A. Tổng tài sản Triệu đồng 468.269 844.207 1.164.260 375.938 320.053 B. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 300.316 621.741 621.504 321.425 (237) C. Tổng nợ Triệu đồng 167.953 222.466 542.756 54.513 320.290 D. Lợi nhuận trước thuế và
lãi vay
Triệu
đồng 57.499 52.469 56.459 (5.030) 3.990 E. Lãi vay Triệu
đồng 6.829 9.424 38.179 2.595 28.755 Tỷ số nợ (C/A) % 35,87 26,35 46,62 (9,51) 20,27 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở
hữu (C/B) % 55,93 35,78 87,33 (20,14) 51,55 Khả năng thanh toán lãi vay (D/E) Lần 8,42 5,57 1,48 (2,85) (4,09)
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 56
4.2.4.1. Tỷ số nợ trên tài sản
Tỷ số nợ của công ty qua 3 năm tăng giảm khác nhau. Tỷ số nợ năm 2007 giảm 9,51 % so với năm 2006 và năm 2008 tỷ số nợ tăng 20,27 % so với năm 2007. Tỷ số nợ năm 2007 là thấp nhất do năm này vốn chủ sở hữu tăng cao do công ty huy động vốn từ các cổ đông để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật. Năm 2008, tỷ số nợ tăng lên cao nhất trong 3 năm do công ty vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động. Qua đó ta thấy việc sử dụng nợ để đầu tư tài sản cố định của công ty là rất thấp.
4.2.4.2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Nhìn vào bảng 15 ta thấy tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm vào năm 2007 và tăng cao trong năm 2008. Tỷ số nợ trên vốn chủ hữu thay đổi nghĩa là kết cấu nguồn vốn thay đổi. Sự thay đổi này là phù hợp với mục tiêu đầu tư của công ty. Thật vậy, năm 2007 công ty đầu tư vào tài sản cố định nên cần tăng vốn chủ sở hữu, năm 2008 công ty phải vay ngắn hạn để đảm bảo mức vốn lưu động cần thiết. Mặc dù kết cấu nguồn vốn thay đổi nhưng tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu luôn thấp hơn 100 % cho thấy khả năng độc lập về vốn, không chịu sức ép từ nợ vay của công ty.
4.2.4.3. Khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay cho ta biết một đồng lãi vay phải trả của công ty thu được bao nhiêu đồng lãi trước thuế.
Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ số lợi nhuận trên lãi vay của công ty luôn lớn hơn 1 cho thấy công ty không những hoàn trả được vốn vay mà còn trả được cả lãi vay. Tuy nhiên, khả năng thanh toán lãi vay của công ty trong 2 năm 2007, 2008 giảm đi rất nhiều, nhất là trong năm 2008, chỉ còn 1,48. Điều này cho thấy công ty sử dụng chưa hiệu quả các khoản vay. Qua đó ta thấy khoản phải thu và hàng tồn kho tăng cao gây ứ đọng vốn ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty.
4.2.5. Phân tích tài chính theo sơ đồ DuPont
Hình 7: Sơ đồ DuPont
Qua sơ đồ trên ta thấy tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu. Trong đó, ROA lại chịu ảnh hưởng của hai nhân tố tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu và số vòng quay tổng tài sản nên để phân tích sự biến động của ROE ta xem xét mối quan hệ của 3 nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, số vòng quay tổng tài sản, tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu.
Ta có phương trình DuPont được viết lại như sau: ROE = a x b x c Trong đó:
a : Tỷ suất lợi nhuận trên với doanh thu b : Số vòng quay tổng tài sản
Suất sinh lời của vốn CSH (ROE)
2006 2007 2008
23,19 8,25 2,72
Suất sinh lời của tài sản (ROA)
2006 2007 2008 12,95 5,79 1,68 12,95 5,79 1,68 Tỷ lệ tài sản / vốn CSH (lần) 2006 2007 2008 1,79 1,42 1,62 Lợi nhuận ròng Năm Trđ 2006 46.616 2007 38.021 2008 16.913
Doanh thu thuần Năm Trđ 2006 1.190.906 2007 1.233.734 2008 1.966.449 Tổng tài sản Năm Trđ 2006 359.951 2007 656.238 2008 1.004.234 Tỷ suất lợi nhuận so với DT
2006 2007 2008 3,91 3,08 0,86 3,91 3,08 0,86 Số vòng quay tổng tài sản (lần) 2006 2007 2008 3,31 1,88 1,96 X X
Doanh thu thuần Năm Trđ
2006 1.190.906
2007 1.233.734
2008 1.966.449
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 58 c : Tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu
- Năm 2007 so với năm 2006 Gọi Q0 là ROE năm 2006
Q1 là ROE năm 2007 Ta có: Q0 = a0b0c0
Q1 = a1b1c1
Chênh lệch ROE giữa năm 2007 và năm 2006 ∆Q = Q1 - Q0 = 8,25 - 23,19 = - 14,94 * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:
∆a = a1b0c0 - a0b0c0 = 18,25 - 23,19 = - 4,94 * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b:
∆b = a1b1c0 - a1b0c0 = 8,22 - 18,25 = - 10,03 * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c:
∆c = a1b1c1 - a1b1c0 = 8,25 - 8,22 = 0,03 Nhận xét: ROE năm 2007 giảm 14,94 so với năm 2006 là do:
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2007 giảm 0,83 % so với năm 2006 làm cho ROE năm 2007 giảm 4,94 % so với năm 2006.
* Số vòng quay tổng tài sản năm 2007 giảm 1,43 lần so với năm 2006 làm cho ROE năm 2007 giảm 10,03 % so với năm 2006.
* Tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu năm 2007 giảm 0,37 lần so với năm 2006 làm cho ROE năm 2007 tăng 0,03 % so với năm 2006.
- Năm 2008 so với năm 2007 Gọi Q0 là ROE năm 2007
Q1 là ROE năm 2008 Ta có: Q0 = a0b0c0 Q1 = a1b1c1
Chênh lệch ROE giữa năm 2008 và năm 2007 ∆Q = Q1 - Q0 = 2,72 - 8,25 = - 5,53 * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:
∆a = a1b0c0 - a0b0c0 = 2,30 - 8,25 = - 5,95 * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b:
∆b = a1b1c0 - a1b0c0 = 2,39 - 2,30 = 0,09
* Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c:
∆c = a1b1c1 - a1b1c0 = 2,72 - 2,39 = 0,33
Nhận xét: ROE năm 2008 giảm 5,53 so với năm 2007 là do:
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2007 giảm 3,94 % so với năm 2006 làm cho ROE năm 2008 giảm 5,95 % so với năm 2007.
* Số vòng quay tổng tài sản năm 2007 tăng 0,08 lần so với năm 2006 làm cho ROE năm 2008 tăng 0,09 % so với năm 2007.
* Tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng 0,20 lần so với năm 2007 làm cho ROE năm 2008 tăng 0,33 % so với năm 2007.
Qua 2 nhận xét trên ta thấy suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giảm chủ yếu là do vòng quay tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm. Tuy nhiên trong năm 2008 vòng quay tổng tài sản đã tăng lên rất nhiều so với năm 2007. Do vậy để tăng suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cần phải tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố doanh thu thuần và lợi nhuận ròng. Quan sát sơ đồ DuPont ở trên ta thấy doanh thu thuần của doanh nghiệp 3 năm qua liên tục tăng, nhưng lợi nhuận ròng lại giảm mạnh. Qua đó ta thấy nguyên nhân cốt lõi làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm trong 3 năm qua là do lợi nhuận ròng giảm. Vì vậy nếu trong những năm tới doanh nghiệp nâng cao được lợi nhuận của mình đồng thời tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vòng quay tổng tài sản ổn định hoặc tăng lên thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ được cải thiện.