Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ VĂN KIÊN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VỎ CÂY SỔ DILLENIA INDICA Ở TUYÊN QUANG
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ VĂN KIÊN
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VỎ CÂY SỔ (DILLENIA INDICA) Ở TUYÊN QUANG
LU ẬN VĂN THẠC SĨ HOÁ HỌC
Thái Nguyên, năm 2010
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ VĂN KIÊN
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VỎ CÂY SỔ (DILLENIA INDICA) Ở TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Hoá hữu cơ
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả
LÊ VĂN KIÊN
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Luận văn được hoàn thành tại phòng thí nghiệm Hoá hữu cơ trường Đại học sư phạm Thái Nguyên
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn Thỉnh - Người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Quyết Tiến, TS Phạm Thị Hồng Minh, Th.S Vũ Anh Tuấn những người thầy đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Hoá - Trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên, các thầy của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và đưa ra nhiều ý kiến quý báu về mặt chuyên môn trong quá trình tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, phòng hoạt chất Sinh học - Viện hóa học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn
Thái nguyên, tháng 8 năm 2010
Tác giả
Lê Văn Kiên
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC THỰC VẬT CHI DILLENIA VÀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA NÓ 3
1.1 Khái quát về các thực vật chi Dillenia 3
1.2 Những nghiên cứu hoá thực vật về chi Dillenia 4
1.2.1 Các hợp chất tritecpenoit 4
1.2.2 Các flavonoit 7
1.2.3 Hợp chất khác [11] 13
1.3.1 Những nghiên cứu về cây Dillenia indica Linn ở Việt Nam 14
1.3.2 Cây Dillenia indica Linn 15
1.3.3 Những ứng dụng của cây Dillenia idica Linn trong y học cổ truyền Việt Nam 16
CHƯƠNG 2: PHẦN THỰC NGHIỆM 18
2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 18
2.1.1 Thu mẫu cây, xác định tên khoa học và phương pháp xử lý mẫu 18
2.1.2 Phương pháp phân lập các hợp chất từ các dịch chiết 18
2.1.3 Phương pháp khảo sát và xác định cấu trúc hoá học các hợp chất 19
2.2 Dụng cụ, hoá chất và thiết bị nghiên cứu 19
2.2.1 Dụng cụ và hoá chất 19
2.2.2 Thiết bị nghiên cứu 20
2.3 Các dịch chiết từ cây sổ (Dillenia indica Linn) 20
2.3.1 Các dịch chiết 20
2.3.2 Khảo sát định tính các dịch chiết 22
2.3.3 Kết qủa khảo sát định tính các dịch chiết 24
2.3.4 Thử hoạt tính sinh học 25
2.4 Chiết suất, phân lập và tinh chế các chất từ cây sổ 27
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƯƠNG 3: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1 Nguyên tắc chung 33
3.2 Phân tích định tính và phát hiện các nhóm chất 34
3.3 Phân lập và nhận dạng các hợp chất có trong các dịch chiết khác nhau của cây sổ 34
3.4 Các hợp chất cụ thể 35
3.4.1 Stigmast-5,22-dien-3-β-ol (HD-1) 35
3.4.2 β-sitosterol (HD-2) 38
3.4.3 Betulin hay lup-20(29)-ene-3,28-diol (HD-3) 43
3.4.4 3-hidroxy-lup-20(29)-en-28-oic acid (ED-1) 49
3.4.5 3-hidroxy-lup-20(29)-en-28-oic axit (ED-2) 55
3.4.6 Hợp chất ED-3 61
3.4.7 Hợp chất ED-4 61
3.5 Thử hoạt tính sinh học 62
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC 69
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 1.1 Một số hợp chất khung olean phân lập được từ chi Dillenia 5
Bảng 1.2 Một số hợp chất khung lupan phân lập được từ Dillenia indica 6
Bảng 1.3: Một số hợp chất flavonoit 8
Bảng 1.4: Một số hợp chất flavonoit có chứa gốc đường 9
Bảng 2.1 Khối lượng chất tổng số được chiết từng phân đoạn vỏ cây sổ (Dillenia indica Linn 21
Bảng 2.2 Phát hiện các nhóm chất trong vỏ cây sổ (Dillenia indica Linn) 24
Bảng 2.3 Kết quả thử hoạt tính sinh học của dịch chiết thô từ vỏ cây sổ (Dillenia indica Linn) 27
Bảng 3.2 Phổ 13 C-NMR của các chất HD-2 và β-sitosterol [2] 39
Bảng 3.3 Phổ 13 C-NMR của các chất HD-3 và Betulin [21] 45
Bảng 3.4 Phổ 13 C-NMR của các chất ED-1 và 3β-hiđroxy-lup-20(29)-en-28-oic [21] 51
Bảng 3.5 Phổ 13 C-NMR, 1H-NMR của các chất ED-2 hay 3 -hiđroxy-lup-20(29)-en-28-oic 56
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 1.1 lá và quả cây sổ 15 Hình 2.1 Ảnh được gây ức chế xung quanh giếng thạch 26 Hình 3.2: Phổ 1H-NMR của β-sitosterol 40 Hình 3.3: Phổ 13
C-NMR của β-sitosterol 41 Hình 3.4: Phổ DEPT của β-sitosterol 42 Hình 3.5: Phổ 1
H-NMR của lup-20(29)-ene-3,28-diol 46 Hình 3.6: Phổ 13
C-NMR của lup-20(29)-ene-3,28-diol 47 Hình 3.7: Phổ DEP của lup-20(29)-ene-3,28-diol 48 Hình 3.8: Phổ 1
H-NMR của 3-hidroxy-lup-20(29)-en-28-oic acid 52 Hình 3.9: Phổ 13
C-NMR của 3-hidroxy-lup-20(29)-en-28-oic 53 Hình 3.10: Phổ DEP của 3-hidroxy-lup-20(29)-en-28-oic 54 Hình 3.11: Phổ 1
H-NMR của 3-hidroxy-lup-20(29)-en-28-oic acid 58 Hình 3.12: Phổ 13
C-NMR của 3-hidroxy-lup-20(29)-en-28-oic 59 Hình 3.13: Phổ DEP của 3-hidroxy-lup-20(29)-en-28-oic 60
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
Từ ngàn xưa, con người đã biết sử dụng các cây cỏ có trong tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh, nhờ vậy mà người ta đã thoát khỏi nhiều bệnh tật, kể cả các bệnh hiểm nghèo Cây thuốc đóng vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống sức khỏe của con người
Ngày nay, với sự ra đời và phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ tổng hợp hóa dược đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều biệt dược khác nhau nhằm phục vụ cho công tác phòng, chữa bệnh Tuy nhiên, việc dùng thuốc nam để chữa bệnh vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền y học Hiện nay, nhiều nước ở trên thế giới đang nghiên cứu các dược liệu trong thiên nhiên để sản xuất ra nhiều loại thuốc có hiệu lực cao góp phần cải thiện
và nâng cao sức khỏe cho con người Ở nước ta, rất nhiều các dược phẩm có nguồn gốc thảo dược đã được nhiều người ưa chuộng bởi nó đem lại hiệu quả trị bệnh cao và hầu như không gây ra các tác dụng phụ
Xu hướng của thế giới hiện nay vẫn là đẩy mạnh nghiên cứu hóa học thực vật mà đối tượng được ưu tiên là những cây đã được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian Những nghiên cứu ấy đã làm phong phú thêm kho tàng dược liệu của nhân loại, cung cấp nguyên liệu trực tiếp, gián tiếp cho ngành công nghiệp dược phẩm Ngoài ra những nghiên cứu này còn cung cấp những chất dẫn đường cho công nghiệp bán tổng hợp nhằm tìm ra các dược phẩm mới đáp ứng yêu cầu chữa các bệnh thông thường như cảm cúm, đến các bệnh nan y như ung thư, HIV…
Nghiên cứu cây thuốc dân gian đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thành phần hóa học, cấu trúc phân tử, hoạt tính sinh học và tác dụng dược lý của các cây thuốc Từ những nghiên cứu cơ bản ấy, người ta có thể tạo ra các chất mới có hoạt tính sinh học cao hơn, ít tác động phụ hơn để làm thuốc chữa bệnh
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cây sổ có tên khoa học là Dillenia indica Linn Từ rất lâu, quả của cây
sổ đã được con người sử dụng để làm thức ăn, làm mứt Lá để chữa bệnh sỏi thận, sốt, phù thũng, đầy bụng, ho, sốt rét, cảm cúm, thuốc nhuận tràng, tiêu chảy, chống viêm nhiễm Gần đây, người ta dùng vỏ cây sổ, phơi khô, sắc nước uống thay trà, kết quả sau vài chục ngày sỏi thận được tiêu hết Đồng bào miền núi ở huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang cũng sấy khô vỏ cây sổ để pha nước uống thay trà thấy sỏi bàng quang, sỏi tuyến tiền liệt cũng tự hết mà không cần phải giải phẫu Rõ ràng nước sắc từ vỏ cây sổ đã có tác dụng tốt với người bị sỏi thận, sỏi bàng quang Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu hóa học nào với đối tượng này Từ những lý do trên,
chúng tôi chọn vỏ cây sổ làm đối tượng nghiên cứu với tên đề tài là “Nghiên
cứu thành phần hóa học vỏ cây sổ (Dillenia indica) ở Tuyên Quang”
Nhằm xác định rõ cấu trúc của một số hợp chất có trong vỏ cây sổ
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC THỰC VẬT CHI DILLENIA VÀ THÀNH PHẦN
HOÁ HỌC CỦA NÓ 1.1 Khái quát về các thực vật chi Dillenia
Các thực vật chi Dillenia thuộc họ sổ (Dilleniaceae) có khoảng 100 loài
[23], thường gặp ở các vùng Nhiệt đới, Cận nhiệt đới, ở miền nam châu Á, Australasia và Đông Nam Á Chi này được đặt tên theo tên nhà thực vật học
người Đức Johann Jacob Dillenius Chi Dillenia bao gồm các cây dạng thân
gỗ và cây bụi
Theo Võ Văn Chi ở Việt Nam chi Dillenia có 9 loài trong hệ thực vật nước ta [1]
Có nhiều loài cây thuộc chi Dillenia được sử dụng trong y học dân gian
nhiều dân tộc, ở các nước thuộc Châu Đại Dương, Châu Á và Đông Nam Á
Ở Ấn Độ, người ta thường sử dụng quả từ loài Dillenia indica để ăn, làm nước giải khát hay làm mứt Tất cả các bộ phận của cây Dillenia indica
đều được dân gian sử dụng trong y học cổ truyền dùng làm thuốc chữa nhiều
loại bệnh khác nhau Phần lá cây Dillenia indica dùng để chữa bệnh sốt, phù
thũng, đầy bụng, ho Còn bộ phận vỏ và rễ dùng điều trị bệnh sỏi thận, sốt rét, cảm cúm [25]
Phần quả của loài Dillenia indica ở Ấn Độ và Philippin được dùng ngay
ở dạng quả tươi chín, dùng để làm bánh, nước sốt, làm mứt hay chế tạo nước
ép quả, làm siro hoặc tạo thành bột để chế biến ra nước uống giải khát cho hương vị tươi mát Phần lá được dùng đun nước gội đầu làm cho tóc đen và ngăn rụng tóc
Phía tây Bihar, vùng Himalaya, Assum, Bengal, miền tây và nam Ấn
Độ từ Sylhet đến Srilanka, các bộ phận lá, vỏ và quả của cây D indica được
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sử dụng để sản xuất nước giải khát
Năm 1908 Burkill và Basu, ở Malaysia đã nghiên cứu lá và quả của
Dillenia indica Linn Quả của Dillenia indica Linn có tới 86,4% nước, 10%
chất xơ và các chất như axit malic, tanin, đường, chất béo
Theo Burkill và Basu quả là nguyên liệu sản xuất món cà ri, nước giải khát và có thể dùng hàng ngày Lá và vỏ được sử dụng để sản xuất các sản phẩm dưỡng tóc
Cũng theo Burkill và Basu, trong y học vỏ và quả được sử dụng làm thuốc nhuận tràng, tiêu chảy, chống viêm nhiễm [30]
Ở Ấn Độ, nước sắc từ quả hay ép từ quả chín được dùng trong những trường hợp hạ sốt, bí tiểu và chữa các bệnh ngoài da ở vùng da đầu [26]
1.2 Những nghiên cứu hoá thực vật về chi Dillenia
Cho đến nay đã có nhiều loài thực vật chi Dillenia được chọn làm
đối tượng nghiên cứu hoá thực vật Người ta đã phân lập và nhận dạng được 37 chất thuộc các nhóm chất khác nhau như tritecpenoit, flavonoit, chalcon…[6], [11]
1.2.1 Các hợp chất tritecpenoit
Năm 1995 Andre Nick, Anthony D Wright, Topul Rali and Otto
Sticher nghiên cứu lá và thân của Dillenia papuana và đã phân lập được một
số chất thuộc hai kiểu khung olean và lupan [6], [9], [11]
1.2.1.1 Tritecpen khung oleanan
Từ thực vật Dillenia papuana người ta đã tách được 7 hợp chất thuộc
nhóm tritecpen Sau khi phân tích các tính chất đặc trưng hóa học, lý học và tính chất quang phổ của chúng, các tác giả đã đề nghị 7 hợp chất phân lập
được từ thực vật Dillenia papuana đều thuộc nhóm tritecpen có khung
cacbon kiểu olean với các nhóm chức và vị trí gắn các nhóm chức khác nhau (xem bảng 1.1)
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tài liệu dẫn
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.2.1.2 Tritecpen khung lupan
Từ thực vật Dillenia indica đến năm 2009, các nhà khoa học Ấn Độ đã
phân lập được các tritecpen có bộ khung lupan (xem bảng 1.2)
Tài liệu dẫn
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năm 1980, các tác giả Kamala P Trwari, Savitri D Sravastava và
Santosh K Srivastava đã nghiên cứu thân của Dillenia pentagyna và
tách được chất -L-rhamnopyranosyl-3oic acid [17]
-hydroxy-lup-20(29)-en-28-COOH
H3C
CH2
O OH
OH OH
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 1.3: Một số hợp chất flavonoit
Tên chất
Vị trí
Ký hiệu
Nguồn thực vật
Tài liệu dẫn
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 1.4: Một số hợp chất flavonoit có chứa gốc đường
hiệu
Nguồn thực vật
Tài liệu dẫn
OH
O HO
HO OH
O OH
O
OH OH
OH 4.2 D
pentagyna [11]
Người ta còn xác định được một flavonoit dưới dạng glycozit là:
O O
O
OH
OH
O HO
OH
OH
OH OH
OH
3,3',4',5,7-Pentahydroxyflavanone; (2R,3R)-form, 5-O-
-D-Galactopyranoside [21]
(4.3)
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năm 1971, E.C Bate-Smit và J.B Harborne ở viện sinh lý học động vật
Mỹ nghiên cứu lá khô và lá tươi của Dillenia indica Linn đã tìm được hợp
chất kemferol 4‟-metyl ete, kemferol 7,3-diglucozit và naringenin [13]
OHHOHOH
H
CH2OHH
OOH
OHOH
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năm 1975, Gowsala Pavanasasivam và M Uvais S SultanbaWa ở
Srilanka nghiên cứu quả của Dillenia indica Linn đã phân lập được một số
flavonoit như kemferol, 4‟-OMe kemferol, 3‟,4‟-Di-O-metylquercetin, 3‟Ometylquercetin, axit Gallic, Sitosterol [14]
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tác giả Alberto A Gurni*, Wilfried A Konig và Klaus Kubitzki khi
nghiên cứu lá của Dilleniaceae còn phân lập được isorhamnetin
OHOHOH
isorhamnetin 3-O-neohesperidoside
(4.11)
Năm 1981, tác giả Savitri D Srivastava từ thân thực vật Dillenia pentagyna đã phân lập được các hợp chất 5,7,4‟-trihidroxyl flavanon (narigenin), tacxifolin (dihydro quercetin) và ramnetin (quercetin 7- metylete) [29]
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.3 Tình hình nghiên cứu ứng dụng các thực vật Dillenia
Ở mục 1.2, chúng tôi đã đề cập đến những nghiên cứu hoá thực vật
của chi Dillenia và chỉ ra tính đa dạng về thành phần hoá học, bao gồm
các flavonoit, tritecpenoit, hợp chất phenolic với cấu trúc rất phong phú
và đa dạng
Một số tritecpenoit khung lupan có hoạt tính anti-HIV, tán sỏi thận, chữa phù thũng như axit betulinic [12] Lupeol cũng được phát hiện có tác dụng với một số dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2) Ngoài ra, lupeol còn là chất chống oxi hoá và kháng viêm [13]
Trong những nghiên cứu hiện nay về quả và lá của Dillenia indica
Linn, người ta đã xác định được chất diphenyl-picrylhidrazyl có tác dụng tương đương axit ascorbic Kết quả đó đã chỉ ra rằng, các chất được chiết xuất
từ quả của Dillenia có hàm lượng lớn chất chống oxi hóa Đó là nguồn
nguyên liệu rất tốt để sản xuất vitamin cung cấp cho người mắc bệnh scobut (chảy máu lợi, dưới da, nội tạng ), tăng khả năng đề kháng đối với sự thay đổi môi trường và các bệnh nhiễm trùng [19], [25]
Ở Ấn Độ, người ta sử dụng các chất mucoadhesive có chứa Timolol
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
maleat từ cây Dillenia indica Linn tác dụng đến các vi khuẩn mucoadhesive microbeads Kết quả cho thấy, hợp chất này có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khuẩn mucoadhesive microbeads Như vậy, nó cũng là nguồn
nguyên liệu quý để sản xuất thuốc mucoadhesive polymer Thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, gây độc tế bào, chống các khối u [15]
Trong một vài công trình nghiên cứu ở Ấn Độ, Malaixia, người ta đã
chứng minh được những chất được tách ra từ lá và vỏ cây Dillenia indica
Linn có khả năng kìm hãm sự phát triển của tế bào gây nhiễm, có hoạt tính kháng HIV, các tế bào gây ung thư Đó là những tritecpen như axit betulinic, 1,3-Dihydroxy-12-oleanen-30-oic acid Ngoài ra, còn có hợp chất phenolic diphenyl-picrylhidrazyl [19]
Một nghiên cứu ở Srilanka của Bhattacharjee và Chatterjee cho thấy,
axit betulinic chiếm từ 0-25% ở trong gỗ, vỏ và quả của loài Dillenia indica
Linn Người ta cho rằng đây là nguồn nguyên liệu quý cung cấp axit betulinic làm nguyên liệu để sản xuất các steroit có hoạt tính sinh học cao hơn [15]
Loài Dilenia pentagyna ở Trung Quốc, Malaixia được nhân dân sử
dụng chồi hoa và trái cây để ăn, có thể ăn sống hoặc nấu chín Trong y học, theo Ayurveda, nó được sản xuất thuốc chữa bệnh lỵ, vết thương, bệnh tiểu đường, viêm dây thần kinh, viêm phổi và nóng trong [26]
1.3.1 Những nghiên cứu về cây Dillenia indica Linn ở Việt Nam
Cây Sổ (Dillenia indica Linn) là loài thực vật có ở Việt Nam, nhân dân
hay dùng lá và vỏ cây này để chữa một số bệnh Song cho đến nay, chưa thấy
có tài liệu nào công bố về thành phần hóa học của cây
Những năm gần đây, đã có một số công bố về tác dụng dược lý của cây như: vỏ và lá có tính kháng sinh mạnh Tính kháng sinh của lá, vỏ tươi
và lá, vỏ khô không bị phá hủy khi phơi ở ngoài nắng, để khô trong dâm, khi
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sấy khô ở 70oC hay chưng cách thủy ở 100o
C trong nửa giờ Dịch chiết từ
vỏ cây sổ có tác dụng với vi khuẩn Gram (+) và có tác dụng với vi khuẩn Gram (-) [1]
1.3.2 Cây Dillenia indica Linn
1.3.2.1 Đặc điểm thực vật và sự phân bố
Cây Sổ có tên khoa học là Dillenia indica Linn thuộc họ Dilleniaceae
Ngoài ra cây còn tên khác theo địa phương là cây co má sản, cây voi táo
Cây mọc rải rác ở vùng rừng núi các tỉnh phía Bắc nước ta, đặc biệt ở các bờ suối Phân bố ở Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Tây (Ba Vì, Chùa Hương), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa (La Hán), Nghệ An, Khánh Hòa (Nha Trang, Ninh Hòa) Ngoài ra, cây sổ còn phân bố rải rác ở các vùng trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia [1]
1.3.2.2 Đặc điểm sinh thái
Hình 1.1 lá và quả cây sổ
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1 Dạng cây: Cây thân gỗ, cao 12-30m, vỏ thân xù xì có những vết sẹo
của cuống lá hình lưỡi liềm Mọc rải rác ở vùng rừng núi các tỉnh phía Bắc nước ta, đặc biệt ở các bờ suối [1], [25]
2 Lá: Lá to hình bầu dục hai đầu nhọn, mép lá có răng cưa rất đều,
phiến lá dài 13-30cm, rộng 5-10cm, có từ 15-23 đôi gân nổi rất đều rõ ở mặt dưới [1], [25]
3 Hoa: Hoa to, màu trắng, nhị hoa màu vàng có khả năng phát tán
trong không khí Mùa ra hoa vào tháng 3-5 [10]
4 Quả: Ra hoa vào tháng 3-5, hoa phát triển thành bản dày mọng nước
gọi là quả, mùa quả vào tháng 8-10 [4]
1.3.3 Những ứng dụng của cây Dillenia idica Linn trong y học cổ truyền Việt Nam
Cây Sổ (Dillenia indica Linn) có nhiều tác dụng trong việc điều trị
bệnh Nhân dân thường thu hái lá bánh tẻ và vỏ quanh năm Lá và vỏ được dùng tươi hay phơi khô để dùng dần Quả được thu hái, phơi khô dùng nấu canh chua hay dùng chế biến nước giải khát [4]
Theo kinh nghiệm dân gian, nhân dân hay dùng vỏ, lá sắc lấy nước uống để chữa bệnh bệnh sỏi thận, sốt, phù thũng, đầy bụng, ho, sốt rét, cảm cúm, thuốc nhuận tràng, tiêu chảy, chống viêm nhiễm
Đơn thuốc dân gian có thành phần cây sổ (theo lương y Ma Văn Lỷ địa chỉ xã Thái Sơn-huyện Hàm Yên-tỉnh Tuyên Quang)
1 Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận: lấy 30g vỏ cây sổ phơi khô trong dâm cho thêm 3 bát nước, sắc lấy 1 bát chia 2 lần uống trong ngày
* Ngoài ra, để chữa bệnh sỏi thận người ta còn kết hợp với một số cây thuốc khác:
+) Vỏ sổ 20g +) Hoàng kỳ 30g +) Đẳng sâm 15g
+) Địa long 10g +) Ích mẫu 20g
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sắc uống mỗi ngày một thang
2.Bài thuốc chữa rụng tóc:
+) Lá cây sổ 50g +) Hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi) 10g
+) Xuyên tiêu 10g +) Can khương 10g
Đun với 3 lít nước, mỗi ngày gội một lần
* Để chữa rụng tóc có thể phối hợp:
+) Vỏ cây sổ 100g +) Hạn liên thảo 50g +) Gừng tươi 100g Đun với 3 lít nước, mỗi ngày gội một lần
3 Bài thuốc chữa nhiệt tả và lỵ:
+) Vỏ cây sổ tươi 50g +) Cỏ seo gà tươi 40g +) Vừng đen 30g Sao qua, sắc uống mỗi ngày một thang Bài thuốc có tác dụng chữa lỵ mới phát (biểu hiện là phân có mủ và máu lẫn lộn, đi ngoài nhiều lần, món rặn, đau bụng)
4 Bài thuốc chữa viêm họng:
+) Quả cây sổ tươi 50g (nếu khô 10g ) +) Mộc hồ điệp 10g
+) Bạc hà 3g
Các vị thuốc thêm 500ml nước, đun sôi nhỏ lửa 15 phút, chắt lấy nước, thêm 20g mật ong vào đun sôi lại là được Chia ra 3 lần, uống ấm Sắc mỗi ngày uống một thang
5 Bài thuốc chữa bệnh gan:
+) 30g vỏ cây sổ khô +) 30g chó đẻ răng cưa +) 30g nhân trần +) 10g nghệ đen +) 10g cam thảo nam
Cho vào ấm đất thêm 500ml nước, sắc lấy 150ml, chắt ra, thêm tiếp 300ml nước, sắc lấy 100ml, trộn hai lần vào nhau, chia đều uống sau bữa ăn
6 Bài thuốc chữa nhọt độc mới phát: lá vỏ cây sổ một nắm và lá chỉ thiên một nắm giã nát rồi đắp
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƯƠNG 2 PHẦN THỰC NGHIỆM 2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Thu mẫu cây, xác định tên khoa học và phương pháp xử lý mẫu
Nguyên liệu để nghiên cứu là vỏ cây sổ thu vào tháng 10 năm 2009 tại
xã Thái Sơn huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang
Cây sổ (còn gọi là cây co má sản, voi táo) được các nhà khoa học ở
khoa Sinh trường ĐHSP Thái Nguyên xác định có tên khoa học là: Dillenia indica Linn, thuộc họ sổ Dilleniaceae
Mẫu cây tươi sau khi thu lấy vỏ được đem sấy ở 800
C trong 10 phút để diệt men, rồi sấy khô ở nhiệt độ 500C cho tới khi khô hoàn toàn Nghiền nhỏ mẫu sau đó ngâm, chiết trong methanol nhiều lần ở nhiệt độ phòng
Sau khi cất loại dung môi, cặn cô được dưới dạng siro, thêm nước đến 500ml sau đó chiết lần lượt bằng các loại dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, etyl axetat, butanol Các dịch chiết được làm khô bằng Na2SO4, sau
đó bay hơi dung môi bằng thiết bị cất quay ở nhiệt độ 500
C dưới áp suất thấp Các cặn thô được phân chia bằng sắc kí cột với chất hấp phụ silicagel, rửa giải bằng các hệ dung môi có độ phân cực tăng dần để phân lập các chất có độ phân cực gần giống nhau, kết tinh lại trong hệ dung môi thích hợp để thu được các chất sạch theo sơ đồ 2.1
2.1.2 Phương pháp phân lập các hợp chất từ các dịch chiết
Để phát hiện, phân lập được những hợp chất sạch từ các dịch thô khác nhau của cây sổ, chúng tôi đã phối hợp sử dụng các phương pháp sắc kí và kết tinh lại trong dung môi thích hợp, các phương pháp gồm:
- Sắc kí lớp mỏng (SKLM)
- Sắc kí cột silicagen ta thường dùng Merck 63- 200nm
- Kết tinh phân đoạn và kết tinh lại
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.1.3 Phương pháp khảo sát và xác định cấu trúc hoá học các hợp chất
Sau khi làm sạch các chất kết tinh, ta xác định được những tính chất vật
lý đặc trưng: màu sắc, mùi vị, hệ số Rf, điểm nóng chảy, ghi các loại phổ như: phổ tử ngoại (UV), phổ hồng ngoại (FT-IR), phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1
H- NMR, phổ 13
C- NMR, tuỳ theo từng loại chất Các số liệu phổ thực nghiệm của các chất sạch được dùng để nhận dạng cấu trúc hoá học của chúng
2.2 Dụng cụ, hoá chất và thiết bị nghiên cứu
2.2.1 Dụng cụ và hoá chất
Các loại dung môi dùng để ngâm, chiết mẫu là các loại tinh khiết (pure) Còn các loại dung môi dùng để sắc kí cột, sắc kí lớp mỏng hay dùng trong phân tích là loại tinh khiết phân tích (PA)
Sắc kí lớp mỏng dùng tấm mỏng đế nhôm DC-Alufolien Kiesegel 60
F254 Art.5554 tráng sẵn, độ dày 0,2mm được sử dụng để xác định sơ bộ số thành phần có trong các dịch chiết, các phân đoạn chạy cột và kiểm tra sơ bộ
độ sạch của sản phẩm thu được
Các hệ dung môi khai triển SKLM:
1 n-hexan – etyl axetat 90:10 Hệ A
2 n-hexan – etyl axetat 95:10 Hệ B
3 n-hexan – etyl axetat 30:10 Hệ C
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các tấm SKLM sau khi đã bay hết dung môi được soi dưới đèn tử ngoại (UV- BIOBLOCK ) ở bước sóng =254nm và 365nm Hiện màu bằng thuốc thử là vanilin 1% trong dung dịch metanol-H2SO4, sau đó sấy ở nhiệt
độ trên 1000
C
Các giá trị Rf trong hệ dung môi triển khai có biểu thức:
2.2.2 Thiết bị nghiên cứu
- Nhiệt độ nóng chảy đo trên máy Boetus (Đức) hoặc trên máy Eletronthermal IA - 9200
- Phổ hồng ngoại ghi trên máy IMPACT-410
- Phổ UV đo trên máy UV 1700 Phamaspec
- Phổ khối ghi trên máy MS-Engine-5989-HP ion hoá bằng va chạm electron (LC- MS) 70eV và sử dụng ngân hàng dữ liệu DATABASE/ WILLEY 250L
- Phổ 1H-NMR và 13C-NMR ghi trên máy Bruker 500MHz nội chuẩn TMS, dung môi CDCl3, MeOD
2.3 Các dịch chiết từ cây sổ (Dillenia indica Linn)
2.3.1 Các dịch chiết
Vỏ cây sổ đã sấy khô cân lấy 819,6g và được nghiền nhỏ ngâm chiết kiệt bằng metanol ở nhiệt độ phòng cho đến khi thu được dịch không màu Dịch chiết được cất loại hết dung môi ở áp suất giảm cho đến dạng cao lỏng, sau đó thêm nước vào cặn và lần lượt chiết với các loại dung môi n-hexan, etyl axetat, n-butanol Cuối cùng đuổi hết nước và hoà tan bằng metanol
Các dịch chiết trên được làm khô bằng Na2SO4 lọc và cất dung môi bằng thiết bị cất quay dưới áp suất giảm ở nhiệt độ 500C Cặn được sấy khô
và cân để xác định trọng lượng theo sơ đồ 2.1
chiều dài di chuyển của chất thử chiều dài di chuyển của dung môi
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như vậy từ lá cây sổ đã thu nhận được 03 phân đoạn cặn là: cặn trong n-hexan (HD), cặn trong etyl axetat (ED) và cặn trong n-butanol (BuD)
Sơ đồ 2.1 Quy trình ngâm chiết
Bảng 2.1 Khối lượng chất tổng số được chiết từng phân đoạn vỏ cây sổ
(Dillenia indica Linn)
Khối lƣợng mẫu vỏ
(gam)
Cặn chiết n-hexan Etyl axetat Butanol
Mẫu khô nghiền nhỏ
n- hexan (HD)
etylaxetat (ED)
n-butanol (BuD)
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.3.2 Khảo sát định tính các dịch chiết
2.3.2.1 Phát hiện các flavonoit
Cân 0,01g cặn của các phân đoạn, thêm 10ml metanol, đun nóng cho tan rồi lọc qua giấy lọc Lấy 2ml nước lọc vào ống nghiệm, thêm một ít bột magie (Mg), sau đó cho vào 5 giọt HCl đậm đặc, đun trong bình cách thuỷ vài phút Dung dịch xuất hiện màu đỏ, hoặc màu hồng là phản ứng dương tính với các flavonoit
Lấy 2 ống nghiệm mỗi ống cho 2ml dịch thử Ống 1 cho 1ml HCl
loãng, ống 2 cho 1ml NaOH loãng rồi bịt miệng ống nghiệm, lắc trong vòng 5 phút theo chiều dọc, quan sát sự xuất hiện và mức độ bền vững của bọt Nếu bọt cao quá 3 - 4cm và bền trên 15 phút là phản ứng dương tính
2.3.2.4 Phát hiện các cumarin
Cân 0,01g cặn của các phân đoạn Hoà tan cặn trong 5ml clorofom lấy dịch clorofom để làm phản ứng định tính
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lấy vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 2ml dịch thử cho vào một trong 2 ống đó 0,5ml dung dịch NaOH 10% Đun cách thuỷ cả hai ống trên đến sôi,
để nguội rồi mỗi ống cho thêm 4ml nước cất Nếu chất lỏng ở ống có kiềm trong hơn ở ống không kiềm có thể xem là phản ứng dương tính Nếu đem axit hoá ống có kiềm bằng một vài giọt HCl đậm đặc sẽ làm cho dịch đang trong mất màu vàng sau đó xuất hiện vẩn đục và có thể tạo ra kết tủa là phản ứng dương tính
Ngoài ra, có thể làm phản ứng điazo hoá với axit sulfanilic trong môi trường axit, nếu cho màu da cam đến cam nhạt, sẽ là dương tính cho cumarin
2.3.2.5 Định tính các glucozit tim
Chuẩn bị dịch thử định tính cũng làm như mục 2.3.2.4
+ Phản ứng Legal: cho vào ống nghiệm 0,5ml dịch thử, thêm vào 1 giọt dung dịch natri prussiat 0,5% và 2 giọt NaOH 10% nếu xuất hiện màu đỏ là phản ứng dương tính với vòng butenolit
+ Phản ứng Keller-Kilian: Thuốc thử gồm 2 dung dịch
Dung dịch 1: 100ml axit H2SO4 đậm đặc+1ml FeCl3 5%
Dung dịch 2: 100ml axit axetic loãng+1ml FeCl3 5%
Cách tiến hành: cân 0,01g cặn các dịch chiết cho vào ống nghiệm thêm vào 1ml dung dịch 1, lắc đều cho tan hết, nghiêng ống nghiệm và cho từ từ 1ml dung dịch 2 theo thành ống nghiệm, quan sát sự xuất hiện của màu đỏ hay nâu đỏ, giữa hai lớp chất lỏng Nếu không xuất hiện màu là phản ứng âm tính với các glucozit tim
2.3.2.6 Phát hiện các hợp chất steroit
Cân 0,01g cặn của các phân đoạn, thêm 2ml dung dịch NaOH 10% đun cách thuỷ đến khô Hoà tan cặn trong 3ml clorofom-lấy dịch clorofom để làm
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phản ứng định tính các steroit và thuốc thử Lieberman-Bourchardt (gồm hỗn hợp 1ml anhydrit axetic+1ml clorofom để lạnh ở 00C, sau đó cho thêm 1 giọt
H2SO4 đậm đặc) Lấy 1ml dịch clorofom rồi thêm 1 giọt thuốc thử, dung dịch
xuất hiện màu xanh trong 1 thời gian là phản ứng dương tính
Kết quả phân tích định tính các nhóm chất trong cây Dillenia indica Linn được nêu trong bảng 2.2
2.3.2.7 Phát hiện các hợp chất đường khử
Cân 0,01g cặn hòa vào 5ml etanol, lắc đều, lấy dịch etanol làm dịch thử Lấy 2ml dịch thử vào ống nghiệm và cho thêm vào đó 2ml thuốc thử Felinh, đun sôi 2-3 phút Nếu có kết tủa da cam của Cu2O thì chứng tỏ có mặt của đường
2.3.3 Kết qủa khảo sát định tính các dịch chiết
Dùng các thuốc thử đặc hiệu để phát hiện các nhóm hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh lí cao trong vỏ cây sổ, chúng tôi thu được kết quả thử định tính với các nhóm chất, kết quả được chỉ ra ở bảng 2.2
Bảng 2.2 Phát hiện các nhóm chất trong vỏ cây sổ (Dillenia indica Linn)
Stt Nhóm chất Thuốc thử đặc hiệu Hiện tƣợng Kết
quả
3 Saponin Tạo bọt Bọt bền trong axit +
6 Steroit Liberman-Bourchard Màu xanh vàng +
7 Đường khử Felinh Cho kết tủa màu đỏ gạch -
Ghi chú: Dấu (+) là có phản ứng dương tính, (-) là không có phản ứng
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.3.4 Thử hoạt tính sinh học
Thử hoạt tính vi sinh vật kiểm định bằng định tính theo phương pháp khuếch tán trên thạch, sử dụng khoang giấy lọc tẩm chất thử theo nồng độ tiêu chuẩn tại bộ môn Vi sinh trường Đại học Y Thái Nguyên
Các chủng vi sinh vật thử gồm đại diện các nhóm:
Vi khuẩn Gr (-) họ của trực khuẩn gồm: Escherichia coli
Salmonella spp
Shigella spp
Vi khuẩn Gr (+) họ của cầu khuẩn gồm: Staphylococcus auresu
Streptococcus pyogenes
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 2.1 Ảnh đƣợc gây ức chế xung quanh giếng thạch
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chúng tôi còn tiến hành thử các ứng dụng làm thực phẩm chức năng tại cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thành phẩm, thực phẩm chức năng Y học
cổ truyền Thái Nguyên Kết quả thử hoạt tính các dịch chiết thô được trình bày trong bảng 2.3
Bảng 2.3 Kết quả thử hoạt tính sinh học của dịch chiết thô
từ vỏ cây sổ (Dillenia indica Linn)
Tên/kí hiệu mẫu
2.4 Chiết suất, phân lập và tinh chế các chất từ cây sổ
Từ 819,6g vỏ Dillenia indica Linn khô chiết nhiều lần bằng metanol
đến khi dịch chiết trong suốt không màu Loại bỏ dung môi rượu bằng máy cất quay ở nhiệt độ 500
C đến khi dịch chiết còn lại ở dạng xiro đặc, thêm nước, lắc cặn tổng số này với n-hexan đến khi thu được tất cả các chất có thể tan được trong n-hexan đều được lấy ra hết Làm khô bằng Na2SO4 sau đó cô cạn dung dịch n-hexan bằng thiết bị cất quay ở nhiệt độ thấp thu đuợc 53,237g chất (kí hiệu các chất HD)
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phần dung dịch không tan trong n-hexan được lắc nhiều lần với etyl axetat cho đến khi dịch chiết etyl axetat hoàn toàn không màu và trong suốt
Cô cạn dịch etyl axetat trong máy cất quay thu được 42,983g chất tổng số (kí hiệu là các chất ED)
Các chất cặn còn lại không tan trong các dung môi trên được chiết bằng n-butanol, làm khô và cô cạn thu được 45,44g chất (kí hiệu là các chất BuD)
2.4.1 Dịch chiết n-hexan
Từ 7g cặn từ dịch n-hexan vỏ cây sổ kí hiệu (HD) được phân chia trên sắc kí cột silicagel với các hệ dung môi n-hexan-clorofom với các tỷ lệ tăng dần clorofom từ 0% đến 100% Dịch rửa giải thoát ra từ cột được thu ở những khoảng cách nhỏ (5-10ml/phân đoạn) Kiểm tra các phân đoạn trên sắc kí lớp mỏng và hiện màu bằng thuốc thử vanilin-H2SO45%, các phân đoạn giống nhau đem gộp lại và cất loại dung môi thu được ba chất HD-1, HD-2, HD-3
2.4.1.1 Stigmast-5,22-dien-3-β-ol (HD-1)
Rửa giải cột với hệ dung môi n-hexan:etyl axetat (10:1), sau khi cất lại dung môi, cặn thu được kiểm tra SKLM trong hệ A, kết tinh lại trong dung môi n-hexan thu được 22mg tinh thể hình kim, không màu, không mùi,
Rf100 = 62, []25D = - 42,50 (c=0,055; CHCl3), nóng chảy ở 154-1570
C Tiến hành đo phổ chất HD-1 thu được các thông tin phổ như sau:
Phổ EI-MS (m/z (%): 412[M+
](7), 300(7), 255(11), 231(4), 213(8), 173(7), 145(20), 133(20), 83(49,3), 55(100)
Phổ FT-IR(KBr): νmax(cm-1): 3429 (OH); 2864,8 (C-H); 1642,5 (C=C) Phổ 1
H-NMR (500MHz, CDCl3): (ppm): 5.35 (1H, dd, J=5Hz và 2Hz, H6); 5.15 (1H, dd, J23,24=15 Hz, J21,22= 5Hz, H-22); 5.02 (1H, dd,
J23,22=15 Hz, J23,24=5 Hz, H-23); 3.50 (1H, m, H-3)
Phổ 13
C- NMR (500MHz, CDCl3); (ppm): 140,83 (s, C5) ; 138,43 (d,
C22); 129,36 (d, C23); 121,63 (d, C6); 71,52 (d, C3); 56,96 (d, C14); 56,03 (d,
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
C17); 51,34 (d, C9) ; 50,84 (d, C24); 42,36 (t, C4); 42,36 (t, C12); 39,77 (d, C20); 31,99 (t, C7); 37,34 (t, C1); 36,50 (s, C10); 32,00 (t, C25); 31,72 (d, C8); 29,83 (t,
C16); 40,51 (s, C13); 29,80 (t, C2); 25,40 (q, C28); 25,51 (t, C15); 24,46 (t, C11); 21,46 (q, C26); 19,06 (q, C21); 19,00 (d, C27); 19,05 (q, C19); 12,36 (q, C29); 12,15 (q, C18)
2.4.1.2 β- Sitosterol (HD-2)
Tiến hành phân chia nhờ sắc kí cột bằng hệ dung môi n-hexan-etyl axetat (90 :10) Sau khi cất loại dung môi, cặn thu kiểm tra bằng sắc kí lớp mỏng trong hệ dung môi B, phát hiện nó bằng vanilin1% trong dung dịch metanol-H2SO4 5%, kết tinh lại trong n-hexan thu được 16mg chất rắn, có nhiệt độ nóng chảy ở 139-140oC, Rf=0,71 (trong hệ dung môi A)
Tiến hành đo phổ chất HD-2 thu được các thông tin phổ như sau:
Phổ EI- MS; m/z (%): 414 [M+
], 413 [M-H]+ Phổ FT-IR (KBr); νmax (cm-1): 3440 vân rộng (H32, C3); 3010-1650 (liên kết đôi)
Phổ 1
H-NMR (500MHz, CDCl3); (ppm): 0,68 (3H, s, CH3-18); 1,01 (3H, s, CH3-19); 0,81 (3H, d, j, 7Hz, CH3-26); 0,88 (3H, d, j, 7Hz, CH3-27); 0,83 (3H, t, 7,32Hz, CH3-29); 0,92 (3H, d, j, 10Hz, CH3-21); 3,52 (1H, m, H-
3); 5,42 (1H, d, j, 5Hz, H-6)
Phổ 13
C-NMR (500MHz, CDCl3); (ppm): 140,78 (s, C5); 121,73 (d,
C6); 71,83 (d, C3); 56,79 (d, C14); 56,09 (d, C17); 50,17 (d, C9); 45,87 (d, C24); 42,35 (s, C13); 42,32 (t, C4); 39,81 (t, C12); 37,28 (t, C1); 36,52 (s, C10); 36,16 (d, C20); 33,91 (d, C8); 31,93 (t, C7); 31,68 (t, C2); 29,20 (d, C25); 28,26 (t,
C16); 26,14 (t, C23); 24,31 (t, C15); 23,10 (t, C28); 21,11 (t, C11); 19,41 (q, C26); 19,05 (q, C19); 19,05 (q, C27); 18,79 (q, C21); 12,00 (q, C19); 11,99 (q, C29)
2.4.1.3 Betulin hay lup-20(29)-ene-3,28-diol (HD-3)
Tiếp tục rửa giải cột với hệ dung môi n-hexan:etyl axetat (70:10), sau
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khi cất lại dung môi, cặn thu được kiểm tra SKLM trong hệ C, kết tinh lại trong dung môi n-hexan thu dược 29mg tinh thể hình kim, không màu, không mùi, Rf100 = 72, nóng chảy ở 296-2980
C
Phổ FT-IR (KBr); νmax (cm-1): 3375 (OH), 1634 và 1354 (C=C)
Phổ EI- MS; m/z (%): 443 [M+H]+
1
H-NMR (500 MHz, CDCl3), νmax(cm-1): 4,6 (1H, d, J=2,1Hz) 4,58 (1H, dd, J=1,4Hz), 3,78 (1H, d, J=2Hz), 3,38 (1H, d, J=2Hz), 3,19 (1H, dd, J=4,9Hz), 0,76-1,69
Phổ 13
C- NMR (500MHz, CDCl3); (ppm): 150,48 (s, C20); 109,69 (s,
C29); 79,10 (d, C3); 60,60 (s, C28); 55,34 (t, C5); 50,46 (s, C9); 48,81 (d, C19); 47,82 (t, C17); 47,82 (t, C18); 42,75 (d, C14); 40,96 (d, C8); 38,89 (t, C4); 38,75 (d, C1); 37,36 (t, C13); 37,2 (d, C10); 34,28 (d, C7); 33,99 (t, C22); 29,80 (t,
C16); 29,22 (t, C15); 28,10 (t, C23); 27,43 (t, C21); 27,09 (t, C2); 25,26 (q, C12); 20,89 (d, C11); 19,10 (q, C30); 18,33 (d, C6); 16,11 (q, C25); 16,01 (q, C26); 15,36 (q, C24); 14,79 (t, C27)
2.4.2 Dịch chiết trong etyl axetat (ED)
Từ 17g cặn chiết etyl axetat của vỏ cây sổ (ký hiệu ED) được tiến hành tách các chất trên sắc kí cột silicagel, rửa giải cột sắc kí bằng hệ dung môi clorofom-metanol có tỷ lệ theo độ tăng dần của dung môi phân cực, metanol 0% -100%, kiểm tra các phân đoạn trên sắc kí lớp mỏng, thuốc thử phát hiện (FeCl3+K3[Fe(CN)6]) 1% sau đó gộp các phân đoạn giống nhau, đuổi hết dung môi và kết tinh lại thu đựơc bốn chất ED-1, ED-2, ED-3, ED-4
2.4.2.1 Axit -betulinic hay 3-hidroxy-lup-20(29)-en-28-oic acid (ED-1)
Rửa giải trên cột bằng hệ dung môi clorofom-metanol (95:05), sau khi kiểm tra bằng SKLM với hệ dung môi C, cất loại dung môi, thu được chất rắn màu trắng, sau khi kết tinh lại trong metanol thu được 56mg chất rắn tinh thể hình kim, có tn/c khoảng 316-3180C, Rf=0,59 (trong hệ dung môi D), Rf=0,71 (trong hệ dung môi E), Rf=0,82 (trong hệ dung môi F)
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phổ FT-IR (KBr); νmax (cm-1): 3468 (OH), 2945 (CH chưa no), 1687 (C=O) trong axit
Phổ EI- MS; m/z (%): 456,7 [M+H]+
Phổ 1
H-NMR (500MHz, MeOD); (ppm): 3,19 (1H, d, J=4,9Hz); 3,87 (1H, d, J=2Hz); 3,38 (1H, d, J=2Hz); 0.69-1,69 (H, s, 6-Me)
PHổ 13
C-NMR (500MHz, MeOD); (ppm): 179,19 (s, C28); 150,60 (s,
C20); 109,35 (s, C29); 78,78 (d, C3); 56,12 (d, C17); 55,27 (t, C5); 50,45 (d, C9); 49,13 (t, C18); 46,84 (d, C19); 42,33 (t, C14); 40,58 (t, C8); 38,70 (s, C4); 38,65 (d, C22); 38,21 (d, C13); 37,06 (d, C10); 37,01 (t, C1); 34,24 (d, C16); 32,16 (t,
C7); 30,49 (t, C15); 29,56 (t, C21); 27,78 (t, C23); 26,95 (t, C2); 25,43 (q, C12); 20,78 (q, C11); 19,17 (q, C30); 18,18 (q, C6); 15,96 (q, C25); 15,78 (q, C26); 15,21 (q, C24); 14,52 (q, C27)
2.4.2.2 Axit -betulinic hay 3-hidroxy-lup-20(29)-en-28-oic acid (ED-2)
Tiếp tục rửa giải trên cột bằng hệ dung môi clorofom-metanol (93:07), sau khi kiểm tra bằng SKLM với hệ dung môi C, cất loại dung môi, thu được chất rắn màu trắng, sau khi kết tinh lại trong metanol thu được 25mg chất rắn tinh thể hình kim, có tn/c khoảng 316-3180C, Rf=0,62 (trong hệ dung môi D),
Rf=0,74 (trong hệ dung môi E), Rf=0,86 (trong hệ dung môi F)
Phổ FT-IR (KBr); νmax (cm-1): 3466 (OH), 2943 (CH chưa no), 1687 (C=O) trong axit
Phổ EI- MS; m/z (%): 456,7 [M+H]+
Phổ 1
H-NMR (500MHz, DMSO); (ppm): 4,69 (1H, d, J=2Hz); 4,56 (1H, dd, J=4,3Hz); 3,33 (1H, q, J=6Hz); 0,65-1,64
PHổ 13
C-NMR (500MHz, DMSO); (ppm): 177,17 (s, C28); 150,26 (s,
C20); 109,55 (s, C29); 76,79 (s, C3); 55,39 (d, C17); 54,90 (d, C5); 49,94 (d, C9); 48,55 (s, C18); 46,58 (t, C19); 41,94 (t, C14); 40,24 (t, C8); 39,92 (s, C4); 39,00 (d, C22); 38,46 (d, C13); 38,27 (t, C10); 37,59 (t, C1); 36,32 (t, C16); 33,92 (d,
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
C7); 31,70 (s, C15); 30,10 (t, C21); 28,06 (t, C23); 27,12 (t, C2); 25,07 (q, C12); 20,45 (q, C11); 18,92 (q, C30); 17,94 (q, C6); 15,90 (q, C25); 15,74 (q, C26); 15,70 (t, C24); 14,36 (d, C27)
2.4.2.3 Hợp chất ED-3
Tiếp tục rửa giải trên cột bằng hệ dung môi clorofom-metanol (70:30), sau khi kiểm tra bằng SKLM với hệ dung môi G, cất loại dung môi, thu được chất rắn màu vàng, sau khi kết tinh lại trong metanol thu được 16mg chất rắn
vô định hình, có tn/c khoảng 25-2590C, Rf=0,67 (trong hệ dung môi G)
Phổ UV của chất ED-3 cho hấp thụ ở max=257nm với lgmax=0,431
và max=381,5nm với lgmax=0,22
Phổ FT-IR cũng cho thấy các vân hấp thụ cực đại vùng 1650-1720cm-1(C=O), ở vùng 1610-1475cm-1 (vòng benzen), ở vùng 3300-3400cm-1 (OH)
vô định hình, có tn/c khoảng 317-3210C, Rf=0,71 (trong hệ dung môi H)
Chất ED-4 cho các phản ứng định tính đối với nhóm hợp chất poliphenol
Phổ UV của chất ED-4 cho hấp thụ ở max=289,5nm với lgmax=0,2 Phổ FT-IR cũng cho thấy các vân hấp thụ cực đại ở 1637,70; 1602,98; 152,76cm-1 đặc trưng cho dao động của vòng thơm và các liên kết C=C Vùng 3311,92cm-1 (OH)
Phổ 1
H-NMR cho thấy độ chuyển dịch hóa học của các proton liên kết với vòng thơm ở vùng 6,74ppm đến 7,02ppm