di chuyển từ phòng chuẩn bị đến từng lớp học, nhiều thiết bị cồng kềnh, dụng cụ bằng thủy tinh, hóa chất phải di chuyển xa nên rất dễ đổ vỡ có thể làm giảm tuổi thọ của thiết bị hoặc gây nguy hiểm cho học sinh trong quá trình vận chuyển. Giải pháp thứ ba: Với sự quan tâm của Sở giáo dục Đăk Nông đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho trường DTNT Krông Nô, nên từ năm học 2008 - 2009 nhà trường đã đưa vào sử dụng một số phòng bộ môn như: Phòng Đa năng, Phòng Tin học, Phòng Âm nhạc - Tiếng Anh, Phòng Thư viện, Phòng Vật lý - Công nghệ. Riêng phòng Hóa - Sinh được lấy từ phòng thư viện cũ của nhà trường. Các PHBM đều được trang bị hệ thống bàn ghế, hệ thống điện nước, ánh sáng phù hợp với từng môn học Từ khi có phòng học Bộ môn nhà trường đã đẩy mạnh việc khai thác sử dụng thiết bị dạy học một cách triệt để. Cán bộ thiết bị cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sắp xếp thiết bị hơn. Thiết bị của môn nào được sắp xếp gọn gàng vào phòng học của Bộ môn đó theo phương châm “Dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy”. Riêng đối với tranh ảnh, bản đồ của một số môn học Xã hội được sắp xếp vào một phòng gọi là phòng Đồ dùng dạy học. Thường xuyên tham mưu với lãnh đạo nhà trường để lập kế hoạch về công tác quản lý thiết bị hàng năm như bổ sung mới, sửa chữa, bảo dưỡng…giúp lãnh đạo nhà trường tổ chức tốt về kế hoạch thiết bị Tham mưu với lãnh đạo nhà trường về việc kiểm tra, đánh giá về số lượng, chất lượng TBDH hàng năm. Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH của từng giáo viên. Kiểm tra, đánh giá việc ghi chép sổ sách. Đồng thời đề nghị khen thưởng, kỷ luật những trường hợp tiêu biểu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm thông qua kiểm tra đánh giá Tham mưu với lãnh đạo nhà trường về công tác xã hội hoá giáo dục để tranh thủ sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức đoàn thết, kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư để trang bị thêm cơ sở vật chất, mua sắm thêm TBDH phục vụ cho quá trình giảng dạy của nhà trường. Hàng năm tham mưu với lãnh đạo nhà trường tiến hành kiểm kê tài sản hai lần vào đầu năm và cuối năm, có biên bản lưu giữ nhất là đối với các TBDH để đánh giá về chất lượng từ đó có kế hoạch mua sắm bổ sung, sửa chữa, bảo dưỡng cho năm học sau . Nguyễn Đức Hàn - Trường PTDT Nội trú Krông Nô - 5 - Đổi mới thực hiện, tổ chức hoạt động các phòng học Bộ môn, phòng Thiết bị và Đồ dùng dạy học SƠ ĐỒ BỐ TRÍ PHÒNG HỌC BỘ MÔN Phòng chuẩn bị thiết bị Phòng học và làm thí nghiệm Ghi chú: Bàn học sinh Bàn chuẩn bị thiết bị, bàn làm việc của giáo viên Kệ, giá để thiết bị PHÒNG HỌC BỘ MÔN VẬT LÝ – CÔNG NGHỆ SƠ ĐỒ BỐ TRÍ PHÒNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Nguyễn Đức Hàn - Trường PTDT Nội trú Krông Nô - 6 - VĂN LÝ HÓA AN&MT AVĂN SỬ ĐỊA GDCD Đổi mới thực hiện, tổ chức hoạt động các phòng học Bộ môn, phòng Thiết bị và Đồ dùng dạy học Ghi chú: Gía treo tranh ảnh, bản đồ Kệ, giá để mô hình mẫu vật Về giá treo tranh ảnh, bản đồ được bố trí mỗi môn treo một giá, trong giá lại chia ra 04 ngăn, mỗi ngăn cho một lớp và đều được đóng biển tên theo từng môn, từng lớp, nên rất thuận tiện cho việc tìm kiếm. Ví dụ giáo viên A yêu cầu mượn bản đồ môn địa lớp 8, cán bộ thiết bị chỉ cần đến giá treo môn Địa và chọn ngăn lớp 8 tìm bản đồ theo yêu cầu. 2/ Công tác cấp phát thiết bị Để việc sử dụng các PHBM có hiệu quả, nhằm khai thác triệt để thiết bị dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, theo tôi nhà trường phải xây dựng một số quy định và giao trách nhiệm cụ thể cho các thành viên như sau: Trách nhiệm của phó hiệu trưởng chuyên môn: Giao cho thư ký Hội đồng sắp xếp thời khoá biểu các môn, lớp để các tiết học các môn Tin học, Vật lý, Công nghệ, Hoá học, Sinh vật được học ở các PHBM không trùng nhau. Cùng với Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, quản lý theo dõi kiểm tra đánh giá việc giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh tại các PHBM. Đối với giáo viên phụ trách bộ môn: Chuẩn bị nội dung các tiết dạy, đăng ký TBDH trước một ngày. Đối với các tiết thí nghiệm thực hành giáo viên phải tiến hành thí nghiệm trước khi tổ chức lớp học. Tổ chức lớp học phân nhóm học tập, rèn luyện: giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng, nhóm phó đến PHBM cùng Cán bộ thiết bị chuẩn bị tiết học, các học sinh khác chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập, ngồi đúng vị trí quy định. Tổ chức các tiết dạy theo đúng đặc trưng bộ môn học quản lý hướng dẫn học sinh sử dụng TBHD đảm bảo kết quả, phát huy tính tích cực, tự giác, tìm hiểu kiến thức bài học tinh thần hợp tác hỗ trợ nhóm học tập của học sinh. Sau mỗi tiết học, giáo viên hước dẫn học sinh thu dọn, sắp xếp lại đồ dùng, dụng cụ học tập, dọn vệ sinh đảm bảo PHBM an toàn, sạch sẽ. Đối với học sinh: Thực hiện nghiêm túc nội quy PHBM, đảm bảo trật tự, không nô đủa nghịch làm hư hại tài sản. Có ý thức tự giác học tập, chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập theo hướng dẫn của giáo viên, ghi chép đầy đủ nội dung tiến trình buổi học, mạnh dạn trao đổi thảo luận nhóm về những kiến thức trong bài học. Nguyễn Đức Hàn - Trường PTDT Nội trú Krông Nô - 7 - Đổi mới thực hiện, tổ chức hoạt động các phòng học Bộ môn, phòng Thiết bị và Đồ dùng dạy học Tổ chức thí nghiệm thực hành an toàn. Khi có sự cố xảy ra phải bình tĩnh theo hướng dẫn của giáo viên. Đối với Cán bộ thiết bị: Cập nhật sổ sách mô tả sắp xếp khoa học và hệ thống các TBDH theo đúng chương trình môn học. Có kế hoạch kiểm tra định kỳ TBDH, các yêu cầu đảm bảo kỹ thuật, an toàn sử dụng trong PHBM để duy tu, bảo dưỡng hoặc đề xuất sửa chữa, mua sắm bổ sung. Tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Cán bộ phụ trách công tác TBGD được giao trách nhiệm quản lý PHBM phải có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ quản lý, hiểu biết và sử dụng thành thạo các thiết bị. Giáo viên phụ trách công tác TBGD chịu trách nhiệm trước nhà trường về quản lý tài sản, tham mưu mua sắm, sửa chữa các thiết bị dạy học. Để làm tốt công tác cấp phát thiết bị đòi hỏi người Cán bộ thiết bị phải thường xuyên bám nắm lịch báo giảng, TKB của các đồng chí giáo viên sau đó lập phiếu yêu cầu mượn thiết bị treo tại phòng Chuyên môn để các đồng chí giáo viên có nhu cầu thì đăng ký vào sổ, đồng thời cũng quy định thời gian đăng ký trước thời gian sử dụng là 01 ngày. MẪU PHIẾU YÊU CẦU MƯỢN THIẾT BỊ Các đồng chí giáo viên có thể đăng ký sử dụng theo ngày hoặc tuần, tháng. Trên cơ sở đó đồng chí cán bộ thiết bị lập kế hoạch chuẩn bị và cấp phát thiết bị. Nếu các thiết bị yêu cầu không có hoặc do hỏng thì cán bộ thiết bị kịp thời thông báo cho giáo viên đó biết để họ thay đổi kế hoạch giảng dạy. Trước và sau khi cấp phát cán bộ thiết bị phải ghi chép sổ sách đầy đủ và cho giáo viên ký tá sổ sách kịp thời, hàng tháng trình đồng chí Hiệu phó chuyên môn kiểm tra và nhận xét, đóng dấu Nguyễn Đức Hàn - Trường PTDT Nội trú Krông Nô - 8 - SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNGPTDT NT KRÔNG NÔ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU YÊU CẦU MƯỢN THIẾT BỊ lớp: Môn Tiết Tên bài dạy, tên thiết bị Số lượng Ký mượn Ngày sử dụng: Đổi mới thực hiện, tổ chức hoạt động các phòng học Bộ môn, phòng Thiết bị và Đồ dùng dạy học MẪU SỔ THIẾT BỊ Về sổ Thiết bị được sắp xếp từng môn và chia theo từng lớp Ví dụ: Từ năm học 2007 - 2008 vấn đề quản lý, cấp phát, sử dụng thiết bị tại trường PTDT Nội trú Krông Nô ngày càng được khai thác triệt để, do thường xuyên đổi mới công tác quản lý, cấp phát và đặc biệt với sự quan tâm của Sở giáo dục và Đào tạo Đăk Nông, nhà trường đã có phòng học Bộ môn nên vấn đề sử dụng thiết bị vào giảng dạy ngày càng đạt hiệu quả, đã góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về bài học cũng như việc ứng dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Tổng kết công tác cấp phát, quản lý thiết bị từ năm học 2002 đến nay được đánh giá bằng bảng sau: Nguyễn Đức Hàn - Trường PTDT Nội trú Krông Nô - 9 - SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG……… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỔ MƯỢN THIẾT BỊ MÔN…… TT PHẦN MƯỢN SL PHẦN TRẢ GHI CHÚ Tên thiết bị Đủ Thiếu Ngày….tháng….năm…. KÝ MƯỢN Ngày….tháng….năm…. KÝ TRẢ Ngày….tháng….năm…. KÝ MƯỢN Ngày….tháng….năm…. KÝ TRẢ Sổ thiết bị môn VẬT LÝ LỚP 9LỚP 8LỚP 7LỚP 6 Đổi mới thực hiện, tổ chức hoạt động các phòng học Bộ môn, phòng Thiết bị và Đồ dùng dạy học BẢNG TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CẤP PHÁT, SỬ DỤNG THIẾT BỊ Cách làm cũ Ưu điểm Nhược điểm Số lần sử dụng thiết bị bình quân 01 môn/ tuần Hiệu quả sử dụng -Thiết bị được bố trí cuối phòng học và do Cán bộ thư viện quản lý hoặc giao chìa khóa tủ thiết bị cho giáo viên bộ môn hoặc lớp trưởng Không - Lớp học bề bộn, không được thẩm mỹ - Thiết bị không được quản lý chặt chẽ dẫn đến hư hỏng, mất mát 0,5 lần/ tuần Hiệu quả thấp Cách làm mới Sắp xếp, chuẩn bị thiết bị trong phòng học và trong giờ học Thiết bị đã được chuẩn bị tương đối tốt - Ảnh hưởng đến tiêt học của học sinh - Chồng chéo thời gian chuẩn bị thiết bị giữa các lớp 04 lần/ tuần Hiệu quả chưa cao Thiết bị các môn được quản lý chung trong một phòng - Có nhiều thời gian chuẩn bị - Chủ động trong công tác - Thiết bị phải di chuyển dễ vỡ, hư hỏng - Nguy hiểm cho người vận chuyển 08 lần/ tuần Hiệu quả tương đối cao Thiết bị được quản lý tại phòng học Bộ môn - Có nhiều thời gian chuẩn bị - Chủ động trong công tác - Thiết bị được cố định, tránh được hư hỏng mất mát - Dễ quản lý 15 lần/ tuần Hiệu quả cao Nguyễn Đức Hàn - Trường PTDT Nội trú Krông Nô - 10 - [...].. .Đổi mới thực hiện, tổ chức hoạt động các phòng học Bộ môn, phòng Thiết bị và Đồ dùng dạy học D/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1/ Kết luận Nghề nhà giáo là nghề cao quý trong tất cả những nghề cao quý, các thầy cô đã đào tạo ra biết bao những thế hệ trẻ có trình độ chuyên môn cao trong tất cả các lĩnh, vực nhằm đáp ứng cho nhu cầu hội nhập kinh tế, xây dựng và bảo vệ đất nước Đằng sau những thành tích mà các. .. tác thiết bị trong trường học thì giữa lãnh đạo nhà trường, giáo viên bộ môn, cán bộ thiết bị và học sinh phải có sự thống nhất cao trong vấn đề sử dụng thiết bị, nhằm khai thác triệt để tính ưu việt của thiết bị nhằm đáp ứng tốt cho vấn đề truyền tải kiến thức và tính ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống Lãnh đạo nghành giáo dục Đăk Nông cũng như lãnh đạo nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ. .. đẩy sự vận động, phát triển không ngừng về chất lượng giáo dục của nhà trường nhất là đối với trường PTDT Nội trú Bởi lẽ Giáo dục Việt Nam là một bộ phận của Giáo dục thế giới, hơn nữa Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO và vị thế Việt Nam đang được khẳng định trên thế giới, vì vậy dạy học theo phòng học bộ môn là xu thế tất yếu phù hợp với các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng về đổi mới giáo dục tại Việt... con người làm công tác thiết bị Bởi vì, họ có sự đóng góp to lớn cho việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thông qua việc bảo quản, khai thác sử dụng thực sự có hiệu quả về các loại TBDH ở nhà trường Họ là người trực tiếp tác động rất quan trọng đến giáo viên và học sinh Họ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giờ giảng của giáo viên trên lớp Do đó đồng chí Cán bộ thiết bị là một thành tố quan... và tính ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống Lãnh đạo nghành giáo dục Đăk Nông cũng như lãnh đạo nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thiết bị được tham gia tập huấn, học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn Nguyễn Đức Hàn - Trường PTDT Nội trú Krông Nô - - 11 . Đổi mới thực hiện, tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm tại trường PTDT Nội trú Krông Nô góp phần nào đó nâng cao chất lượng dạy và học. Krông Nô - 2 - Đổi mới thực hiện, tổ chức hoạt động các phòng học Bộ môn, phòng Thiết bị và Đồ dùng dạy học Phòng chứa TBDH PHÒNG HỌC VÀ LÀM THÍ NGHIỆM đồng thời là nơi chuẩn bị thí nghiệm + Phòng. năm học sau . Nguyễn Đức Hàn - Trường PTDT Nội trú Krông Nô - 5 - Đổi mới thực hiện, tổ chức hoạt động các phòng học Bộ môn, phòng Thiết bị và Đồ dùng dạy học SƠ ĐỒ BỐ TRÍ PHÒNG HỌC BỘ MÔN Phòng

Ngày đăng: 12/10/2014, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w