1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHÍNH SÁCH lãi SUẤT và HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM năm 2011

18 203 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 447,5 KB

Nội dung

Lãi suất là giá của vốn, chi phí phải trả cho việc thuê vốn. Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng, là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. Lợi tức là một phạm trù kinh tế gắn liền với sự vận động của tín dụng và do bản chất của tín dụng quyết định. Lợi tức tín dụng là thu nhập mà người cho vay nhận được ở người đi vay trả cho việc sử dụng tiền vay. Thực chất, lãi suất được biểu hiện bằng quan hệ tỷ lệ giữa lợi tức tín dụng và tổng số tiền vay trong một thời gian nhất định.

Trang 1

Trường Đại học Ngoại Thương CSII

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2

BỘ MÔN CƠ SỞ - KINH TẾ VĨ MÔ 2

BÀI TIỂU LUẬN

CHÍNH SÁCH LÃI SU T VÀ HO T Đ NG NGÂN ẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN ẠT ĐỘNG NGÂN ỘNG NGÂN

Giáo viên hướng dẫn:

Nhóm Sinh viên thực hiện:

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng 02 năm 2012

Trang 3

MỤC LỤC

Lời nói đầu……… 1

I Khái quát về lãi suất……… …2

1 Định nghĩa……….2

2 Ý nghĩa của lãi suất……… 2

3 Các loại lãi suất tín dụng……… 2

4 Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất………2

4.1 Cung tiền……… 2

4.2 Lạm phát dự tính……… 3

4.3 Tính thanh khoản……….4

4.3.1 Lý thuyết về tính thanh khoản………

4 4.3.2 Cơ chế tác động đến lãi suất của tính thanh khoản ngân hàng……… 5

II Chính sách lãi suất của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam năm 2011……… 5

1 Lãi suất huy động……… 5

2 Lãi suất cho vay………6

3 Nguyên nhân lãi suất năm 2011 luôn ở mức cao……… 7

III Tình hình hoạt động của các Ngân hàng Việt Nam dưới tác động của chính sách lãi suất năm 2011……… ………8

1 Hoạt động huy động vốn và cho vay……….9

2 Việc tái cấu trúc trong hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2011……… 10

2.1 Sáp nhập ngân hàng……… 10

2.2 Nguyên nhân cần sáp nhập………11

3 Nợ xấu………11

IV Kết quả, đánh giá chính sách lãi suất và hoạt động Ngân hàng năm 2011………13

1 Chính sách trần lãi suất tỏ ra không có hiệu lực và khó kiểm soát trong 10 tháng đầu năm, nhưng nhanh chóng có những chuyển biến tích cực trong các tháng cuối năm…………14

2 Cuộc đua lãi suất huy động đã tạo ra sự chuyển dịch vốn huy động từ các NHTM nhỏ sang các NHTM lớn khi chính phủ thắt chặt thực hiện trần lãi suất huy động 14% 14

3 Thách thức và triển vọng……… 15

Kết luận……….16

Tài liệu tham khảo……….17

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 5

I Khái quát về lãi suất

1 Định nghĩa:

Lãi suất là giá của vốn, chi phí phải trả cho việc thuê vốn Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng, là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu

Lợi tức là một phạm trù kinh tế gắn liền với sự vận động của tín dụng và do bản chất của tín dụng quyết định Lợi tức tín dụng là thu nhập mà người cho vay nhận được ở người đi vay trả cho việc sử dụng tiền vay Thực chất, lãi suất được biểu hiện bằng quan hệ tỷ lệ giữa lợi tức tín dụng và tổng số tiền vay trong một thời gian nhất định

2 Ý nghĩa của lãi suất

Trên tầm vĩ mô, lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô rất có hiệu quả của chính phủ thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhất định, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia

Trên tầm vi mô, lãi suất là cơ sở để cho cá nhân cũng như doanh nghiệp đưa ra các quyết định của mình như chi tiêu hay để dành gửi tiết kiệm, đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh hay cho vay hoặc gửi tiền vào ngân hàng

3 Các loại lãi suất tín dụng

4 Lãi suất danh nghĩa

5 Lãi suất thực

6 Lãi suất sàn, lãi suất trần

7 Lãi suất cơ bản của ngân hàng:

a Lãi suất tiền gửi thông thường

b Lãi suất cho vay

c Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng

4 Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất:

4.3 Cung tiền

Cung tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để giao dịch thanh toán trên thị trường Ngân hàng trung ương còn có thể điều chỉnh, bán các giấy tờ có giá của mình đối với các tổ chức tín dụng, từ đó tác động tới lượng vốn khả dụng của các tổ chức này Khi đó lượng cung tiền cũng sẽ được điều tiết

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất nhưng nhân tố ảnh hưởng lớn và nhạy cảm với lãi suất là lượng tiền cung ứng

Một sự tăng lên của lượng tiền cung ứng gây ra 4 tác động đối với lãi suất: tác dụng tính lỏng, tác dụng tính thu nhập, tác dụng mức giá, tác dụng lạm phát dự tính

Trang 6

 Tác dụng tính lỏng cho biết một sự tăng lên của lượng tiền cung ứng sẽ làm giảm nhẹ lãi suất, bởi vì đường cung tiền sẽ dịch chuyển sang phải

Ms/P

L

Hình 1.Thay đổi cân bằng trên thị trường tiền tệ ( khi Ms/P thay đổi: Ms/P   i

 Tác dụng thu nhập chỉ ra rằng do tăng lượng tiền cung ứng sẽ có ảnh hưởng tốt đến nền kinh tế, sẽ làm tăng thu nhập khi đó lãi suất sẽ tăng lên Vì đường cầu tiền lúc này

sẽ dịch chuyển sang phải

 Tác dụng mức giá cho biết một sự tăng lượng tiền cung ứng sẽ làm mức giá chung tăng lên và kết qủa lãi suất cân bằng tăng

 Tác dụng lạm phát dự tính: sự tăng lên lượng tiền cung ứng sẽ làm dân chúng dự tính một mức lạm phát cao hơn trong tương lai Kết quả là lãi suất tăng lên

Trong 4 tác dụng trên chỉ có tác dụng tính lỏng chỉ ra rằng một sự tăng lên của lượng tiền cung ứng sẽ làm giảm lãi suất trong khi các tác dụng khác thì ngược lại Nghiên cứu thực tiễn cho thấy tác dụng thu nhập, mức giá và lạm phát dự tính vượt trội so với tính lỏng

Vì vậy một sự tăng lượng tiền cung ứng dẫn đến việc tăng lãi suất trong dài hạn

4.4 Lạm phát dự tính

Chi phí thực của việc vay tiền được đo một cách chính xác hơn bằng lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát dự tính

Công thức tính tỷ lệ lạm phát: Nếu P1 là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và P0 là mức giá của kỳ trước, thì tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại là:

P 1 – P 0

P 0

Do đó một lãi suất cho trước, khi lạm phát dự tính tăng lên, chi phí thực hiện việc vay tiền giảm xuống nên cầu tiền vay tăng lên Mặt khác khi lạm phát dự tính tăng lên thì lợi tức

dự tính của những khoản tiền gửi giảm xuống Những người cho vay lập tức chuyển vốn tiền

tệ vào một thị trường khác như thị trường bất động sản hay dự trữ hang hoá, vàng bạc… Kết quả lượng cung tư bản cho vay giảm đối với bất kỳ lãi suất nào cho trước

Trang 7

Như một sự thay đổi về lạm phát dự tính sẽ tác động đến cung cầu tư bản cho vay Cụ thể, tăng lạm phát dự tính sẽ làm tăng lãi suất do giảm lượng cung ứng và tăng cầu về tư bản

4.3 Tính thanh khoản

4.3.1 Lý thuyết về tính thanh khoản

Tính thanh khoản, một khái niệm trong tài chính, chỉ mức độ mà một tài sản bất kỳ có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó

Ví dụ, chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải thu có khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán hay chi tiêu

Trong nghiệp vụ ngân hàng, khả năng thanh khoản đủ có nghĩa là khả năng của ngân hàng có thể đáp ứng được các yêu cầu rút tiền bất cứ khi nào của người gửi hoặc là khả năng cung ứng được tất cả các khoản vay tín dụng hay vay tiền mặt cho người đi vay

Cung về thanh khoản

Nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng bao gồm

 Các khoản tiền gửi sẽ nhận được (S1)

 Thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ (S2)

 Các khoản tín dụng sẽ thu về (S3)

 Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng (S4)

 Vay mượn từ thị trường tiền tệ (S5)

Cầu về thanh khoản

Trong lĩnh vực ngân hàng, những hoạt động sau đây tạo ra nhu cầu về thanh khoản

 Khách hàng rút các khoản tiền gửi (D1)

 Đề nghị vay vốn của khách hàng (D2)

 Thanh toán các khoản phải trả khác (D3)

 Chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng (D4)

 Thanh toán cổ tức cho cổ đông (D5)

Ở bất cứ thời điểm nào các nguồn cung và nhu cầu thanh khoản đến cùng lúc và tạo thành trạng thái thanh khoản ròng và có thể được tính như sau:

Hình 2 Mô tả mối liên hệ giữa

lạm phát dự tính và lãi suất Lạm

phát dự tính tăng dần đến cầu về

tư bản cho vay tăng từ D1 đến D2

đồng thời cung giảm từ S1 đến

S2, lãi suất tăng từ i1 đến i2

Lãi suất i

i2

i1

Lượng tiền

S1

S2

D1 D

2

Trang 8

NLPt = Net Liquidity Position = (S1+S2+S3+S4+S5) – (D1+D2+D3+D4+D5)

Ở đây xảy ra một trong hai trường hợp

- NLPt > 0 điều này có nghĩa là ngân hàng đang ở trong tình trạng thặng dư thanh khoản ( liquidity surplus)

- NLPt < 0 điều này có nghĩa là ngân hàng đang ở trong tình trạng thâm hụt thanh khoản ( liquidity deficit)

4.3.2 Cơ chế tác động đến lãi suất của tính thanh khoản ngân hàng

Khi khả năng thanh khoản của ngân hàng lớn tức là ngân hàng sẵn sàng cho khách hàng vay hay rút riền tại bất kì thời điểm nào thì để cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng với các ngân hàng khác, ngân hàng sẽ từ từ giảm lãi suất cho vay xuống và cũng vì lượng tiền dồi dào

để cho vay nên cung tiền sẽ lớn hơn cầu tiền dẫn đến lãi suất huy động cũng giảm xuống Một cách tổng thể mà nói thì để thay đổi lãi suất trên thị trường cần phải giải quyết vấn đề thanh khoản cho các ngân hàng vì thực chất từ định nghĩa của lãi suất chính là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu nên nó chính là một hình thức phản ánh của cung và cầu tiền trong nền kinh tế Trong khi đó vấn đề cung cầu tiền trong xã hội đa số được thực hiện qua kênh trung gian tài chính mà điển hình là các ngân hàng thương mại Nếu giải quyết được thanh khoản cho các ngân hàng đồng nghĩa với việc đảm bảo cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế thì chúng ta sẽ điều chỉnh được lãi suất trên thị trường

II Chính sách lãi suất của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam năm 2011:

i Lãi suất huy động

Với mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định nền kinh tế, NHNN đã phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, điều này đã tác động làm tăng lãi suất tiền gửi và cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 về việc ấn định lãi suất trần huy động vốn bằng tiền đồng Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam (lãi suất tiền gửi; lãi suất chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu) của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm; riêng các Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam không vượt quá 14,5%/năm Mức lãi suất huy động vốn tối

đa này áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ; đối với các phương thức trả lãi khác, phải được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ tương ứng với mức lãi suất huy động vốn tối đa Ngày 01/06/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Thông tư số 14/2011/ TT-NHNN quy định giảm mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức, cá nhân tại

tổ chức tín dụng (TCTD) từ 3%/năm xuống còn 2%/năm.Cụ thể, lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD áp dụng đối với tổ chức là người cư trú, tổ chức là người không cư trú (trừ TCTD)

là 0,5%; cá nhân là người cư trú, cá nhân là người không cư trú là 2%/năm

Trong tháng 9/2011, NHNN đã có những biện pháp quyết liệt nhằm tăng cường kiểm soát đối với chính sách trần lãi suất huy động, chẳng hạn như sẽ “sa thải” lãnh đạo ngân hàng trong

Trang 9

trường hợp phát hiện những thủ thuật hay gian lận của ngân hàng trong huy động tiền gửi Tuy nhiên, các NHTM nhỏ của Việt Nam, với áp lực rủi ro thanh khoản, vẫn tìm mọi cách để

“lách” quy định của NHNN Trước những nguy cơ rủi ro cao khi một số NHTM chấp nhận huy động lãi suất 14%/năm với cả những kỳ hạn rất ngắn (24 giờ, 2 ngày, 1 tuần, 2 tuần ), NHNN

đã phải bổ sung Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/9/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cụ thể: lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14%/năm, riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn 1 tháng trở lên là 14,5%

Ngoài ra, nhằm tăng cường khả năng kiểm soát hoạt động ngân hàng, NHNN đã thành lập nhóm G12+1 bao gồm 12 NHTM lớn (Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank, ACB, Eximbank, Techcombank, MB, Sacombank, VIB, VPbank, MSB) cùng với NHNN nhằm xây dựng các chính sách quản lý tiền tệ hiệu quả hơn Với 85% thị phần của 12 NHTM lớn, các cuộc họp của nhóm G12+1 sẽ có thể tạo ra những chính sách phản ánh đúng thực tế và diễn biến của thị trường hơn Nhóm G12+1 sẽ họp ít nhất mỗi quý một lần, trong trường hợp thị trường có những biến động phức tạp, nhóm G12+1 sẽ họp bất cứ lúc nào để xử lý tình hình Đặc trưng rõ nhất của cơ chế điều hành lãi suất năm 2011 chính là sự mở rộng đáng kể tầm mức ảnh hưởng của các biện pháp hành chính, áp đặt trần huy động nội và ngoại tệ, chấp nhận lãi suất thực âm ngay cả khi chỉ số giá cả năm đã vượt qua lãi suất trần (ước tính xấp xỉ 19%/14%)

ii Lãi suất cho vay

Trước tháng 3/2011, chính sách lãi suất của Việt Nam không có nhiều biến động khi nền kinh tế đang trên đà phục hồi Các mức lãi suất được duy trì ở mức khá thấp từ sau gói hỗ trợ lãi suất của NHNN, do vậy, cơ chế lãi suất trần không còn cần thiết Chính vì vậy, ngày 14/04/2010, NHNN đã ban hành Thông tư số 12/2010/TT-NHNN hướng dẫn tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận Với cơ chế lãi suất thỏa thuận, lãi suất cơ bản không còn điều chỉnh lãi suất cho vay trên thị trường Mặc

dù Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 có quy định “Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi”, nhưng cũng có cơ chế cho phép “trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác”

Trước đây, lãi suất cơ bản là một cơ sở quan trọng để các ngân hàng thương mại ấn định lãi suất cho vay Cơ sở này gắn với quy định tại Bộ luật Dân sự (lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản) Tuy nhiên, vai trò đó đã bị vô hiệu hóa khi từ tháng 4/2010, Ngân hàng Nhà nước mở lại cơ chế lãi suất thỏa thuận và áp dụng cho đến nay

iii Nguyên nhân lãi suất năm 2011 luôn ở mức cao

Trang 10

Nghị quyết 11 của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội đã xác định rất rõ là chính sách tài khóa thắt chặt và điều hành chính sách tiền tệ phải chặt chẽ, thận trọng để bảo đảm công ăn việc làm và duy trì tăng trưởng của nền kinh tế ở mức hợp lý 6-6,5%/năm Nhưng trong thực tế điều hành chính sách tiền tệ như đã đề cập ở trên lại theo hướng thắt chặt, được sử dụng khá nhiều biện pháp và nghiệp vụ: thường xuyên tăng tất cả các loại lãi suất chủ đạo của NHNN, khống chế hạn mức tăng trưởng tín dụng không quá 20% và tổng phương tiện thanh toán không quá 16%, khống chế tỷ lệ cho vay phi sản xuất, quy định tỷ lệ vốn huy động được sử dụng cho vay, thu hút tiền từ lưu thông về, nhưng lạm phát vẫn rất cao, đành rằng chính sách đã có độ trễ, nhưng thắt chặt tiền tệ được bắt đầu thực hiện từ ngày 1-11-2010 đến nay

Việc NHNN tiếp tục thu hút bớt tiền từ lưu thông về sẽ làm cho thanh khoản của nhiều NHTM thêm khó khăn, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động nhằm thu hút nhiều hơn nguồn vốn

Năm 2011 kinh tế dự kiến tăng trưởng trên 6%, dự kiến tiền trong lưu thông tăng thêm 16% Con số 16% cũng được xem là thắt chặt vì nhiều năm qua, chỉ tiêu này lên đến 25-30% Thế nhưng trong 5 tháng đầu năm 2011, Ngân hàng Nhà nước mới chỉ bơm thêm 0,98%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 1,5%, dẫn đến một cơ thể lớn nhưng bị thiếu máu, nền kinh tế thiếu tính thanh khoản, lãi suất huy động bị đẩy lên cao nhưng vốn vẫn không huy động được

Tình trạng thiếu máu, thiếu thanh khoản, thiếu vốn trầm trọng hơn khi giá cả trên thị trường xã hội tăng cao Trong 5 tháng đầu năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng tăng 12,07%, kinh tế tăng trưởng 5,43%, vì vậy cần phải có thêm tiền trong lưu thông thì hoạt động của nền kinh tế mới không bị ảnh hưởng Giả sử rằng ở thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước có sử dụng hết chỉ tiêu tăng lượng tiền trong lưu thông của cả năm 2011 thì cũng chỉ đủ bù đắp cho mức tăng của giá cả và tăng trưởng kinh tế

Tiền gửi của doanh nghiệp giảm, doanh nghiệp rút ra để sử dụng, vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lẫn nhau, dư nợ cho vay tăng thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm, thị trường bất động sản trì trệ làm cho vòng quay vốn trong nền kinh tế chậm lại, tiền luân chuyển qua kênh ngân hàng giảm, hệ số nhân tiền cũng giảm đi, càng tác động đến thanh khoản của nền kinh tế Nhiều năm qua, về cơ bản nguyên lý lãi suất huy động thực dương được áp dụng đối với hệ thống ngân hàng, tức là lãi suất cao hơn lạm phát, có lợi cho người gửi nhưng gây khó khăn cho người vay vốn Nhưng đến nay và trong điều kiện hiện nay thì nguyên lý trên cần được linh hoạt trong cả nhận thức và hành động

III Tình hình hoạt động của các Ngân hàng Việt Nam dưới tác động của chính

sách lãi suất năm 2011:

1 Hoạt động huy động vốn và cho vay

Theo quy định, trần lãi suất huy động của NHNN là không quá 14%/năm đối với nội tệ, song lãi suất thực trả cho người gửi tiền lên tới 17-20%/năm nhưng vốn vẫn khó huy động Số

Ngày đăng: 09/10/2014, 10:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  2.  Mô  tả  mối  liên  hệ  giữa - CHÍNH SÁCH lãi SUẤT và HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM năm 2011
nh 2. Mô tả mối liên hệ giữa (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w