1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên

76 426 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

ĐỖ THỊ HẰNG NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC GIẾNG DO CHÌ VÀ BỆNH TẬT NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH SỐNG XUNG QUANH XÍ NGHIỆP KẼM CHÌ LÀNG HÍCH, THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN -

Trang 1

ĐỖ THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC GIẾNG DO CHÌ VÀ BỆNH TẬT NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH SỐNG XUNG QUANH

XÍ NGHIỆP KẼM CHÌ LÀNG HÍCH, THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÁI NGUYÊN - 2011

Trang 2

ĐỖ THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC GIẾNG DO CHÌ VÀ BỆNH TẬT NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH SỐNG XUNG QUANH

XÍ NGHIỆP KẼM CHÌ LÀNG HÍCH, THÁI NGUYÊN

Trang 3

Để hoàn thành luận văn, em xin trân trọng cảm ơn:

Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, Phòng Đào tạo Trường Đại học

Y - Dược Thái Nguyên đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo bộ môn Môi trường- Độc chất, bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp, bộ môn Y học cộng đồng, bộ môn Dịch tễ học, bộ môn Y xã hội học trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho em học tập và nhiệt tình giảng dạy em trong suốt quá trình học tập tại trường Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bác sỹ bệnh viện

Đa khoa TƯ Thái Nguyên đã tham gia giúp đỡ em trong quá trình khám bệnh thu thập số liệu cho luận văn

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới cô giáo, TS Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, bộ môn Môi trường - Độc chất trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt những kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn

Em xin chân thành cảm ơn Viện 69 - Hà Nội, UBND xã Tân Long, Trạm

Y tế xã Tân Long huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên nơi đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thu thập số liệu thực hiện, hoàn thành luận văn này

Cuối cùng cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, cùng các bạn bè, những người đã dành cho em

sự động viên khích lệ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Em xin trân trọng cảm ơn!

Học viên

Đỗ Thị Hằng

Trang 4

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2011

HỌC VIÊN

Đỗ Thị Hằng

Trang 5

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Ô nhiễm môi trường 3

1.1.1 Ô nhiễm môi trường do sản xuất nói chung 3

1.1.2 Ô nhiễm môi trường nước do khai thác mỏ 3

1.2 Ô nhiễm môi trường do chì 4

1.2.1 Đặc điểm lý, hóa của chì 4

1.2.2 Sự tồn lưu và các con đường xâm nhập của chì vào cơ thể con người 6

1.2.3 Đường xâm nhập, sự tích lũy, đào thải của chì 12

1.2.4 Cơ chế gây độc của chì 16

1.2.5 Ảnh hưởng của chì đối với các cơ quan trong cơ thể 18

1.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe, bệnh tật người dân xung quanh khu khai thác mỏ 20

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 23

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 23

2.1.3 Thời gian nghiên cứu: 25

2.2 Phương pháp nghiên cứu 25

2.2.1 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu 25

2.2.2 Nội dung nghiên cứu 27

2.2.3 Các chỉ số nghiên cứu: 27

2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu 28

2.3 Phương pháp xử lý hạn chế sai số 31

2.4 Đạo đức trong nghiên cứu 31

Trang 6

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 32 3.2 Mức độ ô nhiễm chì trong nước giếng của người dân sống xung

quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên 33 3.3 Thực trạng bệnh tật của người trưởng thành sống xung quanh xí

nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên 34 3.3.1 Tỷ lệ mắc một số chứng bệnh của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích 34 3.3.2 Kết quả xét nghiệm chì trong máu, chì trong nước tiểu, nồng độ

Hb của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích và liên quan giữa hàm lượng chì trong máu với một số bệnh 38

Chương 4 BÀN LUẬN 43

4.1 Mức độ ô nhiễm chì trong nước giếng của người dân sống xung

quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên, năm 2011 43 4.2 Thực trạng bệnh tật của người trưởng thành sống xung quanh xí

nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên năm 2011 44

KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Phiếu khám sức khỏe

Phụ lục 2 Danh sách người dân xét nghiệm

Phụ lục 3 Một số hình ảnh triển khai đề tài nghiên cứu

Trang 7

BVĐKTW : Bệnh viện Đa khoa Trung ương

Trang 8

Bảng 2.1 Thông số đo của phép đo của chì 29

Bảng 3.1 Tỷ lệ giới của đối tượng nghiên cứu 32

Bảng 3.2 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 32

Bảng 3.3 Thời gian cư trú của đối tượng nghiên cứu 33

Bảng 3.4 Kết quả phân tích chì trong nước giếng của các hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp 33

Bảng 3.5 Số hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích có hàm lượng chì trong nước giếng vượt tiêu chuẩn cho phép 34

Bảng 3.6 Tỷ lệ mắc chứng bệnh tai mũi họng của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp 35

Bảng 3.7 Tỷ lệ mắc các chứng bệnh tiêu hóa của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp 35

Bảng 3.8 Tỷ lệ mắc các chứng bệnh tiết niệu của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp 36

Bảng 3.9 Tỷ lệ mắc các chứng bệnh cơ xương khớp của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp 36

Bảng 3.10 Tỷ lệ mắc các chứng bệnh ngoài da của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp 36

Bảng 3.11 Tỷ lệ mắc bệnh hệ thần kinh của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp 37

Bảng 3.12 Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng , tiêu hóa, da liễu, tiết niệu của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp theo khoảng cách so với nhà ở đến xí nghiệp 38

Bảng 3.13 Kết quả phân tích chì máu, chì niệu, Hb ở khu vực nghiên cứu 39

Bảng 3.14 Số người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì được xét nghiệm có mẫu chì máu, chì niệu cao hơn TCCP 40

Trang 9

Bảng 3.16 Hàm lượng chì máu với tỷ lệ bệnh tiêu hóa của người trưởng

thành sống xung quanh xí nghiệp 41 Bảng 3.17 Liên quan chì nước với chì niệu, chì máu của người trưởng

thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích 41 Bảng 3.18 Bảng tổng hợp liên quan giữa môi trường nước giếng và bệnh

tật của người dân sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên 42 Bảng 4.1 So sánh hàm lượng chì trong nước giếng với các tác giả khác 44 Bảng 4.2 So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả về tỉ lệ mắc các

bệnh TMH và tiêu hoá 46 Bảng 4.3 So sánh hàm lượng chì trong máu với các tác giả khác trong và

ngoài nước 49

Trang 10

Sơ đồ 1.1 Nước thải và đường xâm nhập của chì vào cơ thể [12] 6

Sơ đồ 1.2 Sự phân bố chì trong cơ thể [10] 13

Sơ đồ 1.3: Quá trình tác động của chì lên hệ thống tạo huyết [10] 17

Biểu đồ 3.1 Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 32

Biểu đồ 3.2 Hàm lượng chì trong nước giếng so với TCCP 33

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ hộ gia đình có hàm lượng Pb trong nước giếng vượt TCCP 34

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ một số bệnh thường gặp ở người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp 37

Biểu đồ 3.5 Hàm lượng chì trong máu, chì trong nước tiểu và Hb của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì 39

Biều đồ 3.6 Tỷ lệ mẫu xét nghiệm chì máu, chì niệu cao hơn TCCP 40

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ô nhiễm môi trường hiện nay vẫn là vấn đề bức xúc của mỗi quốc gia, trong đó bảo vệ môi trường đang là thách thức lớn đối với chúng ta cũng như toàn nhân loại Hành tinh của chúng ta chưa bao giờ phải đối mặt với những vấn đề môi trường nghiêm trọng như hiện nay, nó không những ảnh hưởng xấu mà còn đe dọa trực tiếp đến sự phát triển và tồn tại cả nhân loại [5], [25], [11], [22]

Vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành nỗi lo của toàn dân Hầu hết dân số trên thế giới từng ngày từng giờ tiếp nhận vào cơ thể nhiều chất độc hại qua con đường tiêu hóa, hô hấp, trong đó có một số kim loại độc hại như chì, thủy ngân, asen…Từ những năm 1970 trở lại đây, khối lượng Pb, Cd, As được con người đào thải vào vào môi trường đã tăng gấp bội Chúng làm ô nhiễm nhiều vùng trên thế giới, xâm nhập vào thức ăn qua môi trường nước tưới và nước sinh hoạt Hàng năm có khoảng 14.000 người bị nhiễm độc nông dược, 70.000 người bị mắc bệnh vì uống nước không hợp vệ sinh [20], [24]

Kết quả kiểm tra môi trường năm 2007 của gần 200 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp trên cả nước cho thấy trên 70% cơ sở có nước thải ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép Hơn 80% cơ sở không thực hiện đúng nội dung đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường Hầu hết các cơ sở có phát sinh chất thải nhưng không có hệ thống xử

lý chất thải hoặc có nhưng không đạt tiêu chuẩn [17], [18]

Các ngành công nghiệp, đặc biệt là kim loại phát triển nhanh trong khi

cơ sở hạ tầng và khả năng kiểm soát ô nhiễm không bắt kịp nên ô nhiễm môi trường có nguy cơ tăng nhanh và ngày càng trầm trọng Các ngành luyện kim thải ra nhiều khí độc sinh ra trong quá trình luyện chì, kẽm và kim loại màu khác như asen, thủy ngân…[1]

Trang 12

Theo kết quả điều tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên năm 2008, có tới 31 cơ sở gây ô nhiễm môi trường và 17 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân [26] Trong các khu công nghiệp lớn của chúng ta, khu công nghiệp khai khoáng, tuyển quặng kim loại màu là một trong những ngành công nghiệp chính Xung quanh vùng tiếp giáp với khu vực này có rất nhiều dân cư sinh sống, bất kỳ một cơ sở sản xuất kinh doanh nào hoạt động đều đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân, cho nền kinh tế quốc dân thì mặt trái của nó vẫn có thể tác động, gây ô nhiễm môi trường các khu vực xung quanh, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng dân cư Đã có những công trình nghiên cứu và nhiều tác giả đề cập vấn đề ô nhiễm môi trường bởi các khu vực sản xuất của nhà máy, xí nghiệp và ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân Tuy nhiên, việc đánh giá khả năng phát tán các chất ô nhiễm ra xung quanh khu vực dân cư vùng tiếp giáp đặc biệt là chì cùng với sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của người dân xung quanh xí nghiệp kẽm chì là chưa hệ thống [1]

Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ô nhiễm môi trường

nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên” với các mục tiêu sau:

1 Xác định mức độ ô nhiễm chì trong nước giếng của người dân sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên, năm 2011

2 Mô tả thực trạng bệnh tật của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên, năm 2011

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù

hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật [33]

Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hóa chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, vi rút, ký sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất…được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lý hoặc khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao,

hồ, sông, suối

1.1.1 Ô nhiễm môi trường do sản xuất nói chung

Từ thế kỷ XIX nhiều nhà vật lý học, y học như Ericman, Parscelus, Genman (1800 - 1915) đã phát hiện ra các hoá chất và dung môi độc hại được

sử dụng trong chế biến các kim loại màu, tác giả đã cho thấy có rất nhiều kim loại có nhiễm chì, asen, thuỷ ngân

Bước vào đầu thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện các công trình nghiên cứu về điều kiện môi trường làm việc, các yếu tố độc hại cũng như các bệnh nghề nghiệp Đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Lanphear, Succop, P.Roda, S.Henningsen G Các công trình nghiên cứu về điều kiện lao động và các yếu

tố độc hại của các tác giả trên đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề bệnh lý, giúp cho các nhà lâm sàng tìm ra nguyên nhân và phương thức điều trị những trường hợp bệnh nghề nghiệp và nhiễm độc [44]

1.1.2 Ô nhiễm môi trường nước do khai thác mỏ

Đặc điểm qui trình khai thác, tuyển quặng tại các khu vực mỏ khai thác,

Trang 14

khu chế biến khoáng sản, tuyến đường vận chuyển đất đá thải, sản phẩm, mức

độ gây ô nhiễm môi trường là rất lớn, ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải phát sinh từ quá trình chế biến, tuyển rửa với đặc thù ô nhiễm về kim loại nặng, chất rắn lơ lửng, [50]

Hoạt động khai thác mỏ: Kim loại nặng và các loại hóa chất nguy hại phát sinh trong khai thác mỏ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những người tiếp xúc và gây ra các bệnh có liên quan tới mắt, da, mũi họng; những bệnh tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn máu, thận, gan; thậm chí có thể gây ra các bệnh ung thư, phá hủy hệ thần kinh trung ương, gây ra các dị dạng bẩm sinh Nguồn nước mặt và nước ngầm cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi hoạt động này [39]

Các chất độc hại, kim loại nặng theo các nguồn nước từ mỏ gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm khu dân cư, có khi gần thậm chí có sự xen kẽ với khu vực dân cư sinh sống và thường chưa có các biện pháp bảo vệ hữu hiệu, nên các chất độc hại được thải từ khu khai thác, ảnh hưởng trực tiếp không chỉ với công nhân mà cả cư dân sống tiếp giáp với khu vực khai thác và chế biến Các kết quả nghiên cứu của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường cho thấy môi trường các khu vực khai thác, chế biến kim loại màu ở phía Bắc nước ta như mỏ kẽm chì Làng Hích, mỏ chì kẽm Bản Thi, mỏ Mangan Cao Bằng, mỏ thiếc Sơn Dương…thường có hàm lượng kim loại nặng vượt giới hạn cho phép từ 2-10 lần về chì, 1,5-5 lần về Asen, 2-15 lần về kẽm…Tại mỏ than lộ thiên Khánh Hòa nồng độ bụi than và bụi đá trong môi trường có lúc lên tới 42mg/m3

1.2 Ô nhiễm môi trường do chì

1.2.1 Đặc điểm lý, hóa của chì

Chì là kim loại nặng màu xanh xám dễ dát thành lá mỏng và kéo thành

Trang 15

sợi, nhiệt độ chảy của chì bằng 2370

C và nhiệt độ sôi của chì bằng 15250C Chì bị hòa tan nhanh bởi acid nitric; chì dễ tan trong các chất hữu cơ (như acid acetic, thực phẩm có môi trường acid) và trong nước có chứa muối nitratChì được con người phát hiện và khai thác cách đây 8.000 năm dưới dạng quặng như galen [12], [28] Chì là kim loại có ích và được biết đến từ thời thượng cổ cùng với các kim loại khác như vàng, bạc, đồng, thủy ngân, sắt

Chì tác dụng trên bề mặt dung dịch H2SO4 ở nồng độ thấp hơn 80% tạo thành lớp muối khó tan Con người sử dụng tính chất này để sản xuất ắc quy chì Ngoài ra, chì còn được sử dụng để sản xuất vỏ dây cáp, đầu đạn, ống dẫn nước và chế tạo các thiết bị bảo vệ khỏi tia phóng xạ [38] Chì có trong thành phần của nhiều hợp kim như hợp kim cho ổ trục, hợp kim in, que hàn PbO được dùng làm nguyên liệu trong các nhà máy sản xuất ắc quy chì, trong nhà máy sản xuất dụng cụ quang học, chế tạo thủy tinh [10] Pb3O4 (Minium) được dùng chủ yếu trong sản xuất thủy tinh, men đồ sứ và trong công nghiệp chế tạo sơn Chì Axetat được sử dụng trong ngành nhuộm và trong y học Chì cacbonat là chất bột màu trắng không tan trong nước được dùng để làm sơn dầu màu trắng nên được gọi là “trắng chì” Tetraetyl chì là chất lỏng, nặng, độc Nó là hợp chất cơ kim, là chất chống kích nổ, một lượng nhỏ Tetraetyl chì làm giảm mạnh sự nổ Các hợp chất cả chì IV đều là chất ô xi hóa mạnh, trong đó PbO2 (oxyt chì) được ứng dụng thực tế trong công nghiệp hóa học Chì cromat (PbCrO4) màu vàng đẹp dùng pha sơn

Chì được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, y tế và đời sống hàng ngày

vì vậy nguy cơ ô nhiễm môi trường do chì là không tránh khỏi Chì là một chất gây ô nhiễm, sự ô nhiễm chì bắt đầu xuất hiện cùng kỹ thuật khai thác

mỏ và nấu quặng chì Thực tế cho thấy sự ô nhiễm chì trên bề mặt trái đất đã tăng gấp 10 lần so với lượng chì vốn có quá trình hình thành đất Chì có nhiều trong lớp vỏ trái đất với hàm lượng 10 -20 mg/kg [19], [25]

Trang 16

1.2.2 Sự tồn lưu và các con đường xâm nhập của chì vào cơ thể con người

Môi trường luôn bị đe dọa ô nhiễm chì từ các hoạt động trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông…Con người tiếp xúc với chì thông qua không khí, đất, nước theo hai loại hình tiếp xúc là nguồn tiếp xúc nghề nghiệp

và không nghề nghiệp [12]

Sơ đồ 1.1 Nước thải và đường xâm nhập của chì vào cơ thể [12]

Vấn đề tiếp xúc với chì là khá rộng rãi, không những ở người lao động trong các ngành nghề có sử dụng nguyên liệu là chì mà còn cả tiếp xúc trong môi trường sống, chứng tỏ có một nguồn tồn lưu chì trong môi trường vì nó

có trong các nguyên liệu ngành công nghiệp và trong các vật dụng có chứa

THỨC ĂN

Đồ uống

CON NGƯỜI

Trang 17

chì Sự tiếp xúc với chì không do nghề nghiệp là khá nhiều và con đường xâm nhập chủ yếu là đường hô hấp và tiêu hóa [4].

1.2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

* Nguồn tiếp xúc nghề nghệp

Theo Lanphear B.P và cs, các ngành nghề có tiếp xúc trực tiếp với chì ở mức độ cao là thợ ắc quy, công nhân sửa chữa đồng thau, thợ đồng thiếc, thợ nấu chì, thợ mài đốt tinh chế kim loại, thợ sơn, thợ sản xuất dây cáp điện, thợ đúc, thợ sắt, thợ gốm, thợ hàn [45]

* Nguồn tiếp xúc không nghề nghiệp

Chì trong không khí: Về vấn đề tiếp xúc không nghề nghiệp đã có nhiều

tác giả nghiên cứu, đáng chú ý là nghiên cứu của Tuzen Mvà cs cho thấy chì trong không khí thường biến thiên khá rộng tùy theo từng khu vực, từng chỗ

và có thể thấp hơn 1µg/m3

không khí trong môi trường [51]

Đặc biệt chì trong không khí tăng cao ở các nút giao thông mà Supat.W

đã nghiên cứu trong thời kỳ 1981-1991 tại Bangkok là 36-7,56 µg/m3

không khí Điều này cho thấy sự giao động khá rộng về hàm lượng chì trong không khí mà các tác giả đã đề cập

Chì trong bụi - đất: Chì trong không khí thường lắng đọng trở lại môi

trường đất, vấn đề này Kavallieratos K và cs đã khẳng định Theo tác giả thì

sự hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông đóng góp một phần khá quan trọng trong vấn đề ô nhiễm đất, nhất là ở vùng gần đường, lượng chì trong đất giảm theo khoảng cách đường giao thông [42]

Theo Kovacs E định lượng chì trong đất tại các thành phố lớn ở Mỹ có khoảng dao động từ 160 - 530 µg/g đất [43]

Ngày nay ô nhiễm chì chủ yếu do nguồn khí thải của ô tô, xe máy Nguyên do là từ năm 1924, con người đã pha chì vào xăng dầu để chống nổ

Ở Mỹ bình quân mỗi người một năm tiêu thụ khoảng 1000g chì do sử dụng ô

Trang 18

tô Cả nước Mỹ mỗi năm xả vào khí quyển mười mấy vạn tấn chì khiến không khí bị ô nhiễm chì với hàm lượng rất cao

Hàm lượng chì trong không khí xung quanh khu vực sản xuất ắc quy

tăng cao 290 – 500 µg/m3 còn ở khu vực xưởng đúc luyện của nhà máy ắc qui thì cao hơn 10 µg/m3

không khí [24] Vấn đề này sẽ là mối nguy hiểm cho dân chúng sống trong khu vực tiếp giáp, nếu lâu dần sẽ làm tăng hàm lượng chì máu Scutz A cũng công bố mức độ chì trung bình trong không khí vùng đô thị là 0,15 µg/m3, cao hơn nhiều tại khu ô nhiễm công nghiệp ở Uruguay Còn Ohman H cho thấy nồng độ chì trong không khí ngoài trời là 5,8 µg/m3, còn ở trong nhà là 1,1µg/m3, buổi chiều nồng độ chì là 6,3 µg/m3

, cao hơn buổi sáng Hàm lượng chì trong xăng tại Thụy Điển là 0,6 - 0,7 g/l

Jin A và cộng sự cho rằng chì trong bụi và đất đóng vai trò quan trọng, là nguồn tiếp xúc chủ yếu ở trẻ em và luôn có mối liên quan đến mức chì máu của trẻ Lượng chì trong đất giao động rất nhiều, có nơi đạt tới hàng nghìn µg/g đất

Lượng chì có trong đất là từ không khí và nước lắng đọng xuống Lượng chì có trên bề mặt trái đất từ 10 - 20 mg/kg

Như vậy, chì tồn lưu trong không khí rồi lại lắng xuống đất làm tăng một lượng đáng kể lượng chì trong đất Từ đất do những cơn mưa chì sẽ ngấm vào trong nước, làm tăng lượng chì trong nước bề mặt hoặc trong nước ngầm nông, rồi từ đó chì sẽ được cây trồng hấp thu làm tăng chì trong thực vật Vấn

đề này được các nhà khoa học rất trú trọng quan tâm nghiên cứu

Chì trong nước:

Tại Mỹ các giám sát hàm lượng chì trong nước cho thấy ít khi vượt quá

50 µg/l nước [46] Yao J và cs nghiên cứu thấy hàm lượng chì đo được trong các vòi cả hệ thống cấp nước là dưới 0,05 µg/ml [52]

Trang 19

Theo nghiên cứu của Gunnarson E và cs thấy rằng lượng chì có trong nước bề mặt là 0,02 µg/l [38] Theo Kavallieratos K và cs phân tích trên 2000

mẫu nước ở Hawaii, Mỹ thấy rằng hàm lượng chì lên tới 20 - 700 µg/l [41]

Theo tiêu chuẩn của WHO lượng chì cho phép trong nước bề mặt là < 10 µg/l nước (0,01 mg/l)

Chì trong thực phẩm:

Hàm lượng chì trong đồ ăn uống và thực phẩm dao động nhiều, phần

lớn thực phẩm bị nhiễm chì do chế biến và bảo quản

Theo OMS một số loại thực phẩm, đồ ăn, đồ uống đều có chứa một lượng chì nhất định Đáng chú ý là lượng chì trong sữa từ 10 - 40 µg/l, đặc biệt sẽ bị tăng cao khi sữa bị cô đặc Trong rượu vang, lượng chì từ 130 - 300 µg/m3 vì rượu vang chứa trong các bình to, ngâm lâu trong các hầm rượu, ngoài có trong nước chì còn được di chuyển từ bản thân các bình chứa ra rượu, do đó lượng chì sẽ tăng cao trong rượu vang Tương tự như vậy các nhà khoa học Trung Quốc cũng cho thấy những loại bát nhôm, bát tráng men nếu

đựng nước canh nóng, canh chua thì lượng chì có trong đó sẽ tăng cao [49]

Trong các loại rau ăn thì các tác giả trên thế giới cũng rất chú trọng xem xét Theo nghiên cứu của Kovacs E tại Mỹ cho thấy hàm lượng chì

có trong qủa và nước hoa quả là 0,005 - 0,223 µg/g, trong rau là 0,005 - 0,694 µg/g [43]

Theo nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới cho thấy k hi khảo sát hàm lượng chì trong rau thì rau thân mềm đời sống ngắn có hàm lượng chì cao hơn cả, sau đó là các loại rau thân cứng, củ, quả, chì có mặt trong thịt, cá, trứng với hàm lượng đáng kể [48], [36]

Hàm lượng chì có trong thực phẩm phụ thuộc vào hàm lượ ng chì trong không khí, trong đất, trong nước Chì có trong đất được hấp thu qua các cây trồng trên đất, rễ cây thường chứa hàm lượng chì cao hơn trong thân và lá cây

Trang 20

Tóm lại: Chì tồn tại trong môi trường không khí, đất, nước, thực phẩm là

rõ rệt, bởi vậy theo mô hình các con đường xâm nhập vào cơ thể như đã trình bày ở phần trên thì dân chúng sống trong khu vực đó bị thấm nhiễm chì lâu dài là điều không tránh khỏi Sự thấm nhiễm chì của dân cư nhất là trẻ em đã được các nhà khoa học Mỹ, Đức, Austraulia công bố Lượng chì tích lũy trong cơ thể bởi chì là loại chất độc toàn thân Do vậy, cần có những nghiên cứu, khảo sát sức khỏe của nhân dân sống trong khu vực tiếp xúc với chì ở

những vùng khu công nghiệp chế biến quặng có chứa chì

1.2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

* Nguồn tiếp xúc nghề nghiệp

Những người luôn tiếp xúc với chì và hợp chất của nó do sử dụng chì để chế tạo các sản phẩm trong các cơ sở sản xuất và dùng các sản phẩm cho các mục đích khác nhau

Theo thống kê của Viện Y học lao động trong 5 năm (1989-1993) có

1776 người khám bệnh do nhiễm độc chì Trên 140 người được điều trị nhiễm độc chì trong 5 năm (1985-1990) tại khoa nghề nghiệp bệnh viện Thanh Nhàn

Hà Nội

Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Hàm, một số bệnh nhân bị nhiễm độc chì được giám định là mắc bệnh nghề nghiệp tăng cao, trong năm 1988 số bệnh nhân bị nhiễm độc chì là 62 trường hợp, năm 1999 là 51 trường hợp, năm 2000 là 57 trường hợp [8]

Việc nghiên cứu tiếp xúc nghề nghiệp đã có nhiều tác giả nghiên cứu và

Trang 21

cho thấy nhiễm độc chì là bệnh phổ biến, đứng hàng đầu trong các loại nhiễm độc nghề nghiệp Vấn đề này đã thu hút nhiều người nghiên cứu về lâm sàng, các loại xét nghiệm phát hiện sự thâm nhiễm chì, các loại xét nghiệm hỗ trợ ảnh hưởng của chì tới toàn thân, các loại thuốc chế phẩm điều trị nhiễm độc chì và sự thâm nhiễm chì như sử dụng các chế phẩm giàu SH để bổ sung lượng SH của các men trong cơ thể do chì tác động, khống chế gốc tự do do chì tác động sinh ra trong cơ thể [28], [13], [14]

Tuy vậy vấn đề không chỉ là tiếp xúc mang tính nghề nghiệp, mà trong điều kiện môi trường sống hiện nay có nhiều nguy cơ ô nhiễm không khí, đất, nước, thực phẩm…thu lượng chì vào không khí khá cao

* Nguồn tiếp xúc không nghề nghiệp

Chì trong không khí:

Mức độ chì trong không khí cao nhất thường ở những nơi có mật độ giao thông cao, đặc biệt các trung tâm thành phố lớn Hàm lượng chì trong không khí giảm dần tùy theo khoảng cách với đường giao thông, tùy thuộc vào các thời điểm trong ngày, cường độ giao thông và sự thay đổi theo mùa

Chì được thải vào môi trường không khí qua ống khói của các nhà máy, đặc biệt là các nhà máy luyện kim với nhiệt độ cao (3000

C - 4000C) nên làm phát tán hơi chì ra môi trường không khí rất rộng lớn

Tại Việt Nam, quy định hàm lượng chì trong không khí khu vực dân cư

là 0,7 - 1µg/m3 không khí [6]

Chì trong bụi, đất:

Các ngành luyện kim thải ra nhiều bụi, bụi thông thường có kích thước

từ 10 đến 100 µm phát sinh trong công đoạn tuyển quặng, sàng lọc, đập nghiền quặng…bụi nhỏ và khói chủ yếu thoát ra từ lò cao, lò Mắctanh, lò nhiệt luyện, băng truyền Hơi và bụi được sinh ra trong quá trình luyện đồng, kẽm và các kim loại màu có độc tính cao như Hg, Pb [28]

Trang 22

Theo tính toán, chì do con người thải vào môi trường không khí và mặt đất chiếm gần 40% lượng chì trong lương thực, thực phẩm Chì và các hợp chất của chì đều độc Nếu hít phải nồng độ hơi chì trong không khí quá 0,15 mg/m3 thì công nhân có thể bị nhiễm độc, nếu ăn phải 1g bụi chì có thể bị tử vong [10]

Lượng chì trong đất còn rất nhiều nghiên cứu Theo Phạm Bình Quyền, hàm lượng chì ở đất xung quanh nhà máy phân lân Văn Điển là 17,44 µg/g

Chì trong nước: Sự tiếp xúc của người với chì qua nước nhìn chung yếu

hơn so với không khí, đất, thực phẩm Nước bị ô nhiễm do chì thường liên quan đến thói quen sử dụng nước, dụng cụ đựng nước đặc biệt là các ống dẫn nước có các mối hàn chì Do lượng chì trong nước thấp nên thường dễ bỏ qua, tuy nhiên nếu tiếp xúc lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe [11], [12]

Theo tiêu chuẩn Việt Nam, hàm lượng chì có trong nước sinh hoạt là 0,01 mg/l [6]

Tại Hà Nội có mấy trăm nhà máy của trung ương và địa phương ngày đêm xả hàng trăm nghìn lít nước thải vào mương máng không qua xử lý sơ

bộ, thải vào nước bề mặt hàm lượng chì rất cao Do vậy ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người như nhà máy Pin Văn Điển, nước thải có chứa các chất thải đặc biệt là Pb, Fe, Mn Gần đâykhu công nghiệp gang thép Thái Nguyên cũng thấy tỷ lệ nhiễm chì cao ở một số nơi như xưởng cán, mạ thép, khu luyện kim màu, xưởng luyện gang

1.2.3 Đường xâm nhập, sự tích lũy, đào thải của chì

* Đường xâm nhập của chì vào cơ thể

Theo WHO, chì xâm nhập vào cơ thể qua 3 con đường: hô hấp, tiêu hóa, da

• Qua đường hô hấp:

Sự xâm nhập của chì qua đường hô hấp xảy ra ở mức độ cao, khả năng xâm nhập phụ thuộc vào sự hòa tan của chì Tại phổi hơi chì được hấp thu gần

Trang 23

như toàn bộ qua các màng phế nang để vào máu

• Qua đường tiêu hóa:

Chì được hấp thu qua đường tiêu hóa ít hơn so với đường hô hấp, khả năng hấp thụ phụ thuộc vào sự hòa tan của hợp chất chì Ruột hấp thu khoảng 10% lượng chì, còn 90% được đào thải qua phân Ở đường tiêu hóa sự hấp thụ chì còn bị ảnh hưởng bởi dịch vị dạ dày, dịch mật Nếu hấp thụ nhiều hoặc hấp thụ liên tục liều nhỏ thì sự khử độc ở gan trở nên kém hơn, do đó sẽ được hấp thụ vào máu nhiều hơn

• Qua da: khả năng chì hấp thu qua da là không lớn, chỉ xảy ra khi da bị

tổn thương

* Sự tích lũy chì trong cơ thể

Trong cơ thể chì phân bố ở 3 khu vực chính: Xương, mô mềm và máu Các tác giả nước ngoài đã định lượng chì trong các cơ quan của cơ thể tử thi với các mức độ: ở xương: 0,67 - 3,59 mg/100g; gan: 0,04 - 0,09 mg/100g; phổi: 0,3 - 0,09 mg/100g; lách: 0.01 - 0.07 mg/100g…

Sơ đồ 1.2 Sự phân bố chì trong cơ thể [10]

Chì được hấp thụ vận chuyển đến các cơ quan, một phần chì ở huyết tương dưới dạng albumin chì hay triphosphate chì và được vận chuyển phân bố

Chì gắn vào tổ

Chì đào thải ra nước tiểu … Chì xâm nhập

Chì gắn vào hồng cầu

Chì huyết tương

Chì gắn vào protein

Trang 24

ở các cơ quan như: gan, lách, thận, não, tinh hoàn…đặc biệt là ở xương Phần lớn tổng lượng chì của cơ thể tích lũy trong xương dưới dạng không hòa tan

Tỷ lệ chì trong máu phụ thuộc vào lượng chì hấp thu từ môi trường vào

cơ thể Trong máu, chì chiếm 1% tổng số lượng chì trong cơ thể, lượng chì chủ yếu nằm trong hồng cầu tới 90 – 95% lượng còn lại nằm ở huyết tương Khi chì máu cao một lượng chì được gắn vào xương và mô mềm, ngược lại khi chì máu thấp, chì trong xương và mô giải phóng trở lại máu Thời gian bán hủy của chì trong máu là 36 ± 5 ngày

Tiêu chuẩn cho phép chì trong máu là < 80  g/100 ml [34]

* Đường đào thải của chì: chì đào thải qua các con đường sau

• Đào thải qua đường tiêu hóa: chì vào cơ thể theo đường tiêu hóa, một

phần nhỏ được hấp thu vào máu, còn lại phần lớn đào thải theo phân

Theo Lanphear B.P và cs, hàng ngày cơ thể thải 0,6 mg chì theo phân, khi lượng chì trong phân quá 1mg/2h chứng tỏ có sự hấp thu quá mức có thể xảy ra nhiễm độc chì, đồng thời mật cũng đóng vai trò quan trọng trong đào thải chì [45]

• Đào thải qua đường nước tiểu:

Đây là con đường đào thải quan trọng nhất, khoảng 75% lượng chì hấp thụ sẽ đươc đào thải qua con đường này Lượng chì đào thải ra luôn liên quan chặt chẽ với lượng chì máu, khi chì máu tăng sẽ tăng đào thải và ngược lại tuy nhiên cũng có một số yếu tố ảnh hưởng tới đào thải chì qua nước tiểu như tuổi, giới, chức năng thận

• Đào thải qua đường nước bọt:

Lượng chì đào thải ra đường này ít quan trọng, nhưng nó lại là lượng chì được nuốt vào cùng thức ăn Sự kết hợp của chì và H2S tạo nên đường viền chì màu xanh xám ở bờ lợi

Trang 25

• Đào thải tóc:

Sự đào thải của chì qua con đường này phụ thuộc vào chì máu và mức

độ tiếp xúc Mối liên quan giữa chì máu và chì tóc đã được nhiều tác giả xác nhận Hàm lượng chì tóc phản ánh khá nhau mức độ tiếp xúc khác nhau theo tuổi, giới

• Đào thải qua các con đường khác: chì được đào thải qua lông, móng,

mồ hôi Tuy nhiên với hàm lượng rất ít và chưa có nghiên cứu nào đề cập tới Năm 2003, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa đã tiến hành nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng sống xung quanh khu vực nhà má y luyện kim mầu Thái Nguyên, các tác giả cho biết hầu hết hàm lượng chì đều cao trong mẫu nước sinh hoạt, nước thải và nước suối đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép Hàm lượng chì trong nước giếng cao hơn gấp nhiều lần so với các khu vực khác Cũng theo kết quả nghiên cứu có mối liên quan giữa lượng chì trong máu cao với sảy thai (gấp 1,8 lần), thai lưu 4,3 lần, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm đường sinh dục cao gấp 3,8 lần [14]

Chì đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Nhưng việc sử dụng chì rộng rãi gây ra ảnh hưởng nhất định, chì gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí Vấn đề chì trong môi trường đã được các nhà khoa học quan tâm tới, tuy chưa nhiều nhưng sự khởi động giám sát môi trường như vậy đã và đang dần phát triển Tuy nhiên, vấn đề này cũng còn ít nghiên cứu, đặc biệt là các vùng xung quanh khu vực sản xuất có liên quan đến chì như chế biến quặng chì Con người có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc trong môi trường bị ô nhiễm bở i chì do hoạt động của nhiều ngành công nghiệp Các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước mới chỉ đề cập tới ảnh hưởng riêng lẻ của chì trong môi trường chưa đánh giá tác động của chì lên sức khỏe của con người đặc biệt là cộng đồng dân cư sống trong vùng tiếp

Trang 26

giáp với khu công nghiệp nói chung và luyện kim nói riêng Sự xâm nhập của chì vào môi trường ra sao, sự tồn lưu và nguy cơ xâm nhập vào cơ thể như thế nào còn ít nghiên cứu đề cập tới

1.2.4 Cơ chế gây độc của chì

Chì là một kim loại nặng gây độc toàn thân Đến năm 1960, cơ chế tác động của chì trên hệ thống huyết học được nghiên cứu bởi các tác giả Gajdos, Haeger Aronsen, Rrubino, Nakao, Wada và Yano

Các tác giả cho thấy chì tác động đến quá trình tổng hợp Hemoglobin (Hb) của hồng cầu như sau:

Trang 27

Protopocphyrin

+ Fe+2

Ferochelataza

Hemoglobin

Sơ đồ 1.3: Quá trình tác động của chì lên hệ thống tạo huyết [10]

Chì kìm hãm men δ-ALA dehydrase xúc tác kết hợp 2 phân tử axit δ -

amino levutinic vì vậy sự tạo thành pocphobilinogen bị rối loạn δ-ALA tích

lũy lại trong cơ thể và đào thải nhiều qua nước tiểu Chì kìm hãm men

Decacboxilase nên copropocphyrin tăng bất thường trong máu và trong nước

Trang 28

tiểu, kìm hãm men ferodukitase Nên Fe2+

và Protopocphyrin không thể kết hợp với nhau tạo thành nhân Hem, protopocphyrin cũng chịu số phận như δ-ALA và Copropocphyrin, hậu quả là men δ-ALA dehydrase giảm hoạt tính; tích lũy và tăng thải theo nước tiểu axit amino levutinic, tăng thải nước tiểu theo copropocphyrin; giảm nồng độ hemoglobin, giảm số lượng hồng cầu, tăng số lượng hồng cầu hạt kiềm, tăng sắt huyết thanh [12]

Tiếp theo, hàng loạt công trình nghiên cứu đã chứng minh chì ức chế enzym nhóm -SH Chì có ái lực rất cao với hầu hết các men -SH Tác dụng của ion kim loại đối với các enzym rất phức tạp vì ngoài tác dụng của phản ứng giữa ion kim loại với phân tử Protein của enzym nói chung còn có tác dụng của kim loại đối với trung tâm hoạt động

1.2.5 Ảnh hưởng của chì đối với các cơ quan trong cơ thể

* Hệ thống tạo máu:

Chì tác động lên hệ thống tạo huyết bởi ức chế nhiều men trong quá trình tạo hemoglobin và gây ra tình trạng thiếu máu Chì còn làm giảm khả năng hóa ứng động của bạch cầu ở những người tiếp xúc với Pb

* Hệ thần kinh: chì làm mất cân bằng thần kinh trung ương và ngoại vi

gây viêm từng đoạn thần kinh và tổn thương các tế bào não như viêm não chì kiểu parkinson Chì làm suy giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh ngoại vi, giảm cảm giác và giảm trí nhớ

Trang 29

* Hệ tuần hoàn: Chì ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn từ rất sớm, gây co mạch

ngoại vi, các mạch nhỏ và mao mạch có hiện tượng dày lên

* Hệ tiết niệu: Thận là một trong các cơ quan có chứa hàm lượng chì cao

nhất, đồng thời nó cũng là nơi đào thải chì chủ yếu của cơ thể Sự hấp thu chì quá mức hoặc kéo dài dẫn tới ảnh hưởng chức năng thận, suy thận mãn

* Tuyến nội tiết: theo nghiên cứu của Schutz A, chì ảnh hưởng đến hor

mon tuyến giáp làm giảm T4 huyết thanh và TSC

Navarro - Blasco Itìm hiểu trên 90 người tiếp xúc chì lâu dài thấy tỷ lệ LH huyết thanh thấp hơn ở nhóm chứng, tăng FSH huyết thanh ở mức chì cao [47]

* Hệ miễn dịch: Thay đổi tế bào Lympho và ức chế chức năng của đại

thực bào (MAC) Trong tế bào Lympho thì nhóm - SH có vai trò quan trong nên khi chì tác động với nhóm - SH của tế bào sẽ gây rối loạn tế bào

* Ảnh hưởng tới di truyền và sinh sản:

Goel J và cs nghiên cứu sự rối loạn nhiễm sắc thể bằng cách nuôi cấy tế bào lympho của 19 công nhân tiếp xúc chì ở nhà máy ắc quy và 9 người đối chứng cho thấy sự rối loạn chromatit và chromosom, nhất là hiện tượng khuyết đoạn ở nhóm tiếp xúc chì cao có ý nghĩa so với nhóm đối chứng [37] Nông Thanh Sơn nghiên cứu trên NST ở mô tinh hoàn chuột nhiễm độc axetat chì cũng thấy chì ảnh hưởng đến phân bào giảm nhiễm tạo tinh trùng Chì gây rối loạn cả số lượng và cấu trúc NST với tần xuất gấp 7 lần đối chứng Sự rối loạn cả số lượng và cấu trúc này sẽ làm mất cân bằng gene trên các NST và những lần phân chia tiếp theo sẽ bị loại hoặc biến đổi làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng dòng tinh trùng, nếu chuột sinh sản sẽ ảnh hưởng đến thế hệ con [27]

Akubugwo I E và cs thấy rằng ở phụ nữ có thai tỷ lệ xảy thai, đẻ non tăng cao, thai nhi kém phát triển và giảm trọng lượng khi tiếp xúc với hàm lượng chì trong môi trường vượt quá TTCP [35]

Trang 30

1.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe, bệnh tật người dân xung quanh khu khai thác mỏ

Môi trường và sức khỏe con người có mối liên quan chặt chẽ với nhau Nếu sử dụng khai thác hợp lý nó sẽ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế, sức khỏe cho con người và ngược lại nếu không biết cách bảo vệ, xây dựng phát triển

và sử dụng môi trường sống hợp lý thì môi trường sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ, tạo ra các yếu tố nguy cơ cho sức khoẻ, bệnh tật của con người

Trong tổng số các bệnh tật của con người có tới 25% bệnh tật liên quan đến môi trường, trong đó có tới 80% các loại bệnh gây nên do nước hoặc liên quan đến nước Người ta thấy 80 % tất cả các bệnh ung thư liên quan đến môi trường (hút thuốc, dinh dưỡng, các yếu tố môi trường khác) [11]

Công nghiệp luyện chì, kẽm là một trong những ngành công nghiệp sản xuất có liên quan đến nhiều yếu tố độc hại so với các loại kim loại màu khác Các tác giả Letavet, Satalop, Zoi đã mô tả các trường hợp suy nhược cơ thể, viêm não, do chì, huyết áp cao gặp rất nhiều ở những công nhân tiếp xúc chì, đồng thời những khái quát về cơ chế bệnh sinh của nhiễm độc chì cũng đã được đề cập tới

Trong nước thải công nghiệp luyện kim thường có Pb, Hg, Cd, As, Mn…hầu hết các kim loại này thường có độc tính cao đối với sức khỏe con người Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể gây độc thần kinh, gây chết nếu nhiễm độc nặng, tùy theo mức độ nhiễm độc có thể gây ra những tai biến như: Đau bụng chì, đường viền đen ở lợi, viêm khớp, viêm thận, cao huyết áp, thiếu máu

* Nghiên cứu ở trong nước

Tại Thái Nguyên cũng có nhiều nghiên cứu về môi trường và sức khoẻ, nhất là môi trường tại các nhà máy lớn và khu công nghiệp

Trang 31

Năm 2000, Đồng Ngọc Đức và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng sống xung quanh khu vực nhà máy luyện kim màu Thái Nguyên Các tác giả cho biết hầu hết hàm lượng chì đều cao tromg mẫu nước sinh hoạt, nước thải và nước suối đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép Hàm lượng chì trong nước giếng cao hơn gấp nhiều so với các khu vực khác Cũng theo kết quả nghiên cứu có mối liên quan giữa lượng chì trong máu cao với sảy thai (gấp 1,8 lần), thai lưu 4,3 lần, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm đường sinh dục cao gấp 3,8 lần [32]

Hoàng Khải Lập và cộng sự nghiên cứu môi trường tự nhiên đất, nước, không khí, môi trường kinh tế xã hội: Sinh hoạt, lao động, nội thất cộng đồng liên quan đến sức khỏe và thực trạng sức khỏe của nhân dân xã Nam Hòa thấy rằng nguy cơ ô nhiễm nước rất cao 0,9%, vừa 52% [21]

Nghiên cứu của Hoàng Hải Bằng về thực trạng môi trường, sức khỏe và bệnh tật của nhân dân sống tiếp giáp với khu vực khai thác mỏ Thiếc Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang năm 2003 cho thấy hàm lượng thiếc (360,7 µg/l), kẽm (9,1µg/l) trong nước sinh hoạt của người dân vùng khai thác mỏ cao hơn

ở vùng xa khu vực khai thác Nồng độ chì trong máu của người dân vùng khai thác là 197,6 µg/l cao hơn người dân ở xa khu vực khai thác Tỷ lệ mắc bệnh của người dân ở vùng khai thác cũng cao hơn, chủ yếu là bệnh tuần hoàn chiếm 44,4 %, hô hấp 72,2%, bệnh hệ thần kinh 36,4% [2]

Nghiêm Kim Dung nghiên cứu sức khỏe, bệnh tật ở người dân sống tiếp giáp vùng khai thác mỏ Mangan Cao Bằng năm 2004: tỷ lệ bệnh của người dân vùng tiếp giáp cao hơn vùng đối chứng, bệnh hô hấp 77,68%, bệnh hệ thần kinh 51,7%, bệnh hệ tuần hoàn 34,8% Hàm lượng Mangan trong máu 54,05 µg/l cao hơn nồng độ của người bình thường (20 – 30 µg/l) [7]

Tóm lại: Chì là chất độc, có rất nhiều nguồn gây nhiễm độc, khi chúng

xâm nhập vào cơ thể con người gây ảnh hưởng tới các cơ quan Các nghiên

Trang 32

cứu trong và ngoài nước về tác hại của chì đối với sức khỏe công nhân có rất

nhiều tác giả đề cập tới Tuy nhiên nguồn tiếp xúc không nghề nghiệp còn rất

ít nghiên cứu, đặc biệt là sự ảnh hưởng của chì đến sức khỏe người dân sống xung quanh vùng bị ô nhiễm do chất thải của các nhà máy, xí nghiệp

Một số biểu hiện bệnh lý thường gặp (Giai đoạn nhiễm chì thực sự):

• Toàn thân: nhức đầu, da tái nhợt, ăn uống kém, mệt mỏi, thường hay đau cơ

• Thiếu máu: do nhiễm độc chì không nặng lắm, huyết sắc tố ít khi tụt xuống dưới 60%, hồng cầu có thể dưới 3,5 triệu mm3

thiếu máu có thể đẳng sắc hoặc nhược sắc

• Viêm đa dây thần kinh: thường hay liệt nhất là thể liệt thần kinh quay với triệu chứng tay cổ cò

• Cao huyết áp: hiện tượng này xảy ra do hiện tượng co thắt các động mạch thận Cao huyết áp thường đi đôi với cơn đau bụng chì [28]

Trang 33

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1.1 Con người:

- Người dân ≥ 18 tuổi sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì

- Thời gian sống liên tục ở khu vực đó ≥ 3 năm

- Các mẫu máu của người dân ≥ 18 tuổi

- Các mẫu nước tiểu của người dân ≥ 18 tuổi

2.1.1.2 Môi trường nước:

- Chì trong nước giếng sinh hoạt của các hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì

* Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:

- Tuổi ≥ 18

- Thời gian lao động, sinh sống tại khu vực ít nhất là 3 năm

- Người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì, không làm việc tại xí nghiệp

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Khu vực dân cư hai xóm Làng Mới và Đồng Mẫu thuộc xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên sống trong vòng bán kính 2 km so với xí nghiệp kẽm chì, hai xóm này có các hộ gia đình ở cách xí nghiệp ≤ 2000 m

Xã Tân Long có diện tích 49,33 km2, dân số 5699 người, tổng số 1279

hộ nằm rải rác trên 9 thôn xóm Xóm Làng Mới có 400 người dân, 200 hộ gia đình, xóm Đồng Mẫu có 320 người dân, 110 hộ Các hộ gia đình chủ yếu là làm nông nghiệp

Xí nghiệp Chì kẽm Làng Hích nằm trên địa bàn xóm Làng Mới xã vùng cao Tân Long huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, gần xóm Đồng Mẫu Với công trường sản xuất trải rộng 287 ha chủ yếu là vùng núi, đường xá đi lại khó khăn Nơi gần nhất cách văn phòng xí nghiệp 500m, nơi xa nhất cách

Trang 34

khoảng 13km Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích là một trong những đơn vị thành viên của Công ty TNHH nhà nước MTV Kim loại màu Thái Nguyên Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích được phát hiện và khai thác từ năm 1980 Ngành nghề kinh doanh chính của xí nghiệp là khai thác quặng kẽm, chì và tuyển quặng, làm giàu quặng thô thành quặng tinh để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy trong công ty Sản lượng khai thác quặng nguyên khai bình quân mỗi năm là 20.000 tấn Trong số này thường có 3500 - 4000 tấn quặng kẽm tinh,

Bản đồ địa điểm nghiên cứu

Trang 35

2.1.3 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 đến tháng 10 năm 2011

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang

2.2.1 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu

2.2.1.1 Chọn mẫu và cỡ mẫu môi trường nước

Mẫu nước giếng: được tính theo công thức:

2

) X (

s

 (1) [9], [15]

Trong đó:

n: cỡ mẫu nghiên cứu

s2: phương sai

X: giá trị trung bình của một nghiên cứu trước

ε: mức sai lệch tương đối giữa các tham số mẫu và tham số quần thể Dựa vào kết quả nghiên cứu hàm lượng chì trong nước sinh hoạt của người dân xung quanh Công ty kim loại màu Thái Nguyên, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Hoa [14], ta có X = 0,019; s = 0,014; ε = 0,3; thay vào công thức ta có n = 23,17 Số mẫu tối thiểu cần xét nghiệm là 23,17 mẫu

Cỡ mẫu tính toán trên được cộng với 10% dự phòng và làm tròn 26 mẫu Chúng tôi xét nghiệm 30 mẫu chì trong nước Các mẫu chì tro ng nước đư ợc chọn chủ đích, phân bố theo hai xóm

2.2.1.2 Chọn mẫu, cỡ mẫu khám bệnh

Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ước lượng một tỷ lệ trong quần thể với sai số mong muốn không quá 5% và độ tin cậy 95%

2 α/2 1 2

d

p)ρ(1Ζ

  (2) [3], [15]

Trang 36

Trong đó:

n: cỡ mẫu nghiên cứu

d: độ sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ thực

của quần thể

p: tỷ lệ ước lượng của biến số nghiên cứu

Lấy p = 0,202  q = 1 – p = 1 - 0,202 = 0,798 theo Hoàng Hải Bằng [2] (nghiên cứu về sức khỏe người dân sống xung quanh khu vực mỏ thiếc Sơn Dương cho biết tỷ lệ mắc bệnh đường tiết niệu là 20,2%); chọn d = 0,05;

Thay vào công thức (2), ta có n = 247,7 Cỡ mẫu tính toán trên được cộng với 10% dự phòng và làm tròn là 248 người Thực tế, chúng tôi khám

288 người và phân bố số người khám bệnh ở hai xóm nghiên cứu

2.2.1.3 Chọn mẫu, cỡ mẫu xét nghiệm chì trong máu và nước tiểu

Được tính theo công thức (1) Dựa vào kết quả nghiên cứu về hàm lượng chì trong máu của người dân sống xung quanh Công ty Kim loại màu Thái Nguyên [14] ta có X = 0,03; s = 0,007; ε = 0,09 Thay vào công thức ta có n = 25,82 người; Cỡ mẫu tính toán trên được cộng với 10% dự phòng và làm tròn thành 28,40 mẫu Chúng tôi xét nghiệm 30 mẫu máu, 30 mẫu nước tiểu

Chọn mẫu xét nghiệm chì niệu và chì máu: chọn chủ đích trong số những người được chọn để khám phát hiện bệnh và hộ gia đình được chọn vào xét nghiệm chì trong nước giếng

Trang 37

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

2.2.2 Nội dung nghiên cứu

- Xét nghiệm hàm lượng chì trong môi trường nước giếng của hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích,Thái Nguyên

- Khám để phát hiện một số bệnh

- Xét nghiệm chì máu, chì niệu của người trưởng thành

- Một số yếu tố liên quan: chì trong nước, chì máu, chì niệu

2.2.3 Các chỉ số nghiên cứu:

2.2.3.1 Thông tin chung: giới, nghề nghiệp, thời gian cư trú

2.2.3.2 Chỉ số về ô nhiễm chì trong nước giếng:

- Hàm lượng chì trong nước giếng

NGƯỜI DÂN TRƯỞNG THÀNH SỐNG XUNG QUANH XÍ NGHIỆP KẼM - CHÌ

XN Pb TRONG

NƯỚC GIẾNG KHÁM LÂM

SÀNG

TỶ LỆ MẮC BỆNH (TMH, tiêu hóa,tiết niệu…)

Trang 38

2.2.3.3 Chỉ số về xét nghiệm máu và nước tiểu

- Hàm lượng chì trong máu

- Hàm lượng chì trong nước tiểu

- Nồng độ huyết sắc tố

- Tương quan giữa hàm lượng chì trong nước , trong máu và trong nước tiểu của người dân sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì

- Tỷ lệ chì cao hơn tiêu chuẩn cho phép trong nước giếng, trong máu, chì niệu của người dân sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì

2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.4.1 Thu thập số liệu xét nghiệm chì trong môi trường nước giếng, chì trong máu và chì trong nước tiểu và hemoglobin

- Cách phân tích chì trong nước giếng sinh hoạt: lấy mỗi mẫu 500 ml nước giếng đựng trong chai sạch, ghi rõ họ tên chủ hộ, đặc điểm mẫu và gửi

về phòng thí nghiệm Viện 69

+ Kỹ thuật vô cơ hóa mẫu nước: đối với phép đo Pb vì lượng chì thấp do vậy phải làm giàu mẫu phân tích bằng cách lấy 50 ml cho bay hơi ở nhiệt độ 70-80 0C, sau đó hòa tan cặn bằng 2 ml HCl 1%

+ Làm mẫu trắng (mẫu so sánh): là mẫu có tất cả các điều kiện của quá

Ngày đăng: 09/10/2014, 12:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Hải An, Trần Thanh Bình, Nguyễn Quang Minh, Bùi Văn Năng, Nguyễn Thị Thục, Lưu Đức Hải (2009), “Ô nhiễm kim loại nặng và các tác nhân hóa học tại các khu khai thác khoáng sản”, Tiểu luận khoa Môi trường, Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô nhiễm kim loại nặng và các tác nhân hóa học tại các khu khai thác khoáng sản”
Tác giả: Bùi Hải An, Trần Thanh Bình, Nguyễn Quang Minh, Bùi Văn Năng, Nguyễn Thị Thục, Lưu Đức Hải
Năm: 2009
2. Hoàng Hải Bằng (2003), “Thực trạng môi trường , sức khỏe và bệnh tật của nhân dân sống tiếp giáp với khu khai thác mỏ thiếc Sơn Dương , tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn thạc sỹ y học , tr. 3 - 64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng môi trường , sức khỏe và bệnh tật của nhân dân sống tiếp giáp với khu khai thác mỏ thiếc Sơn Dương , tỉnh Tuyên Quang”, "Luận văn thạc sỹ y học
Tác giả: Hoàng Hải Bằng
Năm: 2003
3. Bộ môn Dịch tễ học - Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2006), Bài giảng Dịch tễ học , NXB Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Dịch tễ học
Tác giả: Bộ môn Dịch tễ học - Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2006
4. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường - Dịch tễ tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vệ sinh môi trường - Dịch tễ tập I
Tác giả: Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 1998
5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập II. (1998), Vệ sinh Môi trường - Dịch tễ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vệ sinh Môi trường - Dịch tễ
Tác giả: Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập II
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 1998
6. Bộ Y tế (2009), “Quy chuẩn kỹ thuậ t quốc gia về chất lượng nước ăn uống - QCVN 01:2009/BYT”, Thông tư số 04/2009/TT- BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chuẩn kỹ thuậ t quốc gia về chất lượng nước ăn uống - QCVN 01:2009/BYT”
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2009
7. Nghiêm Kim Dung (2004), “Nghiên cứu sức khỏe - bệnh tật ở người dân sống tiếp giáp vùng khai thác mỏ Mangan Cao Bằ ng”, Luận văn thạc sỹ Y học, tr. 3 - 56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sức khỏe - bệnh tật ở người dân sống tiếp giáp vùng khai thác mỏ Mangan Cao Bằ ng”, "Luận văn thạc sỹ Y học
Tác giả: Nghiêm Kim Dung
Năm: 2004
8. Đỗ Hàm (2006), “Thực trạng sức khỏe người dân xung quanh nhà máy xi măng La Hiên - Thái Nguyên sau 6 năm sản xuất, 1999 - 2005”, Tạp chí Y học Dự phòng, Tập XVI (3 + 4), tr. 33 - 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng sức khỏe người dân xung quanh nhà máy xi măng La Hiên - Thái Nguyên sau 6 năm sản xuất, 1999 - 2005”, "Tạp chí Y học Dự phòng
Tác giả: Đỗ Hàm
Năm: 2006
9. Đỗ Hàm (2007), Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học Y học, NXB Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học Y học
Tác giả: Đỗ Hàm
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2007
10. Đỗ Hàm (2007), Vệ sinh lao động và bênh nghề nghiệp, NXB lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vệ sinh lao động và bênh nghề nghiệp
Tác giả: Đỗ Hàm
Nhà XB: NXB lao động - Xã hội
Năm: 2007
12. Đỗ Hàm (2000), Nhiễm độc chì vô cơ , Bệnh học nghề nghiệp , NXB Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh học nghề nghiệp
Tác giả: Đỗ Hàm
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2000
13. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2001), “Nghiên cứu hàm lượng chì –asen trong môi trường và trong máu của phụ nữ sống trong vùng tiếp giáp khu vực luyện kim màu Thái Nguyên”, Nội san khoa học công nghệ y dược Đại học Y khoa Thái Nguyên, (2), tr. 128-137 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hàm lượng chì –asen trong môi trường và trong máu của phụ nữ sống trong vùng tiếp giáp khu vực luyện kim màu Thái Nguyên”, "Nội san khoa học công nghệ y dược Đại học Y khoa Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Năm: 2001
14. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2003), “Nghiên cứu sự tồn lưu chì trong môi trường, trong máu và thực trạng một số bệnh thường gặp của người sống tiếp giáp với khu chế biến kim loại màu Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ Y học - Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, tr. 41-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự tồn lưu chì trong môi trường, trong máu và thực trạng một số bệnh thường gặp của người sống tiếp giáp với khu chế biến kim loại màu Thái Nguyên”, "Luận văn thạc sĩ Y học - Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Năm: 2003
15. Lưu Ngọc Hoạt (2008), Thống kê - Tin học ứng dụng trong nghiên cứu Y học, NXB Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê - Tin học ứng dụng trong nghiên cứu Y học
Tác giả: Lưu Ngọc Hoạt
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2008
16. Học viện quân y - Bộ môn Da liễu (2001), Giáo trình bệnh da và hoa liễu, NXB quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh da và hoa liễu
Tác giả: Học viện quân y - Bộ môn Da liễu
Nhà XB: NXB quân đội nhân dân
Năm: 2001
17. Nguyễn Đình Hòe (2007), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và phát triển bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
18. Nguyễn Đức Khiển (2002), Một số vấn đề cấp bách về môi trường toàn cầu, Môi trường và sức khỏe , NXB lao động, Hà nội, tr. 9 - 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và sức khỏe
Tác giả: Nguyễn Đức Khiển
Nhà XB: NXB lao động
Năm: 2002
19. Nguyễn Đức Khiển (2002), Quản lý môi trường nước , Quản lý môi trường, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý môi trường
Tác giả: Nguyễn Đức Khiển
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2002
21. Hoàng Khải Lập , Nông Thanh Sơn , Đức Đồng Ngọc (1998), “Đánh giá thực trạng một số đặc điểm sự tác động và mối liên quan giữa môi trường - sức khỏe nhân dân xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên.”Kỷ yếu công trình NCKH, NXB Y học- Hà Nội, tr. 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng một số đặc điểm sự tác động và mối liên quan giữa môi trường - sức khỏe nhân dân xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên
Tác giả: Hoàng Khải Lập , Nông Thanh Sơn , Đức Đồng Ngọc
Nhà XB: NXB Y học- Hà Nội
Năm: 1998
23. Phạm Trường Minh, Đỗ Hàm, Phạm Thị Hồng Vân (2001), “Nghiên cứu tình trạng nhiễm chì và Asen ở công nhân công ty kim loại mầu Thái Nguyên”, Nội san khoa học công nghệ Y Dược trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, (2), tr. 159 -163 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình trạng nhiễm chì và Asen ở công nhân công ty kim loại mầu Thái Nguyên”, "Nội san khoa học công nghệ Y Dược trường Đại học Y khoa Thái Nguyên
Tác giả: Phạm Trường Minh, Đỗ Hàm, Phạm Thị Hồng Vân
Năm: 2001

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Nước thải và đường xâm nhập của chì vào cơ thể [12] - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Sơ đồ 1.1. Nước thải và đường xâm nhập của chì vào cơ thể [12] (Trang 16)
Sơ đồ 1.2. Sự phân bố chì trong cơ thể  [10] - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Sơ đồ 1.2. Sự phân bố chì trong cơ thể [10] (Trang 23)
Sơ đồ 1.3: Quá trình tác động của chì lên hệ thống tạo huyết [10] - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Sơ đồ 1.3 Quá trình tác động của chì lên hệ thống tạo huyết [10] (Trang 27)
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU (Trang 37)
Bảng 2.1. Thông số đo của phép đo của chì - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 2.1. Thông số đo của phép đo của chì (Trang 39)
Bảng 3.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 3.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (Trang 42)
Bảng 3.1. Tỷ lệ giới của đối tượng nghiên cứu - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 3.1. Tỷ lệ giới của đối tượng nghiên cứu (Trang 42)
Bảng 3.4. Kết quả phân tích chì trong nước giếng của các hộ gia đình   sống xung quanh xí nghiệp - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 3.4. Kết quả phân tích chì trong nước giếng của các hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp (Trang 43)
Bảng 3.3. Thời gian cư trú của đối tượng nghiên cứu - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 3.3. Thời gian cư trú của đối tượng nghiên cứu (Trang 43)
Bảng 3.5. Số hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích có  hàm lượng chì trong nước giếng vượt tiêu chuẩn cho phép - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 3.5. Số hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích có hàm lượng chì trong nước giếng vượt tiêu chuẩn cho phép (Trang 44)
Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh tiêu hóa của người trưởng thành  sống xung quanh xí nghiệp - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh tiêu hóa của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp (Trang 45)
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc chứng bệnh tai mũi họng của người trưởng thành  sống xung quanh xí nghiệp - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc chứng bệnh tai mũi họng của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp (Trang 45)
Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh ngoài da của người trưởng thành  sống xung quanh xí nghiệp - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh ngoài da của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp (Trang 46)
Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh cơ xương khớp của người trưởng  thành sống xung quanh xí nghiệp - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh cơ xương khớp của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp (Trang 46)
Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh tiết niệu của người trưởng thành  sống xung quanh xí nghiệp - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh tiết niệu của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp (Trang 46)
Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc bệnh hệ thần kinh của người trưởng thành  sống xung quanh xí nghiệp - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc bệnh hệ thần kinh của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp (Trang 47)
Bảng 3.12. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng, tiêu hóa, da liễu, tiết niệu - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 3.12. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng, tiêu hóa, da liễu, tiết niệu (Trang 48)
Bảng 3.13. Kết quả phân tích chì máu, chì niệu, Hb ở khu vực nghiên cứu - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 3.13. Kết quả phân tích chì máu, chì niệu, Hb ở khu vực nghiên cứu (Trang 49)
Bảng 3.14. Số người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì  được xét nghiệm có mẫu chì máu, chì niệu cao hơn TCCP - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 3.14. Số người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì được xét nghiệm có mẫu chì máu, chì niệu cao hơn TCCP (Trang 50)
Bảng 3.15. Hàm lượng chì máu với tỷ lệ bệnh ngoài da của người trưởng  thành sống xung quanh xí nghiệp - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 3.15. Hàm lượng chì máu với tỷ lệ bệnh ngoài da của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp (Trang 50)
Bảng 3.16. Hàm lượng chì máu với tỷ lệ bệnh tiêu hóa của người trưởng  thành sống xung quanh xí nghiệp - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 3.16. Hàm lượng chì máu với tỷ lệ bệnh tiêu hóa của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp (Trang 51)
Bảng 4.1. So sánh hàm lượng chì trong nước giếng với các tác giả khác - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 4.1. So sánh hàm lượng chì trong nước giếng với các tác giả khác (Trang 54)
Bảng 4.2. So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả về tỉ lệ mắc  các bệnh TMH và tiêu hoá - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 4.2. So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả về tỉ lệ mắc các bệnh TMH và tiêu hoá (Trang 56)
Bảng 4.3. So sánh hàm lượng chì trong máu với  các tác giả khác trong và ngoài nước - nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên
Bảng 4.3. So sánh hàm lượng chì trong máu với các tác giả khác trong và ngoài nước (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w