- Phân tích báo cáo tài chính là một bộ phận trong tiến trình phân tích hoạt động của doanh nghiệp Phân tích tình hình và kết quả sản xuất của doanh nghiệp; phân tíchcác yếu tố của quá t
Trang 1KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ ÁN:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC HẬU GIANG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TRẦN LINH ĐĂNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Lê Thị Thu Huyền Nguyễn Thị Như Huyền Đàm Thị Quỳnh Mai
Lê Ngọc Hà MiTRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
Trang 2NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ ÁN:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC HẬU GIANG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TRẦN LINH ĐĂNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Lê Thị Thu Huyền Nguyễn Thị Như Huyền Đàm Thị Quỳnh Mai
Lê Ngọc Hà Mi
Ngày nộp đề án:
Người nhận đề án (ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3Trích yếu
Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Mục đích: nhằm áp dụng các kiến thức đã học về phân tích báo cáo tài chính, tài chínhdoanh nghiệp vào việc phân tích tình hình hoạt động thực tế của một doanh nghiệp, cụ thể làCông Ty Cổ Phần Dược Hậu Giang (DHG) Việc này đem lại lợi ích cho chúng tôi trongcông việc sau này, đặc biệt là các ngành nghề có liên quan đến đầu tư, thẩm định doanhnghiệp như chứng khoán, ngân hàng…
Đối tượng nghiên cứu: báo cáo tài chính trong 3 năm liên tiếp từ 2009 đến 2011 củaCông Ty Cổ Phần Dược Hậu Giang, bản cáo bạch, biên bản họp đại hội cổ đông, báo cáothường niên và các thông tin khác liên quan đến công ty
Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Để nhằm đạt được những mục đích đã đề ra ở trên, các phương pháp đã được sử dụngtrong quá trình thực hiện đề án này gồm có: thu thập thông tin, sàng lọc dữ liệu, tính toáncác số liệu liên quan, tham khảo ý kiến, so sánh đánh giá, và đưa ra kết luận
- Đánh giá tín nhiệm của công ty qua 3 năm khảo sát là loại A Công ty hoạt động
có hiệu quả và an toàn
- Các số liệu so sánh với ngành rất khả quan
Từ những kết luận trên, chúng tôi khuyên các nhà đầu tư nên xem xét đầu tư vàoCông Ty Cổ Phần Dược Hậu Giang trong dài hạn
Trang 4Mục lục
Trang 5Lời cảm ơn
Nhóm chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Linh Đăng (Giảng viêntrực tiếp hướng dẫn thực hiện đề án Phân tích báo cáo tài chính) đã tận tình giúp đỡ nhómtrong quá trình thực hiện đề án này Bên cạnh đó, chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn đến tất cảcác thành viên trong nhóm đã nhiệt tình hợp tác với nhau để thực hiện tốt đề án này Trongbài làm không thể tránh được sai sót về chuyên môn, tuy nhiên với kiến thức hạn hẹp củamình, chúng tôi đã cố gắng để tìm hiểu và phát huy mọi thứ đã học được trên ghế nhàtrường vào bài làm này Nhóm rất mong sự chỉ bảo tận tình và ý kiến đóng góp của các thầy(cô) để bài làm của nhóm được hoàn chỉnh hơn
Trang 6Danh mục hình ảnh và bảng biểu
Trang 7Dẫn nhập
Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang trên con đường hội nhập vào nền kinh tế trongkhu vực và trên thế giới Vì vậy mỗi doanh nghiệp nhất thiết phải tìm cho mình một chỗđứng thật vững trên thị trường, nếu không sẽ bị đào thải theo qui luật cạnh tranh Thịtrường dược phẩm cũng không ngoại lệ, ngày càng phát triển và mở rộng, nếu như trướcđây thì chúng ta chỉ biết đến thuốc ngoại thì giờ đây các công ty về dược phẩm trongnước không ngừng mọc lên có quy mô về sản xuất và chất lượng sản phẩm cũng khôngthua kém các loại thuốc ngoại Trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như vậy Công
ty Cổ phần Dược Hậu Giang luôn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường dược phẩmtrong nước và đạt được nhiều thành công trong những năm vừa qua Muốn tồn tại và pháttriển, doanh nghiệp phải có phương án sản xuất hiệu quả và có chiến lược phát triển trongtương lai Muốn làm được điều đó, trước hết các doanh nghiệp cần nắm vững được tìnhhình tài chính của mình, và xác định được các khách hàng trọng tâm, đem lại hiệu quảkinh doanh cho doanh nghiệp Những thành công của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
là yếu tố giúp nhóm chọn đây là công ty để phân tích báo cáo tài chính.
Trang 8I CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, để nhà đầu tư có thể đưa ra một quyết địnhđầu tư đúng đắn và sáng suốt Ngoài những yếu tố khách quan tác động như: biến độngthị trường, xu hướng chạy đua theo số đông… Bên cạnh đó, họ cần có một kỹ thuật phântích đúng đắn để hỗ trợ cho việc ra quyết định của mình Trong những phương pháp phântích, thì phương pháp phân tích báo cáo tài chính là một kỹ thuật rất phổ biến, có thể kháiquát được tình hình hoạt động kinh doanh của hạng mục đầu tư
Vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ PhầnDược Hậu Giang
2 Phương pháp thực hiện
Phương pháp phân tích được sử dụng trong bài là:
- Phương pháp so sánh ngang: phân tích biến động của từng khoản mục qua từngnăm Ví dụ: phân tích tình hình biến động về tài sản hay nguồn hình thành tài sản
- Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu
- Phương pháp đồ thị: dùng đồ thị để diễn tả một cách rõ ràng và mạch lạc diễn biếncủa chỉ tiêu phân tích qua từng thời kỳ
3 Mục tiêu
Qua bài phân tích báo cáo tài chính này, nhóm chúng tôi mong rằng có thể cung cấpđược những thông tin cần thiết về tình hình kinh doanh của Công ty Cổ Phần Dược HậuGiang và đối thủ là Công ty Cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM và tình hình phát triểncủa ngành dược nói chung
4 Phạm vi nghiên cứu
Với phương pháp so sánh, nhóm chúng tôi sẽ tiến hành phân tích báo cáo tình chínhcủa Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang và so sánh với Công ty Cổ phần Dược phẩmIMEXPHARM qua 3 năm 2009, 2010 và 2011
Do thời gian có hạn, nhóm chúng tôi sẽ tập trung phân tích như sau:
- Phân tích biến động tài sản, nguồn vốn
- Phân tích các chỉ số tài chính
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Trang 9- Đánh giá tín nhiệm.
II CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Cơ sở lý thuyết
1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính
- Phân tích báo cáo tài chính (financial statements analysis) là quá trình sử dụng các
báo cáo tài chính nhằm phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp để
có cơ sở ra những quyết định hợp lý
- Phân tích báo cáo tài chính là một bộ phận trong tiến trình phân tích hoạt động của
doanh nghiệp (Phân tích tình hình và kết quả sản xuất của doanh nghiệp; phân tíchcác yếu tố của quá trình sản xuất; phân tích tình hình tiêu thụ; phân tích tình hình tàichính qua các báo cáo tài chính)
1.2 Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính nhằm đạt được các mục đích chủ yếu như sau:
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chủ sở hữu,người cho vay, nhà đầu tư, ban lãnh đạo công ty để họ có những quyết định đúng đắntrong tương lai để đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện hữu hạn về nguồn lực kinh tế
- Đánh giá đúng thực trạng của công ty trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản, mật độ, hiệuquả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có, tìm ra sự tồn tại và nguyên nhân của sự tồntại đó để có biện pháp phù hợp trong kỳ dự toán để có chính sách điều chỉnh thích hợpnhằm đạt được mục tiêu mà công ty đã đặt ra
- Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, các hình thức huy động vốn, chínhsách vay nợ, mật độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mục đích làm giatăng lợi nhuận trong tương lai
- Kết quả phân tích tài chính phục vụ cho những mục đích khác nhau của nhiều đốitượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính Như vậy khi phân tích báo cáo tài chínhcủa công ty, nhà phân tích phải sử dụng một số lý thuyết và kỹ thuật về phân tích các báocáo tài chính của công ty Ở Việt Nam, chủ yếu là phân tích bảng cân đối kế toán, báocáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ Riêng thuyết minh báo cáo tài
Trang 10chính chủ yếu để người sử dụng thông tin hay những nhà phân tích báo cáo tài chính hiểu
rõ hơn về tình hình tài chính của công ty
5 Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính
2.1 Phân tích hoạt động tài chính
- Đánh giá chính xác, cụ thể kết quả sản xuất kinh doanh
- Xác định được các nguyên nhân và mức độ tác động của từng nguyên nhân ảnhhưởng tới đối tượng phân tích
- Đề xuất các biện pháp cần thiết để cải tiến công tác kinh doanh và quản lí nhằmnâng cao hiệu quả kinh doanh
2.1.2 Hệ số khả năng thanh toán
a Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Giá trị “Tài sản ngắn hạn” (mã số 100) và “Nợ ngắn hạn” (mã số 310) trên Bảngcân đối kế toán
“Hệ số khả năng thanh toán hiện thời” là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng cáckhoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp Nợ ngắn hạn là những khoản nợ
mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh
Về mặt lý thuyết, nếu trị số của chỉ tiêu này >=2, doanh nghiệp có đủ khả năngthanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khảquan Ngược lại, nếu “Hệ số khả năng thanh toán hiện thời” < 2, doanh nghiệp khôngđảm bảo đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn Nếu trị số của chỉ tiêu này < 1, nghĩa là vốn
Trang 11kinh doanh của doanh nghiệp cực kì kém và doanh nghiệp không thể chi trả các khoản
nợ khi đến hạn
b Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Giá trị “Tài sản ngắn hạn” (mã số 100), “Hàng tồn kho” (mã số 140) và “Nợ ngắnhạn” (mã số 310) trên Bảng cân đối kế toán
Về mặt lý thuyết, khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” >= 1,doanh nghiệp bảo đảm và thừa khả năng thanh toán nhanh và ngược lại, khi trị số của chỉtiêu < 1, doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh
c Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền
Giá trị “Tiền và các khoản tương đương tiền” (mã số 110); trong đó, các khoản tươngđương tiền bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn khôngquá 3 tháng, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định mà không có rủi ro khichuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo như kỳ phiếungân hàng, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi…và “Nợ ngắn hạn” (mã số 310) trênBảng cân đối kế toán
Do tính chất của tiền và tương đương tiền nên khi xác định khả năng thanh toán bằngtiền, các nhà phân tích thường so với các khoản nợ có thời hạn thanh toán trong vòng 3tháng Do vậy, khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền” (với cáckhoản nợ phải trả trong vòng 3 tháng) >=1, doanh nghiệp bảo đảm và thừa khả năngthanh toán bằng tiền và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu < 1, doanh nghiệp không bảođảm khả năng thanh toán bằng tiền Trong khoảng thời gian này (3 tháng), trị số của “Hệ
số khả năng thanh toán bằng tiền” có giá trị cảnh báo khá cao, nếu doanh nghiệp khôngbảo đảm khả năng thanh toán bằng tiền, các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ phải áp dụngngay các biện pháp tài chính khẩn cấp để tránh cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phásản
Trang 12b Hệ số tự tài trợ
Vốn chủ sở hữu được lấy từ chỉ tiêu mã số 400, còn tổng số nguồn vốn được lấy từ
mã số 440 trên Bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồnvốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần Trị số càng lớn chứng tỏ khả năng tự bảo đảm vềmặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng lớn.Ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tàichính của doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp cànggiảm
c Hệ số thanh toán lãi vay
Lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp được lấy từ chỉ tiêu mã số 50,chi phí lãi vay được lấy từ chỉ tiêu mã số 23 thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.Tiền vay của doanh nghiệp bao gồm vay ngắn hạn, vay dài hạn và vay của mọi đốitượng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết: cứ một đồng chi phí lãi vay sẽ chiếm bao nhiêu đồng lợi nhuậntrước thuế trong kỳ của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao, khả năng thanh toán lãi vay
Trang 13của doanh nghiệp là tốt, và khi đó doanh nghiệp không những có khả năng thanh toán chiphí lãi vay mà còn thanh toán nợ gốc vay, chứng tỏ tiền vay đã sử dụng có hiệu quả.
2.1.4 Tỷ số hoạt động
a Vòng quay hàng tồn kho
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ được lấy từ mã số 10 trên Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh Hàng tồn kho bình quân chính là trung bình của hàng tồnkho đầu kỳ và cuối kỳ được lấy từ mã số 140 trên Bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu này cho biết, nếu doanh nghiệp cứ bỏ 1 đồng vốn để đầu tư cho hàng tồn khothì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳcủa doanh nghiệp Chỉ tiêu này có giới hạn hợp lý là >=6 Nếu vòng quay vốn hàng tồnkho của doanh nghiệp > 6 thì có nghĩa là vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp tốt.Ngược lại, nếu vòng quay vốn hàng tồn kho của doanh nghiệp < 6 thì chứng tỏ vòng quayhàng tồn kho của doanh nghiệp chưa tốt và doanh nghiệp nên xem xét lại khoản mục này
b Kỳ thu tiền bình quân
Số dư bình quân phải thu khách hàng chính là trung bình của số dư phải thu kháchhàng đầu kỳ và cuối kỳ (mã số 131) trên Bảng cân đối kế toán
Doanh thu bán chịu 1 ngày được tính bằng Doanh thu bán hàng trong kì (mã số 01)trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh/360 ngày
Giới hạn hợp lý của chỉ tiêu này là <=15 Chỉ tiêu này càng lớn thì có nghĩa là doanhnghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá bé thì cónghĩa là chính sách quản trị của doanh nghiệp quá chặt chẽ
c Vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần trong kỳ được được tính là tổng của các chỉ tiêu: doanh thu thuần vềbán hàng và cung cấp dịch vụ (mã số 10), doanh thu hoạt động tài chính (mã số 21) vàthu nhập khác (mã số 31) của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Tài sản ngắn hạn
Trang 14bình quân chính là trung bình của tài sản ngắn hạn đầu kỳ và cuối kỳ được lấy từ chỉ tiêu
mã số 100 trên Bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng giá trị tài sản ngắn hạn đầu tư trong kỳ thì thu được baonhiêu đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của tài sản ngắn hạn trong
kỳ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản ngắn hạn vận động càng nhanh
Trị số hợp lý của chỉ tiêu này:
Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại là từ 8 – 9 vòng;
Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất là 3 – 4 vòng
Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng là 1 – 2 vòng
d Hiệu suất sử dụng vốn cố định và tài sản cố định
• Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Doanh thu thuần trong kỳ được được tính là tổng của các chỉ tiêu: doanh thu thuần vềbán hàng và cung cấp dịch vụ (mã số 10), doanh thu hoạt động tài chính (mã số 21) vàthu nhập khác (mã số 31) của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Giá trị tài sản dàihạn bình quân chính là trung bình của tài sản dài hạn đầu kỳ và cuối kỳ (mã số 200)thuộc Bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, các tài sản dài hạn sẽ tạo ra bao nhiêu đồngdoanh thu thuần, chỉ tiêu này càng cao sẽ góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Trị
số hợp lý của chỉ tiêu này là từ 3 – 4 vòng
• Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Doanh thu thuần trong kỳ được tính là tổng của các chỉ tiêu: doanh thu thuần về bánhàng và cung cấp dịch vụ (mã số 10), doanh thu hoạt động tài chính (mã số 21) và thunhập khác (mã số 31) của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Nguyên giá bình quân tài sản cố định trong kỳ chính là bình quân của các nguyên giá:Nguyên giá tài sản cố định hữu hình (mã số 222), nguyên giá tài sản cố định thuê tài
Trang 15chính (mã số 225) và nguyên giá tài sản cố định vô hình (mã số 228) của Bảng cân đối kếtoán.
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng nguyên giá tài sản cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đồngdoanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản cốđịnh hoạt động tốt Trị số hợp lý của chỉ tiêu này là từ 3 – 4 vòng
e Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn
Doanh thu thuần trong kỳ được tính là tổng của các chỉ tiêu: doanh thu thuần về bánhàng và cung cấp dịch vụ (mã số 10), doanh thu hoạt động tài chính (mã số 21) và thunhập khác (mã số 31) của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Tổng tài sản bình quânđược xác định bằng trung bình giữa tổng tài sản đầu kỳ, cuối kỳ mã số 270 trên Bảng cânđối kế toán
Giới hạn hợp lý của chỉ tiêu này đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcxây dựng là tiến gần tới 1; đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mạithì chỉ tiêu này phải từ 10 trở lên
2.1.5 Tỷ số doanh lợi
a Tỷ số lợi nhuận lợi doanh thu (ROS)
Lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp được lấy từ chỉ tiêu mã số 50 vàdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ được lấy từ chỉ tiêu mã số 01 thuộc Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được 100 đồng doanhthu, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sửdụng chi phí càng tốt Đó là nhân tố giúp nhà quản trị mở rộng thị trường, tăng doanh thu.Chỉ tiêu này thấp thì nhà quản trị cần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận
b Tỷ số lợi nhuận trên vốn (ROA)
Trang 16Lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp được lấy từ chỉ tiêu mã số 50thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Tổng tài sản bình quân được xác định bằng trung bình giữa tổng tài sản đầu kỳ, cuối
kỳ mã số 270 trên Bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng tài sản đầu tưthì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụngtài sản tốt Đó là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng như xây dựng nhàxưởng, mua thêm máy móc thiết bị, mở rộng thị phần tiêu thụ…
So sánh ROA với lãi suất cho vay của ngân hàng Nếu ROA > Lãi suất cho vay củangân hàng thì tỷ suất sinh lợi trên tài sản của doanh nghiệp khá cao chứng tỏ doanhnghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả Ngược lại, nếu ROA < Lãi suất cho vay của ngânhàng thì tỷ suất sinh lợi trên tài sản của doanh nghiệp khá thấp chứng tỏ doanh nghiệphoạt động kinh doanh chưa hiệu quả
c Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp được lấy từ chỉ tiêu mã số 50thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Vốn chủ sở hữu bình quân được xác định bằng trung bình giữa vốn chủ sở hữu đầu
kỳ, cuối kỳ mã số 400 trên Bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng vốn chủ
sở hữu, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả
sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư củachủ doanh nghiệp Đó là nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạtđộng kinh doanh Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều
lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn
2.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính
2.2.1 Tổng số nguồn vốn
Ta sẽ so sánh nguồn vốn của năm trước với năm sau
Trang 17Nếu năm sau lớn hơn năm trước thì doanh nghiệp đó đang mở rộng quy mô sản xuấtkinh doanh Ngược lại, nếu năm sau thấp hơn năm trước thì doanh nghiệp đó đang thuhẹp quy mô kinh doanh.
2.2.2 Tỷ số tự tài trợ
Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độclập về mặt tài chính của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ khả năng tự bảođảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập tài chính càng tăng và ngược lại
Tùy thuộc vào hệ số nợ, nếu hệ số nợ cao thì hệ số tự tài trợ thấp và ngược lại nếu hệ
số nợ thấp thì hệ số tự tài trợ cao
2.2.3 Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn
Vốn chủ sở hữu được lấy từ mã số 400 trên bảng cân đối kế toán Còn tài sản dài hạnđược lấy từ mã số 200 trên Bảng cân đối kế toán
Nếu chỉ tiêu này là , cho thấy vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có đủ và thừa để trangtrải tài sản dài hạn Ngược lại, nếu hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn , vốn chủ sở hữu không
đủ trang trải tài trợ tài sản dài hạn, doanh nghiệp buộc phải sử dụng các nguồn vốn khác(kể cả vốn chiếm dụng tài sản) để tài trợ nên khi các khoản nợ đáo hạn, doanh nghiệp sẽgặp khó khăn trong thanh toán
2.2.4 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Tổng tài sản lấy từ mã số 270 trên Bảng cân đối kế toán, và Tổng nợ phải trả lấy từ
mã số 300 trên Bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.Bên cạnh đó, chỉ tiêu này cũng cho biết với tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp có đủ đảmbảo trang trải được các khoản nợ phải trả không
2.2.5 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Trang 18Tổng giá trị thuần tài sản ngắn hạn lấy từ mã số 100 trên BCĐKT, còn tổng nợ ngắnhạn được lấy từ mã số 310 trên Bảng cân đối kế toán.
Trường hợp hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lớn hơn hoặc bằng 1, doanhnghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bìnhthường hoặc khả quan
2.2.6 Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Tiền và tương đương tiền lấy từ mã số 110 trên Bảng cân đối kế toán, các khoản đầu
tư TCNH được lấy từ mã số 120 trên Bảng cân đối kế toán, nợ ngắn hạn lấy từ mã số 310trên Bảng cân đối kế toán
2.2.9 Suất sinh lợi của tài sản (ROA)
Lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp được lấy từ chỉ tiêu mã số 50thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Tổng tài sản bình quân được xác định bằng trung bình giữa tổng tài sản đầu kỳ, cuối
kỳ mã số 270 trên Bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng tài sản đầu tưthì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụngtài sản tốt
Trang 192.2.10 Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp được lấy từ chỉ tiêu mã số 50thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Vốn chủ sở hữu bình quân được xác định bằng trung bình giữa vốn chủ sở hữu đầu
kỳ, cuối kỳ mã số 400 trên Bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng vốn chủ
sở hữu, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả
sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư củachủ doanh nghiệp
2.3 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
2.3.1 Phân tích tình hình thanh toán
a Phân tích tình hình các khoản phải thu
Số vòng quay phải thu khách hàng
Số vòng quay phải thu khách hàng
- Chỉ tiêu này cho biết trong kì phân tích các khoản phải thu quay được baonhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền kịpthời, ít bị chiếm dụng vốn Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá có thể phươngthức thanh toán tiền của doanh nghiệp quá chặt chẽ, khi đó sẽ ảnh hưởngđến sản lượng tiêu thụ
- Số dư bình quân các khoản phải thu được tính như sau:
Số dư bình quân phải thu khách hàng
- Số dư các khoản phải thu đầu kỳ và cuối kỳ được lấy từ chỉ tiêu mã số 131trên Bảng cân đối kế toán
- Tổng số tiền hàng bán chịu = tổng doanh thu thực tế trong kì - tổng tiềnmặt, tiền gửi ngân hàng thu ngay từ hoạt động bán hàng trong kỳ
Trang 20- Doanh thu hoặc doanh thu thuần lấy từ chỉ tiêu mã số 01, 10 thuộc báo cáokết quả hoạt động kinh doanh.
(Nguồn: GT-Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học KTQD, Hà Nội (năm 2011) Chủ
biên: Nguyễn Năng Phúc, 169-171)
b Phân tích tình hình các khoản phải trả
Số vòng quay phải trả người bán
Số vòng quay phải trả người bán
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải trả người bán quay đượcbao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịpthời, ít đi chiếm dụng vốn của các đối tượng Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá có thể dodoanh nghiệp thừa tiền luôn thanh toán trước thời hạn, ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng vốn
Số dư bình quân các khoản phải trả được tính như sau:
Số dư bình quân phải trả người bán
Số dư các khoản phải trả người bán đầu kỳ và cuối kỳ được lấy từ chỉ tiêu mã số
312 trên Bảng cân đối kế toán
Tổng số tiền hàng mua chịu = tổng giá trị thực tế hàng mua trong kỳ - tổng tiềnmặt, tiền gửi ngân hàng đã thanh toán ngay cho người bán trong kỳ
Giá vốn hàng bán lấy từ chỉ tiêu 11 thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(Nguồn: GT-Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học KTQD, Hà Nội (năm 2011) Chủ
biên: Nguyễn Năng Phúc, 175-176)
c Phân tích mối quan hệ công nợ phải thu và công nợ phải trả
Để phân tích rõ bản chất của công nợ phải thu và công nợ phải trả ta có thể phântích mối quan hệ giữa hai nhóm đối tượng thông qua những chỉ tiêu sau:
Trang 21Tỷ lệ phải thu so với phải trả
Chỉ tiêu này cao hơn 50% chứng tỏ các khoản phải thu nhiều hơn phải trả, khi đódoanh nghiệp có nguy cơ vốn bị chiếm dụng nhiều hơn vốn chiếm dụng, dẫn đến hiệuquả sử dụng vốn giảm
Chỉ tiêu này thấp hơn 50% chứng tỏ các khoản phải trả nhiều hơn phải thu, khi đódoanh nghiệp bị chiếm dụng vốn ít hơn chiếm dụng vốn của các đối tượng, dẫn đếnhiệu quả sử dụng vốn tăng
(Nguồn: GT-Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học KTQD, Hà Nội (năm 2011) Chủ
biên: Nguyễn Năng Phúc, 179-180)
2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán
Để đánh giá chính xác khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp, ta thườngxem xét mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán Khi phân tích tathường xác định như sau:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (H) =
- Chỉ tiêu này có thể dựa vào các thông tin của Bảng cân đối kế toán để tínhcho một thời điểm Chỉ tiêu tổng tài sản mã số 270, chỉ tiêu nợ phải trả mã
số 300 trên Bảng cân đối kế toán
- Khi 1 chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán khi đótình hình của doanh nghiệp khả quan, tác động tích cực đến hoạt động kinhdoanh
- Khi H < 1 chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán (tài sảnkhông đảm bảo cho nhu cầu thanh toán nợ phải trả trong kỳ), chỉ tiêu nàycàng nhỏ có thể dẫn tới doanh nghiệp sắp bị giải thể hoặc phá sản trongtương lai
(Nguồn: GT-Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học KTQD, Hà Nội (năm 2011) Chủ
biên: Nguyễn Năng Phúc, 189-191)
Trang 222.4 Phân tích kết cấu và sự biến động của Tài sản và Nguồn vốn
2.4.1 Phân tích kết cấu và sự biến động tài sản
Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thể hiện bằng cách tính và so sánhtình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận của tài sảnchiếm trong tổng số tài sản Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sảnđược xác định như sau:
Sự biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản là chênh lệch giữa số cuối kỳ và sốđầu kỳ
(Nguồn: GT-Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học KTQD, Hà Nội (năm 2011) Chủ
biên: Nguyễn Năng Phúc, 140-141)
2.4.2 Phân tích kết cấu và sự biến động nguồn vốn
Doanh nghiệp có thể huy động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau
và có thể qui về hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
- Vốn chủ sở hữu bao gồm số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng gópban đầu và bổ sung thêm trong quá trình sản xuất kinh doanh và các khoản nhưchênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận sau thuếchưa phân phối, các quỹ doanh nghiệp… Vốn chủ sở hữu không phải là khoản
nợ nên doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán
- Đối với khoản nợ phải trả phản ánh số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụngtrong quá trình sản xuất kinh doanh do đó phải cam kết thanh toán và có tráchnhiệm thanh toán
Phân tích cơ cấu biến động nguồn vốn cũng tiến hành tương tự với phân tích cơ cấubiến động tài sản
Ngoài ra, các nhà phân tích còn nắm được trị số và sự biến động của các chỉ tiêu như:
hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu, hệ số nợ so với tổng nguồn vốn Từ chỉ tiêu này cho thấymức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp
Trang 23Trị số của các chỉ tiêu “hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu” và “hệ số nợ so với tổngnguồn vốn” càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp vàngược lại
Chỉ tiêu “Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu” cho biết cứ một đồng tài sản tài trợ bằngvốn chủ sở hữu thì tương ứng với mấy đồng tài trợ bằng nợ phải trả Và chỉ tiêu “Hệ số
nợ so với tổng nguồn vốn” cho biết trong một đồng vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệpthì có mấy đồng nợ phải trả
(Nguồn: GT-Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học KTQD, Hà Nội (năm 2011) Chủ
biên: Nguyễn Năng Phúc, 147-152)
2.4.3 Phân tích quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, các nhà phân tích thường tính ra
- Chỉ tiêu này =1: toàn bộ nợ phải trả của doanh nghiệp được sử dụng để tàitrợ toàn bộ tài sản dùng cho hoạt động
- Chỉ tiêu này >1: số nợ phải trả được doanh nghiệp sử dụng vừa để bù lỗvừa để tài trợ tài sản của mình
- Hệ số nợ so với tài sản còn có thể được biến đổi bằng cách đơn giản nhưsau:
Trang 24Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu
- Hay còn được viết lại như sau:
- Hệ số này là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằngvốn chủ sở hữu
- Chỉ tiêu này >1: Doanh nghiệp sử dụng cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đểtài trợ cho tài sản, chỉ tiêu càng lớn thì mức độ sử dụng nợ phải trả để tàitrợ tài sản càng cao
- Chỉ tiêu này <0: Nợ phải trả được doanh nghiệp sử dụng vừa đủ để bù lỗ vàvừa để trang trải tài sản cho hoạt động
(Nguồn: GT-Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học KTQD, Hà Nội (năm 2011) Chủ
biên: Nguyễn Năng Phúc, 152-154)
2.4.4 Phân tích tình hình tài trợ và mức độ đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển vốn
- Vế trái > vế phải: vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lơn hơn số tài sảnban đầu Do vậy, doanh nghiệp đủ trang trải cho các loại tài sản ban đầuphục vụ cho các hoạt động mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng
- Vế trái < vế phải: vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhỏ hơn số tài sảnban đầu Nghĩa là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ trang trải
Trang 25cho các loại tài sản ban đầu phục vụ cho các hoạt động Do đó, doanhnghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài.
- Vế trái > vế phải: vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và vốn vay hợppháp hiện có của doanh nghiệp lớn hơn số tài sản ban đầu, tức là không
- Tài sản thanh toán là số tài sản của doanh nghiệp nhưng bị các đối tácchiếm dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi Tài sản thanhtoán gồm có tài sản thanh toán ngắn hạn và tài sản thanh toán dài hạn
- Tài sản thanh toán ngắn hạn là mục A.III, tài sản thanh toán dài hạn làmục B.I Ta cũng nhận thấy được là: tài sản ngắn hạn + tài sản dài hạn +
Trang 26tài sản thanh toán ngắn hạn + tài sản thanh toán dài hạn = Tổng tài sản
mà doanh nghiệp có được
- Cuối cùng bản chất của cân đối 3 chính là “Tổng nguồn vốn = Tổng tàisản”
• Cân đối 4:
- Cân đối 4 được suy ra từ cân đối 3
- Số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng là phần chênh lệch giữa vốnchủ sở hữu và vốn vay hợp pháp lớn hơn tài sản ngắn hạn và tài sản dàihạn đúng bằng chênh lệch giữa số tài sản phát sinh trong quá trình thanhtoán với nguồn vốn chiếm dụng trong thanh toán
- Số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng là phần chênh lệch giữa tài sảnngắn hạn và tài sản dài hạn lớn hơn vốn chủ sở hữu và vốn vay hợppháp đúng bằng số chênh lệch giữa nguồn vốn chiếm dụng trong thanhtoán với số tài sản phát sinh trong quá trình thanh toán
(Nguồn: GT-Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học KTQD, Hà Nội (năm 2011) Chủ
biên: Nguyễn Năng Phúc, 156-159)
2.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
2.5.1 Ý nghĩa và mục đích
Các nhà quản lý doanh nghiệp luôn hướng đến mục tiêu quản lý và sử dụng vốn hợp
lý, tiết kiệm và có hiệu quả Bởi vì việc này ảnh hưởng đến sự sống còn của doanhnghiệp cũng như các đối tượng có liên quan
2.5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ tài sản
a Các chỉ tiêu
Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích, doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng tài sản đầu tưthì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệuquả sử dụng tài sản càng tốt, đó là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng nhưxây dựng nhà xưởng, mua thêm máy móc, thiết bị, mở rộng thị trường tiêu thụ
Trang 27b Phương pháp phân tích
Bước 1: xác định các chỉ tiêu ở kì gốc và ở kì phân tích
Bước 2: so sánh giữa kì phân tích với kì gốc của từng chỉ tiêu
Bước 3: xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
2.5.3 Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động
a Các chỉ tiêu
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị tài sản ngắn hạn đầu tư trong kỳ thì thu đượcbao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của tài sản ngắn hạntrong kỳ, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ tài sản ngắn hạn vận động nhanh, đó là nhân tốgóp phần nâng cao lợi nhuận
Chỉ tiêu này cho biết mỗi vòng quay của tài sản ngắn hạn hết bao nhiêu ngày, chỉ tiêunày càng thấp, chứng tỏ các tài sản ngắn hạn vận động nhanh
b Các bước phân tích
Bước 1: xác định chỉ tiêu ở kì gốc và ở kì phân tích
Bước 2: so sánh giữa kì phân tích với kì gốc của từng chỉ tiêu
Bước 3: xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Bước 4: phân tích ảnh hưởng của các nhân tố
2.5.4 Phân tích ROA theo phương pháp Dupont
Mô hình tài chính Dupont là một trong các mô hình thường được vận dụng để phântích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong mối quan hệ mật thiết giữa các yếu
tố đầu vào và kết quả đầu ra Yếu tố đầu vào của doanh nghiệp bằng các tài sản đầu tư.Kết quả đầu ra của doanh nghiệp đó là chỉ tiêu doanh thu thuần, lợi nhuận Mục đích của
Trang 28mô hình Dupont là phân tích khả năng sinh lời của 1 đồng tài sản mà doanh nghiệp sửdụng dưới sự ảnh hưởng cụ thể của những bộ phận tài sản, chi phí, doanh thu nào Thôngqua phân tích, các nhà quản trị có thể đưa ra quyết định nhằm đạt được lợi nhuận nhưmong muốn.
Ý nghĩa mô hình Dupont:
- Tổng doanh thu thuần càng lớn, số vòng quay càng nhiều
- Tài sản bình quân càng nhỏ, số vòng quay càng nhiều
Tuy nhiên, trong thực tế tổng doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân có quan hệcùng chiều, khi tổng doanh thu thuần tăng thì tổng tài sản bình quân cũng tăng
Nếu doanh nghiệp muốn tăng vòng quay tài sản thì cần phân tích các nhân tố có liênquan, phát hiện các mặt tích cực, tiêu cực của từng nhân tố để có biện pháp cải thiệnvòng quay tài sản
2.5.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ nguồn hình thành tài sản
Các nhà đầu tư thường coi trọng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vì họquan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận từ đồng vốn mà họ bỏ ra Mặt khác, chỉ tiêunày giúp cho nhà quản trị tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn, góp phần cho doanhnghiệp tăng trưởng bền vững
Trang 29Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện
xu hướng tích cực Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể dễ huy độngvốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp Ngượclại, nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanhthấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn Tuy nhiên, sức sinh lời củavốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể là do ảnh hưởng của đònbẩy tài chính, khi đó mức độ mạo hiểm càng lớn Do vậy, khi phân tích chỉ tiêu này cầnkết hợp với cơ cấu của vốn chủ sở hữu trong từng doanh nghiệp cụ thể
• Phân tích ROE theo phương pháp Dupont
Nhìn vào quan hệ trên ta thấy muốn nâng cao khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cóthể tác động vào 3 nhân tố: ROS, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính Từ đó đưa racác biện pháp nhằm tăng hiệu quả của từng nhân tố góp phần nâng cao tỷ suất sinh lờicủa vốn chủ sở hữu (ROE)
III GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY DƯỢC HẬU GIANG (DHG)
1 Giới thiệu về công ty
1.1 Sơ lược về công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Tên viết tắt: DHG PHARMA
Trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P An Hòa, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Điện thoại: (0710) 3891433 – 3890802 – 3890074 Fax: 0710.3895209
Trang 301.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày thành lập: Tiền thân của Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, thànhlập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất Sét, xã Khánh Lâm (nay là xã Khánh Hòa), huyện UMinh, tỉnh Cà Mau Cổ phần hóa: Ngày 02/9/2004 vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồngNiêm yết: Ngày 21/12/2006, niêm yết 8.000.000 cổ phiếu trên sàn HOSE
Thời điểm Vốn trước phát
hành Vốn tăng Vốn sau phát hành8/2007 80.000.000 20.000.000 100.000.000
• Năm đầu tiên nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP
• Năm đầu tiên DHG dẫn đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam liên tục chođến nay
Các danh hiệu cao quý
- 1988: Huân chương lao động hạng ba
- 1993: Huân chương lao động hạng nhì
- 1996: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (1991 – 1995)
- 1998: Huân chương lao động hạng nhất
- 2004: Huân chương độc lập hạng ba
Trang 31- 2010: Huân chương độc lập hạng nhì.
1.3 Tầm nhìn, chiến lược
Tầm nhìn
“Vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn.”
“Dược Hậu Giang luôn luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, thỏamãn ước vọng vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn.”
Chiến lược
Chiến lược phát triển chung của công ty:
- Xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn
WHO – GMP, đầu tư dây chuyềnsản xuất tiên tiến, hiện đại theotiêu chuẩn quốc tế đảm bảo cungcấp đầy đủ sản phẩm chất lượngcao cho người tiêu dùng
- Đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm
phù hợp thị trường, “Lấy sự khácbiệt vượt trội làm lợi thế trongcạnh tranh”, đặc biệt đầu tư vàocác sản phẩm đặc trị có hàmlượng công nghệ cao và các sảnphẩm chức năng phòng bệnh
- Vận dụng nguyên lý 20/80 trong chiến lược sản phẩm, khách hàng, địa bàn,đội ngũ nhân sự và định hướng
phát triển Hình 1 Hệ thống phân phối của Công ty CP Dược Hậu Giang
Trang 32- Mở rộng mạng lưới phân phối tại Việt nam và nước ngoài, hướng tới xuấtkhẩu sang Châu Âu và các nước ASEAN
Bên cạnh đó, chiến lược bán hàng cho năm 2012 của DHG là:
- Tiếp tục tập trung xây dựng thương hiệu của mình và tối ưu năng lực sảnxuất và phân phối
- Thúc đẩy bán các sản phẩm có tăng trưởng còn thấp trong danh mục sảnphẩm, đồng thời tiếp tục phát triển các sản phẩm đã có thương hiệu mạnh
- DHG cũng đang tìm cách “lấp đầy” kênh phân phối hiện có bằng cách báncác sản phẩm thuốc như miếng dán giảm đau Salonpas do Hisamitsu sảnxuất
1.4 Tổ chức hoạt động tại công ty
Hình 2 Sơ đồ tổ chức hoạt động của Công ty CP Dược Hậu Giang
Trang 33Nguồn: http://s.cafef.vnhttp://www.dhgpharma.com.vn
Các đánh giá trong phân tích báo cáo của Viet Capital (chiến lược)
6 Phân tích ngành Dược phẩm
2.1 Phân tích môi trường vĩ mô
Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến ngành dược trong nước bao gồm:
2.1.1 Kinh tế
- Dược là một trong những ngành công nghiệp ít chịu ảnh hưởng của khủngkhoảng kinh tế nhất, vì đây là một trong những mặt hàng thiết yếu đối vớingười dân
2.1.2 Văn hóa – Xã hội
- Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, tạo điều kiệnthuận lợi phát triển ngành dược
2.1.3 Chính sách của Nhà nước
- Ngành dược là một trong những ngành chịu tác động mạnh bởi sự quản lý củanhà nước Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lí để quản lý ngành dượcbao gồm các văn bản liên quan đến quản lý giá thuốc, điều kiện kinh doanhthuốc, quản lý thuốc, danh mục phải kiểm soát đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng,
cơ sở kiểm nghiệm thuốc…
(Trích “Báo cáo phân tích ngành dược” năm 2010 của công ty cổ phần chứng khoán MHB)
2.2 Phân tích thị trường ngành dược phẩm
Ngành công nghiệp Dược Việt Nam có những đặc điểm chính như sau:
2.2.1 Ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định
- Ngành dược là ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định nhờ sản phẩm của ngành
là nhu yếu phẩm cần thiết đối với đời sống của người dân Ngoài ra, sự tăngtrưởng của ngành cũng ít phụ thuộc vào những biến động của nền kinh tế.Trong giai đoạn 2004-2009, ngành dược tăng trưởng khá nhanh với tốc độ tăngtrưởng bình quân của tổng trị giá tiền thuốc sử dụng và trị giá sản phẩm sản
Trang 34xuất trong nước lần lượt là 19%/năm và 22%/năm Trong khi đó, trị giá nhậpkhẩu chỉ tăng trưởng ở mức bình quân là 14,3%/năm.
2.2.2 Sự phát triển của ngành còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu
- Trong năm 2009, tốc độ tăng trưởng của giá trị hàng sản xuất trong nước bắtđầu chậm lại do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chi nhánhdoanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu được trực tiếp nhập khẩu dượcphẩm Giá trị sản xuất trong nước năm 2009 chỉ tăng 16,2% trong khi giá trịnhập khẩu tăng đến 36,8% so với năm trước Ngoài ra, nguyên liệu nhập khẩulại chiếm phần lớn nhu cầu nguyên liệu của các công ty sản xuất trong nước
Vì vậy, sự tăng trưởng của ngành dược Việt Nam hiện tại vẫn còn phụ thuộcnhiều vào nhập khẩu
2.2.3. Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người còn thấp so với thế giới
- Chi tiêutiền thuốcbình quânđầu ngườiđều có sự cải thiện qua các năm do thu nhập và ý thức bảo vệ sức khỏe củangười dân ngày càng cao Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng đạt mức khá cao trong
các năm gần đây Năm 2009, chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người là19,8USD/người/năm tăng 20% so với năm 2008 Tuy nhiên, mức chi tiêu nàyvẫn còn thấp hơn nhiều so với mức chi tiêu bình quân của thế giới là40USD/người
Hình 3 Trị giá tiền thuốc sử dụng, trị giá sản xuất trong nước và trị giá nhập khẩu
Trang 352.2.4 Nguyên liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu
• Đối với tân dược
- Công nghệ hóa dược ở Việt Nam vẫn còn yếu kém nên 90% nhu cầu nguyênliệu để bào chế thuốc tân dược vẫn phải nhập khẩu Trong cả nước hiện chỉ cóCTCP Mekophar là có khả năng sản xuất nguyên liệu kháng sinh với quy môđáng kể nhưng giá bán lại cao hơn đối thủ nước ngoài
• Đối với đông dược
- Các công ty đông dược trong nước thường sử dụng khoảng 500 loại dược liệukhác nhau vào sản xuất với sản lượng tiêu thụ bình quân mỗi năm 40-60 nghìntấn Một số công ty lớn trong nước như Traphaco và OPC mặc dù đã phát triểnđược nguồn dược liệu khá ổn định trong nước bằng cách hợp tác dài hạn vớinông dân nhưng phần lớn các đơn vị tham gia sản xuất đông dược khác có quy
mô nhỏ lẻ nên vẫn phải dựa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.Vào lúc cao điểm, gần 90% nhu cầu dược liệu phải nhập khẩu
2.2.5 Quy mô sản xuất và trình độ công nghệ
- Tính đến hết năm 2009, cả nước có 98 nhà máy đạt chuẩn GMP, tăng khoảng10% so với năm 2008 Trong số các nhà máy đạt chuẩn này có đến 93 doanh
Hình 4 Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người
Trang 36nghiệp sản xuất tân dược trong khi chỉ có 5 doanh nghiệp sản xuất đông dược.Với số lượng các cơ sở sản xuất như hiện tại, trong năm 2009, trị giá thuốc sảnxuất trong nước đạt 831,2 triệu USD và đáp ứng khoảng 49% nhu cầu sử dụngthuốc.
- Tuy nhiên, ngành dược Việt Nam vẫn còn khá nhiều điểm hạn chế Các nhàmáy chủ yếu sản xuất các dạng bào chế thông thường
- Ngoài ra còn có hệ thống chi nhánh – đại lý phân phối thuốc, tiêu biểu là hệthống bán lẻ và các trình dược viên
- Bên cạnh đó, sản phẩm của các công ty trong và ngoài nước cũng được phânphối thông qua các công ty chuyên phân phối
2.2.7 Diễn biến giá thuốc
- Do là nhu yếu phẩm của người dân nên dược phẩm được xếp vào danh mụchàng hóa bình ổn giá của Chính phủ Vì vậy, nhóm hàng dược phẩm, y tế nhìnchung có mức tăng giá thấp hơn chỉ số tiêu dùng
- Tốc độ tăng giá bình quân của nhóm hàng dược phẩm, y tế trong thời gian qua
là 6% Tuy nhiên, với việc tiền đồng liên tục mất giá có thể làm cho giá dượcphẩm tăng lên trong thời gian tới
- Tuy nhiên, giá thuốc ở Việt Nam, theo BMI, vẫn còn một số vấn đề Các công
ty sản xuất trong nước nhập khẩu nguyên liệu theo giá của thế giới nhưng cóthể định giá bán thành phẩm khác nhau cho loại thuốc có cùng tác dụng.Tương tự, các công ty phân phối cũng có thể áp dụng các mức chiết khấu khácnhau đối với các sản phẩm này Ngoài ra, hệ thống bán lẻ cũng có thể thay đổigiá bán sản phẩm tới tay người tiêu dùng Các yếu tố này làm cho giá thuốc có
sự thay đổi lớn từ lúc sản xuất cho đến tay người tiêu dùng và dẫn đến tình
Trang 37trạng một loại thuốc cùng công dụng có thể bán với các
mức giá khác nhau Vì vậy, để hạn chế tình trạng này, Cục
quản lý Dược đã công khai thông tin về giá thuốc nhập
khẩu, giá kê khai của các doanh nghiệp và giá thuốc trúng
thầu vào bệnh viện
(Trích “Báo cáo ngành dược” năm 2011 của công ty
2.3.2 Triển vọng phát triển dài hạn của ngành
Tiềm năng tăng trưởng dài hạn của ngành dược Việt Nam vẫn còn lớn nhờ các yếu
tố hỗ trợ là: sự tăng trưởng của nền kinh tế, sự tăng trưởng dân số, sự gia tăng trong chitiêu cho y tế và các chính sách đầu tư, hỗ trợ từ Chính phủ
Sự tăng trưởng của nền kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng khá tốt trong thời gian qua và được
kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2010-2014 BMI dự báo tốc độ tăngtrưởng của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này nằm trong khoảng 5,5%-7%/năm vàGDP của Việt Nam đến năm 2014 có thể đạt 146,3 tỷ USD Nguyên nhân thúc đẩy sự
Hình 5 Chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế so với chỉ số giá hàng tiêu dùng
Trang 38tăng trưởng là các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, sự gia tăng trong nguồn vốn đầu tưnước ngoài và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa.
Sự tăng trưởng về dân số
Việt Nam có dân số lớn (hơn 86 triệu người) và người dân ở các tỉnh vẫn chưađược tiếp xúc nhiều với thuốc nên tiềm năng tăng trưởng của ngành khá lớn Ngoài ra,dân số Việt Nam được BMI dự báo sẽ tăng khoảng 1 triệu người/năm đến năm 2014, điềunày cũng thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành
Sự tăng trưởng tiền thuốc bình quân đầu người
Tiền thuốc bình quân đầu người hiện nay còn thấp (19,8USD/người/năm) so vớibình quân của thế giới (40USD/người/năm) Do ý thức chăm sóc sức khỏe ngày càngđược nâng lên và mức sống của người dân tăng nên BMI dự báo chi tiêu tiền thuốc bìnhquân đầu người sẽ tăng nhanh chóng và có thể đạt 33,3USD/người/năm trong năm 2014
Các dự án đầu tư lớn
Hình 6 Dự báo GDP của Việt Nam
Trang 39Trong thời gian tới, Chính phủ chủ trương hỗ trợ về vốn và đảm bảo đầu ra chocác lĩnh vực mà ngành dược Việt Nam còn yếu như sản xuất nguyên liệu hóa dược –chiết xuất dược liệu, sản xuất bao bì, vắc xin và các loại thuốc có giá trị cao.
2.3.3 Kết luận
Khó khăn lớn nhất của ngành dược Việt Nam là sự canh tranh khốc liệt với cáccông ty nước ngoài và sự yếu kém về mặt công nghệ Tuy nhiên, với các dự án đầu tư vàchính sách hỗ trợ của Chính phủ, ngành dược sẽ dần khắc phục được các hạn chế còn tồntại và sẽ tiếp tục duy trì sự tăng trưởng ổn định trong tương lai
(Trích “Báo cáo ngành dược” năm 2011 của công ty chứng khoán Rồng Việt)
Trang 407 Phân tích SWOT
Điểm mạnh
- Dược Hậu Giang có mạng lưới phân phối rộng với 22 chi nhánh, 20 đại lý phân phốithuốc và 01 văn phòng đại diện, đứng hàng đầu so với các công ty trong ngành Nhờ ápdụng chính sách bán hàng tốt với tỷ lệ hoa hồng và chiết khấu cho các đại lý cao mà công
ty luôn duy trì được thị phần khá lớn của mình
- Quy mô sản xuất lớn, hiện đại, hiện nay công ty có hơn 268 số đăng ký sản phẩm lưuhành Đây là những sản phẩm được sử dụng rộng, tần suất tiêu dùng cao, phù hợp với đặcthù của thị trường tiêu thụ dược phẩm bậc trung và bậc thấp
- Dược Hậu Giang có nguồn nguyên liệu tương đối ổn định nhờ có quan hệ tốt với đối táccung cấp và thường ký hợp đồng mua nguyên liệu trong thời hạn một năm
- Định hướng chiến lược rõ ràng, công cụ thực hiện chiến lược hiện đại, phù hợp Đầu tư
có trọng điểm theo năng lực cốt lõi và tay nghề chuyên môn Dẫn đầu Ngành Côngnghiệp Dược Việt Nam từ năm 1996 về thị phần, năng lực sản xuất và hiệu quả kinhdoanh
Điểm yếu
- Sản phẩm nhiều tuy nhiên có giá trị không cao thường là loại generic (đã hết bản quyền
sở hữu gốc) trong khi sản phẩm có giá trị cao (hàng patent) chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ vàmới trong giai đoạn nghiên cứu phát triển
- Phần lớn các nguyên liệu sản xuất dược phẩm được nhập khẩu, chiếm tỷ trọng cao tronggiá thành (chiếm 50% - 60%) Do phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu từ TrungQuốc và Ấn Độ nên Dược Hậu Giang thường xuyên gặp rủi ro về tỷ giá và rủi ro do biếnđộng giá nguyên vật liệu
- Năng lực sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu phân phối do chậm tiến độ xây dựng nhàmáy mới Khả năng quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển của công ty do quy mô công
ty tăng trưởng nhanh Hệ thống xử lý dữ liệu còn thủ công, chưa nhanh chóng kịp thời.Công ty đang triển khai ERP nên khối lượng công việc tăng gấp đôi
Cơ hội