Trong đó, đề tài phân tích sâu tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty để thấy được khả năng chủ động về vốn, mức độ đầu tư tài sản của công ty, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN AN GIANG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Th.s LA NGUYỄN THÙY DUNG CAO THỊ NGỌC VÂN
Mã số SV: 4053676
Lớp: Kế toán tổng hợp – K 31
Cần Thơ - 2009
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ và đặc biệt là quý thầy cô bộ môn Kế toán- Kiểm toán, những người đã truyền thụ kiến thức chuyên ngành cho em trong bốn năm học vừa qua
Xin gởi lời cảm ơn đến các cán bộ của Trung tâm học liệu trường Đại Học Cần Thơ, các thủ thư của thư viện khoa Kinh Tế, thư viện thành phố Cần Thơ đã giúp đỡ tư liệu để em hoàn thành tốt luận văn của mình
Em xin gởi lời cảm ơn đến Hội đồng quản trị, ban Tổng giám đốc c ùng toàn thể nhân viên Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện tốt việc nghiên cứu đề tài này Em xin kính chúc quý công ty gặt hái nhiều thắng lợi lớn hơn nữa trong thời gian tới
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô La Nguyễn Thùy Dung người đã tận tình giúp đỡ, cung cấp những ý kiến quý báu và hướng dẫn em trong quá trình làm luận văn
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả và kính chúc mọi người dồi dào sức khỏe
Ngày….tháng….năm 2009 Sinh viên thực hiện
Cao Thị Ngọc Vân
Trang 3ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Ngày……tháng… năm 2009 Sinh viên thực hiện
Cao Thị Ngọc Vân
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Ngày… tháng….năm 2009 Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên & đóng dấu)
Trang 5iv
BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên người hướng dẫn:
Học vị:
Chuyên ngành:
Cơ quan công tác:
Tên học viên:
Mã số sinh viên:
Chuyên ngành:
Tên đề tài:
NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
2 Về hình thức
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
5 Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …)
6 Các nhận xét khác
7 Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2009 Người nhận xét
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Ngày… tháng….năm 2009 Giáo viên phản biện
Trang 7vi
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiện cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2.Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1.Không gian nghiên cứu 3
1.4.2.Thời gian nghiên cứu 3
1.4.3.Đối tượng nghiên cứu 3
1.5.Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Phương pháp luận 4
2.1.1 Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa của phân tích tài chính 4
2.1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính 4
2.1.1.2 Mục tiêu phân tích tài chính 4
2.1.1.3 Ý nghĩa của phân tích tài chính 4
2.1.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính 5
2.1.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 5
2.1.2.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 5
2.1.2.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 6
2.1.2.4 Tỷ suất đầu tư 6
2.1.2.5 Tỷ suất tự tài trợ 7
2.1.3 Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính 7
2.1.3.1 Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán 7
2.1.3.2 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 9
2.1.3.3 Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận 10
2.1.3.4 Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính 11
2.1.3.5 Phân tích tài chính theo sơ đồ DuPont 12
2.2 Phương pháp nghiên cứu 13
Trang 82.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 13
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 13
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 14
3.1 Khái quát về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang 14
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 14
3.1.2 Giới thiệu sơ lược về công ty 14
3.1.3 Tổ chức bộ máy quả lý tại công ty 15
3.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty 15
3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 17
3.2 Những thuận lợi và khó khăn của công ty qua 3 năm 2006, 2007, 2008 21
3.2.1 Thuận lợi 21
3.2.2 Khó khăn 21
3.2.3 Định hướng phát triển 22
3.2.4 Kế họach sản xuất kinh doanh năm 2009 22
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG QUA 3 NĂM (2006 - 2008) 23
4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính 23
4.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm (2006 - 2008) 23
4.1.1.1 Phân tích tình hình tài sản 23
4.1.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn 31
4.1.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2006 - 2008) 35
4.1.2.1 Phân tích theo chiều ngang 37
4.1.2.2 Phân tích theo chiều dọc 40
4.1.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 42
4.1.3.1 Lưu chuyển tiền thuần vào từ hoạt động kinh doanh 44
4.1.3.2 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 44
4.1.3.3 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 44
4.1.3.4 Lưu chuyển tiền thuần trong năm 45
Trang 9viii
4.1.4 Tỷ suất đầu tư 45
4.1.4.1 Tỷ suất đầu tư tổng quát 46
4.1.4.2 Tỷ suất đầu tư tài sản cố định 46
4.1.4.3 Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn 47
4.1.5 Tỷ suất tự tài trợ 47
4.1.5.1 Tỷ suất vốn chủ sở hữu 47
4.1.5.2 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 47
4.2 Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính 48
4.2.1 Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán 48
4.2.1.1 Hệ số khái quát tình hình công nợ 48
4.2.1.2 Vòng quay khoản phải thu 49
4.2.1.3 Các khoản phải trả 49
4.2.2 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 50
4.2.2.1 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 51
4.2.2.2 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 51
4.2.2.3 Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu 52
4.2.2.4 Vòng quay hàng tồn kho 52
4.2.3 Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận 52
4.2.3.1 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu 53
4.2.3.2 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 53
4.2.3.3 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu 53
4.2.3.4 Nhóm tỷ số đánh giá cổ phiếu 54
4.2.4 Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính 55
4.2.4.1 Tỷ số nợ trên tài sản 56
4.2.4.2 Tỷ số nợ vốn chủ sở hữu 56
4.2.4.3 Khả năng thanh toán lãi vay 56
4.2.5 Phân tích tài chính theo sơ đồ DuPont 57
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 60
5.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty 60
5.1.1 Những kết quả đạt được 60
5.1.2 Những mặt còn hạn chế về tình hình tài chính 60
5.1.3 Giải pháp 61
5.1.3.1 Hạn chế ứ đọng vốn 61
Trang 105.1.3.2 Hạn chế hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán 61
5.1.3.3 Tiết kiệm chi phí sản xuất 61
5.1.3.4 Tăng lợi nhuận 62
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
6.1 Kết luận 63
6.2 Kiến nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 11x
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Tài sản của công ty qua 3 năm (2006-2008) 24
Bảng 2: Đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty qua 3 năm (2006-2008) 27
Bảng 3: Hàng tồn kho của công ty qua 3 năm (2006-2008) 28
Bảng 4: Nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2006-2008) 33
Bảng 5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2006-2008) 36
Bảng 6: Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty qua 3 năm (2006-2008) 37
Bảng 7: Doanh thu hoạt động tài chính qua 3 năm (2006-2008) 39
Bảng 8: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty từ năm 2006-2008 42
Bảng 9: Tỷ suất đầu tư của công ty qua 3 năm (2006-2008) 46
Bảng 10: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ qua 3 năm (2006-2008) 48
Bảng 11: Các tỷ số thanh toán của công ty từ năm 2006-2008 49
Bảng 12: Các tỷ số về hiệu quả sử dụng vốn của công ty từ năm 2006-2008 51
Bảng 13: Các tỷ số lợi nhuận của công ty từ năm 2006-2008 53
Bảng 14: Các tỷ số đánh giá cổ phiếu của công ty qua 3 năm (2006-2008) 54
Bảng 15: Các tỷ số về cơ cấu tài chính của công ty từ năm 2006-2008 55
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Sơ đồ Dupont trong quan hệ hàm số giữa các tỷ suất 12
Hình 2: Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang 16
Hình 3: Biểu đồ tình hình tài sản của công ty qua 3 năm (2006-2008) 23
Hình 4: Biểu đồ tỷ trọng từng khoản mục trong TSLĐ-ĐTNH 26
Hình 5: Biểu đồ tăng nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2006-2008) 32
Hình 6: Biểu đồ kết cấu nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2006-2008) 32
Hình 7: Sơ đồ Dupont 57
Trang 14TÓM TẮT
Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang ( Agifish) trong 3 năm 2006 – 2008 Trong đó, đề tài phân tích sâu tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty để thấy được khả năng chủ động về vốn, mức độ đầu tư tài sản của công ty, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thông qua việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bên cạnh đó đề tài còn phân tích các tỷ số tài chính tiêu biểu để đánh giá khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn, tỳ suất lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua
Đề tài sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hòan để phân tích Qua kết quả phân tích nhận thấy rằng quy mô sản xuất của công ty được mở rộng, khả năng tài chính của công ty là vững vàng với vốn chủ sở hữu luôn cao hơn nợ phải trả Kết cấu nguồn vốn được thay đổi linh hoạt cho phù hợp với tình hình sản xuất, đầu tư của công ty Tuy nhiên, do thị trường có nhiều biến động, chi phí sản xuất tăng cao, các khoản mục đầu tư chưa phát huy hiệu quả tối ưu nên lợi nhuận của công ty giảm mạnh, hiệu quả sử dụng vốn thấp
Từ kết quả phân tích đề tài đã đề ra giải pháp để đẩy mạnh tình hình tài chính của công ty như tăng doanh thu bằng giải pháp cơ bản là hạ giá thành sản phẩm
và vận dụng marketing vào hoạt động kinh doanh, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm
Trang 15GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 1
Để tìm ra biện pháp thích hợp thì việc phân tích tình hình tài chính là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà tình hình tài chính có nhiều biến động Thông qua việc phân tích này các doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề về sử dụng vốn, sử dụng tài sản, phân phối doanh thu, lợi nhuận… từ đó đưa ra những giải pháp đúng đắn để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu giúp doanh nghiệp phát triển bền vững Ngoài ra phân tích tình hình tài chính còn giúp cho các nhà đầu tư bên ngoài có được quyết định đầu tư phù hợp và hiệu quả thông qua các tỷ số tài chính, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán, khả năng chi trả…
Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tình hình tài chính nên tôi chọn
đề tài “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản
An Giang” làm luận văn tốt nghiệp
Trang 161.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tình hình tài chính để tìm ra điểm
mạnh và điểm yếu của công ty Từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
sức mạnh tài chính của công ty
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty để thấy được khả năng chủ động về vốn, mức độ đầu tư vào tài sản của công ty cũng như tính hợp
lý về kết cấu tài sản, kết cấu nguồn vốn
- Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty để đánh giá khái quát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Phân tích dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư, dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính để đánh giá tình hình lưu chuyển tiền tệ của công ty
- Phân tích khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn, tỷ suất lợi nhuận, c ơ cấu tài chính, các tỷ số giá thị trường của công ty qua 3 năm
- Đánh giá tổng quát về tình hình tài chính của công ty Căn cứ vào điểm mạnh và điểm yếu của công ty để có thể đưa ra những biện pháp đẩy mạnh tình hình tài chính của công ty, giúp công ty đứng vững trên thị trường
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Các khoản mục tài sản, nguồn vốn biến động như thế nào giữa các năm?
- Tình hình phát triển của công ty như thế nào? Tốc độ phát triển của công ty
có nhanh không?
- Hoạt động nào là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền? Những nguyên nhân và nhân
tố ảnh hưởng đến khả năng tạo tiền của từng hoạt động?
- Khả năng thanh toán có đảm bảo không? Hiệu quả sử dụng vốn có tốt không? Tỷ suất sinh lời có cao không?
- Tình hình tài chính của công ty như thế nào? Biện pháp nào đẩy mạnh tình hình tài chính của công ty
Trang 17GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài chỉ phân tích trong phạm vi công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ ngày 02-02-2009 đến ngày 25-04-2009
- Thời gian của số liệu nghiên cứu là 3 năm 2006, 2007, 2008
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Số liệu thu thập là các báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm (2006 – 2008)
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CÚU
- Sinh viên Nguyễn Việt Đào, (2003) Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH liên doanh công nghiệp thực phẩm An Thái giai đoạn (2000 – 2002)
- Sinh viên Dương Ánh Ngọc, (2004) Phân tích tình hình tài chính công ty xuất nhập khẩu An Giang giai đoạn (2000 – 2003)
Hai đề tài trên đều có mục tiêu chung là phân tích tình hình tài chính để tìm
ra điểm mạnh và điểm yếu Trên cơ sở đó đề ra giải pháp để đẩy mạnh hoạt động tài chính của công ty Tuy nhiên, đề tài tôi nghiên cứu có sự khác biệt về không gian cũng như thời gian Đề tài của tôi nghiên cứu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, dựa trên số liệu 3 năm 2006, 2007, 2008
- Sinh viên Võ Văn Thành, (2006) Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang giai đoạn (2003 - 2005)
- Sinh viên Hoàng Đỗ Hương Giang, (2007) Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang giai đoạn (2004 -2006)
Hai đề tài này có điểm chung là có phân tích khái quát các tỷ số tài chính và cùng địa điểm phân tích Tuy nhiên, đề tài này có mục tiêu, nội dung khác đề tài
mà tôi nghiên cứu Bên cạnh đó thời gian số liệu nghiên cứu là khác nhau
Trang 18CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa của phân tích tài chính
2.1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định
quản lý phù hợp
2.1.1.2 Mục tiêu phân tích tài chính
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích
cho các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính khác để giúp họ có những quyết định đúng đắn khi ra các quyết định đầu tư,
quyết định cho vay
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp cho các chủ công ty, các nhà
đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào ra và tình hình sử dụng có hiệu quả nhất vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của công ty
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,
sự kiện và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của các
công ty
Các mục tiêu phân tích ở trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, nó góp phần cung cấp những thông tin nền tảng đặc biệt quan trọng cho quản trị doanh
nghiệp ở các công ty cổ phần
2.1.1.3 Ý nghĩa của phân tích tài chính
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần là công việc có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp Nó không chỉ có ý nghĩa với bản thân công ty, mà còn cần thiết cho các chủ thể quản lý khác có liên quan
Trang 19GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 5
đến công ty cổ phần Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần sẽ giúp cho quản trị công ty khắc phục được những thiếu sót, phát huy những mặt tích cực và dự đoán được tình hình phát triển của công ty trong tương lai Trên cơ sở
đó, nhà quản trị công ty đề ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm lựa chọn
quyết định phương án tối ưu cho hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính
2.1.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán
- Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tài chính được lập vào một thời điểm nhất định trong năm (thường vào ngày 31 tháng 12) theo hai phần cân đối với nhau: phần tài sản và phần nguồn vốn Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều đối tượng có quan hệ sở hữu, quản lý kinh tế tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp Để phân tích bảng cân đối kế toán ta phân tích tình hình tài sản và tình hình nguồn vốn
- Phân tích tình hình tài sản là so sánh các chỉ tiêu trong phần tài sản qua các năm và xem xét mối quan hệ giữa các khoản mục trong tổng tài sản Hay nói cách khác là đánh giá tình hình tăng giảm và biến động kết cấu tài sản qua các năm Qua đó, ta có thể đánh giá khái quát quy mô, năng lực kinh doanh và khả năng đầu tư tài sản của công ty
- Phân tích tình hình nguồn vốn cũng phân tích tương tự như phần tài sản nhưng qua đó ta có thể thấy được tỷ lệ kết cấu của từng loại vốn trong tổng nguồn vốn hiện có Từ đó, ta đưa ra nhận xét khái quát về thực trạng tài chính và trả lời các câu hỏi như: công ty có đủ vốn không? Ở mức độ nào? Khả năng độc lập tự chủ về tài chính đến đâu?
2.1.2.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp Nó bao gồm doanh thu bán hàng và các khoản chi phí của công ty trong thời gian hạch toán
- Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể kiểm tra, phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tình hình tiêu thụ sản phẩm của một kỳ kế toán
Trang 20- Trên thực tế báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được đánh giá cao hơn bảng cân đối kế toán trong việc kiểm soát các mặt hoạt động của doanh nghiệp
Số liệu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động
và kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của một doanh nghiệp
2.1.2.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh sự hình
thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần: lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư, lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
- Để phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta tiến hành so sánh lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động qua 3 năm 2006 – 2008 Qua đó sẽ giúp ta nhận thấy công ty đã tạo tiền bằng cách nào, hoạt động nào là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền, doanh nghiệp sử dụng
tiền vào mục đích gì và việc sử dụng đó có hợp lý hay không
2.1.2.4 Tỷ suất đầu tư
Tỷ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản (kết cấu vốn), là tỷ lệ giữa giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản
a Tỷ suất đầu tư tổng quát
Đầu tư tổng quát bao gồm: tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của
doanh nghiệp
Công thức:
b Tỷ suất đầu tư tài sản cố định
Đầu tư tài sản cố định thường là đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định nói lên mức độ ổn định sản xuất kinh doanh lâu d ài, duy trì khối lượng và chất lượng sản phẩm để tiếp tục giữ thế cạnh tranh, mở rộng thị trường
Giá trị tài sản cố định dùng trong tính toán tỷ suất đầu tư thường là theo giá trị ròng của tài sản cố định
Trị giá TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn
Tổng tài sản
x 100%
Tỷ suất đầu tổng quát =
Trang 21GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 7
Công thức:
c Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn
2.1.2.5 Tỷ suất tự tài trợ
a Tỷ suất vốn cổ phần (tỷ suất tự tài trợ)
Tỷ suất vốn cổ phần còn gọi là tỷ suất tự tài trợ, cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp về vốn, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn
Công thức:
b Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ cho biết số vốn tự có của doanh nghiệp dùng để
đầu tư TSCĐ là bao nhiêu
2.1.3 Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính
2.1.3.1 Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán
a Tỷ số khái quát tình hình công nợ
Đây là nhóm chỉ tiêu không chỉ có nhà quản trị quan tâm mà còn có sự
quan tâm của chủ sở hữu, đặc biệt là các nhà cho vay
Tỷ suất vốn chủ sở hữu =
Trị giá TSCĐ Tổng tài sản x 100%
Tỷ suất đầu tư TSCĐ =
Vốn chủ hữu Giá trị TSCĐ x 100%
Trang 22b Số vòng quay các khoản phải thu
- Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu… Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó khoản phải thu quay được một vòng
- Vốn luân chuyển ròng (triệu đồng)
Vốn luân chuyển ròng có thể được hiểu là số tiền chênh lệch của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn Vốn luân chuyển phản ánh số tiền hiện đ ược tài trợ từ các nguồn lâu dài mà không đòi hỏi sự chi trả trong thời gian ngắn Công thức:
Vốn luân chuyển ròng = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
- Tỷ số thanh toán hiện hành
Tỷ số thanh toán hiện hành là một trong những thước đo khả năng thanh toán của một công ty được sử dụng rộng rãi nhất
- Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là “tài sản có tính thanh khoản”, tài sản có tính thanh khoản bao gồm tất cả tài sản lưu
Doanh thu thuần Các khoản phài thu bình quân Vòng quay các khoản phải thu =
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện hành =
360 Vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =
Trang 23GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 9
động trừ hàng tồn kho Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của một công ty
Công thức:
2.1.3.2 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
a Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sàn xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
Công thức:
b Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Tỷ số này nói lên 1 đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở công ty
Công thức:
c Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu
Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu rất hữu ích trong việc phân tích khía cạnh tài chính của công ty, nó đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn chủ hữu
Tỷ số thanh toán nhanh =
Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =
Doanh thu thuần Tài sản cố định bình quân Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu bình quân Hiệu suất sử dụng vốn chủ hữu =
Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Vòng quay hàng tồn kho =
Trang 24- Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho
Công thức:
2.1.3.3 Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận
a Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Công thức:
b Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Công thức:
c Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty
Công thức:
d Nhóm tỷ số đánh giá cổ phiếu
- Thu nhập mỗi cổ phần (EPS)
Thu nhập mỗi cổ phần là một yếu tố quan trọng nhất, quyết định giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần Công thức:
Số lượng cổ phần thường Thu nhập mỗi cổ phần =
360 Vòng quay hàng tồn kho
Số ngày của một vòng =
Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu = x 100%
Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân
Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân
Trang 25GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 11
- Tỷ lệ chi trả cổ tức
Tỷ lệ này nói lên công ty chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ lại để tái đầu tư Đây là một nhân tố quyết định đến giá trị thị trường của cổ phần Công thức:
c Khả năng thanh toán lãi vay
Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào
Cổ tức mỗi cổ phần Thu nhập mỗi cổ phần
Tổng nợ Tổng tài sản
Tổng nợ Vốn chủ sở hữu
Trang 262.1.3.5 Phân tích tài chính theo sơ đồ DuPont
ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính Trong đó, đòn bẩy tài chính là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp
Doanh thu
Doanh thu Tổng tài sản
Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận ròng
Net profit
Doanh thu Revenue
Tổng tài sản Total Assets
Tỷ suất lợi nhuận
(so với doanh thu)
Return on Sales
Số vòng quay tổng tài sản Total Assets turnover
X
X
:
Trang 27GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 13
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và một số tài liệu khác có liên quan…tại phòng
kế toán của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang qua 3 năm 2006,
2007, 2008
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu 1 sử dụng phương pháp so sánh Ta so sánh năm 2006 với năm
2007, năm 2007 với năm 2008 đối với các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán
- Mục tiêu 2 cũng áp dụng phương pháp so sánh Ta so sánh theo chiều ngang các khoản mục liên quan đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Theo chiều dọc ta so sánh tỷ trọng của các khoản mục trên doanh thu thuần
- Mục tiêu 3 cũng sử dụng phương pháp so sánh Ta so sánh lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động qua 3 năm
- Mục tiêu 4 tiếp tục sử dụng phương pháp so sánh Ta so sánh các tỷ số tài chính năm 2007 so với năm 2006 và năm 2008 so với năm 2007 Bên cạnh đó, khi phân tích sơ đồ DuPont ta sử dụng thêm phương pháp thay thế liên hoàn, thay thế lần lượt các nhân tố theo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích
- Mục tiêu 5: tổng hợp các kết quả phân tích được để tìm ra những hạn chế
và đề ra giải pháp khắc phục
Trang 28- Ngày 01/09/2001, công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 8/3/2002
- Công ty Agifish là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), và Phòng công nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI)
- Công ty Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất : HACCP, ISO 9001:2000, Safe Quality Food 1000 (SQF 1000); Safe Quality Food (Safe Quality Food 2000), British Retail Consortium (BRC) Tháng 12-2007 công ty được cấp chứng nhận ISO : 14.001
- Công ty Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường
EU với 4 code: DL07, DL08, DL09, DL360 Được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sang cộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nước
- Agifish là doanh nghiệp duy nhất trong ngành thủy sản được tặng danh
hiệu “Thương hiệu Việt Nam”
3.1.2 Giới thiệu sơ lược về công ty
- Tên gọi công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
- Tên giao dịch: ANGIANG FISHERIES IMPORT EXPORT JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: AGIFISH Co
- Vốn điều lệ: 128.592.880.000 đồng (Một trăm hai mươi tám tỷ năm trăm chín mươi hai triệu tám trăm tám mươi ngàn đồng)
Trang 29GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 15
- Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, thành phố Long xuyên, tỉnh An giang
- Điện thoại: (84.76) 852 939 – 852 368 – 852 783 Fax: (84.76) 852 202
- Đăng ký lần đầu ngày 10 tháng 08 năm 2001
- Đăng ký lần thứ 11 ngày 06 tháng 10 năm 2006
- Mã số thuế: 16.00583588 -1
- Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh được cấp phép bao gồm:
* Sản xuất, chế biến và mua bán thủy, hải sản đông lạnh, thực phẩm (151)
* Nông sản, vật tư nông nghiệp; mua vật tư nguyên liệu, hóa chất phục
vụ cho sản xuất (không mang tính độc hại) (516)
* Chế tạo thiết bị cho ngành chế biến thực phẩm, thủy sản (2925)
* Sản xuất, chế biến và mua bán dầu Biodiesel từ mỡ cá
………
- Thị trường tiêu thụ
Ngoài nước: Agifish đã có nhiều khách hàng từ hầu hết các quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc, Hong Kong, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản Agifish ngày càng có uy tín cao trên thị trường
Trong nước: Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước từ bắc đến nam Bao gồm hệ thống các siêu thị Co-op mart, Metro, Big C, các cửa hàng Vissan…
và các đại lý ở các tỉnh
Agifish đã và đang tiêu thụ với hơn 100 sản phẩm chế biến từ cá basa, cá tra với hệ thống phân phối rộng khắp 50 tỉnh thành trong cả nước như: đại lý, nhà hàng, siêu thị, hệ thống phân phối Metro, các bếp ăn tập thể, trường học…
3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
3.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty
Trang 30Hình 2: Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản
XN ĐÔNG LẠNH AGF 8
XN ĐÔNG LẠNH AGF 9
XN ĐÔNG LẠNH AGF 360
XN DỊCH VỤ THỦY SẢN
PHÒNG KINH DOANH TIẾP THỊ
PHÒNG KẾ HOẠCH
VÀ ĐIỀU ĐỘ SX
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH
BAN THU MUA BAN CÔNG NGHỆ
VÀ CHẤT LƯỢNG
Trang 31GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 17
3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
a Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
- Cơ cấu cổ đông của công ty
* Số lượng cổ đông ngoài tổ chức phát hành: 2.364
* Số lượng cổ phần nắm giữ của các cổ đông ngoài tổ chức phát hành: 11.342.709
- Nhiệm vụ của đại hội đồng cổ đông
* Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư
* Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán từng loại, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phiếu
* Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát
* Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty
Cơ cấu cổ đông Số lượng cổ phiếu Tỷ lệ
Trang 32* Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán theo quy định tại điều lệ của công ty
* Thông qua báo cáo tài chính hàng năm
* Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty
b Ban kiểm soát:
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán
- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty
c Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty giữa hai nhiệm kỳ của đại hội, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang gồm 11 thành viên
- Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị
* Quản lý công ty Quyết định chiến lược phát triển của công ty
* Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông
* Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác
* Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán
bộ quản lý quan trọng khác của công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó
* Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh
* Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty
* Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty
Trang 33
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 19
c Ban giám đốc
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
- Quyết định tiền lương và phụ cấp đối với công nhân viên trong công ty
d Các phòng nghiệp vụ
- Phòng tổ chức hành chánh
Có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức, sắp xếp cán bộ công nhân viên công ty như: cập nhật hồ sơ nhân sự, quản lý về số lượng cũng như chất lượng của cán bộ công nhân viên, tổ chức và nâng cao tay nghề, trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên
- Phòng kinh doanh tiếp thị
Nghiên cứu thị trường, làm tham mưu về các mặt, xác định cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty, mở rộng, khai thác và theo dõi thị trường, phân tích và dự đoán thời gian đặt hàng của khách hàng để tiến hành các bước thương lượng, đàm phán và ký kết hợp đồng với các nhà cung ứng, khách hàng đạt hiệu quả
- Phòng kế hoạch và điều độ sản xuất
* Xây dựng kế hoạch sản xuất và kinh doanh của công ty, hoàn thành các hồ sơ, thủ tục cho các lô hàng xuất khẩu, giúp Ban giám đốc thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh và chức năng xuất nhập khẩu
* Tổng hợp báo cáo phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác quản lý định kỳ
* Tổ chức khai thác, tìm kiếm nguồn hàng, nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty
- Phòng kế toán
* Kế toán việc thu chi tài chính, lập sổ sách, hạch toán, báo cáo quyết toán chính xác, kịp thời và kiểm tra thường xuyên các hoạt động kế toán cho hai
xí nghiệp đông lạnh
* Tổ chức thanh toán, quyết toán việc mua bán hàng hóa nhanh chóng
và thu hồi công nợ Lập kế hoạch tài vụ, cân đối thu chi tài chính của công ty
Trang 34* Hướng dẫn thực hiện biểu bảng, chứng từ hạch toán, quyết toán thống
kê và quản lý các chứng từ thanh toán do Nhà nước quy định
* Chịu trách nhiệm trực tiếp với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn công ty
- Ban công nghệ và chất lượng
* Kiểm soát các hoạt động sản xuất có liên quan đến chất lượng sản phẩm, môi trường
* Xây dựng và thực hiện nghiêm ngặt hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng
từ ao nuôi đến chế biến sản phẩm xuất khẩu v à hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, sai lỗi trong quy trình sản xuất
- Thư ký của Công ty
Hạch toán các số liệu để biết tình hình công ty tại mọi thời điểm
- Ban thu mua
Làm nhiệm vụ tổ chức thu mua, vận chuyển nguyên liệu và điều phối nguyên liệu cho hai xí nghiệp đông lạnh
- Chi nhánh Công ty tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu, ủy thác, gia công hàng xuất khẩu, giao dịch thanh toán tín dụng, dịch vụ giao nhận ngoại thương, đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu là các nhiệm vụ của chi nhánh
Trang 35
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 21
- Bên cạnh các chứng nhận HACCP, ISO 9001: 2000, Safe Quality Food
1000 (SQF 1000), Safe Quality Food 2000, British Retail Consortium (BRC) Trong năm 2007 công ty được cấp chứng nhận ISO : 14.001 Điều này càng làm tăng uy tín của công ty trên thị trường
- Chứng chỉ HAAL để xuất khẩu sang cộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nước giúp cho công ty mở rộng thị trường
- Trong 3 năm 2006, 2007, 2008 công ty tiếp tục đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” Điều này chứng tỏ sản phẩm công ty đứng vững trên thị trường Việt Nam
- Xu hướng tiêu thụ thủy sản tiếp tục tăng bởi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến loại thực phẩm này cũng như những lợi ích cho sức khỏe do thủy sản mang lại Sản phẩm cá tra, cá basa Việt Nam là lựa chọn thay thế cho sản phẩm cá fillet thịt trắng do chất lượng thơm ngon và giá cả hợp lý Vì vậy, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này sẽ tăng
3.2.2 Khó khăn
- Lạm phát tăng cao, xu hướng tỷ giá đối với đồng tiền chính không thuận
lợi, lợi nhuận trong hoạt động sản xuất thủy sản bị ảnh hưởng
- Các rào cản thương mại và kỹ thuật của các nước nhập khẩu: cụ thể là quy định dư lượng kháng sinh, hóa chất cấm, các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, thuế chống bán phá giá
- Các nhà sản xuất thức ăn thủy sản gặp khó khăn do nguồn cung cấp nguyên liệu thức ăn thủy sản bị thu hẹp, giá tăng mạnh kéo theo chi phí sản xuất
cá nguyên liệu tăng
- Số lượng các nhà máy chế biến cá tra, cá basa xây dựng mới tiếp tục tăng, nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến xuất khẩu sản phẩm này làm tăng
Trang 36áp lực cạnh tranh về nguồn nguyên liệu, lao động, giá cả, thị trường, hiệu quả kinh doanh…
- Tình trạng ô nhiễm môi trường liên quan đến nuôi trồng thủy sản, thiếu kiểm soát trong sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất, những mâu thuẫn trong việc sử dụng đất cho các hệ thống canh tác khác nhau… là những nguy cơ tiềm ẩn trong phát triển thủy sản trước mắt và lâu dài
3.2.3 Định hướng phát triển
- Xây dựng đội ngũ cán bộ kế thừa
- Đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm
- Mở rộng liên doanh, liên kết
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu để hội nhập kinh tế toàn cầu
- Xây dựng tập đoàn agifish hoạt động ngày càng hiệu quả hơn
3.2.4 Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009
2 Sản lượng tiêu thụ nội địa
II CHỈ TIÊU KIM NGẠCH XNK
III CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
Trang 37GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 23
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG QUA 3 NĂM
(2006 - 2008)
4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
4.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm (2006 - 2008) 4.1.1.1 Phân tích tình hình tài sản
Tài sản doanh nghiệp cơ bản công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ
sở vật chất, tiềm lực kinh tế doanh nghiệp dùng vào hoạt động kinh doanh Phân tích tình hình tài sản sẽ giúp ta đánh giá khái quát quy mô tài sản, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
483.870
0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000
Nhìn vào biểu đồ ta thấy quy mô tài sản của công ty không ngừng được
mở rộng trong 3 năm qua Năm 2007, tổng tài sản của công ty tăng mạnh so với năm 2006 chủ yếu là do công ty đầu tư vào tài sản cố định Năm 2008, tài sản dài hạn tăng chậm hơn năm 2007 nhưng tài sản ngắn hạn tăng cao nên tổng tài sản
Trang 38tiếp tục tăng Để thấy rõ hơn sự biến động này ta phân tích cụ thể sự thay đổi của
các khoản mục trong tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
Bảng 1: TÀI SẢN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
Chênh lệch 2008/2007
2 Trả trước cho người bán 34.255 26.525 43.373 (7.730) (22,57) 16.848 63,52
3 Các khoản phải thu khác 1.044 227 1.424 (817) (78,26) 1.197 527,31
Trang 39GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 25
Chênh lệch 2008/2007
II Các khoản đầu
tư tài chính dài hạn 100 150.575 130.540 150.475 150.475 (20.035) (13,31)
1 Đầu tư vào công
Trang 40so với năm 2007 (bảng 1)
Nhìn vào hình 4 ta thấy tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền giảm qua 3 năm Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2006 chiếm 4,72 % trong tổng tài sản, năm 2007 giảm còn 3,80 % và năm 2008 chỉ chiếm 2,25 % trong tổng tài sản Tương tự, tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trong tổng tài sản cũng giảm
Khoản phải thu và hàng tồn kho là 2 khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản Sự tăng lên của 2 khoản mục này làm cho tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn giảm Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2006 chiếm 49,41 % trong tổng tài sản, năm 2007 giảm còn 38,72% nhưng tăng cao trong năm 2008 chiếm 64,10 % Hàng tồn kho năm 2006 chiếm 35,14 %, năm 2007 tăng lên chiếm 48,93 %, năm 2008 giảm còn 28,81 %