1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự biến động cấu trúc, mật độ và thành phần nhóm động vật chân khớp bé (Microarthropoda) tại Núi Ngọc Cát Bà và vùng phụ cận thuộc huyện Cát Hải, Hải Phòng

42 417 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 11,39 MB

Nội dung

Trang 1

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

1 Lý do chọn đề tài

Môi trường đất là một môi trường sống rất đặc thù, với câu trúc ba thể

rắn, lỏng, khí, trong đó chứa cả một thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú Nhóm động vật đất chiếm hơn 90% tông sinh lượng hệ động vật ở

cạn và hơn 50% tổng số loài động vật sống trên trái đất Nhiều nhóm sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ thị điều kiện sinh thái của môi trường đất, góp phần làm sạch mơi trường, trong đó có động vật Chân khớp bé (Microarthropoda)

Việc nghiên cứu sinh vật đất có ý nghĩa quan trọng trong tìm hiểu tính đa dạng của thế giới sinh vật và các đặc tính sinh học đất Từ đó góp phần đề xuất cải tạo và tăng độ phì nhiêu của đất, hoặc giúp đánh giá sắp xếp các vùng địa lý tự nhiên, các vùng sinh thái, quy hoạch và phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp

Trong hệ thống động vật đất, nhóm Chân khớp bé (Microarthropoda)

với kích thước cơ thê khoảng 0,1 - 0,2 mm đến 2,0 — 3,0 mm thường chiếm

ưu thế về số lượng Hai đại diện chính của nhóm này là Ve bét (Acari) và Bọ nhảy (Collemboda) Ngoài ra cịn có các đại diện thuộc các nhóm động vật không xương sống khác như: Nhiều chân (Myriapoda), Hai đuôi (Diplura), Ba đuôi (Thysanura)

Vườn quốc gia Cát Bà nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của đại dương nên các chỉ số trung bình về nhiệt độ, độ âm, lượng mưa ở Cát Bà cũng tương đương như các khu vực xung quanh, tuy nhiên có đặc

điểm là mùa đơng thì ít lạnh hơn và mùa hè thì ít nóng hơn so với đất liền

Trang 2

rặng san hô, thâm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng, là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học

Đây cũng là nơi hội tụ nhiều hệ sinh thái (HST) khác nhau: HST rừng ngập mặn, HST rừng trên núi đá vôi, HST rừng biển với các rạn san hơ Có một hệ động thực vật đa dạng, gồm 2.320 loài động thực vật, trong đó có 282 lồi động vật sống trong rừng, 538 loài động vật sống ở đáy biển, 196 loài cá biển, 771 loài thực vật trên cạn, 23 loài thực vật ngập mặn, 75 loài rong biển, 177 lồi san hơ Nguồn tài nguyên sinh học của vườn đã được điều tra nghiên cứu khá kĩ nhưng chủ yếu tập trung vào khu hệ thực vật, động vật có xương sơng trên can, cơn trùng Các nhóm động vật không xương sông ở đất hầu như chưa được quan tâm, ngoại trừ một vài nghiên cứu về nhóm Microarthropoda, Acari cũng như Collemboda còn hạn chế về quy mô và thời gian

Với tất cả lí do trên, tơi đã thực hiện “Nghiên cứu sự biến động cấu trúc mật độ và tỉ lệ thành phần nhóm động vật chân khóp bé (Microarthropoda) tại núi Ngọc - Cát Bà vùng phụ cận thuộc huyện Cát Hải - Hải Phòng ”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần nhóm Chân khớp bé, các nhóm phân loại của (Ve giáp: Acari và Bọ nhảy: Collembola) ở tại núi Ngọc — Cát Bà va vùng phụ cận thuộc huyện Cát Hải — Hai Phong

Bước đầu nhận xét mức độ thay đổi số lượng các nhóm này ở môi trường đất tại núi Ngọc - Cát Bà và vùng sinh cảnh nghiên cứu

Bắt đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, xây dựng lòng say mê học tập, làm tiền đề cho phục vụ giảng dạy và nghiên cứu sau này

Trang 3

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Xác định số lượng, tỷ lệ % các nhóm của quần xã Chân khớp bé (Ve giáp: Acari và Bọ nhảy: Collembola) tại 3 sinh cảnh nghiên cứu: Vườn Cát Bà, Chân Núi Ngọc và Đỉnh Núi Ngọc

Xác định số lượng, ty lệ % các nhóm phân loại của (Ve gidp: Acari va Bọ nhảy: Collembola) tại vùng nghiên cứu

Trang 4

CHUONG 1 TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Tình hình nghiên cứu Chân khớp bé trên thế giới

Sự phát triển của thực vật có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của con người và động vật sống trong hệ sinh thái Quá trình phát triển của thực vật không chỉ phụ thuộc vào dinh dưỡng khống trong đất mà cịn phụ thuộc vào quá trình phân giải chất hữu cơ do các nhóm động vật đất tiền hành

Bộ môn khoa học Sinh thái đất là một môn khoa học được nghiên cứu và phát triển từ những năm 50 của thế kỉ XX, đây là mơn khoa học nghiên cứu nhóm sinh vật đất cùng với mối quan hệ chặt chẽ của chúng với hoạt động sống ở môi trường đất Khoa học Sinh thái đất ngày càng phát triển, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu của các lĩnh vực khác nhau

Cũng như các động vật đất khác nhóm Chân khớp bé (Microarthropoda) với hai đại diện chủ yếu là Ve bét (Acari) và Bọ nhảy (Collembola) đã được biết đến cách đây hàng trăm năm Tuy nhiên, những bước đầu nghiên cứu về chúng vẫn còn lẻ tẻ và chỉ phát triển mạnh trong vài chục năm gần đây

Collembola, một trong những đại diện chủ yếu của nhóm chân khớp bé (Microarthropoda) sống ở đất đã được biết từ rất lâu, cách đây hàng trăm năm Hóa thạch của chúng (Rhymiella paraecursor Hirst et Maulik, 1926) da được phát hiện ở vùng đầm lầy Thụy Điển có tuổi từ kỷ Devon giữa, cách ngày nay 400 triệu năm (Palacois — Vargas, 1983 - Theo Vũ Quang Mạnh 2003)[9]

Trang 5

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

cơng trình của Muller, 1776; Templeton, 1835; Boheman, 1856; Lubbock,

1899 nhưng chỉ ở mức độ là các thông báo tản mạn về thành phần lồi, mơ tả lồi mới ở từng khu vực hạn chế (vùng Bắc Âu, vùng châu Âu, .) [11]

Phải đến năm 1905, khi nhà động vật học người Italia, A Berlese tìm ra phương pháp đơn giản, tách động vật chân khớp bé ra khỏi mơi trường đất thì những nghiên cứu về nhóm này mới phát triển mạnh mẽ

Các kết quả nghiên cứu hình thái Collembola có thể tìm thấy trong các

cơng trình nghiên cứu của Bellinger, 1960; Yosi, 1960; Gisin, 1963;

Ghilarov, 1963; Dallai, 1977; Betsch, 1980; vé kich thước, đặc điểm hình

dạng bên ngồi của cơ thể, màu sắc, cấu trúc vỏ da, lông, các cầu tạo chi tiết của từng bộ phận: đầu, ngực, bụng, chân, , dạng sinh thái, hiện tượng biến

đổi chu kỳ

Ảnh hưởng của các nhân tổ môi trường: độ ẩm, ánh sáng, thành phần và các tính chất hóa lý của đất, đặc điểm cư trú, di chuyên, dinh dưỡng, cấu trúc thành phần loài, sự phân hóa sinh cảnh, vai trị của Collembola trong các quá trình trao đổi chất, vận chuyển năng lượng là những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Nhìn chung, trong vài chục năm trở lại đây, những kết quả nghiên cứu về Collembola nhằm khai thác theo hướng sử dụng chúng như những chỉ thị sinh học cập nhật trong quá trình khơi phục và bảo vệ độ phì của đất, kiểm sốt và bảo vệ mơi trường đất hoặc sử dung chúng như những tác nhân sinh học, cải tạo và nâng cao chất lượng đất, xử lý rác thải [12]

Bên cạnh đó, Acari cũng đã được nghiên cứu từ lâu Trong các cơng trình nghiên cứu về Acari trước đây, các công trình của Berlese đóng một vai trò quan trọng và có một vị trí đặc biệt Ông là một trong những người quan

Trang 6

120 loài Oribatida (Hammen L.Van Der, 2009 - Theo Đào Duy Trinh 2006)[13]

1.2 Tinh hình nghiên cứu Chân khớp bé ở Việt Nam

Trên thế giới, Chân khớp bé được nghiên cứu từ rất sớm nhưng ở Việt

Nam, mãi đến những năm 30 của thế kỷ XX mới bắt đầu được nghiên cứu Lúc này có rất ít các cơng trình nghiên cứu bởi các tác giả nước ngoài về Acari trước năm 1975

Từ năm 1975, những nghiên cứu ở Việt Nam đã được tiến hành nghiên cứu khá đồng bộ ở nhiều vùng trong cả nước Mặc dù thời gian nghiên cứu chưa nhiều nhưng cho đến nay đã thu được nhiều kết quả đáng chú ý Có thể kể đến một số cơng trình luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ chuyên ngành như:

Đầu tiên là cơng trình nghiên cứu của Vũ Quang Mạnh (1980) về thành phan, phan bé và số lượng của các nhóm Microarthropoda ở một số kiểu hệ sinh thái đồng bằng sông Hồng và rừng nhiệt đới [5]

Sau đó là hàng loạt các cơng trình nghiên cứu khoa học khác về lĩnh vực này như: Vũ Quang Mạnh (1984) đã công bố kết quả nghiên cứu về thành phần, phân bố số lượng các nhóm Microarthropoda ở đất Cà Mau (Minh Hải) và Từ Liêm (Hà Nội) trong Thông báo khoa học, Sinh học —- Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I [7]

Vũ Quang Mạnh, 1990 đã tổng kết tất cả các công trình nghiên cứu chân khớp bé ở Việt Nam Tác giả đã rút ra kết luận về thành phần, đặc điểm phân bố và số lượng Chân khớp bé, nêu lên một số quy luật sinh thái quyết định sự hình thành cấu trúc của quần xã Oribatida ở đất Tác giá đã đưa ra danh sách 117 loài Oribatida đã biết ở Việt Nam, cùng với đặc điểm phân bố

của chúng theo vùng địa lý, loại đất và hệ sinh thai (Vi Quang Manh,1990)

Trang 7

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhóm Bọ nhảy (Collembola) ở Việt Nam cũng chưa được điều tra nghiên cứu nhiều Cơng trình đầu tiên về Collembola Việt Nam, công bố năm 1948 là của Delamare Debouttville Cũng trong năm đó, Denis đã liệt kê danh sách 17 loài được Dawidoff thu thập từ một SỐ địa phương: Vĩnh Phúc, Đắc

Lac, Da Nang [11]

Năm 1965, khi nghiên cứu bộ sưu tập Collembola của Bartkei thu được từ Sapa (Lào Cai), Stach J đã lập một danh sách 30 loài thuộc 9 họ, 22 giống, trong đó có 20 lồi mới cho khu hệ Bắc Việt Nam và 10 loài mới cho khoa hoc [11]

Từ năm 1995 các cơng trình nghiên cứu về nhóm bọ nhảy do các tác giả trong nước bắt đầu được đây mạnh và phát triển, đặc biệt các nghiên cứu tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc Năm 1995, khu hệ Collembola Việt Nam đã ghi nhận được 113 loài Đến năm 2005, con số này là 147 lồi; trong đó bố sung mới cho Việt Nam hàng trăm lồi, mơ tả mới cho khoa học 21 lồi ( Nguyễn Trí Tiến, 1995){11]

Từ năm 1998 trở lại đây, những đề tài nghiên cứu Collembola đã bổ sung nhiều dẫn liệu mới không chỉ về khu hệ và đặc điểm phân bó theo kiểu

sinh cảnh, theo độ sâu của đất, theo đai cao khí hậu mà cịn đi sâu nghiên cứu về mối quan hệ hữu cơ giữa đối tượng này với các điều kiện ngoại cảnh, về vai trò chỉ thị sinh học của Collembola cho sự suy giảm của lớp phủ thực vật, cho sự suy thoái và mức độ ô nhiễm đất bởi chất thải công nghiệp, bởi việc sử dụng không hợp lý các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát sinh học, sinh thái môi trường sống [1], [2]

Nghiên cứu về nhóm Chân khớp bé ở vườn Quốc gia Ba Vì đã được đề

Trang 8

rừng tự nhiên, rừng nhân tác, savan — trang cỏ, đất trồng Kết quá cho thấy: Có sự sai khác về phân bố theo tầng thăng đứng giữa các quần xã ở các sinh cảnh nghiên cứu và điều tra được 22 loài Ve giáp ( Acari: Oribatida) [3]

Năm 2006, Đào Duy Trinh đã nghiên cứu Ve giáp trong cấu trúc của nhóm Chân khớp bé Microarthropoda ở các đai cao địa lý của vườn quốc gia

Xuân Sơn, Phú Thọ Kết quả cho thấy ảnh hưởng của thời tiết lên lên sự phân

Trang 9

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

CHUONG 2 DOI TUQNG, THOI GIAN, DIA DIEM

VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Nhóm động vật Chân khớp bé Microarthropoda ở đất tại núi Ngọc — Cát Bà va vùng phụ cận thuộc huyện Cát Hai — Hai Phong

Trong đó, phân tích chủ yếu là các đại diện thuộc hai nhóm: Ve giáp (Acari) va Bo nhay (Collembola)

Nhóm Ve gidp (Acari) thuộc lớp Hình nhện (Arachnida), phân ngành Có kìm (Chelicerata), ngành Chân khớp (Arthropoda) gồm các nhóm phân

loại nhỏ sau: Oribatida, Gamasina, Uropodina, Acari khác

Nhóm Bọ nhảy (Collembola) thuộc phân lớp Sâu bọ hàm an (Entognatha), lớp Sâu bọ (Insecta), phân ngành Có ống khí (Tracheata), ngành Chân khớp (Arthropoda) gồm các nhóm phân loại nhỏ sau: Poduromorpha, Entomobryomorpha, Symphypleona

2.2 Địa điểm nghiên cứu

Chúng tôi tiễn hành thu mẫu đất tại 3 điểm: vườn cát bà và khu vực lân cận Mẫu lấy ở cả 2 tang dat -1 (0 — 10 em) và -2 (11 — 20 cm) Tông số mẫu đất đã thu là 30 mẫu (Bảng 2.1)

Bang 2.1 Địa điểm, tầng đất và số lượng mẫu thu ớ khu vực nghiên cứu

Dia diém -1(0- 10cm) -2 (11 —20 cm) Tong

Chan Nui Ngoc 5 5 10

Đỉnh núi Ngọc 5 5 10

Vườn Cát Bà 5 5 10

2.3 Thời gian nghiên cứu

Trang 10

Việc xử lý mẫu thu được từ thực địa được thực hiện trong phịng thí

nghiệm bộ mơn Động vật của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 2.4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu của Ghilarov, 1975 ở ngoài thực địa và trong phòng thí nghiệm [15]

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Mẫu đất được lấy ở 2 tầng có độ sâu từ 0 — 10 cm (tính từ mặt đất) kí hiệu là tầng -1, và ở độ sâu tiếp theo 11 — 20 cm kí hiệu là tầng -2 Mỗi mẫu

có kích thước(S x 5 x 10) cm

Các mẫu định lượng của đất được thu lặp lại 5 lần ở mỗi tầng và ở mỗi điểm nghiên cứu Mỗi mẫu được cho vào 1 túi nilon riêng được buộc chặt, bên trong có chứa nhãn ghi đầy đủ các thông số: tầng đất, ngày tháng, địa điểm lấy mẫu

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm

Mẫu đất sau khi lấy ở thực địa được chun về phịng thí nghiệm động vật của trường đê xử lý

Chúng tôi tiến hành tách nhóm động vật chân khớp bé theo phương pháp phểu lọc “Berlese — Tullgren” dựa theo tập tính hướng sáng âm và hướng đất dương của chúng Mẫu đất trong phễu lọc sẽ khô dần, theo đó Microarthropoda sẽ chui sâu xuống lớp đất phía dưới, qua lưới lọc và rơi xuống đáy phễu

Cấu tạo của phễu như sau: phễu bằng thủy tỉnh (hay bằng giấy cứng), cao 30 cm, đường kính miệng là 18 cm, đường kính vịi là 1,5 cm Bộ phễu được đặt trong giá gỗ, vòi phễu gắn với ống nghiệm chứa dung dịch formol 4%, bên trong có nhãn ghi các số liệu như khi lấy mẫu ngoài thực địa

Trang 11

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

mm Trước khi cho mẫu đất vào rây lọc, đất được bóp nhỏ và rải đều trên mặt lưới, phần vụn lọt qua mắt lưới sẽ được đồ trở lại trước khi đặt rây vào phéu

Mẫu được tách lọc trong điều kiện phịng thí nghiệm 25°C — 30°C, trong bảy ngày đêm rồi tiễn hành thu ống nghiệm dưới đáy phễu đã được lọc Dùng nút bơng bịt kín ống nghiệm và lấy dây chun bó các ống nghiệm của cùng một tầng tại một địa điểm lại với nhau, sau đó cho vào lọ nhựa có chứa dung dịch formon 4% để giữ mẫu không bi hỏng

2.4.3 Xứ lý và phân tích số liệu

Đặt giấy lọc có chia ơ lên phễu lọc, đỗ dung dịch có chứa trong Ống nghiệm lên tờ giấy lọc đó, tráng lại nhiều lần bằng nước cất dé tránh sót mẫu Đến lúc đã lọc hết dung dich trong giấy lọc thì đặt giấy loc ra dia Petri va tién hành phân tích dưới kính hiển vi Khi soi mẫu dưới kính hiển vi, dùng kim phân tích nhặt từng cá thể động vật để tập trung tại một góc của đĩa Petri, nhận dạng và ghi số liệu từng nhóm vào sô bảo tàng Tất cả các mẫu phân tích sau khi được TS Đào Duy Trinh kiểm tra sẽ được đưa vào ống nghiệm nhỏ có chứa dung dịch bảo quản, bên trong có nhãn ghi địa điểm, thời gian, sinh cảnh, tầng đất rồi nút lại bằng bông không thấm nước

Trong khi phân tích mẫu, một số nhóm động vật được tách riêng và tính toán số lượng của từng nhóm, cụ thể như sau:

- Với Acari, chúng tôi tách ra 4 nhóm phân loại: + Oribatida (kí hiệu là O)

+ Gamasina (kí hiệu là GŒ) + Uropodina (kí hiệu là Ù)

+ Acari khác (bao gồm các nhóm Ve bét cịn lại, ngồi 3 nhóm trên, kí hiệu là A#)

Trang 12

+ Entomobryomorpha (kí hiệu là E) + Symphypleona (kí hiệu là S)

Sau khi đã phân tích mẫu xong, xử lý và lập bảng số liệu dựa trên phần mềm Microsoft Office Excel 2003 Số liệu trong các bảng được tính tốn, quy

ra mật độ trung bình của từng nhóm trên ImẺ và tính tỷ lệ phan trăm (kí hiệu:

%)

2.5 Một vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu Vườn quốc gia Cát Bà thành lập ngày 31/3/1986 theo quyết định số 79/CP của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam (nay là chính phủ) Gồm các hệ sinh thái biên, hệ sinh thái rừng trên cạn, hệ sinh thái rừng ngập mặn [16]

2.5.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Cát Bà, còn gọi là đảo ngọc, là hòn đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo trên vịnh Hạ Long Cát Bà là một hòn đảo đẹp và thơ mộng, nằm ở độ cao trung bình 70 m so với mực nước biển (dao động trong khoảng 0-331 mì) Trên đảo này có thị trần Cát Bà ở phía đông nam (trông ra vịnh Lan Hạ) và 6

xã: Gia Luận, Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám Cư dân

chủ yếu là người Kinh [17]

Cát Bà nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của đại dương nên các chỉ sé trung binh về nhiệt độ, độ âm, lượng mưa cũng tương đương như các khu vực xung quanh, tuy nhiên có đặc điểm là mùa đơng thì ít lạnh hơn và mùa hè thì ít nóng hơn so với đất liền Cụ thể là: Lượng mưa từ 1.700-1.800 mm/năm, dao động theo mùa Mùa mưa chủ yếu là tháng 7, 8 Nhiệt độ trung bình: từ 25-28°C, dao động theo mùa Về mùa hè có thể lên

trên 30°C, về mùa đơng trung bình 15-20°C nhưng có thời điểm có thể xuống

Trang 13

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trên đảo chính Cát Bà có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi là một nơi đang được đây mạnh phát triển du lịch sinh thái

2.5.2 Hiện trạng sinh thái tại khu sinh thái núi Ngọc - Cát Bà

Quần đảo Cát Bà có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rặng san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng, là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm các yêu cầu

của khu dự trữ sinh quyên thế giới theo quy định của UNESCO

Rừng ở đây có một kiểu chính là kiểu rừng mưa nhiệt đới thường xanh,

nhưng do điều kiện địa hình, đất đai và chế độ nước nên ở đây có một số kiểu rừng phụ: rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn ven đảo, rừng ngập nước ngọt

trên núi Rừng ở đây cũng có nhiều kiểu sinh thái rừng cá biệt như quần hợp

Trang 14

Hình 2.2 Vị trí Núi Ngọc ớ thị trấn Cát Bà thuộc huyện Đáo Cát

Trang 15

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

CHUONG 3 KET QUA VA BAN LUAN

3.1 Mật độ và tỷ lệ thành phần Chân khớp bé tại núi Ngọc-Cát Bà và vùng phụ cận thuộc huyện Cát Hải-Hải Phòng

3.1.1 Mật độ và tỷ lệ thành phan nhóm Chân khóp bé ở tầng -1 tại núi Ngọc - Cát Bà và vùng phụ cận thuộc huyện Cát Hải - Hải Phòng

Bảng 3.1 giới thiệu mật độ trung bình và tỷ lệ phần trăm các nhóm Chân khớp bé bao gồm: (Ve giáp: Acari và Bọ nhảy: Collembola) ở 3 sinh cảnh nghiên cứu

Bảng 3.1 Mật độ trung bình nhóm Chân khớp bé ở tầng -1 tại các sinh cảnh nghiên cứu

Sinh cảnh Tang -1 (0 - 10 cm)

Nhóm Vườn Cát Đỉnh Núi Chân Núi

Trang 16

Kết quả ở bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy:

- Về mật độ trung bình:

Ở sinh cảnh đất trong VCB: trong tổng số Chân khớp bé thu được (25120 cá thể/m?), Collembola chiếm số lượng cao hơn nhiều so với Acari

(tương ứng Collembola: 18160 cá thê/m”, Acari: 6960cá thể/m?)

Ở sinh cảnh đất ĐNN cách VCB 1km: với tổng số Chân khớp bé thu

được (11440 cá thểm?) Acari có số lượng cao hơn rất nhiều so với Collembola (tương ứng Acari: 11200 cá thé/m’, Collembola: 240 ca thé/m’)

Ở sinh cảnh dat CNN nằm cạnh VCB: Trong tổng số Chân khớp bé thu

được là 10240 cá thể/m” thì Collembola chiếm số lượng ít hơn rất nhiều so

voi Acari, it hon gan 25 lần so với Acari

Nhìn chung, tại 3 địa điểm lấy mẫu thì số lượng Chân khớp bé thu được

nhiều nhất ở trong đất VCB (25120 cá thể/m”), gấp 2,2 lần số lượng thu ở

ĐNN (11440 cá thê/m”), và gấp gần 2,5 lần số lượng thu ở đất CNN (10240 cá thê/m?) Sở dĩ, số lượng Chân khớp bé ở 2 sinh canh dat DNN va dat CNN ít hơn sinh cảnh đất VCB có thể do môi trường đất ở ĐNN va CNN tôn tại

chất nào đó mà khơng thích hợp với nhóm động vật đất này Từ đó, làm

chúng kém phát triển nên làm giá trị mật độ trung bình của nhóm động vật này ở sinh cảnh đất ĐNN và CNN thấp hơn so với sinh cảnh còn lại

- Về tỷ lệ % thành phần các nhóm Chân khớp bé:

O dat VCB, Collembola chiém tỷ lệ ưu thế hơn so với Acari

(Collembola: 72,29%, Acari: 27,71%)

Ở đất ĐNN, giá trị Acari chiếm tỉ cao hơn rất nhiều so với Collembola

(Collembola: 2,1%, Acari: 97,9%)

Trang 17

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Vườn Cát Bà #Acari 8# Collembola Đỉnh Núi Ngọc #Acari # Collembola 2,1% Chân Núi Ngọc #Acari ™Collembola 3,91%

Hình 3.1 Tỷ lệ thành phần hai nhóm Acari và Collembola theo từng sinh cảnh của tầng -1

Trang 18

3.1.2 Mật độ trung bình và tỷ lệ thành phân các nhóm Chân khóp bé ở tang -2

Mật độ trung bình và tỷ lệ thành phần các nhóm Chan khép bé 6 tang -2 tại các sinh cảnh nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.2

Bang 3.2 Mật độ trung bình và tÿ lệ thành phần các nhóm Chân khớp bé ở tầng -2 tại các sinh cảnh nghiên cứu

Sinh cảnh ` Tang -2 (11 - 20 cm)

Nhóm Vườn Cát | Đỉnh Núi | Chân Núi

Trang 19

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Kết quả trình bày ở bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy:

Đất ở VCB có số lượng Collembola cao hơn so với Acari (tương ứng 3280 cá thê/m”) chiếm tỷ lệ 63,08% trong tổng số lượng của Chân khớp bé

MĐTB của Acari chỉ đạt 1920 cá thé/m’, chiếm tỷ lệ 36,92% trong tổng số

lượng của Chân khớp bé

Đất ở ĐNN cách VCB Ikm: sự tăng giảm giá trị MĐTB ngược với sự tăng giảm giá trị MĐTB ở đất VCB, đó là sự chênh lệch về số lượng cá thể là đáng kể: Acari chiếm số lượng nhiều hơn (5520 cá thể/m”, chiếm tỷ lệ 95,65%), Collembola chiếm số lượng ít hơn rất nhiều (80 cá thể/m”, chiếm tỷ

lệ 1,43%)

Đất ở CNN nằm cạnh VCB: trong tổng số Chân khớp bé (5520 cá

thể/m?) thì Acari chiếm số lượng cao hơn (5280 cá thể/m?), gấp gần 22 lần số lượng của Collembola (chỉ 240 cá thể/m”, chiếm tỷ lệ 4,35%)

Xét chung tại 3 địa điểm lấy mẫu ở tầng -2, thì số lượng Chân khớp bé trong đất ĐNN là cao nhất (5600 cá thể/m?), tiếp theo là tại đất CNN (5520 cá thé/’), thap nhat 1a tai VCB (5200 cá thê/m”) Điều này có thể được giải thích như sau: đất CNN là nơi ít bị tác động bởi các hoạt động trong nông nghiệp Đất được lấy mẫu vào mùa khô nên các động vật ở tầng -1 thu được có số lượng cá thể ít hơn lớp đất phía dưới vì thế mà vẫn thu được số lượng lớn cá thé ở tầng -2 Còn đất ĐNN tuy không bị cày xới hoặc làm đất như ở đất

vườn, nhưng do điều kiện môi trường đất ở ĐNN có lớp thảm lá phủ, tạo điều

kiện sống thuận lợi hơn cho động vật nên động vật vẫn có khả năng cư trú ở

Trang 20

Vườn Cát Bà #Acari W#Collembola Đỉnh Núi Ngọc #Ancari Collembola 1,43% Chân Núi Ngọc #Acari #Collembola 4,35%

Hình 3.2 Tỷ lệ thành phần hai nhóm Acari và Collembola theo từng sinh cảnh của tầng -2

Trang 21

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

3.1.3 Nhận xét sự biễn động cấu trúc và tỷ lệ thành phần nhóm Chân khóp bé

Kết quả từ bảng 3.1, 3.2 và các biểu đồ ở hình 3.1, hình 3.2 cho thấy:

Nhóm Chân khớp bé chủ yếu phân bố ở tầng mặt (0 — 10 em) Giá trị mật độ trung bình của Chân khớp bé giảm dần theo độ sâu của đất

Tai tang dat -1 hay -2, số lượng Chân khớp bé thu được có chiều hướng tăng dần từ đất thuộc CNN đến đất ĐNN và đất VCB Đất ở CNN có số lượng Chân khớp bé thấp nhất so với 2 sinh cảnh còn lại ở cả 2 tầng đất

Trong cả 3 sinh cảnh nghiên cứu, nhóm phân loại Collembola ln có số lượng thấp hơn so với nhóm phân loại Acari Chỉ có ở sinh cảnh VCB cách ĐNN Ikm, nhóm phân loại Collembola mới chiếm ưu thế nhiều hơn so với nhóm phân loại Acari (ở tầng -lI: Acari có số lượng gấp 1,5 lần so với Collembola, ở tầng -2: Acari có số lượng gấp 3,5 lần so với Collembola) Điều đáng nói ở đây là chỉ có đại diện của nhóm phân loại Acari khác của Acari là nguyên nhân gây ra điều nói ở trên Đây là nhóm phân loại đặc trưng cho nhóm dạng sống thảm - đất, là nhóm có đời sống linh hoạt nên dù ở đất vườn bị xáo xới thì khả năng vẫn bắt ngẫu nhiên được các loại này

3.2 Mật độ trung bình và tỷ lệ thành phần nhóm phân loại Acari tại núi Ngọc và khu vực phụ cận quần đảo Cát Bà - Hải Phòng

3.2.1 Mật độ trung bình và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại Acari ở tang -1

Trang 22

Bảng 3.3 Mật độ trung bình và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari ở tầng -1 tai các sinh cảnh nghiên cứu

Sinh cảnh Tang -1 (0-10 cm)

Vườn Cát | Đỉnh Núi Chân Núi

Acari Bà Ngọc Ngọc Mật độ trung bình Led 0 6160 5840 O (cá thêm“) % 0 55 59,35 Mật độ trung bình go 5040 3840 2880 A# (cá thê/m') % 72,41 34,29 29,27 Mật độ trung bình A2 0 0 0 G (cá thêm) % 0 0 0 Mật độ trung bình x9 1920 1200 1120 (ca thé/m*) U % 27,59 10,71 11,38 Mật độ trung bình cà 2 6960 11200 9840 TỎNG (cá thê/m') % 100 100 100

Trang 23

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Qua bảng 3.3 cho thấy MĐTB và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari ở tầng -1 của cả 3 sinh cảnh đều có đặc điểm như sau:

MĐTB và tỷ lệ thành phần của các nhóm phân loại theo quy luật

Oribatida cao nhất (dao động từ 0 — 6160 cá thể/m” chiếm tỷ lệ tương ứng từ

0% — 59,35%), tiếp theo là Acari khác (dao động từ 2880 — 5040 cá thê/m”

chiếm tỷ lệ tương ứng 29,27% — 72,41%), tiếp đến là Uropodina (dao động từ

1120 — 1920 cá thể/m” chiếm tỷ lệ tương ứng 10,71 — 27,59%) và thấp nhất là Gamasina khơng có cá thể nào sống trong sinh cảnh này

Như vậy, xếp theo thứ tự giảm dần về MĐTB và tỷ lệ thành phần có

chiều hướng sau: Oribatida —> Acari khác —> Uropodina—> Gamasina Như vậy, kết quả của tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đó là: Oribatida có vỏ kitin cứng bao bọc cơ thể nên chúng có mặt ở mọi sinh cảnh và luôn chiếm tỷ lệ cao nhất

So sánh giữa các sinh cảnh nghiên cứu cho thấy, MĐTB và tỷ lệ thành phần cua Oribatida tai DNN so với sinh cảnh CNN có sự chênh lệch không

cao (5840 cá thê/m” chiếm tỷ lệ tương ứng 59,35%) thấp hơn 1 lần so với

ĐNN MĐTB và tỷ lệ của Acari khác tại CNN cũng tương tự (2880 cá

Trang 24

Vườn Cát Bà

#Oribatda #Acari khác #Gamasina ™Uropodina 0%

0%

Đỉnh Núi Ngọc

#Oribatida #Acarikhác #Gamasina '#Uropodina 0% 10,71%

Chân Núi Ngọc

#Oribatida #Acarikhác #Gamasina '#Uropodina

0% 11,38%

Hình 3.3 Tỷ lệ thành phần các nhóm phan loai Acari theo từng sinh cảnh của tầng -1

Trang 25

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

3.2.2 Mật độ trung bình và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại Acari ở tang -2

Kết quả tính tốn mật độ trung bình và tý lệ thành phần các nhóm phân loai Acari 6 tang -2 được thể hiện trong bảng 3.4

Bảng 3.4 Mật độ trung bình và tý lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari ở tầng -2 tại các sinh cảnh nghiên cứu

Acari

Sinh canh Tang -2 (11 - 20 cm)

Trang 26

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Tai tang đất -2, Uropodina chiếm tỷ lệ cao nhất ở ca 3 sinh cảnh nghiên cứu, MĐTB của chúng dao động từ 400 cá thể/m” ở đất VCB và đất ĐNN tới

11880 cá thê/m” ở đất CNN Khác với tầng đất -1, MĐTB và tỷ lệ thành phần

các nhóm phân loại của Acari đã có sự thay đổi theo thứ tự giảm dần như sau: Uropodina— Acari khac— Oribatida— Gamasina

Trang 27

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Vườn Cát Bà

#Oribatda #Acari khác #Gamasina #Uropodina

Đỉnh Núi Ngọc

#Oribatida #Acarikhác #Gamasina #Uropodina 5,8% 7,25%

Chân Núi Ngọc

#Acarikhác MAcarikhdc #Gamasina ™Uropodina

Hình 3.4 Tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại Acari theo từng sinh cảnh của tang -2

Trang 28

3.2.3 Nhận xét sự biến động cấu trúc và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại Acari

Các nhóm phân loại chính của Acari (trừ Acari khác) nhìn chung đều có MĐTB giảm dần theo độ sâu trong đất

Ở ca 2 tầng phân bố của 3 sinh cảnh thì Oribatida và Acari khác ln

có MĐTB và tỷ lệ % về số lượng tương đối cao trong tổng số lượng thu được của nhóm phân loại Acar1

Ở tầng -2 thì tỷ lệ Uropodina tăng cao và điển hình là ở sinh cảnh CNN

Oribatida, Acari khác có mặt ở hầu hết các sinh cảnh trong 2 tầng phân bố, cịn Gamasina chỉ có mặt ở một số sinh cảnh nhất định ( ĐNN tầng -2) 3.3 Mật độ trung bình và tý lệ thành phần các nhóm phân loại Collembola tại núi Ngoc - Cát Bà và vùng phụ cận thuộc huyện Cat Hải — Hai Phong

3.3.1 Mật độ trung bình và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại Collembola ở tầng -1 tai múi Ngọc ~ Cát Bà và vùng phụ cận thuộc huyện

Cát Hải - Hải Phòng

Trang 29

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Bảng 3.5 Mật độ trung bình và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của

Collembola 6 tang -1 tai các sinh cảnh nghiên cứu

Sinh cảnh Tầng -1 (0 — 10 em)

Vườn Cát | Đỉnh Núi Chân Núi

Trang 30

Mật độ trung bình và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Collembola trình bày ở bảng 3.5 và hình 3.5 cho thây:

Ở sinh cảnh đất trong VCB, cả 3 nhóm phân loại (nhóm Symphypleona, nhóm Entomobryomorpha và nhóm Poduromorpha) số lượng và tý lệ phần trăm có sự chênh lệch nhau rõ rệt (S: 0 cá thể/m”, 0%; E: 640 cá thê/m”, 2,89%; P: 21520 cá thể/m”, 97,11%)

Ở sinh cảnh đất ĐNN cách VCB Ikm: Nhóm Poduromorpha lại là

nhóm chiếm ưu thế có giá trị MĐTB cao nhất, chiếm tỷ lệ lớn hơn so với 2 nhóm Symphypleona và Entomobryomorpha (tương ứng: S: 80 cá thể/m”; 33,33%; P: 160 cá thê/m”; 66,67%; E: 0 cá thé/m’; 0%)

Ở sinh cảnh đất ƠNN, nhóm Poduromorpha vẫn là nhóm chiếm ưu thế

có giá trị MĐTB cao nhất, chiếm tý lệ lớn hơn so với 2 nhóm Symphypleona

và Entomobryomorpha ( tương ứng: P: 240 cá thể/ m”, 60%; E: 160 cá thê/mỶ, 40%; S: 0 cd thé/m’, 0% )

Như vậy, đất ở cả 3 sinh cảnh có nhóm phân loại Poduromorpha chiếm ưu thế nhất Đây là nhóm đặc trưng cho các dạng sống trong đất chính thức

hay nhóm thảm đất Còn ở đất VCB bề mặt đất thường xuyên được xới tơi

Trang 31

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Vườn Cát Bà

#Entomobryomorpha #Poduromorpha ™Symphypleona 0% 2,89%

Đỉnh Núi Ngọc

# Entomobryomorpha #Poduromorpha #Symphypleona 0%

Chân Núi Ngọc

# Entomobryomorpha # Poduromorpha # Symphypleona 0%

Hình 3.5 Tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại ,Collembola theo từng sinh cánh ở tầng -1

Trang 32

3.3.2 Mật độ trung bình và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại Collembola ở tầng -2 tại núi Ngọc — Cát Bà và vùng phụ cận thuộc huyện

Cát Hải - Hải Phòng

Kết quả phân tích mật độ trung bình và tỷ lệ thành phần các nhóm phân

loại Collembola tại núi Ngọc — Cát Bà và các sinh cảnh nghiên cứu ở tầng -2 được trình bày qua bảng 3.6

Bảng 3.6 Mật độ và tý lệ thành phần các nhóm phân loại cúa Collembola

6 tầng -2 tại các sinh cảnh nghiên cứu

Tầng -2 (11 - 20 cm) Sinh cảnh

Collembola Vườn Cát Đỉnh Núi Chân Núi

Trang 33

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Kết quả ở bảng 3.6 và hình 3.6 cho thấy, giá trị MĐTB và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại Collembola có sự tăng giảm giữa các nhóm phân loại và ở giữa các sinh cảnh nghiên cứu

Nhóm Entomobryomorpha có giá trị MĐTB dao động từ 0 cá thể/m” ở

sinh cảnh ĐNN và CNN tới 160 cá thê/m” ở sinh cảnh đất VCB

Nhóm Poduromorpha có giá tri MĐTB dao động từ 80 cá thé/m’ 6 sinh

cảnh đất ĐNN đến 2960 cá thê/m” ở đất vườn, cao nhất là 2960 cá thể/m” ở

sinh cảnh đất trong VCB

Trang 34

Vườn Cát Bà

# Entomobryomorpha #Poduromorpha #Symphypleona 4,88% 4,88%

Đỉnh núi Ngọc

# Entomobryomorpha #Poduromorpha #Symphypleona

0% 0%

Chân núi Ngọc

# Entomobryomorpha #Poduromorpha #Symphypleona

0% ~0%

Hình 3.6 Tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại Collembola theo từng sinh cảnh ở tầng -2

Trang 35

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

3.3.3 Nhận xét sự biến động cấu trúc và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Collembola

Các nhóm phân loại chính của Collembola đều có MĐTB và chiếm tỷ lệ thành phần ở tầng -1 lớn hơn so với tầng -2 ở cùng một sinh cảnh

Nhóm Poduromorpha ln là nhóm chiếm ưu thế ở cả 3 sinh cảnh

nghiên cứu, sau đó đến nhóm Entomobryomorpha và nhóm Symphypleona Tùy thuộc vào sinh cảnh thu mà mỗi nhóm có số lượng khác nhau Ở cả 3 sinh cảnh nhóm Poduromorpha là nhóm chiếm ưu thế tuyệt đối Trong đó thì sinh cảnh VCB số lượng cá thé Poduromorpha cao nhat ( 2960 ca thé/m’)

Trang 36

KẾT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ I KET LUAN

1 Các số liệu phân tích kết quả thu được, số lượng của nhóm Chân khớp bé (Miecroarthropoda) có sự sai khác về số lượng theo các tầng sâu thắng đứng và ở 3 sinh cảnh nghiên cứu Giá trị mật độ trung bình của nhóm Chân khớp bé giảm dần theo độ sâu của đất Ở cả 2 tầng đất, giá trị này tăng dần theo chiều hướng: đất Chân Núi Ngọc(15760cá thể/m”) — đất Đỉnh Núi Ngọc( 17040cá thể/m”) — đất Vườn Cát Bà( 30300cá thể/m”)

2 Các phân tích cho thấy ở mỗi tầng thẳng đứng đã ghi nhận có sự thay đổi về mật độ hay tỷ lệ giữa các nhóm chiếm tỷ lệ ưu thế Giá trị mật độ trung bình và tỷ lệ % về số lượng của Acari luôn cao hơn so với mật độ trung bình và tỷ lệ % của Collembola: Với Acari tang -1 có mật độ trung bình là 28000 cá thể/m” tương ứng là 60%, ở tầng -2 có mật độ trung bình là 12720 cá

thể/m” tương ứng là 78% Trong khi đó mật độ trung bình và tỷ lệ % đối với

Colembola luôn thấp hơn, cụ thé: tang —1 (18800 ca thé/m’,chiém 40%), tang ~2 (3600 cá thể/m”, chiếm 22%)

3 Qua kết quả nghiên cứu xác định được 2 nhóm ve giáp Oribatida và Uropodina ln có mật độ trung bình và tỷ lệ % về số lượng cao hơn trong tổng số lượng cá thê thu được của nhóm phân loai Acari, cu thé ở tầng -1 số lượng cá thé Oribatida cao nhat(12000 cá thể/m”,chiếm 43%), ở tầng -2 số

lượng cá thể Uropodina cao nhất(12680 cá thê/m”,chiếm 53,4%) Gamasina có mật độ trung bình và tỷ lệ % thấp nhất, cụ thể ở tầng —1 (0 cá thé/m’), tang ~2 (320 cá thể/m”, chiếm 1,3%)

4 Kết quả nghiên cứu ghi nhận được nhóm bọ nhảy Poduromorpha là

nhóm chiếm ưu thế ở cả 2 tầng của 3 sinh cảnh nghiên cứu Ở tầng —1 (21920

Trang 37

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

5 Cấu trúc quần xã ve giáp về đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố có thay đổi liên quan đến các mùa và các tầng sâu thăng đứng trong

đất Do đó khi nghiên cứu sâu hơn, nó có thể được khảo sát như yếu tố chỉ thị

những thay đổi này

IH KIÊN NGHỊ

Do để tài của chúng tôi được thực hiện trong thời gian ngắn, nên kết quả chưa thấy được phần nào ảnh hưởng của môi trường tại Núi Ngọc — Cát Bà tới sự thay đổi về số lượng, thành phần một số nhóm phân loại chính của động vật Chân khớp bé Để có thể đưa ra kết luận chính xác, rõ ràng hơn về

mối liên quan giữa động vật Chân khớp bé và môi trường tại đây cần phải tiến

Trang 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt 1

a

Nguyễn Thu Anh, Nguyễn Trí Tiến, Phan Thị Thu Hiền, 2008, “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số liều lượng phân lân đến động vật Chân khớp bé ở ruộng trồng lạc huyện Gia Lâm, Hà Nội”, Báo cáo hội nghị Côn

trùng học toàn quốc lần thứ 6, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr 432 - 439 Nguyễn Thu Anh, Nguyễn Trí Tiến, Lê Thị Hoa, 2008, “Ảnh hưởng của hiệu lực bón phân Kali khác nhau đến một số đặc điểm định lượng của Collembola ở đất trồng màu huyện Gia Lâm, Hà Nội”, Báo cáo Hội nghị Cơn trùng học tồn quốc lần thứ 6, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr 440 — 446

Phan Thị Huyền, 2003, Bước đâu nghiên cứu quân xã Chân khớp bé (Micoarthropoda) ở các sinh cảnh của Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Tây, Luận và Thạc sĩ khoa học,tr 16 — 78

Vũ Quang Mạnh, 1980, Một số dẫn liệu về thanh phan, phan bo va bién động của các nhóm Cryptostigmata, Protysgmata (Acarina) và Collembola (Insecta), ở một số sinh cảnh Tây Nguyên và ngoại thành Hà Nội, ĐHSP Hà Nội I —- Luận văn cấp I sau dai hoc, tr 1 — 62

Vũ Quang Mạnh, 1980, “Cấu trúc quần xã Ve giáp (Oribatei, Acarina) dưới ảnh hưởng của một số yếu tố tự nhiên và nhân tác chính ở miền Bắc

Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, tr 11 — 31

Vũ Quang Mạnh, 1982, “Bước đầu tìm hiểu thành phần, phân bố theo

Trang 39

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 10 11 12 13

Vũ Quang Mạnh, 1984, “Một vài dẫn liệu về nhóm chân khớp bé (Microarthropoda) ở đất Cà Mau (Minh Hải) và Từ Liêm (Hà Nội)”, Thông báo khoa hoc DHSP Ha Noi I, If, tr 11 — 16

Vũ Quang Mạnh, 1990, “Chân khớp bé (Microarthropoda) trong quần lạc động vật đất ở Việt Nam” ,Tạp chí Sinh học, 12(1).tr.3-10

Vũ Quang Mạnh, 2003, Sinh thái học đất, Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội, tr 122 - 164

Vũ Quang Mạnh, Jeleva M., 1987, “Ve giáp (Oribatel, Acarl) ở miền

Bắc Việt Nam, Ve giáp thấp”, Tạp chí Sinh học, 9 (3), tr 46 — 48

Nguyễn Trí Tiến, 1995, Một 56 dac diém cầu trúc quan xã Bọ nhảy ở các hệ sinh thái Bắc Việt Nam Luận án PGS TS Khoa học, Hà Nội, tr 1 -

182

Nguyễn Trí Tiến, 2000, Dong vat dat trong chỉ thị, giám sát sinh hoc và kiểm tra sinh thái, Ñxb Nông nghiệp Hà Nội, tr 297 — 293

Đào Duy Trinh, 2006, Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của quân xã Chân khớp bé ở các đai cao khí hậu khác nhau của Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú thọ, Luận văn thạc sĩ Sinh học, Hà Nội, tr.10-21

Tài liệu tiêng nước ngoài

14 Christiansen K., 1964, Bionomics of Collembola, Annual Review of

Entomology, Vol 9, pp 147 — 177

15 Ghilarov M C., 1975, Method of Soil zoogical studies, Nauka, Moscow, pp 1-48

Internet

16 http://www.thuvienkhoahoc.com.vn/

Trang 40

PHU LUC ANH

Ngày đăng: 06/10/2014, 18:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w