1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh

159 2,4K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Thất nghiệp là một thực trạng tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường, khi sức lao động được coi là hàng hoá và là hàng hoá đặc biệt, tác động của thất

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠOTRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Trang 2

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là ñề tài nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu ñược sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận văn ñược tập hợp tại cơ quan Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội (Sở lao ñộng - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh) chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ và công bố trong bất kỳ một học

vị nào

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2011

Người cam ñoan

Nguyễn Tiến Dũng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình viết luận văn, tôi đ nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, khoa Kinh

tế Phát triển Nông thôn, Viện sau đại học - Trường Đại học Nông nghiệp

Hà Nội; Lnh đạo Sở Lao động - Thương binh và X hội tỉnh Bắc Ninh

Đặc biệt là sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ của PGS-TS Nguyễn Văn Song;

sự ủng hộ động viên của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, các quý cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp Sự giúp đỡ này đ cổ vũ động viên và giúp tôi nhận thức, làm sáng tỏ thêm cả về lý luận và thực tiễn về lĩnh vực mà luận văn nghiên cứu

Luận văn là quá trình nghiên cứu công phu, sự làm việc khoa học và nghiêm túc của bản thân, song do khả năng và trình độ có hạn nên không tránh khỏi những khiếm khuyết

Tôi mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và của những độc giả quan tâm đến đề tài này

Tác giả

Nguyễn Tiến Dũng

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC BIỂU ðỒ, ðỒ THỊ xi

Phần I: Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối t−ợng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối t−ợng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn 5

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 5

2.1.1 Một số khái niệm và quan điểm về thất nghiệp 5

2.1.2 Khái niệm việc làm - thất nghiệp 8

2.1.3 Hậu quả của thất nghiệp 19

2.1.4 Các chính sách và biện pháp nhận hạn chế và khắc phục tình trạng thất nghiệp 21

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu 32

2.2.1 Đặc điểm của thất nghiệp 32

2.2.2 Đặc điểm riêng thất nghiệp ở Việt Nam 33

2.2.3 Thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 34

Trang 5

2.2.4 Thất nghiệp chia theo nhóm tuổi và giới tính 36

2.2.5 Thất nghiệp trong thanh niên và tỷ lệ thanh niên trên số người trưởng thành 36

2.2.6 Thất nghiệp chia theo trình độ học vấn 38

2.2.7 So sánh nông thôn - thành thị 38

2.2.8 ILO công bố những dự báo mới về thất nghiệp toàn cầu và ở Việt Nam 39

phần III: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 45

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 45

3.1.1 Đặc điểm kinh tế xV hội tỉnh Bắc Ninh 46

3.1.2 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xV hội có liên quan đến vấn đề thất nghiệp, giải quyết việc làm của Thành phố Bắc Ninh 48

3.1.3 Về điều kiện tự nhiên 50

3.1.4 Đặc điểm khí hậu, thời tiết 51

3.1.5 Tài nguyên, cảnh quan môi trường 52

3.1.6 Cảnh quan môi trường 53

3.2 Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xV hội 54

3.2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp 57

3.2.2 Khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 58

3.2.3 Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ 58

3.3 Dân số và lao động 60

3.4 Phương pháp nghiên cứu 63

3.4.1 Nguồn số liệu 65

3.4.2 Phương pháp phân tích xử lý số liệu 66

3.4.3 Phương pháp thống kê mô tả 67

3.4.4 Phương pháp phân tích so sánh 68

3.4.5 Phương pháp phân tích thống kê 68

3.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá 68

Trang 6

3.5.1 Chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế - xV hội của TP

Bắc Ninh 68

3.5.2 Các chỉ tiêu liên quan đến các doanh nghiệp, người lao động được điều tra 68

3.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá về lao động và thất nghiệp 69

Phần IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 70

4.1 Tình hình chung về nguồn lao động tại Thành phố Bắc Ninh 70

4.1.1 Quy mô dân số chia theo giới tính khu vực thành thị,

nông thôn 71

4.1.2 Lực lượng lao động chia theo khu vực thànn thị nông thôn 74

4.1.3 Quy mô cơ cấu lao động chia theo nhóm tuổi 75

4.1.4 Quy mô cơ cấu lao động chia theo trình độ học vấn 77

4.1.5 Quy mô cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn

kỹ thuật 79

4.1.6 Quy mô cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế 81

4.1.7 Quy mô cơ cấu lao động phân theo loại hình doanh nghiệp 82

4.2 Thực trạng thất nghiệp tại Thành phố Bắc Ninh 84

4.2.1 Thực trạng thất nghiệp của thành phố chia theo giới tính 85

4.2.2 Thực trạng thất nghiệp của TP Bắc Ninh chia theo khu vực thành thị - nông thôn 87

4.2.3 Thực trạng thất nghiệp chia theo nhóm tuổi 88

4.2.4 Thất nghiệp phân theo trình độ học vấn 90

4.2.5 Thất nghiệp phân theo trình độ chuyên môn đào tạo 93

4.2.6 Thất nghiệp phân theo nhóm ngành kinh tế 95

4.2.7 Số người thất nghiệp trong các doanh nghiệp được điều tra chia theo nhóm ngành kinh tế 97

4.2.8 Thất nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp 99

4.2.9 Một số thông tin liên quan 100

Trang 7

4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp 104

4.3.1 Quy mô cơ cấu dân số chưa hợp lý đối với nguồn nhân lực 104

4.3.2 Quy mô cơ cấu dân số phân theo độ tuổi có ảnh hưởng đến thất nghiệp 106

4.3.3 Yếu tố ảnh hưởng đến thất nghiệp do giáo dục đào tạo 107

4.3.4 Yếu tố ảnh hưởng đến thất nghiệp do đặc thù của

doanh nghiệp 108

4.3.5 Yếu tố ảnh hưởng đến thất nghiệp do cơ cấu ngành 108

4.3.6 Yếu tố ảnh hưởng thất nghiệp do công tác quản lý lao động và xuất khẩu lao động 109

4.3.7 Các yếu tố ảnh hưởng khác về chính sách 109

4.4 Nguyên nhân gây ra thất nghiệp, thiếu việc làm đối với người lao động thành phố Bắc Ninh 110

4.4.1 Cung lao động vượt quá cầu lao động 110

4.4.2 Lao động bị dôi dư do quá trình đô thị hoá 112

4.4.3 Chất lượng của nguồn lao động chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xV hội 114

4.4.4 Việc thực hiện các chính sách, các chương trình dự án nhằm giải quyết việc làm hiệu quả chưa cao 114

4.4.5 Các chính sách giải quyết việc làm còn nhiều bất cập 115

4.4.6 Công tác quy hoạch các KCN và quy hoạch GQVL, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chưa có hiệu quả 116

4.5 Một số giải pháp giải quyết việc làm giảm thất nghiệp đối với người lao động trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đến năm 2015 và những năm tiếp theo 117

4.5.1 Định hướng giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp 117

4.5.2 Các giải pháp giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp đối với người lao động trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 120

Trang 8

4.5.3 Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách của thành phố 122

4.5.4 Nhóm giải pháp mở rộng cầu lao động 123

4.5.5 Giải pháp nâng cao chất lượng lao động 125

4.5.6 Giải pháp phát triển thị trường lao động 126

4.5.7 Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi 127

4.5.8 Giải pháp của người lao động 128

4.5.9 Giải pháp chính sách hỗ trợ của Chính phủ 128

Phan V: kết luận và kiến nghị 130

5.1 Kết luận 130

5.2 Một số đề xuất, kiến nghị về vân đề giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp 132

5.2.1 Đối với Trung ương 132

5.2.2 Đối với tỉnh 133

5.2.3 Đối với Thành phố Bắc Ninh 133

5.2.4 Đối với người lao động 134

Tài liệu tham khảo 135

PHỤ LỤC 136

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Trạng thái nghề nghiệp của những người thất nghiệp mắc

TNXH 21

Bảng 2.2: Số người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp chia theo giới tính 35

Bảng 2.3: Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên, người trưởng thành 2000-2010 37

Bảng 2.4: Thực trạng lao động của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo khu vực thành thị - nông thôn năm 2000 và 2010 39

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xV hội Thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2002 - 2010 và ước thực hiện năm 2011 54

Bảng 4.1: Giới thiệu chung về các phường, xV nghiên cứu 70

Bảng 4.2: Giới thiệu chung về các doanh nghiệp được điều tra 71

Bảng 4.3: Dân số chia theo giới tính, khu vực thành thị - nông thôn 72

Bảng 4.4: Lực lượng lao động chia theo khu vực thành thị - nông thôn 74

Bảng 4.5: Quy mô cơ cấu lao động chia theo nhóm tuổi 75

Bảng 4.6: Quy mô cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ

học vấn 78

Bảng 4.7: Quy mô cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 80

Bảng 4.8: Quy mô cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế 81

Bảng 4.9: Quy mô cơ cấu lao động theo loại hình doanh nghiệp 83

Bảng 4.10: Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp chia theo giới tính 85

Bảng 4.11: Số người thất nghiệp chia theo khu vực thành thị nông thôn 87

Bảng 4.12: Người thất nghiệp phân theo nhóm tuổi 88

Bảng 4.13: Số người thất nghiệp phân theo trình độ học vấn 90

Bảng 4.14: Số người thất nghiệp phân theo trình độ chuyên môn đào tạo 93

Bảng 4.15: Số người thất nghiệp phân theo nhóm ngành kinh tế 95

Trang 11

Bảng 4.16: Số lao động thất nghiệp trong các doanh nghiệp chia theo

loại hình SXKD 97

Bảng 4.18: Nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp phân theo trình độ

Trang 12

DANH MỤC BIỂU ðỒ, ðỒ THỊ

Trang

Đồ thị 2.1: Mối quan hệ cung cầu trong thị trường lao động 29

Biểu 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người Thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2002-2010 (ước thực hiện 2011) 55

Biểu 3.2: Cơ cấu sản phẩm của TP Bắc Ninh giai đoạn 2002-2010 55

Biểu 3.3: Tỷ lệ dân số thành thị, nông thôn của TP Bắc Ninh 60

Biểu 4.1: Cơ cấu dân số TP Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2010 chia theo giới tính 73

Biểu 4.2: Cơ cấu dõn số Thành phố Bắc Ninh giai ủoạn 2008-2010 73

Biểu 4.3: Quy mô cơ cấu lao động của TP Bắc Ninh chia theo nhóm tuổi giai đoạn 2008-2010 77

Biểu 4.4: Quy mô LLLĐ chia theo trình độ học vấn 78

Biểu 4.5: Tỷ lệ dân số khu vực thành thị và nông thôn 105

Biểu 4.6: Cơ cấu dân số phân theo độ tuổi trong lực lượng lao động 106

Biểu 4.7: Tỷ lệ cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ đào tạo 107

Trang 13

Phần I: Mở đầu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Thất nghiệp là một thực trạng tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường, khi sức lao động được coi là hàng hoá và là hàng hoá đặc biệt, tác động của thất nghiệp đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xV hội của một đất nước (Quốc gia) thường ở mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp ở quốc gia đó Trong giai đoạn hiện nay cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có tác động nghiêm trọng tới vấn đề lao động - việc làm ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới Đối với một nước như Việt Nam tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu, nhất là xuất khẩu những sản phẩm từ những ngành, những nghề

sử dụng nhiều công nhân như may mặc, giầy da, thủy sản, du lịch thì sự tác

động đó lại càng rõ Thất nghiệp không chỉ ảnh hưởng tới việc làm thu nhập mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống của người lao động, đến sự hưởng thụ các quyền lợi con người của họ

Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này, ngay trong những năm đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước ta đV coi vấn đề giải quyết việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp là yếu tố không thể không tính đến trong chiến lược phát triển kinh tế xV hội của đất nước, đặc biệt là Việt Nam đang trong công cuộc hội nhập và phát triển Tại Đại hội Đảng lần thứ X năm 2005 đV khẳng

định: Giải quyết việc làm là yếu tố quan trọng, quyết định đến việc phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xV hội, nâng cao đời sống về vật chất cũng như tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân

Bắc Ninh là tỉnh mới được tái lập từ năm 1997, tuy có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xV hội, nhưng trong những năm qua, tốc độ phát triển KT-XH của tỉnh còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh Có thể nói, tình trạng đó do rất nhiều nguyên nhân, trong đó phải nói đến nguyên nhân thất nghiệp của lực lượng lao động, lực lượng lao

động dư thừa tương đối lớn, cơ cấu lao động chưa hợp lý, tỷ lệ thất nghiệp

Trang 14

còn ở mức độ cao, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn còn thấp, chính vì vậy đV ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xV hội của tỉnh Thành phố Bắc Ninh là một trung tâm đô thị của tỉnh có vai trò quan trọng nòng cốt đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xV hội của tỉnh Mặc dù Bắc Ninh là một thành phố trẻ, có nhiều tiềm năng và thế mạnh về tự nhiên

xV hội, đang trên bước đường khẳng định vị thế xứng đáng của trung tâm tỉnh lỵ, góp phần tích cực trong công cuộc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh

tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nhưng thực tế cho thấy kết quả thành phố

đV đạt được trong thời gian vừa qua còn chưa cao, nguyên nhân chính là tỷ lệ thất nghiệp còn cao lực lượng dư thừa còn lớn khoảng 4.500 lao động (tương ứng 4,3%) nhu cầu việc làm của người lao động chưa được đáp ứng đầy đủ

Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xV hội của thành phố nói riêng và của cả tỉnh nói chung Trước thực tế trên đòi hỏi cần phải có những giải pháp cụ thể, hiệu quả về giải quyết việc làm, bố trí cơ cấu lao động hợp lý nhằm giải quyết vấn đề thất nghiệp của thành phố Bắc Ninh nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế -

xV hội của Thành phố Bắc Ninh cũng như của tỉnh Bắc Ninh

Việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần đánh giá thực trạng tình hình thất nghiệp của thành phố Bắc Ninh, giải pháp giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao mức sống của nhân dân, tìm ra những nguyên nhân của thất nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm, bố trí cơ cấu lao động hợp lý, giảm tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2015 và những năm tiếp theo

Từ vấn đề nêu trên, câu hỏi đặt ra là vậy thực trạng thất nghiệp ở thành phố Bắc Ninh như thế nào? thất nghiệp ở nhóm tuổi nào là lớn nhất? nhân tố nào ảnh hưởng đến thất nghiệp? Nguyên nhân thất nghiệp là do đâu? trên cơ

sở đó cần có các giải pháp gì nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho người lao động

ở thành phố Bắc Ninh đến năm 2015 và những năm tiếp theo?

Trang 15

Chính vì nguyên nhân trên, tôi tiến hành chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu, đánh giá tình hình thất nghiệp tại thành phố Bắc Ninh, từ đó

đề ra các giải pháp giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp tại thành phố

đến năm 2015 và những năm tiếp theo

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về thất nghiệp của người lao động

- Đánh giá phân tích tình hình thất nghiệp ở TP Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh

- Phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp trên địa bàn thành phố

- Những kiến nghị và đề xuất giải pháp tạo việc làm giảm thất nghiệp ở thành phố Bắc Ninh đến 2015 và những năm tiếp theo

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Thất nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh (bao gồm cả người của địa phương và nơi khác đến)

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi về không gian

Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn thành phố Bắc Ninh về thất nghiệp của người lao động trong các thành phần kinh tế (trong đó tập trung vào 04 phường và 01 xV và 10 doanh nghiệp)

1.3.2.2 Phạm vi về thời gian

Đề tài tập trung thu thập tình hình kinh tế của Bắc Ninh giai đoạn

2008-2010, sự phát triển của thành phố Bắc Ninh đến hết năm 2011

Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài từ tháng 6/2010 đến tháng 10/2011

Trang 16

1.3.2.3 Phạm vi về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thất nghiệp như: Cơ cấu dân số, lực lượng lao động, chất lượng nguồn lao động, nhu cầu lao động việc làm của các doanh nghiệp, nhóm nhân tố ảnh ảnh hưởng, nguyên nhân thất nghiệp, thất nghiệp tập chung ở nhóm tuổi nào là chủ yếu ở thành phố Bắc Ninh Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, những đề xuất kiến nghị nhằm giảiquyết việc làm giảm thất nghiệp năm 2015 và những năm tiếp theo tại Thành phố Bắc Ninh (Giải quyết việc làm giảm thất nghiệp là những chủ trương chính sách cần đặc biệt quan tâm của chính quyền Thành phố trong chiến lược phát triển kinh tế xV hội của Thành phố Do vậy căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh của Thành phố, trên cơ sở phát triển kinh tế xV hội của Thành phố những năm qua cần có các chính sách, giải pháp cụ thể, bền vững

để giải quyết việc làm giảm thất nghiệp góp phần phất triển kinh tế xV hội của Thành phố Bắc Ninh đến năm 2015 và những năm tiếp theo)

Trang 17

Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.1 Một số khái niệm và quan điểm về thất nghiệp

Để có cơ sở xác định thất nghiệp, cần nghiên cứu một số khái niệm sau:

* Khái niệm lao động

Những quan điểm về lao động:

Lao động là hoạt động có mục đích của con người, lao động là một hành

động diễn ra giữa con người với thế giới tự nhiên Trong quá trình lao động, con người vận dụng sức tiềm tàng trong thân thể mình, sử dụng công cụ lao

động để tác động vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất tự nhiên, biến

đổi những vật chất đó, làm cho chúng có lợi ích cho đời sống của mình Vì thế, lao động là điều kiện không thể thiếu được của đời sống con người, là một

sự tất yếu vĩnh viễn, là môi giới trong trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người, lao động chính là việc sử dụng sức lao động [1]

Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động, sức lao

động là năng lực của con người, nó bao gồm cá thể lực và trí lực, nó là yếu tố tích cực đóng vai trò trung tâm trong suốt quá trình lao động, là yếu tố khởi

đầu, quyết định trong quá trình sản xuất, sản phẩm hàng hoá có thể được ra

đời hay không thì nó phụ thuộc vào quá trình sử dụng sức lao động

* Lực lượng lao động

Lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên đang

có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm [1] Như vậy, theo khái niệm này có thể hiểu lực lượng lao động là một bộ phận của người lao động nó bao gồm 2 phần: Một là những người đủ 15 tuổi trở lên

đang có việc làm trong các lĩnh vực đời sống kinh tế - xV hội, biểu hiện của việc làm đó là tạo ra thu nhập mà hoạt động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm, ngoài ra còn có cả những hoạt động của một bộ phận dân số không

Trang 18

trực tiếp tạo ra thu nhập nhưng lại trực tiếp giúp người thân, gia đình tạo thu nhập Hai là những người đang ở trong độ tuổi lao động không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và luôn sẵn sàng làm việc (như vậy ngược lại bộ phận dân số này không tạo ra thu nhập, nhưng luôn tìm cách tạo ra thu nhập) Ngoài ra khi nghiên cứu về lao động ta còn thường sử dụng dân số hoạt động kinh tế trong 12 tháng qua (là những người từ đủ 15 tuổi trở lên có tổng số ngày làm việc và ngày có nhu cầu làm việc lớn hơn hoặc bằng 183 ngày, nếu nhỏ hơn 183 ngày là dân số hoạt động kinh tế không thường xuyên) [2]

Thống kê kinh tế định nghĩa về lực lượng lao động là một bộ phận của nguồn lao động có khả năng huy động vào hoạt động kinh tế Tuy nhiên nguồn lao động ở đây bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế tham gia lao động tạo ra sản phẩm xV hội Số lượng và cơ cấu lực lượng được xác định theo sơ đồ sau:

làm việc

Thực tế đang làm việc thường xuyên

Có khả năng lao động

Không có khả năng lao động Nguồn lao động của địa phương

Đang làm việc Thất nghiệp

Học sinh, sinh viên Lực lượng lao động

Nguồn: Giáo trình kinh tế vĩ mô (Đại học KTQD Hà Nội 2004)

- Lực lượng lao động được biểu hiện trên hai mặt:

Về số lượng: Đó là tổng số người trong độ tuổi lao động và thời gian làm việc có thể huy động của họ Việc quy định cụ thể độ tuổi lao động của mỗi

Trang 19

quốc gia khác nhau tuỳ thuộc yêu cầu của mỗi quốc gia và trình độ phát triển của nền kinh tế trong từng giai đoạn Hiện nay ở nước ta độ tuổi lao động

được quy định là từ 15-60 tuổi (đối với nam) và từ 15-55 tuổi (đối với nữ) [7]

Về chất lượng: Đó là trình độ chuyên môn và sức khoẻ của người lao

động

Vai trò của lực lượng lao động trong phát triển kinh tế xV hội

Trong những thập niên 50-60 của thế kỷ XX, những thành tựu tăng trưởng kinh tế thế giới chủ yếu do nền công nghiệp mang lại Đây là những tiến bộ của nền khoa học kỹ thuật do con người tạo ra, đặc biệt ở những nước có lực lượng lao động phát triển Trước đây nguồn lực tự nhiên được đánh giá cao, có vai trò trong sự phát triển kinh tế Nhưng ngày nay, yếu tố con người (nguồn lực) được đánh giá đặc biệt quan trọng, nguồn lực con người đV trở thành nguồn lực cơ bản nhất, quan trọng nhất, có tính quyết định nhất đến sự phát triển kinh tế - xV hội , nhân tố con người được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực, yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy nhau cùng phát triển

Ngày nay khi xuất hiện quan điểm về nền kinh tế tri thức thì vai trò của nguồn nhân lực càng được đánh giá cao Chất lượng nhân lực bao hàm chứa

đựng giá trị tri thức kết tinh của nhân loại Từ thập kỷ 80 đến nay, do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, nền kinh tế

đang biến đổi sâu sắc và mạnh mẽ Đây là bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng

đại Nền kinh tế chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí thức, nó nói lên vai trò quyết định của tri thức và công nghệ đối với sự phát triển kinh

tế và tri thức ngày càng trở thành nhân tố trực tiếp sản xuất

Sự phát triển kinh tế xV hội phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác, quản lý và

sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực của đất nước, bao gồm nguồn tài

Trang 20

nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ và tiềm lực con người, trong đó nguồn nhân lực có vị trí trung tâm, đóng vai trò quyết

định, nguồn nhân lực và nhân tố của sự phát triển là nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho con người, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người Như vậy: con người nguồn nhân lực vừa là mục tiêu, vừa là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xV hội Mọi hoạt động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cuối cùng đều là kết quả hoạt động của con người và phục vụ cho nhu cầu của con người

Thực tế của đổi mới của nước ta hơn 20 năm qua cho thấy Đảng và Nhà nước ta đV có nhiều chủ trương đường lối, chính sách biện pháp thiết thực quan tâm phát huy nhân tố nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước về nguồn nhân lực Quá trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá càng đòi hỏi phải có lực lượng lao

động có tay nghề và trình độ kỹ thuật cao (lao động tri thức) giỏi về chuyên môn nghiệp vụ để có thể tiếp thu và sử dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại của thế giới Nhận thức được yêu cầu tất yếu khách quan đó ngay từ Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VII) đV đặt việc phát triển nguồn nhân lực là chính sách hàng đầu trong các chính sách và biện pháp, nhằm thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá

2.1.2 Khái niệm việc làm - thất nghiệp

* Việc làm

Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đV đưa ra rất nhiều

định nghĩa nhằm làm sáng tỏ “việc làm là gì?” và ở các quốc gia khác nhau do

ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp người

ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau Chính vì thế không có một định nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật ngăn cản đều được thừa nhận là việc làm” [7] Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức: Một là, làm công việc để

Trang 21

nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó; Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công việc đó; Ba là, làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không đưa trả thù lao dưới mọi hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó (bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý)

- Theo mức độ về thời gian làm việc ta có việc làm chính và việc làm phụ: + Việc làm chính: Là việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian nhất, có thu nhập cao nhất

+ Việc làm phụ: Là việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian nhất sau việc làm chính

Ngoài ra người ta còn có thể chia việc làm thành việc làm bán thời gian, việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả

- Các đặc trưng của việc làm

Các đặc trưng của việc làm chính là cơ cấu hoặc cấu trúc dân số có việc làm theo các tiêu chí khác nhau nhằm làm rõ các khía cạnh của vấn đề việc làm bao gồm:

+ Cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi

Cho biết trong số những người có việc làm thì tỷ lệ nam, nữ là bao nhiêu;

độ tuổi nào là lực lượng lao động chính (chiếm phần đông trong lực lượng lao

động)

+ Sự thay đổi quy mô việc làm theo vùng (nông thôn - thành thị) cho biết khả năng tạo việc làm ở hai khu vực này cũng như tiềm năng tạo thêm việc làm mới trong tương lai

+ Cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế

Cho biết ngành kinh tế nào trong nền kinh tế quốc dân có khả năng thu hút

được nhiều lao động nhất ở hiện tại và tương lai, sự dịch chuyển lao động ở

Trang 22

giữa các ngành này Trong nền kinh tế quốc dân, ngành kinh tế được chia làm

3 khu vực lớn (Khu vực I gồm các ngành: nông nghiệp, ngư nghiệp; khu vực II gồm các ngành: công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác mỏ, năng lượng; khu vực III: ngành dịch vụ)

+ Cơ cấu việc làm theo nghề

Cho biết nghề nào hiện tại tạo ra được nhiều việc làm nhất và xu thế lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của người lao động

+ Cấu trúc việc làm theo thành phần kinh tế

Cho biết hiện tại lực lượng lao động đang tập trung nhiều nhất trong thành phần kinh tế nào, xu thế dịch chuyển lao động giữa các thành phần kinh tế trong tương lai

Thành phần kinh tế được chia dựa trên quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất + Trình độ văn hoá và đào tạo của dân số theo nhóm tuổi, giới tính, theo vùng

- Các chỉ tiêu đo lường về việc làm

+ Tỷ lệ người có việc làm: Là tỷ lệ % của số người có việc làm so với dân

số hoạt động kinh tế

+ Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ: Là tỷ lệ % của số người có việc làm đầy

đủ so với dân số hoạt động kinh tế

- Dân số hoạt động kinh tế (DSHĐKT) là một bộ phận dân số cung cấp hoặc sẵn sàng cung cấp sức lao động cho sản xuất của cải vật chất và dịch vụ DSHĐKT = Những người đang làm việc + Những người thất nghiệp

Những người đang làm việc = Những người trong độ tuổi lao động + ngoài

độ tuổi lao động đang tham gia làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân Những người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu cầu tìm việc nhưng hiện tại chưa tìm được việc làm Thất nghiệp thực chất là tồn tại của nền kinh tế - xV hội trong nhiều chế độ

xV hội, thất nghiệp theo đúng nghĩa của từ là: Mất việc làm hay sự tách rời lao động ra khỏi tư liệu sản xuất, khái niệm thất nghiệp ngày càng được bổ

Trang 23

sung và mở rộng dần, và cho đến nay vẫn có những quan điểm và cách hiểu thất nghiệp khác nhau

Thất nghiệp theo nghĩa chung nhất là tình trạng tồn tại khi một bộ phận người lao động muốn làm việc nhưng không có việc làm

Theo định nghĩa của tổ chức lao động quốc tế ILO thì: Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc, nhưng không thể tìm kiếm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành

Có quan niệm cho rằng: Thất nghiệp là hiện tượng gồm những người mất thu nhập do không có khả năng tìm được việc làm trong khi đó họ còn trong

độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc và đăng ký ở cơ quan môi giới về lao động nhưng chưa được giải quyết

Một quan điểm khác thì cho rằng: Thất nghiệp là tính tồn tại trong khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc, nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành, còn những người thất nghiệp là những người đang trong độ tuổi lao động có khả năng lao

động không tìm kiếm được việc làm Như vậy, các định nghĩa và quan niệm trên cho thấy, không phải người nào không có việc làm cũng được xếp vào nhóm người thất nghiệp mà chỉ những người “trong độ tuổi lao

động, có khả năng lao động, đang không có việc làm, đang đi tìm việc làm” thì mới được coi là người thất nghiệp Sở dĩ người thất nghiệp phải

là người “trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động” là vì, về mặt tự nhiên mà nói con người chỉ có thể lao động khi cơ thể đạt đến một sự phát triển về thể lực, tức là phải đạt đến một độ tuổi nào đó Ví dụ nhiều quốc gia trên thế giới quy định độ tuổi lao động từ 16-60 tuổi đối với nữ

và từ 16-55 tuổi đối với nam (giới hạn dưới của tuổi lao động là độ tuổi

mà những người tới độ tuổi này có thể tham gia lao động, còn giới hạn trên của tuổi lao động là độ tuổi mà những người vượt quá độ tuổi đó thì khả năng lao động suy giảm rõ rệt)

Trang 24

Trên thực tế là không phải tất cả những người trong độ tuổi lao động đều

có thể tham gia lao động, mà có một bộ phận do những nguyên nhân nào đó (tàn tật, tai nạn dẫn đến không có khả năng lao động)

Bên cạnh các đặc trưng “trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động” người thất nghiệp còn phải là người “đang không có việc làm, đang đi tìm việc làm” Đang đi tìm việc làm theo ILO là việc tiến hành các bước đi cụ thể nhằm tìm kiếm việc làm được trả công hoặc tự tạo việc làm Những bước đi cụ thể này bao gồm: Đăng ký tìm việc làm tại các trung tâm giới thiệu việc làm của Nhà nước hay của tư nhân; nộp đơn xin việc trực tiếp cho các chủ sử dụng lao động; tìm việc làm tại các công trường, nông trang, cổng nhà máy tìm kiếm và trả lời các quảng cáo việc làm trên báo chí; nhờ bạn bè, người thân tìm kiếm việc làm giúp chuẩn bị cho việc tự kinh doanh Như vậy, những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang đi học, đang thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, đang làm công việc nội trợ hoặc không có nhu cầu làm việc đều không được coi là người thất nghiệp

Có hai khái niệm trong kinh tế học mà người ta có thể nhầm lẫn với nhau

đó là thất nghiệp và thiếu việc làm:

+ Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm kiếm được việc làm Những người được coi là thất nghiệp phải ở thế chủ

động và tích cực tìm việc, nhưng vì những lý do khác nhau nên họ không được tuyển dụng hoặc được thuê

+ Thiếu việc làm là tình trạng một người lao động đang có việc hay đV

được tuyển dụng, nhưng không được làm hết khả năng hay công suất như mong muốn Như vậy thất nghiệp hoàn toàn khác với thiếu việc làm

Từ đặc trưng trên cho thấy (người thất nghiệp) có thể là một số dạng sau: + Những người mới đến tuổi lao động, học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp hoặc thôi học, bỏ học chưa tìm kiếm được việc làm

+ Bộ đội xuất ngũ, thanh niên xung phong hoàn thành nghĩa vụ quân sự chưa có việc làm

Trang 25

+ Số đối tượng xV hội sau thời gian quản giáo, chữa trị bệnh đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm

+ Những người đV từng có việc làm nhưng hiện tại không có việc làm do hết hạn hợp đồng, do bị thôi việc, do ngừng sản xuất

+ Những người phải nghỉ việc tạm thời không có thu nhập do tính mùa vụ của sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp

Khái niệm “Người thất nghiệp” có liên quan chặt chẽ với khái niệm

“người có việc làm” với quan niệm “Mọi hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ, tạo ra thu nhập nhưng không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm” thì những người có việc làm là những người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, bao gồm:

+ Những người đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền công dưới hình thức bằng tiền mặt hay bằng hiện vật

+ Những người làm những công việc để thu lợi nhuận cho bản thân hay thu nhập cho gia đình

+ Những người đV có việc làm trước đó, song tại thời điểm điều tra tạm thời không làm việc vì lý do như bị ốm đau, bị tai nạn lao động, tranh chấp lao

động, nghỉ hè, tạm thời bị cản trở không đi làm được do thời tiết xấu tự ý vắng mặt và sau đợt nghỉ lại đi làm bình thường

Tóm lại, không phải tất cả những người trong độ tuổi lao động đều tham gia lao động mà còn có một bộ phận dân số do những nguyên nhân nào đó không có khả năng lao động (tàn tật, tai nạn ) đồng thời có một bộ phận dân

số ngoài độ tuổi lao động (trên tuổi lao động và trẻ em từ 13-15 tuổi) thực tế

có tham gia lao động Vì vậy “Nguồn lao động” bao gồm số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động thực tế có tham gia làm việc trong nền kinh tế quốc dân

Trong nguồn lao động có bộ phận nhỏ những người không thuộc lực lượng lao động (dân số không hoạt động kinh tế) như học sinh, sinh viên đang đi

Trang 26

học, những người đang làm nội trợ, những người đang không có nhu cầu làm việc và một bộ phận lớn những người thuộc “lực lượng lao động” (dân số hoạt

động kinh tế) đó là những người đang có việc làm và những người thất nghiệp

Để phản ánh tình hình thất nghiệp của một quốc gia, khu vực, có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu “Tỷ lệ thất nghiệp” được phổ biến nhất, chỉ tiêu này cũng thường được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập trong các bản tin về tình hình thị trường lao động Tỷ lệ thất nghiệp của một quốc gia (hoặc một khu vực) là tỷ số giữa tổng số người thất nghiệp của quốc gia (hay khu vực đó) và lực lượng lao động (dân số hoạt động kinh tế) Như vậy chỉ tiêu “tỷ lệ thất nghiệp” đo lường số người thất nghiệp trong lực lượng lao động (dân số hoạt động kinh tế) chứ không phải trong tổng dân số lực lượng lao động hay dân số hoạt động kinh tế là tổng số những người có việc làm và những người thất nghiệp của quốc gia hoặc khu vực

Trong điều kiện kinh tế thị trường, thất nghiệp là một trong những vấn đề nan giải và khó giải quyết đối với Chính phủ các nước Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà thất nghiệp có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào, cho dù nước đó

là nước đang phát triển hay nước công nghiệp phát triển

* Nhóm chỉ tiêu thất nghiệp

- Tỷ lệ thất nghiệp (TLTN): Là tỷ lệ phần trăm số người lao động không

có việc làm trên tổng số lực lượng lao động (dân số hoạt động kinh tế)

TN TLTN =

LLLĐ ì 100

- Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm i (nam nữ, nhóm tuổi) là tỷ lệ phần trăm giữa những người thất nghiệp thuộc nhóm i (trong kỳ xác định) trên tổng số người thất nghiệp trong cùng kỳ

TNi TLTNi =

LLLĐi ì 100

Trang 27

- Tỷ lệ thất nghiệp đV được giải quyết việc làm là tỷ lệ phần trăm giữa những người thất nghiệp đV được giải quyết việc làm trên tổng số những người thất nghiệp trong kỳ

- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp mà tại đó thị trường lao

động đạt mức cân bằng Tại mức đó tiền lương và giá hợp lý bởi các thị trường đều đạt cân bằng dài hạn Số người thất nghiệp tự nhiên sẽ là tổng số người thất nghiệp tự nguyện, những người chưa có những mong muốn để tham gia vào thị trường lao động Nói cách khác, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

là tỷ lệ trong những tác động lên xuống đối với giá cả và tiền lương ở tư thế cân bằng

* Phân loại thất nghiệp: Thất nghiệp là một hiện tượng phức tạp cần phải

được phân loại để hiểu rõ về nó, tuỳ theo mục đích nghiên cứu và việc lựa chọn tiêu thức phân loại, có nhiều hình thái thất nghiệp khác nhau

- Căn cứ vào tính chất thất nghiệp: Thất nghiệp được phân thành các loại như sau {1}

+ Thất nghiệp tự nhiên: Loại thất nghiệp này xảy ra do quy luật cung cầu của thị trường sức lao động tác động Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất mà một nền kinh tế có thể đạt được Tỷ lệ này xảy ra khi mức GNP thực tế đạt được mức GNP tiềm năng Nói cách khác, khi GNP thực tế thấp hơn GNP tiềm năng sẽ có một bộ phận người lao động thất nghiệp

+ Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi mất cân đối cung và cầu về các loại lao

động Cụ thể cầu về lao động này tăng lên, cầu về lao động khác giảm đi, cung

điều chỉnh không kịp cầu Trong nền kinh tế thị trường sẽ có những ngành kinh tế phát triển thu hút thêm lao động, nhưng cũng có những ngành bị thu hẹp sẽ làm cho một bộ phận người lao động bị dư thừa và trở thành thất nghiệp (do thay đổi công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật, do trình độ chuyên môn của một số bộ phận không theo kịp đáp ứng yêu cầu )

Trang 28

+ Thất nghiệp tạm thời (thất nghiệp bề mặt): Loại thất nghiệp này phát sinh

do nhu cầu của sản xuất hoặc của bản thân người lao động cần được chuyển (bao gồm cả việc chuyển đến nơi làm việc mới) Trong thời gian chờ đợi sắp xếp công việc mới, người lao động được coi là thất nghiệp tạm thời (thất nghiệp bề mặt) loại thất nghiệp này diễn ra thường xuyên và không đáng lo ngại

+ Thất nghiệp chu kỳ: Kinh tế phát triển mang tính chu kỳ, sau giai đoạn hưng thịnh là giai đoạn suy thoái Trong giai đoạn suy thoái, mức cầu chung

về lao động giảm, chính vì vậy đV làm tăng thất nghiệp Loại thất nghiệp này diễn ra theo chu kỳ và mang tính quy luật

+ Thất nghiệp thời vụ: Do tính chất mùa vụ sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, nên những người lao động trong ngành nghề này không có việc làm thường xuyên và trở thành thất nghiệp theo mùa vụ

+ Thất nghiệp công nghệ: Do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, máy móc thay thế con người, chỉ cần một số ít người vận hành, một bộ phận người lao động tròng các dây chuyền sản xuất bị dôi ra trở thành thất nghiệp

- Căn cứ vào ý chí của người lao động, thất nghiệp được chia thành 2 loại: + Thất nghiệp tự nguyện: Là hiện tượng người lao động từ chối một công việc nào đó do mức lương được trả không thoả đáng hoặc do không phù hợp với trình độ chuyên môn, mặc dù họ vẫn có nhu cầu làm việc

+ Thất nghiệp không tự nguyện: Là hiện tượng người lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc và chấp nhận mức lương được trả nhưng người sử dụng lao động không chấp nhận hoặc không có người sử dụng nên trở thành thất nghiệp

- Căn cứ vào mức độ thất nghiệp, thất nghiệp được phân chia thành 2 loại: + Thất nghiệp toàn phần: Là trường hợp người lao động hoàn toàn không

có việc làm hoặc thời gian làm việc mỗi tuần dưới 8 giờ và họ vẫn có nhu cầu làm thêm

Trang 29

+ Thất nghiệp bán phần: Là trường hợp người lao động vẫn có việc làm nhưng khối lượng công việc ít hoặc thời gian lao động thực tế trung bình chỉ đạt 3-4 giờ trong i ngày làm việc mà họ vẫn có nhu cầu làm thêm (bán thất nghiệp) Như vậy, thất nghiệp thông dụng nhất là thất nghiệp do tổng cung lớn hơn tổng cầu Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về tình trạng thất nghiệp cũng như phản ảnh tình trạng chưa sử dụng hết lao động có thể dùng hai khái niệm chung đó là: thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình

+ Thất nghiệp hữu hình: Là số lao động không có việc làm (chủ yếu là lao

động thành thị)

+ Thất nghiệp trá hình: Bao gồm bán thất nghiệp (thiếu việc làm) (chủ yếu là lao động nông thôn theo mùa vụ và lao động thành thị phi chính thức) và thất nghiệp vô hình (chủ yếu là phụ nữ người lao động nản lòng)

- Nguyên nhân thất nghiệp: Các học thuyết kinh tế học giải thích thất nghiệp theo các cách khác nhau, kinh tế họ nhấn mạnh rằng nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt giảm sản xuất và sa thải công nhân (thất nghiệp chu kỳ) Một số khác chỉ ra rằng các vấn đề về cơ cấu ảnh hưởng thị trường lao động (thất nghiệp cơ cấu) Kinh tế học cổ điển và tân cổ điển có xu hướng lý giải áp lực thị trường đến từ bên ngoài, như mức lương tối thiểu, thuế, các quy định hạn chế thuê mướn người lao động (thất nghiệp thông thường) Có ý kiến lại cho rằng thất nghiệp chủ yếu là sự lựa chọn tự nguyện Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng thất nghiệp là thực tế giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản, các quan điểm khác nhau góp phần đưa ra cái nhìn toàn diện về tình trạng thất nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp, dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Nguyên nhân bao trùm là trong hệ thống cấu trúc kinh tế - xV hội cũng có những sai lầm, cụ thể như sau:

+ Chưa quan tâm đúng mức đến chiến lược xây dựng kinh tế - xV hội, hướng vào phát triển những ngành nghề công nghiệp với quy mô nhỏ để thu hút được

Trang 30

nhiều lao động dẫn đến hạn chế khả năng khai thác các tiềm năng hiện có để phát triển việc làm và tạo nhiều điều kiện người lao động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác

+ Chức năng vai trò của Nhà nước, các cấp, các ngành, các địa phương trong việc tổ chức lao động giải quyết việc làm chưa được phát huy đầy đủ, quá trình triển khai và thực hiện các chính sách, chương trình nhằm giải quyết việc làm cho người lao động còn chậm, thiếu chủ động, thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ và thiếu sự thống nhất giữa các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể Khi thực hiện các chính sách còn thiếu đồng bộ, chồng chéo làm giảm hiệu quả trong công tác, giải quyết việc làm Sự tuyên truyền về chính sách của Nhà nước đối với người dân chưa cao, cho nên sự hiểu biết của người dân đối với chính sách của nhà nước còn hạn chế

+ Do sự điều tiết của thị trường, chu kỳ kinh doanh có thể mở rộng hay thu hẹp, khi mở rộng doanh nghiệp thu hút thêm lao động, ngược lại khi thu hẹp doanh nghiệp lại dư thừa lao động, từ đó làm cho cung, cầu của thị trường lao

động thay đổi, làm phát sinh hiện tượng thất nghiệp

+ Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật: Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là sự tự động hoá các quá trình sản xuất nên trong chừng mực nhất

định máy móc đV thay thế con người, làm cho số người thất nghiệp tăng lên + Do sự gia tăng về dân số và nguồn lao động cùng với sự quốc tế hoá

và toàn cầu hoá kinh tế: Nguyên nhân này chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển, ở những nước này dân số và nguồn lao động thường tăng nhanh

Để hội nhập với nền kinh tế thế giới một cách nhanh chóng, các nước đang phát triển phải tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp, những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải giải thể và phá sản,

số doanh nghiệp còn lại phải nhanh chóng đầu tư theo hướng chiều sâu, đổi mới thiết bị và công nghệ sử dụng ít lao động dẫn đến lao động dư thừa và thất nghiệp tăng

Trang 31

Bên cạnh đó còn có sự ảnh hưởng đến thất nghiệp do cơ cấu dân số đang chuyển dần sang cơ cấu dân số già do việc giảm tỷ lệ sinh tự nhiên và gia tăng tuổi thọ, do vậy số người trong độ tuổi lao động tăng tạo tiềm năng lớn cho sự phát triển của đất nước nhưng cũng đồng thời là áp lực lớn đối với vấn đề việc làm và giải quyết việc làm, hơn nữa việc phân bổ dân số không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các vùng đô thị tạo áp lực lớn đối với vấn đề việc làm, gây lVng phí trong sử dụng lao động

+ Do thay đổi cơ cấu ngành, vùng: Điều này tạo ra sự mất cân đối giữa cung

và cầu lao động giữa các vùng (miền) kinh tế với nhau

+ Do người lao động không ưa thích công việc đang làm hoặc địa điểm làm việc: Những người này phải đi tìm công việc mới, địa điểm mới và trong thời gian chưa tìm được việc làm phù hợp họ trở thành thất nghiệp

+ Do tính chất của mùa vụ sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp nên những người lao động trong các ngành nghề này không có việc làm thường xuyên và trở thành thất nghiệp mùa vụ

+ Do nhu cầu của sản xuất hoặc của bản thân người lao động cần được chuyển việc (bao gồm cả việc chuyển đến nơi làm việc mới) Trong thời gian chờ đợi sắp xếp công việc mới, người lao động được coi là thất nghiệp tạm thời (thất nghiệp bề mặt)

2.1.3 Hậu quả của thất nghiệp

Thất nghiệp không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, gia đình

họ mà còn có tác động mạnh mẽ đến tất cả vấn đề kinh tế, chính trị, xV hội của một quốc gia, của khu vực

+ Đối với bản thân người lao động và gia đình họ: Thất nghiệp có thể gây ra những hậu quả rất trầm trọng Bởi vì mất việc làm đồng nghĩa với việc mất đi một nguồn thu nhập chủ yếu Mất đi nguồn thu nhập từ hoạt động nghề nghiệp

sẽ làm cho người lao động không có khoản tài chính để trang trải cho cuộc sống của chính người lao động và gia đình họ như các khoản tiền thuê nhà, chi phí

Trang 32

lương thực, thực phẩm, chi phí y tế, học hành của con cái v.v Mất việc làm cũng thường đồng nghĩa với việc các loại hình bảo hiểm gắn với hoạt động nghề nghiệp (bảo hiểm sức khoẻ, trợ cấp thai sản ) sẽ bị cắt đi Nếu không có tích luỹ dự trữ trước đây sẽ đẩy người lao động và gia đình họ vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt sức khoẻ suy giảm Do nhu cầu sinh tồn của con người và thực chất của người lao động phải cần có thu nhập để tồn tại, để

đáp ứng những yêu cầu đó người lao động sẽ dễ chấp nhận làm việc để có thu nhập, chính vậy họ dễ bị vi phạm pháp luật, vi phạm vào các tệ nạn xV hội như

cờ bạc, mại dâm, ma tuý Ngoài những ảnh hưởng về mặt kinh tế, thất nghiệp còn gây tác hại về mặt tinh thần, làm cho người lao động hoang mang thất vọng, buồn chán, tinh thần luôn bị căng thẳng

Đặc biệt ở các nước đang phát triển, thất nghiệp còn dẫn đến tình trạng người lao động dễ dàng chấp nhận mọi việc làm cho dù điều kiện làm việc không đảm bảo

+ Đối với nền kinh tế: Thất nghiệp luôn đồng hành với đói nghèo, thất nghiệp là sự lVng phí về nguồn lực xV hội, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế đình đốn, chậm phát triển Thật vậy, khi một bộ phận người lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng vì lý do khách quan không có việc làm thì dĩ nhiên là sức sản xuất trong nước và thu nhập quốc dân phải kém hơn khi mọi người lao động đều có việc làm Ngoài

ra, thất nghiệp còn trở ngại lớn cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Do sợ thất nghiệp công nghệ xảy ra nên nhiều quốc gia đang phát triển không mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Thất nghiệp sẽ dẫn đến nhu cầu xV hội giảm, hàng hoá dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm, giá cả tụt giảm, tình trạng thất nghiệp cao sẽ dẫn đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với nhiều việc làm Do đó, mà cơ hội đầu tư càng ít đi dẫn đến kìm hVm sự phát triển của nền kinh tế

Trang 33

+ Đối với xV hội: Thất nghiệp là một trong những nguyên nhân gây lên những tiêu cực, dễ đẩy người thất nghiệp đến chỗ bất chấp kỷ cương luật pháp

và đạo đức để tìm kế sinh nhai như trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín

dị đoan đồng thời cũng là nguyên nhân thúc đẩy tệ nạn tham nhũng trục lợi, làm cho sự phân hoá giàu nghèo, bất công bằng xV hội ngày càng lớn

Bảng 2.1: Trạng thái nghề nghiệp của những người

2.1.4 Các chính sách và biện pháp nhận hạn chế và khắc phục tình trạng

thất nghiệp

Như phần trên đề cập, thất nghiệp có những ảnh hưởng sâu rộng, không chỉ đối với cá nhân người thất nghiệp mà còn đối với nền kinh tế quốc dân và toàn xV hội Do vậy Chính phủ các nước luôn nghiên cứu tìm ra các chính sách

và biện pháp nhằm hạn chế và giải quyết tình trạng thất nghiệp Các chính sách và biện pháp này có thể phân tích thành 2 nhóm: Các chính sách và biện pháp hạn chế tình trạng thất nghiệp; các chính sách và biện pháp khắc phục hậu quả tình trạng thất nghiệp

* Các chính sách và biện pháp chủ yếu hạn chế tình trạng thất nghiệp Hiện nay thất nghiệp được coi là hiện tượng kinh tế - xV hội tồn tại ở mọi quốc gia, trong đó có nước ta Chúng ta thừa nhận thất nghiệp, coi đó là một

Trang 34

hiện tượng kinh tế - xV hội, là một trong những thất bại của thị trường cần

được khắc phục Do đó cần có chính sách cụ thể để hạn chế tình trạng thất nghiệp như sau:

a) Chính sách dân số: Đây là chính sách mang tính chiến lược lâu dài, chính sách này không chỉ góp phần làm giảm thất nghiệp mà còn tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xV hội Hạ thấp tỷ lệ tăng dân số cũng có nghĩa làm giảm được tỷ lệ tăng lực lượng lao động, từ đó tạo thêm cơ hội cho tìm kiếm việc làm, chính sách này đV và đang được áp dụng ở nhiều quốc gia như ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam Thực hiện chính sách dân số cũng có nghĩa là thực hiện các chương trình kế hoạch gia đình, cải thiện sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục và tạo cơ hội cho phụ nữ giảm tỷ lệ sinh đẻ để từ

đó giảm được tỷ lệ tăng dân số và nguồn lao động Theo nhà kinh tế học E.wayne.nafzger nếu làm tốt chính sách dân số ở các nước đang pháp triển thì sau 15 đến 20 năm, lực lượng lao động sẽ giảm đi rõ rệt và tình trạng thất nghiệp khó có cơ hội tăng đột biến

b) Ngăn di cư từ nông thôn ra thành thị

Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị thường cao hơn ở nông thôn, nhưng một bộ phận dân cư ở nông thôn vẫn có xu hướng di cư ra thành thị để tìm kiếm việc làm Điều này là do nếu tìm kiếm được việc làm ở thành thị thì người lao động sẽ được trả công cao hơn so với khi họ làm việc ở nông thôn Đây

là áp lực rất lớn làm cho bản thân cư dân thành thị cũng rơi vào tình trạng thất nghiệp Để giải quyết vấn đề này, nhiều quốc gia đV thực hiện một loạt các chương trình như: Định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn; thay

đổi công nghệ trong nông nghiệp; xây dựng thêm trường học, bệnh viện và cơ sở hạ tầng; tăng cường các dự án đầu tư để phát triển công nghiệp ở khu vực nông thôn Tuy nhiên, khi thực hiện các chương trình này Chính phủ các nước thường gặp khó khăn về vốn và sử dụng vốn đầu tư

Trang 35

c) áp dụng công nghệ thích hợp

Để hạn chế thất nghiệp, thông qua công cụ thuế và chính sách ưu đVi, Chính phủ nhiều nước đV khuyến khích các doanh nghiệp địa phương (đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ) ở khu vực nông thôn áp dụng công nghệ thích hợp để thu hút lao động, khuyến khích thu hút lao động nông nghiệp ở địa phương thông qua giảm ưu đVi thuế đất

d) Giảm độ tuổi nghỉ hưu

Đây là biện pháp mang tính (thế) nhằm giảm tình trạng thất nghiệp Bằng việc giảm tuổi nghỉ hưu cho người lao động sẽ nhanh chóng tạo một số chỗ việc làm mới cho người đang bị thất nghiệp, đặc biệt là những người mới bước vào độ tuổi lao động, học sinh, sinh viên mới ra trường Tuy nhiên, biện pháp này sẽ làm tăng số tiền chi trả trợ cấp hưu trí tăng lên Kết quả là người lao

động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng góp cao hơn, do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sản xuất của họ Mặt khác, ngân sách nhà nước cũng phải đóng góp gánh vác một phần để giải quyết hậu quả Chính vì vậy trước khi thực hiện biện pháp này, Chính phủ các nước cần phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng

e) Chính phủ tăng cường đầu tư cho nền kinh tế

Bên cạnh việc đầu tư thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Chính phủ còn phải tăng cường đầu tư cho nền kinh tế bằng cách “bơm tiền” một cách trực tiếp để xây dựng thêm những vùng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng để tạo thêm việc làm cho người lao động và thực hiện những mục tiêu kinh tế - xV hội khác Tuy vậy, nếu số chi lớn hơn số thu từ thuế của Chính phủ thì lạm phát rất dễ xảy ra Ngoài ra, Chính phủ còn cần phải có chính sách vĩ mô đối với nền kinh tế như chính sách tiền tệ, chính sách giá, chính sách đầu tư, chính sách phát triển chống lạm phát và ổn định cuộc sống của người dân

Trang 36

f) Chính sách giải quyết việc làm giảm thất nghiệp

Giải quyết việc làm là mục tiêu giảm thất nghiệp, đây là vấn đề lớn, luôn sống động theo cơ chế thị trường Giải quyết việc làm và mục tiêu giảm thất nghiệp là hai vấn đề có mối quan hệ biện pháp với nhau, có tác động qua lại với nhau và nó có tầm đặc biệt quan trọng với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, là vấn đề không thể thiếu trong xây dựng các kế hoạch, chương trình chiến lược phát triển kinh tế - xV hội của mỗi quốc gia đó

Giải quyết việc làm và mục tiêu giảm thất nghiệp là hai vấn đề không thể tách rời, giải quyết tốt vấn đề việc làm sẽ góp phần quyết định đến tỷ lệ thất nghiệp và ngược lại đạt được mục tiêu thất nghiệp cũng chính là đi được một bước dài trong vấn đề giải quyết việc làm

Chính sách giải quyết việc làm là hệ thống chính sách và giải pháp cụ thể hoá quan điểm đường lối của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm vừa là động lực phát triển kinh tế, vừa là thể hiện chính sách xV hội của Chính phủ quan tâm đến người lao động Chính sách giải quyết việc làm là một yêu cầu khách quan, phù hợp với quy luật phát triển nền kinh tế thị trường, chính sách giải quyết việc làm là một trong những chính sách cơ bản nhất của mỗi quốc gia đối với vấn đề giảm thất nghiệp, góp phần bảo đảm ổn

định tình hình kinh tế chính trị và sự phát triển của mỗi quốc gia ấy Chính sách giải quyết việc làm có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề thất nghiệp, do vậy việc được thất nghiệp chỉ thực sự làm được khi có một chính sách giải quyết việc làm hợp lý và đúng đắn Chính sách giải quyết việc làm có liên quan đến hàng loạt các vấn đề như: dân số, chất lượng nguồn nhân lực, vốn

đầu tư, mạng lưới dạy nghề, hệ thống thông tin đến các vấn đề có tác động

đến công tác giải quyết việc làm

* Các yếu tố tác động đến khả năng giải quyết việc làm giảm thất nghiệp, chất lượng lao động thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu sau:

- Tình trạng sức khoẻ của người lao động, sức khoẻ của người lao động là tình trạng thoải mái về chất, tinh thần và xV hội chứ không đơn thuần là có

Trang 37

bệnh tật hay không, sức khoẻ là tổng hoà nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong

và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần Hiện trạng của sức khoẻ được đánh giá như về chiều cao, cân nặng, tình trạng thể lực thần kinh có thể chia làm ba cấp độ tốt - trung bình - yếu Tình trạng sức khoẻ của người lao động tìm công việc phù hợp với sức khoẻ của mình và là cơ sở để nhà tuyển dụng sẵn sàng hay từ chối tuyển dụng lao động vào doanh nghiệp mình

- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hoá: Trình độ văn hoá là sự hiểu biết của người lao động với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xV hội, là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản Trình

độ văn hoá biểu hiện mặt bằng dân trí của mỗi quốc gia, trình độ văn hoá của người lao động là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng lao động và tác

động trực tiếp đến quá trình sản xuất Trình độ văn hoá tạo khả năng tiếp thu vận dụng, ứng dụng hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn có tác động đến giải quyết việc làm

- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật

Trình độ chuyên môn kỹ thuật là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm trách công việc về quản lý hay hoạt động nghề nghiệp Trình độ chuyên môn

là sự hiểu biết, khả năng thừa hành về chuyên môn nào đó mà người lao động

được đào tạo ở các trường (trước đó) để thực hiện một công việc nhất định Trình độ chuyên môn là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của người lao

động, nó phản ánh khả năng làm việc của người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường

- Chỉ tiêu biểu hiện phẩm chất của người lao động

Phẩm chất của người lao động thể hiện ở giá trị đạo đức nhân văn, lối sống, tư tưởng, nghề nghiệp, thái độ của người lao động đối với công việc, nó

được biểu hiện cụ thể phẩm chất của người lao động đó là:

+ Lòng yêu nghề và đam mê công việc

+ Cầu tiến, khiêm tốn, ham học hỏi

Trang 38

+ Có trách nhiệm trong công việc

+ Có kỹ năng và chuyên môn vững chắc

+ Tự động, tự giác trong công việc

+ Sẵn sàng học hỏi

+ Trung thực trong công việc

+ Khả năng phối hợp trong công việc

và tạo ra năng lực sản xuất

Vốn đầu tư là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế, xV hội, đặc biệt vốn để giải quyết việc làm, vốn đầu tư có tác động đa chiều đến nhiều vấn đề trong việc giải quyết việc làm, nó có tác động đến nhiều mặt trong nền kinh tế xV hội và từ đó có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn

đề giải quyết việc làm như làm giảm thất nghiệp

Một nền kinh tế quốc dân bao gồm những ngành sản xuất khác nhau, do

đó một quốc gia muốn phát triển và đạt tốc độ tăng trưởng cao phải có cơ cấu ngành hợp lý

Vốn đầu tư có tác động làm thay đổi tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành, đây là một hệ quả tất yếu của vốn đầu tư, đầu tư vào ngành nào càng nhiều thì ngành đó có khả năng đóng góp lớn vào GDP

Nguồn vốn đầu tư được sử dụng vào các hoạt động sản xuất và dịch vụ góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động Nhờ có nguồn vốn đầu tư mà các vùng mới có điều kiện xây dựng nhà máy, cơ sở hạ tầng trên lVnh thổ vùng miền, khu vực Ngay sau khi công trình của dự án đầu tư mới cho người lao

Trang 39

động ở vùng, thu hút lao động nhàn rỗi của vùng cho đến khi cơ sở đi vào hoạt

động và tiếp tục thu hút lao động ở vùng miền đó, việc thu hút vốn đầu tư còn

có tác động trong việc giúp nâng cao thu nhập của dân cư trong vùng

Mặt khác, vốn đầu tư còn đóng vai trò làm đòn bẩy trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, nó đẩy nhanh quá trình chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Quá trình chuyển dịch như trên là yếu tố tất yếu quyết định để chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hợp

lý hơn Sự chuyển dịch này trước mắt là giải quyết việc làm cho người lao động

do có sự phát triển công nghiệp và dịch vụ, sau đó từng bước nâng cao chất lượng lao động, nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống của nhân dân

Lao động và nguồn vốn đầu tư là hai yếu tố nguồn lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế Vốn đầu tư giúp bù đắp tài sản cố định, đảm bảo yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng yêu cầu cải tiến, hiện đại hoá phù hợp với yêu cầu của sự phát triển Vốn đầu tư là một bộ phận trong kế hoạch phát triển, nó xác định quy mô và tổng cơ cấu nhu cầu đầu tư cân đối nhằm hoàn thiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế, từ đó quy mô sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực được mở rộng,

do đó có thêm nhiều cơ hội cho người lao động tìm kiếm việc làm

Quá trình đầu tư về khoa học, công nghệ gia tăng góp phần không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kết cấu sản phẩm, đòi hỏi người lao động phải tự trau dồi bản thân để đáp ứng với sự đầu tư khoa học, công nghệ hiện đại, kiến thức, ký năng của người lao động được cải thiện và nâng cao để thích ứng với công nghệ mới Một khi trình độ của người lao động được nâng cao đồng nghĩa với việc họ có nhiều cơ hội tìm được việc làm [10]

* Thị trường lao động

Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường, thuật ngữ: “Thị trường lao động” đV được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến với nhiều cách khác nhau Thị trường lao động không giống các thị trường hàng hoá khác mà là hàng hoá “sức lao động”

Trang 40

Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước KX-04-04 cho rằng: Thị trường lao động

là toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực thuê mướn lao

động (bao gồm các quan hệ lao động cơ bản nhất như: tiền lương và tiền công, bảo hiểm xV hội, tranh chấp lao động ) ở đó diễn ra sự trao đổi, thoả thuận giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người sử dụng lao động Thị trường lao động là cách nói rút gọn của thị trường trao đổi sức lao động, giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó [17]

Tuy có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau về nội dung cơ bản để hình thành nên thị trường lao động, đó là không gian: Người cần bán sức lao động, người cần mua sức lao động và những ràng buộc giữa các bên về nội dung này Bởi vậy, thị trường được hiểu như sau: Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người có nhu cầu sử dụng lao động Sự trao đổi này được thoả thuận trên cơ sở các mối quan hệ lao động như tiền công, tiền lương, điều kiện làm việc, bảo hiểm xV hội thông qua một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng Như vậy, thị trường lao động được cấu thành bở ba yếu tố: cung, cầu và giá cả sức lao động, giữa ba yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau

+ Về cầu thị trường lao động: Là khả năng thuê mướn lao động trên thị trường với các mức tiền lương, tiền công tương ứng Cầu về lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguồn tài nguyên của đất nước, quy mô trình độ công nghệ, cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế, mức tiền công Theo luật cầu khi tiền công giảm thì lượng cầu đối với lao động tăng lên và ngược lại khi tiền công tăng thì lượng cầu đối với lao động giảm đi

+ Về cung thị trường lao động: cung về lao động được biểu hiện bằng khối lượng lao động sống (số lượng, chất lượng và cơ cấu của lực lượng lao

động) tham gia vào thị trường lao động trong một thời gian nhất định Theo

Ngày đăng: 11/10/2014, 04:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Đặng Thu Lan, “Những tác động đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay”, Tạp chí lý luận chính trị tháng 12/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tác động đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay
12. Quy hoạch mạng l−ới dạy nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2002-2010 13. Tài nguyên môi tr−ờng, “Báo cáo tình trạng đất và sử dụng đất tỉnhBắc Ninh 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo tình trạng đất và sử dụng đất tỉnh "Bắc Ninh 2010
14. Sở tài nguyên môi tr−ờng, “ATLAS tỉnh Bắc Ninh năm 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ATLAS tỉnh Bắc Ninh năm 2010
15. Nguyễn Đình Thái “Tạo việc làm cho người lao động để giảm tình hình thất nghiệp tại Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo việc làm cho người lao động để giảm tình hình thất nghiệp tại Việt Nam
16. Thái Ngọc Tịnh “Nghiên cứu thị trường lao động (Thái Ngọc Tịnh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu thị trường lao động (Thái Ngọc Tịnh
18. Nguyễn Bá Vĩnh “Tình trạng thất nghiệp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế x hội các n−ớc” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng thất nghiệp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế x hội các n−ớc
1. Đại học KTQD (2004), Giáo trình kinh tế vĩ mô Khác
2. Điều tra lao động việc làm 01/7 hàng năm (2002-2010) của Ban chỉ đạo điều tra lao động việc làm Trung −ơng Khác
3. Đề án xuất khẩu lao động tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2015 Khác
4. Báo cáo tổng kết công tác của Sở Lao động - TBXH Bắc Ninh năm 2005- 2010 Khác
5. Báo cáo chuyên đề về lao động việc làm của TP Bắc Ninh giai đoạn 2006- 2010 Khác
6. Báo cáo tình hình kinh tế xV hội TP Bắc Ninh giai đoạn 2005-2010 Khác
7. Bộ luật lao động Nước Cộng hoà xV hội chủ nghĩa Việt Nam (đV sửa đổi bổ sung năm 2002) Khác
8. Chương trình giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005- 2010 Khác
9. Kế hoạch phát triển kinh tế xV hội giai đoạn 2011-2015 Khác
11. Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2010 Khác
17. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu hình thành lực l−ợng lao động - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu hình thành lực l−ợng lao động (Trang 18)
Bảng 2.1: Trạng thái nghề nghiệp của những ng−ời   thất nghiệp mắc TNXH - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 2.1 Trạng thái nghề nghiệp của những ng−ời thất nghiệp mắc TNXH (Trang 33)
Đồ thị 2.1: Mối quan hệ cung cầu trong thị trường lao động - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
th ị 2.1: Mối quan hệ cung cầu trong thị trường lao động (Trang 41)
Bảng 2.2: Số ng−ời thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp chia theo giới tính - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 2.2 Số ng−ời thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp chia theo giới tính (Trang 47)
Bảng 2.3: Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên, ng−ời tr−ởng thành 2000-2010 - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 2.3 Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên, ng−ời tr−ởng thành 2000-2010 (Trang 49)
Bảng 2.4: Thực trạng lao động của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo   khu vực thành thị - nông thôn năm 2000 và 2010 - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 2.4 Thực trạng lao động của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo khu vực thành thị - nông thôn năm 2000 và 2010 (Trang 51)
Bảng 3.2: Quy mô cơ cấu dân số, lực l−ợng lao động chia theo nhóm tuổi - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.2 Quy mô cơ cấu dân số, lực l−ợng lao động chia theo nhóm tuổi (Trang 73)
Bảng 4.5: Quy mô cơ cấu lao động chia theo nhóm tuổi - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.5 Quy mô cơ cấu lao động chia theo nhóm tuổi (Trang 87)
Bảng 4.6: Quy mô cơ cấu lực l−ợng lao động chia theo trình độ học vấn - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.6 Quy mô cơ cấu lực l−ợng lao động chia theo trình độ học vấn (Trang 90)
Bảng 4.7: Quy mô cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.7 Quy mô cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn (Trang 92)
Bảng 4.8: Quy mô cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.8 Quy mô cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế (Trang 93)
Bảng 4.9: Quy mô cơ cấu lao động theo loại hình doanh nghiệp - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.9 Quy mô cơ cấu lao động theo loại hình doanh nghiệp (Trang 95)
Bảng 4.10:  Số ng−ời thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp chia theo giới tính - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.10 Số ng−ời thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp chia theo giới tính (Trang 97)
Bảng 4.11: Số ng−ời thất nghiệp chia theo khu vực thành thị nông thôn - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.11 Số ng−ời thất nghiệp chia theo khu vực thành thị nông thôn (Trang 99)
Bảng 4.12:  Ng−ời thất nghiệp phân theo nhóm tuổi - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.12 Ng−ời thất nghiệp phân theo nhóm tuổi (Trang 100)
Bảng 4.13:  Số người thất nghiệp phân theo trình độ học vấn - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.13 Số người thất nghiệp phân theo trình độ học vấn (Trang 102)
Bảng 4.15:  Số ng−ời thất nghiệp phân theo nhóm ngành kinh tế - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.15 Số ng−ời thất nghiệp phân theo nhóm ngành kinh tế (Trang 107)
Bảng 4.16:  Số lao động thất nghiệp trong các doanh nghiệp  chia theo loại hình SXKD - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.16 Số lao động thất nghiệp trong các doanh nghiệp chia theo loại hình SXKD (Trang 109)
Bảng 4.18: Nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp   phân theo trình độ học vấn - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.18 Nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp phân theo trình độ học vấn (Trang 122)
Bảng 4.19: Nhu cầu sử dụng lao động - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.19 Nhu cầu sử dụng lao động (Trang 123)
Bảng 4.20: Hiện trạng sử dụng quỹ đất của TP Bắc Ninh - nghiên cứu tình hình thất nghiệp tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.20 Hiện trạng sử dụng quỹ đất của TP Bắc Ninh (Trang 124)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w