1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách thương mại nông thôn việt nam

32 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 91,99 KB

Nội dung

giới thiệu về chính sách thương mại nông thôn, quá trình thực hiện, sự phù hợp của chính sách, biện pháp phát triển

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính thiết yếu của việc lựa chọn đề tài

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Nước ta cónhững tiền đề quan trọng để phát triển nông nghiệp Và thật vậy, nền nông nghiệpViệt Nam đã có riêng cho mình những dấu ấn nhất định: xuất khẩu gạo hàng thứhai trên thế giới, xuất khẩu hồ tiêu luôn đứng ở vị trí đầu bảng,… thành công làđáng ghi nhận nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế như việc thumua nông sản chủ yếu thông qua thương lái là chính, chưa có sự liên kết chặt chẽgiữa nông dân và nơi chế biến… Mặt khác, một nền nông nghiệp hiện đại khôngđơn thuần chỉ là giống mới, công nghệ tiên tiến mà còn phải có hệ thống thươngmại nông thôn phát triển Với gần 80% dân số nước ta sống ở nông thôn, tiềm năngcủa thị trường nông thôn Việt Nam là rất lớn Nhưng gần như thị trường này hiệnnay các doanh nghiệp vẫn đang còn bỏ ngỏ Thương mại nông thôn đã và đang trởthành vấn đề có tính cấp thiết

Nhận thức được điều này, nhà nước ta đã có những chính sách, nhữngchương trình hành động cụ thể để phát triển thương mại nông thôn- Những hoạchđịnh mang tính chiến lược, định hướng cho sự phát triển của nông thôn Việt Nam

Là những sinh viên chuyên ngành QTKD thương mại, chúng em xin mạnhdạn tìm hiểu và trình bày đề tài: “chính sách thương mại nông thôn” nhằmnghiên cứu và đánh giá quá trình thực hiện chính sách trong những năm gần đây,

từ đó đưa ra giải pháp để thực hiên những chính sách này từ giác độ kinh tế

2 Mục đích và nhiệm vu nghiên cứu

Đề tài tập trung tìm hiểu những chính sách về thương mại nông thôn củanước ta từ năm 2005 đến 2010, cả trên 2 giác độ lí luận và thực tiễn, qua đó đánhgiá những gì đạt được, những điểm còn hạn chế và đưa ra quan điểm tính phù hơpcủa chiến lược trên thực tế

Trang 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: chính sách thương mại nông thôn Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: những chính sách được nhà nước đưa ra và thực hiện

về thương mại nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 2005 đến 2010

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các số liệu, thu thập thôngtin, kết hợp với thống kê mô tả

5 Kết cấu bài viết

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục phân công công việc, bài viết gồm 5 phần

I Mục tiêu của chính sách thương mại nông thôn

II Chính sách

III Đánh giá quá trình thực hiện

IV Sự phù hợp của chính sách với thực tế

V Giải pháp đưa ra

Mục lục

Trang 4

I MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP

Chính sách trang 7

Sự phù hợp của chính sách với thực tế trang 22

IV

Giải pháp đưa ra trang 24

Giải pháp đưa ra trang 24

V

Trang 5

Chúng ta cần nhìn nhận lại tầm quan trọng của thị trường trong nước nóichung và thị trường nông thôn nói riêng Số dân đang sống ở vùng nông thônchiếm trên 80% dân số Hơn nữa nước ta là nước nông nghiệp, thị trường nôngthôn gắn với sản xuất nông nghiệp, làm sao phải tiêu thụ được hàng nông sản donông dân, thợ thủ công sản xuất ra Bên cạnh đó là vấn đề tiêu thụ sản phẩm đồngthời cung ứng được những vật tư cho sản xuất Nhất là trong giai đoạn khủnghoảng hiện nay, xuất khẩu các sản phẩm nông sản như gạo, cà phê, cá tra, cá ba sa,trái cây… đang gặp nhiều khó khăn thì việc mở rộng thị trường nội địa được coi làbiện pháp quan trọng Và hiện nay nhu cầu của nông dân để tiêu thụ hàng hóa rấtlớn nhưng do khả năng tài chính, khả năng thanh toán không đều, nhất là miền núi,vùng sâu vùng xa còn khó khăn nên các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng gắn vớisản xuất chưa thực sự đến được với người dân Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhậnthấy tiềm năng của thị trường nông thôn có nhu cầu hàng hóa cao, đa dạng phongphú nhưng việc quan trọng đưa hàng hóa về nông thôn chưa thật sự phù hợp

2 Mục tiêu chính sách

a) Mục tiêu tổng quát

Chính sách thương mại nông thôn được đưa ra nhằm phát triển nông thônngày càng vững mạnh, theo hướng văn minh, hiện đại với sự tham gia của cácthành phần kinh tế và sự đa dạng của các loại hình tổ chức phân phối, các hoạtđộng dịch vụ và phương thức kinh doanh; góp phần định hướng và thúc đẩy sảnxuất nông nghiệp phát triển; đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu sản xuất, tiêu dùng ở địabàn nông thôn, trên cơ sở đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xóađói giảm nghèo, tạo tiền đề để chủ động hội nhập kinh tế - thương mại quốc tếthành công ở địa bàn nông thôn

b) Mục tiêu cụ thể

Với đề án “phát triển thương mại nông thôn” mục tiêu cụ thể đặt ra tronggiai đoạn hiện nay:

Trang 6

- Tốc độ tăng trung bình hàng năm (chưa loại trừ yếu tố giá) của tổng mứcbán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở địa bàn nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 khoảng22%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 20%.

- Đến hết năm 2010, cơ bản hoàn thành việc rà soát, đánh giá và tổ chức lạihợp tác xã thương mại ở địa bàn nông thôn

- Đến năm 2011, hoàn thành quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại ở địabàn nông thôn; trong đó có quy hoạch chợ biên giới

- Đến năm 2012, hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng các chợ đầu mốibán buôn nông sản tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo quy hoạch đượcduyệt

- Đến năm 2015, 50% chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tếcửa khẩu được nâng cấp, cải tạo và xây mới; 100% chợ trung tâm của các huyệnđược kiên cố hóa; 30% thị trấn có loại hình tổ chức phân phối quy mô nhỏ và vừa

- Đến năm 2015, tỷ lệ hàng nông sản được tiêu thụ thông qua hợp đồngchiếm từ 25 – 30%; đến năm 2020 là 45 – 50%

- Đến năm 2020, tất cả các xã đều có chợ đạt chuẩn theo tiêu chí nông thônmới; hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ đầu mối nông sản, chợbiên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; 80% số thị trấn có hìnhthức tổ chức phân phối quy mô nhỏ và vừa Hình thành 01 sở giao dịch gạo tại CầnThơ, 01 sở giao dịch cà phê tại Đắk Lắk và một số trung tâm đấu giá hàng nôngsản

- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước nhất là công tácquản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa lưu thông trên thịtrường

1 Định hướng chính sách

1.1.Phát triển thương mại nông thôn theo mô hình sau

Trang 7

a) Cấu trúc thương mại trên địa bàn xã, bao gồm:

- Mạng lưới chợ dân sinh (là loại hình tổ chức thương mại chủ yếu ở địa bàn

b) Cấu trúc thương mại trên địa bàn thị trấn, thị tứ, bao gồm:

- Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất - chế biến, lưu thônghàng hoá và các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thương mại có hệ thống chi nhánh,cửa hàng, cơ sở sơ chế, phân loại, bao gói, bảo quản và dự trữ nhỏ; các xí nghiệp,trạm trại sản xuất, hệ thống bến bãi, kho cơ sở và kho trung chuyển đặt tại các thịtrấn, thị tứ

- Mạng lưới kinh doanh của các hộ kinh doanh có phương thức kinh doanh

cơ bản như hộ kinh doanh trên địa bàn xã nhưng có quy mô lớn hơn, có phươngthức kinh doanh hiện đại (nhượng quyền thương mại, kinh doanh theo chuỗi,thương mại điện tử) sớm hơn

- Mạng lưới chợ trung tâm huyện, chợ dân sinh và một số loại hình tổ chứcphân phối như siêu thị, trung tâm thương mại quy mô nhỏ và vừa (chủ yếu là hạngIII), cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi được hình thành từng bước theoquy hoạch

c) Phát triển các loại hình tổ chức thương mại đặc thù:

Tại các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung hoặc vùng ven đô, tiếptục cải tạo, nâng cấp, xây mới một số chợ đầu mối tổng hợp hoặc chuyên doanhbán buôn nông sản và vật tư nông nghiệp, tạo tiền đề hình thành các trung tâm đấu

Trang 8

giá và sở giao dịch hàng nông sản; đồng thời phát triển chợ trên sông, chợ biêngiới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

1.2.Tổ chức mạng lưới kinh doanh theo ngành hàng

a) Đối với hàng nông sản

- Tại những vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, hình thành các kênhtiêu thụ cấp độ lớn với sự tham gia của các doanh nghiệp nòng cốt (doanh nghiệp100% vốn nhà nước, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá); doanh nghiệp thuộc cácthành phần kinh tế, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh, hệthống đại lý, chợ đầu mối nông sản cấp vùng và cấp tỉnh Gắn tổ chức kênh nàyvới việc xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ một số nông sản chủ yếu (thóc gạo,lạc, rau, quả, thủy sản, muối) thông qua các hợp tác xã với phương thức ký hợpđồng ngay từ đầu vụ sản xuất

- Tại những vùng sản xuất nông sản hàng hoá chưa phát triển, phân tán, tạolập kênh lưu thông ở cấp độ vừa và nhỏ, phù hợp cung cầu thị trường; với sự thamgia của doanh nghiệp, hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh Hàng nông sảnđược tiêu thụ chủ yếu thông qua mạng lưới chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửahàng chuyên doanh tại các thị trấn, thị tứ; chợ dân sinh và cửa hàng tạp hóa ở địabàn xã Gắn với kênh này là việc xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ một số nôngsản chủ yếu (thóc gạo, lạc, rau, quả xuất khẩu, thủy sản, muối) thông qua các hộkinh doanh với hợp đồng kinh tế được ký vào thời điểm thu hoạch

- Tại các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xây dựng mối liên kếtkinh tế bền vững giữa hộ nông dân, hợp tác xã thương mại với cơ sở sản xuất - chếbiến, giữa cơ sở sản xuất - chế biến với doanh nghiệp thương mại; xây dựng cơ chế

để các hộ sản xuất và xã viên hợp tác xã được mua cổ phần trong các công ty cổphần hoặc doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá

b) Đối với vật tư nông nghiệp

Phát triển mạng lưới kinh doanh theo hướng củng cố, hoàn thiện mạng lướichợ tư liệu sản xuất, hệ thống phân phối, hệ thống đại lý, cơ sở kinh doanh của cácchủ thể sản xuất kinh doanh Triển khai xây dựng mô hình thí điểm cung ứng vật

tư phục vụ sản xuất nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) theo hướng gắnvới các mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản

Trang 9

c) Đối với hàng công nghiệp tiêu dùng

- Căn cứ nhu cầu, thị hiếu và mức thu nhập của cư dân nông thôn, thiết lậpmạng lưới kinh doanh tiêu dùng với quy mô và phương thức hoạt động phù hợptừng địa bàn; phát triển các chợ kinh doanh tổng hợp, hệ thống đại lý, cửa hàngthương nghiệp tại các trung tâm cụm xã, cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp, hợptác xã thương mại và hộ kinh doanh

- Từng bước phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thươngmại trong quá trình cải tạo mạng lưới chợ truyền thống ở nông thôn, trước hết là tạicác chợ ở thị trấn, thị tứ

1.3.Phát triển chợ đến địa bàn nông thôn

a) Đối với nông thôn đồng bằng

- Di dời, cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ dân sinh có quy mô chợ hạngIII ở địa bàn xã

- Nâng cấp, cải tạo, mở rộng hoặc xây mới các chợ tổng hợp bán buôn, bán

lẻ có quy mô chợ hạng II hoặc hạng I tại các trung tâm kinh tế huyện

- Tập trung xây dựng chợ đầu mối bán buôn nông sản quy mô lớn tại cácvùng sản xuất hàng hoá tập trung của vùng và tỉnh

b) Đối với nông thôn trung du, miền núi

Ngoài định hướng phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất tậptrung, chợ dân sinh địa bàn xã và trung tâm huyện, chú trọng nâng cấp, cải tạo vàxây mới chợ biên giới có quy mô hạng III, chợ cửa khẩu, chợ nằm trong khu kinh

tế cửa khẩu có quy mô hạng II và hạng I

1.4.Quản lý chợ trên địa bàn nông thôn

Phát triển doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ theo các

mô hình sau:

 Mô hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chuyên kinh doanh,quản lý chợ hoặc hoạt động đa lĩnh vực, trong đó có chợ, thông qua đấu thầu

Trang 10

hoặc được giao quyền sử dụng, khai thác và quản lý chợ (đối với các chợ doNhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư).

 Mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã chuyên kinh doanh, quản lýchợ hoặc hoạt động đa lĩnh vực, trong đó có chợ, tự bỏ vốn đầu tư chợ và tổchức kinh doanh, khai thác, quản lý

Tuỳ theo điều kiện cụ thể, một doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh,quản lý chợ có thể quản lý một hoặc một số chợ

2 Chính sách

Chính sách thương mại đối với nông thôn là một bộ phận của chính sáchnông nghiệp, nông thôn, nông dân của Đảng và nhà nước ta Chính sách thươngmại nông thôn có thể kể đến một số chính sách cơ bản như sau:

a) Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới chợ, trung tâm thương mại :

Gần 80% dân số nước ta sống ở nông thôn , làm sao để có thể cung ứng đủhàng hóa thiết yêu cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho người dân đồng thời baotiêu được sản phẩm nông nghiệp và nông thôn sản xuất ra, đó là vấn đề không dễ.Đầu tư phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại hứa hẹn đáp ứng điều đó,khai thác tốt hơn thị trường nông thôn trước nay bị các doanh nghiệp trong nước

tế tập trung; xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin thị trường và xúc tiến thương mại trong nước.” ( trích nguyên văn quyết định)

Quyết định 23/QĐ-TTg ngày 6/1/2010, Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt

Đề án Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến

Trang 11

năm 2020 Đề án đề cập đến rất nhiều vấn đề tổng quát, nhằm xây dựng quy trìnhphát triển đồng bộ, bền vững cho thương mại nông thôn Trong đó, nhấn mạnh việchình thành mạng lưới chợ…

Quyết định 23/QĐ- TTg chỉ rõ phương hướng thực hiện cho các hoạt động

cụ thể như (Nguyên văn được trích trong nghị định):

Điều 1,mục III đã đưa ra nhưng chính sách chủ yếu như sau:

“III Giải pháp và chính sách chủ yếu

1 Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng mới hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn nông thôn, trong đó trọng tâm là quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển thương mại.

2 Chính sách đầu tư

a) Các dự án đầu tư hạ tầng thương mại trên địa bàn nông thôn được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; được vay tín dụng đầu tư nhà nước theo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP.

b) Sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với một số loại hình hạ tầng thương mại chủ yếu ở địa bàn nông thôn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

3 Thực hiện thí điểm bảo hiểm sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực cho một số loại sản phẩm nông thủy sản.

4 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thị trường

Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết của các cơ sở kinh doanh, nhất là tại các chợ; xử

Trang 12

lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.” (trích dẫn nguyên văn)

b) Chính sách phát triển phương thức giao thương theo hướng hiện đại:

Một trong những yếu tố giúp hệ thống thương mại nông thôn phát triển ổnđịnh, hiện đại là thay đổi phương thức giao thương Nếu có những hợp đồng baotiêu sản phẩm nông dân sẽ bớt lo lắng trước những biến động của thị trường Đểlàm được điều này chính phủ đã có những chính sách khuyến khích các doanhnghiệp:

Theo quyết đinh 80/25002/QĐ- TTg ngày 24/6/2002 Thủ tướng chính phủ

đã kí có quy định:

“Điều 1 Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần

kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa (bao gồm nông sản, lâm sản, thủy sản) và muối với người sản xuất (hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện

hộ nông dân) nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa để phát triển sản xuất ổn định và bền vững.

Hợp đồng sau khi đã ký kết là cơ sở pháp lý để gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa người sản xuất nguyên liệu và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất khẩu theo các quy định của hợp đồng.”

c) Chính sách khuy n khích ho t đ ng c a các t ch c th ến khích hoạt động của các tổ chức thương mại: ạt động của các tổ chức thương mại: ộng của các tổ chức thương mại: ủa các tổ chức thương mại: ổ chức thương mại: ức thương mại: ương mại: ng m i: ạt động của các tổ chức thương mại:

Các doanh nghiệp thương mại là yếu tố không thể thiếu trong mọi nền kinh

tế Phát triển các tổ chức, các doanh nghiệp thương mại là xây dựng yếu tố cấuthành trên thị trường Ý thức được điều này nhà nước luôn khuyến khích sự ra đời,hoạt động của các loại hình doanh nghiệp thương mại (hợp với quy định đã đặt ratrong luật doanh nghiệp trên thị trường ) đặc biệt là ở nông thôn, cũng như cónhưng định hướng cụ thể góp phần tạo phương hướng hoạt động giúp các doanhnghiệp này kinh doanh hiệu quả hơn

Trang 13

Quyết định 23/QĐ-TTg ngày 6/1/2010, Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt

Đề án Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đếnnăm 2020 có nêu:

“5 Định hướng tổ chức, hoạt động các loại hình thương nhân chủ yếu

a) Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thương mại

- Rà soát, đánh giá, phân loại và tổ chức lại các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thương mại hiện có trên địa bàn nông thôn.

- Phát triển hợp tác xã thương mại theo một số mô hình sau:

+ ở khu vực nông thôn đồng bằng: phát triển hợp tác xã đa chức năng hoặc hợp tác xã dịch vụ tổng hợp; chú trọng mô hình hợp tác xã nông nghiệp - thương mại - dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp;

+ ở khu vực nông thôn trung du, miền núi: phát triển hợp tác xã đa chức năng, hợp tác xã kinh doanh thương mại tổng hợp với các hình thức bán lẻ linh hoạt; phát triển tổ hợp tác mua chung - bán chung, mua chung - bán riêng hoặc các tổ dịch vụ để hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống ở những nơi chưa có điều kiện thành lập hợp tác xã;

+ Phát triển hợp tác xã chợ ở cả địa bàn nông thôn đồng bằng và nông thôn trung

du, miền núi; trong đó chú trọng phát triển hợp tác xã mà xã viên chủ yếu là các

hộ kinh doanh trong chợ.

- Phát triển các liên hiệp hợp tác xã thương mại theo hướng củng cố các đơn vị hiện có; thành lập mới liên hiệp hợp tác xã thương mại với phương thức kinh doanh kết hợp truyền thống với hiện đại tại các tỉnh có kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển

b) Đối với thương mại tư nhân

- Khuyến khích phát triển các loại hình thương mại tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp

- Khuyến khích các hộ kinh doanh phát triển theo hướng:

+ Tham gia vào hệ thống kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, liên hiệp hợp tác xã và hợp tác xã thương mại thông qua các hình thức đại

lý mua, bán, hợp đồng mua bán; tham gia vào các chuỗi phân phối bằng liên kết, liên doanh, nhượng quyền thương mại;

Trang 14

+ Tự phát triển hoặc liên kết, hợp nhất thành công ty hoặc hợp tác xã bán lẻ; từng bước ứng dụng mô hình chuỗi phân phối bán lẻ và phương thức nhượng quyền thương mại, trước hết tại địa bàn thị trấn, thị tứ;

+ Các hộ kinh doanh trong chợ tham gia các hợp tác xã chợ, vừa là xã viên của hợp tác xã chợ, vừa là đối tượng sử dụng các loại hình dịch vụ do hợp tác xã chợ

tổ chức.” (trích dẫn)

Trang 15

III ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

1 Mạng lưới chợ nơi thừa nơi thiếu

Ngày 6/1/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 23/QĐ-TTg phê duyệt

Đề án Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đếnnăm 2020 Đề án đề cập đến rất nhiều vấn đề tổng quát, nhằm xây dựng quy trìnhphát triển đồng bộ, bền vững cho thương mại nông thôn Trong đó, nhấn mạnh việchình thành mạng lưới chợ…

Thị trường nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế – xãhội Đây là nơi sản xuất lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, xuấtkhẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Tuy nhiên, thị trườngnông thôn và nền sản xuất nông nghiệp vẫn manh mún, chưa gắn chặt với sản xuấtkhiến việc tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn Hàng hóa yếu thế cạnh tranh,nhiều mặt hàng có chất lượng thấp Trong khi đó, vai trò của thương nhân ở địabàn nông thôn mới chủ yếu phát huy được ở khâu tiêu thụ nông sản và mở đầukênh phân phối; vai trò thương mại Nhà nước và hợp tác xã khá mờ nhạt; các cơ sởkinh doanh vừa thiếu vừa nghèo nàn, lạc hậu Nạn kinh doanh hàng giả, hàng kémchất lượng và hành vi gian lận thương mại còn phổ biến; việc chấp hành pháp luật

về đăng ký kinh doanh, thuế, sổ sách kế toán thống kê, báo cáo tài chính, nhãn máchàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường còn lỏng lẻo và tùy tiện

Theo Bộ Công Thương, hiện có đến 45% hàng hoá được lưu chuyển qua chợdân sinh Hiện nay, tại nhiều địa phương vẫn thiếu chợ Điển hình như các tỉnhphía Bắc, Tây Nguyên, bình quân 10km2 chỉ có 0,1-0, 2 chợ Cả nước còn hơn3.000 xã thiếu chợ hoặc chỉ có chợ quy mô nhỏ; 43% chợ tạm Trong khi đó, nhiềuchợ đầu mối xây dựng hoành tráng, kinh phí hàng tỷ đồng lại không phát huy hiệuquả

Trang 16

2 Phát triển mạng lưới chợ vấp phải vấn đề thiếu vốn, xây dựng và phát triển chợ còn thiếu đồng bộ

Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 – 2015, định hướngđến năm 2020 đã nêu rõ tầm quan trọng của hệ thống các chợ đầu mối, siêu thị,cửa hàng tiện ích… Tuy nhiên, để xây dựng hệ thống chợ, trung tâm thương mạihợp quy hoạch, mang lại hiệu quả cao, rất cần những giải pháp đồng bộ, sự gópsức của cả cộng đồng

Có thể khẳng định, thiếu vốn là khó khăn đầu tiên mà bất kỳ địa phương nàocũng gặp phải khi bắt tay vào xây dựng và thực hiện quy hoạch, phát triển hệ thốngchợ Bởi với số tiền hỗ trợ 500 triệu đồng từ Trung ương, địa phương khó có thểhoàn thiện hệ thống chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích… Vẫn biết công tác này cần sựvào cuộc của cả cộng đồng thông qua chương trình xã hội hóa việc xây chợ, nhưngchính bản thân người dân cũng chưa thực sự hiểu rõ thì làm sao có thể kêu gọi họđóng góp, tham gia?

Trong thời gian qua, lãnh đạo các địa phương cũng đã nhận ra tầm quantrọng và sự cần thiết của việc xây chợ nên có sự đầu tư mạnh mẽ cho việc hìnhthành mạng lưới chợ Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn chế, nhiều địa phương chỉ

có thể cải tạo, nâng cấp, sửa chữa chứ không thể đầu tư xây mới Trong khi đóphong trào xã hội hóa đầu tư phát triển chợ vẫn chưa đạt được kết quả cao Lý dolớn nhất là nguồn vốn để xây dựng chợ rất lớn, trong khi khả năng hoàn vốn thấp

và kéo dài Từ đó dẫn đến thực tế các nhà đầu tư chỉ tập trung đầu tư xây dựng chợtại các nơi có khả năng sinh lời nhanh, ngoảnh mặt với việc xây dựng chợ nôngthôn hoặc ở vùng sâu, vùng xa

Chưa kể việc xây dựng, phát triển chợ còn thiếu đồng bộ Một số chợ đã xâydựng xong nhưng chưa có đường giao thông Không ít chợ được xây dựng ở địađiểm không hợp lý, khó thu hút được tiểu thương tham gia, dẫn đến lãng phí tiềncủa của Nhà nước

Ngày đăng: 07/10/2014, 23:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w