1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hiệu quả huy động vốn tai ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh nghệ an

112 318 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 818,5 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ kinh tế “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn tai ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh Nghệ An” là công trình nghiên cứu của tôi. Những số liệu được sử dụng được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay. MỤC LỤC 1.2.3.1. NHÂN TỐ CHỦ QUAN 26 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại Cổ phần NHTW : Ngân hàng Trung Ương TCKT - XH : Tổ chức kinh tế - xã hội TCKT : Tổ chức kinh tế TCTD : Tổ chức tín dụng DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 1.2.3.1. NHÂN TỐ CHỦ QUAN 26 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chúng ta cần khẳng định rằng không thể thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung của Nhà nước, cũng như các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng nếu như không có vốn. Nhưng nếu có vốn trong tay mà sử dụng vốn lãng phí không có hiệu quả không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì hậu quả doanh nghiệp phải gánh chịu rất nặng nề. Đối với các NHTM với tư cách là một doanh nghiệp, một chế tài trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì sử dụng vốn làm sao cho có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam là một trong những ngân hàng mạnh trong khối các ngân hàng cổ phần, với thương hiệu Techcombank cả hệ thống đang phấn đấu để trở thành ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Hiện nay Techcombank đang hoạt động rất có hiệu quả, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Techcombank chi nhánh Nghệ An là một chi nhánh mạnh của khu vực Bắc trung bộ. Mặc dù mới thành lập được gần 4 năm nhưng doanh số huy động vốn của Techcombank chi nhánh Nghệ An luôn ở tốp dẫn đầu trong khối các ngân hàng cổ phần tại Nghệ An, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Hiện nay trên địa bàn Tỉnh Nghệ An mà cụ thể là tại Thành phố Vinh rất nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần thành lập thêm chi nhánh và phòng giao dịch do đó vấn đề huy động vốn đang thực sự là một cuộc cạnh tranh rất khốc liệt. 1 Trong định hướng phát triển Techcombank Nghệ An luôn đặt mục tiêu huy động vốn ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước và đề cao hiệu quả sử dụng vốn. Chính vì vậy, đây cũng là đề tài luận văn tốt nghiệp đã được lựa chọn: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam Chi nhánh Nghệ An”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại. - Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Nghệ An. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Techcombank chi nhánh Nghệ An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại. - Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Nghệ An, trên cơ sở thực trạng và các tư liệu, số liệu của ngân hàng tập trung trong giai đoạn 2008- quý 1 năm 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các các phương pháp khoa học kinh tế, từ Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp chỉ số, phân tích, so sánh và tổng hợp, đến phương pháp khái quát hoá và trừu tượng hoá. Sử dụng số liêu thống kê để luận chứng. 2 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả huy động vốn của NHTM Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Nghệ An Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Nghệ An 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt đông huy động vốn tại ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm Vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các tổ chức kinh tế nói chung và NHTM nói riêng. Đó là khoản hình thành nên tài sản của ngân hàng, giúp cho ngân hàng hoạt động một cách có hiệu quả. Nguồn vốn của ngân hàng có được là do tự có, đóng góp hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Trên bảng tổng kết tài sản nguồn vốn của NHTM, nguồn vốn được chia thành: vốn chủ sở hữu, nguồn tiền gửi, vốn vay và các nguồn vốn khác. Có rất nhiều định nghĩa về vốn của NHTM, nhưng định nghĩa sau đây là đầy đủ và ngắn gọn nhất về vốn của NHTM: “Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nó chi phối toàn bộ hoạt động của ngân hàng thương mại. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng”. Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại là hoạt động mà trong đó các ngân hàng này tìm kiếm nguồn vốn khả dụng từ các chủ thể khác nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường, hiệu quả của bản thân nó theo đúng các quy định pháp luật. 1.1.2. Các hình thức huy động vốn 1.1.2.1. Huy động vốn tiền gửi, vay a, Huy động vốn tiền gửi Là nguồn vốn mà ngân hàng huy động được từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trong xã hội thông qua quá trình nhận tiền gửi, thanh 4 toán hộ, các khoản cho vay tạo tiền gửi và các nghiệp vụ kinh doanh khác. Ngân hàng được nhận tiền gửi của các TCKT, cá nhân và các TCTD khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi khác. Tiền gửi phân loại theo kỳ hạn bao gồm : - Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi giao dịch): Đây là các khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định, người gửi tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào tùy theo nhu cầu của mình do đó lãi suất của loại tiền này thường thấp hơn so với các loại tiền gửi có kỳ hạn xác định, đây là hình thức chủ yếu được các doanh nghiệp lựa chọn nhằm mục đích giao dịch trong kinh doanh, bao gồm 2 loại sau: Tiền gửi thanh toán: Đó là khoản tiền gửi không kỳ hạn trước hết được sử dụng để tiến hành thanh toán, chi trả cho các hoạt động thanh toán hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi khác phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn và thuận tiện. Đối với tiền gửi thanh toán, việc rút tiền hoặc chi trả cho bên thứ ba thường được thực hiện bằng séc hay chuyển khoản. Tài khoản vãng lai là tài khoản có lúc dư nợ, có lúc dư có.Với tài khoản này, khách hàng còn có thể được ngân hàng đáp ứng nhu cầu tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Đứng trên góc độ ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn là một khoản nợ mà ngân hàng luôn phải chủ động trả cho khách hàng vào bất cứ lúc nào. Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý : Là các khoản tiền được ký gửi với mục đích an toàn tài sản, không mang tính chất phục vụ thanh toán. Khi cần thanh toán khách hàng có thể đến ngân hàng để chi tiêu. Ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu của khách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền và chỉ được phép sử dụng tồn khoản chi khi đã đảm bảo khả năng thanh toán chi trả. - Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận giữa người gửi tiền và ngân hàng về số lượng, kỳ hạn và lãi suất của khoản tiền gửi đó. Do có sự xác định rõ ràng về kỳ 5 hạn nên ngân hàng có thể sử dụng dể cho vay với thời hạn tương ứng hoặc có thể chuyển đổi một phần tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. b, Huy động vốn vay Vốn đi vay là quan hệ vay mượn giữa NHTM và NHTW hoặc giữa các NHTM với nhau hay với các TCTD khác. Các NHTM sẽ đi vay vốn để bổ sung vào vốn huy động của mình khi ngân hàng đã sử dụng hết vốn khả dụng mà vẫn không đủ vốn hoạt động, hay nói cách khác tạm thiếu vốn khả dụng. Trong trường hợp vốn vay trên tiếp tục không đáp ứng được cho đủ nhu cầu sử dụng của NHTM thì NHTM sẽ đi vay của NHTW. - Phát hành giấy tờ có giá Bản chất của nghiệp vụ này là ngân hàng chủ động phát hành phiếu nợ như: kỳ phiếu và trái phiếu để huy động vốn thường nhằm mục đích đã định. Trong huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu ngân hàng, các NHTM phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi huy động. Vì vậy khi thực hiện huy động vốn dưới các hình thức này, các ngân hàng phải căn cứ vào đầu ra để quyết định về khối lượng huy động, mức lãi suất, thời hạn và phương pháp huy động. Vốn này chỉ được huy động trong thời gian nhất định, khi đã huy động đủ khối lượng vốn theo dự kiến các ngân hàng sẽ ngừng việc huy động (bán) kỳ phiếu, trái phiếu. - Vay NHTW (vay ngân hàng trung ương) Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (dự trữ thanh toán,v.v ), NHTM thường vay NHTW. Hình thức cho vay chủ yếu của NHTW là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn). Các thương phiếu đã được các NHTM chiết khấu (hoặc tái chiết khấu) trở thành tài sản của họ. Khi cần tiền, ngân hàng mang những thương phiếu này đến tái chiết khấu tại NHTW. NHTW điều hành vay mượn này một cách chặt chẽ, tuỳ thuộc chính sách tiền tệ từng thời kỳ mà NHTM 6 [...]... hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng Vì vậy từng ngân hàng phải có những chi n lược huy động vốn của riêng mình trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của từng ngân hàng và của môi trường kinh doanh để không ngừng nâng cao thị phần huy động nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng 1.2 Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm Nói đến hiệu quả huy động vốn là... doanh mới có hiệu quả Việc huy động vốn một cách ồ ạt ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Có thể hiểu: Hiệu quả huy động vốn là việc thỏa mãn lượng vốn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cả về số lượng, chi phí thấp nhất, ổn định nhất và hạn chế đến mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra Bởi vai trò của vốn đối với hoạt động ngân hàng là rất lớn nên hiệu quả hoạt động huy động vốn. .. kết quả kinh doanh khả quan hơn, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và uy tín b, Chi phí vốn Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi (trả lãi cho tiền gửi và tiền vay), cùng với khoản chi phí không dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn Công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giá có chất lượng và hiệu quả cao. .. kết quả của công tác huy động vốn Khi nghiên cứu hiệu quả huy động vốn, chúng ta phải đề cập đến các vấn đề sau: - Qui mô nguồn vốn huy động có đủ lớn để tài trợ cho hoạt động cho vay và đầu tư của Ngân hàng hay không? - Cơ cấu nguồn vốn huy động có phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn hay không? - Nguồn vốn huy động có tăng trưởng ổn định không? - Chi phí huy động có hợp lý không? 16 Hiệu quả huy động vốn. .. được hiệu quả huy động vốn tức là lượng vốn huy động hàng năm lớn, chi phí bỏ ra ít, thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế Lượng vốn huy động phải đáp ứng được nhu cầu đầu tư, cho vay của ngân hàng Lợi nhuận mang lại từ nguồn vốn huy động phải đạt được chỉ tiêu ngân hàng đề ra Nguồn vốn huy động phải phù hợp với hoạt động sử dụng vốn thì hoạt động. .. hẹp hay mở rộng qui mô vốn huy động của ngân hàng Ngân hàng dựa trên đặc điểm kinh doanh sẽ lựa chọn, chú trọng phương thức huy động vốn khác nhau Mỗi ngân hàng sẽ có các đối tượng kinh doanh riêng tùy chi n lược của ngân hàng và từ đó có các chính sách kinh doanh khác nhau Mạng lưới chi nhánh, địa điểm của Ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn Mạng lưới chi nhánh rộng lớn, thuận... quan trọng, quyết định cả quá trình kinh doanh của ngân hàng nên các ngân hàng rất chú trọng công tác nâng cao hiệu quả huy động vốn 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại Trên đây, chúng ta đã nghiên cứu các bộ phận cơ bản của nguồn vốn từ bên ngoài, đặc điểm của chúng và vai trò đối với mục tiêu an toàn và lợi nhuận của ngân hàng cùng các phương thức tạo lập vốn. .. Huy động vốn nội tệ và ngoại tệ Đây là hình thức xem xét vốn huy động theo loại tiền Trong vốn huy động của các NHTM gồm có vốn huy động bằng đồng VNĐ và ngoại tệ (chủ yếu là đồng USD, EUR) a, Huy động vốn nội tệ: Đây là khoản tiền gửi cơ bản mà các ngân hàng thương mại nhận được, nguồn vốn nội tệ là nguồn vốn chủ yếu đối với các ngân hàng, nó phụ thuộc vào mức thu nhập trong nước và lãi suất huy động. .. là nguồn huy động từ bên ngoài c, Vay trên thị trường liên ngân hàng Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn không đồng đều giữa các ngân hàng, ở những thời điểm có những ngân hàng thiếu vốn nhưng lại có những ngân hàng tạm thời thừa vốn thì các ngân hàng có thể vay mượn lẫn nhau vì mục đích của cả đôi bên Hơn nữa các ngân hàng đều làm trung gian thanh toán cho nền kinh tế nên các ngân hàng đều mở tài... lãi suất cao hơn Rõ ràng phần lớn các nguồn vốn nợ của ngân hàng liên quan tới chi phí trả lãi Chi phí trả lãi là bộ phận chi phí lớn nhất đối với các ngân hàng, vì vậy có ảnh hưởng quyết định đối với thu nhập của ngân hàng Chi phí trả lãi bị tác động trực tiếp bởi quy mô, cơ cấu các nguồn trả lãi và lãi suất cá biệt Vì vậy, hoạt động huy động vốn của một ngân hàng được đánh giá là có hiệu quả khi: . hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Nghệ An. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Techcombank chi nhánh Nghệ. Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Nghệ An Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Nghệ An 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN. đề huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam là một trong những ngân hàng mạnh trong khối các ngân hàng cổ phần, với thương hiệu Techcombank

Ngày đăng: 05/10/2014, 19:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3.NHTM CP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Nghệ An(Quý 1-2011)- Báo cáo hoạt động Khác
4. David Cox (1997) - Nghiệp vụ Ngân hàng hiện tại. Nxb Chính trị Quốc gia Khác
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001) - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
6. Frederik S.Mishkin (2001) - Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường Tài chính. Nxb Khoa học và kỹ thuật Khác
7. Lê Vinh Danh(1996)-Tiền và hoạt động ngân hàng. Nxb Chính trị Quốc gia Khác
9. Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2008), Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà nội Khác
10. PGS.TS.Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, Hà Nội Khác
11. PGS.TS.Dương Thị Liễu (2008), Giáo trình Văn hóa Kinh doanh (D nh cho h à ệ cao học), H N à ội Khác
12. TS. Phan Thị Thu Hà (2004) - Ngân hàng Thương mại. Quản trị và nghiệp vụ - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khác
13.TS. Nguyễn Văn Tiến (2002) - Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Nxb Tài Chính Khác
15. Davis International Banking Consultants (2004), Bancassurance in Europe: From beachhead to full invasion, London Khác
16. Lori L. Chester (2007), Bacassurance in Latin America, U.S Khác
17. Swiss Re Sigma (2002), Bancassurance developments in Asia - Shifting to a higher gear.Trang web Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 2.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TECHCOMBANK NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2008-2011 - nâng cao hiệu quả huy động vốn tai ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh nghệ an
BẢNG 2.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TECHCOMBANK NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2008-2011 (Trang 43)
BẢNG 2.7: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG - nâng cao hiệu quả huy động vốn tai ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh nghệ an
BẢNG 2.7 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG (Trang 54)
BẢNG 2.8: HUY ĐỘNG VỐN NỘI TỆ TECHCOMBANK - nâng cao hiệu quả huy động vốn tai ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh nghệ an
BẢNG 2.8 HUY ĐỘNG VỐN NỘI TỆ TECHCOMBANK (Trang 55)
BẢNG 2.9: HUY ĐỘNG VỐN NGOẠI TỆ TECHCOMBANK - nâng cao hiệu quả huy động vốn tai ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh nghệ an
BẢNG 2.9 HUY ĐỘNG VỐN NGOẠI TỆ TECHCOMBANK (Trang 57)
BẢNG 2.10: HUY ĐỘNG VỐN THEO KỲ HẠN VÀ ĐỐI TƯỢNG - nâng cao hiệu quả huy động vốn tai ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh nghệ an
BẢNG 2.10 HUY ĐỘNG VỐN THEO KỲ HẠN VÀ ĐỐI TƯỢNG (Trang 59)
BẢNG 2.14: MÔ HÌNH LUỒNG TIỀN TECHCOMBANK NGHỆ AN - nâng cao hiệu quả huy động vốn tai ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh nghệ an
BẢNG 2.14 MÔ HÌNH LUỒNG TIỀN TECHCOMBANK NGHỆ AN (Trang 69)
BẢNG 3.2: MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TECHCOMBANK  NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2011-2014 - nâng cao hiệu quả huy động vốn tai ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh nghệ an
BẢNG 3.2 MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TECHCOMBANK NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2011-2014 (Trang 84)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w