1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tốt nghiệp Sơ lược cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí bồn trũng Cửu Long Minh giải tướng, môi trường trầm tích và khả năng chứa của cát kết mỏ Hưng Nam – lô 01 – bồn trũng Cửu Long, qua mô tả và phân tích mẫu lõi (11,30 m) của giếng khoan HN

93 715 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 41,7 MB

Nội dung

Trang 1

MUC LUC

LOU MO DAU ceccccccsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssessesesssnssssnsesesisesssssssnsesntssesesen 3 LOT CAM ON ooecccccccccsssscsscssssccsssecsssccsssessucssuccssuscssssesssessueessuesssessssesssavessutsssueesseesseeess 5

PHAN 1

SƠ LƯỢC CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG

CỬU LONG

Chương I: Sơ lược cấu trúc địa chất khu vực bổn trũng Cửu Long 7

J/ VỊ trí địa lý Ăn HH TH nh 7

I/ Đặc điểm địa tầng, cấu trúc, kiến tạo khu vực bổn trũng Cửu Long 8

Chương II: Tiềm năng dầu khí của bổn trũng Cửu Long . 5- 25-552 55+ 29

PHẦN 2

MINH GIẢI TƯỚNG, MƠI TRƯỜNG TRẦM TÍCH VÀ KHẢ NĂNG CHỨA CỦA CAT KET MO HUNG NAM - LO 01- BON TRUNG CUU LONG, QUA MO TA

VA PHAN TICH MAU LOI (11,30 M) CUA GIENG KHOAN HN-3T

Chương Ï: Các phương pháp và công cụ nghiên cứu - «+ «++s++s=>s+ 35

Chương II: Giới thiệu vài nét về cấu trúc địa chất mỏ Hưng Nam và giếng

Trang 2

Chương III: Mô tả và phân tích mẫu lõi (11,30m) của giếng khoan HN - 3T

~ mỏ Hưng Nam - Lô 01 —- bổn trũng Cửu Long . - 45

1⁄ Kết quả phân tích thạch học lát mỏng -.- 45

I/ Kết quả phân tích bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) .53

II/ Kết quả phân tích nhiễu xạ tia X ¿ 58

1V/ Kết quả phân tích kích thước hạt V/ Mô tả mẫu lõi — minh giải tướng và mơi trường trầm tích 61

NA 0c n 66

V.2 Nhịp trầm tích . -c5555255+5+ 80 V.3 Nguôn cung cấp vật liệu 82

V.4 Môi trường trầm tích -. 83

Chương IV: Biến đổi sau trầm tích và khả năng chứa của cát kết 87

KẾT LUẬN . 222222222121222222222222.T 0.0.0.0 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO -2222222++222EE22222221222222111122122222111122e 93

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Tiém nang dầu khí của bổn trũng Cửu Long cho đến nay được đánh giá là khá

lớn Các mỏ dầu và khí ở đây với giá trị cơng nghiệp hồn tồn được khẳng định cũng

như ngày càng được phát hiện và đưa vào thẩm định, khai thác thương mại Từ trước

năm 1945, công ty Mobil (Mỹ) đã tiến hành khoan thăm dị - tìm kiếm và có phát

hiện dầu khí đầu tiên trong các trầm tích Oligocene — Miocene Sau khi đất nước

thống nhất, công tác tìm kiếm thăm dị khu vực bồn trũng Cửu Long nói riêng cũng

như thêm lục địa Việt Nam nói chung ngày càng được đẩy mạnh Các hợp đồng liên

doanh tìm kiếm — thim dò, phân chia sản phẩm giữa Việt Nam với các cơng ty nước ngồi được ký kết Tiếp đó là hàng loạt các mỏ dầu có giá trị thương mại được phát

hiện Trong bổn trũng Cửu Long, dầu khí khơng những phát hiện trong các trầm tích

Oligocene — Miocene mà cịn được tìm thấy trong đá móng nứt nẻ

Vào ngày 20/9/2001, tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia Petronas thông báo

phát hiện thêm một mỏ dầu mới — mé Hung Nam - nằm trong lô 01, thêm lục địa Việt

Nam, cách Vũng Tàu khoảng 168km (cách mỏ Ruby 13km về phía Đơng) Mỏ được

phát hiện qua việc khoan giếng thăm dò Hưng Nam-IT, được thử vỉa ở độ sâu

1.670m Sản lượng dầu có thể khai thác đạt 2.300 thùng/ngày, tương đương mỏ Ruby

Lô 01-02 do Petronas Việt Nam cùng đối tác là cơng ty thăm dị và khai thác dầu khí

của Petro Việt Nam điều hành

Ngoài mỏ Ruby đang khai thác và mỏ Hưng Nam mới phát hiện, Petronas đã khoan thẩm định và phát hiện khí ở mỏ Emerald cũng trong lơ này Vì vậy, việc nghiên cứu chỉ tiết đặc điểm thạch học, tướng và mơi trường trầm tích cũng như khả

Trang 4

nguồn gốc, bản chất tầng chứa Đây cũng là tiền để cho các nghiên cứu khác nhằm mục đích chính xác hoá địa chất tầng sản phẩm, hình thái, sự phân bố và tính chất

chứa của chúng Đó cũng chính là cơ sở dữ liệu cho việc tính tốn trữ lượng, tính tốn trong khai thác, hiệu quả thương mại đầu tư v v Với tầm quan trọng như vậy, tác giả

đã chọn để tài cho bài tiểu luận với nhan để: “Sơ lược cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí bồn trũng Cửu Long Minh giải tướng, môi trường trầm tích và khả năng

Trang 5

LOI CAM ON

Sau hơn ba tháng thu thập - xử lý tài liệu và viết báo cáo, tác giả đã nhận được

sự giúp đỡ rất quí báu của các thầy cô trong khoa Dầu Khí, trường Đại Học Khoa Học

Tự Nhiên - Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh và sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng Thạch Học của Viện Dầu Khí Việt Nam (VPI) đặc biệt là Thạc Sĩ

Nguyễn Văn Dũng, người đã tận tình hướng dẫn khoa học cho tác giả

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Dâu Khí, trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên —- Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh

Tác giả xin chân thành cảm ơn Thạc Sĩ Nguyễn Văn Dũng đã hướng dẫn tận

tình và tạo mọi thuận lợi cho tác giả tham khảo các tài liệu góp phần vào sự hoàn

thành của bài tiểu luận tốt nghiệp

Tác giả xin cảm ơn các bạn đồng khoá đã trao đổi những kiến thức hữu ích

cũng như mọi sự giúp đỡ để tác giả hoàn thành bài tiểu luận này

Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của tác giả, với kiến thức còn

hạn chế, lại chưa có kinh nghiệm thực tiễn, do đó trong nội dung báo cáo không thể

tránh khỏi những khiếm khuyết Tác giả mong nhận được sự thông cảm cũng như sự chỉ dẫn của các thầy cô, người đọc và các bạn sinh viên

Tp.HCM, tháng 07 — 2007 Tác giả

Trang 6

PHẦN 1

SƠ LƯỢC CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ TIỀM NĂNG DẦU

Trang 7

CHƯƠNG I:

SƠ LƯỢC CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC BỒN TRŨNG CỬU LONG I VI TRI DIA LY

Bồn trũng Cửu Long là một vùng đứt gãy sâu và lớn vào Đệ Tam sớm thuộc thêm lục địa Nam - Việt Nam, có toạ độ địa lý khoảng 9°— 11 vĩ Bắc và 106°30° —

109” kinh Đơng

Về mặt hình thái, bổn trũng Cửu Long có dạng bầu dục kéo dài theo phương

Đông Bắc - Tây Nam, giới hạn phía Đơng là Biển Đông Việt Nam, phía Nam và Đơng Nam là khối nâng Cơn Sơn, phía Tây là châu thổ Mê Kơng, phía Bắc là đới cao

của địa khối Đà Lạt Bồn trũng gồm các lô 01, 02, 09, 15, 16 và 17 với diện tích gần 150.000 km” (Hình 1) 2 s song Ta 6 1 OANGÍONGJOC "“**\ _BAcHHl Ừ⁄ kẻ

4® IMó dầu ® Mỏ khí —— Đường ống dẫn khí bồn Cứu Long —— Đường ống dẫn khí bổn Nam Cơn Sơn

Hình 1: SƠ ĐỒ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ BỂ CỬU LONG VÀ LÔ 01

Trang 8

II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG, CẤU TRÚC, KIẾN TẠO CỦA BỒN TRŨNG KHU VUC BE CUU LONG

A DAC DIEM DIA TANG CUA BON TRAM TICH CUU LONG

Giai đoạn từ năm 1980 đến nay, với số lượng giếng khoan ngày càng tăng trên bổn

trững cho phép hiểu biết ngày càng nhiều hơn về địa tầng và cấu trúc của bổn trũng

này Địa tầng của bổn trũng Cửu Long được thành lập dựa vào kết quả phân tích mẫu vụn, mẫu lõi, tài liệu carota địa chấn và các tài liệu phân tích cổ sinh từ các giếng

khoan trong phạm vi bồn trũng, bao gồm các thành tạo móng trước Kainozoi và các

trầm tích Kainozoi

I1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG TRƯỚC KAINOZOI: II.1.1 Các thành tạo trầm tích biến chất

Được phát hiện với thành phần chủ yếu là các đá phiến sét (phyli) màu xám đen

và màu nâu đen Các đá phiến này tương ứng với phiến sét ở Bản Đơn có tuổi lura sớm — giữa (J¡.;) hay còn gọi là hé tang La Nga

LI.1.2 Các thành tạo magma xâm nhập

Bao gồm diorite thạch anh, granodiorite, granite và granite á kiểm được phát hiện

trong một số giếng khoan ở tất cả các lô VỀ mặt kiến trúc và thành phần thạch học, các đá này khá giống với phức hệ xâm nhập Mezozoi muộn lộ ra trên đất liền (phức hệ Đèo Cả nằm ở đới Đà Lạt và phần phía Nam và phía Tây khối nhơ Kon Tum hoặc

núi Sam) và ở các đảo kế cận (hải đảo Hịn Trứng, Cơn Sơn, Bảy Núi và bán đảo Hòn

Trang 9

11.1.3 Cac thanh tao magma phun trao

Trong hầu hết các giếng khoan ở bể Cửu Long, các thành tạo phun trào đều có mặt

với các đặc điểm thạch học giống như các thành tạo phun trào tuổi Mezozoi lộ ra trên

đất liền như hệ tầng Đèo Bảo Lộc ở các vùng sông Bio (Đông - Đông Bắc Phan

Thiết), vùng đèo Bảo Lộc (đèo Bảo lộc - Hoài Đức), vùng Bửu Long — Châu Thới, phía Tây Nha Trang - đèo Rù Rì Có thể phân ra thành các nhóm: Basalt - andezite, andezite, dacite — liparite, liparite song phổ biến nhất là andezite và basalt Trong đó

nhóm basalt thường chiếm chủ yếu là basalt kiểm, diabaz porphia, còn andezite phổ

biến là andezite kiểm, trachy andezite

I2 ĐẶC ĐIỂM DIA TANG TRAM TICH KAINOZOI

Việc phân chia các thành tạo trầm tích Kainozoi không thống nhất giữa các nhà địa chất, do đó có những sự khác biệt trong sự phân chia các thành tạo này

Theo tài liệu “Thống nhất địa tầng trầm tích Kainozoi bổn trũng Cửu Long” của

Vietsovpetro — 1987, các thành tạo trầm tích Kainozoi có những đặc điểm sau :

- Các thành tạo trầm tích theo bình đổ cũng như theo mặt cắt khá phức tạp, bao gồm

các loại đá lục nguyên tướng châu thổ và ven biển

- Trầm tích Kainozoi phủ bất chỉnh hợp trên móng trước Kaonozoi với độ dày từ 3-§

km, càng đi về trung tâm bổn trũng độ dày càng tăng, chỗ sâu nhất lớn hơn 8 km

- Các thành tạo trầm tích Kainozoi ở bổn trũng Cửu Long bao gồm các phân vị địa

tầng có các cấu tạo và hoá thạch đặc trưng Dưới đây tác giả mô tả mặt cắt trầm tích

Trang 10

° > ĐÀ ° Lá 3 ä Š 8 a 5 | a | ees — a |5 at š i a z

S 8 G = | E a a l# 8 = = 5 Hs a #5|.§ | >| sẽ MƠTẢTHẠCHHọc |Mơi tường|.s 2 trầm tích | 'šb SỈ

RE = ‘|= = ce Sun &

a z = =) - g 35

E

8 3

a = Cát hạt thô, bở rời, sét, xen =

e a A kế lớp carbonat, than, héa 3

8 ba thạch: Dacrydium a Š a _ = _ oD z ob S

c |Z Bs Cát thô - min, sét, cde via ge

= | carbonat, than, hóa thạch: mổ è

6 a Stenoclaena ES T a 5 ° - 8 H s 2) wy 2 2D op a Z| 2 6 Sứ 8|8 | § |a Cát, sét, carbonat và than, a2 sis | o lễ : Bz : F Meridionalis, SES owe

is 2/2 5 as? N bi = z E B wo 3 < '© Ễ Bir} @ ag 3 kì = s |= SS | Car ket, bột kết, sét và sét BC a 5 BS | kết xen kế và hóa thị =g +“ la > § | F Levipoli, Magnastriatites, ‘ a |S A Bule ak 6 ia at Ee 5 E re Cc oS = Ia § _ | Sét kết, bột kết và cát kết 4 § JF |s e 3 § | xen kế và hóa thạch: Hy ge ẩ ằ D x8 < | E Trilobata, Verutricolporites = K 3= | Cicatricosiporites & e m| 8 e 6 a + Al § se x 2 3 § B l? Cát kết, sét kết và cát bột ‘25 ẩ sf A H kết xen kẽ Bào tử phấn: § 2 š e "Gp | Oculopollis, Magnastriatites a % Sửa " số :

2 S „2 | San cuội kết xen lớp sét $ “ B 5 6 mỏng Bào tử phấn: 3 8 5 “Trudopollis, Plicapollis 8

° = =

Móng granit, granodiorit, 8

TRƯỚC KAINOZOI | đá biến chất nứt nẻ #

B

HINH 2: COT DIA TANG BON TRUNG CUU LONG

Trang 11

GIỚI KAINOZOI

Hệ Paleogene

Thống Eocene

Hệ tầng Cà Cối

Mặt cắt chuẩn của hệ tầng Cà Cối được mô tả và định danh tại giếng khoan CL-1,

làng Cà Cối, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, đồng bằng Nam Bộ trong khoảng độ sâu

1220-2100m

Hệ tầng Cà Cối được nhiều tác giả nghiên cứu và đặt tên khác nhau trên cơ sở mô

tả thành phần thạch học và so sánh với mặt cắt trầm tích ở các vùng khác Tác giả

Nguyễn Giao (1982) khi nghiên cứu các thành tạo trầm tích giếng khoan CL -— 1 đã

đặt tên là hệ tầng Cà Cối Nhưng Lê Văn Cự (1982) đặt tên là hệ tầng Cù Lao Dung khi nghiên cứu và so sánh nó với mặt cắt trầm tích ở Cù Lao Dung Đỗ Bạt đặt tên là Điệp Cà Cối khi nghiên cứu mặt cắt trầm tích ở giếng khoan CL — 1 trong các để tài sinh địa tầng vào các năm 1985, 1993 và 2000

Trầm tích của hệ tầng chủ yếu gồm các đá vụn thô, màu xám trắng, nâu đỏ và đỏ tím: cuội kết, sạn kết, cát kết hạt trung - thô đến rất thô chứa cuội sạn và ít lớp sét kết Các trầm tích này nằm bất chỉnh hợp trên móng phun trào (andezite và tuff

andezite) có tuổi trước Kainozoi

Cuội kết, sạn kết và cát kết thường có cấu tạo dạng khối hoặc phân lớp rất dày, độ chọn lọc kém, gắn kết yếu Thành phần chính của cuội và sạn là các đá phun trào

Trang 12

vôi và ít mảnh granitoid Đây là các trầm tích được thành tạo trong môi trường lục địa trong điều kiện năng lượng cao của thời kì đầu sụt lún, tách giãn hình thành các địa hào Do vậy, diện phân bố của các thành tạo này chắc chắn chỉ giới hạn tại sườn của

một số hố sụt của bồn Cửu Long Bề dày của hệ tầng tại giếng khoan CL — 1 là 880m

Tại một số nơi như giếng khoan 09 — Sói — 1X, từ độ sâu 2941 ~ 3280m cũng phát

hiện một tập cuội kết, sạn kết và cát kết hạt thô dạng khối dày tới 339m phủ bất chỉnh hợp trực tiếp lên đá móng granitoid tuổi Jura Cuội kết, sạn kết có độ chọn lọc và mài tròn kém, tuy nhiên chúng được gắn kết tốt hơn do nằm ở độ sâu lớn hơn và thành

phần gồm chủ yếu là các mảnh granitoid (có thành phần gần tương tự như các đá

móng nằm dưới nó)

Các tập trầm tích hạt thơ như đã mô tả theo thành phần và tướng môi trường trầm

tích ở trên, có lẽ những thành tạo này là sản phẩm được lắng đọng từ vỏ phong hố

granitoid nằm khơng xa nguồn vật liệu trong điều kiện năng lượng rất cao ở thời kì đầu của quá trình tách giản và sụt lún Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa phát hiện

bằng chứng cổ sinh xác nhận tuổi Eocene cho những tập trầm tích kiểu này

Trang 13

Hệ Paleogene

Thống Oligcene Phụ thống Oligcene hạ

Hệ tầng Trà Cú

Trầm tích thuộc hệ tầng Trà Cú nằm phủ bất chỉnh hợp trên hệ tầng Cà Cối và được mô tả tại giếng khoan CL — 1 thuộc vùng Cà Cối, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

Hệ tầng Trà Cú được các tác giả Nguyễn Giao, Lê Văn Cự (1982), Ngô Trường

San (1988) đặt tên khi nghiên cứu mặt cắt giếng khoan CL — 1 Đỗ Bạt đặt tên là điệp Trà Cú trong các để tài nghiên cứu sinh địa tầng trầm tích bổn Cửu Long vào các năm

1985 va 1993

Tại giếng khoan CL — 1, từ độ sâu 1082-1220m trầm tích đặc trưng bằng sự xen kế giữa cát, sỏi kết xen với những lớp bột sét chứa cuội, sạn, sỏi Các cuội sạn có thành

phần thạch học khác nhau, chủ yếu là andezite và granite Bể dày của hệ tầng ở giếng

khoan CL - I đạt 138m

Phát triển vào khu vực trung tâm của bổn Cửu Long, trầm tích hệ tầng Trà Cú mịn

dần Trầm tích của hệ tầng này gồm đa phần là các lớp cát kết xen kẹp ít sét kết giàu

vật chất hữu cơ (sét chứa nhiều vun thực vật và sét chứa than) đôi khi có mặt các lớp

than màu đen, tương đối rắn chắc Phần lớn đá sét bị biến đổi thứ sinh và nén ép mạnh

thành arglite hoặc đá sét dạng phiến màu xám tối, xám xanh hoặc xám nâu, xen ké

với các lớp bột kết và cát kết đôi khi có các lớp sét vôi Thành phần của đá sét gồm

kaolinite, illite va chlorite Nhiều nơi tập sét này phủ trực tiếp lên móng (vòm trung

Trang 14

cho các vỉa chứa dâu trong đá móng ở mỏ Bạch Hổ, Tây Nam Rông, Rạng Đông, Sư Tử Đen

Cát kết, bột kết có thành phần đa khoáng thuộc loại Arkose, hạt từ nhỏ đến thô đôi

khi rất thô hoặc cát chứa cuội và sạn (thường gặp ở phần dưới) Hạt vụn có độ chọn lọc và mài tròn kém - trung bình, hình dạng hạt từ bán góc cạnh đến bán tròn cạnh

Thành phần giàu feldspar, thạch anh và mảnh đá (chủ yếu các mảnh granitoid, ít

mảnh đá phun trào và biến chất) Điều đó chứng tỏ nguồn cung cấp vật liệu để hình thành nên các trầm tích hệ tầng Trà Cú chủ yếu được vận chuyển từ cdc sin phẩm

phong hố, bóc trịn của móng granitoid

Cát kết nhìn chung rất rắn chắc do được gắn kết tốt bởi một lượng lớn xi măng sét,

carbonate, thạch anh, zeolite, đôi khi là anbite và epidote, là kết quả của quá trình

biến đổi thứ sinh từ catagenes muộn (phần trên) cho tới giai đoạn biến chất sớm (phần lớn trầm tích nằm sâu dưới 4200m) Kết quả của quá trình biến đổi thứ sinh cao làm giảm phần lớn độ rỗng và độ thấm nguyên sinh, tuy nhiên quá trình biến đổi này lại hình thành nên đặc tính chứa thứ sinh (lỗ rỗng dạng hoà tan, hang hốc và khe nứt) Loại cát kết, bột kết này chứa dầu ở các mức độ khác nhau đã được phát hiện ở md Bạch Hổ, Rồng và một số cấu tạo khác

Trầm tích hệ tầng Trà Cú được hình thành trong điều kiện tướng đá, môi trường trầm

tích khác nhau từ sườn tích, lũ tích, bồi tích, sơng, kênh rạch và đầm lầy ven sông Hệ

tang Tra Ct có chiều dày được phát hiện theo giếng khoan CL — 1 thay đổi từ 100 —

500m ở các vòm nâng, còn ở các trũng địa hào đạt trên 1000m Hệ tầng Trà Cú phủ

Trang 15

Hệ Paleogene

Thống Oligocene Phụ thống Oligocene thượng

Hệ tầng Trà Tân

Hệ tầng Trà Tân phủ bất chỉnh hợp lên trên hệ tầng Trà Cú

Hệ tang Trà Tân được các tác giả Lê Văn Cự (1982), Phan Trung Điển (1985), Ngô Trường San (1981 và 1993) và Đỗ Bạt (năm 2000) nghiên cứu và đặt tên là hệ tầng Trà Tân Nhưng tác giả Đỗ Bạt đặt tên là điệp Trà Tân trong các nghiên cứu sinh

địa tầng trầm tích bổn trững Cửu Long

Hệ tầng Trà Tân lần đầu tiên được mô tả tại giếng khoan 15 — A — 1X trên cấu tạo

Trà Tân ở khoảng độ sâu 2535-3038m Tại đây trầm tích chủ yếu là cát kết hạt nhỏ đến trung bình màu xám trắng, xi măng carbonate chuyển dẫn lên trên nhiễu lớp bột

và sét kết màu nâu và đen có xen các lớp than mỏng, có chỗ phát hiện thấy

glauconite Đá biến đổi ở giai đoạn Katagenes muộn Bề dày của hệ tầng ở giếng

khoan này đạt 503m

Trầm tích hệ tầng Trà Tân phân bố rỗng rãi hơn so với hệ tầng Trà Cú và với bể

dày thay đổi khá lớn ở tại các khu vực khác nhau của bồn Nhìn chung, vào thời kì

thành tạo hệ tâng này địa hình cổ đã trải qua q trình bóc mịn và san bằng nên diện phân bố của trầm tích có vẻ liên tục và phát triển rộng hơn so với các thời kì trước Trong điều kiện cổ địa lý như vậy, lát cắt trầm tích hệ tầng Trà Tân có sự xen kẽ giữa

sét kết (chiếm 40 — 70% mặt cắt), bột kết, cát kết và ở nhiễu nơi đã xuất hiện các lớp

Trang 16

Đá sét kết rắn chắc, thường có màu xám sáng, xám đen đến xám xanh đôi khi có

màu nâu nhạt (tại các giếng khoan 09.1-R-8, 15-B-IX, 15-G-IX ) thường đặc trưng

bằng cấu tạo khối, phân lớp mỏng, xiên chéo hoặc gợn sóng Nhiều lớp sét có chứa

vơi, vật liệu hữu cơ, vụn than hoặc xen kẽ các lớp than lignite và chúng đóng vai trị

tang sinh dau tét Thanh phan da sét chi yéu Ia kaolinite, illite, chlorite va phan trén đôi khi vẫn còn một lượng nhất định các khoáng vật sét thuộc nhóm hỗn hợp illite /

montmorilonite

Đá cát kết, bột kết thường có màu xám sáng đến xám xanh, đôi khi xám phớt nâu

hoặc tím phớt đỏ (tại các giếng khoan 09.1-R-6, 09.1-R-9, 15-G-1X) phân nhiều là

Arkose, Lithic Arkose, hạt nhỏ đến trung bình, bán góc cạnh đến bán tròn cạch được

gắn kết bởi xi măng carbonate, sét, thạch anh và đôi khi anhyrite Cát kết phần trên

của mặt cắt đôi chỗ có mặt glauconite là bằng chứng tổn tại cho môi trường vũng vịnh

Tỉ lệ cát kết/sét kết tăng dần khi di từ phía trung tâm của bể (cấu tạo Rạng Đơng, Bạch Hồ) về phía Tây Nam (lô 16, 17 cát kết chiếm 45 — 65%) Các tập cát kết, bột kết thuộc hệ tầng Trà Tân ở nhiều nơi là tÂng chứa sản phẩm có ý nghĩa với độ rỗng

5-15% và độ thấm nhỏ hơn 50 mD

Nhìn chung, trầm tích của hệ tầng Trà Tân đã bị tác động của các quá trình biến

đổi thứ sinh không giống nhau từ giai đoạn Katagenes sớm (cho các trầm tích nằm nông hơn 3200m) đến Katagenes muộn (cho phần lớn trầm tích nằm sâu hơn 3500m)

Đá phun trào thường chỉ xuất hiện tại một số khu vực chủ yếu liên quan đến hoạt

Trang 17

Trầm tích hệ tầng Trà Tân được thành tạo trong các môi trường sông bồi tích, đồng bằng châu thổ, đầm lầy, hổ, vũng vịnh nên có thể phân chia thành 2 phụ hệ tầng đặc

trưng:

Phụ hệ tang Trà Tân dưới : Phụ hệ tầng Trà Tân dưới tương đương với tập địa

chấn D Về thạch học, phụ hệ tầng này có tỉ số cát kết/sét kết khá thấp, phần lớn các

tập sét dày xen kẹp các tập cát mỏng, nhỏ đôi khi có tìm thấy glauconite, pyrite, chứa

nhiều vật liệu hữu cơ, được lắng đọng trong môi trường đầm hồ, vũng vịnh Diện phân bố tương đối rộng khắp trong toàn bổn trũng Cửu Long và bể dày biến đổi không

nhiều từ 280-690m

Phụ hệ tầng Trà Tân trên : Phụ hệ tầng Trà Tân trên tương đương với tập địa chấn C, được đặc trưng về mặt thạch học, có sự tăng lên về thành phần hạt thô, chứa hàm lượng vật chất hữu cơ thấp hơn phụ hệ tầng Trà Tân dưới Môi trường lắng đọng chủ yếu của phụ hệ tầng này là điều kiện đầm hồ nước lợ Diện phân bố của phụ hệ tâng khơng đều trong tồn bồn, chiều dày biến đổi từ 0 - 280m Phụ hệ tầng Trà Tân

trên vắng mặt ở trung tâm bồn (cấu tạo Bạch Hổ) và đơn nghiêng Đông Nam (lô 01 và

Trang 18

Hệ Neogene

Thống Miocene Phụ thống Miocene hạ

Hệ tầng Bạch Hổ

Hệ tầng Bạch Hổ được Ngô Trường San (1981, 1988), Lê Văn Cự (1982), Đỗ Bạt

(1986, 1993) nghiên cứu và đặt tên là hệ tầng Bạch Hổ Tuy nhiên phần sét tầng Bạch

Hổ được Ngô Trường San và Đỗ Bạt xếp vào đáy của hệ tầng Côn Sơn tuổi Miocene

giữa Hệ tầng Bạch Hổ được Ngô Trường San mô tả và lấy theo tên của giếng khoan

BH - I1 của công ty Mobil khoan năm 1974 Hệ tầng Bạch Hổ phủ bất chỉnh hợp lên hệ tầng Trà Tân Mặt cắt chuẩn của hệ tầng Bạch Hổ được mô tả tại giếng khoan

BH - I từ độ sâu 2037 - 2960m, bao gồm 2 phần :

Phân dưới: Chủ yếu là sét kết, cát kết phân lớp mỏng màu xám đen, xám xanh loang lổ với tỉ số cát kết/sét kết khá lớn và xen các lớp bột kết màu xám, màu nâu

Phân trên : Chủ yếu là sét màu xám nâu chuyển dần lên sét màu xám xanh

Bề dày của hệ tầng ở giếng khoan 09-BH-I đạt khoảng 923m Mặt cắt trầm tích của hệ tầng Bạch Hổ phản ánh một quá trình biển tiến điển hình cho mơi trường đồng bằng châu thổ Hệ tầng này tương đương tập địa chấn Bị Hệ tầng Bạch Hổ có thể

phân chia thành 2 phụ hệ tầng:

Phụ hệ tầng Bạch Hổ dưới : (tương đương tập địa chấn B;¡ ) phụ hệ tầng Bạch Hổ dưới về mặt thạch học chủ yếu là thành phần cát kết hạt thô được lắng đọng trong môi

Trang 19

điều kiện thành tạo đầm lầy ven sơng Chính các tập hạt mịn thành tạo trong môi trường này là tầng sinh địa phương Thực tế, mặt cắt trầm tích phụ hệ tầng Bạch Hổ

dưới của bổn Cửu Long đã phát hiện được các tích tụ dầu khí trong các thân cát tướng

lịng sơng với độ rỗng 15 — 30% và độ thấm lớn hơn 100 mD

Trầm tích có cấu tạo phân lớp ngang, phân lớp ngang gợn sóng, phân lớp xiên và

xiên mỏng rất phổ biến trong các trầm tích của hệ tầng Cát kết thường rất đa khoáng,

phần lớn là Arkose L¡thic với sự có mặt của feldspar, thạch anh và mảnh đá (granitoid,

phun trào, ít mảnh đá biến chất) Xi măng gắn kết gồm khoáng vật sét, carbonate, đơi chỗ có anhyrite (Rạng Đông, lô 16 và một số giếng khoan trên cấu tạo Bạch Hổ) Đá

mới bị biến đổi thứ sinh ở giai đoạn Katagenes sớm, do vây không ảnh hưởng đáng kể

đến độ rỗng và độ thấm nguyên sinh của đá Phụ hệ tầng Bạch Hổ dưới có chiều dày

thay đổi từ 230-600m

Phụ hệ tầng Bạch Hổ trên : (tương đương tập địa chấn B;¿) về thạch học cho thấy

thành phần trầm tích hạt mịn tăng từ dưới lên trên của mặt cắt Mơi trường trầm tích

đặc trưng cho quá trình biển tiến được bắt đầu từ môi trường đồng bằng bồi tích sơng

và kết thúc bằng môi trường biển nông

Tập sét kết Rø¿alia, nằm trên cùng của phụ hệ tầng Bạch Hổ trên, có màu lục, xám

lục, phân lớp mỏng xiên chéo và song song, dạng khối Tuy nhiên màu sắc và bể dày

của tập sét này cũng thay đổi nhiễu trong các khu vự ở rìa Tây Nam của bổn (cấu tạo

Rồng, 17-VT-1X, 17-DD-IX, ) Tại các khu vực này đá sét chuyển sang màu tím phớt

đỏ hoặc xám nâu, nâu đỏ và bể dày của tập sét cũng mỏng đi nhiều, khoảng trên dưới 10m so với bể dày cực đại vài chục mét (các giếng khoan ở vùng Đông Bắc của bồn ở lô 15 — 1 và 01) Tại khu vực đơn nghiêng Đông Nam tập sét này không tổn tại, có thể

Trang 20

Nhìn chung, tập đá sét có thành phần tương đối đồng nhất gồm kaolinite, chlorite

và một lượng đáng kể montmorilonite Thực tế, tập đá sét này được coi như một tầng

đánh dấu và là một tầng chắn dầu khí khu vực cho toàn bổn khu vực trung tâm và phía Đơng của bổn

Phụ hệ tầng Bạch Hổ trên có chiểu dày thay đổi từ 110-390m Tại nhiễu giếng

khoan ở các lô 01, 02, 15-1, 15-2 va 16-BD-1X thuéng xuất hiện các đá núi lửa dày từ

vài mét đến hàng trăm mét (01-Tourquoi-IX) gồm phần nhiều là đá Basalt thường gặp xen kẽ nhiều lớp chứng tỏ hoạt động núi lửa xảy ra nhiều lần với diện phân bố

rộng

Hệ Neogene

Thống Miocene Phụ thống Miocene trung

Hệ tầng Côn Sơn

Hệ tầng Côn Sơn được Ngô Trường San (1981, 1988) va Phan Tùng Điển (2000) nghiên cứu và đặt tên Tác giả Đỗ Bạt gọi là điệp Côn Sơn (1986,1993, và 2000) khi

nghiên cứu sinh địa tầng các trầm tích của bồn Cửu Long Lê Văn Cự đặt là hệ tầng

Vòm Cỏ trong đồng bằng sông Cửu Long Hệ tầng Côn Sơn phủ không chỉnh hợp trên

hệ tầng Bạch Hổ

Trầm tích thuộc hệ tầng Cơn Sơn được chọn mô tả đầu tiên tại giếng khoan

Trang 21

xi măng là sét và ít carbonate, ở phần trên có xen ít lớp sét và bột kết màu nâu, màu

xám và thấu kính than Bề dày trung bình của hệ tầng này đạt 665m

Trầm tích hệ tầng Côn Sơn phân bố tương đối rộng khắp, chúng được hình thành

trong điều kiện môi trường thay đổi từ sông, đồng bằng châu thổ (các lô 16, 17 va Tay

Nam cấu tạo Rồng) đến đầm lầy ven biển và biển nông (lô 01, 02, 09 và 15) Tính

chất biển tăng dần khi đi từ phía dưới lên trên mặt cắt Trầm tích bị biến đổi thứ sinh yếu đặc trưng bởi cát kết gắn kết yếu, còn sét kết thường mềm Mặt cắt trầm tích có

thể phân thành 2 phần chính :

Phân dưới của hệ tầng : Gồm chủ yếu đá cát kết hạt nhỏ đến thô đôi khi cát chứa

cudi va san mau xám, xám trắng (Sói-1, 15-G-IX, R-4, R-6) phân lớp dày tới dạng

khối, độ chọn lọc và mài mịn từ trung bình đến kém Đá gắn kết yếu tới bở rời do ít xi măng và carbonate Phần lớn đá cát kết của tầng có độ rỗng và độ thấm thuộc loại rất tốt và chúng có khả năng là những tầng chứa dầu khí có chất lượng tốt

Phân trên của hệ tầng : Chuyển dần sang cát kết mịn hạt, hạt nhỏ xen kẽ các lớp

sét kết, sét chứa vôi hoặc đôi khi các lớp đá vôi mỏng màu xám xanh đến nâu đỏ, vàng nâu loang lổ (Sói-1, 15-G-IX, Rồng-6), các lớp sét chứa than, các thấu kính hoặc các lớp than nâu mỏng màu đen

Hệ tầng Cơn Sơn có bể dày từ 660-1000m (tương đương tập địa chấn Bạ) Môi trường trầm tích của hệ tầng Côn Sơn chuyển từ đồng bằng bồi tích ven biển sang tam

a a 22 ^

Trang 22

Hệ Neogene

Thống Miocene Phụ thống Miocene thượng

Hệ tầng Đông Nai

Hệ tầng Đồng Nai được Ngô Trường San (1981, 1988) nghiên cứu và đặt tên là hệ

tang Đông Nai, Đỗ Bạt (1986) gọi là điệp Côn Sơn, Lê Văn Cự (1982) gọi là hệ tầng

Vàm Cỏ và Đỗ Bạt (1993 và 2000) gọi là điệp Đồng Nai Trầm tích hệ tầng Đồng Nai phủ bất chỉnh hợp lên trầm tích hệ tầng Cơn Sơn theo kiểu biển tiến

Mặt cắt chuẩn của hệ tầng Đồng Nai được xác lập tại giếng khoan 15-G-IX trên cấu tạo Đồng Nai, ở độ sâu 650 — 1330m Trầm tích gồm những lớp cát kết hạt nhỏ

đến trung bình Cát kết, sạn kết chuyển dần lên trên là cát kết xen bột kết, sét kết và than Có nơi thay pyrite va glauconite là bằng chứng cho môi trường biển khử Bề dày

của hệ tầng ở giếng khoan này là 680m Hệ tầng Đồng Nai có mặt trong toàn bộ khu

vực bao gồm các trầm tích được hình thành trong mơi trường sông, đồng bằng châu

thổ, đầm lầy ven biển, ven sông Trầm tích đang ở giai đoạn thành đá sớm (Diagenesis sớm), đá mới chỉ bị gắn kết yếu hoặc còn bở rời và dễ tan trong nước Hệ

tầng gồm 2 phần chính :

Phân dưới : Gồm chủ yếu là trầm tích hạt thơ, cát hạt trung đến thô lẫn sạn, sỏi đôi

khi chứa cuội Đá cát có cấu tạo phân lớp dày hoặc dạng khối độ chọn lọc và mài trịn trung bình đến kém, thường chứa nhiều mảnh vụn hoá đá động vật, pyrite đơi khi có

glauconite Chuyển lên trên cát và cát kết chủ yếu là hạt nhỏ, màu xám sáng, xám

Trang 23

Phân trên : Trầm tích đá hạt mịn với các hạt nhỏ chủ yếu là bột và sét có màu

khác nhau cứa nhiều hoá đá động vật

Hệ tầng Đồng Nai có chiều dày thay đổi từ 500 - 700m và được phản ánh trên tập địa chấn Bạ Các lớp có xu thế hạt mịn hướng lên trên

Thống Pliocene và hệ Đệ Tứ Hệ tầng Biển Đông

Hệ tầng Biển Đông được Ngô Trường San (1981, 1988) gọi là hệ tâng Cửu Long,

Lê Văn Cự (1982) và Đỗ Bạt gọi tên là hệ tầng Biển Đông

Hệ tầng Biển Đông được quan sát và mô tả lần đầu tiên tại giếng khoan 15-G-IX,

trầm tích của hệ tầng lúc đầu gọi là hệ tầng Cửu Long Tuy nhiên, sau này khi nghiên

cứu và liên hệ với các trầm tích Pliocene được thành tạo khắp Biển Đông, Lê Văn Cự

đã gọi là hệ tầng Biển Đông Hệ tầng này dày khoảng 250-650m tại giếng khoan

15-G-IX và gồm 2 phần :

Phân dưới : Đặc trưng là cát thạch anh thơ có màu xám trắng

Phân trên : Ưu thế là sét và bột kết Bề dày của hệ tầng này khoảng 400m

Diện phân bố của hệ tầng Biển Đơng rộng khắp tồn bổn Cửu Long và được thành

tạo chủ yếu trong môi trường biển nơng và trầm tích còn bở rời Mặt cắt trầm tích gồm

chủ yếu là cát thạch anh màu xám, xám sáng, xám lục hoặc xám phớt nâu; cấp độ hạt từ trung bình đến thơ xen kẽ ít lớp sét và bột Cát phân lớp dày hoặc dạng khối, hạt

Trang 24

hoá đá động vật biển, pyrite và đơi khi có các mảnh vụn than Hệ tầng Biển Đơng có

chiều dày thay đổi từ 400 — 700m (tương đương tập địa chấn A)

B CẤU TRÚC DIA CHAT KHU VUC BE CUU LONG

Các đặc điểm cấu trúc khu vực bồn trũng Cửu Long (được hình thành tiv Eocene đến Oligocene) có thể được chia thành 4 yếu tố cấu trúc chính:

+ Phụ bồn trăng Bắc Cửu Long: Có cấu trúc phức tạp hơn cả, bao gồm các lô 15 — 1, 15 - 2 và phần phía Tây lô 01 và 02 Các yếu tố cấu trúc chính theo phương Đông Bắc - Tây Nam, cịn phương Đơng - Tây thì ít nổi bật hơn, đặc biệt là khu vực phía Đơng và Đơng Bắc của phụ bồn

+ Phụ bồn trũng Tây Nam Cửu Long (hay phụ bồn Tây Bạch Hồ): Vói các yếu tố cấu trúc chính có hướng Đông Tây và sâu dần về phía Đơng

+ Phụ bồn trũng Đông Nam Cửu Long (hay phụ bồn trăng Đông Bạch Hồ): Được đặc

trưng bởi một máng sâu có ranh giới phía Bắc là hệ thống đứt gãy Nam Rạng Đông Ranh giới phía Tây là hệ thống đứt gãy Đông Bạch Hổ, phía Đơng tiếp giáp với một

sườn dốc của khối nâng Côn Sơn Tại đây, hệ thống đứt gãy phương Đông - Tây va phương Bắc — Nam chiếm ưu thế

+ Đới cao trung tâm (hay đới cao Rồng - Bạch Hồ): Ngăn cách phụ bồn Tây Bạch Hổ và Đông Bạch Hổ Đới cao này gắn với đới nâng Côn Sơn ở phía Nam, phát triển theo

Trang 25

hướng Đông Tây và Bắc Nam ở khu vực mỏ Rồng, hướng Đông Bắc - Tây Nam và Đông Tây ở khu vực Bạch Hổ

Từ Miocene sớm đến Miocene giữa, bổn trũng Cửu Long là một bổn trũng đơn

giản Nhưng từ Miocene muộn đến nay, bổn trũng Cửu Long hoàn toàn nối với bồn trũng Nam Côn Sơn, tạo thành một bồn trũng duy nhất ngoài khơi Việt Nam

C CÁC QUÁ TRÌNH ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CŨNG NHƯ CÁC SỰ KIỆN KIẾN TẠO MẢNG GẮN VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỒN TRŨNG

Các sự kiện kiến tạo mắng : (hình 3)

-_ Sự va chạm ở phía Bắc của Ấn Độ và châu Á xảy ra cách đây gần 53 triệu năm và

hoạt động kiến tạo nâng lên kéo dài đến ngày nay - _ Sự dịch chuyển kiến tạo của khối Indochina

- Su hut chim doc mang sau Phillipine

- _ Sự tách giãn Biển Đông (từ Oligocene muộn đến Miocene sớm)

- _ Sự va đụng ở phía Bắc của mảng Úc với thêm Nam Sunda

s* Khối Indochina và các bổn trũng ngoài khơi của nó :

Trang 26

-_ Sự tách giãn của bổn trũng Cửu Long có liên quan đến sự căng giãn vỏ Trái Đất gắn với sự dịch chuyển quay theo chiều kim đồng hồ của khối Indochina

- Bồn trũng Cửu Long được hình thành ở phần đuôi của hệ thống đứt gãy Wang Chao / sơng Hậu, nó khống chế vị trí của châu thổ Mê Kông ngày nay

- Bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn được phân cách bởi đới nâng Côn Sơn, nơi

chịu lực nén ép mạnh mẽ, có khả năng liên quan đến sự “biến đổi của Việt Nam”

theo phương Bắc Nam

- Sự “biến đổi của Việt Nam” được xác định bởi sự bẻ gãy sườn thểm ở ngoài khơi

Việt Nam ngày nay Nó phù hợp với sự biến dạng dọc ranh giới phía Đơng của khối Indochina Do đó, sự tách giãn theo phương Tây Bắc — Đông Nam lúc ấy và sự toạc

vỡ theo phương Bắc - Nam được cho rằng đã xảy ra suốt quá trình tách giãn bổn

trũng Cửu Long

‹* Hệ thống đứt gãy của bổn trũng Cửu Long được chia thành 4 nhóm chính, cơ bản

theo các phương: Đông - Tây, Đông Bắc - Tây Nam, Bắc - Nam và các đứt gãy khác (theo các phương khác nhau cùng các đứt gãy nhỏ)

Bồn trũng Cửu Long hình thành do quá trình tạo Rift Sự phát triển của bổn liên quan

với lịch sử kiến tạo khu vực, được chia làm 3 thời kì chính:

- Thời kỳ trước tạo Rịf : hình thành tầng móng trước Đệ Tam

- Thời kỳ đồng tao Rift : từ Eocene đến Oligocene, các hoạt động đứt gãy liên quan

đến quá trình tách giãn tạo nên các khối đứt gãy (chủ yếu là đứt gãy thuận) và các

Trang 27

động tách giãn làm cho bể lún chìm sâu hơn và tạo nên hồ sâu với sự tích tụ các tầng

trầm tích sét hồ rộng lớn thuộc tập D, các trầm tích giàu cát hơn thuộc tập C sau đó

Vùng trung tâm bể chịu tải trọng của các tầng sét hổ dày, mặt các đứt gãy trở nên cong hơn và kéo xoay các trầm tích Oligocene Cuối Oligocene, phần Bắc của bể do

sự nén ép địa phương hoặc địa tầng đã xuất hiện sự nghịch đảo một số nơi, tạo nên một số cấu tạo lồi hình hoa với sự bào mòn, vát mỏng mạnh mẽ của lớp trầm tích

thuộc tập C trầm tích Eocene - Oligocene trong các trũng chính có thể đạt đến 5000

m, thành tạo trong các môi trường trầm tích hồ, lịng sơng, châu thổ Sự kết thúc hoạt động của phần lớn các đứt gãy và bất chỉnh hợp ở nóc trầm tích Oligocene đánh dấu

sự kết thúc thời kỳ này

-_ Thời kỳ sau tạo Rịf : từ Miocene đến nay Thời kỳ này, quá trình tách giãn kết

thúc, chỉ có các hoạt động yếu ớt của các đứt gãy, các trầm tích Micene sớm phủ

chờm lên địa hình Oligocene Giai đoạn biển tiến khu vực xuất hiện và biển tiến vào phần Đông Bắc của bể Cuối Miocene sớm, phần lớn diện tích bể bị chìm sâu, thành tạo tầng sét biển rộng và chính là tầng chắn khu vực tốt cho cả bể Miocene giữa, mơi trường biển ảnh hưởng ít hơn, phần Đông Bắc bể chủ yếu chịu ảnh hưởng của các điều kiện ven bờ Từ Miocene muộn đến nay, bổn trũng Cửu Long thông với bổn tring

Nam Côn Sơn và sông Cửu Long trở thành nguồn cung cấp vật liệu chính cho khu vực

Trang 29

CHUONG II:

TIỀM NĂNG DẦU KHÍ CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG

Bồn trầm tích Cửu Long là bổn chứa dầu lớn nhất ở thêm lục địa Việt Nam và được nghiên cứu rất nhiều và khá chỉ tiết Hệ thống dầu khí của bổn trũng Cửu Long được nghiên cứu tương đối đồng bộ trong hệ thống sinh, chứa, chắn nhằm phát hiện ra các tích tụ dầu khí

I DA SINH

Các kết quả phân tích địa hố cho thấy bổn trầm tích Cửu Long có hai tầng sinh chính gồm các thành tạo trầm tích có tuổi Oligocene (hệ tầng Trà Cú và Trà Tân) và Miocene sớm (hệ tầng Bạch Hổ) (hình 4)

CỘT ĐỊA TẦNG

Á HỆ TẦNG BIẾN ĐÔNG B, HE TANG DONG Nat

B, ue TANG CON SƠN

‘TAP SET ROTALIA

_ HỆ TẦNG BẠCH HỒ TRÊN

a HE TANG BACH HO DUGI

be tana TRA TAN TREN

at HE TANG TRA TAN DƯỚI

We rixc reco rs HE TANG CA COL a DA MONG Đá móng nứt nể ao EEI~» aa

@ @ LoẠIgÄy?2 PE 0 41 ser xen ker

Hình 4: MƠ HÌNH ĐỊA TANG BON TRAM TiCH CUU LONG

Trang 30

I.1 Tang sinh Oligocene

Các thành tạo trầm tích Oligocene sớm (hệ tầng Trà Cú) có vật chất hữu cơ tương

đối phong phú (TOC = 0,97-2,5%) và chủ yếu là Kerogen loại III (ít Kerogen loại I và

I) được thành tạo trong các đầm lầy ven sông Phần lớn diện tích của các thành tạo

trầm tích này ở đới sinh dầu R„= 0,6% (khoảng 2900m) đến 1,35% (khoảng 4200m),

đặc biệt ở đới trưởng thành muộn (R, = 0,8-1,35%) (hình 4)

Các thành tạo trầm tích Oligocene muộn (hệ tầng Trà Tân) bao gồm các trầm tích hạt mịn chứa phong phú vật chất hữu cơ có trị số TOC = 0,9 — 6,1% có nơi đạt giá trị cao hon, S, = 1,38 kg/T và S;= 12,61 kg/T, chủ yếu là Kerogen loại I va II (it Kerogen loại II) nên sinh dầu và khí hồ tan là chủ yếu (đình 4)

Thời gian sinh dầu bắt đầu từ cuối thời kì Miocene giữa cho đến nay Chỉ có các khối sụt Đơng và Tây cấu tạo Bạch Hổ với diện tích hạn chế nằm trong đới sinh dầu Condensate (bắt đầu tạo khí ở 4400m)

I.2 Tầng sinh Miocene sớm (hệ tầng Bạch Hổ)

Các thành tạo trầm tích gồm các tập sét kết mỏng với TOC = 1% là tầng sinh dầu

khí tiềm năng, tuy nhiên các thành tạo trầm tích này chỉ mới bước vào pha trưởng

thành ở những vùng trũng sâu của bồn Cửu Long

Trang 31

nghiên cứu tính chất của dầu thô đặc biệt là sự biến chất của nó cho thấy rằng dầu trong móng nứt nẻ và trong các tập cát kết Oligocene dưới có nguồn gốc từ đá mẹ

Oligocene sớm và phần đáy của Oligocene muộn Còn phân lớn dầu trong các vỉa tuổi Miocene sớm và Oligocene muộn déu có nguồn gốc từ vật chất hữu cơ của thành tạo

trầm tích Oligocene trên

I DA CHUA

Trong bổn trầm tích Cửu Long tổn tại các loại đá chứa sau:

e_ Đá móng nứt nẻ : bao gồm granite, granodiorite với thành phần chủ yếu là thạch

anh, feldspar Kali, plagioclas và khoáng vật hydromica, biotite bi kaolin hoa, serixit hoá và chlorite hố Kích thước hạt chủ yếu lớn hơn 0,24mm (tdi 45 — 93%) Trong déi

nứt nẻ, đá gốc bị phong hoá, dập vỡ nên kích thước có khi tới 5cm, có nhiễu khe nứt

và mặt trượt, kích thước 1 - 5mm được lấp đầy calcite, apatite, mica tấm với độ rỗng

0,6 —- 13%, độ thấm 0,22 — 33mD theo mẫu lõi, theo kết quả thử vỉa đạt tới 273 — 400mD

e_ Đá chứa phưn trào : tuổi Oligocene có chiều dày đạt tới 50 - 80m gồm các thân đá

phun trào basalt, andesite và diabaz porphirite (GK 09.1-R-6), có độ rỗng hở từ 3 —

4,6%, độ thấm trung bình 0,21mD

e_ Cái kết Oligocene - Miocene sớm :

Trang 32

trên) Độ rỗng thay đổi từ 2-22,4%, độ thấm trung bình 0,1 - 200mD theo mẫu lõi Với

sự biến thiên về độ thấm kém việc khai thác các thân dầu trong tuổi Oligocene thường

gặp nhiều khó khăn

-_ Đá cát kết Miocene sớm có màu xám phớt vàng và nâu, hạt mịn đến trung bình, thành phần là kát kết Arkose, xi măng sét Độ rỗng từ 19 — 25,5%, độ thấm trung bình

0,1 — 150mD (hình 4)

I BA CHAN

Tang chắn khu vực là hệ tầng Bạch Hổ trên (tập địa chấn B¡¿) với tập sét Rotalia

phổ biến rộng khắp trong tồn bể Cửu Long có chiều dày ổn định 180 - 200m (hình 4)

Đá có cấu tạo khối, hàm lượng sét chiếm 90-95% đôi khi đạt 100%, cỡ hạt chủ yếu

của sét dưới 0,001mm khoáng vật sét chủ yếu là montmorilonite, thứ yếu hydromica, kaolinite và ít chlorite nên nó là tầng chắn dầu khu vực lí tưởng

Trang 33

IV CÁC DANG BAY

Trong phạm vi bồn trầm tích Cửu Long tổn tại các dạng bẫy cấu tạo kế thừa phát triển từ móng, bẫy màng chắn kiến tạo (phổ biến trong tầng Oligocene và Miocene sớm), bẫy hỗn hợp (địa tầng và màn chắn kiến tạo), bẫy khối móng nứt nẻ được phủ bởi các thành tạo trầm tích hạt mịn (sét, bột kết) có khả năng chắn của hệ tầng Trà Cú hoặc hệ tầng Bạch Hổ, bẫy phi cấu tạo (vát nhọn địa tầng, doi cát lịng sơng cổ) chủ

yếu phát triển trong trầm tích Oligocene sớm (hệ tầng Trà Cú) và Miocene sớm (phụ

Trang 34

PHẦN 2

MINH GIẢI TƯỚNG, MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH VÀ

KHẢ NĂNG CHỨA CỦA CÁT KẾT MỎ HƯNG NAM -

LÔ 01 - BỒN TRŨNG CỬU LONG,

QUA MƠ TẢ VÀ PHÂN TÍCH MẪU LÕI (11,30 M) CỦA

Trang 35

CHƯƠNG I:

CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU I.MƠ TẢ MẪU LÕI

Mơ tả mấẫu lõi theo các đặc điểm sau:

3 — Cấu tạo trầm tích

4~ Kiến trúc đá: Kích thước hạt, độ mài tròn, độ chọn lọc, hình dạng hạt, sắp xếp các

hạt

5 - Thành phần khoáng vật khung đá

6 ~ Thành phần xi măng, khoáng vật phụ

7 - Hố đá (nếu có)

8 - Độ cứng của đá

9 — Dấu hiệu (biểu hiện dầu khí - màu sắc, mùi ) 10 — Độ rỗng nhìn thấy

11 — Đặc điểm khác như nứt nẻ, đứt gãy

Từ đó minh giải tướng, mơi trường trầm tích, model trầm tích, biến đổi sau trầm tích,

Trang 36

II NGHIÊN CỨU THACH HOC LAT MONG

Mục đích : Xác định thành phần khoáng vật tạo đá (khung đá, xi măng và khoáng

vật tại sinh), phân loại đá, kiến trúc đá, độ rỗng nhìn thấy Kết quả phân tích thạch

học lát mỏng góp phần luận giải tướng, môi trường trầm tích, nghiên cứu thạch vật lý,

biến đổi sau trầm tích, khả năng chứa

Đối với phân tích lát mỏng, việc gia công mẫu lát mỏng thạch học đòi hỏi phải tẩm mẫu với nhựa màu xanh nhằm mục đích nhận ra và đếm lỗ rỗng nhìn thấy được của

đá Lát mỏng được mô tả chỉ tiết theo các nội dung sau: Thành phần khoáng vật, kiến trúc đá, phân loại đá Việc xác định thành phần khoáng vật và lỗ rỗng thấy được đã

được thực hiện bằng phương pháp đếm 300 điểm cho mỗi lát mỏng Phân loại cát kết

theo R.L.Folk, 1974

II XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ KÍCH THƯỚC HẠT CỦA ĐÁ TRẦM TÍCH

Sự phân tích kích thước hạt kết hợp cả kĩ thuật Rây và Laser Phần hạt thơ được phân tích bởi Rây ướt và khô với độ lựa chọn cho mỗi cỡ hạt, cỡ Rây nhỏ nhất là 45 um Phần hạt mịn có kích thước nhỏ hơn 45 wm được phân tích bởi kĩ thuật Laser trên thiét bi Laser Pactical Size Analyses, model Analysettes 22, véi dai do tit 0.176 um dén 45um

IV PHAN TiCH BẰNG KÍNH HIỂN VI ĐIỆN TU QUET (SEM)

Mục đích : Xác định thành phan khoáng vật (đặc biệt là khoáng vật thứ sinh), cấu

Trang 37

trúc đá, thành phần khoáng vật đến cấu trúc không gian rỗng Từ kết quả phân tích SEM đánh giá độ rỗng — thấm và các yếu tố ảnh hưởng đến độ rỗng — thấm

Với phân tích SEM, mẫu có đường kính khoảng lcm được gắn lên một đế nhôm bằng keo dẫn điện và được phủ một lớp vàng mồng trong một máy chuyên dụng nhằm thiết lập độ dẫn điện cao của bể mặt mẫu Các mẫu được phân tích bằng cách sử dụng

một kính hiển vi điện tử quét JEOL (model: JSM-5600 LV) V NHIÊU XA TIA X (XRD)

Mục đích : Nhận ra các khoáng vật mà các phương pháp khác không nhận biết được như các khoáng vật nhóm sét, carbonate, sulfat , nhận ra các loại khoáng vật sét riêng biệt, tính tốn hàm lượng các loại khoáng vật Từ đó nhận biết khống vật chỉ

thị môi trường trầm tích, biến đổi sau trầm tích, ảnh hưởng đến đo log, khoan, khai thác, để ra các phương pháp xử lý vỉa sau này

Phân tích XRD được thực hiện trên SIEMENS D5000, hệ thống nhiễu xạ tự động

và việc chạy những thông số thiết lập như sau : lắp đặt máy phát điện - 40KV, 40mA;

sự bức xạ — Cu K Alpha (bộ lọc Nị) ; tốc độ Scan — 1920/phút Phân tích XRD cho toàn

bộ đá trong khoảng 320 - 5020 trong khi phân tích XRD cho phần sét thì chạy trong

khoảng 3°20-30°20 Đối với phân tích phần sét, 4 đường XRD được chạy cho từng mẫu như sau :

1 - Sau khi làm khô lượng sét tại nhiệt độ và độ ẩm phịng (góc qt : 3°20-30°20) 2 - Sau khi bão hoà Ethylene Glycol trong vòng 24 giờ tại 50— 60°C nhằm phát hiện

Trang 38

3 - Lập tức sau đó nung mẫu đến 300°C trong 1 giờ 30' nhằm phân biệt các sét hỗn

hợp loại ¡illite-smectite và /hay mica-smectite và ¡illite (góc quét: 3”20-30720)

4 - Sau khi làm nóng đến 550°C trong 1g30’ gây phá hủy kaolinite và phá hủy lớp Brucite trong chlorite nhằm nhận ra sự có mặt của kaolinite và/hay chlorite trong

mẫu

VI TỔNG HỢP VÀ MINH GIẢI TÀI LIỆU

Dựa vào kết quả của các phương pháp và công cụ nghiên cứu nêu trên để kết luận

về loại đá, kiến trúc đá, thành phần khoáng vật, nhận biết những khoáng vật tại sinh

và hình thái của chúng, ảnh hưởng của những khoáng vật tại sinh lên chất lượng chứa, cấu trúc trầm tích, hoá thạch, dấu vết hoá thạch, biểu hiện hydrocarbon, độ rỗng, độ thấm Từ đó minh giải tướng và môi trường trầm tích, đánh giá khả năng chứa của

các thành tạo trầm tích thuộc khu vực nghiên cứu

Sau đây tác giả giới thiệu sơ lược về cấu trúc địa chất mỏ Hưng Nam, kết quả của

các phương pháp nghiên cứu và minh giải tướng, mơi trường trầm tích cũng như kết

Trang 39

CHƯƠNG II:

GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT

MO HUNG NAM VA GIENG KHOAN HN-3T I VI TRI DIA LY

Lô 01 nằm cách cảng biển Vũng Tàu về phía Đông khoảng 170 km, và cắt ngang

qua phân lớn khu vực phía Bắc của bổn trũng Cửu Long, một phần của khối nâng Côn Sơn và bồn trũng Nam Côn Sơn Trong đó, mỏ Hưng Nam nằm ở phía Đơng của lô 01 và cách mỏ Bạch Hổ khoảng 120 km về phía Đơng Bắc (hình 5) Mỏ Hưng Nam được điều hành bởi công ty Petronas

108° 27° 10° 38.001 AZURITE ZIRCON X> [ - |ruReuoise-+x [ TH ARL-1X R) gS EMERALD-3X JADE 408° 27° HUONG DONG-1X Hinh 5: VI TRi CUA MO HUNG NAM TRONG LO 01

Trang 40

II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG VÀ CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT 1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG

Hệ thống địa tầng trầm tích của mỏ Hưng Nam nói chung đều dựa trên hệ thống địa tầng chung của bồn trũng Cửu Long (hình 6.1)

=

TUỘI MỎ HƯNG NAM

TẬP BẢO TU PHAN

ỐNG 3 PHU U_ |BIA CHAN Ất Suả

1ới|HỆ | THỐNG | ruống |PF HỆ TẦNG THẠCH HỌC

PLEISTOCENE

a BIỂN ĐÔNG HàoSaaxsses ated

‘A THƯỢNG| A | = Stenochaenites

e papuanusScolocyam 8 H 5 là magnus a — WVVVVVVVVVVV THƯỢNG Florschuetzia

CON BAO meridonalis

? B2 VĂM CỎ mei fF L kẽ .—=mmmmm===== o eee ee ooo 8 Zz TRUNG - Zz a B TIEN GIANG ¬ 8 ° = TREN N VVWVW Florschuetzia © levipoli Zz B Mi 1.2 GIỮA k4 HẠ BỊ 9 = Đ ä Š BỊ” Florschuetzia DUGI trilobata iL 1) TREN THƯỢNG| C Meyeripollis Ee 2 naharkotesis _ wu z 3 s ec GIỮA a 5 TRUNG D ke = 3| š z a S HẠ E DUGI

TRƯỚC KAINOZOI M MONG

Ngày đăng: 07/10/2014, 12:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w