Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hà nh nghiên cứu một số loại tinh dầu của cây Quế Cinnamomum cassia Blume, vì Quế và tinh dầu sản phẩm từ Quế có hoạt tính sinh học cao và Quế được s
Trang 1Trong hệ thực vật đa dạng của nước ta, nhóm cây có tinh dầu vô cùng phong phú và mang những nét đặc thù riêng Chúng là nguồn nguyên liệu đóng vai trò quan
trọng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau cũng như trong đời sống hằng ngày của mỗi người
Với ngành y tế, các loại cây tinh dầu đã và đang là nguyên liệu để sản xuất nhiều loại thuốc phòng chữa bệnh trong cả Tây y và Đông y
Trong công nghiệp thực phẩm nếu thiếu một số loại tinh dầu hương liệu thì giá
trị của sản phẩm sẽ giảm đi rõ rệt Trong công nghiệp hương liệu – hóa mỹ phẩm thì các loại tinh dầu thực vật được xem như là nguyên liệu chính giữ vai trò quyết định chất lượng sản phẩm
Trên thị trường thế giới tinh dầu và các sản phẩm chế biến từ tinh dầu luôn là
những mặt hàng có giá trị và sôi động Các nước Trung Hoa, Ấn Độ, Indonesia đã và đang trở thành những nước sản xuất và chế biến tinh dầu với số lượng lớn Nhiều nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Thụy Sỹ, Nhật Bản…rất chú trọng việc nhập tinh dầu thô và tái xuất các sản phẩm đã qua chế biến Công nghệ sản xuất, chế biến và kinh doanh tinh dầu đã đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho nhiều công ty tư bản
Tinh dầu Quế là loại tinh dầu quý có nhu cầu sử dụng cao trên thị trường thế
giới, chỉ có thể trồng từ vĩ tuyến 32o
Bắc đến 32o
Nam trên các loại đất đỏ, đất đồi núi
tầng dày, dễ thoát nước, có nhiệt độ bình quân 22 – 25 o
C
Trang 2nước ta còn thấp, lại phân tán, chất lượng không đều Một số nơi trồng Quế đạt chất lượng cao nhưng cũng có nơi người dân trồng Quế không tiêu thụ được do chất lượng kém Nhiều nông dân mặc dù đã đầu tư nhiều tiền của, công sức vào việc trồng Quế nhưng do không biết chọn giống Quế tốt nên sản phẩm Quế trồng ra rất kém chất lượng, không tiêu thụ được dẫn đến tình trạng phá bỏ rừng Quế hàng loạt
Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hà nh nghiên cứu một số loại tinh dầu của cây Quế (Cinnamomum cassia Blume), vì Quế và tinh dầu sản phẩm từ Quế có hoạt tính sinh học cao và Quế được sử dụng thường xuyên trong đời sống hằng ngày
Trong đề tài này, chúng tôi thực hiện một số khảo sát cơ bản về tinh dầu của rễ,
vỏ, gỗ và lá của cây Quế (Cinnamomum cassia Blume), được trồng tại xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam:
− Giải phẫu thực vật và quan sát bộ phận chứa tinh dầu
− Khảo sát và so sánh hàm lượng tinh dầu rễ, vỏ, gỗ và lá Quế bằng phương pháp chưng cất hơi nư ớc đun nóng truyền thống (Conventional Heating Hydrodistillation: CHHD) và phương pháp chưng cất hơi nước dưới sự hỗ trợ của vi sóng (Microwave Irradiation Hydrodistillation: MIHD)
− Xác định thành phần hóa học tinh dầu sản phẩm bằng phương pháp sắc
ký ghép khối phổ (GC–MS)
− Xác định các chỉ số vật lý và hóa học của tinh dầu
− Thử nghiệm hoạt tính sinh học của tinh dầu rễ, vỏ, gỗ, lá Quế đối với một
số chủng vi sinh vật
Trang 3LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ – sơ đồ – đồ thị
Danh mục phụ lục
1.2 TỔNG QUAN VỀ CHI CINNAMOMUM 1
1.3.4 Phân bố - Mô tả thực vật 6
1.3.4.1 Phân bố trên thế giới 6
1.3.4.1.1 Vùng Quế Sri Lanka 7 1.3.4.1.2 Vùng Quế Trung Quốc 7 1.3.4.1.3 Vùng Quế Việt Nam 7 1.3.4.2 Phân bố ở Việt Nam 7
1.3.4.2.1 Vùng Quế Hoàng Liên Sơn 7 1.3.4.2.2 Vùng Quế Thanh Hóa 8
Trang 41.3.5 Sinh thái, sinh trưởng và phát triển 9 1.3.6 Sản xuất và buôn bán 11
1.3.6.1 Sản xuất và buôn bán trên thế giới 11 1.3.6.2 Sản xuất và buôn bán trên thị trường Việt Nam 12 1.4 TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU QUẾ 13
1.4.1 Các nghiên cứu về tinh dầu Quế 13
1.4.1.1 Nghiên cứu tinh dầu rễ Quế 13 1.4.1.2 Nghiên cứu tinh dầu vỏ Quế 14 1.4.1.3 Nghiên cứu tinh dầu gỗ Quế 23 1.4.1.4 Nghiên cứu tinh dầu lá Quế 24 1.4.2 Lý hoá tính tinh dầu Quế 28
2.2 XÁC ĐỊNH BỘ PHẬN CHỨA TINH DẦU 37
2.4 KHẢO SÁT LY TRÍCH TINH DẦU RỄ QUẾ 39
2.4.3 So sánh 2 phương pháp ly trích tinh dầu rễ Quế CHHD và
Trang 52.5.2 Phương pháp MIHD 42 2.5.3 So sánh 2 phương pháp ly trích tinh dầu vỏ Quế CHHD và
2.6 KHẢO SÁT LY TRÍCH TINH DẦU GỠ QUẾ 45
2.6.3 So sánh 2 phương pháp ly trích tinh dầu gỡ Quế CHHD và
2.7 KHẢO SÁT LY TRÍCH TINH DẦU LÁ QUẾ 48
2.7.3 So sánh 2 phương pháp ly trích tinh dầu lá Quế CHHD và
2.8 SO SÁNH HÀM LƯỢNG TINH DẦU RỄ, VỎ, GỠ VÀ LÁ QUẾ
GIỮA HAI PHƯƠNG PHÁP CHHD VÀ MIHD 51 2.9 XÁC ĐỊNH CHỈ SỚ VẬT LÝ – HOÁ HỌC 53
2.11 THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT 59
2.11.1 Kết quả kháng vi sinh vật tinh dầu sản phẩm 59 2.11.2 So sánh kết quả kháng vi sinh vật tinh dầu sản phẩm ở các
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM 64
3.1 NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ 64
Trang 63.1.3 Thiết bị 64
3.1.4 Giải phẫu học 64
3.2 LY TRÍCH TINH DẦU 65
3.2.1 Phương pháp chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển (CHHD) 65 3.2.2 Phương pháp chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng (MIHD) 66 3.3 XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ VẬT LÝ 66
3.3.1 Tỷ trọng 66
3.3.2 Chỉ số khúc xạ 67
3.3.3 Góc quay cực 68
3.4 XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ HÓA HỌC 68
3.4.1 Chỉ số acid (IA) 68
3.4.2 Chỉ số savon hoá (IS) 69
3.4.3 Chỉ số ester (IE) 70
3.5 XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC 70
3.6 HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT 70
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – TỒN TẠI 71
4.1 KẾT LUẬN 71
4.2 TỒN TẠI 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC
Trang 7FAO (Food and Agriculture Organization): Tổ chức Lương thực quốc tế
CHHD (Conventional Heating Hydrodistillation): phương pháp chưng cất hơi nước đun nóng truyền thống
CHHDS (Conventional Heating Hydrodistillation with solvent): phương pháp chưng
cất hơi nước đun nóng truyền thống kết hợp với dung môi
MIHD (Microwave Irradiation Hydrodistillation): phương pháp chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng
scCO2 (Supercritical CO2): phương pháp ly trích sử dụng CO2siêu tới hạn
ISO (International Organization for Standardization): Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế PTN: phòng thí nghiệm
CN: công nghiệp
LV: luận văn
TLTK: Tài liệu tham khảo
TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam
Trang 8Bảng 1.4.1.1.1: Thành phần hoá học tinh dầu rễ Quế Cinnamomum loureirii Nees có nguồn gốc Nhật Bản
Bảng 1.4.1.2.1: Thành phần hoá học tinh dầu vỏ Quế Cinnamomum cassia Blume
thương phẩm (Trung Quốc)
Bảng 1.4.1.2.2: So sánh thành phần hoá học tinh dầu vỏ Quế Cinnamomum cassia
Blume (Trung Quốc)
Bảng 1.4.1.2.3: Thành phần hoá học của tinh dầu vỏ Quế Cinnamomum cassia Blume
có nguồn gốc Australia
Bảng 1.4.1.2.4: So sánh thành phần hoá học tinh dầu vỏ Quế Cinnamomum cassia Blume được ly trích từ 3 phương pháp CHHD, CHHDS, SP
Bảng 1.4.1.2.5: Thành phần cấu phần chính tinh dầu vỏ Quế thương phẩm
Cinnamomum cassia Blume từ 2 tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông, Trung Quốc
Bảng 1.4.1.2.6: Thành phần hóa học tin h dầu vỏ Quế Cinnamomum cassia Blume
Bảng 1.4.1.2.9: So sánh thành phần hoá học tinh dầu vỏ Quế Cinnamomum cassia
Blume từ 2 phương pháp ly trích CHHD và MIHD
Bảng 1.4.1.3.1: Thành phần hoá học tinh dầu nhánh , cành Quế Cinnamomum cassia
Blume (Trung Quốc)
Bảng 1.4.1.3.2: Thành phần hoá học tinh dầu nhánh , cành Quế Cinnamomum cassia
Blume thương phẩm lấy từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
Trang 9Bảng 1.4.1.4.2: Thành phần hoá học tinh dầu lá Quế Cinnamomum cassia Blume
(Trung Quốc)
Bảng 1.4.1.4.3: Thành phần hoá học tinh dầu lá Quế Cinnamomum cassia Blume
(Trung Quốc)
Bảng 1.4.1.4.4: Thành phần hoá học tinh dầu lá Quế Cinnamomum cassia Blume
thương phẩm lấy từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
Bảng 1.4.2.1.1: Chỉ số vật lý và hoá học tinh dầu vỏ Quế Cinnamomum cassia Blume
Bảng 1.4.2.1.2: Chỉ số vật lý và hoá học tinh dầu vỏ Quế Cinnamomum cassia Blume
Bảng 1.4.2.2.1: Chỉ số vật lý và hoá học tinh dầu lá Quế
Bảng 1.4.2 2.2: Chỉ số vật lý và hoá học tinh dầu lá Quế
Bảng 1.4.2 2.3: Chỉ số vật lý và hoá học tinh dầu lá Quế, Seychelles, Anh Quốc
Bảng 1.6.1: Khả năng diệt vi sinh vật của tinh dầu Quế ở các nồng độ pha loãng khác nhau
Bảng 2.4.1.1: Bảng khối lượng tinh dầu thu được theo thời gian ly trích
Bảng 2.4.2.1: Bảng khối lượng tinh dầu thu được theo thời gian ly trích
Bảng 2.4.3.1: Bảng so sánh hàm lượng tinh dầu rễ Quế của LV với các TLTK khác Bảng 2.5.1.1: Bảng khối lượng tinh dầu thu được theo thời gian ly trích
Bảng 2.5.2.1: Bảng khối lượng tinh dầu thu được theo thời gian ly trích
Bảng 2.5.3.1: Bảng so sánh hàm lượng tinh dầu vỏ Quế của LV với các TLTK khác Bảng 2.6.1.1: Bảng khối lượng tinh dầu thu được theo thời gian ly trích
Bảng 2.6.2.1: Bảng khối lượng tinh dầu thu được theo thời gian ly trích
Bảng 2.6.3.1: Bảng so sánh hàm lượng tinh dầu gỗ Quế của LV với các TLTK khác Bảng 2.7.1.1: Bảng khối lượng tinh dầu thu được theo thời gian ly trích
Bảng 2.7.2.1: Bảng khối lượng tinh dầu thu được theo thời gian ly trích
Bảng 2.7.3.1: Bảng so sánh hàm lượng tinh dầu lá Quế của LV với các TLTK khác
Trang 10Bảng 2.8.2: Bảng so sánh hàm lượng tinh dầu các bộ phận cây Quế thu được từ phương pháp CHHD với các TLTK khác
Bảng 2.9.1.1: Bảng chỉ số vật lý của tinh dầu các bộ phận cây Quế
Bảng 2.9.1.2: Bảng chỉ số vật lý của tinh dầu vỏ Quế của LV với các TLTK khác
Bảng 2.9.2.1: Bảng chỉ số hoá học của tinh dầu các bộ phận cây Quế
Bảng 2.10.1: Bảng so sánh thành phần hoá học tinh dầu các bộ phận cây Quế
Cinnamomum cassia Blume
Bảng 2.10.2: Bảng so sánh cấu phần chính tinh dầu rễ Quế của LV với các TLTK khác Bảng 2.10.3: Bảng so sánh cấu phần chính tinh dầu vỏ Quế của LV với các TLTK khác Bảng 2.10.4: Bảng so sánh cấu phần hoá học tinh dầu lá Quế với các TLTK khác
Bảng 2.11.2.1: Bảng so sánh kết quả kháng vi sinh vật tinh dầu nguyên chất Co
Bảng 2.11.2.2: Kết quả tính kháng vi sinh vật tinh dầu sản phẩm nồng độ C
Bảng 2.11.2.3: Kết quả tính kháng vi sinh vật tinh dầu sản phẩm nồng độ C2
1
Bảng 2.11.2.4: Kết quả tính kháng vi sinh vật của tinh dầu sản phẩm nồng độ C3
Trang 11Hình 1.3.3.1: Một gĩc vườn Quế Nam Trà My, Quảng Nam
Hình 1.3.3.2.1: Hình lá Quế Nam Trà My, Quảng Nam
Hình 1.3.3.2.2: Hình vỏ Quế Nam Trà My, Quảng Nam
Hình 1.3.3.2.3: Hình hoa Quế Nam Trà My, Quảng Nam
Hình 1.4.2.1: Tinh dầu vỏ Quế
Hình 1.4.2.2: Tinh dầu lá Quế
Hình 1.4.2.3: Tinh dầu nhánh và cành Quế
Hình 2.1.1: Cây Quế dùng để nghiên cứu
Hình 2.2.1: Tế bào tiết tinh dầu ở vỏ Quế
Hình 2.2.2: Tế bào tiết tinh dầu ở lá Quế
Hình 2.2.3: Tế bào tiết tinh dầu ở rễ Quế
Sơ đồ 2.3.1: Quy trình ly trích tinh dầu theo phương pháp chưng cất hơi nước đun nóng truyền thớng (CHHD) và chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng (MIHD)
Đờ thị 2.4.1.1: Đờ thị khới lượng tinh dầu thu được theo thời gian ly trích
Đờ thị 2.4.2.1: Đờ thị khới lượng tinh dầu thu được theo thời gian ly trích
Đờ thị 2.4.3.1: Đờ thị so sánh hàm lượng tinh dầu rễ Quế giữa phương pháp CHHD và MIHD
Đờ thị 2.5.1.1: Đờ thị khới lượng tinh dầu thu được theo thời gian ly trích
Đờ thị 2.5.2.1: Đờ thị khới lượng tinh dầu thu được theo thời gian ly trích
Đờ thị 2.5.3.1: Đờ thị so sánh khới lượng tinh dầu vỏ Quế giữa 2 phương pháp CHHD
và MIHD
Đờ thị 2.6.1.1: Đờ thị khới lượng tinh dầu thu được theo thời gian ly trích
Đờ thị 2.6.2.1: Đờ thị khới lượng tinh dầu thu được theo thời gian ly trích
Trang 12Đồ thị 2.7.1.1: Đồ thị khối lượng tinh dầu thu được theo thời gian ly trích
Đồ thị 2.7.2.1: Đồ thị khối lượng tinh dầu thu được theo thời gian ly trích
Đồ thị 2.7.3.1: Đồ thị so sánh khố i lượng tinh dầu lá Quế giữa 2 phương pháp CHHD
và MIHD
Đồ thị 2.8.1: Đồ thị so sánh hàm lượng tinh dầu rễ , vỏ, gỗ và lá Quế giữa 2 phương pháp CHHD và MIHD
Trang 13CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ HỌ LAURACEAE
Lauraceae là một họ thực vật có hoa nằm trong bộ Nguyệt Quế (Laurales) Họ này chứa khoảng 55 giống và trên 2000 (có thể nhiều tới 4000) loài phân bố rộng khắp thế giới, chủ yếu trong các khu vực nhiệt đới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Brazil.[4]
Các loại cây thân gỗ trong họ Nguyệt quế (Lauraceae) chiếm ưu thế trong các cánh rừng Nguyệt Quế trên thế giới, có tại một số khu vực ẩm ướt của vùng cận nhiệt đới và ôn đới thuộc Bắc và Nam bán cầu, bao gồm các đảo thuộc Macaronesia, miền Nam Nhật Bản, Madagascar và miền Trung Chile.[4]
Có ba mục đích sử dụng chính của các loài cây trong họ này: - hàm lượng cao của tinh dầu tìm thấy nhiều loài thuộc họ Lauraceae; - các tinh dầu này là nguyên liệu quan trọng cho nhiều gia vị và sản xuất nước hoa; - một vài loài còn cung cấp gỗ.[4]
1.2 TỔNG QUAN VỀ GIỐNG CINNAMOMUM
1.2.1 Tên gọi [4]
Tên khác: Quế Bon, re Bon…
Tên nước ngoài: Camphor tree, Cinnamomum, Cassia…
1.2.2 Nguồn gốc và phân bố
Giống Quế (Cinnamomum) là một giống lớn trong các loài thực vật thường xanh
thuộc họ Nguyệt quế (Lauraecae) Lá và vỏ của các loài thuộc giống này có tinh dầu thơm Giống này gồm khoảng 300 loài, phân bố chủ yếu tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, từ vùng đại lục châu Á đến khắp vùng Đông Nam Á, Australia và khu vực Tây Thái Bình Dương; riêng tại các vùng Nam Mỹ
đã phát hiện được 90 loài Đến nay mới chỉ khoảng 150 loài đã được nghiên cứu ở những chừng mực nhất định về từng khía cạnh khác nhau.[1,4]
Trang 14Ở nước ta, số loài thuộc giống Cinnamomum rất phong phú và đa dạng Năm
1991, Phạm Hoàng Hộ đã mô tả tóm tắt có 40 loài (chiếm 16,8 % tổng số loài của
giống Cinnamomum trên toàn thế giới và bằng 46,6 % số loài ở vùng Nam Mỹ).[7]
Những loài chứa tinh dầu đáng chú ý của giống Cinnamomum ở nước ta là: C argenteum Gamble (1914), C balansae Lecomte (1913), C bejolghota Sweet (1827),
C burmanni (C G Nees et J Nees) Blume (1826), C burmanni form heyneanum H
W Li (1978), C cassia Presl (1825), C glaucescens Drury (1869), C iners Reinw
ex Blume (1825), C javanicum Blume (1826), C loureirii C Nees (1836), C micranthum Hayata (1013), C porrectum Roxb Kosterm (1952), C tamala J Nees et Ebern (1831), C tetragonum A Chev (1918), C verum Presl (1825).[1,3,4,6]
1.3 TỔNG QUAN VỀ CÂY QUẾ
1.3.1 Phân loại [2,4]
Tên thường gọi: Quế đơn, Quế bì, Nhục quế, …
Tên khoa học: Cinnamomum cassia Blume
Tên đồng nghĩa: Laurus cassia L (1753), Cinnamomum aromaticum Nees
(1831)
Tên tiếng Anh: Cinnamom
Họ thực vật: Lauraceae
1.3.2 Giới thiệu chung về cây Quế
Cây Quế là loài thân gỗ, sống lâu năm, ở cây trưởng thành có thể cao trên
15 m, đường kính ngang ngực (1,3 m) có thể đạt đến 40 cm Quế có lá đơn cách hay gần đối, lá có 3 gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổi rõ ở mặt dưới của lá, các gân bên gần như song song, lá trưởng thành dài khoảng 18 – 20 cm, rộng khoảng 6 – 8 cm, cuống lá dài khoảng 1 cm Quế có tán hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc Cây Quế khoảng 8 – 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa, hoa Quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa tụ chùm, nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo, vươn lên phía trên của lá, màu trắng hay phớt vàng.[4,8]
Trang 15Quế ra hoa vào tháng 4, tháng 5 và quả chín vào tháng 1, tháng 2 năm sau Quả Quế khi chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím than, quả mọng trong
có chứa một hạt, quả hạt dài 1 – 1,2 cm, hạt hình bầu dục, 1 kg hạt Quế có khoảng
2500 – 3000 hạt Bộ rễ phát triễn mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàn lan rộng, đan chéo vào nhau vì vậy Quế có khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi núi dốc Cây Quế lúc nhỏ còn cần có bóng che thích hợp mới sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng đến độ trưởng thành (sau khoảng 3 – 4 năm trồng) thì cây Quế lại ưa sáng và cần được chiếu sáng đầy đủ Ánh sáng càng nhiều cây sinh trưởng càng nhanh và chất lượng tinh dầu càng cao.[1,6,7]
1.3.3 Giới thiệu Quế Nam Trà My (Cinnamomum cassia Blume)
Hình 1.3.3.1: Một góc vườn Quế Nam Trà My, Quảng Nam
1.3.3.1 Tên gọi [2,3,8]
Tên thường gọi: Quế đơn, Quế bì, Quế Trà My…
Họ: Lauraceae
Tên gọi khác:
Chinese cassia, Cinnamon, Cassia lignea (Anh)
Cannellier de China, Cannellier casse (Pháp)
Trang 16Rougui (Trung Quốc)
S’a: chwang (Lào)
Sambor lo veng (Campuchia)
Suramarit (Thái Lan)
Kayu mains, Kiamis, Manis jangan (Indonesia)
1.3.3.2 Mô tả thực vật
Quế thuộc cây đại mộc, sống lâu năm Cây thường mọc ở đồi núi cao và ưa mát, phù hợp với nhiệt độ 19 – 25 oC, chiều cao trung bình khoảng 18 – 20 m, đường kính ngang ngực có thể đạt từ 10 – 45 cm, thân thẳng tròn, tán lá tương đối hẹp Vỏ nhánh xanh rồi nâu dợt; vỏ dày nhẵn ở cây non và sần sùi ở cây già, màu xám Lá trưởng thành có mùi thơm dễ chịu, mọc cách hoặc gần như đối; lá tròn, dài, to 15 – 30 cm x 2,5 – 6 cm, mặt trên xanh đậm, nhẵn, láng bóng, mặt dưới lúc đầu có lông mịn, về sau hơi mốc, gân lồi Thân lá dài có thể đến 20 cm, rộng 4 – 6 cm, phiến lá cứng, có 3 đường gân đặc trưng Cuống lá dài 1,5cm, thô, phủ một lớp lông màu đen Chùm hoa hình chùy, tụ tán 12 – 15 cm ở nách lá, dài 7,5 – 18 cm Hoa nhỏ, chỉ chừng 3 mm, có lông rất mịn, màu trắng hoặc vàng trắng nhạt, bao hoa chia thùy, tiểu nhụy thụ 12, tiểu nhụy lép 4, chỉ không lông, noãn sào không lông; sau khi hoa nở các mảnh tách xòe ra đến đế Trái hình trứng hay hình trái xoan, tròn dài, dài 12 – 13 mm trên một đấu nguyên Hạt hình trứng, màu nâu đậm với những sọc nhạt Rễ cọc phát triển và rễ bàn
ăn ra xung quanh nhiều.[1,4,6,7]
Trang 17Hình 1.3.3.2.1: Hình lá Quế Nam Trà My, Quảng Nam
Hình 1.3.3.2.2: Hình vỏ Quế Nam Trà My, Quảng Nam
Hình 1.3.3.2.3: Hình hoa Quế Nam Trà My, Quảng Nam
Trang 181.3.4 Phân bố – Mô tả thực vật
1.3.4.1 Phân bố trên thế giới
Trên thế giới Quế phân bố tự nhiên và được trồng trở thành hàng hóa ở một số nước châu Á và châu Phi như Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Sri Lanka, và Madagasca… Trong các nước có cây Quế, chúng cũng chỉ phân bố ở một số địa phương nhất định, có đặc điểm khí hậu, đất đai và địa hình thích hợp của nó, ở ngoài vùng sinh thái cây Quế sinh trưởng và phát triển tốt.[4]
Trên thế giới hiện nay có 3 vùng Quế chính: vùng Quế Sri Lanka, vùng Quế Trung Quốc và vùng Quế Việt Nam
1.3.4.1.1 Vùng Quế Sri Lanka
Quế Sri Lanka có tên khoa học là Cinnamomum zeylanium Nees Cây có chiều
cao từ 20 – 25 m Lá mọc đối, dài, có hình bầu dục, nhẵn bóng và phía cuống hơi thon lại Phiến lá có chiều dài từ 11 – 20 cm, rộng 4 – 6 cm, có 3 – 5 gân rõ rệt, nổi lên ở cả mặt trên và mặt dưới lá, mặt trên của lá có lông măng Hoa có màu trắng hay màu vàng nhạt, mọc thành chùy ở kẻ lá hay đầu cành và dài từ 10 – 12 cm, cuống hoa chính và cuống hoa phụ có nhiều lông Quả mọng có hình trứng thuôn, dài 8 mm, phía cuống có đài tồn Vỏ có màu sẫm, hơi dày, chứa một hạt.[1,4]
1.3.4.1.2 Vùng Quế Trung Quốc
Quế Trung Quốc có tên khoa học là Cinnamomum cassia Blume Cây có kích
thước trung bình khoảng 12 – 17 m Lá mọc so le dài và cứng, phiến lá dài từ 12 – 15
cm, rộng 2,5 – 6 cm, mặt trên của lá nhẵn và bóng, mặt dưới có lông và có 3 gân, hai gân phụ nổi rất rõ Cuống lá to, mặt trên của cuống có rãnh dài 1,5 – 2 cm Hoa mọc thành chùy ở những kẻ lá phía trên Quả có hình trứng, thuôn dài từ 12 – 13 mm, phía dưới có đài tồn nguyên hoặc hơi chia thùy.[1,4]
Trang 191.3.4.1.3 Vùng Quế Việt Nam
Việt Nam hình thành 4 vùng trồng Quế, mỗi vùng có sắc thái riêng về tự nhiên,
về dân tộc và nguồn lợi thu được từ Quế: vùng Quế Thanh Hóa, vùng Quế Quảng Ninh, vùng Quế Hoàng Liên Sơn và đặc biệt đáng chú ý nhất là vùng Quế Quảng Nam.[4]
1.3.4.2 Phân bố ở Việt Nam
Ở nước ta cây Quế tự nhiên mọc hỗn giao trong các khu rừng tự nhiên nhiệt đới
ẩm, từ Bắc vào Nam Tuy nhiên cho đến nay Quế tự nhiên đã không còn nữa và thay vào đó cây Quế đã được thuần hóa thành cây trồng Từ lâu đời nước ta đã hình thành 4 vùng trồng Quế, mỗi vùng có sắc thái riêng về tự nhiên, về dân tộc và nguồn lợi thu được từ Quế
Có thể sơ bộ giới thiệu 4 vùng trồng Quế ở nước ta như sau:
1.3.4.2.1 Vùng Quế Hoàng Liên Sơn
Vùng Quế Hoàng Liên Sơn được xem là vùng Quế có diện tích và sản lượng lớn nhất của nước ta, tập trung ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Văn Bàn và Trấn Yên tỉnh Yên Bái Các khu vực có Quế nhiều là Đại Sơn, Viễn Sơn, Châu Quế, Phong Dụ, Xuân Tầm… có diện tích và sản lượng vỏ Quế chiếm khoảng 70 % của cả vùng Sinh sống trên vùng Quế Yên Bái chủ yếu là đồng bào Dao, có nghề trồng Quế từ lâu đời Đặc điểm của vùng Quế Yên Bái là vùng rừng núi chia cắt, hiểm trở, nằm phía Đông
và Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn, có độ cao khoảng 300 – 700 m, nhiệt độ trung bình năm là 22 oC, lượng mưa bình quân là 2000 mm/năm, có nơi như Phong Dụ lượng mưa bình quân đạt 3000 mm/năm; độ ẩm bình quân là 84 % Đất đai phát triển trên đá
sa thạch, phiến thạch, có tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn và thoát nước.[1,4,6]
Quế Hoàng Liên Sơn chủ yếu là loài Cinnamomum cassia Blume, có đặc điểm
thực vật giống Quế Trung Quốc.[8]
Trang 201.3.4.2.2 Vùng Quế Thanh Hóa
Vùng Quế Thanh Hoá có diện tích trồng vào khoảng 5000 – 6000 ha, chủ yếu là
loài Cinnamomum loureirii Nees Các huyện Quế Phong, Quỳ Châu (Nghệ An) và
Thường Xuân, Ngọc Lạc (tỉnh Thanh Hoá) là một vùng liền giải nằm phía Đông dãy Trường Sơn; có vĩ độ từ 19o đến 20o vĩ Bắc Phía Tây thượng nguồn là dãy núi cao khoảng 1500 – 2000 m án ngữ biên giới Việt Lào và thấp dần về phía Đông Vùng Quế Quế Phong, Thường Xuân kẹp giữa lưu vực sông Chu và sông Hiến; có độ cao bình quân 300 – 700 m Địa hình chia cắt và đón gió Đông Nam nên lượng mưa của vùng đất rất cao trên 2000 mm/năm, nguồn nước dồi dào, nhiệt độ bình quân năm 23,1 oC,
độ ẩm bình quân là 85 % Thực vật đa dạng và phong phú, có rất nhiều loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị như song, mây, tre, trúc và các loại cây làm thuốc, cây cho thực phẩm… Quế Thanh, Quế Quỳ là Quế tốt vì hàm lượng và chất lượng dầu cao nổi tiếng trong cả nước, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mán sinh sống trong vùng có nghề trồng, khai thác sử dụng Quế từ lâu đời Những vườn Quế ở Châu Kim, Thông Thụ, Thá Vạn Trình, Thắng Lộc đã đem lại nguồn lợi kinh tế và môi sinh cho khu vực.[1,4,6]
1.3.4.2.3 Vùng Quế Quảng Ninh
Vùng Quế Quảng Ninh là vùng Quế có truyền thống lâu đời, diện tích trồng Quế
ở vùng này là khoảng 4000 – 5000 ha Quế ở đây chủ yếu là loài Cinnamomum zeylanicum Nees, có đặc tính thực vật giống Quế Sri Lanka Các huyện Hải Ninh, Hà
Cối, Đầm Hòa, Tiên Yên và Bình Liêu (Quảng Ninh) là vùng đồi núi san sát nhau thuộc cánh cung Đông Bắc kéo dài về phía biển Các dãy núi theo hình cánh cung Đông Bắc – Tây Nam là địa hình chắn gió vì vậy lượng mưa trong vùng rất cao khoảng
2300 mm/năm, nhiệt độ bình quân năm là 23 oC Quế được gây trồng trên đất cao khoảng 200 – 400 m Quế Quảng Ninh là nguồn lợi đáng kể của đồng bào Thanh Y, Thanh Phán sinh sống trong vùng Các vườn Quế, đồi Quế ở Quảng Lâm, Hoàng Mô,
Pò Hèm, Lục Phủ, Quất Động đã nhiều năm cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu.[1,4,6]
Trang 211.3.4.2.4 Vùng Quế Trà My, Trà Bồng
Vùng Quế Trà My, Trà Bồng trồng chủ yếu là loài Cinnamomum cassia Blume
hay còn gọi là Quế đơn, là cây nguyên sản ở Việt Nam Các huyện Trà My (tỉnh Quảng Nam) và Trà Bồng (Quảng Ngãi) cùng nằm về phía Đông dãy Trường Sơn Thượng nguồn phía Tây là đỉnh Ngọc Linh cao khoảng 1500 m thấp dần về phía Đông Vùng Quế Trà My, Trà Bồng có độ cao khoảng 400 – 500 m; nhiệt độ bình quân năm là 22
oC, lượng mưa bình quân là 2300 mm/năm; độ ẩm bình quân 85 % Cây phát triển trên các loại đá mẹ (sa thạch hoặc sa phiến thạch) có tầng đất dày, ẩm, thoát nước, thành phần cơ giới trung bình Quế là nguồn lợi và gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số như Cà Tu, Cà Toong từ lâu đời nay Các xã như Trà Quân, Trà Thủy (Trà Bồng), Trà Long, Trà Giác, Trà Mai (Trà My) là các xã có nhiều Quế nhất trong vùng Vùng Quế Trà My, Trà Bồng đến nay đã được mở rộng ra các huyện xung quanh Quế Sơn, Phước Sơn, Sơn Tây, Sơn Hà.[1,4,6]
1.3.5 Sinh thái, sinh trưởng và phát triển
Quế đơn (Cinnamomum cassia Blume) có phạm vi phân bố rộng ở nhiều khu
rừng ở nước ta, đặc biệt rất nổi tiếng là vùng Quế Trà My, Trà Bồng, nên chúng rất đa dạng về hình thái cũng như chất lượng sản phẩm Mặc dù diện tích gieo trồng ngày một tăng, song những hiểu biết của chúng ta về loài này chưa hoàn hảo.[4]
Quế đơn sinh trưởng tự nhiên trong rừng ẩm nhiệt đới trên độ cao 200 – 500 m tại nhiều khu vực của Việt Nam, Lào, Campuchia Chúng có biên độ sinh thái rộng, có thể trồng ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới Ở nước ta, Quế đơn sinh trưởng bình thường tại nhiều địa phương Yên Bái, Cao Bằng, Quảng Ninh đến Nghệ
An, Quảng Trị, Quảng Ngãi và Bà Rịa – Vũng Tàu Nhiệt độ thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của Quế đơn là 20 – 25 oC, nhưng vẫn có thể chịu được điều kiện lạnh tới 1 oC hoặc 0 oC và nhiệt độ cao tối đa tới 37 – 38 oC Tổng lượng mưa tại các vùng trồng Quế đơn ở nước ta thay đổi từ 2000 – 3000 mm/năm.[1,4]
Trang 22Điều kiện tự nhiên của các địa phương trồng Quế đơn tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc được đặc trưng bởi nhiệt độ trung bình hằng năm 22 oC, tối đa 30 oC và tối thiểu 0 oC, thậm chí tới -2,5 oC, lượng mưa 1250 mm/năm và khoảng 135 ngày trong năm có mưa ẩm Hầu hết các diện tích Quế đơn được trồng ở Quảng Tây, Quảng Đông
và Vân Nam đều ở trên các đồi núi có độ cao dưới 300 m so với mực nước biển.[1]
Có thể trồng Quế đơn trên nhiều loại đất có nguồn gốc đá mẹ khác nhau (sa thạch, phiến thạch…), đất feralic đỏ, vàng nghèo dinh dưỡng có pH từ 4 – 6, nhưng
thoát nước tốt, chen với các cây khác là Sở (Camellia oleosa), Sym (Rhodomyrtus tomentosa), Thông mã vĩ (Pinus massoniana), Chổi xuể (Beakea frutescens) và Tế vọt (Dicranopteris linearis).[4]
Ở giai đoạn non, cây cần được che bóng, nhưng đến độ tuổi trưởng thành (khoảng sau 4 – 5 năm) cây lại ưa sáng và cần được chiếu sáng đầy đủ Ánh sáng càng nhiều cây sinh trưởng càng nhanh và chất lượng tinh dầu càng cao.[4]
Cũng như các loài khác, Quế có hệ rễ phát triển tốt, rễ trụ ăn sâu vào đất Các lứa Quế đơn trồng từ hạt tại vùng đồi núi A Lưới (Quảng Trị) ở độ tuổi 3,5 năm có chiều cao trung bình 2,2 m, tối đa 2,7 m Cây 9 năm tuổi đạt chiều cao bình quân 6,9 m
và đường kính thân bình quân 21 cm.[1]
Ở các tỉnh phía Bắc nước ta, Quế đơn thường ra hoa từ tháng 5 đến tháng 8 và quả chín vào các tháng 11 – 12 hoặc tháng 1 – 2 năm sau.[1]
Tại Quảng Tây Trung Quốc, Quế đơn thường ra hoa vào các tháng 5 – 6 nhưng
ở Quảng Đông lại muộn hơn (tháng 7 – 8 và quả chín vào các tháng 2 – 3 năm sau).[4]
Trang 231.3.6 Sản xuất và buôn bán 1.3.6.1 Sản xuất và buôn bán trên thế giới
Vỏ, tinh dầu vỏ, tinh dầu lá của Quế Cinnamomum cassia Blume đều là những
sản phẩm có giá trị thương mại cao Sản lượng vỏ Quế trung bình hàng năm trên thị
trường thế giới vào khoảng 15000 tấn, chủ yếu là do các nước Việt Nam, Trung Quốc,
Sri Lanka, Indonesia, Malaysia… cung cấp Các nước Nhật Bản, Singapore… nhập vỏ
Quế thô và sau đó tái xuất tinh dầu Quế.[4]
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực quốc tế (Food and Agriculture
Organization: FAO) thì đến năm 1998, tổng diện tích Quế đơn ở độ tuổi khai thác tại
hai tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Trung Quốc vào khoảng 35000 ha với sản lượng vỏ
ước chừng 28000 tấn Trong thời kỳ từ 1966 – 1976, hàng năm Trung Quốc xuất khẩu
từ 1250 đến 2500 tấn vỏ Quế và là nước xuất khẩu Quế đơn lớn nhất thế giới.[4]
Trong khoảng thời gian từ 1987 – 1993, hàng năm Hoa Kỳ nhập chừng 600 tấn
vỏ và 340 tấn tinh dầu lá Quế Ở Trung Quốc, nhu cầu chế biến thực phẩm trong các
gia đình hàng năm cũng cần trên dưới 500 tấn tinh dầu lá Quế.[4]
Dưới đây là bảng đánh giá nhu cầu và thực tế việc nhập vỏ Quế trên thế giới của
một số nước, theo thống kê của Bộ Thương mại (1996):[1,4]
Nước nhập khẩu Nhu cầu (tấn/năm) Nhập khẩu (tấn/năm)
Trang 24Hàm lượng (E)-cinamaldehid quyết định chất lượng của tinh dầu, tiêu chuẩn
tinh dầu thương phẩm trên thị trường là từ 75 – 95 % Theo Tổ chức tiêu chuẩn hoá
Quốc tế (International Organization for Standardization: ISO) thì hàm lượng (E)–
cinamaldehid phải đạt trên 80 %.[1]
1.3.6.2 Sản xuất và buôn bán trên thị trường Việt Nam
Nước ta là quê hương của loài Quế đơn, việc gieo trồng và sử dụng Quế đã có từ
xa xưa Trong thời kỳ từ năm 1935 – 1939, Việt Nam đã xuất khẩu 1000 – 1500 tấn vỏ Quế Những năm gần đây, diện tích gieo trồng các loại Quế này ở nước ta tăng nhanh, nhất là các tỉnh miền núi (Quảng Trị, Yên Bái, Nghệ An, Quảng Nam…), có tổng diện tích vào khoảng 16000 ha Chỉ riêng vùng Quế Trà My, Phước Sơn, Thăng Bình (Quảng Nam), hàng năm đã có thể khai thác khoảng 500 tấn vỏ Quế các loại.[4]
Theo tài liệu của Bộ Thương mại (moit.gov.vn), năm 1991 nước ta đã xuất khẩu được 1130 tấn vỏ Quế ống Năm 1992, Bộ Lâm nghiệp có chủ trương trồng mới cây Quế nhưng do không chọn được giống tốt nên đến nay tình hình xuất khẩu vỏ Quế vẫn chưa được khả quan Năm 1997, sản lượng vỏ Quế xuất khẩu đạt 350 tấn, năm 1998 đạt 270 tấn, năm 1999 xuất khẩu đạt chỉ khoảng 220 tấn.[4]
Ngoài việc sản lượng Quế sút giảm nghiêm trọng do rừng Quế tự nhiên đã cạn kiệt, chúng ta vẫn chưa tận dụng vỏ Quế vụn, Quế cành, Quế lá để ly trích thu hồi tinh dầu
Trang 251.4 TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU QUẾ
1.4.1 Các nghiên cứu về tinh dầu Quế
1.4.1.1 Nghiên cứu tinh dầu rễ Quế
Các thông tin nghiên cứu về tinh dầu rễ Quế Cinnamomum cassia Blume rất
hiếm tài liệu nghiên cứu mà chỉ có vài nghiên cứu về rễ các loài Quế khác
Năm 1923, nhóm nghiên cứu của A Rolet công bố hàm lượng tinh dầu ly trích
từ rễ Quế Cinnamomum loureirii Nees lấy từ Paris (Pháp) là 1,17 % và trong tinh dầu
chứa khoảng 27 % (E)-cinamaldehid và 11 % eugenol.[13]
Năm 1934, nhóm nghiên cứu của Anon công bố hàm lượng tinh dầu ly trích từ
rễ Quế Cinnamomum zeylanicum Nees từ vùng Seychelles (Anh Quốc) là 1 %và trong
tinh dầu chỉ chứa khoảng 36 % (E)-cinamaldehid, 40 % các alcol (linalol, eugenol và
eucaliptol).[12]
Năm 1975, nhóm nghiên cứu của Kameoka công bố thành phần hoá học rễ Quế
Cinnamomum loureirii Nees có nguồn gốc Nhật Bản, bao gồm các cấu phần sau:[29]
Bảng 1.4.1.1.1: Thành phần hoá học tinh dầu rễ Quế
Cinnamomum loureirii Nees có nguồn gốc Nhật Bản
Trang 26Năm 1986, nhóm nghiên cứu của Georgiev công bố hàm lượng tinh dầu rễ Quế
Cinnamomum cassia Blume vào khoảng 0,2 – 0,35 %, có chứa các cấu phần chính
gồm: camphor (58 %), pinen, cineol, dipenten, phalendren, eugenol, safrol (27 %), cariophilen, borneol và một số ít cinamaldehid và acid benzoic.[26]
1.4.1.2 Nghiên cứu tinh dầu vỏ Quế
Năm 1972, Heide công bố hàm lượng tinh dầu vỏ Quế thương phẩm (Trung
Quốc) Cinnamomum cassia Blume là 2,5 % và thành phần hoá học phân tích bằng GC,
TLC, NMR, MS và IR thu được kết quả như sau:[16, 41]
Bảng 1.4.1.2.1: Thành phần hoá học tinh dầu vỏ Quế
Cinnamomum cassia Blume thương phẩm (Trung Quốc)
Trang 27Năm 1975, Senanayake tiến hành so sánh thành phần hoá học tinh dầu vỏ Quế
Cinnamomum cassia Blume (Trung Quốc) ly trích trong phòng thí nghiệm (PTN) và
trong công nghiệp (CN), thu được kết quả như sau:[16,47]
Bảng 1.4.1.2.2: So sánh thành phần hoá học tinh dầu vỏ Quế
Cinnamomum cassia Blume (Trung Quốc)
Trang 28Năm 1977, nhóm nghiên cứu của Angmor công bố thành phần hoá học tinh dầu
vỏ Quế Cinnamomum cassia Blume có nguồn gốc Australia, kết quả như sau:[31]
Trang 29Bảng 1.4.1.2.3: Thành phần hoá học của tinh dầu vỏ Quế
Cinnamomum cassia Blume có nguồn gốc Australia
Trang 30Năm 1989, Tateo và Chizzini so sánh thành phần hoá học tinh dầu vỏ Quế
Cinnamomum cassia Blume (Trung Quốc) được ly trích từ 3 phương pháp: chưng cất
hơi nước (Conventional Heating Hydrodistillation: CHHD); chưng cất hơi
nước/CH2Cl2 (Conventional Heating Hydrodistillation with Solvent: CHHDS); và ly
trích sử dụng CO2 siêu tới hạn (Supercritical CO2: scCO2); kết quả như sau:[46]
Bảng 1.4.1.2.4: So sánh thành phần hoá học tinh dầu vỏ Quế
Cinnamomum cassia Blume được ly trích từ 3 phương pháp CHHD, CHHDS, SP
Trang 31Năm 1990, nhóm nghiên cứu của Fu công bố hàm lượng tinh dầu vỏ Quế
thương phẩm Cinnamomum cassia Blume lấy từ các lò chưng cất ở 2 tỉnh Quảng Tây
và Quảng Đông, Trung Quốc là 3,3 – 4,8 % và thành phần hóa học, kết quả cấu phần chính như sau:[50]
Bảng 1.4.1.2.5: Thành phần cấu phần chính tinh dầu vỏ Quế thương phẩm
Cinnamomum cassia Blume từ 2 tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông, Trung Quốc
(Z)-cinamaldehid, alcol cinamil, eugenol, acetat 2-metoxicinamil, acetat cinamil
Cũng trong năm 1990, nhóm nghiên cứu của Vernin công bố hàm lượng tinh dầu
vỏ Quế Cinnamomum cassia Blume (Trung Quốc) là 5,60 % và bảng phân tích
GC-MS, Kovats Indices như sau:[22]
Trang 32Bảng 1.4.1.2.6: Thành phần hóa học tinh dầu vỏ Quế
Cinnamomum cassia Blume (Trung Quốc)
Trang 33Năm 1993, Lawrence và Shu công bố hàm lượng tinh dầu vỏ Quế Cinnamomum
cassia Blume (Trung Quốc) là 3,43 – 3,75 % và thành phần hoá học như sau:[16,18]
Bảng 1.4.1.2.7: Thành phần hoá học tinh dầu vỏ Quế
Cinnamomum cassia Blume (Trung Quốc)
Cũng trong năm 1993, nhóm nghiên cứu của Zhu công bố thành phần hóa học
tinh dầu vỏ Quế thương phẩm Cinnamomum cassia Blume lấy từ tỉnh Quảng Tây,
Trung Quốc, ly trích từ phương pháp sử dụng CO2 siêu tới hạn, kết quả như sau:[32,33,35]
Trang 34Bảng 1.4.1.2.8: Thành phần hoá học tinh dầu vỏ Quế
Cinnamomum cassia Blume có nguồn gốc Quảng Tây, Trung Quốc
Năm 2006, Dương Lê Vũ Thành so sánh thành phần hoá học tinh dầu vỏ Quế
Cinnamomum cassia Blume (Trà Bồng, Quảng Ngãi) thu được từ phương pháp CHHD
và MIHD, kết quả như sau:[1]
Bảng 1.4.1.2.9: So sánh thành phần hoá học tinh dầu vỏ Quế
Cinnamomum cassia Blume từ 2 phương pháp CHHD và MIHD
Trang 351.4.1.3 Nghiên cứu tinh dầu gỗ Quế
Các tài liệu nghiên cứu về tinh dầu gỗ Quế được công bố rất riêng lẻ và rất ít,
chủ yếu là những nghiên cứu về các phần của cây Quế liên quan tới gỗ như cành và
nhánh Quế
Năm 1923, nhóm nghiên cứu của Rolet công bố hàm lượng tinh dầu gỗ Quế Sri
Lanka vào khoảng 0,02 % và trong tinh dầu có chứa khoảng 40 % linalol, eugenol và
eucaliptol Trong đó eugenol chiếm 11 %.[13]
Năm 1991, nhóm nghiên cứu của Cheng công bố hàm lượng tinh dầu cành,
nhánh và gỗ Quế lần lượt là 0,13 % và 0,03 % và tinh dầu nhánh cánh chủ yếu là
linalol (34 %), gỗ chủ yếu là tetradecanal (49,86 %).[19]
Năm 1993, Lawrence và Shu công bố hàm lượng tinh dầu nhánh và cành Quế
Trung Quốc là 0,15 % và thành phần hoá học như sau:[18]
Bảng 1.4.1.3.1: Thành phần hoá học tinh dầu nhánh, cành Quế, Trung Quốc
Trang 3610 Coumarin 1,5
11 Benzoat benzil vết
Cũng trong năm 1993, nhóm nghiên cứu của Zhu công bố hàm lượng tinh dầu
nhánh và cành Quế thương phẩm lấy từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc là 0,06 % và
thành phần hóa học, kết quả như sau:[32]
Bảng 1.4.1.3.2: Thành phần hoá học tinh dầu nhánh, cành Quế
thương phẩm lấy từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
1.4.1.4 Nghiên cứu tinh dầu lá Quế
Năm 1975, Senanayake công bố hàm lượng tinh dầu lá Quế Cinnamomum
cassia Blume (Trung Quốc) ly trích chưng cất hơi nước là 0,3 % và thành phần hoá
học, kết quả như sau:[16,47]
Trang 37Bảng 1.4.1.4.1: Thành phần hoá học tinh dầu lá Quế
Cinnamomum cassia Blume (Trung Quốc)
Trang 38Năm 1987, Lin và Hua công bố hàm lượng tinh dầu lá Quế Cinnamomum cassia
Blume (Trung Quốc) là 0,72 % và thành phần hoá học, kết quả như sau:[51]
Bảng 1.4.1.4.2: Thành phần hoá học tinh dầu lá Quế
Cinnamomum cassia Blume (Trung Quốc)
Trang 39Bảng 1.4.1.4.3: Thành phần hoá học tinh dầu lá Quế
Cinnamomum cassia Blume (Trung Quốc)
Cũng trong năm 1993, nhóm nghiên cứu của Zhu công bố thành phần hóa học
tinh dầu lá Quế thương phẩm Cinnamomum cassia Blume lấy từ tỉnh Quảng Tây,
Trung Quốc, ly trích bằng phương pháp sử dụng CO2 siêu tới hạn, kết quả như
sau:[32,33,35]
Trang 40Bảng 1.4.1.4.4: Thành phần hoá học tinh dầu lá Quế
Cinnamomum cassia Blume thương phẩm lấy từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc