1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

việc nghiên cứu về cổ phần hóa đối với công ty vận tải hàng hóa đường sắt

132 262 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

MỤC LỤC M C L CỤ Ụ 1 L I M UỜ ỞĐẦ 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong những năm qua, công cuộc đổi mới của đất nước ta đã đạt được những thành tựu, những bước đi đáng kể, tuy vậy chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn thử thách trong công cuộc gia nhập các khối kinh tế lớn. Vì vậy, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước với xu thế hội nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới thì chúng ta càng cần phải tập trung lực lượng, tranh thủ thời cơ, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát huy và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Dưới sự tác động của chính sách đổi mới, việc chuyển đổi, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước là một tất yếu cho phù hợp với quá trình hội nhập và cạnh tranh. Chính vì vậy Nhà nước đề ra chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn là một nội dung quan trọng trong tiến trình đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu trong đó có đông đảo người lao động để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xá hội vào phát triển sản xuất kinh doanh; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho doanh nghiệp nhà nước, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp; đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và của người lao động. Trong xu thế phát triển của ngành đường sắt Việt Nam, nhà nước đã và đang quan tâm đầu tư, phát triển giao thông vận tải đường sắt (Thủ tướng chính phủ đã có quyết định 1686/QĐ-ĐS ngày 20/11/2008 phê duyệt chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 vv ), Chính phủ đã duyệt đề án chuyển đổi của ĐSVN (quyết định 474/QĐ-TTG ngày 31/3/2011 phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt 1 động của ĐSVN) trong đó lộ trình chuyển đổi của Công ty vận tải hàng hóa đường sắt là chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên từ 01/7/2011, tiến tới cổ phần hóa vào năm 2012, đây là xu hướng tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của ngành. Từ năm 2003 ngành đường sắt đã thành lập 3 Công ty vận tải đường sắt, trong đó có Công ty Vận tải hàng hóa Đường sắt với hướng kinh doanh theo sản phẩm, bóc tách dần các sản phẩm tác nghiệp nhằm chuẩn bị tiền đề cho việc cổ phần hóa Công ty hàng hóa ĐS. Quá trình cổ phần hóa Công ty Vận tải hàng hóa Đường sắt rất đặc thù và sẽ gặp không ít khó khăn vì: sản phẩm tấn – km hàng hóa do nhiều sản phẩm tác nghiệp tạo thành, việc cân đối thu chi của ngành đang khó khăn, cơ cấu quản lý, cơ cấu tổ chức, quản lý vốn, tài sản đang theo phân cấp của ngành, chồng chéo, khó xác định đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ các quy định của nhà nước về công tác cổ phần hóa doanh nghiệp ứng dụng phù hợp với cổ phần hóa Công ty Vận tải hàng hóa Đường sắt. Vì vậy việc nghiên cứu về cổ phần hóa đối với công ty Vận tải hàng hóa Đường sắt là rất quan trọng và cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu : Hiểu được chủ trương, đường lối, những quy định của Nhà nước, của ngành để nghiên cứu đề ra các bước tiến hành lộ trình cổ phần hóa và các giải pháp thực hiện hợp lý cho việc cổ phần hóa Công ty Vận tải hàng hóa Đường sắt. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài : Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận về quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp và khả năng ứng dụng vào thực tiễn đối với Công ty Vận tải hàng hóa Đường sắt. 4. Phương pháp nghiên cứu : Sử dụng phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp tính của thống kê học,các môn quản trị 2 doanh nghiệp và các môn khoa học chuyên ngành khác để nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ của luận văn. 5. Kết cấu của luận văn: Chương 1: Tổng quan về cổ phần hóa Doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng về công ty Vận tải Hàng hóa Đường sắt và chủ trương của chính phủ, của ngành về cổ phần hóa đối với các công ty vận tải. Chương 3: Nghiên cứu về cổ phần hóa đối với công ty Vận tải Hàng hóa Đường sắt. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1. Các loại hình doanh nghiệp: 1.1.1. Doanh nghiệp và bản chất pháp lý của doanh nghiệp: 1.1.1.1. Doanh nghiệp: Doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế quốc dân mà ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng cần phải có để hoạt động phục vụ nền kinh tế của nước đó. Đó là nơi cung cấp, sản xuất ra của cải vật chất, các loại hình dịch vụ chính cho con người. Có thể mô tả khái quát doanh nghiệp như sau: Theo định nghĩa của Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế của Pháp (INSEE) thì: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất ra các của cải vật chất hoặc các dịch vụ dùng để bán. Theo luật doanh nghiệp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 quy định tại điều 4: “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.” DOANH NGHIỆP NƠI SẢN XUẤT Doanh nghiệp kết hợp các phương tiện về nhân lực, kỹ thuật và tổ chức để sản xuất ra của cải và dịch vụ. NƠI PHÂN CHIA Doanh nghiệp phân phối thu nhập cho người lao động, các chủ sở hữu và các nhà cung cấp NƠI HỢP TÁC Đây đồng thời cũng là nơi xung đột giữa các thành viên của doanh nghiệp (những người ăn lương và các nhà lãnh đạo) NƠI THỰC HIỆN QUYỀN LỰC Chủ doanh nghiệp ra các quyết định, các cán bộ truyền đạt, các nhân viên và công nhân thực hiện chúng. 4 Như vậy doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế có chức năng chung là sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu của thị trường nhằm đạt được lợi nhuận hoặc mang lại lợi ích xã hội cao nhất. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các chức năng sản xuất, mua bán hàng hóa hoặc làm dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội đồng thời thông qua các hoạt động đó để kiếm lời. 1.1.1.2. Bản chất pháp lý của Doanh nghiệp: Bản chất pháp lý của các loại hình doanh nghiệp ở nước ta hiện nay không giống nhau hoàn toàn vì nó còn phụ thuộc một số yếu tố như hình thức sở hữu Nhưng bản chất pháp lý của doanh nghiệp nói chung được thể hiện qua các vấn đền chủ yếu sau: - Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật là phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh, xin phép kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch, có tài sản, có sử dụng lao động làm thuê. Doanh nghiệp là nơi diễn ra hoạt động sản xuất vật chất thì phải dựa trên các yếu tố về tư liệu sản xuất và lao động. Muốn hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng phải có vốn kinh doanh, có tài sản, trong một số trường hợp nhất định số vốn đầu tư ban đầu (vốn điều lệ) không được thấp hơn mức vốn theo qui định của pháp luật (vốn pháp định). Doanh nghiệp là chủ thể kinh doanh có qui mô kinh doanh ở mức độ nhất định. - Mục đích hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp nói chung là nhằm mục đích kinh doanh. Kinh doanh được hiểu “ là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Điều 3, Luật doanh nghiệp). Theo nghĩa thông thường, doanh nghiệp phải được quan niệm là chủ thể hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Nhưng trong luật thực định của Việt Nam hiện nay, có nhiều tổ chức kinh tế hoạt động không phải với 5 mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận nhưng vẫn được coi là doanh nghiệp, đó là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích (Điều 3, Luật DNNN và Điều 1, Nghị định 56/CP ngày 02/10/1996). - Doanh nghiệp phải là chủ thể hạch toán kinh doanh độc lập, có nghĩa nó là chủ thể tự quyết định việc thu, chi tài chính, tự mình hưởng thành quả cũng như chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. - Doanh nghiệp phải là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động dưới một hình thức pháp lý nhất định do pháp luật quy định. Hình thức pháp lý của doanh nghiệp được quy định cụ thể trong các luật về doanh nghiệp như: Công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, hợp tác xã 1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp: Việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là: - Uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng; - Khả năng huy động vốn; - Rủi ro đầu tư; - Tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp; - Tổ chức quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Luật về tổ chức và thành lập doanh nghiệp ở Việt nam hiện có Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, luật Hợp tác xã, luật Các tổ chức tín dụng Theo đó, Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp. 6 1.1.2.1. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân và tính chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp. 1.1.2.2. Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1.1.2.2.1. Công ty TNHH một thành viên: Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp có những đặc điểm sau: - Chủ sở hữu công ty phải là một tổ chức hoặc cá nhân và có thể là: cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, các pháp nhân của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các loại doanh nghiệp, các tổ chức khác theo quy định của pháp luật. 7 - Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác theo quy định về chuyển đổi doanh nghiệp. - Công ty không được phát hành cổ phần. - Công ty có tư cách pháp nhân và chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn đối với kết quả kinh doanh của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. 1.1.2.2.1. Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có đặc điểm chung sau: - Hình thức sở hữu của công ty là thuộc hình thức sở hữu chung của các thành viên công ty. - Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên mỗi công ty không ít hơn hai và không vượt quá năm mươi. - Công ty không được phát hành cổ phần. - Công ty là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. 1.1.2.3. Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là doanh nghiệp có những đặc điểm chung sau: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế tối đa. - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn theo quy định của pháp luật về chứng khoán. - Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn, cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. 8 1.1.2.4. Công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp có những đặc điểm sau đây: - Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn. - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. - Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh. - Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn. Như vậy công ty hợp danh có hai loại: Công ty hợp danh mà tất cả các thành viên đều là thành viên hợp danh và công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. 1.1.3. Ưu điểm và hạn chế của các loại hình doanh nghiệp: 1.1.3.1. Doanh nghiệp tư nhân: Theo điều 141- Luật Doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; chủ sử hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân; Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Theo điều 143- Luật Doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thẻ trực tiếp hoặc 9 [...]... 6 triệu tấn hàng hóa với lợng luân chuyển khoảng 5 tỷ tấn km tính đổi mỗi năm Ngoài lợi ích về kinh tế đờng sắt còn góp phần thúc đẩy sự phát triển về chính trị, văn hóa, xã hội giữa các vùng cao, vùng sâu với các khu đô thị, đồng bằng trong cả nớc, đờng sắt cũng góp phần quan trọng trong việc bảo về an ninh quốc phòng của đất nớc Theo quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải đờng sắt đã đợc Chính... hoỏ l: Cụng ty nh nc c lp thuc cỏc B, ngnh, a phng; Cụng ty m ca Tp on kinh t, Tng 27 cụng ty nh nc (k c Ngõn hng Thng mi nh nc); Cụng ty m trong t hp cụng ty m - cụng ty con; Cụng ty thnh viờn hch toỏn c lp thuc Tng cụng ty do Nh nc quyt nh u t v thnh lp; n v hch toỏn ph thuc ca cụng ty nh nc c lp, tp on, tng cụng ty nh nc, cụng ty m, cụng ty thnh viờn hch toỏn c lp ca Tng cụng ty; Cụng ty trỏch nhim... duyệt thì vận tải đờng sắt sẽ đảm nhận khối lợng vận tải từ 25% đến 30% về tấnvà tấn km; 20% đến 25% về hành khách và hành khách- km trong tổng khối lợng vận tải chung toàn ngành giao thông vận tải Đến năm 2020 tỷ trọng vận chuyển hành khách trong đô thị chiếm ít nhất 20% khối lợng hành khách ở các đô thị lớn nh Hà Nội, TP.HCM Ngày 4/ 3/2003 Thủ tớng Chính phủ đã có Quyết định số 34/2003/QĐTTg về việc. .. Tổng công ty đờng sắt Việt Nam Theo quyết định này Tổng công ty Đờng sắt Việt Nam gọi tắt là Tổng công ty là tổng công ty Nhà nớc hoạt động kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ quản ý, khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đờng sắt do Nhà nớc giao, có t cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do Tổng công ty. .. tài khoản tại kho bạc nhà nớc và tại các ngân hàng nhà nớc, nớc ngoài theo quy định của pháp luật, đợc tổ chức và hoạt động theo điều lệ Tổng công ty Nhiệm vụ của Tổng công ty là kinh doanh vận tải đờng sắt, vận tải đa phơng thức trong nớc và liên vận quốc tế, đại lý và dịch vụ vận tải, quản lý, khai thác, bảo dỡng và sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng đờng sắt quốc gia, t vấn, khảo sát, thiết kế, chế... nh nc hin nay + Cụng ty nh nc c lp, Tng cụng ty nh nc: l doanh nghip do Nh nc s hu ton b vn iu l, thnh lp, t chc qun lý + Cụng ty c phn nh nc l cụng ty m ton b c ụng l cỏc cụng ty nh nc hoc t chc c Nh nc y quyn gúp vn + Cụng ty trỏch nhim hu hn nh nc mt thnh viờn l cụng ty trỏch nhim hu hn do Nh nc s hu ton b vn iu l + Cụng ty trỏch nhim hu hn nh nc cú hai thnh viờn tr lờn: l cụng ty trỏch nhim hu hn... l vo cụng ty Tuy nhiờn, hỡnh thc cụng ty trỏch nhim hu hn cng cú nhng hn ch nht nh nh: - Do ch trỏch nhim hu hn nờn uy tớn ca cụng ty trc i tỏc, bn hng cng phn no b nh hng; - Cụng ty trỏch nhim hu hn chu s iu chnh cht ch ca phỏp lut hn l doanh nghip t nhõn hay cụng ty hp danh; - Vic huy ng vn ca cụng ty trỏch nhim hu hn b hn ch do khụng cú quyn phỏt hnh c phiu 1.1.3.3 Cụng ty c phn: Cụng ty c phn l... thc cụng ty nh nc, cụng ty c phn, cụng ty trỏch nhim hu hn Lut doanh nghip nh nc nm 2003 ó cú nhng thay i c bn: - Doanh nghip nh nc khụng ch l t chc do Nh nc s hu vn m cú c cỏc doanh nghip trong ú Nh nc cú c phn hoc s vn gúp ca Nh nc nm quyn chi phi Nh vy gn bao gm cỏc loi sau: 20 Doanh nghip nh nc Cụng ty nh nc c lp, Tng cụng ty nh nc Cụng ty c phn nh nc Cụng ty TNHH nh nc mt thnh viờn Cụng ty TNHH... kinh doanh Cụng ty trỏch nhim hu hn mt thnh viờn khụng c quyn phỏt hnh c phiu v khụng c gim vn iu l Theo iu 66 Lut Doanh nghip 2005quy nh cỏc hn ch i vi ch s hu cụng ty l khụng c trc tip rỳt mt phn hoc ton b s vn ó gúp vo cụng ty Ch s hu cụng ty ch c quyn rỳt vn bng cỏch chuyn nhng mt phn hoc ton b s vn cho t chc hoc cỏ nhõn khỏc Ch s hu cụng ty khụng c rỳt li nhun ca cụng ty khi cụng ty khụng thanh... cu t chc qun lý ni b ca cụng ty trỏch nhim hu hn mt thnh viờn bao gm: Hi ng qun tr v Giỏm c hoc Ch tch cụng ty v Giỏm c Nhỡn chung, cụng ty trỏch nhim hu hn mt thnh viờn cú y cỏc c thự ca cụng ty trỏch nhim hu hn cú ớt nht hai thnh viờn tr lờn im khỏc bit duy nht gia cụng ty trỏch nhim hu hn mt thnh viờn v cụng ty trỏch nhim hu hn cú ớt nht hai thnh viờn tr lờn l cụng ty trỏch nhim hu hn mt thnh viờn . nước về công tác cổ phần hóa doanh nghiệp ứng dụng phù hợp với cổ phần hóa Công ty Vận tải hàng hóa Đường sắt. Vì vậy việc nghiên cứu về cổ phần hóa đối với công ty Vận tải hàng hóa Đường sắt. chính phủ, của ngành về cổ phần hóa đối với các công ty vận tải. Chương 3: Nghiên cứu về cổ phần hóa đối với công ty Vận tải Hàng hóa Đường sắt. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1 bị tiền đề cho việc cổ phần hóa Công ty hàng hóa ĐS. Quá trình cổ phần hóa Công ty Vận tải hàng hóa Đường sắt rất đặc thù và sẽ gặp không ít khó khăn vì: sản phẩm tấn – km hàng hóa do nhiều sản phẩm

Ngày đăng: 05/10/2014, 06:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS TS Lê Hồng Hạnh: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước những vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2004 Khác
2. Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Các văn bản về đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, Hà Nội 2010 Khác
3. PGS. TS Vũ Trọng Khai (chủ biên), Lâm Ngọc Điệp Tổ chức và quản lý công ty NXB Thống kế, Hà Nội 2003 Khác
5. Luật doanh nghiệp Nhà nước, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005 Khác
6. Quyết định 1882/QĐ – TTg ngày 13/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án chuyển đổi Tổng công ty ĐSVN sang hoạt động theo Khác
7. Quyết định 1883/QĐ – TTg ngày 13/11/2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Công ty mẹ - Tổng công ty ĐSVN Khác
8. Quyết định 973/QĐ – TTg ngày 25/06/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu Khác
9. Hồ sơ đề án tổ chức và hoạt động của các chi nhánh vận tải hàng hóa đường sắt Khác
10. Quyết định 1268/QĐ – ĐS ngày 05/12/2011 về việc chuyển đổi Công ty Vận tải hàng hóa Đường sắt thành công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do ĐSVN làm chủ sở hữu Khác
11. Quyết định 474/QĐ – TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Đường sắt Việt Nam Khác
12. Nghị định số 59/2011/NĐ – CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần Khác
13.Quy trình thực hiện chuyển 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần ban hành kèm theo nghị định số 59/2011/NĐ – CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần Khác
14.Thông tư số 20/2007/ TT - BLĐTBXH ngày 04/10/2007 hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động Khác
15.Thông tư số 146/2007/TT – BTC ngày 06/12/2007 hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần Khác
16.Nghị định số 110/ 2007/NĐ – CP ngày 26/06/2007 về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước Khác
17.Thông tư số 18/2007/TT – BLĐTBXH ngày 10 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 110/ 2007/NĐ – CP ngày 26/06/2007 về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại Khác
18.Công văn số 2505/2008/CV – Bộ LĐTBXH ngày 17/07/2008 về chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa công ty nhà nước Khác
19. Công văn 2469/2008/CV – Bộ LĐTBXH ngày 15/07/2008 về chế độ đối với người lao động khi cổ phần hóa bộ phận doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Khác
20. Công văn số 1403/2008/CV – Bộ LĐTBXH ngày 07/05/2008 về thời gian tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm đối với người lao động tại công ty cổ phần được chuyển từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Các loại hình doanh nghiệp nhà nước hiện nay - việc nghiên cứu về cổ phần hóa đối với công ty vận tải hàng hóa đường sắt
Hình 1.2 Các loại hình doanh nghiệp nhà nước hiện nay (Trang 21)
Hình 3.1: Mô hình doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị - việc nghiên cứu về cổ phần hóa đối với công ty vận tải hàng hóa đường sắt
Hình 3.1 Mô hình doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị (Trang 86)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w