1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang

102 478 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: - Phân tích các báo cáo tài chính là một trong những công cụ quản lý quantrọng giúp đỡ các nhà quản lý đánh giá đượ

Trang 1

Để hoàn thành bản luận văn này, em xin chân thành cảm

ơn sự hướng dẫn tận tình của TS Phạm Đức Cường trong

suốt quá trình viết và hoàn thành luận văn.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Kế hoạch và Phát triển, Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2011

Học viên

Hồ Thị Hải Hà

Trang 2

Tôi xin cam đoan luận văn "Phân tích báo cáo tài chính tại công ty

cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang” là kết quả của quá trình học

tập, nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc

Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy vàđược xử lý khách quan, trung thực

Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận

và quá trình nghiên cứu thực tiễn

Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2011

Học viên

Hồ Thị Hải Hà

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

Danh môc c¸c tõ viÕt t¾t

DANH MỤC BẢNG BIỂU

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 10

1.7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 11

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 12

2.1 KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 12

2.1.1 Khái niệm Báo cáo tài chính và phân tích Báo cáo tài chính 12

2.1.2 Mục đích phân tích báo cáo tài chính 15

2.1.3 Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 15

2.2 NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 15

2.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính 15

2.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 20

2.2.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 22

2.2.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 34

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 35

3.1 TỔNG QUAN VÊ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 35

Trang 4

AN GIANG 37

3.3 PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 39

3.3.1 Phân tích cấu trúc tài chính 39

3.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 49

3.2.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 52

3.2.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh 58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 72

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 74

4.1 TỔNG KẾT VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 74

4.1.1 Những thuận lợi về mặt tài chính 74

4.1.2 Những khó khăn và hạn chế về mặt tài chính của Công ty 75

4.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 75

4.2.1 Về kiểm soát chi phí 75

4.2.2 Xây dựng một cấu trúc tài chính hợp lý: 78

4.2.3 Quản lý dòng tiền của Doanh nghiệp 79

4.3 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG 79

4.3.1 Về phía nhà nước 80

4.3.2 Về các chính sách nâng cao quản lý tài chính: 81

4.3.3 Về phía công ty 82

4.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 83

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC

Trang 6

BCTC : B¸o c¸o tµi chÝnh

ROA : Return on assets- Søc sinh lêi cña Tµi s¶n ROE : Return on equity- Søc sinh lêi vèn Chñ së h÷u ROS : Return on sales- Søc sinh lêi cña Doanh thu

Trang 7

Bảng 3.1: Phân tích tình hình biến động của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán 40

Bảng 3.2: Phân tích cơ cấu tài sản 41

Bảng 3.3: Phân tích cơ cấu nguồn vốn 45

Bảng 3.4: Đánh giá quan hệ tài sản và nguồn vốn 48

Bảng 3.5: Xác định vốn hoạt động thuần 49

Bảng 3.6: Bảng phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 51

Bảng 3.7: Phân tích tình hình thanh toán 53

Bảng 3.8: Phân tích khả năng thanh toán 55

Bảng 3.9 Phân tích biến động các khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh 60

Bảng 3.10: Phân tích tỷ trọng các khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh 61

Bảng 3.11: Bảng phân tích khả năng sinh lời 64

Bảng 3.12: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn 67

Bảng 3.13 Phân tích lưu chuyển tiền tệ 69

Trang 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

- Phân tích các báo cáo tài chính là một trong những công cụ quản lý quantrọng giúp đỡ các nhà quản lý đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinhdoanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp

- Phân tích báo cáo tài chính giúp những đối tượng có lợi ích gắn liền với Doanhnghiệp nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhận biết những tiềm năng, cơhội, rủi ro tài chính và đưa ra các quyết định kinh tế chính xác và hiệu quả hơn

- Xu hướng phát triển, hội nhập toàn cầu và tính cạnh tranh khốc liệt của nềnkinh tế thị trường mang lại cho các doanh nghiệp những cơ hội mới và những tháchthức chưa từng có Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế biến động và cạnhtranh cao, bắt buộc các Doanh nghiệp trước hết phải ý thức được thực trạng tàichính của chính Doanh nghiệp mình

1.2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

TỚI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.2.1 Tổng quan về báo cáo phân tích báo cáo tài chính của các công ty niêm yếtđược thực hiện bởi các công ty chứng khoán

1.2.1 Tổng quan về luận văn thạc sỹ nghiên cứu về phân tích Báo cáo tài chính

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu và hệ thống những vấn đề lý luận chung về hệ thống báo cáo tàichính và phân tích Báo cáo tài chính

- Đưa ra những đánh giá về thực trạng tài chính của Công ty và đề xuất giải phápnhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Câu hỏi 1: Lý luận chung về phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp đãđược vận dụng như thế nào?

Câu hỏi 2: Thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xuấtnhập khẩu thủy sản An Giang ra sao?

Câu hỏi 3: Các kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

Trang 9

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phân tích báo cáo tài chính và đánh giá tình hình tài chính tại Công ty cổphần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong giai đoạn năm 2008, 2009, 2010

1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Về phương pháp luận, trong quá trình phân tích Báo cáo tài chính, việc phântích được thực hiện trên quan điểm toàn diện, biện chứng và logic

- Phương pháp thu thập số liệu: luận văn sử dụng các số liệu thứ cấp là cácBáo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

- Phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong luận văn thạc sỹ là cácphương pháp phân tích Báo cáo tài chính gồm: phương pháp so sánh; phương phápchi tiết chỉ tiêu phân tích; phương pháp loại trừ

1.7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Luận văn thạc sỹ gồm bốn chương với nội dung chính sau:

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính Doanh nghiệp

Chương 3: Thực trạng phân tích phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần

xuất nhập khẩu thủy sản An Giang”

Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp nâng cáo năng lực tài

chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1 KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính và phân tích BCTC

2.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của các BCTC

2.1.1.2 Khái niệm phân tích BCTC.

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh

số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ Thông qua việc phân tích báo cáo tàichính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũngnhư rủi ro trong tương lại

Trang 10

Với công cụ kỹ thuật và phương pháp đa dạng, phân tích báo cáo tài chính làmột công cụ quan trọng của nhà quản lý và đồng thời hỗ trợ thiết yếu cho nhữngngười sử dụng báo cáo tài chính ở bên ngoài doanh nghiệp trong các quyết định đầu

tư và kinh doanh khác nhau liên quan đến doanh nghiệp

2.1.2 Mục đích phân tích báo cáo tài chính

Mục đích chính của phân tích báo cáo tài chính là giúp người sử dụng thôngtin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng củadoanh nghiệp

2.1.3 Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính

Mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính là giúpnhững người ra quyết định chính xác thực trạng tài chính vè tiềm năng của doanhnghiệp, từ đó lựa chọn những phương án kinh doanh tối ưu Bởi vậy, việc phân tíchbáo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng từ nhiều phía, cả nhà quản trị doanhnghiệp và đối tượng quan tâm bên ngoài doanh nghiệp

2.2 NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

2.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính

2.2.1.1 Phân tích khái quát tình hình huy động và sử dụng vốn

- Biến động của Tổng nguồn vốn và các khoản mục trên bảng cân đối kế toán

- Cơ cấu tài sản và xu hướng biến động của cơ cấu tài sản

- Cơ cấu nguồn vốn và biến động nguồn vốn

2.2.1.2 Phân tích mối quan hệ giữa Tài sản và nguồn vốn

- Hệ số nợ so với tài sản

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

- Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu

- Hệ số tự tài trợ

2.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh

Nội dung phân tích này được thực hiện thông qua chỉ tiêu vốn hoạt động thuần

- Trường hợp vốn hoạt động thuần < 0, doanh nghiệp đang đối mặt với tínhtrạng mất can bằng về cán cân thanh toán và chịu áp lực nặng về thanh toán nợ ngắnhạn (cân bằng xấu)

Trang 11

- Trường hợp vốn hoạt động thuần = 0: doanh nghiệp đạt được cân bằng tàichính, tuy nhiên cân bằng này chỉ mang tính tương đối và vẫn chứa đựng nguy cơcân bằng xấu xảy ra.

- Trường hợp vốn hoạt động thuần > 0: cân bằng tài chính trong trường hợpnày được gọi là “cân bằng tốt”, an toàn và bền vững

Ngoài ra, trong quá trình phân tích, các nhà phân tích cũng tính toán và sửdụng các chỉ tiêu sau:

- Hệ số tài trợ thường xuyên

- Hệ số tài trợ tạm thời

- Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên

- Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn

2.2.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

2.2.3.1 Phân tích tình hình thanh toán

Hệ thống các chỉ tiêu phân tích:

- Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với nợ phải trả(%)

- Số vòng quay của các khoản phải thu( vòng)

- Thời gian thu tiền

- Số vòng quay của các khoản phải trả( vòng)

- Thời gian thanh toán tiền

- Chu kỳ hoạt động

2.2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán

Hệ thống các chỉ tiêu được sử dụng khi phân tích khả năng thanh toán củaDoanh nghiệp bao gồm:

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh

2.2.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh

- Xem tình hình biến động của các khoản mục trên báo cáo kết quả kinhdoanh bằng cách so sánh mức và tỷ lệ biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốctừng chỉ tiêu

Trang 12

- So sánh các khoản chi phí và các khoản lợi nhuận với doanh thu thuần

2.2.4.1 Phân tích khái quát tình hình hoạt động kinh doanh

2.2.4.2 Phân tích mức sinh lời:

Hệ thống các chỉ tiêu thể hiện mức sinh lời:

- Suất sinh lời của tài sản( ROA)

- Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu( ROE)

- Suất sinh lời của doanh thu( ROS)

- Suất sinh lời của vốn cổ phiếu thường ( ROCE)

- Lợi nhuận của mỗi cổ phiếu thường( EPF)

- Hệ số giá cả so với lợi nhuận cổ phiếu( PE)

2.2.4.3 Phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn:

Các chỉ tiêu thuộc nội dung phân tích này thường bao gồm:

- Số vòng quay của hàng tồn kho

- Thời gian một vòng quay của hàng tồn kho

- Số vòng quay của khoản phải thu

- Thời gian thu tiền

- Số vòng quay các khoản phải trả

- Thời gian thanh toán tiền

2.2.4.4 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ trong mối liên

- Phân tích tình hình biến động của từng khoản mục trong từng hoạt động đếnlượng lưu chuyển giữa kỳ này với kỳ trước

Trang 13

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG

3.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG

3.3 PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG

3.3.1 Phân tích cấu trúc tài chính

3.3.1.1 Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán

3.3.1.2 Phân tích khái quát tình hình huy động và sử dụng vốn

* Phân tích cơ và biến động của cấu tài sản

Căn cứ vào số liệu trên Bảng cấn đối kế toán, tác giả phân tích tiến hành sosánh cả về tương đối lẫn tuyệt đối các chỉ tiêu Tài sản Nhằm đánh giá tình hình tàichính trong quá khứ và hiện tại để làm cơ sở đánh giá tình hình tài chính của công

ty trong tương lai

* Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Tác giả phân tích tập trung phân tích cơ cấu các loại nguồn vốn chiếm trongtổng nguồn vốn để đánh giá tính hợp lý của các khoản vay, và đánh giá mức độ độclập của tài chính

b) Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn:

3.3.2 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 3.3.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

3.3.3.1 Phân tích tình hình thanh toán

Tình hình thanh toán là một nội dung rất được các nhà quản trị quan tâm, vìtình hình thanh toán ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn.Tác giả đi sâu phân tích nội dung tình hình công nợ các khoản phải thu và phải trả

Từ đó có những biện pháp nhằm thu hồi công nợ,và đưa ra cam kết trong hợp đồngphù hợp hơn Đồng thời, giúp nhà quản trị nhận diện được dấu hiệu rủi ro tài chínhtrong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty

Trang 14

3.3.3.2 Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của Doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá chấtlượng tài chính và hiệu quả hoạt động Là thông tin hữu ích cho những đối tượng quantâm đến hiệu quả hoạt động của công ty như nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng

3.3.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh

3.3.4.1 Phân tích khái quát tình hình hoạt dộng kinh doanh

Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, tác giả tiến hành so sánh các chỉ tiêuqua các năm để đánh giá mức độ tiết kiệm chi phú của các loại chi phí, tốc độ tănggiảm doanh thu có phù hợp với tốc độ tăng giảm chi phí hay không

3.3.4.2 Phân tích khả năng sinh lời

Phân tích khả năng sinh lời thông qua các chỉ số: Hệ số tài sản trên vốn chủ

sở hữu, suất sinh lời doanh thu( ROS), suất sinh lời của tài sản( ROA)

3.3.4.3 Phân tích tốc độ luân chuyển của Tài sản ngắn hạn

Tác giả phân tích và đánh giá các yếu tố Tài sản ngắn hạn là các yếu tốquyết định đến nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty thông qua các chỉ tiêu:Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn, số vòng luân chuyển của tài sản

3.3.4.4 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ tệ trong mối liên hệ với các hoạt động

CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG

4.1 TỔNG KẾT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG

4.1.1 Những thuận lợi về mặt tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

4.1.2 Những khó khăn và hạn chế về mặt tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

4.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA

Trang 15

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG

4.2.1 Kiểm soát chi phí sản xuất

4.2.1.1 Kiểm soát chi phí thông qua các trung tâm quản lý chi phí

Một trong những biện pháp kiểm soát chi phí hiệu quả là gắn liền chi phí vớimột trung tâm quản lý chi phí nhất định

Trung tâm quản lý chi phí là nơi chúng ta xác lập, tập hợp chi phí với mộtđơn vị tính phí Trung tâm quản lý chi phí có nghĩa là:

- Một phòng ban

- Một bộ phận trong một Doanh nghiệp

- Một nơi làm việc

- Một dây chuyền máy( áp dụng với chi phí sản xuất)

Để có thể kiểm soát chi phí thông qua các trung tâm chi phí, Doanh nghiệpcần xây dựng hệ thống mã số chi phí

4.2.1.2 Kiểm soát thông qua hệ thống định mức và dự toán:

Hệ thống định mức chi phí không chỉ áp dụng hiệu quả cho các chi phí sảnxuất trực tiếp mà còn có ý nghĩa kiểm soát đối với nhiều loại chi phí sản xuất,thường sử dụng chủ yếu đối với những chi phí văn phòng, xăng xe…Việc xây dựngđịnh mức này phải được xây dựng trên bản chất chi phí và gắn liền với hoạt độngthực tiền của phòng ban

4.2.1.3 Xác định các biện pháp giảm chi phí

a) Kiểm soát chi phí tài chính

b) Kiểm soát chi phí bán hàng

4.2.2 Quản lý dòng tiền của Doanh nghiệp

4.3 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG:

4.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

- Tổng kết đầy đủ , có hệ thống và logic cơ sỏ lý luận của phân tích Báo cáo tàichính gồm khái niệm, ý nghĩa, nội dung và các phương pháp phân tích Báo cáo tài chính

- Vận dụng trực tiếp những lý luận đó vào phân tích Báo cáo tài chính củaCông ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, chỉ ra những thuận lợi và hạnchế trong tình hình tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An

Trang 16

Giang và từ đó đề nghị những giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty.

Trang 17

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cùng với tiến trình phát triển hệ thống kế toán Việt Nam, hệ thống báo cáo tàichính cũng không ngừng được đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với các chuẩnmực chung của kế toán quốc tế, thu hẹp sự khác nhau giữa kế toán Việt Nam vớicác chuẩn mực chung của kế toán quốc tế Tuy nhiên, do môi trường kinh tế xã hộiluôn luôn biến động nên hệ thống báo cáo tài chính không ngừng đổi mới và hoànthiện cho phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế đáp ứng nhu cầu thông tin củangười sử dụng

Đặc biệt là Việt nam chúng ta giờ đây là thành viên của WTO thì việc côngkhai thông tin của hệ thống báo cáo tài chính không chỉ cần thiết cho các nhà quản

lý doanh nghiệp mà còn là sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cơquan quản lý nhà nước, người lao động làm công ăn lương và các đối thủ cạnhtranh Ngay cả với các công ty cổ phần niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch thì

hệ thống báo cáo tài chính trở thành thông tin tổng hợp mang đầy đủ tính chất pháp

lý cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cần quan tâm phân tích

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang là một trong bốn công

ty hàng đầu cả nước về lĩnh vực sản xuất chế biến và xuất khẩu hàng Thủy sảnĐông Lạnh như cá tra, cá Basa phi lê Trong những điều kiện khó khăn của nềnkinh tế, khó khăn về vùng nguyên liệu, bên cạnh những thuận lợi từ phía nhànước trong những chính sách nhằm tăng cường phát triền ngành nuôi trồng thủysản Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang đã làm gì để cải thiệntình hình tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Để hiểu rõ côngtác quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh Để hiểu rõ công tác quản lýtài chính và những giải pháp đem lại thành công cho Công ty Cổ phần xuất nhậpkhẩu thủy sản An Giang, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc

sĩ là "Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản

An Giang”.

Trang 18

1.2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Phân tích Báo cáo tài chính là một công cụ quản lý hiệu quả được sử dụngrộng rãi không chỉ bởi các nhà quản lý của Doanh nghiệp mà còn được sử dụng chocác nhà phân tích chuyên nghiệp nhằm cung cấp các thông tin tài chính cho các đốitượng quan tâm như các nhà đầu tư, chủ nợ…

Trước thực tiễn to lớn của phân tích Báo cáo tài chính, khi nghiên cứu côngtrình có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả xin nghiên cứu theo hướng: các báocáo phân tích Báo cáo tài chính của các Công ty đã được niêm yết trên sàn giao dịchchứng khoán, được công bố rộng rãi bởi các nhà phân tích chuyên nghiệp

Nghiên cứu về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính thì đã cónhiều tác giả đã thực hiện Về cơ bản các tác giả đã đóng góp đáng kể vào lý luậnchung về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Bên cạnh đó, các tác giả vớicác kiến nghị đã góp phần hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính trong các doanhnghiệp nghiên cứu Tôi xin vắn tắt lại một số công trình nghiên cứu nổi bật màtôi đã tham khảo

Trước hết, liên quan đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệpViệt nam, nhiều tác giả đã nêu lên một thực trạng đáng báo động về chất lượngkém của các báo cáo tài chính Ví dụ, một con số thống kê do stox.vn thực hiện

đã chỉ ra rằng tính đến ngày 20/4/2009, trong số 357 doanh nghiệp niêm yết trên

cả hai sàn, có ít nhất 194 công ty có sự chênh lệch kết quả kinh doanh trước vàsau kiểm toán, trong đó không ít DN có chênh lệch kết quả kinh doanh rất lớn(trên 10%)1 Thực trạng này đặt ra một yêu cầu cấp thiết về hoàn thiện chấtlượng báo cáo tài chính cũng như ảnh hưởng lớn của chất lượng báo cáo tàichính đến việc ra quyết định kinh doanh

Nhằm hướng đến hoàn thiện việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp,cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả (cao học viên,nghiên cứu sinh, các nhà phân tích kinh tế,…) Tuy nhiên công trình của các tác giảđều có nhiều điểm yếu về phương pháp nghiên cứu, về đối tượng nghiên cứu cũngnhư thời gian nghiên cứu

Trang 19

Ví dụ: Bài báo cáo thứ nhất: luận văn thạc sỹ “phân tích Báo cáo tài chính tạicông ty cổ phần Kinh Đô” thực hiện bởi tác giả” Vũ Thị Mai”, giáo viên hướng dẫnPGS.TS Phạm Thị Bích Chi, đã phân tích báo cáo tài chính với các nhóm chỉ tiêu tìnhhình tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán Tuy nhiên nội dung phân tíchbáo cáo tài chính còn nhiều hạn chế như hệ thống chỉ tiêu còn ít và đơn giản.

Ngoài ra, khi phân tích một số chỉ tiêu tài chính tác giả chỉ dừng lại ở việc tínhtoán các con số mà không tìm hiểu bản chất hay nguyên nhân tạo ra con số đó vàmức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, do

đó, công ty chưa thấy được ý nghĩa sâu sắc của từng chỉ tiêu trong việc đưa ra quyếtđịnh quản lý tài chính Bên cạnh đó, tác giả khi phân tích đã không so sánh các chỉtiêu với hệ số trung bình ngành hoặc với đối thủ cạnh tranh, do vậy kết quả nghiêncứu của tác giả này là chưa thực sự thuyết phục

Tiếp theo, tác giả tìm hiểu bài báo báo“Phân tích Báo cáo tài chính tại Tổng

công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An” thực hiện bởi tác giả Trần Thị HồngThúy”, giáo viên hướng dẫn PGS.TS Phạm Thị Bích Chi Luận văn được thực hiệntrên số liệu của ba năm tài chính liên tiếp từ 2007 đến 2009 Tác giả đã phân tíchbằng phương pháp so sánh và chỉ tiêu tài chính được thực hiện trên bảng Cân đối kếtoán và Báo cáo kết quả kinh doanh một cách đầy đủ, đa dạng Tuy nhiên, việc phântích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa được chú trọng thực hiện trong khi đây là mộtkênh thông tin hết sức quan trọng cung cấp cho nhà đầu tư bức tranh toàn cảnh về

hoạt động của Doanh nghiệp

Trong bài nghiên cứu này, tôi cố gắng khắc phục được những điểm yếu pháthuy những điểm mạnh của các tác giả để bài viết được hoàn chỉnh hơn Bài nghiêncứu của tôi phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủysản An Giang trong ba năm 2008, 2009, 2010 mà cho đến nay chưa có tác giả nàophân tích Số liệu hoàn toàn chính xác và kịp thời

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU[13,tr 17]

Xuất phát từ phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủysản An Giang, đề tài hướng tới các mục tiêu sau:

Trước hết, nghiên cứu và hệ thống những vấn đề lý luận chung và thực tiễn về hệthống Báo cáo tài chính và phân tích Báo cáo tài chính Doanh Nghiệp nói chung vàdoanh nghiệp sản xuất nói riêng theo các quy định và chế độ hiện hành của Việt Nam

Trang 20

Vận dụng những lý luận chung vào việc phân tích báo cáo tài chính tại Công

ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, từ đó tác giả đưa ra những đánh giá

về thực trạng tài chính của công ty

Qua đó, tác giả xin đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính củaCông ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Câu hỏi 1: Lý luận chung về phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp đãđược vận dụng như thế nào?

Câu hỏi 2: Thực trạng tài chính của công ty Công ty cổ phần xuất nhập khẩuthủy sản An Giang ra sao?

Câu hỏi 3: Các kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU[13,tr 27]

Cơ sở phương pháp luận: Luận văn vận dụng các phương pháp luận và quanđiểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử

Liên quan đến phương pháp nghiên cứu cho đề tài, luận văn sử dụng phươngpháp nghiên cứu định lượng với các kỹ thuật phân tích khác nhau như tổng hợp, sosánh, thống kê để trình bày các quan điểm, giải pháp để đạt được mục đích nghiêncứu của đề tài

1.5.1 Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích báo cáo tàichính nhằm nghiên cứu kết quả, sự biến động và mức độ biến động của chỉ tiêu phântích So sánh số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thayđổi tình hình tài chính doanh nghiệp Đánh giá sự tăng trưởng hay tụt lùi trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp So sánh số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõmức độ phấn đấu của doanh nghiệp Bên cạnh đó, so sánh giữa số liệu của doanhnghiệp với số trung bình của ngành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hìnhtài chính của doanh nghiệp mình là tốt hay xấu, được hay chưa được

So sánh có ba hình thức: so sánh theo chiều dọc, so sánh theo chiều ngang và

so sánh theo xu hướng

Trang 21

- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng thể.

- So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về sốtương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ tiếp theo

- So sánh theo xu hướng thường dùng số liệu từ ba năm trở lên để thấy được

sự tiến triển của các chỉ tiêu so sánh đặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác làmnổi bật sự biến động về tình hình tài chính hiện tại và dự đoán tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp trong tương lai

Khi tiến hành so sánh phải giải quyết các vấn đề về điều kiện so sánh và tiêuchuẩn so sánh:

Điều kiện so sánh được: Khi so sánh theo thời gian, các chỉ tiêu cần thống

nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp và đơn vị tính Khi so sánh về khônggian, thường là so sánh trong một ngành nhất định nên cần phải quy đổi về cùngmột quy mô với các điều kiện kinh doanh tương tự nhau

Gốc so sánh: Là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh (còn gọi là kỳ

gốc) Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của phân tích mà chọn các chỉ tiêu chuẩn so sánhthích hợp Gốc so sánh thường được xác định theo thời gian và không gian

Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích, phương pháp so sánh thườngđược sử dụng dưới các dạng sau:

So sánh bằng số tuyệt đối:

Khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ biết được qui mô biếnđộng (mức tăng hay giảm) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốcbiểu hiện bằng tiền, hiện vật hay giờ công cụ thể

So sánh bằng số tương đối:

Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổbiến của chỉ tiêu nghiên cứu Do vậy, so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽnắm được xu hướng biến động của các chỉ tiêu

So sánh bằng số bình quân:

Số bình quân phản ánh mức độ bình quân hay đặc điểm điển hình của 1 tổ, 1

bộ phận, 1 đơn vị,… Khi so sánh bằng số bình quân, các nhà quản lý sẽ biết đượcmức độ mà doanh nghiệp đạt được so với bình quân chung của tổng thể, củangành… Từ đó, xác định được vị trí của doanh nghiệp trong tổng thể, trong ngành

Trang 22

1.5.2 Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích

Việc chi tiết chỉ tiêu phân tích theo các khía cạnh khác nhau giúp cho việcđánh giá kết quả kinh doanh được chính xác hơn Thông thường trong phân tích,phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau:

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu;

- Chi tiết theo thời gian;

- Chi tiết theo địa điểm

Sau đó, nhà phân tích mới tiến hành so sánh mức độ đạt được của từng bộphận giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc và mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đếntổng thể cũng như xem xét tiến độ thực hiện và kết quả đạt được trong từng thời gian.Việc nghiên cứu các chỉ tiêu phân tích theo phương hướng khác nhau sẽ giúp các nhàquản lý nắm được tác động của các giải pháp mà doanh nghiệp áp dụng trong từng bộphận cấu thành, từng thời gian hay địa điểm để từ đó tìm ra cách cải tiến các giảipháp cũng như điều kiện vận dụng từng giải pháp một cách có hiệu quả

1.5.3 Phương pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ được sử dụng nhằm xác định xu hướng và mức độ ảnhhưởng của lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Theo phương pháp này, khinghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân

tố còn lại

Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai cách là phươngpháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch:

* Phương pháp thay thế liên hoàn

Thay thế liên hoàn là phương pháp thay thế lần lượt từng nhân tố từ giá trịgốc sang kỳ phán tích để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêunghiên cứu Các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên kỳ gốc Sau đó, sosánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu nghiên cứutrước khi thay thế nhân tố Mức chênh lệch về trị số của chỉ tiêu nghiên cứu sau vàtrước khi thay thế nhân tố chính là ảnh hưởng của nhân tố đó đến sự biến động củachỉ tiêu

Trang 23

Để áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần đảm bảo điều kiện và trình tự sau:

- Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu;

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiêncứu Các nhân tố này phải có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu phản ánh đối tượngnghiên cứu dưới dạng tích số hoặc thương số

- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứuvào một công thức toán học theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng

- Thay thế lần lượt giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nghiên cứu

Có bao nhiêu nhân tố thì có bấy nhiêu lần và nhân tố nào đã thay thế thì giữ nguyêngiá trị đã thay thế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thế cuối cùng Sau mỗi lần thaythế trị số của từng nhân tố, phải xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa thaythế đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng (nếu có);

- Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiêncứu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc

* Phương pháp số chênh lệch

Điều kiện và trình tự áp dụng của phương pháp này cũng tương tự như phươngpháp thay thế liên hoàn chỉ khác ở chỗ: để xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thìtrực tiếp lấy số chênh lệch về giá trị của kỳ phân tích với kỳ gốc của nhân tố đó

1.5.4 Phương pháp liên hệ cân đối

Mọi chỉ tiêu tài chính đều có mối liên hệ với nhau giữa các mặt, các bộphận… Để lượng hoá các mối liên hệ đó, ngoài các phương pháp đã nêu trên, trongphân tích báo cáo tài chính còn sử dụng phổ biến các cách nghiên cứu liên hệ phổbiến như: liên hệ cân đối, liên hệ trực tuyến và liên hệ phi tuyến

Liên hệ cân đối có cơ sở là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và

quá trình kinh doanh: giữa tổng số vốn và tổng số nguồn vốn, giữa nguồn thu, huyđộng và tình hình sử dụng các quỹ, các loại vốn giữa nhu cầu và khả năng thanh toán,giữa nguồn vốn mua sắm và tình hình sử dụng các loại vật tư, giữa thu với chi,…

Liên hệ trực tuyến là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ tiêu

phân tích Chẳng hạn, lợi nhuận có quan hệ cùng chiều với lượng hàng bán ra, giábán có quan hệ ngược chiều với giá thành, tiền thuế,… Trong mối liên hệ trực tuyếnnày, theo mức độ phụ thuộc các chỉ tiêu có thể phân thành hai loại quan hệ chủ yếu:

Trang 24

- Liên hệ trực tuyến giữa các chỉ tiêu như giữa lợi nhuận với giá bán, giá thành,tiền thuế,… Trong trường hợp này các mối liên hệ không qua một chỉ tiêu liên quannào: Giá bán tăng sẽ làm tăng lợi nhuận, giá thành giảm lợi nhuận cũng tăng…

- Liên hệ gián tiếp là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộcgiữa chúng được xác định bằng một hệ số riêng

Liên hệ phi tuyến là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ liên hệ

không được xác định theo tỷ lệ và chiếu hướng liên hệ luôn biến đổi, trong trườnghợp này, mối liên hệ giữa các chỉ tiêu phân tích (hàm số) với các nhân tố (biến số)thường có dạng hàm luỹ thừa Để quy về hàm tuyến tính người ta dùng các thuậttoán khác nhau như phép Loga, bảng tương quan và chương trình chuẩn tắc…

1.5.5 Phương pháp hồi quy tương quan

Phương pháp tương quan là quan sát mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả vàmột hoặc nhiều tiêu thức nguyên nhân nhưng ở dạng liên hệ thực Còn hồi quy làmột phương pháp xác định độ biến thiên của tiêu thức kết quả theo sự biến thiên củatiêu thức nguyên nhân Bởi vậy, hai phương pháp này có liên quan chặt chẽ vớinhau và có thể tắt là phương pháp hồi quy tương quan Nếu quan sát, đánh giá mốiliên hệ giữa một tiêu thức kết quả và một tiêu thức nguyên nhân gọi là tương quanđơn Nếu quan sát, đánh giá mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả và nhiều nguyênnhân thì gọi là tương quan bội

1.5.6 Phương pháp Dupont

Trong phân tích tài chính, người ta thường vận dụng phương pháp Dupont đểphân tích liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính Chính nhờ sự phân tích mối liên kếtgiữa các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến chỉtiêu phân tích theo một trật tự logic chặt chẽ

Ví dụ: Vận dụng mô hình tài chính Dupont để phân tích hiệu quả sử dụng tàichính của DN trong mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và kết quả đầu

ra Mục đích của mô hình này là phân tích khả năng sinh lời của một đồng tài sản

mà DN sử dụng, từ đó giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định nhằm đạtđược khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà DN sử dụng, từ đó giúp cho cácnhà quản trị đưa ra các quyết định nhằm đạt được khản năng lợi nhuận mong muốn

Trang 25

Mô hình có dạng như sau:

Tỷ suất sinh lời của tài sản

Lợi nhuận sau thuế (2.1)

Tổng tài sản bình quân

Nguồn [13, tr 206]

Tỷ suất sinh lời

của tài sản (ROA =

Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản bình quân x

Doanh thu thuần (2.2)

Số vòng quay tài sản (2.3)

bình quân

Nguồn[13,tr206]Theo công thức trên ta thấy, số vòng quay của Tài sản bình quân càng caochứng tỏ sức sản xuất của các TS càng nhanh, là nhân tố tăng sứ của sinh lời của tàisản Do vậy, để nâng cao số vòng quay của Tài sản, một mặt phải tăng quy mô vềdoanh thu thuần, mặt khác phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm về cơ cấu tài sản Trên

cơ sở đó nếu DN muốn tăng vòng quay của tài sản thì cần phân tích các nhân tố cóliên quan, có phát hiện các mặt tích cực, tiêu cực của nhân tố có biện pháp nâng cao

số vòng quay của tài sản bình quân, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Để tăng sức sinh lời của tài sản doanh nghiệp phải tìm mọi cách thích hợp đểtăng số vòng quay của tài sản và sức sinh lời của Doanh thu Bằng phương pháploại trừ sẽ xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố (số vòng quay tài sản bìnhquân và sức sinh lời của doanh thu) đến sự thay đổi sức sinh lời của tài sản trongkỳ.Tuy nhiên, trong chừng mực nhất định hai nhân tố này có quan hệ ngược chiềunhau Thông thường để tăng số vòng quay tài sản, doanh nghiệp phải tăng doanhthu thuần và do vậy buộc phải giảm giá bán, dẫn đến lợi nhuận giảm Vì thế, để tăngsức sinh lời của tài sản mà vẫn tăng được số vòng quay của Tài sản và sức sinh lợicủa Doanh nghiệp, đòi hỏi các nhà quản lý phải có các giải pháp có cac giải phápthích hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để sao cho lượng hàng hóabán ra vẫn tăng( tăng doanh thu) không phải giảm giá bán

1.5.7 Phương pháp kết hợp

Phương pháp kết hợp cũng là một trong những phương pháp được sử dụng

Trang 26

phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích báo cáo tàichính nói riêng Được gọi là phương pháp kết hợp vì trong quá trình nghiên cứu đốitượng của mình, các nhà phân tích phải sử dụng kết hợp một số phương pháp phântích với nhau, chẳng hạn: kết hợp phương pháp so sánh với phương pháp đồ thị, kếthợp phương pháp loại trừ với phương pháp liên hệ cân đối, kết hợp phương pháp sosánh với phương pháp loại trừ, kết hợp phương pháp chỉ tiêu phân tích với mô hìnhtoán… Điều này là cần thiết vì đối tượng phân tích rất đa dạng, phong phú Do vậy,mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phân tích không phải baogiờ cũng theo một chiều hướng hay cùng một loại( tích số, thương số, tổng số, hiệusố) Hơn nữa, nếu không sử dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích với nhau sẽkhông làm nổi bật đặc trưng của đối tượng phân tích.

Khi sử dụng phương pháp kết hợp, cần chú ý đảm bảo các điều kiện mà bảnthân của từng phương pháp cụ thể yêu cầu( điều kiện so sánh, trật tự sắp xếp cácnhân tố, mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích , trật tự xác định ảnhhưởng của các nhân tố…) Ví dụ, chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích vừa có quan

hệ tích số hoặc thương số với các nhân tố ảnh hưởng này lại vừa có quan hệ tổng sốhay hiệu số, trật tự sắp xếp của các nhân tố không đặt ra vì phương pháp liên hệ cânđối không đòi hỏi Thế nhưng, trong mối quan hệ tích số hay thương số với nhân tốảnh hưởng tới chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích, trật tự sắp xếp này lại bắt buộcphải tuân theo

1.6.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu” Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhậpkhẩu thủy sản An Giang” có những đóng góp quan trọng về lý luận và thực tiễn:

Về mặt lý luận, với việc đi sâu nghiên cứu đề tài đặt ra Tác giả hệ thống hoá,

làm rõ cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Theo

đó, lý thuyết về sự phát triển của phân tích Báo cáo tài chính, nội dung phân tíchbáo cáo tài chính và các phương pháp phân tích được trình bày chi tiết và logic tạichương hai của luận văn

Về mặt thực tiễn, trên cơ sở những vấn đề lý luận được nghiên cứu và hệ thốnghóa, tác giả đi sâu phân tích tình hình tài chính của công ty và đặc biệt

1.7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Luận văn thạc sỹ gồm bốn chương với nội dung chính sau:

Trang 27

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính Doanh nghiệp

Chương 3: Thực trạng phân tích phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần

xuất nhập khẩu thủy sản An Giang”

Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp nâng cáo năng lực tài

chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, Luận văn đã đưa ra được những khái niệm cơ bản nhất vềphân tích báo cáo tài chính, ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính doanhnghệp, đồng thời, luận văn cũng chỉ ra được nguồn số liệu phục vụ cho công tácphân tích báo cáo tài chính Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp nóichung gồm nhiều mảng khác nhau như đánh giá khái quát về tình hình tài chínhdoanh nghiệp, phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanhnghiệp, phân tích hiệu quả kinh doanh, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưphương pháp so sánh, phương pháp loại trừ Với những mục đích khác nhau màcác nhà phân tích có thể tập trung phân tích vào một hoặc một số phần việc trênTóm lại, trong Chương 1, luận văn đã phân tích những vấn đề lý luận về phântích báo cáo tài chính doanh nghiệp nói chung và các bước công việc thực hiệnphân tích báo cáo tài chính, đồng thời Luận văn cũng như chỉ ra sự cần thiết củacông tác phân tích Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp

CHƯƠNG 2

Trang 28

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1 KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1.1 Khái niệm Báo cáo tài chính và phân tích Báo cáo tài chính

2.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa Báo cáo tài chính

“Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế

toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu của đơn vị Theo

đó, BCTC chứa đựng những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản(TS), nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính kết quả kinh doanh trong kỳ của DN"[13,tr14]

Theo quyết số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/3/2006,

hệ thống BCTC áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước và các DN có quy mô lớnhơn bao gồm hệ thống báo cáo tài chính năm, hệ thống BCTC giữa niên độ kế toán,

hệ thống BCTC tổng hợp và hệ thống BCTC hợp nhất Hệ thống báo cáo tài chínhnăm áp dụng trong các doanh nghiệp bao gồm 4 báo cáo bắt buộc là:

Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01–DN): Bảng cân đối kế toán là Báo cáotài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hìnhthành tài sản của Doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02-DN): Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình vàkết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của Doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt độngkinh doanh và các hoạt động khác

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03-DN): Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làmột bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sửdụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyểnđổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của Doanh nghiệp trongviệc tạo ra luồng tiền trong quá trình hoạt động…

Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 04-DN)

Báo cáo này là nguồn cung cấp dữ liệu bổ sung cho hoạt động phân tích, giúpviệc xác định các chỉ tiêu phân tích được cụ thể và chi tiết, qua đó nâng cao chất

Trang 29

lượng hoạt động phân tích Báo cáo tài chính.

Hệ thống báo cáo tài chính giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong phân tíchhoạt động tài chính của doanh nghiệp Điều đó được thể hiện ở những vấn đề mấuchốt sau:

Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tổng quát về kinh tế tài chính, giúpcho việc phân tích tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tíchthực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ Trên cơ sở đó giúp cho việc kiểmtra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động các nguồn vốn vào quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đánh giá tình hình chấp hành và thựchiện các chính sách kinh tế tài chính của doanh nghiệp

Những thông tin trên báo cáo tài chính là những căn cứ quan trọng trong việcphân tích, phát hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế Trên cơ sở đó dự đoántình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như xu hướng phát triển của doanhnghiệp Đó là những căn cứ quan trọng giúp cho việc đưa ra quyết định điều hànhsản xuất kinh doanh của các nhà quản trị doanh nghiệp hoặc là những quyết địnhcủa cácnhà đầu tư, các chủ nợ, các cổ đông tương lai của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin giúp cho việc phân tích tình hìnhtài sản, nguồn vốn và kết quả sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định,phân tích thực trạng tài chính của DN như: Phân tích tình hình biến động về quy

mô và cơ cấu tài sản, nguồn vốn, về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán,tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, tình hình phân phối lợinhuận của DN

Các chỉ tiêu, các số liệu trên báo cáo tài chính là những cơ sở quan trọng đểtính ra các chỉ tiêu kinh tế khác, giúp cho việc đánh giá và phân tích hiệu quả sửdụng vốn, hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của DN Đồng thời, cũng

là những căn cứ quan trọng để đánh giá trạng tài chính của DN

2.1.1.2 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh

số liệu về tài chính hiện tại với quá khứ Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính,người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nhưnhững rủi ro tương lai[13,tr14]

Trang 30

Việc phân tích báo cáo tài chính có rất nhiều cách tiếp cận và tiếp cận theocác hướng khác nhau chỉ mang tính chất tương đối Tùy thuộc vào đối tượngquan tâm và mục đích sử dụng thông tin kinh tế mà có thể tiến hành phân tíchbáo cáo tài chính theo các hướng khác như: theo nội dung tình hình tài chính, kếtquả kinh doanh, khả năng thanh toán, phân tích bản thân từng báo cáo tài chính,phân tích theo đối tượng quan tâm (chủ doanh nghiệp và bên ngoài) Tuy nhiên,

do báo cáo tài chính là sản phẩm tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉtiêu kinh tế tài chính tổng hợp và mục tiêu tối cao của phân tích báo cáo tài chính

là giúp người ra quyết định đánh giá chính xác thực trạng tài chính và tiềm năngcủa DN từ đó lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu nên việc phân tích báo cáotài chính có ý nghĩa nhất và thường được đề cập đáp ứng nhu cầu của các đốitượng quan tâm

Đối với nhà quản lý: Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản

lý trong các giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời,khả năng thanh toán, rủi ro tài chính trong doanh nghiệp… Hướng các quyết địnhcủa Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của DN nhưquyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận…

Đối với các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư thường quan tâm trực tiếp đến nhữngtính toán về giá trị DN Thu thập của các nhà đầu tư là tiền lời được chia và thặng

dư giá trị của vốn Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thu đượccủa DN Phân tích báo cáo tài chính đối với nhà đầu tư là để đánh giá DN và ướcđoán giá trị của DN, dựa vào việc nghiên cứu của các báo cáo tài chính, phân tíchkhả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh…

Đối với người cho vay: Đây là những đối tượng cho DN vay vốn để đảm bảonhu cầu sản xuất, kinh doanh Khi cho vay, họ phải biết chắc được khả năng hoàntrả tiền vay Thu nhập của họ là lãi tiền vay, do đó, phân tích báo cáo tài chính đốivới người cho vay đối với những khoản cho vay dài hạn khác với những khoản chovay ngắn hạn

Đối với những người hưởng lương trong DN: Phân tích báo cáo tài chính giúp

họ định hướng việc làm ổn định, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản

Trang 31

xuất, kinh doanh của DN.

Từ những vấn đề đã nêu ở trên, cho thấy: Phân tích báo cáo tài chính là công cụhữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếucủa một DN, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng đối tượnglựu chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm

2.1.2 Mục đích phân tích báo cáo tài chính

Mục đích chính của phân tích báo cáo tài chính là giúp người sử dụng thôngtin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng củadoanh nghiệp

2.1.3 Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính

Mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính là giúpnhững người ra quyết định chính xác thực trạng tài chính vè tiềm năng của doanhnghiệp, từ đó lựa chọn những phương án kinh doanh tối ưu Bởi vậy, việc phân tíchbáo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng từ nhiều phía, cả nhà quản trị doanhnghiệp và đối tượng quan tâm bên ngoài doanh nghiệp

2.2 NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP [13,tr 139]

Tùy theo vị trí và mục đích sử dụng thông tin của người phân tích mà nội dungphân tích Báo cáo tài chính có thể không giống nhau giữa các nhóm phân tích và sửdụng Báo cáo tài chính khác nhau Tuy nhiên, về cơ bản phân tích Báo cáo tài chính

đi sâu phân tích nội dung của từng báo cáo tài chính và phân tích kết hợp các báocáo sinh lời , cấu trúc tài chính và tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn

2.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính[13, tr139]

Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích khái quát tình hình huy động, sửdụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn củaDoanh nghiệp Qua đó giúp nhà quản lý nắm được tình hình phân bố tài sản và cácnguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đếncân bằng tài chính Những thông tin này sẽ là căn cứ quan tròn để các nhà quản lý racác quyết định điều chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn của mình, bảo đảmcho Doanh nghiệp có được cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và tránh được rủi

Trang 32

ro trong kinh doanh.

Khi phân tích cấu trúc tài chính cần xem xét cả cấu trúc tài sản và cấu trúcnguồn vốn bởi vì cơ cấu TS phản ánh tình hình sử dụng TS, cơ cấu NV phản ánhtình hình huy động vốn, còn mối quan hệ giữa TS và NV phản ánh chính sách sửdụng vốn của DN

2.2.1.1 Phân tích khái quát tình hình huy động và sử dụng vốn[13, tr140]

Phân tích cơ cấu và biến động của tài sản:

Căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh số tổngcộng về tài sản giữa cuối kỳ với đầu kỳ hoặc các năm trước kể cả về số tuyệt đối và

số tương đối nhằm xác định sự biến động về quy mô tài sản của doanh nghiệp quacác kỳ kinh doanh Trong đó cần xem xét sự biến động về quy mô các chỉ tiêu chitiết như vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho,tài sản dài hạn…Qua đó nhằm đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ, hiện tại

để làm cơ sở dự toán tiềm năng tài chính tương lai của doanh nghiệp

Ngoài việc so sánh tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm vẫn còn phải xem xét

tỷ trọng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản và xu hướng biến động của việcphân bổ tài sản Điều này được đánh giá trên tính chất kinh doanh và tình hình biếnđộng của từng bộ phận Tuỳ theo loại hình kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng loạitài sản chiếm trong tổng số là cao hay thấp

Tỷ trọng của từng bộ phận

tài sản trong tổng tài

sản

= Giá trị từng bộ phận tài sản (2.4) Tổng số tài sản

Nguồn [13, tr140]

Khi phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét sự biến động của từng khoản mục cụthể, xem xét tỷ trọng của mỗi loại là cao hay thấp trong tổng số tài sản Qua đó,đánh giá tính hợp lý của sự biến đổi để từ đó có giải pháp cụ thể

Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn

Ngoài việc xem xét đánh giá tình hình phân bổ vốn cần phân tích cơ cấu nguồnvốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ, chủđộng trong kinh doanh và những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu

Đối với nguồn hình thành tài sản cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm

Trang 33

trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng Nếu nguồn vốn chủ sở hữuchiếm tỷ trọng cao trong tổng số thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo vềmặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao Ngược lại,nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng tự đảmbảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp.

Ngoài ra, các nhà phân tích cũng xác định được cơ cấu nguồn vốn và mức độ

tự chủ về tài chính của Doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu cụ thể: Hệ số tài trợ, hệ

số nợ với vốn chủ sở hữu, hệ số nợ so với tổng nguồn vốn

- Hệ số tài trợ: là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về tài chính hay khả năng

tự đảm bảo về tài chính của doanh nghiệp Hệ số này cho biết vốn chủ sở hữu chiếm

tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp Hệ số này càng lớnchứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

Hệ số tài trợ

= Vốn chủ sở hữu (2.6) Tổng số nguồn vốn

2.2.1.2 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn[13,tr152]

Trang 34

Chính sách huy động vốn không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động sảnxuất kinh doanh mà còn có quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu quả sửdụng vốn của DN và tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh Việc phân tích cơcấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn không thể hiện chính sách huy động vốn và sửdụng vốn của DN Do vậy, các nhà phân tích cần phải đi sâu phân tích mối quan hệgiữa TS và NV với các chỉ tiêu tính toán như sau:

- Hệ số nợ so với tài sản: chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản củadoanh nghiệp bằng các khoản nợ Hệ số này càng cao thì mức độ độc lập về tàichính càng thấp

Hệ số nợ so với tài sản = Nợ phải trả (2.8)

Tài sản

-Vốn chủ sở hữu (2.9) Nguồn vốn

Nguồn:[ 13, tr 153]

= 1- Hệ số tài trợ

Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu: phản ánh mức độ đầu tư tài sản củadoanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu Hệ số này càng >1 thì mức độ độc lập về tàichính của doanh nghiệp càng thấp vì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chỉ mộtphần bằng vốn chủ sở hữu

Trang 35

tiêu sau để đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp:

Tổng số nguồn vốn: tổng số nguồn vốn cùng với sự biến động tăng giảmcủa nguồn vốn cuối kỳ so với đầu kỳ là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả nănghuy động vốn trong kỳ của doanh nghiệp Tuy nhiên, sự biến động của tổng sốnguồn vốn chưa biểu hiện đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp do có nhiềunguyên nhân khác nhau dẫn đến sự tăng giảm nguồn vốn của doanh nghiệp

Tỷ suất nợ phải trả

= Nợ phải trả x 100 (2.11) Tổng số nguồn vốn

Nguồn [13, tr155]

Tỷ suất này cho biết số nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các doanh nghiệphoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tỷ suất này càng nhỏ càngtốt Nó thể hiện khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp

Theo công thức cơ bản của bảng cân đối kế toán thì:

Tỷ suất tự tài trợ + Tỷ suất nợ phải trả = 1

- Hệ số tự tài trợ: là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn của doanh nghiệp Hệ số này càng cao chứng tỏ vốn chủ sở hữu đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn Điều này tuy giúp doanh nghiệp tự đảm bảo về tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh không cao vì vốn đầu tư ít được sử dụng vào kinh doanh quay vòng để sinh lợi

Hệ số tự tài trợ dài hạn = Vốn chủ sở hữu (2.12)

Tài sản dài hạn

Nguồn [13, tr 120]Sau khi đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua các phần phải phântích, chúng ta cần đưa ra một vài nhận xét chung về tình hình tài chính của doanhnghiệp để có cơ sở cho những phân tích tiếp theo

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của DN trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu này >= 1 thì DN đảm bảo được khả năng thanh toán và ngược lại, trị số này càng nhỏ hơn 1 thì DN càng mất dần khả năng thanh toán: Công thức tính toán như sau:

Khả năng thanh toán = Tổng tài sản (2.13)

Trang 36

tổng quát Tổng nợ phải trả

Nguồn [13, tr126]

Có sự khác nhau trong tài liệu của chỉ tiêu này Theo các nhà khoa học Vụchế độ kế toán và kiểm toán và theo PGS TS Phạm Thị Gái chủ biên, chỉ tiêu nàyđược gọi là” hệ số khả năng thanh toán hiện hành [3, tr 438],[18, Tr270], còn theotác giả PGS.TS Nguyễn Văn Công, chỉ tiêu này gọi là “ hệ số khả năng tổng quát”

là phù hợp, bởi “hệ số khả năng thanh toán hiện hành” dễ khiến người đọc dễ nhầmlẫn với khả năng thanh toán hiện thời ( thanh toán nợ ngắn hạn[9,Tr458] Mặt khác

“ do chỉ tiêu được tính bằng cách so sánh tổng tài sản hiện có với với tổng số nợphải trả, phản ánh khả năng thanh toán tổng quát của DN trong kỳ báo cáo”[ 9,Tr458] nên tên gọi” Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là phù hợp

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán cáckhoản nợ của doanh nghiệp bằng tổng giá trị tài sản hiện có

2.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh[13, tr 155]

Để đảm bảo cung cấp đủ vốn cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải cócác biện pháp tài chính để huy động và hình thành nguồn vốn Nguồn vốn củadoanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu, vốn vay và vốn chiếm dụng trongquá trình thanh toán Có thể phân loại thành 2 loại:

- Nguồn tài trợ thường xuyên: Là NV mà DN được sử dụng thường xuyên, lâudài vào hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồnvốn vay nợ dài hạn

- Nguồn tài trợ tạm thời: là nguồn vốn mà DN tạm thời vào hoạt động kinhdoanh trong một thời gian ngắn, các khoản vay, nợ ngắn hạn, các khoản chiếm dụngbất hợp pháp của người bán, của người mua, của công nhân viên chức

- Thực chất quá trình phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinhdoanh là việc phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp, tức là xem xét mốiquan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp

Tài sản

ngắn hạn +

Tài sản dài hạn =

Nguồn tài trợthường xuyên + Nguồn tài trợ tạm thời (2.14)

Nguồn:[ 13, tr 161]

Từ cân bằng tài chính trên ta có:

Trang 37

Tài sản

ngắn hạn - Nguồn tài trợ tạm thời =

Nguồn tài trợthườngxuyên - Tài sản dài hạn (2.15)

Nguồn:[ 13, trg 162]

Vế trái của đẳng thức là chỉ tiêu” Vốn hoạt động thuần”

Vậy Vốn hoạt đồng thuần được tính bằng hai cách như sau:

Nguồn tài trợ

thường xuyên - Tài sản dài hạn (2.17)

Nguồn:[ 13, tr 162]Trường hợp vốn hoạt động thuần < 0: Khi đó nguồn tài trợ thường xuyênkhông đủ tài trợ cho tài sản dài hạn

Trường hợp vốn hoạt động thuần >0: Khi đó nguồn tài trợ thường xuyênkhông những được sử dụng tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn một phần tài trợ chotài sản ngắn hạn

Trường hợp vốn hoạt động thuần =0: Khi đó nguồn tài trợ thường xuyên vừa

đủ tài trợ cho tài sản dài hạn

Bên cạnh đó, khi phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinhdoanh, người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu sau để việc phân tích cụ thể và chínhxác hơn Đó là:

- Hệ số tài trợ thường xuyên:

- Hệ số tài trợ tạm thời:

Hệ số tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ tạm thời (2.19)

Trang 38

Tổng nguồn vốn

Nguồn [13, tr206] Phản ánh nguồn tài trợ tạm thời chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng sốnguồn tài trợ thường xuyên…Hệ số tài trợ tạm thời càng nhỏ thì tính ổn định và cânbằng tài chính càng lớn và ngược lại

- Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn:

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thường xuyên

Hệ số giữa nguồn tài trợ thường

xuyên với tài sản dài hạn =

Nguồn tài trợ thường xuyên (2.20)

Tổng nguồn vốn

Nguồn [13, tr206]Trị số chỉ tiêu này càng lớn thì tính ổn định về tài chính của doanh nghiệpcàng cao và ngược lại

- Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn:

Hệ số giữa tài sản ngắn

hạn so với nợ ngắn

hạn

= Tài sản ngắn hạn (2.21)

Nợ ngắn hạn

Nguồn [13, tr 206]Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn Trị sốcủa chỉ tiêu này càng lớn thì tính ổn định về tài chính của doanh nghiệp càng cao vàngược lại

2.2.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán[13,tr 167]

2.2.3.1 Phân tích tình hình thanh toán

Tình hình thanh toán của DN phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính.Nếu hoạt động tài chính có hiệu quả thì DN sẽ phát sinh ít công nợ, khả năng thanhtoán dồi dào, ít chiếm dụng vốn cũng như bị chiếm dụng vốn, và ngược lại Để phântích tình hình thanh toán các nhà phân tích thường tính ra và so sánh giữa kỳ phântích và với kỳ gốc các chỉ tiêu phản ánh khoản phải thu, phải trả Cụ thể như sau:

- Tỷ lệ khoản phải thu so với phải trả:

Tỷ lệ các khoản phải thu so

với các khoản phải trả =

Trang 39

DN Chỉ tiêu này lớn hơn 100% chứng tỏ số vốn DN bị chiếm dụng nhiều hơn và ngượclại Thực tế cho thấy sô đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn đều phản ánh tình hình tàichính không lành mạnh và đều ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả kinh doanh của DN.

- Số vòng quay của các khoản phải thu khách hàng( vòng)

Chỉ tiêu “Số vòng quay của các khoản phải thu khách hàng” cho biết trong một

kỳ kinh doanh, các khoản phải thu quay được mấy vòng, Chỉ tiêu này cho biết mức

độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ Nếu sốvòng quay lớn chứng tỏ Doanh nghiệp đã thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếmdụng vốn và ngược lại Tuy nhiên, “số vòng quay của các khoản phải thu kháchhàng” nếu quá cao sẽ ảnh hưởng đến khối tiêu thụ do chính sách tín dụng bán hàngquá chặt chẽ, không khuyến khích khách hàng mua sản phẩm của Doanh nghiệp

- Thời gian thu tiền: Chỉ tiêu này phản ánh thời gian bình quân thu hồi tiền hàng bán ra và được tính theo công thức sau:

Thời gian thu tiền

= Thời gian của kỳ phân tích (2.25)

Số vòng quay phải thu khách hàng

Nguồn: [13, tr 170]Thời gian thu tiền càng ngắn, tốc độ thu tiền càng cao và Doanh nghiệp càng ít

bị chiếm dụng vốn và ngược lại Tuy nhiên, nếu thời gian thu tiền quá ngắn sẽ ảnhhưởng tiêu cực đến khối lượng tiêu thụ hàng hóa

- Số vòng quay các khoản phải trả người bán( vòng)

Trang 40

Trong công thức trên chỉ tiêu “số dư bình quân các khoản phải trả khách hàng”được xác định như sau:

- Thời gian thanh toán tiền:

Thời gian thanh toán

Thời gian của kỳ phân tích (2.28)

Số vòng quay các khoản phải trả

Nguồn: [13, tr 170]Thời gian thanh toán tiền hàng càng ngắn, tốc độ thanh toán tiền hàng càngcao và doanh nghiệp càng ít đi chiếm dụng vốn và ngược lại

2.2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của DN cho biết rõ năng lực tài chính trước mắt và lâudài của DN Đây cũng là những thông tin hữu ích mà các tổ chức tín dụng, các nhàđầu tư,cơ quan kiểm toán thường hay quan tâm để đạt được mục tiêu của mìnhtrong quá trình sản xuất kinh doanh Khi đánh giá khả năng thanh toán của doanhnghiệp có nhiều cách tiếp cận và tùy theo những mục tiêu khác nhau:

* Đánh giá khả năng thanh toán thông qua Bảng cân đối kế toán, tác giả phântích thông qua các chỉ tiêu như Khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toántổng quát, hệ số thanh toán nợ dài hạn, khả năng chi trả lãi vay…Qua những chỉ tiêu

đó cho phép các nhà quản lý đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại và tương laicũng như dự đoán được tiềm lực thanh toán và an ninh tài chính của Doanh nghiệp.Các chỉ tiêu thường được sử dụng như sau:

- Hệ số thanh toán tổng quát: Hệ số này được giới thiệu tại mục 2.2.1.2 về mốiquan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

- Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả: Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ như

Ngày đăng: 05/10/2014, 06:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tài chính (2007), Chế độ kế toán doanh nghiệp – Vietnamese Accounting policy for Interprise, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán doanh nghiệp – Vietnamese Accountingpolicy for Interprise
Tác giả: Bộ tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2007
2. Bộ tài chính (2008), Chuyên đề 16: Phân tích hoạt động tài chính nâng cao, Bộ tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề 16: Phân tích hoạt động tài chính nâng cao
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2008
3. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích Báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểmtra, phân tích Báo cáo tài chính
Tác giả: Nguyễn Văn Công
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2005
4. Phạm Đức Cường (2004), “Hệ thống báo cáo tài chính trong Công ty cổ phần ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Kinh tế và phát triển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống báo cáo tài chính trong Công ty cổ phần ởViệt Nam - Thực trạng và kiến nghị
Tác giả: Phạm Đức Cường
Năm: 2004
5. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích tài chính doanhnghiệp
Tác giả: Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính
Năm: 2008
6. Cổng thông tin, dữ liệu tài chính - chứng khoán Việt Nam CafeF.vn [Trực tuyến].Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam – VCCorp. Tên địa chỉ:http://cafef.vn/hose/AGF-cong ty co phan xuat nhap khau thuy san An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://cafef.vn/hose/AGF-cong
7. Nguyễn Văn Công (2005), “Luận bàn về hệ thống chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và phát triển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận bàn về hệ thống chỉ tiêu đánh giá khái quát tìnhhình tài chính doanh nghiệp”
Tác giả: Nguyễn Văn Công
Năm: 2005
8. Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy (2006), Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế toán tài chính
Tác giả: Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy
Nhà XB: NXB Tàichính
Năm: 2006
9. Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: Phạm Thị Gái
Nhà XB: Nhà xuất bảnTài chính
Năm: 2004
10. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào
Nhà XB: Nhàxuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2008
11. Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích báo cáo tài chính
Tác giả: Nguyễn Năng Phúc
Nhà XB: Nhà xuấtbản Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2011
12. Nguyễn Năng Phúc (2005), Phân tích tài chính trong các công ty cổ phần ở Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính trong các công ty cổ phần ởViệt Nam
Tác giả: Nguyễn Năng Phúc
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2005
13. Nguyễn Năng Phúc (2008), Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Năng Phúc
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2008
14. Đoàn Thị Hà Thư(2011), phân tích Báo cáo tài chính của công ty TNHH Honda Việt Nam Khác
15. Trần Thị Hồng Thúy (2009), Phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 3.3. PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN - phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang
BẢNG 3.3. PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN (Trang 81)
BẢNG 3.4: ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN - phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang
BẢNG 3.4 ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN (Trang 84)
BẢNG 3.6: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO VỐN CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang
BẢNG 3.6 BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO VỐN CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 87)
BẢNG 3.7: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN - phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang
BẢNG 3.7 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN (Trang 89)
BẢNG 3.8: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN - phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang
BẢNG 3.8 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN (Trang 91)
BẢNG 3.9 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN MỤC TRÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH - phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang
BẢNG 3.9 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN MỤC TRÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Trang 96)
BẢNG 3.10: PHÂN TÍCH TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN MỤC TRÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH - phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang
BẢNG 3.10 PHÂN TÍCH TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN MỤC TRÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Trang 97)
BẢNG 3.11: BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI - phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang
BẢNG 3.11 BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI (Trang 101)
BẢNG 3.12:  BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN TÀI SẢN NGẮN HẠN - phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang
BẢNG 3.12 BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN TÀI SẢN NGẮN HẠN (Trang 104)
BẢNG 3.13. PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ - phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang
BẢNG 3.13. PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Trang 106)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w