HƯỚNG dẫn bảo vệ KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP

8 6K 103
HƯỚNG dẫn bảo vệ KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HƯỚNG DẪN BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1. Nội dung tóm tắt KL - Lý do chọn đề tài , nêu tên đề tài - Mục tiêu nghiên cứu - Bố cục KLTN, nêu tên 3 chương - Nội dung từng chương : Ví dụ: Chương 1 , KL nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và rủi ro trong hoạt động này. Trước hết, rủi ro được hiểu là , trong kinh doanh rủi ro thường gặp HĐMBHHQT là , hoạt động này có đặc điểm cơ bản là Chính những đặc điểm này khiến cho hoạt động này chứa đựng nhiều rủi ro mang tính đặc thù bên cạnh những rủi ro thường gặp trong kinh doanh như: ( chỉ nêu lên chứ không phân tích). Ngoài ra KLTN cũng nêu lên những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro , một hoạt động quan trọng của DN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cả về chiềusâu và chiều rộng. Trong đó DN cần chú y một số biện pháp cơ bản như: Trên cơ sở những vấn đề lý luận của chương 1, chương 2 đi vào nghiên cứu và phân tích thực trạng của các DN Việt Nam Tương tự như vậy với chương 2, 3 - Kết thúc: Trên đây là tóm tắt nội dung của KLTN, rất mong nhận được những ý kiến nhận xét của các thầy cô trong HĐ để em hoàn thiện hơn vấn đề nghiên cứu 2. Trình bày tóm tắt - Rõ ràng - Không cầm giấy nhưng cũng không phải đọc thuộc lòng. Có điểm nhấn về nội dung. - Thời gian khoảng 7-10 phút 3. Trả lời câu hỏi - Khi các thầy cô đặt câu hỏi, ghi cẩn thận. Đợi khi các thầy cô trong HĐ hỏi xong thì mới trả lời, có thể xin phép khoảng 2-3 phút suy nghĩ. Câu nào dễ trả lời trước. - Nếu các thầy cô hỏi thêm hoặc chưa hài lòng với câu trả lời thì nghe kỹ ở phần nào bị hỏi lại. Suy nghĩ trước khi trả lời, luôn có thái độ khiêm tốn, cố gắng trả lời đúng bản chất vấn đề nếu thấy thầy cô xoáy vào vấn đề đó nhiều mà mình không chắc thì nên dừng lại và xin phép nghe ý kiến của thầy cô để em hoàn thiện kiến thức. Tránh tình trạng loanh quanh rồi trả lời linh tinh và sai. 4. Chú y chung - Thoải mái tinh thần, coi như một buổi thi vấn đáp. - Nắm chắc những gì đã viết trong KL - Có những vấn đề mở rộng có nhiều ý kiến khác nhau đặc biệt mang tính thời sự, cứ mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình tất nhiên trên cơ sở chắc chắn. Kinh nghiệm chuẩn bị slide + thuyết trình Tốt nghiệp Cách thức chuẩn bị: giả sử bài thuyết trình của bạn có 15 slide, được đánh số từ 1 đến 15. Slide 1: "Kính thưa thầy chủ tịch hội đồng, thưa các thầy cô trong hội đồng, thưa các thầy cô giáo và các bạn sinh viên thân mến. " "Sau XX tháng tham gia thí nghiệm và nghiên cứu khoa học tại , chúng em/tôi đã hoàn thành luận văn dưới sự hướng dẫn tận tình của GS/TS Nguyễn Văn A, với tên đề tài là/với công trình " "Nhóm nghiên cứu chúng em/tôi bao gồm: em/tôi Ng Văn G, Ng Văn G2 " Slide 2: "Bài trình bày bao gồm X phần. " "Phần X1 & X2 sẽ do em/tôi trình bày, phần X3 sẽ do bạn Ng Văn G2 trình bày, " Slide 3: "Sau đây, em/tôi xin phép được trình bày phần X1 & X2 Như chúng ta đã biết " .Nội dung lý thuyết, thực nghiệm Slide 14: Nói tóm tắt các kết luận chính đề tài đã thức hiện -thường đọc lại các đề mục của pần kết luận. Với những kết quả đạt được như vậy. Chúng em/tôi mong rằng công trình của mình sẽ góp phần thúc đẩy và nâng cao năng xuất sản xuất sản phẩm XXX tại nhà máy ZZZ. Slide 15: "Chúng em/tôi xin phép được kết thúc phần trình bày của mình ở đây. Trong quá trình tham gia nghiên cứu. Chắn chắn không thể tránh khỏi những khó khăn, thiếu sót. Chúng em/tôi mong nhân được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để hoàn thiện luận văn/đồ án" Như vậy, các bạn phải chuẩn bị 15 đề mục nội dung và viết lời nói (lời trình bày). Mỗi slide phải đưa ra 1 lập luận minh họa cụ thể cho slide. Thường bạn sẽ mất 1 buổi để viết và dành các tuần tiếp theo để sửa từ cho phù hợp. Để có 1 bài nói hoàn hảo, bạn nên luyện tập trình bày ít nhất 4 lần. Luyện tập trình bày nhiều hơn sẽ giúp bạn có phản xạ tự nhiên và sử dụng ngữ điệu uyển chuyển hơn. Nếu thực sự có 1 số điểm bạn chưa hiểu sâu và cảm thấy khó khăn về mặt trình bày, hãy học thuộc lòng những gì bạn viết ra. 15. Một bài trình bày thường kéo dài trong vòng bao nhiêu phút là hợp lý? Có nên ưu tiên thời lượng trình bày ở một nội dung nào đó mà mình tâm đắc, nếu được thì giới hạn thời gian thường là bao nhiêu? Trên lý thuyết, mỗi bạn SV có tối đa 15 phút để trình bày, nhưng vì một Hội đồng thường có nhiều SV nên các bạn chú ý không nên trình bày quá dài, sẽ gây mệt mỏi cho Hội đồng. Thời gian của mỗi bài trình bày sẽ do Chủ tịch Hội đồng quy định. Thường thì bài trình bày 10 phút là hợp lý. Rõ ràng bạn cần tập trung vào những vấn đề mà bạn tâm đắc, có như vậy các bạn mới có thể trình bày một cách hùng hồn và hấp dẫn được! (xem thêm câu hỏi 17) 16. Đối với những bạn làm về đề tài luật, thường dẫn chiếu án lệ, thì trong bài trình bày của mình có nên đưa các án lệ vào không, vì án lệ thường có nhiều tình tiết phức tạp? Nên chứ, vì trình bày án lệ có vẻ sẽ hấp dẫn hơn so với trình bày một điều luật!!! Tuy nhiên, không nên chọn các tranh chấp quá phức tạp. Hơn nữa, cần biết tóm tắt án lệ đó, chỉ tập trung vào vấn đề “nóng” nhất, quan trọng nhất của tranh chấp mà thôi. Có thể tóm tắt thông qua sơ đồ, mô hình cho dễ hiểu. 17. Làm thế nào đề khi bảo vệ khóa luận, bài trình bày của mình có thể hấp dẫn Hội đồng? Để bài trình bày có thể hấp dẫn Hội đồng, cần chú ý những điểm sau: Về hình thức: - Ăn mặc đẹp, phù hợp với không khí của một buổi bảo vệ - Phong thái đĩnh đạc, tự tin, tươi tắn - Giọng nói to, rõ ràng, vừa đủ nghe - Phải có ánh mắt đối thoại với Hội đồng (không nên cầm giấy đọc) Về nội dung: - Bài trình bày phải ngắn gọn (xem thêm câu hỏi 15), súc tích, có cách dẫn dắt người nghe tốt (ví dụ như có thể bắt đầu bằng một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề rất hấp dẫn, thời sự) - Có cách thức trình bày sáng tạo, hấp dẫn. Đừng quá dập khuôn theo cách trình bày từng chương, từng phần trong chương à rất nhàm chán - Tập trung vào những nội dung mà bạn tâm đắc, những điểm mới, những nơi chứa đựng giá trị gia tăng của khóa luận. Cần thể hiện được sự tự tin, niềm say mê và tâm huyết của mình đối với đề tài nghiên cứu. Nếu các bạn làm được như vậy thì chắc chắn các bạn sẽ có một bài thuyết trình thành công! 18. Khi hội đồng đặt câu hỏi mà sinh viên không trả lời được (vì những lí do như chưa nghiên cứu, sai sót về lí luận của mình trong quá trình làm, ) thì có kĩ năng thủ thuật gì không? Trước hết, để trả lời câu hỏi tốt, các bạn phải: - Nắm chắc nội dung của khóa luận - Chuẩn bị trước một số câu hỏi mà bạn nghĩ rằng Hội đồng có thể đặt ra cho mình (về vấn đề này, có thể nhờ GVHD tư vấn thêm) - Cập nhật thông tin liên quan đến đề tài từ thời điểm nộp khóa luận cho đến thời điểm bảo vệ. Nếu biết khóa luận có những thiếu sót thì trong thời gian chờ bảo vệ, cần tìm hiểu thêm để bổ sung thiếu sót và tận dụng cơ hội của buổi bảo vệ để ghi thêm điểm. - Phải thật tự tin vì nếu run thì sẽ không thể trả lời tốt được! Khi Hội đồng đặt câu hỏi, các bạn cần ghi chép lại cẩn thận. Nếu có thể, các bạn nên trả lời ngay. Nếu run hoặc chưa chắc chắn về câu trả lời, các bạn hãy xin phép Hội đồng có thời gian chuẩn bị. Nếu câu hỏi của Hội đồng nằm ngoài phạm vi n/c (các bạn vì thế phải nắm rất chắc phạm vi n/c của mình) thì các bạn hoàn toàn có thể trả lời rằng: câu hỏi này nằm ngoài phạm vi n/c của khóa luận, em xin phép sẽ được nghiên cứu thêm trong các công trình n/c của em sau này. Nếu câu hỏi của Hội đồng liên quan đến một sai sót của khóa luận thì các bạn nên có thái độ tiếp thu, nhận sai sót. Nếu câu hỏi của Hội đồng liên quan một vấn đề còn có thể gây tranh luận giữa Hội đồng và bản thân bạn thì bạn có thể thẳng thắn nêu quan điểm cá nhân, nhưng cũng đừng quên ghi nhận quan điểm của Hội đồng, vì chưa chắc quan điểm của bạn đã là đúng! Còn nếu câu hỏi của Hội đồng liên quan trực tiếp đến vấn đề n/c mà bạn không trả lời được thì có nghĩa là… bạn đã chuẩn bị chưa tốt hoặc bạn chưa thực sự hiểu vấn đề n/c. 19. Tiêu chí để Hội đồng chấm khóa luận đánh giá và cho điểm một khóa luận tốt nghiệp? Theo phiếu đánh giá khóa luận của Khoa QTKD thì một khóa luận được đánh giá trên thang điểm 10, và với các tiêu chí sau đây: - Tính cấp thiết của đề tài: 1 điểm - Hình thức của khóa luận: 1 điểm - Phương pháp nghiên cứu: 1 điểm - Nội dung của khóa luận: 4 điểm - Trình bày khóa luận: 1 điểm - Trả lời khóa luận: 2 điểm Tuy vậy, khi đánh giá, các Thầy, Cô có thể đánh giá một cách tổng hợp mà không cho điểm cụ thể cho từng tiêu chí nói trên. 20. Tỷ lệ giữa phần viết khóa luận và phần bảo vệ khi cho điểm là bao nhiêu? Không có một tỷ lệ nào cụ thể cả. Nội dung khóa luận và bảo vệ khóa luận là hai căn cứ để Hội đồng đánh giá khóa luận một cách tổng thể. Thường thì khi các thành viên Hội đồng đọc khóa luận và đánh giá khóa luận ở nhà đã “dự kiến” trước mức điểm cho khóa luận đó. Nếu khóa luận viết có nội dung tốt, nhưng khi bảo vệ, SV lại không thể trả lời câu hỏi của Hội đồng, chứng tỏ SV không nắm được vấn đề, thì số điểm “dự kiến” sẽ bị giảm xuống. Ngược lại, nếu trong khóa luận còn có một số lỗi về hình thức và thiếu sót về nội dung, nhưng khi bảo vệ, SV lại trình bày và trả lời rất tốt, chứng tỏ được kiến thức chắc chắn của mình, thì số điểm “dự kiến” sẽ được tăng lên. . giữa phần viết khóa luận và phần bảo vệ khi cho điểm là bao nhiêu? Không có một tỷ lệ nào cụ thể cả. Nội dung khóa luận và bảo vệ khóa luận là hai căn cứ để Hội đồng đánh giá khóa luận một cách. chưa tốt hoặc bạn chưa thực sự hiểu vấn đề n/c. 19. Tiêu chí để Hội đồng chấm khóa luận đánh giá và cho điểm một khóa luận tốt nghiệp? Theo phiếu đánh giá khóa luận của Khoa QTKD thì một khóa luận. các thành viên Hội đồng đọc khóa luận và đánh giá khóa luận ở nhà đã “dự kiến” trước mức điểm cho khóa luận đó. Nếu khóa luận viết có nội dung tốt, nhưng khi bảo vệ, SV lại không thể trả lời

Ngày đăng: 04/10/2014, 10:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan