Phân tích tình hình tài sản Tài sản doanh nghiệp cơ bản công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế doanh nghiệp dùng vào hoạt động kinh doanh.. Để thấy
Trang 1CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG QUA 3 NĂM
(2006 - 2008)
4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
4.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm (2006 - 2008) 4.1.1.1 Phân tích tình hình tài sản
Tài sản doanh nghiệp cơ bản công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ
sở vật chất, tiềm lực kinh tế doanh nghiệp dùng vào hoạt động kinh doanh Phân tích tình hình tài sản sẽ giúp ta đánh giá khái quát quy mô tài sản, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
483.870
0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000
Nhìn vào biểu đồ ta thấy quy mô tài sản của công ty không ngừng được
mở rộng trong 3 năm qua Năm 2007, tổng tài sản của công ty tăng mạnh so với năm 2006 chủ yếu là do công ty đầu tư vào tài sản cố định Năm 2008, tài sản dài hạn tăng chậm hơn năm 2007 nhưng tài sản ngắn hạn tăng cao nên tổng tài sản
Trang 2Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 24
tiếp tục tăng Để thấy rõ hơn sự biến động này ta phân tích cụ thể sự thay đổi của
các khoản mục trong tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
Bảng 1: TÀI SẢN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
Chênh lệch 2008/2007
ngắn hạn 135.820 139.534 393.603 3.714 2,73 254.069 182,08
1 Phải thu khách hàng 100.697 112.782 348.806 12.085 12,00 236.024 209,27
2 Trả trước cho người bán 34.255 26.525 43.373 (7.730) (22,57) 16.848 63,52
3 Các khoản phải thu khác 1.044 227 1.424 (817) (78,26) 1.197 527,31
Trang 3Chênh lệch 2008/2007
II Các khoản đầu
tư tài chính dài hạn 100 150.575 130.540 150.475 150.475 (20.035) (13,31)
1 Đầu tư vào công
Trang 4Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 26
a Tài sản ngắn hạn
Năm 2006
49,41
% 8,92%
so với năm 2007 (bảng 1)
Nhìn vào hình 4 ta thấy tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền giảm qua 3 năm Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2006 chiếm 4,72 % trong tổng tài sản, năm 2007 giảm còn 3,80 % và năm 2008 chỉ chiếm 2,25 % trong tổng tài sản Tương tự, tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trong tổng tài sản cũng giảm
Khoản phải thu và hàng tồn kho là 2 khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản Sự tăng lên của 2 khoản mục này làm cho tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn giảm Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2006 chiếm 49,41 % trong tổng tài sản, năm 2007 giảm còn 38,72% nhưng tăng cao trong năm 2008 chiếm 64,10 % Hàng tồn kho năm 2006 chiếm 35,14 %, năm 2007 tăng lên chiếm 48,93 %, năm 2008 giảm còn 28,81 %
www.kinhtehoc.net
Trang 5- Tiền và các khoản tương tiền
Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền qua 3 năm tăng nhẹ Năm 2007 khoản mục này tăng 745 triệu đồng, tương đương 5,75 % so với năm
2006 Năm 2008, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 126 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 0,92 % Nguyên nhân do các khoản tương đương tiền tăng đột ngột lên 10.000 triệu trong năm 2008, đây là các khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới một tháng tại ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh An Giang, và lượng tiền mặt tiền gửi ngân hàng năm 2008 giảm 9.874 triệu đồng so với năm 2007
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty bao gồm đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư ngắn hạn khác, dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn Quan sát bảng bên dưới ta sẽ dễ dàng nhận ra sự biến động của khoản mục nào ảnh
hưởng đến đầu tư tài chính ngắn hạn
Bảng 2: ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
Chênh lệch 2008/2007
(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính 2006 – 2008)
Nhìn vào bảng 2 ta thấy đầu tư chứng khoán ngắn hạn giữ mức ổn định trong hai năm 2007 và 2008 Đầu tư ngắn hạn khác tăng lên trong 3 năm vừa qua, nguyên nhân là do công ty tăng đầu tư thức ăn nuôi cá cho các thành viên trong liên hợp cá sạch Agifish Mặc dù đầu tư chứng khoán ngắn hạn không giảm, đầu
tư ngắn hạn khác tăng nhưng các khoản đầu tư ngắn hạn của công ty trong 3 năm qua giảm do công ty phải trích dự phòng đầu tư tài chính theo quy định
Trang 6Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 28
- Các khoản phải thu ngắn hạn
Khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến tình trạng giảm phát, khách hàng yêu cầu thanh toán chậm Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho khoản phải thu của công ty tăng vọt trong năm 2008, tăng 254.069 triệu đồng, tương đương 182,08 % so với năm 2007
Bên cạnh đó khi nhìn vào biểu đồ tỷ trọng từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn (hình 4) ta thấy trong năm 2008 khoản phải thu chiếm 64,1 % trong tài sản ngắn hạn, còn nếu so với tổng tài sản thì khoản phải thu chiếm 33,81% [phụ lục], đây là tỷ trọng cao nhất trong 3 năm qua Khoản phải thu cao ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn kinh doanh và tốc độ chu chuyển vốn chậm lại
- Hàng tồn kho
Nhìn vào bảng 1 ta thấy hàng tồn kho của công ty trong năm 2007 tăng 79.714 triệu đồng, tương đương 82,52 % so với năm 2006, hàng tồn kho năm
2008 tiếp tục tăng 559 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 0,32 % so với năm 2007
Để thấy rõ hơn ta phân tích các khoản mục cụ thể của hàng tồn kho
Bảng 3: HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 - 2008)
Chênh lệch 2008/2007
2006 Năm 2008, mặc dù thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, nhưng nguyên vật liệu vẫn tăng 22,68 % so với năm 2007; th ành phẩm cũng tăng nhẹ Hàng tồn kho của
www.kinhtehoc.net
Trang 7doanh nghiệp cao do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp và do cuộc khủng hoảng thừa
cá tra nguyên liệu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long nên công ty phải giải quyết lượng cá tồn đọng cho ngư dân theo chủ trương của Chính phủ Hàng tồn kho tăng cao làm cho doanh nghiệp bị ứ đọng vốn, gây khó khăn trong việc kinh doanh, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Tài sản ngắn hạn khác
Nhìn chung trong 3 năm qua, tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản lưu động, trung bình chiếm chưa tới 1 % [phụ lục] Qua bảng 1 ta thấy năm 2007 tài sản ngắn hạn khác tăng 2.977 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 59,82% so với năm 2006 Nguyên nhân chủ yếu là do tài sản thiếu chờ xử lý năm
2007 tăng 2.704 triệu đồng so với năm 2006, bên cạnh đó chi phí trả trước ngắn hạn tăng do công ty mua thêm công cụ dụng cụ Năm 2008, tài sản ngắn hạn khác giảm 719 triệu đồng, tương ứng 9,04 % so với năm 2007 do công ty đã rút kinh nghiệm trong việc kiểm tra hàng hóa nên không có tài sản thiếu chờ xử lý
b.Tài sản dài hạn
Như đã nói ở phần khái quát tình hình tài sản, tài sản dài hạn của công ty liên tục tăng trong 3 năm qua Tài sản dài hạn năm 2007 tăng so với năm 2006 là 290.480 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 150,2 %, năm 2008 TSDH tăng so với năm 2007 là 66.375 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 13,72 % Xét về mặt tỷ trọng thì tài sản dài hạn năm 2007 tăng 16,02 % so với năm 2006 và năm 2008 giảm 10,06 % so với năm 2007 [phụ lục] Để hiểu rõ hơn về TSDH ta sẽ phân tích cụ thể các khoản mục tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác
- Tài sản cố định
Nhìn vào bảng 1 ta thấy tài sản cố định liên tục tăng trong 3 năm, nhất
là trong năm 2007 tài sản cố định tăng vọt lên 321.084 triệu đồng, vượt năm
2006 133.984 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 71,61 %, tốc độ tăng rất cao Năm 2008 tài sản cố định tiếp tục tăng 85.760 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 26,71 % so với năm 2007 Nguyên nhân do tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình tăng và chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm
Tài sản cố định hữu hình năm 2007 tăng 106.969 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 121,97 % so với năm 2006 do công ty mua nhà làm trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, mua máy móc thíết bị, công cụ dụng cụ cho nhà máy
Trang 8Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 30 đông lạnh AGF9, hệ thống kho lạnh 3000 tấn, phương tiện vận tải… trị giá 109.759 triệu đồng và đưa tài sản cố định đã hoàn thành vào sử dụng trị giá 31.633 triệu đồng Bên cạnh đó trong năm 2007, công ty còn đầu tư góp vốn vào công ty con trị giá 8.603 triệu đồng, thanh lý nhượng bán tài sản cố định trị giá 10.093 triệu đồng, giá trị hao mòn lũy kế năm 2007 tăng 15.727 triệu đồng so với năm 2006 nên làm giảm tài sản cố định hữu hình Tài sản cố định hữu hình năm
2008 tiếp tục tăng 172.446 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 88,59 % so với năm
2007 do công ty tiếp tục mua sắm mới nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện truyền dẫn… trị giá 208.436 triệu đồng Mặt khác công ty thanh lý nhượng bán tài sản cố định trị giá 7.519 triệu đồng và giá trị hao mòn lũy kế năm 2008 tăng 28.471 triệu đồng so với năm 2007 làm giảm tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định vô hình năm 2007 tăng 32.388 triệu đồng tương ứng
tỷ lệ 1.158,37 % so với năm 2006 chủ yếu là do quyền sử dụng đất của công ty tăng 32.402 triệu đồng Tài sản cố định vô hình năm 2008 tăng 45 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 0,13 % so với năm 2007 do tăng quyền sử dụng đất 11 triệu đồng, tăng phần mềm vi tính 87 triệu và giá trị hao mòn tăng 53 triệu làm giảm tài sản cố định vô hình
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2007 giảm 5.373 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 5,56 % so với năm 2006 Năm 2008, chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm mạnh còn 4.503 triệu đồng, giảm 86.731 triệu đồng tương ứng
tỷ lệ giảm 95,06 % so với năm 2007, do cuối năm 2008 các khoản đầu tư vào tài sản cố định đã tương đối hoàn thành
- Đầu tư tài chính dài hạn
Năm 2006, đầu tư tài chính dài hạn của công ty chỉ có công trái xây dựng tổ quốc trị giá 100 triệu đồng Đến năm 2007 khoản mục đầu tư tài chính dài hạn của công ty tăng 150.475 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 150.475 % so với năm 2006 Nguyên nhân do công ty góp vốn (tiền và tài sản) thành lập công
ty cổ phần đầu tư xây dựng Delta trị giá 20.400 triệu đồng Bên cạnh đó, công ty còn đầu tư vào cổ phiếu Công ty đã mua cổ phiếu của công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương trị giá 30.075 triệu đồng và chứng chỉ quỹ của Quỹ tầm nhìn SSI trị giá 100 tỷ đồng, đây là quỹ đầu tư tài chính có quy mô lớn trên thị trường chứng khoán với vốn điều lệ là 1.700 tỷ đồng Năm 2008, đầu tư tài chính dài
www.kinhtehoc.net
Trang 9hạn giảm 20.035 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 13,31 % so với năm 2007, nguyên nhân chủ yếu là do công ty phải trích dự phòng rủi ro tài chính theo quy định, bên cạnh đó công trái xây dựng tổ quốc đã đáo hạn vào tháng 5 năm 2008
- Tài sản dài hạn khác
Tài sản dài hạn khác năm 2007 tăng 6.021 triệu đồng tương ứng tỷ lệ
tăng 97,27 % so với năm 2006 do tăng chi phí trả trước dài hạn 6.021 triệu đồng Tài sản dài hạn khác năm 2008 tăng 650 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 5,32 %
so với năm 2007 do tăng chi phí trả trước dài hạn 4.400 triệu đồng và giảm tài sản dài hạn khác 3.750 triệu đồng
Kết luận: Nhìn chung quy mô tài sản của công ty trong 3 năm qua được mở rộng Trong đó chủ yếu là sự tăng lên của tài sản cố định và đây cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tỷ trọng trung bình trên 37% [phụ lục] Sự thay đổi này là phù hợp với mục tiêu của công ty trong 2 năm 2007,
2008 là tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, chủ yếu là đầu tư cải tạo, nâng cấp các nhà máy AGF8, AGF7, nhằm hướng đến sự phát triền bền vững trong tương lai Bên cạnh đó công ty cũng đang dần tăng đầu tư vào tài chính dài hạn
để tìm thêm lợi nhuận Tuy nhiên, khoản phải thu và hàng tồn kho tăng cao, đây
là vấn đề cần được quan tâm tìm ra giải pháp khắc phục nhằm hạn chế ảnh hưởng
xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh
4.1.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán phản ảnh các nguồn
hình thành nên phần tài sản của doanh nghiệp, gồm nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu Dựa vào các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn, doanh nghiệp có thể biết được cơ cấu của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn hiện có Đồng thời
quan hệ kết cấu này cũng giúp đánh giá tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp
Trang 10Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 32
www.kinhtehoc.net
Trang 11công ty phần lớn là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn rất ít Sự thay đổi của nợ ngắn hạn là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng giảm của nợ phải trả
Tóm lại, nguồn vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ phải trả trong 3 năm qua Tuy nhiên khoảng cách giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu giảm dần qua 3 năm Để thấy rõ hơn tình hình nguồn vốn của công ty trong
3 năm qua ta phân tích cụ thể hơn sự thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
Bảng 4: NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
Chênh lệch 2008/2007
10 Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối 36.584 22.137 16.839 (14.447) (39,49) (5.298) (23,93)
11 Nguồn vốn đầu tư
xây dựng cơ bản 1.509 1.509 1.509 - - 0 0,00
II Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.356 1.129 3.298 (227) (16,74) 2.169 192,12
1 Quỹ khen thưởng,
Trang 12Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 34
a Nợ phải trả
- Nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong 3 năm qua tăng rất cao Cụ thể khoản mục này năm 2007 tăng về mức là 55.215 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 33,15 % so với năm 2006 và trong năm 2008 nợ ngắn hạn tăng rất cao so với năm 2007 (tăng 321.136 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 144,82 %) Nguyên nhân chủ yếu là do vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán tăng
Vay và nợ ngắn hạn năm 2007 tăng 49.753 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 43,93 % so với năm 2006 Năm 2008, vay và nợ ngắn hạn tăng đột ngột, tăng cao hơn năm 2007 270.733 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 166,10 % Nguyên nhân do khoản phải thu và hàng tồn kho tăng cao gây ứ đọng vốn nên công ty phải tăng nợ vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động và mua nguyên vật liệu chế biến hàng xuất khẩu
Phải trả người bán năm 2007 tăng 18.433 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 72,95 % so với năm 2006 Phải trả người bán năm 2008 tiếp tục tăng 29.930 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 68,49 % so với năm 2007
Các khoản mục còn lại cũng có sự thay đổi qua 3 năm nhưng do tỷ trọng thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến nợ ngắn hạn
- Nợ dài hạn
Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn Tỷ trọng nợ
dài hạn trong tổng nguồn vốn năm 2006 là 0,3 %, năm 2007 là 0,08 %, năm 2008 chỉ còn 0,06 % [phụ lục] Nợ dài hạn của công ty trong năm 2006 là 1.416 triệu đồng bao gồm 993 triệu đồng vay dài hạn để đầu tư tài sản cố định và nhập thiết
bị lạnh và dự phòng trợ cấp mất việc là 423 triệu đồng Hai năm tiếp theo nợ dài hạn giảm mạnh do công ty không vay nợ d ài hạn mà chỉ có dự phòng trợ cấp mất việc làm
b Phân tích nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh về vốn về tài chính và sức mạnh chung của doanh nghiệp
Nhìn vào bảng 4 ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong 3 năm qua có biến động Trong năm 2007, khoản mục này tăng rất cao, tăng 321.425 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 107,03 % so với năm 2006 Đến năm 2008 nguồn
www.kinhtehoc.net
Trang 13vốn chủ sở hữu giảm 0,04 % so với năm 2007 Nguồn vốn chủ sở hữu tăng cao trong năm 2007 sau đó đứng lại ở năm 2008 do năm 2007 là năm công ty huy động vốn để đầu tư tài sản cố định Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí và quỹ khác trong đó vốn chủ sở hữu ảnh hưởng nhiều nhất đến nguồn vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu năm 2007 tăng 321.652 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 107,59 % so với năm 2006 do tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu 49.717 triệu đồng, tăng thặng dư vốn cổ phần 260.794 triệu đồng, tăng quỹ đầu tư phát triển 23.276 triệu đồng, tăng quỹ dự phòng tài chính 2.312 triệu đồng và giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 14.447 triệu đồng Năm 2008 vốn chủ sở hữu giảm 2.406 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 0,39 % so với năm 2007 do giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 5.298 triệu đồng và tăng quỹ đầu tư phát triển 997 triệu đồng, tăng quỹ dự phòng tài chính 1.895 triệu đồng
Qua phân tích ta thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng thấp hơn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn Điều này giúp công ty giảm bớt chi phí lãi vay để tăng thêm lợi nhuận và cho thấy công ty đầu tư tài sản
cố định chủ yếu bằng vốn tự có Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu không ngừng tăng lên thể hiện công ty có tiềm năng phát triển cao nên đã thu hút được sự đầu tư của các tổ chức và các cá nhân khác
4.1.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2006 - 2008)
Do những bất ổn của thị trường như khủng hoảng thừa cá nguyên liệu ở
đồng bằng sông Cửu Long, giá cả không ổn định, khách hàng yêu cầu thanh toán chậm… đã ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp trong ngành thủy sản có liên quan đến xuất khẩu Công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng đó Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2006 – 2008 sẽ giúp ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trước những ảnh hưởng đó
Trang 14
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
Bảng 5: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng (%) Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng (%)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.196.463 100,47 1.246.311 101,02 1.987.763 101,08 49.848 4,17 741.452 59,49
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 5.557 0,47 12.577 1,02 21.314 1,08 7.020 126,33 8.737 69,47
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.190.906 100,00 1.233.734 100,00 1.966.449 100,00 42.828 3,60 732.715 59,39
4 Giá vốn hàng bán 1.047.145 87,93 1.071.110 86,82 1.669.253 84,89 23.965 2,29 598.143 55,84
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 143.761 12,07 162.624 13,18 297.196 15,11 18.863 13,12 134.572 82,75
6 Doanh thu hoạt động tài chính 5.453 0,46 9.017 0,73 41.966 2,13 3.564 65,36 32.949 365,41
7 Chi phí tài chính 6.901 0,58 13.707 1,11 63.730 3,24 6.806 98,62 50.023 364,94
Trong đó: Chi phí lãi vay 6.829 0,57 9.424 0,76 38.179 1,94 2.595 38,00 28.755 305,13
8 Chi phí bán hàng 75.534 6,34 97.642 7,91 237.916 12,10 22.108 29,27 140.274 143,66
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 15.887 1,33 18.647 1,51 19.799 1,01 2.760 17,37 1.152 6,18
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 50.892 4,27 41.645 3,38 17.717 0,90 (9.247) (18,17) (23.928) (57,46)
11 Thu nhập khác 1.957 0,16 8.678 0,70 5.841 0,30 6.721 343,43 (2.837) (32,69)
12 Chi phí khác 2.179 0,18 7.278 0,59 5.278 0,27 5.099 234,01 (2.000) (27,48)
13 Lợi nhuận khác (222) (0,02) 1.400 0,11 563 0,03 1.622 730,63 (837) (59,79)
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50.670 4,25 43.045 3,49 18.280 0,93 (7.625) (15,05) (24.765) (57,53)
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 4.054 0,34 5.024 0,41 1.367 0,07 970 23,93 (3.657) (72,79)
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 46.616 3,91 38.021 3,08 16.913 0,86 (8.595) (18,44) (21.108) (55,52)
www.kinhtehoc.net
Trang 154.1.2.1 Phân tích theo chiều ngang
a Doanh thu và doanh thu thuần
Qua bảng 5 ta thấy tổng doanh thu năm 2007 tăng 4,17 % tức tăng 49.848 triệu đồng so với năm 2006 nhưng doanh thu thuần chỉ tăng 3,60 %, tức tăng 42.828 triệu đồng Tương tự tổng doanh thu năm 2008 tăng 59,49 %, tức tăng 741.452 triệu đồng so với năm 2007 nhưng doanh thu thuần chỉ tăng 53,39%, tức tăng 732.715 triệu đồng Điều này do tốc độ tăng của các khoản giảm trừ doanh thu quá cao, năm
2007 cao hơn năm 2006 126,33 %, gấp hơn 30 lần tỷ lệ tăng của tổng doanh thu Năm 2008 các khoản giảm trừ doanh thu tiếp tục tăng 69,47 % so với năm 2007 Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
Bảng 6: CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA
Chênh lệch 2008/2007
( Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm 2006 – 2008)
Nhìn vào bảng 6 ta thấy các khoản giảm trừ doanh thu của công ty chủ yếu là giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại Giảm giá hàng bán năm 2007 tăng 1.112 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 746,31 % so với năm 2006 Đến năm 2008 giảm giá hàng bán tiếp tục tăng cao hơn năm 2007 14.090 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 1.117,37 % Nguyên nhân làm cho giảm giá hàng bán tăng chủ yếu là do biến động
tỷ giá Bên cạnh đó, hàng bán bị trả lại cũng tăng cao vào năm 2007, sau đó giảm nhiều vào năm 2008, cho thấy công ty đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm hàng bán bị trả lại
Trang 16
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 38
b Giá vốn hàng bán
Quan sát chỉ tiêu giá vốn hàng bán trong bảng 5 ta thấy, chỉ tiêu này cũng tăng cao trong 3 năm qua Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng 2.965 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 2,29 % so với năm 2006 Năm 2008, giá vốn hàng bán tăng 598.143 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 55,84 % so với năm 2007 Nguyên nhân là do ảnh hưởng của giá xăng dầu, điện, chi phí nguyên vật liệu, công tác quản lý định mức nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư bao bì thiếu chặt chẽ Ngoài ra tình trạng cúp điện thường xuyên cũng ảnh hưởng lớn đến chi phí giá thành sản xuất do phải chạy máy phát dự phòng thường xuyên Mặc dù giá vốn hàng bán tăng cao nhưng tốc độ tăng của nó thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần nên không làm giảm lãi gộp
c Lãi gộp
Nhìn vào bảng 5 ta thấy tốc độ tăng của doanh thu thuần cao hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nên lãi gộp của công ty không ngừng tăng lên Lãi gộp năm 2007 tăng 18.863 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 13,12 % Lãi gộp năm 2008 tiếp tục tăng cao hơn năm 2007 134.572 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 82,75 % Song,
do mặt hàng của công ty phần lớn là hàng đông lạnh, chi phí thời kỳ cao nên mức lãi gộp như vậy chưa thể nói là cao
d Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu tài chính trong 3 năm qua cũng tăng cao, nhất là trong năm
2008 Doanh thu tài chính năm 2007 tăng 3.564 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 65,36%
so với năm 2006 Chỉ tiêu này tăng mạnh vào năm 2008 đạt 41.966 triệu đồng, tăng 32.949 triệu đồng tương đương 365,41 % so với năm 2007 Quan sát thuyết minh của doanh thu hoạt động tài chính ở bảng dưới ta sẽ thấy khoản mục nào góp phần làm tăng doanh thu tài chính
www.kinhtehoc.net
Trang 17Bảng 7: DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Chênh lệch 2008/2007
Lãi tiền gửi 1.679 3.676 9.803 1.997 118,94 6.127 166,68 Lãi bán hàng trả chậm 1.066 473 8.323 (593) (55,63) 7.850 1.659,62 Lãi chênh lệch tỷ giá 2.531 314 19.340 (2.217) (87,59) 19.026 6.059,24 Lãi bán chứng khoán - 4.337 48 4.337 - (4.289) (98,89)
Cổ tức, lợi nhuận
được chia - - 3.520 - - 3.520 - Cho thuê kho 168 217 289 49 29,17 72 33,18 Hoàn nhập dự
phòng giảm giá đầu
tư chứng khoán
- - 643 - - 643 -
Các khoản khác 8 - - (8) (100,00) - -
Cộng 5.453 9.017 41.966 3.564 65,36 32.949 365,41
( Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm 2006 – 2008)
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2007 tăng cao hơn năm 2006 chủ yếu là
do tăng lãi tiền gửi 1.997 triệu đồng, tăng lãi bán chứng khoán 4.337 triệu đồng và giảm lãi bán hàng trả chậm 593 triệu đồng, giảm lãi chênh lệch tỷ giá 2.217 triệu đồng Năm 2008 lãi tiền gửi tăng 6.127 triệu đồng, lãi bán hàng trả chậm tăng 7.850 triệu đồng, lãi chênh lệch tỷ giá tăng 19.026 triệu đồng, cho thuê kho tăng 72 triệu đồng so với năm 2007 nên làm tăng doanh thu hoạt động tài chính Bên cạnh đó, trong năm 2008 doanh nghiệp còn nhận thêm cổ tức, lợi nhuận từ việc đầu tư vào cổ phiếu trị giá 3.520 triệu đồng, hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
643 triệu đồng Song lãi bán chứng khoán năm 2008 giảm 4.289 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 98,89 % so với năm 2007 làm giảm doanh thu tài chính
e Chi phí tài chính
Chi phí tài chính cũng tăng rất cao qua 3 năm Chi phí tài chính năm 2007 tăng 6.806 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 98,62 % so với năm 2006 Chi phí tài chính năm 2008 tiếp tục tăng 50.123 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 364,94 % so với năm 2007 Nguyên nhân làm cho chi phí tài chính tăng cao chủ yếu là do khoản vay ngắn hạn của công ty tăng, lãi suất cho vay tăng nên chi phí lãi vay cao Quan sát bảng 5 ta thấy chi phí lãi vay năm 2007 tăng 2.595 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 38 % so với năm 2006 Chi phí lãi vay năm 2008 tăng nhanh đột ngột, tăng cao
Trang 18Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 40 hơn năm 2007 28.755 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 305,13 % Sự biến động tỷ giá đã làm lỗ do chênh lệch tỷ giá tăng cao Thêm vào đó công ty phải trích dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán theo quy định
f Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Quan sát bảng 5 ta thấy chi phí bán hàng trong 3 năm qua có những biến động lớn Chi phí bán hàng năm 2007 tăng 22.108 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 29,27% so với năm 2006 Đến năm 2008, chi phí bán hàng tiếp tục tăng với mức rất cao, cao hơn năm 2007 140.274 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 143,66 % Nguyên nhân chính làm cho chi phí bán hàng tăng là do chi phí dịch vụ mua ngoài tăng Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm chi phí vận chuyển, kiểm hàng, chi phí thuê kho, chi phí cước tàu… Năm 2007 chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 17.719 triệu đồng so với
năm 2006; năm 2008 chi phí này tiếp tục tăng 135.430 triệu đồng so với năm 2007
Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng qua 3 năm Song mức tăng này không lớn lắm Năm 2007 chi phí doanh nghiệp tăng 17,37 % so với năm 2006 chủ yếu do chi phí vật liệu bao bì tăng; năm 2008 công ty đã tiết kiệm được chi phí vật liệu bao bì nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng 6,18 % so với năm
2007 do chi phí tiền lương cho nhân viên tăng
g Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Do sự biến động của chi phí thời kỳ, nhất là chi phí bán hàng, nên dù lãi gộp có tăng nhưng lãi thuần của công ty lại giảm mạnh Lợi nhuận thuần năm 2007 giảm 9.247 triệu đồng tương đương 18,17 % so với năm 2006 Năm 2008 lợi nhuận
thuần tiếp tục giảm mạnh, thấp hơn năm 2007 23.928 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 57,46 %
h Lợi nhuận khác
Sự thay đổi của lợi nhuận khác cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán trước thuế Năm 2006, chi phí khác lớn hơn doanh thu khác nên lợi nhuận khác âm
và làm giảm lợi nhuận trước thuế Năm 2007 lợi nhuận khác là 1.400 triệu đồng,
năm 2008 lợi nhuận khác là 563 triệu đồng góp phần làm tăng lợi nhuận trước thuế
Tóm lại qua phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động theo chiều ngang ta thấy mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận ròng giảm do tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu Để thấy rõ hơn khoản mục nào ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận ròng ta phân tích kết cấu bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
4.1.2.2 Phân tích theo chiều dọc (phân tích kết cấu)
Khi phân tích về mặt kết cấu, chỉ tiêu doanh thu thuần được xác định là quy
mô tổng thể, tương ứng tỷ lệ 100 %
www.kinhtehoc.net