TRƯỜNG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA GIAO DUC THE CHAT
DOAN THI HAN HOA
UNG DUNG MOT SO TRO CHOI
VAN DONG PHAT TRIEN SUC NHANH CHO HOC SINH NU KHOI 10 TRUONG THPT THUẬN THÀNH SÓ 1 - BẮC NINH
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: CNKHSP TDTT - GDQP
Hướng dẫn khoa học
CN TẠ TÁT VIỆN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tên tơi là: Đồn Thị Hân Hoa
Sinh viên lớp K34 GDTC - GDQP Trường ĐHSP Hà Nội 2
Tôi xin cam đoan đề tài này là của riêng tôi, kết quả nghiên cứu của đề tài không trùng với bắt cứ đề tài nào nghiên cứu về vấn để này tại Trường THPT Thuận Thành số 1 —- Bắc Ninh Toàn bộ những vấn đề được đưa ra bàn luận, nghiên cứu là những vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết và đúng thực tế của Trường THPT Thuận Thành số I
Hà Nội, ngày 10 thang 05 nam 2012 Sinh vién
Trang 3DANH MUC CHU VIET TAT
STT Tir viét tat
oo œ ¬1 Dn FW NY ¬ Se Se — Ww C DC DHSP GDTC GS - TS NXB QN STT TCVD TDTT TG THCS THPT TN Giải thích từ viết tắt Đối chứng Đại học sư phạm Giáo dục thể chất
Giáo sư - Tiến sĩ
Trang 4DANH MUC BANG BIEU
Diễn giải Trang
Bảng 3.1: Kêt quả phỏng vân giáo viên lựa chọn một sơ trị chơi
vận động phát triển sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường 24
THPT Thuan Thanh s6 1 — Bac Ninh
Bảng 3.2: Kết quả phỏng vẫn mức độ ưu tiên sử dụng test kiểm tra
đánh giá sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận 30
Thanh sé 1 (n=15)
Bang 3.3: Tién trinh giảng dạy trò chơi vận động cho học sinh nữ 31 khối 10 trường THPT Thuan Thanh sé 1 — Bac Ninh
Bảng 3.4: Kết qua kiểm tra trước thực nghiệm của hai nhóm đổi
32 chứng và thực nghiệm
Bang 3.5: Kết quả kiêm tra sau thực nghiệm của hai nhóm đôi 33 chứng và thực nghiệm
Biểu đồ 3.1: Thành tích chạy nhanh 20m của hai nhóm trước và sau 35 thực nghiệm
Biểu đồ 3.2: Thành tích chạy lặp lại m - 3m - 6m — 3m — 9m của 35 hai nhóm trước và sau thực nghiệm
Biểu đồ 3.3: Thành tích nhặt bóng của hai nhóm thực nghiệm và 36
đối chứng trước và sau thực nghiệm
Trang 5MỤC LỤC
Đặt vấn đề
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1 Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về GDTC
1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh nữ khối 10 trường THPT
1.3 Một số nét đặc trưng của trò chơi vận động 1.4 Cơ sở giáo dục sức nhanh
Chương 2: Nhiệm vụ, phương pháp và tố chức nghiên cứu 2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2 Các phương pháp nghiên cứu chính
2.3 Tổ chức nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
3.1 Tìm hiểu thực trạng về công tác GDTC và việc lựa chọn hệ thống các TCVĐ phát triển sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT
Thuận Thành số 1 — Bac Ninh
3.2 Lua chon va danh giá hiệu qua sử dụng một số trò chơi vận động
phát triển sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận Thành sé 1
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Trang 6ĐẶT VÁN ĐÈ
Đất nước ta đang trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” Đề đạt được mục tiêu đó, yếu tố con người ln chiếm vị trí hàng đầu, luôn là động lực, là chìa khóa để phát triển đất nước
Để đào tạo được những con người với đầy đủ các phẩm chất, năng lực
và trình độ cần thiết thì giáo dục là phương tiện không thể thiếu Giáo dục tạo
điều kiện phát triển tối đa năng lực của từng cá nhân, giúp họ hòa nhập vào cuộc sống xã hội để đóng góp nhiều nhất sức lực và trí tuệ của mình thúc đây sự phát triển của xã hội Đối với toàn xã hội, mục đích của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đối với thế hệ trẻ, giáo dục giúp họ trở thành những nhân cách toàn diện Theo quan niệm ngày nay, con người phát triển toàn diện là những người: “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thé chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức”, tạo nên những phong cách Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và của
thời đại, tiễn kịp với trào lưu chung của thế giới
Ngày nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến cơng tác TDTT nói chung và GDTC trong nhà trường nói riêng, coi sức khỏe là vốn quý của con người, là loại tài sản quốc gia vô cùng quan trọng Sự quan tâm đó được thé hiện trong các nghị quyết, chi thị của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn cách mạng với các yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình cụ thé
Trang 7Chỉ thị s6 36 — CT/TW ngày 24 -3-1994 của Ban Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thé dục thé thao trong giai đoạn mới khắng định: “ Phái triển TDTT là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bỗi dưỡng phát huy nhân tố con người, công tác TDTT góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống tỉnh thần của nhân dân, nâng cao sức lao động và sức chiến đấu của lực lượng vi trang ” [2]
Chính vi thé trong những năm gần đây, Bộ GD — ĐT đã không ngừng cải tiến nội dung, đổi mới chương trình, phương pháp dạy học ngành GDTC trong các cấp học
Muốn tạo ra những con người mới như chúng ta vừa đề cập, chỉ có các chính sách đúng đắn thơi thì chưa đủ mà phải có sự chung tay, góp sức của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội
Trong đề tài này, tác giả chỉ đi sâu đề cập đến vấn đề nâng cao sức
khỏe, phát triển thể lực, hoàn thiện từng bước về hình thái và chức năng cho
các em học sinh trong các cấp học ở trường phổ thông Ở đây, chúng tôi đề
cập cụ thể là học sinh nữ khối 10 ở trường THPT Thuận Thành số 1 - Bắc
Ninh Tăng cường dinh dưỡng sống, sinh hoạt hợp vệ sinh, học tập và làm việc hợp lí, nhưng biện pháp tích cực nhất, hiệu quả nhất để đạt được mục đích nêu trên là tạo điều kiện để các em tham gia các hoạt động TDTT
Ở lứa tuổi của các em, ngồi các mơn học GDTC được quy định trong chương trình thì các hoạt động vui chơi có vị trí đặc biệt quan trọng và cần thiết Chính vì thế, việc đưa TCVĐ vào giờ học chính khóa, hoạt động ngoại khóa là việc làm khơng thể thiếu được
Trang 8hiệu quả cao nhất Ngoài ra trò chơi vận động còn được hiểu như là phương pháp dạy học tích cực của bộ mơn, qua đó giáo viên có thể tăng lượng vận động một cách hợp lý, tạo hứng thú, thu hút học sinh trong tiết học, rèn luyện các chuẩn mực hành vi đạo đức một cách tự nhiên, rèn kỹ năng sống, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát và các phẩm chất cần thiết khác cho học sinh
Như vậy, việc đưa TCVĐ vào giờ học chính khóa, hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa hết sức to lớn Cùng với đó, trong q trình nghiên cứu tổng
hợp tài liệu tác gia thấy có nhiều cơng trình nghiên cứu về TCVĐ phát triển các tố chất thể lực cho học sinh THPT Tuy nhiên, tại trường THPT Thuận
Thành số 1 — Bắc Ninh, vấn đề này chưa được đề cập tới
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của GDTC nói chung và TC VĐ nói riêng đối với sự phát triển toàn diện cho học sinh, chúng tôi đã lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Ứng dụng một số trò chơi vận động phát triển sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận Thành
số 1 — Bắc Ninh “”
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí của học sinh nữ khối 10 trường THPT và những đặc điểm của phương pháp sử dụng trò chơi vận động dé GDTC trong trường học, tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục đích lựa chọn và ứng dụng một số trò chơi vận động phát triển sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận Thành số 1 —- Bắc Ninh Hy vọng các trò chơi được lựa chọn sẽ được ứng dụng có hiệu quả trong công tác GDTC ở trường THPT Thuận Thành số 1- Bắc Ninh nói riêng và ở các trường THPT nói
Trang 9CHUONG 1
TONG QUAN CAC VAN DE NGHIEN CUU
1.1 Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về GDTC
Trong sự nghiệp phát triển thể dục thể thao hiện nay, việc mở rộng các hoạt động thể dục thể thao quần chúng trong đó có thế thao trường học là vấn đề hết sức quan trọng Chỉ thị 36/CT — TW ngày 24/3/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) giao trách nhiệm cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục TDTT thường xuyên phối hợp chỉ đạo công tác GDTC, cải tiến
chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT các cấp cho trường học, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học, để việc tập luyện TDTT
trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, qua đó phát hiện và tuyến chọn nhiều tài năng thé thao cho đội tuyển quốc gia
Trong giai đoạn mới sự nghiệp TDTT cần được tiếp tục phát triển theo những quan điểm đã nêu trong Chỉ thị 36 CT — TW, và phương hướng nhiệm vụ đã được đại hội Đảng IX xác định : “Đây mạnh hoạt động thể dục thể thao, nâng cao thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng với mạng lưới cơ sở rộng khắp; Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ vận động viên thể thao thành tích cao, đưa thể thao Việt Nam lên trình độ chung trong khu vực Đơng Nam Á và có vị trí cao trong nhiều bộ môn Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích nhân dân và các tô chức tham gia tích cực có hiệu quả các hoạt động văn hóa thể thao”
Cơng tác thể dục thé thao phải góp phần tích cực thực hiện các nhiệm
Trang 10dân; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao lòng tự hào dân tộc và đây lùi tệ nạn xã hội ở từng địa phương Phấn đấu đến năm 2010 toàn quốc
đạt tỉ lệ 18 — 20% dân số tập luyện thể dục thê thao thường xuyên; 80 — 90%
học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định; giữ vị trí là một trong ba nước đứng đầu về thể thao ở khu vực Đông Nam Á, một số mơn có thứ hạng cao tại các giải thể thao Châu á và thế giới
1.2 §#c ®@iĨm tOm sinh lÝ cña hdc sinh n+ khèi 10 tr-ờng THPT
1.2.1 Đ#c đ@iểm tem 1Ý
Ở lứa tuổi này các em thích tỏ ra mình là người lớn, muốn được mọi người tôn trọng, tỏ ra mình là người hiểu biết, có khả năng phân tích tổng hợp, các em có sự hiếu động, tinh nghịch, các em có nhiều hoài bão nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống
Tuổi này chủ yếu hình thành thế giới quan, tự ý thức, hình thành ý
thức, hình thành tính cách và hướng về tương lai Đó cũng là tuổi lãng mạn mơ ước độc đáo và mong cho cuộc sống tốt đẹp hơn
vẻ hứng thú: Các em có thái độ tự giác tích cực trong học tập, xuất phát từ động cơ học đúng đắn và lựa chọn nghề nghiệp sau này Song hứng thú học tập do nhiều động cơ khác nhau như đua với bạn bè, tự ái, hiếu danh cho nên khi giảng dạy giáo viên cần giúp các em xây dựng động cơ đúng đắn để các em có được hứng thú học tập các môn học nói chung và mơn học GDTC nói riêng
Trang 11Về trí nhớ: Các em ở tuổi này giảm dần việc ghi nhớ máy móc, do các
em đã biết cách ghi nhớ có hệ thống, đảm báo tính logic chặt chẽ và lĩnh hội
được bản chất vấn đề cần học tập Vậy nên khi giảng dạy GDTC giáo viên có thể sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với giảng giải, phân tích chỉ tiết kỹ thuật động tác và vai trò, ý nghĩa cũng như cách sử dụng phương tiện, phương pháp đề các em có thê tự tập một cách độc lập trong thời gian nhàn rỗi
Các phẩm chất ý chí đã rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn so với lứa tuổi
trước đó Các em có thể tiếp thu được những bài tập khó và địi hỏi khắc phục
khó khăn trong học tập 1.2.2 Đặc điểm sinh lí
Hệ thần kinh: Được tiếp tục phát triển đi đến mức hoàn thiện, khả năng
tư đuy, khả năng phân tích trừu tượng hóa được phát triển tạo thuận lợi cho
việc hình thành nhanh chóng phản xạ có điều kiện Đây là đặc điểm thuận lợi
để các em nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật động tác Tuy nhiên một số bài tập mang tính đơn điệu, không hấp dẫn cũng làm cho các em chóng mệt mỏi Cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện một cách phong phú, đặc biệt tăng cường các hình thức thi đấu, trò chơi để gây hứng thú, tạo điều
kiện hoàn thành tốt các bài tập chính, nhất là các bài tập về sức nhanh Ngoài
ra do sự hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, hưng phấn và ức chế không cân bằng đã ảnh hưởng đến hoạt động thể lực Đặc biệt là các em nữ, tính nhịp điệu giảm sút nhanh chóng, khả năng chịu đựng lượng vận động yếu Vì vậy, giáo viên cần sử dụng trị chơi thích hợp và thường xuyên quan sát phản ứng cơ thể của học sinh dé có biện pháp giải quyết kịp thời
Trang 12treo, chống, mang vác nặng mà không làm tốn hại hoặc không tạo sự phát triển lệch lạc của cơ thể Cột sống đã ổn định hình đáng nhưng vẫn chưa được hồn thiện, vẫn có thể cong vẹo nên việc tiếp tục bồi dưỡng tư thế chính xác thơng qua các hệ thống bài tập như đi, chạy nhảy, thể dục nhip điệu, thé duc cơ bản cho các em là rất cần thiết và không thể xem nhẹ Riêng đối với các em nữ, xương xốp hơn các em nam, ống tủy rỗng hơn, chiều dài ngắn hơn, bắp thịt nhỏ hơn và yếu hơn, nên xương của nữ không khỏe bằng nam Đặc biệt, xương chậu của nữ to hơn và yếu hơn Vì thế, trong GDTC không thê sử dụng các bài tập có khối lượng vận động, cường độ vận động như nam mà phải có sự phù hợp đặc điểm giới tính
Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên sự co cơ vẫn tương đối yếu Các cơ bắp lớn phát triển tương đối nhanh (cơ đùi, cơ cánh tay) còn các cơ nhỏ, cơ bàn tay phát triển chậm hơn Các cơ co phát triển sớm hơn các cơ duỗi, các cơ duỗi của nữ lại càng yếu Đặc biệt, tuổi 16 các tổ chức mỡ dưới da phát triển nhanh — mạnh Nói chung, đầu thời kỳ học sinh THPT thường nữ 15 tuổi là thời kỳ cơ bắp phát triển nhanh nhất Do những đặc điểm kế trên nên các trò chơi phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức, đảm bảo cho tất cả các loại cơ to nhỏ đều được phát triển
Hệ tuân hoàn: Hệ tuần hoàn của học sinh THPT đang phát triển và đi đến hoàn thiện Buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh, mạch đập của
nam vào khoảng 70 đến 80 nhịp/phút, nữ 75 đến 85 nhịp/phút Hệ thống điều
Trang 13Hệ hô hấp: Đã phát triển và tương đối hoàn thiện, gần bằng tuổi trưởng
thành Dung lượng phối tăng lên nhanh chóng từ lúc 15 tuổi là 2 đến 2,5 lít đến 16 — 18 tuổi là 3 đến 4 lít Tần số hô hấp giống như người lớn 10 đến 20
lần/ phút
Từ sự nghiên cứu, tìm tịi dựa trên cơ sở lí luận và thực tế, nhận thức được vai trò to lớn của GDTC, theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác GDTC đối với học sinh, trong quá trình giảng dạy chúng tơi đã lựa chọn và ứng dụng một số trò chơi vận động phát triển sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận Thành số 1 - Bắc Ninh góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC cho trường THPT Thuận Thành số 1 Các em rất hào hứng , vui chơi, tham gia nhiệt tình, xua tan căng thẳng, giúp tinh thần minh mẫn hơn trong những giờ học tiếp theo Kích thích các em suy nghĩ, sáng tạo không chỉ trong giờ học thể đục mà cả trong các giờ học khác, một phần khắc phục được những nhược điểm như trên mà chúng tôi vừa nêu Học sinh thêm yêu trường, yêu lớp, u thầy cơ, gia đình và bạn bè hơn Các em hào hứng trong những giờ thể dục, đó là những giờ được chơi trò chơi vận động, là những giờ mà các em được rèn luyện thể chất Ở đó, các em rèn luyện được sự nhanh nhẹn, khéo léo hỗ trợ cho những kỹ năng trong cuộc sống, các em được hiểu biết từ các trò chơi đem lại, từ các tố chất thé lực, đến các phẩm chất đạo đức
Vi vay trong phạm vi khóa luận này, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu những trị chơi mang tính chất vận động thể lực và đặc biệt chú ý tới sự phát triển sức nhanh của học sinh nữ khối 10, từ đó đưa ra một số ứng dụng có hiệu quả trong công tác GDTC trường THPT Thuận Thành nói riêng và ở các trường THPT khác nói chung
1.3 Một số nét đặc trưng của trò chơi vận động
1.3.1 Đặc điểm và cách thức phân loại trò chơi vận động
Trang 14Hầu hết những trò chơi vận động được sử dụng trong chương trình GDTC đã mang sẵn rính mục đích một cách rõ ràng Trong quá trình chơi, học
sinh tiếp xúc, quan hệ với nhau, cá nhân phải hoàn thành nhiệm vụ của mình
trước tập thế ở mức độ cao, tập thé có trách nhiệm động viên giúp đỡ cá nhân hoàn thành nhiệm vụ của mình, vì vậy tình bạn, lịng nhân ái, tinh thần tập thể được hình thành Cũng trong quá trình chơi, đã xây dựng cho học sinh tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn, tính kỷ luật, sự sáng tạo để học sinh hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao, góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh Do vậy có thể nói trị chơi mang tính tư tưởng rất cao
Nhìn chung các trị chơi vận động đều dễ chơi vì chơi là một nhu cầu mang tính tự nhiên của tuổi trẻ, có thể nói vui chơi cũng cần thiết và quan trọng như ăn uống hàng ngày của các em Dù được hướng dẫn hay không hướng dẫn thì các em vẫn tìm mọi cách và tranh thủ mọi thời gian, điều kiện để chơi Khi được chơi các em tham gia hết sức ự giác và chủ động, đây là một yếu tố quan trọng trong công tác GDTC cho thế hệ trẻ
Trong quá trình tham gia vào trò chơi các em biểu lộ tình cảm vui khi
thắng lợi, buồn khi thất bại, bản thân thấy có lỗi khi không làm tốt Vì tập thể
mà các em phải khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại
thắng lợi cho đội, trong đó có bản thân mình, đây là đặc tính thi dua rat cao
của trò chơi vận động Trong quá trình GDTC, phương pháp trò chơi được sử dụng tương đối rộng rãi, mang lại hiệu quả cao đối với lứa tuổi học sinh Ưu điểm của phương pháp này là vừa chơi, vừa học, tạo cho học sinh trạng thái hưng phấn, qua đó tác dụng đến thân thể, tăng cường sức khỏe Trong điều kiện sân bãi dụng cụ cho phép, có thé sw dung tối ưu điều kiện tự nhiên sẵn có Trị chơi vận động có thể biến đổi hợp lí và đa dạng, phong phú Khi tổ chức trò chơi nên lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp với buổi học Hoạt động
Trang 15hình ảnh Chủ đề tổ chức trị chơi có thể lấy từ hiện thực xung quanh, phản ánh nhu cầu thực dụng của cuộc sống
Do sự đa dạng, phong phú của các trò chơi nên việc phân loại trò chơi có nhiều quan điểm khác nhau Người ta chia toàn bộ trò chơi làm ba nhóm chính: Trị chơi sáng tạo, trò chơi vận động và trò chơi thể thao Ở đây do điều kiện thời gian, chúng tôi chỉ đi sâu vào nhóm trị chơi vận động, dưới đây là một số cách phân loại:
Phân loại căn cứ vào những động tác cơ bản trong quá trình chơi như: Chạy, nhảy, leo trèo và những trò chơi phối hợp hai hay nhiều động tác trên Mục đích của cách phân loại này để người học đễ dàng chọn lọc và sử đụng kỹ năng vận động cơ bản của học sinh
Phân loại căn cứ vào các tố chất thể lực trong q trình chơi như trị chơi rèn luyện sức nhanh, sức mạnh, sức bên, mềm dẻo, khéo léo Tuy nhiên cách phân loại này đôi khi khơng chính xác
Phân loại căn cứ vào khối lượng vận động Một số trò chơi có lượng vận động khơng đáng kế được xếp vào loại trị chơi giải trí, trò chơi tĩnh Một số trò chơi vận động trung bình, xếp vào trò chơi động Tuy nhiên cách phân loại này nhiều khi cũng không chính xác do cách thức tổ chức và tài nghệ của giáo viên
Phân loại theo cách chia trò chơi ra làm hai nhóm chính và phụ, trò chơi chia đội và không chia đội, và một nhóm phụ chuyển tiếp ở giữa Trị chơi khơng chia đội có thể phân ra làm hai loại: Có người điều khiển và khơng có người điều khiển Trò chơi chia đội được tiến hành trong điều kiện số người trong đội phải ngang bằng nhau Khi lựa chọn TCVĐ giáo viên phải căn cứ vào lứa tuổi, giới tính, trình độ vận động và điều kiện sân bãi dụng cụ đề chọn trò chơi phù hợp
Trang 161.3.2 Một số hạn chế khi áp dụng trị chơi vận động
Khó kiểm soát lượng vận động khi tiến hành trò chơi vận động
Một số em tham gia vượt quá khả năng chịu đựng để xảy ra những tai nạn đáng tiếc
Đôi khi học sinh tham gia một cách hời hợt, thiếu tích cực, khơng phát huy được hiệu quả của TCVĐ
Giáo viên khó kiểm sốt được hết toàn bộ lớp nên chưa phát huy hết
được những ưu điểm của TCVĐ
Nhưng theo chúng tôi nhược điểm quan trọng nhất là sự khó kiểm sốt lượng vận động trong khi tiến hành trò chơi vận động
Vì vậy lựa chọn và áp dụng có hiệu quả một số TCVĐ cho các em học
sinh nữ khối 10 là hết sức cần thiết
1.4 C¬ sẽ gi,o dôc sức nhanh
1.4.1 Khái niệm và các hình thức biểu hiện của sức nhanh
Sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người Nó quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động
Người ta phân biệt ba hình thức đơn giản biểu hiện sức nhanh như sau: 1 Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động
2 Tốc độ động tác đơn(với số lượng đối kháng bên ngoài nhỏ) 3 Tần số động tác
Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau Đặc biệt những chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan
với tốc độ động tác Những hình thức kể trên là thể hiện các năng lực tốc độ
khác nhau
Trang 17tác đơn (đạp sau, chuyển đùi) và tần số bước Trong động tác có phối hợp phức tạp thì tốc độ không chỉ phụ thuộc vào sức nhanh mà còn chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác Thí dụ trong chạy thì tốc độ phụ thuộc vào độ dài bước chạy và tần số động tác, còn độ dài bước chạy phụ thuộc vào độ dài chi dưới và lực đạp sau Vi vay, tốc độ động tác hoàn chỉnh chỉ thể hiện gián tiếp sức nhanh của con người Cho nên trong phân tích, đánh giá sức nhanh phải căn cứ vào mức độ phát triển của từng hình thức đơn giản của nó
Nhìn chung, năng lực tốc độ của con người mang tính chất đặc thù Chuyển sức nhanh trực tiếp chỉ xảy ra đối với các động tác có cấu trúc giống nhau Thí dụ, nâng cao thành tích bật xa tại chỗ lập tức ảnh hưởng tới thành tích chạy ngắn và những động tác khác mà trong đó tốc độ duỗi chân giữ vai trò quan trọng Trong khi đó kết quả tập luyện bật xa tại chỗ không hề ảnh hưởng tới tốc độ bơi, đấm bốc, đánh máy chữ
1.4.2 Cơ sở sinh lý, sinh hóa của sức nhanh
Thời gian tiềm phục của phản ứng vận động gồm 5 thành phần: 1 Xuất hiện hưng phấn trong cơ quan cảm thụ
Dẫn truyền hưng phấn vào hệ thần kinh trung ương
Truyền hưng phấn trong tổ chức lưới và hình thành tín hiệu li tâm Truyền tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương tới cơ
wk
YN
Hưng phấn cơ và cơ hoạt động tích cực
Trong đó, giai đoạn thứ 3 chiếm nhiều thời gian nhất Những động tác được thực hiện với tốc độ tối đa khác hắn với động tác chậm về đặc điểm sinh lí Sự khác biệt cơ bản thể hiện ở chỗ: Khi thực hiện với tốc độ tối đa thì khả năng điều chỉnh bằng cảm giác trong tiến trình thực hiện động tác sẽ gặp khó
khăn Do đó, với tốc độ cao khó có thể thực hiện động tác thật chính xác
Trang 18biên độ động tác Động năng được truyền cho một bộ phận nào đó của cơ thể, sau đó nó bị triệt tiêu khi các cơ đối kháng tham gia hoạt động và truyền cho bộ phận này một gia tốc theo hướng ngược lại Trong động tác tốc độ lớn, hoạt tính của cơ diễn ra trong thời gian ngắn đến mức cơ không kịp co lại nhiều và thực tẾ cơ hoạt động theo chế độ đẳng trường
Người ta thừa nhận rằng, tần số động tác phụ thuộc vào tính linh hoạt của quá trình thần kinh — tức là phụ thuộc vào tốc độ chuyền trạng thái hưng phan - ức chế của trung khu vận động
Theo quan điểm sinh hóa sức nhanh phụ thuộc vào hàm lượng ATP trong cơ và tốc độ phân giải ATP dưới ảnh hưởng của xung động thần kinh cũng như vào tốc độ tái tong hợp nó Vì các bài tập tốc độ diễn ra trong thời gian rất ngắn, nên quá trình tổng hợp ATP hầu như được thực hiện theo cơ
chế yếm khí Trong các bài tập như chạy 100 - 200m, bơi 25 - 50m thì 90%
năng lượng hoạt động của cơ được tạo ra do các phản ứng yếm khí Do vậy, các bài tập tốc độ tạo ra nợ dưỡng rất lớn và thời gian trả nợ dưỡng có thể kéo dài hàng chục phút
Giữa đặc điểm thể hình và các chỉ số tốc độ tối đa của con người không phụ thuộc lẫn nhau
1.4.3 Ph-¬ng ph,p rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động * Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản
Phân ứng vận động đơn giản là sự đáp lại tín hiệu biết trước luôn xuất hiện đột ngột bằng động tác định trước (thí dụ, phản ứng đối với tiếng súng
lệnh trong xuất phat
Sức nhanh phản ứng vận động có ý nghĩa thực dụng rất lớn Trong cuộc sống, ta thường gặp những trường hợp địi hỏi đáp lại tín hiệu nào đó trong khoảng thời gian ngắn nhất
Trang 19Trong thực tế, không nhất thiết phải tác động chuyên môn để phát triển sức nhanh phản ứng vận động Bởi vì, sức nhanh phản ứng đã được phát triển nhờ tập luyện các bài tập tốc độ Thông thường người ta sử dụng trò chơi vận động, các mơn bóng đề rèn luyện phản ứng vận động
Phương pháp phổ biến nhất trong rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản là tập lặp lại phản ứng với các tín hiệu xuất hiện đột ngột Thí dụ, lặp lại nhiều lần tiếng súng lệnh, chạy đổi hướng theo tín hiệu
Bài tập sức nhanh phản ứng đơn giản gồm 2 phần: Tập phản ứng trong điều kiện thuận lợi và tập tốc độ động tác tiếp theo Trong thực tiễn huấn luyện người ta còn sử dụng rộng rãi phương pháp cảm giác vận động do Gelerstin' đề xuất năm 1958 để hoàn thiện phản ứng vận động đơn giản Cơ sở khoa học của phương pháp này là quy luật về mối tương quan chặt chẽ giữa sức nhanh phản ứng và tri giác thời gian của con người Thông thường, những người có khả năng cảm thụ những khoảng thời gian ngắn thì có sức nhanh phản ứng cao Bản chất của phương pháp là hoàn thiện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản thông qua việc hoàn thiện tri giác thời gian
Tập luyện sức nhanh phản ứng vận động theo phương pháp cảm giác vận động được tiến hành theo 3 giai đoạn Trong giai đoạn 1, người tập thực
hiện động tác trong điều kiện phản ứng nhanh nhất đối với tín hiệu Sau mỗi lần thực hiện bài tập, HLV thông báo cho người tập về thành tích đạt được
Trong giai đoạn 2, phản ứng và các động tác sau đó cũng được thực hiện với tốc độ lớn nhất Trong giai đoạn này, người tập thông báo cho HLV dự đốn thành tích của mình, sau đó HLV báo lại thành tích thực tế người tập đạt được Trong giai đoạn 3, HLV yêu cầu người tập thực hiện bài tập với các tốc độ định trước Trải qua 3 giai đoạn tập luyện như trên sức nhanh phản ứng vận động đơn giản sẽ được nâng lên
Trang 20Phản ứng đối với vật thê di động và phản ứng lựa chọn
Phản ứng đối với vật thể di động thường thấy trong các môn bóng và các mơn đối kháng cá nhân Trong phản ứng đối với vật di động thì kỹ năng quan sát giữ vai trò cơ bản Vì vậy, cần đặc biệt chú ý hoàn thiện kỹ năng này Để phát triển khả năng quan sát, người ta sử dụng các bài tập phản ứng đối với vật đi động yêu cầu tập luyện được gia tăng thông qua tăng tốc độ vật thể, tăng tính bắt ngờ va rút ngắn cự li Trò chơi vận động với bóng nhỏ có tác dụng rất tốt trong rèn luyện sức nhanh đối với vật di động
Phản ứng lựa chọn xảy ra khi cần chọn một trong số những động tác có thé dé dap lại sự thay đổi hành vi của đối phương hoặc sự biến đối của tình
Trang 21CHƯƠNG 2
NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP, TỎ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đưa ra hai nhiệm vu sau:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản có liên quan tới việc phát triển sức nhanh của học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận Thành số Ï —
Bắc Ninh
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả của một số trò chơi vận động phát triển sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT
Thuận Thành số 1 - Bắc Ninh
2.2 Các phương pháp nghiên cứu chính
Đề giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng họp tài liệu
Phương pháp này là phương pháp thu thập thông tin bằng cách đọc và phân tích tài liệu tham khảo Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tơi đi tìm hiểu, tập hợp các tài liệu như các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị, của Đảng và Nhà nước, các sách viết chuyên khảo, tuyến tập và các tư liệu giảng
dạy của TDTT và GDTC, các hồ sơ giảng dạy, huấn luyện, các tài liệu lưu trữ, các phim ảnh, tìm hiểu nghiên cứu các sách viết về trò chơi vận động, về sức nhanh, các sách giải phẫu sinh lí, Từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau: sách báo, đài, internet, Chúng tôi thu thập những tài liệu có liên quan nhằm
Trang 22là tìm hiểu sâu về trò chơi vận động phát triển sức nhanh cho học sinh THPT Phương pháp này được sử dụng trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài
2.2.2 Phương pháp phỏng vẫn
Là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi - trả lời giữa nhà nghiên cứu với các cá nhân, tổ chức khác nhau về các vấn đề cần quan tâm
Đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn gián tiếp và trao đôi tọa đàm:
- Phỏng vấn trực tiếp là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi - trả lời miệng giữa nhà nghiên cứu và người được hỏi
- Phỏng vấn gián tiếp là phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu hỏi, phiếu điều tra theo một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn sàng
- Trao đổi, tọa đàm là phương pháp thu thập thông tin nhiều chiều giữa nhà nghiên cứu với một số cá nhân về vấn đề quan tâm
2.2.3 Plurơng pháp quan sát sư phạm
Phương pháp quan sát sư phạm là phương pháp nhận thức đối tượng nghiên cứu trong quá trình giáo dục, giáo dưỡng mà không ảnh hưởng tới q trình đó
Trong thời gian thực hiện để tài này việc quan sát sư phạm được sử dụng trong quá trình dự giờ, quan sát quá trình học thể dục và các hoạt động khác mà các em tham gia
Qua phương pháp này có thể đánh giá và phân tích được quá trình giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh, giúp có cái nhìn khách quan và có thể đưa ra những trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh cho học
sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận Thành số 1 - Bắc Ninh
2.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm
Trang 23quả của các trò chơi vận động, nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ
khối 10 trường THPT Thuan Thanh sé 1 — Bac Ninh
2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Với phương pháp này đã tiến hành kiểm nghiệm tính khoa học, tính thực tiễn và tính hiệu quả của TCVĐ về cả mặt lí thuyết cũng như thực hành
Tiến hành thực nghiệm so sánh 2 nhóm đối tượng là các em nữ khối 10
trường THPT Thuận Thành số 1 Ở đây chúng tôi phân ra làm hai nhóm:
Nhóm đối chứng 20 em
Nhóm thực nghiệm 20 em
Chương trình được thực nghiệm trong 6 tuần Nhóm đối chứng tập theo hình thức và chương trình cũ của trường THPT Thuận Thành số 1 Nhóm thực nghiệm được áp dụng hệ thống các trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh đã được chọn
2.2.6 Phương pháp toán học thống kê
Phương pháp này được sử dụng để phân tích, xử lý số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu để tài, xác định tính hiệu quả của các trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT
Thuan Thanh s6 1 Sau khi thu thập số liệu, đã sử dụng phương pháp thống kê
toán học để xử lý và áp dụng công thức sau:
Công thức tính hệ số trung bình cộng: x=
—x) ở” — i=l
Cơng thức tính phương sai: n—Ì (n<30)
Trang 24So sánh 2 số trung bình quan sat (t): t= XAT XB (na = ng<30)
[ng +n, g TA 3
n,.D,
i : Giá trị quan sat thiri
Trong đó: : Số trung bình
e
HÍÌ
n : Số lượng đối tượng quan sát i : Số lần quan sát
{ : Độ tin cậy
Ö _ : Độ lệch chuẩn
2 3 Tổ chức nghiên cứu 2.3.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12 /2011 đến tháng 5/2012
và chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn l1: Từ tháng 11/2011 đến tháng 12/2011 + Lựa chọn đề tài
+ Nghiên cứu tài liệu
+ Xây dựng đề cương nghiên cứu và bảo vệ đề cương
- Giai đoạn 2: Từ tháng 01/2012 đến tháng 03/2012 + Đọc và tham khảo tài liệu
+ Thu thập và xử lý số liệu
+ Giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu
- Giai đoạn 3: tháng 04/2012 đến tháng 05/2012
+ Hoàn thiện đề tài nghiên cứu + Bảo vệ khoá luận
2.3.2 Địa điễm nghiên cứu
Trang 252.3.3 Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng việc sử dụng các trò chơi vận động trong quá trình giảng
dạy m«n GDTC ở trường THPT Thuan Thanh sé 1
- Tựa chọn vụ ứng dụng c,c trồ chơi vận động với vai trộ chủ thể để ph,t triển sứcnhanhcho học sinh nữ
Trang 26CHƯƠNG 3
KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU
3.1 Tìm hiếu thực trạng công tác GDTC và việc lựa chọn hệ thống các
TCVĐ nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận Thành số 1
3.1.1 Đánh giá thực trạng công tác GDTC trường THPT Thuận
Thành số I
Công tác GDTC trong nhà trường gồm những nhiệm vụ chính sau: Giảng dạy mơn học Thể dục cho học sinh theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức phát động phong trào TDTT trong và ngoài trường
Môn học Thể dục trong nhà trường đã được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đúng kế hoạch của nhà trường Tuy nhiên trong thực tế công tác GDTC mới chỉ đáp ứng được một phần nhiệm vụ và yêu cầu của công tác GDTC cho học sinh Để đáp ứng được yêu cầu như hiện nay và đề xứng đáng là một trường trọng điểm thì cơng tác GDTC trong nhà trường cần phải đầu tư và đổi mới để lôi cuốn được đông đảo học sinh tham gia tập luyện, chuẩn bị tốt sức khỏe phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước
3.1.2 Thực trạng giảng dạy và quá trình sử dụng một số TCVĐ nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ khối I0 trường THPT Thuận
Thành số I
Trang 27Tác giả tiến hành nghiên cứu và trực tiếp phỏng vấn các giáo viên
TDTT dạy tại trường THPT Thuận Thành số 1 được biết môn Thể dục quy định dạy 2 tiết/ I tuần/ I lớp Theo phân phối chương trình mỗi tiết sẽ dạy 2 nội dung Như vậy, việc nắm vững kĩ thuật bài học và phát triển các tố chất trong đó có sức nhanh của học sinh còn hạn chế
Các trò chơi được lựa chọn, áp dụng cho học sinh phần nhiều là phát triển các tố chất sức nhanh, sức mạnh Tuy nhiên, thời gian tổ chức cho các em tham gia chơi lại hạn chế, vì vậy các em khơng có điều kiện phát triển đều các tố chất vận động
3.1.2.2 Thực trạng sử dụng một số TCVĐ trong hoạt động ngoại khóa Trong thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa, các em chủ yếu tập luyện các môn thể thao, môn các em yêu thích như cầu lơng, bóng đá, đá cầu
Chỉ khi có sự định hướng, sự giúp đỡ của giáo viên TDTT thì các em mới tổ chức các trò chơi vận động trong đó có các trò chơi phát triển tố chất sức nhanh
3.1.2.3 Thực trạng quá trình sử dụng một số TCVĐ nhằm phát triển
sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận Thành so 1
Hiện nay, việc thực hiện môn học GDTC của các giáo viên TDTT ở trường THPT Thuận Thành số 1 được thực hiện phố biến theo hình thức như
Sau:
- Thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy các mơn theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo
- Trong mỗi tiết học, chủ yếu cho học sinh tập luyện kĩ thuật động tác Phần nội dung phát triển thể lực thường dùng các bài tập tương đối đơn điệu,
Trang 28- Các TCVĐ ít được giáo viên thể dục đưa vào nội dung bài học vì phần lớn thời gian dành cho việc học kỹ thuật và thực hành kỹ thuật động tác của các môn học
Khi tiến hành phỏng vấn các giáo viên TD về việc sử dụng các TCVĐ
nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận
Thành số 1, kết quả thu được như sau:
Về thời điểm áp dụng trò chơi: Vào cuối các tiết học Thể dục Số buổi áp dụng TCVĐ nhằm phát triển sức nhanh: 2 tuần 1 buổi Thời gian cho mỗi trò chơi khoảng 10 phút
Trong quá trình dạy học giáo viên đã áp dụng TCVĐ cho học sinh nữ
khối 10 để phát triển các tố chất vận động, tuy nhiên việc sử dụng TCVĐ để
phát triển tố chất sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận Thành số 1 còn chưa hiệu quả
Vì vậy tác giả đã nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số TCVĐ phát
triển sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận Thành số 1
3.2 Lựa chọn và đánh giá hiệu quả sử dụng một số trò chơi vận động
phát triển sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận
Thành số I
3.2.1 Cơ sở để lựa chọn một số trò chơi vận động phát triển sức nhanh cho
học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận Thành số I
Với mục đích của đề tài là lựa chọn và ứng dụng một số trò chơi nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận Thành số
Trang 29trường THPT Thuận Thành số 1 Đã tiến hành phỏng vấn nhiều giáo viên để lựa chọn một số trò chơi vận động giáo dục sức nhanh cho học sinh nữ Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.1:
Bảng 3.1: Kết quả phỏng vẫn Giáo viên lựa chọn một số trò chơi vận động
nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận
Thành số (n=15)
TT Tên trò chơi Số phiếu đồng ý | Ti lệ %
1 | Chạy tiếp sức 15 100
2 | Cướp cờ 13 86
3 | Chuyên tiếp sức, chuyên vật 10 66
4| Người thừa thứ 3 14 93
5 | Lan bong tiép sức 10 66
6 | Hoàng anh, hoàng yến 13 86
7 | Lồ cò tiêp sức 7 46
8 | Thỏ nhường hang 10 66
9 | Ai nhanh hơn 14 93
10 | Chuyển bóng qua đầu 5 33
11 | Đuổi bắt 13 86
Căn cứ vào kết quả phỏng vấn, đã lựa chọn được 6 trị chơi có số phiếu tán thành 80% trở lên, đưa vào thực nghiệm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận Thành số 1
Nội dung các trò chơi được lựa chọn: 1 Cướp cờ
a) Mục đích, yêu cau, lượng vận động:
Rèn luyện kĩ năng chạy, sự thông minh, nhanh nhẹn, khéo léo, khả
năng phản xạ nhanh
Trang 30Quãng nghỉ: 1 phút
b) Chuẩn bị:
- Sân chơi bằng phẳng rộng rãi, sạch sẽ
- Kẻ một vòng trịn giữa sân có đường kính khoảng 0,8m và cắm vào
đó 1 lá cờ nhỏ Từ tâm vòng tròn trở về phía hai đầu sân, kẻ hai đường thắng
song song với nhau cách tâm vòng tròn khoảng 15m làm vạch xuất phát - Người tham gia 20, chia làm hai đội đều nhau, cho mỗi đội đứng thành một hàng ngang trước vạch xuất phát, sau đó cho điểm số từ đầu hàng đến cuối hàng từ I đến hết Mỗi người đều phải nhớ đúng số đã điểm của mình
c) Cách chơi:
Trọng tài hô số nào thì người mang số đó chạy nhanh lên cướp lấy cờ Người nào cướp được cờ chạy đến hàng của mình qua vạch xuất phát mà không bị đối phương chạm vào người là được 1 điểm Cứ như vậy đến khi kết
thúc 3 lần chơi, đội nào được nhiều điểm là đội đó thắng
2 Chạy tiếp sức
a) Muc dich, yéu cau, lượng vận động:
Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn, phát triển sức nhanh
Thực hiện 3 lần, quãng nghỉ: 1 phút
Không xuất phát trước khi có lệnh Người trước về tới nơi, chạm tay
người sau mới được rời khỏi vạch xuất phát Phải chạy vòng qua cờ (vật chuẩn)
b) Chuẩn bị:
Trang 31- Tập hợp học sinh thành 2 - 4 hàng sau vạch xuất phát thắng hướng với cờ (vật chuẩn)
Số lượng học sinh trong 2 - 4 hàng phải bằng nhau và tương đương nhau về giới tính
c) Cách chơi:
- Khi có lệnh cho cuộc chơi bắt đầu, những em số 1 của mỗi hàng nhanh chóng chạy về phía trước vịng qua cờ, rồi lại chạy về vạch xuất phát và đưa tay chạm sang người số 2
Em số 2 lại chạy như em số 1 và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết Hàng nào chạy xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc
3 Dudi bắt
a) Muc dich, yéu cau, lượng vận động:
Nhằm rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh, giáo dục tính tự giác Thực hiện 3 lần, quãng nghỉ: 1 phút
Không xuất phát trước khi có lệnh Một bên phải chạy qua giới hạn của vòng tròn hoặc đặt chân vào vòng tròn, người của đội bên kia mới được xuất phát Bên chạy đuôi không bắt được tù binh nhưng phải chạy đến vòng tròn mới được quay về
b) Chuẩn bị:
- Kẻ 2 hoặc 4 vạch giới hạn cách nhau 10 — 15m, mỗi vạch dài Im, vạch nọ cách vạch kia theo chiều ngang tối thiểu là 1,5m Ở mỗi vạch giới hạn về phía trước 1,5 — 2m, kẻ một vịng trịn có đường kính từ 0,3 - 0,5m
- Tập hợp lớp thành 2 hoặc 4 hàng dọc đứng quay mặt vào nhau và đứng sau vạch xuất phát, lực lượng của 2 bên phải ngang bằng nhau
c) Cách chơi:
Trang 32hàng mình Khi em số 1 của bên A bắt đầu chạm chân vào vòng trịn thì em số 1 của bên B bắt đầu xuất phát từ vạch giới hạn của bên mình và chạy đuổi em số 1 của bên A, nếu đuôi kịp thì vỗ nhẹ vào người của bên A và em này coi như bị bắt Nếu khơng đi kịp thì nhanh chóng chạy về hoặc phải chạy tiếp lên đặt chân vào vòng tròn của bên A rồi mới được chạy về Khi người số I của bên B đã chạy qua vòng tròn hoặc đặt chân vào vịng trịn, thì em số 2 của bên A bắt đầu xuất phát chạy đuôi em số 1 của bên B Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến hết người chơi, nếu đội nào bắt được nhiều người mà ít phạm quy hơn thì thắng cuộc
4 Ai nhanh hơn ai
a) Muc dich, yéu cau, lượng vận động:
- Nhằm rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh và phản ứng nhanh, khả năng tập trung chú ý cao
- Thực hiện 3 lần, quãng nghỉ 1 phút
- Chơi đúng luật, tự giác
b) Chuẩn bị:
- Tập hợp học sinh thành 2 hàng dọc hoặc hàng ngang đứng quay mặt vào nhau, hàng nọ cách hàng kia tối thiểu 1m, trong mỗi hàng em nọ cách em kia 0,8m (hàng dọc), 0,3 — 0,4m (hàng ngang) Cho học sinh điểm số từ 1 đến hết theo từng hàng
c) Cách chơi:
- Giáo viên gọi tới số nào, thì 2 em mang cùng số đó của 2 đội nhanh chóng chạy 1 vòng (theo chiều kim đồng hồ) xung quanh các bạn rồi lại đứng về vị trí cũ Ai về trước người đó thắng cuộc
Ngồi cách chơi như trên có thể chơi theo hình thức nhảy lò cò 1 vòng quanh các bạn
Trang 33a) Mục đích, yêu cầu, lượng vận động:
- Giáo dục sức nhanh phản ứng, khả năng khéo léo linh hoạt, bé tro cho các môn điền kinh, các mơn bóng
- Thời gian chơi 5-10 phút, quãng nghỉ I phút
- Các nhóm đứng trên vịng trịn phải ôn định, không được di chuyển lung tung Người bị đuổi khi nào đứng đúng vào vị trí đầu nhóm mới thốt
khỏi bị đuổi
b) Chuẩn bị:
- Sân rộng từ 15 x I5m trở lên
- Người chơi 20 — 30 người, chia thành mỗi nhóm 2 người đứng trên đường tròn người trước, người sau, nhóm nọ cách nhóm kia 2- 3m (dùng phương pháp điểm số theo chu ky 1,2 — 1,2 dé chia nhóm )
- Người chỉ huy chọn 1 hoặc nhiều đội vào trong vòng, 2 người cùng độ đứng cách nhau Im, lưng quay vào nhau
c) Cách chơi:
- Người chỉ huy đến sát 2 người đang đứng trong vòng ra lệnh cho một người chạy và người kia đuổi bắt Người chạy luồn lách qua chỗ trống giữa các nhóm ở trên đường tròn
- Người đuổi cố gắng đập tay vào người chạy và khi đó lập tức người
đuổi trở thành người chạy và người chạy trở thành người đi đuổi
- Người chạy nếu muốn nghỉ ngơi thì mau chóng đứng vào trước một nhóm nào đó, nhóm đó từ 2 người nay trở thành 3 người, và người đứng sau
cùng chính là người thừa thứ 3 và phải chạy để người đuổi tiếp tục đuôi bat
- Nếu vòng tròn rộng, người chơi nhiều thì có thể cùng một lúc người chỉ huy cho 2 hoặc nhiều đôi đuổi bắt nhau để tăng mật độ vận động
6 Hoàng anh, hoàng yến
Trang 34- Nhằm rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh, tính khẩn trương và khả năng tập trung ý thức rất cao
- Thời gian chơi 5-10 phút Học sinh thực hiện đúng luật và tham gia chơi tích cực
b, Chuẩn bị:
- Kẻ 2 vạch song song cách nhau 1m ở giữa sân, chiều dài của mỗi vạch phụ thuộc vào số lượng học sinh Cách 2 vạch giữa sân khoảng 5m kẻ 2 vạch giới hạn
- Tập hợp lớp thành 2 hàng ngang đứng quay lưng vào nhau ở 2 vạch giữa sân (em nọ cách em kia 1,5m ), 1 hàng đặt tên là hoàng anh, hàng kia đặt tên là hoàng yến
c, Cách chơi:
- Khi giáo viên hơ to hồng anh thì hàng mang tên hoàng anh phải nhanh chóng quay lưng lại đuổi các bạn hoàng yến cịn các bạn hồng yến phải nhanh chóng chạy qua vạch giới hạn của sân mình Trong quá trình đuổi và chạy như vậy, nếu người chạy trỗn không kịp chạy về để người đuổi đuổi kịp thì người đuổi đập nhẹ tay vào người bạn và coi như bị bắt Người của hàng mang tên hoàng anh lúc này đang có quyền đuôi nhưng nếu chạy quá vạch giới hạn cũng bị phạm luật và bị bắt Bên nào có số người bị bắt nhiều hơn thì bên đó thua
- Sau đó tất cả học sinh lại chơi lại lần 2 Cứ như vậy đội nào có sỐ người bị bắt nhiều hơn trong tất cả các lần chơi đội đó thua cuộc
3.2.2 Lựa chọn test đánh giá sức nhanh của học sinh nữ khối 10 trường
THPT Thuận Thành số I
Để xác định được sức nhanh của học sinh nữ khối 10 trường THPT
Thuận Thành số 1 chúng tôi đã tiến hành phân tích tổng hợp các tài liệu
chuyên môn để chọn ra một số test đánh giá về sức nhanh của học sinh nữ
khối 10 trường THPT Thuận Thành số 1 Trong thực tế có rất nhiều test mà
Trang 35trường THPT Thuận Thành số Tuy nhiên để lựa chọn các test có tính đặc trưng chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 15 giáo viên đang trực tiếp dạy bộ
môn Thể dục trường THPT Thuận Thành số 1 cùng với các giáo viên trường
THPT lân cận đã thu được kết quả ở bảng 3.2:
Bảng 3.2 Kết quả phóng vẫn mức độ ưu tiên sử dụng tets kiếm tra đánh giá sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận Thành số I
STT | Các test đưa ra để lựa chọn Số người tán thành | Tỉ lệ %
1 | Chay dic dac 20m 7 46%
2_ | Chạy nhanh 20m 15 100%
3 | Nhat bong 14 93%
4 | Chay lap lai 9m-3m-6m-3m-9m 13 86%
Tw két quả thu được ở bảng 3.2 đã lựa chọn được 3 test kiểm tra sức nhanh của học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận Thành số 1
Test I: Chạy nhanh 20m: Chiều dài đường chạy 20m, chiều ngang 1,2m, ở mỗi đầu kẻ 1 vạch, 1 đầu làm vạch xuất phát và một đầu làm vạch đích Cho học sinh chạy xuất phát cao ở cự l¡ 20m Sau đó đo lại thành tích đã đạt được của mỗi em (được tính bằng giây)
Test 2: Chạy lặp lại 9m-3m-6m-3m-9m: Kẻ một đường thẳng có chiều
dài I§m, được chia làm 5 điểm như sau: điểm thứ nhất đặt ở đầu đường thắng,
điểm thứ hai cách điểm thứ nhất óm, điểm thứ ba cách điểm thứ hai 3m, điểm
thứ tư cách điểm thứ ba 3m, điểm thứ năm cách điểm thứ tư 6m
Cho học sinh xuất phát từ điểm thứ nhất, chạm tay vào điểm thứ 3, rồi quay lại chạm tay vào điểm thứ 2, tiếp tục chạy lên chạm tay điểm thứ 4 rồi quay lại điểm thứ 3, sau đó chạy băng qua điểm thứ 5
Trang 36Test 3: Nhặt bóng: Kẻ 2 vạch giới hạn song song với nhau, cách nhau 6m Sau mỗi vạch đặt 1 chiếc giỏ (hoặc thau), I giỏ trong có chứa 10 quả bóng bàn, I giỏ khơng Học sinh chạy nhặt bóng từ bên giỏ (hoặc thau) chứa bóng rồi bỏ sang bên giỏ khơng chứa bóng Tiếp tục thực hiện như vậy cho đến khi hết bóng, sao cho thời gian thực hiện là ít nhất Giáo viên sẽ ghi lại thành tích mà mỗi học sinh đạt được (tính bằng giây)
3.2.3 Tiến trình tố chức giảng dạy trò chơi vận động
Để phương pháp học tập kết hợp với TCVĐ đạt hiệu quả cao tiến hành xây dựng bảng tiến trình giảng dạy theo nội dung đã bố xung như sau:
Bảng 3.3: Tiễn trình giảng dạy trị chơi vận động cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận Thành số I ân 1 2 3 4 5 6 So Giáo án TT 1 |2 |3 |4 |5 |6 |7 |8 |9 |10|111 |12 Tên bài tập 1 | Cướp cờ X X X x hài SG 2_ | Chạy tiếp sức Bx X X a 5 > 7 = > 3| Đuôi bắt 8 x x x x x om a» 4| Ai nhanh hơn 5 x x x x > St, = 5_ | Người thừa thứ 3 E x x x
6 | Hoang anh- Hoang yen x x x
3.2.4 Ứng dụng và đánh giá hiệu quá các trò chơi đã chọn nhằm phát triển sức
nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận Thành số I — Bắc Ninh 3.2.4.1 Tổ chức thực nghiệm trò chơi vận động
Đề đánh giá sức nhanh cho học sinh, tiến hành thực nghiệm trên 40 đối
tượng là các em nữ học sinh khối 10 trường THPT Thuận Thành Ở đây, phân ra làm hai nhóm
Trang 37Nhóm thực nghiệm (nạ): 20 em
Chương trình được thực nghiệm trong 6 tuần Để đánh giá chính xác hiệu quả của phương pháp sử dụng trò chơi nhằm phát triển sức nhanh cho
học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận Thành số 1
- nạ là nhóm đối chứng tập luyện theo giáo án của giáo viên trường
THPT Thuan Thanh sé 1
- ng là nhóm thực nghiệm tập luyện theo giáo án của tác giả
Đề xác định được chỉ tiêu đánh giá đề tài tiến hành sử dụng 3 tets nhằm
đánh giá sức nhanh của cả hai nhóm trước và sau thực nghiệm Nội dung của cac tets đó là:
- Chạy nhanh 20m
- Chạy lặp lai 9m-3m-6m-3m-9m - Nhặt bóng
3.2.4.2 Kết quả thực nghiệm
Đánh giá việc sử dụng phương pháp trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Thuận Thành số 1, đã sử dụng 3 test trước và sau thực nghiệm
Đề đảm bảo tính khách quan làm cơ sở cho việc đánh giá các kết qua, trước khi đi vào thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng
Bảng 3.4: Kết quả kiếm tra trước thực nghiệm của hai nhóm đỗi chứng và thực nghiệm (nA = ng = 20)
Test | Test 1 (gidy) | Tets2(giây) | Test 3 (giây)
Trang 38ở +0,51 +0,67 +0,56 Í tính 0,56 0,95 0,88 Thang 1 ,06 P >0,05
Qua kiểm tra thành tích ban đầu của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng cho ta thấy:
Test 1: Linn = 0,56 < thang = 1,96 Test 2: Linn = 0,95 < thing = 1,96 Test 3: Linn =0,88 < ting = 1,96
Điều đó chứng tỏ sự khác biệt về thành tích test 1, test 2, test 3 của hai
nhóm đối chứng và thực nghiệm không có ý nghĩa ở ngưỡng sác xuất P > 0,05 hay nói đúng hơn thành tích của hai nhóm tương đối đồng đều Sau khi kiểm tra thành tích của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, bắt đầu thực nghiệm, thời gian 6 tuần, để làm rõ sự khác biệt thành tích của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng Tuần 6 tiến hành kiểm tra test 1, test 2, test 3 của nữ để đánh giá sự phát triển thành tích của hai nhóm Kết quả qua xử lí bằng thống kê toán học được thế hiện ở bảng sau:
Bảng 3.5: Kết quá kiếm tra sau thực nghiệm của hai nhóm đối chứng và
thực nghiệm (nạ = ng = 2)
Test | Test 1 (gidy) | Tets2(giây) | Test 3 (quả)
Nhóm| pc TN ĐC | TN DC TN
Chỉ số
Trang 39x 5"44 | 4"86 | 18"28 | 16"83 | 38"24 | 37"56 oO +0,47 +0,86 +0,76 tinh 4,6 5,4 2,88 thang 1,96 P <0,05
Nhìn vào kết quả ở bảng 3.5 cho ta thây sau thực nghiệm: Test 1: ¢ pnn= 4,6 > thang = 1,96
Test 2: ƒ „up= 5,4 > toang = 1,96 Test 3: finn = 2,88 > thang = 1,96
Vậy sự khác biệt ở hai nhóm này có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P <0,05 Kết quả kiểm tra cho thay chỉ sau 6 tuần mà kết quả tập luyện đã tăng lên rõ rệt Điều đó chứng tỏ việc sử dụng phương pháp trị chơi có hiệu quả trong việc phát triển sức nhanh Sở dĩ, các bài tập này đạt hiệu quả như vậy là do nội dung của nó mang tính khoa học Các trò chơi vận động giúp phát triển sức nhanh toàn diện, bài tập mang tính chất phong phú, đa dạng, mang tính tranh đua cao, làm cho người chơi luôn tập trung, chú ý, xử lí linh hoạt trong mọi tình huống Đặc biệt, yếu tố quan trọng mà trò chơi có được là yếu tố chủ động rất cao của người chơi Tất cả mọi người tham gia đều muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình một cách tích cực Chính vì vậy, trị chơi khơng mang tính gị bó, ép buộc như một số bài tập khác mà nó ln ln có tính kích thích, tính ganh đua, tính
đồng đội, tỉnh thần tập thể vì bản thân và tập thể mà người chơi hết sức cố
Trang 40và áp dụng các trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ
khối 10 trường THPT Thuận Thành số 1 dat hiệu quả cao
So sánh kết quả thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng Để đánh giá sự khác biệt của áp dụng hai phương pháp khác nhau Chúng tôi biểu diễn theo các biểu đồ hình cột sau:
5.84 61 5.44 .86 34 [Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm TIN STN
Biều đồ 3.1: Thành tích chạy nhanh 20m