nghiên cứu mối quan hệ tài chính bên trong và bên ngoài của công ty CP đường biên hòa

24 1K 0
nghiên cứu mối quan hệ tài chính bên trong và bên ngoài của công ty CP đường biên hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu Quản trị tài chính là môn khoa học về quản trị có vai trò quan trọng đối với sự thành công và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy mà các doanh nghiệp cần hoạch định một chiến lược tài chính phù hợp nhằm giải quyết các mối quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trên cơ sở đó lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó một cách hợp lý và khoa học nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nói một cách khác, quản trị tài chính là quản trị nguồn vốn (bao gồm vốn tiền mặt, vốn, tài sản và các quan hệ tài chính phát sinh như: khoản phải thu khoản phải trả), nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.Hoạt động tài chính của doanh nghiệp rất phức tạp, phong phú và đa dạng, muốn phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thì trước hết phải hiểu rõ được các mối quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp, bao gồm mối quan hệ bên trong và bên ngoài. Xuất phát từ lí thuyết đó nhóm chúng em chọn đề tài “nghiên cứu mối quan hệ tài chính bên trong và bên ngoài của công ty CP đường Biên Hòa ”.Do hạn chế về thời gian và địa điểm thực hiện nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót mong thầy hướng và sửa chữa để nhóm chúng em hoàn thành tốt đề tài này Chúng em chân thành cảm ơn KẾT BÀI Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay để có thể đứng vững và tồn tại, phát triển là một vấn đề mà hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều rất quan tâm và cty cp đường Biên Hòa cũng như vậy.Họ nhận ra bên cạnh việc phân tích tài chính thì phân tích và tìm hiểu mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Quản trị trong doanh nghiệplà cần phải thường xuyên tìm hiểu và phân tích các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Bởi vì thông qua việc phân tích cho ta biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp các cơ hội thử thách cũng như những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục. Từ đó các nhà quản lý có thể xác định được nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới. Vì với một doanh nghiệp hay bất kì tổ chức kinh doanh dù lớn hay nhỏ khi hoạt động đều mong muốn làm sao hoạt động có hiệu quả thu về lợi nhuận nhiều nhất và đạt được mục tiêu mà công ty đề ra.Trong thời gian vừa qua nhóm chúng em đã nỗ lực hết sức để hoàn thành đề tài tiểu luận này. Chúng em rất chân thành cảm ơn thầy và mong thầy góp ý bổ sung để chúng em hoàn thiện hơn.   TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình quản trị tài chính doanh nghệp – NXB đại học Quốc Gia Hà Nội Một số nguồn khác: Báo cáo tài chính công ty cp đường Biên Hòa năm 2012. Website: www.bhs.vn

Lời mở đầu Quản trị tài chính là môn khoa học về quản trị có vai trò quan trọng đối với sự thành công và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy mà các doanh nghiệp cần hoạch định một chiến lược tài chính phù hợp nhằm giải quyết các mối quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trên cơ sở đó lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó một cách hợp lý và khoa học nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nói một cách khác, quản trị tài chính là quản trị nguồn vốn (bao gồm vốn tiền mặt, vốn, tài sản và các quan hệ tài chính phát sinh như: khoản phải thu - khoản phải trả), nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.Hoạt động tài chính của doanh nghiệp rất phức tạp, phong phú và đa dạng, muốn phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thì trước hết phải hiểu rõ được các mối quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp, bao gồm mối quan hệ bên trong và bên ngoài. Xuất phát từ lí thuyết đó nhóm chúng em chọn đề tài “nghiên cứu mối quan hệ tài chính bên trong và bên ngoài của công ty CP đường Biên Hòa ”.Do hạn chế về thời gian và địa điểm thực hiện nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót mong thầy hướng và sửa chữa để nhóm chúng em hoàn thành tốt đề tài này! Chúng em chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có vốn tiền tệ ban đầu để xây dựng, mua sắm các tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu, trả lương, khen thưởng, cải tiến kỹ thuật…Việc chi dùng thường xuyên vốn tiền tệ đòi hỏi phải có các khoản thu để bù đắp tạo nên quá trình luân chuyển vốn. Như vậy trong quá trình luân chuyển vốn tiền tệ đó doanh nghiệp phát sinh các mối quan hệ kinh tế. Những quan hệ kinh tế đó bao gồm: 1.1 Thứ nhất: Những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước Bao gồm: +Thuế +Mối quan hệ dnnn với chủ sở hữu nhà nước Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước (nộp thuế cho ngân sách nhà nước). Ngân 1 1 sách nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước và có thể cấp vốn với công ty liên doanh hoặc cổ phần (mua cổ phiếu) hoặc cho vay (mua trái phiếu) tuỳ theo mục đích yêu cầu quản lý đối với ngành kinh tế mà quyết định tỷ lệ góp vốn, cho vay nhiều hay ít. 1.2 Mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với thị trường tài chính  Với tư cách nhà đầu tư tài chính  Với tư cách là người huy động vốn Các quan hệ này được thể hiện thông qua việc tài trợ các nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Với thị trường tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp nhận được các khoản tiền vay để tài trợ cho các nhu cầu vốn ngắn hạn và ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả vốn vay và tiền lãi trong thời hạn nhất định. Với thị trường vốn, thông qua hệ thống các tổ chức tài chính trung gian khác, doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ khác để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn bằng cách phát hành các chứng khoán. Ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả mọi khoản lãi cho các chủ thể tham gia đầu tư vào doanh nghiệp bằng một khoản tiền cố định hay phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. (Thị trường chứng khoán) Thông qua thị trường tài chính, các doanh nghiệp cũng có thể đầu tư vốn nhàn rỗi của mình bằng cách kí gửi vào hệ thống ngân hàng hoặc đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp khác. 1.3 Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác  Thị trường các yếu tố đầu vào  Thị trường hàng hóa và các dịch vụ đầu ra Các thị trường khác như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động, Là chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng vốn để mua sắm các yếu tố sản xuất như vật tư, máy móc thiết bị, trả công lao động, chi trả các dịch vụ Đồng thời, thông qua các thị trường, doanh nghiệp xác định nhu cầu sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng, để làm cơ sở hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn thỏa mãn nhu cầu của thị trường. 1.4 Thứ tư: Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp.  Quan hệ phân phối kết quả kinh doanh  Quan hệ hạch toán nội bộ Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng và tổ đội sản xuất trong việc nhận và thanh toán tạm ứng, thanh toán tài sản. Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên trong quá trình phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt và lãi cổ phần. Đây là mối quan hệ tài chính khá phức tạp, phản ánh quan hệ tài chính giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa các bộ phận quản lý, giữa các thành viên trong doanh nghiệp, giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn. 2 2 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ TÀI CHÍNH BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY CP ĐƯỜNG BIÊN HÒA A TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA 2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Đường Biên Hoà Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa. Tên giao dịch nước ngoài: Bien Hoa Sugar Joint Stock Company. Tên viết tắt:BSJC. Trụ sở giao dịch chính của Công Ty: Khu Công Nghiệp Biên Hòa I, Phường An Bình, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Điện thọai: (0613)836199. Fax : (0613)836213. West Email: bsc@hcm.vnn.vn Website: www.bhs.vn 2.2. Quy mô của công ty Tổng diện tích mặt bằng của công ty: 198.245,9m². Công ty có phân xưởng đường, phân xưởng rượu, khu xử lý nước thải, khu vực văn phòng và nhiều kho bãi cho thuê. 2.3. Lịch sử hình thành Công ty cổ phần Đường Biên Hoà tọa lạc tại đường số 1- Khu công nghiệp Biên Hòa I – Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 25km về phía Đông Bắc, cách cảng Cogido, cảng Đồng Nai và cảng Bình Dương khoảng 1,5km rất thuận lợi cho việc lưu thông đường bộ và đường thuỷ. 3 3 Tại đây, công ty có các nhà máy sản xuất đường luyện, rượu các loại và một hệ thống kho bãi rộng lớn. Bên cạnh đó tại Tây Ninh, công ty có một nhà máy đường thô năng suất 3.500 tấn/ngày với tên gọi nhà máy Đường Biên Hòa – Tây Ninh, tọa lạc tại Xã Tân Bình, thị xã Tây Ninh, với một nông trường và các nông trại trực thuộc có diện tích hơn 1000ha. Đây là nơi cung ứng nguyên liệu cho sản xuất đường luyện và cũng là nơi sản xuất xuất ra hàng ngàn tấn phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho nông nghiệp. Năm năm cho thương hiệu đường Biên Hòa. Ngày nay, các sản phẩm đường Biên Hòa hầu như quá quen thuộc với người tiêu dùng vì nó có mặt rộng khắp ở thị trường trong nước từ các siêu thị đến các chợ lớn, nhỏ ở thành thị và nông thôn. Nhưng ít ai biết rằng "tên tuổi" Đường Biên Hòa gầy dựng được như ngày hôm nay lại khởi đầu hết sức khó khăn trong việc phục hồi phân xưởng đường luyện cách nay 15 năm (tháng 9-1990) Vào những năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công ty đường Biên Hòa ( KCN Biên Hòa 1) có 3 phân xưởng chính là đường luyện, rượu mùi và dệt bao đay. Đến năm 1982, do máy móc thiết bị phân xưởng đường luyện không được tu bổ kịp thời (được xây dựng từ năm 1972 có công suất 200 tấn thành phẩm/ngày, với nguyên liệu là đường thô nhập khẩu) lại thiếu vốn và thiếu nguyên liệu nên đã phải ngừng sản xuất. Trong khi đó đầu ra của sản phẩm rượu mùi, bao đay cũng bấp bênh và gặp khó khăn. Đứng trước tình thế nguy khốn này công ty đành mở ra hướng làm ăn theo kiểu "lấy ngắn nuôi dài" như sản xuất gạch, nước ngọt, cồn thô, bia lên men Cho tới khi đất nước đổi mới bước sang cơ chế thị trường, phải đối đầu với cạnh tranh gay gắt, công ty đã phải chuyển hướng xác định lại chiến lược sản phẩm lâu dài và chọn đường tinh luyện là mặt hàng chủ lực với quyết tâm phải phục hồi lại sản xuất phân xưởng này sau 8 năm không hoạt động. Để có vốn đầu tư vào phục hồi phân xưởng đường luyện, công ty đã huy động từ nhiều nguồn trong đó có 200 triệu đồng vay từ nội bộ ngành mía đường, 50 triệu đồng do tổng công ty thực phẩm góp vốn liên doanh Nhiều chuyên gia giỏi về kỹ thuật, công nghệ chế biến đường đã được mời tham gia tư vấn về sửa chữa, mua sắm thiết bị và đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật cho phân xưởng đường luyện. Đồng thời, công ty liên kết với nhiều doanh nghiệp trong nước để nhập khẩu đường thô về gia công. Tuy nhiên, việc nhập khẩu đường thô còn được quản lý bằng hạn ngạch không thể đáp ứng đủ cho sản xuất nên công ty đã phải tính tới việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ trong nước. Công ty đã tiến hành khảo sát, đánh giá năng lực chế biến của các lò đường thủ 4 4 công từ Miền Đông xuống tới đồng bằng sông Cửu Long và ra đến tận Miền Trung. Nhưng rồi một khó khăn mới lại phát sinh, đó là dây chuyền sản xuất đường luyện do Nhật thiết kế và lắp đặt trước đây theo công nghệ chế biến từ đường thô nhập ngoại có chất lượng cao, vì vậy công ty phải đầu tư cải tiến công nghệ tinh luyện cho cả nguyên liệu đường thô nhập khẩu và đường kết tinh nội địa. Bao nhiêu công sức, trí tuệ và tiền của đổ vào cho chương trình phục hồi phân xưởng đường luyện của công ty đã được "trả công" xứng đáng, đánh dấu bằng sự kiện những sản phẩm đường trắng, tinh khiết ra lò vào ngày 7-9-1990. Sản phẩm đường trắng Biên Hòa tạo việc làm cho hàng vạn lao động ở nông thôn (sản xuất mía cây và các lò ép đường thủ công), tham gia bình ổn thị trường trong nước và đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách cho nhà nước. Sự hoạt động trở lại của phân xưởng đường luyện đã làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài của đường Biên Hòa. Đến năm 1994, công ty đã đầu tư nâng công suất phân xưởng từ 200 tấn lên 300 tấn thành phẩm/ngày, đồng thời đưa vào hoạt động phân xưởng chế biến mạch nha từ tinh bột củ mì với dây chuyền nhập từ Đài Loan, có công suất 6.000 tấn/năm, đảm bảo nguyên liệu chất lượng cao cho sản xuất bánh, kẹo. Cũng trong năm này, công ty đã đầu tư hơn 1 triệu USD cho xây dựng phân xưởng sản xuất bánh bích qui với công nghệ của Anh và những năm sau đó là đầu tư dây chuyền sản xuất thêm nhiều loại bánh, kẹo khác để đến ngày nay bánh, kẹo Bibica đã thành một thương hiệu nổi tiếng trong nước (năm 1999 phân xưởng sản xuất bánh, kẹo được tách ra thành lập Công ty riêng) Riêng với sản phẩm đường, công ty đã đầu tư gần 300 tỷ đồng xây dựng thêm nhà máy đường Tây Ninh, có công suất ép 3.500 tấn mía/ngày, cung cấp thêm nguồn nguyên liệu đường thô cho phân xưởng sản xuất đường từ 60.000 tấn lên 90.000 thành phẩm/năm. Sau 7 vụ đi vào sản xuất (từ 1998 đến nay), nhà máy đường Tây Ninh đã ép được 2,6 triệu tấn mía. Ngoài ra, công ty còn xây dựng trang trại mía rộng 1.000 hécta, đến nay đã có trên 90% diện tích đất được đưa vào trồng mía với năng suất bình quân đạt 60 tấn/hécta. Sản lượng mía tự sản xuất mỗi vụ cũng đạt 150.000 tấn, đảm bảo một phần nguyên liệu cho nhà máy. Năm 2002, công ty đã cải tạo nhà xưởng và đầu tư mới dây chuyền làm rượu vang nho bằng công nghệ lên men, công suất 300.000 lít/năm và đã đưa ra thị trường sản phẩm "Vang Biên Hòa" - rượu champagne "Happy Days" . Sau 15 năm phục hồi sản xuất đường luyện, công ty hiện có trên 100 khách hàng công nghiệp và hơn 130 đại lý phân phối trong cả nước, tổng sản lượng đường tiêu thụ đạt hơn 1 triệu tấn, tổng doanh thu trên 6.700 tỷ đồng và nộp ngân sách gần 500 tỷ đồng. Công ty đã tung ra thị trường gần 20 chủng loại 5 5 đường túi với bao bì đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng như: đường túi có bổ sung vitamin A, đường que 8 gram, đường túi cành mai Công ty cũng đã xuất khẩu đường với giá trị hàng triệu USD sang các thị trường Trung Đông, Trung Quốc, Nga, Singapore, Malaysia, Indonesia Chất lượng đường Biên Hòa luôn ổn định, vì vậy 9 năm liên tục (1997 - 2005) đã được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao" và năm 2004 thương hiệu Đường Biên Hòa đã lọt vào "Top ten Thương hiệu Việt". 2.4. Nguyên tắc tổ chức hoạt động của công ty 2.4.1 Hình thức và tư cách hoạt động Công ty được thành lập từ việc cổ phần hóa DNNN Công ty Đường Biên Hòa, trên cơ sở tự góp vốn của các cổ đông, được tổ chức và họat động theo luật doanh nghiệp . Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa là tổ chức kinh tế độc lập : • Thuộc sở hữu của các công ty. • Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng . • Có vốn điều lệ và chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ bằng số đó . • Hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ vể tài chánh, tự chịu trách nhiệm về kết quả họat động kinh doanh. 2.4.2 Nguyên tắc hoạt động Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tôn trọng pháp luật . Các cổ đông của công ty cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của Công ty trong phạm vi góp vốn của mình. Cơ quan quyết định cao nhất của công ty là Đại hội cổ đông. Đại hội cổ đông bầu Hội đồng quản trị để thay mặt cổ đông lãnh đạo công ty giữa hai nhiệm kỳ đại hội, bầu ban kiểm sóat họat động sản xuất và kinh doanh của công ty. Điều hành họat động của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao là Tổng Giám Đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm . 2.4.3 Các đơn vị trực thuộc Gồm 8 đơn vị: - Nhà máy Đường Biên Hòa-Tây Ninh: Xã Tân Bình, Huyện Hòa Thành, Tỉnh Tây Ninh. - Nhà máy Đường Biên Hòa-Trị An: Xã Trị An, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai. - Chi nhánh Hồ Chí Minh. 6 6 - Chi nhánh Cần Thơ. - Chi nhánh Đà Nẵng . - Cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại công ty. - Cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Tây Ninh . - Nông trường Thành Long. 2.5 Các sản phẩm của công ty 2.5.1 Lĩnh vực sản xuất Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các lĩnh vực : - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mía đường, các sản phẩm sản xuất có sử dụng đường, sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm và phế phẩm của ngành mía đường. - Mua bán máy móc, thiết bị vật tư ngành mía đường. - Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị ngành mía đường. - Thi công các công trình xây dựng và công nghiệp. - Mua bán, đại lý ký gởi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên liệu, vật tư ngành mía đường. - Dịch vụ cho thuê kho bãi – vận tải. - Dịch vụ ăn uống. - Sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu các loại. 2.5.2 Sản phẩm: Sản phẩm đường tinh luyện của công ty bao gồm các loại : đường tinh luyện đặc biệt Biên Hòa, đường tinh luyện Biên Hòa (RE), đường tinh luyện Biên Hòa bổ sung Vitamin A, đường cát trắng tinh luyện Biên Hòa (RS),đường cát trắng Biên Hòa bổ sung Vitamin A, đường tinh luyện tiêu chuẩn Biên Hòa. Sản phẩm rượu: các sản phẩm rượu rhum với nhiều hương vị khác nhau như: rhum chanh, rhum cam, rhum dâu…, rượu champagne, các sản phẩm rượu cao cấp như: Marten, Napoleon, Whisky, Martini… -Các sản phẩm đường đặc biệt: đường RE gói, Sticksu, Slimsu. 2.6 Thị trường tiêu thụ Thị trường tiêu thụ trên cả nước và một số nước khác. Có 3 nhóm khách hàng chính của Công ty: - Khách hàng là người tiêu dùng - Khách hàng Công nghiệp như: Vinamilk, Nestle, Coca-Cola, IBC, … - Xuất khẩu đến các nước: Indonesia, Malaysia, Philippine… 2.7 Những thành tựu đạt được của công ty Từ khi thành lập đến nay, công ty đã có được rất nhiều giải thưởng cao quý: 7 7 “Chất lượng làm nên thương hiệu”, sản phẩm cuả Công ty là đơn vị duy nhất trong toàn ngành được bình chọn liên tục trong 10 năm qua là “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao”  Đạt danh hiệu “Top Ten Thương Hiệu Việt” năm 2004, 2005.  Cúp vàng “Vì sự tiến bộ và phát triển bền vững - 2006” của Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam trao tặng.  Năm 2006 được bình chọn là một trong 100 thương hiệu mạnh toàn quốc.  Được bình chọn và đạt cúp vàng “ Doanh nghiệp vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững năm 2006”, “Biểu tượng doanh nhân văn hóa” và “ Giải vàng chất lượng an toàn thực phẩm ”  Đặc biệt, với những nỗ lực và thành quả đã đạt được, Công ty cũng đã được nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” vào cuối năm 2000. B PHÂN TÍCH CÁC MỐI QUAN HỆ TÀI CHÍNH BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY CP ĐƯỜNG BIÊN HÒA  Bây giờ chúng ta phân tích năm 2012 vừa qua của công ty cp đường Biên Hoà.  Bảng cân đối kế toán của công ty cp đường Biên Hòa 8 8 9 9 10 10 [...]... 21 22 C MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CỦA NHÓM Qua nghiên cứu, tìm hiểu về công ty cp đường Biên Hòa, chúng ta phần nào thấy được mối quan hệ tài chính bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp cũng như thấy được những điểm đi lên và điểm còn hạn chế của doanh nghiệp Chính vì thế nhóm thống nhất xin đưa ra một số đề xuất sau:    Doanh nghiệp nên kiểm soát chặt chẽ và quản lý hiệu quả chi phí của doanh nghiệp ( đặc... quả hoạt động kinh doanh của công ty cp đường Biên Hòa 11 12 3.1 Những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa là tổ chức kinh tế độc lập hoạt động trên cơ sở tự góp vốn của các cổ đông, được tổ chức và họat động theo luật doanh nghiệp Bởi vậy quan hệ về kinh tế tài chính giữa nhà nước với doanh nghiệp này đó là thuế và các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước... này, công ty cần thiết lập 1 chính sách trả trước có độ tin cậy về khả năng thu hồi cao  22 23 KẾT BÀI Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay để có thể đứng vững và tồn tại, phát triển là một vấn đề mà hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều rất quan tâm và cty cp đường Biên Hòa cũng như vậy.Họ nhận ra bên cạnh việc phân tích tài chính thì phân tích và tìm hiểu mối quan hệ tài chính. .. 3.4 Thứ tư: Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp Mối quan hệ trong nội bộ thể hiện ở 1 số mặt chính như: Phải trả cho cổ đông: 7.979.128.344 đ Phân chia cổ tức: Góp vào các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối Các khoản trả trước cho người lao động : 395.720.624 đ Bảo hiểm xã hội mà công ty phải nộp : 150.453892 đ Trong năm thì công ty cũng phải trích thêm khoản dự phòng trợ cấp thôi việc cho công nhân, thể... và đã phát hành của công ty là: 16 17 Biến động vốn cổ phần trong năm như sau: Với tư cách nhà đầu tư tài chính • Đầu tư ngắn hạn : thể hiện khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn có giá trị 16.500.000.000 đ • Đầu tư dài hạn: 17 18 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn trong năm như sau: Trong năm, công ty đã thanh lý toàn bộ khoản đầu tư tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín 3.3 Mối quan hệ tài. .. hiểu mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp cũng là một vấn đề hết sức quan trọng Quản trị trong doanh nghiệplà cần phải thường xuyên tìm hiểu và phân tích các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp Bởi vì thông qua việc phân tích cho ta biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp các cơ hội thử thách cũng như những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần... chúng em đã nỗ lực hết sức để hoàn thành đề tài tiểu luận này Chúng em rất chân thành cảm ơn thầy và mong thầy góp ý bổ sung để chúng em hoàn thiện hơn 23 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình quản trị tài chính doanh nghệp – NXB đại học Quốc Gia Hà Nội Một số nguồn khác: - Báo cáo tài chính công ty cp đường Biên Hòa năm 2012 - Website: www.bhs.vn 24 ... khi phát sinh nợ khó đòi và nâng cao trách nhiệm thực thi các điều khoản trong hợp đồng của nông dân • Chi phí dịch vụ mua ngoài : 78.904.776.833 đ • Chi phí cho nhân công lao động: 137.932.406.734 đ • Chi khấu hao và phân bổ:63.310.167600 đ • Chi phi khác: 101.509.510.132 đ  Thị trường hàng hóa và các dịch vụ đầu ra: Các mối giao dịch chính trong năm với 1 số bên có liên quan như sau: Đvị: vnđ (... Tín 3.3 Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác  Thị trường các yếu tố đầu vào • Nguyên vật liệu : Chi phí cho nguyên vật liệu của công ty trong năm 2012 là 519.372.395 143 đ Mía - nguyên liệu chiếm bình quân khoảng 60-70% giá thành sản xuất đường Do vậy, rủi ro về nguồn nguyên liệu mía ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của các công ty chế biến 18 19 đường Hiện tại, vùng nguyên... sống còn đối với công ty đường Do vậy, từ nhiều năm nay, Đường Biên Hòa luôn chú trọng việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía, hợp tác với nông dân qua việc ký hợp đồng hỗ trợ giống, đầu tư vốn Nhờ vậy, kết thúc niên vụ 2011/2012 diện tích vùng trồng của Công ty đạt 10.618 ha, tăng nhẹ 6,4% so với niên vụ trước, cung cấp khoảng 550.000 - 650.000 tấn mía nguyên liệu/năm Như vậy, Công ty phần nào chủ . nghiệp, bao gồm mối quan hệ bên trong và bên ngoài. Xuất phát từ lí thuyết đó nhóm chúng em chọn đề tài nghiên cứu mối quan hệ tài chính bên trong và bên ngoài của công ty CP đường Biên Hòa ”.Do. quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn. 2 2 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ TÀI CHÍNH BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY CP ĐƯỜNG BIÊN HÒA A TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA 2.1 Giới. trong thời kỳ đổi mới” vào cuối năm 2000. B PHÂN TÍCH CÁC MỐI QUAN HỆ TÀI CHÍNH BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY CP ĐƯỜNG BIÊN HÒA  Bây giờ chúng ta phân tích năm 2012 vừa qua của công ty

Ngày đăng: 04/10/2014, 17:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2 Mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với thị trường tài chính

  • 1.3 Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác

  • 3.2 Mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với thị trường tài chính

  • 3.3 Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan