1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy nâng cao hiệu quả đập bóng theo phương lấy đà ở vị trí số 4 cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Thuận Thành số 1 Bắc Ninh

54 556 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 6,72 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC SU PHAM HÀ NỘI 2 KHOA GIAO DUC THE CHAT

NGUYEN VAN DUC

LUA CHON BAI TAP PHAT TRIEN

SUC MANH BAT NHAY NANG CAO HIEU QUA DAP BONG THEO

PHUONG LAY DA O VI TRI SO 4 CHO DOI TUYEN BONG CHUYEN NAM

TRUONG THPT THUAN THANH SO 1 - BAC NINH

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Trang 2

Dat nước ta đang trong tiến trình đi lên Chủ nghĩa Xã hội cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế, chính trị, xã hội Trong thể dục thể thao, Việt Nam cũng đã có những bước tiễn đáng ghi nhận, tạo cho mình chỗ đứng vững chắc trong khu vực và ngày càng vươn xa hơn tới tầm châu lục và thế giới

Mơn thể thao bóng chuyền xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1895

do một giáo viên thể dục, ở thành phố Geliok - Mastrusets có tên là Wiliam Morgan sang tao ra Lúc đầu môn thể thao này chỉ là môn thé thao đơn giản, sau đó nó phát triển rất nhanh không những ở Châu Âu, mà còn phát triển sang Châu Mỹ và Châu á

Bóng chuyền được du nhập vào nước ta năm 1922 Từ khi vào Việt Nam đến nay, trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, nhưng bóng chuyền vẫn được duy trì và phát triển Giai đoạn đầu, bóng chuyền nước ta khơng được phát triển do sự thống trị của thực dân Pháp Sau khi cách mạng

tháng Tám thành cơng, ngồi một số thành phó lớn thì bóng chuyền đã được

phát triển ở nông thôn Ngày nay nước ta đã tiến hành xây dựng được hệ thống thi đấu hàng năm từ các phong trào tại các huyện, thị đến các giải thi đầu đỉnh cao trong bóng chuyền như: Hạng A1, A2, đặc biệt đã tổ chức một số giải quốc tế mở rộng, để có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ các VĐV

Với đặc thù là môn thể thao mang tính chất khơng có chu kỳ, đối kháng

Trang 3

Đập bóng là kỹ thuật tấn công chủ yếu trong thi đấu bóng chuyền Nó là yếu tố chủ yếu quyết định đến thành tích thi đấu, là công cụ hữu hiệu nhất

để ghi điểm

Kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà là một kỹ thuật cơ

bản, là tiền đề để thực hiện các kỹ thuật đập bóng biến dạng vận dụng trong

chiến thuật thi đấu như: Đập bóng xoay tay, đập bóng nhanh, đập bóng kết

hợp với các động tác giả Do vậy vai trò của nó vơ cùng quan trọng Tuy nhiên trong công tác huấn luyện các đội tuyển bóng chuyền nam, trong các trường THPT cịn có những hạn chế nhất định về kỹ thuật bóng chuyền, đặc

biệt là kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà ở vị trí số 4, điều này

đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới thành tích thi đầu của các trường THPT cũng như của đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Thuận Thành số 1-Bắc

Ninh Vì vậy chúng tơi đã tiễn hành lựa chọn và ứng dụng một số bài tập

nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà ở vị tri số 4 cho đội tuyến Bóng chuyền nam trường THPT Thuận Thành số 1 -

Bắc Ninh

Trong bóng chuyền cần sự phối hợp của các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khả năng phối hợp vận động Trong trường ĐHSP Hà Nội 2, môn bóng chuyển cũng có một số tác giả nghiên cứu như: “Lựa chọn và

ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng chính

diện theo phương lấy đà cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Bắc

Kiến Xương - Thái Bình” của tác giả Đinh thị Huỳnh k33 GDTC hay “Lựa

Trang 4

thống những bài tập khác nhau phù hợp với từng đối tượng để nâng cao hiệu

quả kỹ thuật, và đội tuyển nam tại trường THPT Thuận Thành số I-Bắc Ninh

cũng vậy có những hệ thống bài tập riêng, vì vậy dé nâng cao thành tích thi đấu của đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Thuận Thanh sé 1-Bac

Ninh chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy nâng cao hiệu

quả đập bóng theo phương lấy đà ở vị trí số 4 cho đội tuyến Bóng chuyền nam trường THPT Thuận Thành số 1 - Bắc Ninh ”

* Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng trình độ kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà, của đội tuyến bóng chuyền nam trường THPT Thuận

Thành số 1, đề tài tiến hành lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm nâng

Trang 5

TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU

1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

Đất nước ta đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách mạnh mẽ Xu thế tồn cầu hóa đã và đang đòi hỏi đất nước ta phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực TDTT Việc mở rộng quan hệ quốc tế trên lĩnh vực TDTT đang góp phần tích

cực thực hiện mục tiêu chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Những

thành tích cao của VĐV trong các cuộc thi đấu quốc tế có tác dung rat rộng rãi, góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc và uy tín của nước ta trên thế giới Vì vậy, đào tạo đội ngũ vận động viên tiêu biểu cho dân tộc và cho phong trào TDTT, nâng cao thành tích các môn tương xứng với tầm vóc của đất nước, là một điều kiện quan trọng để mở rộng các quan hệ TDTTT quốc tế

Nhận thức rõ tầm quan trọng của TDTT, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển TDTT như đầu tư trang

thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu thể thao, thành lập và huấn luyện các đội

tuyển nhằm phát triển thể thao thành tích cao

Trong giai đoạn hiện nay nhiệm vụ trọng tâm của công tác TDTT là phát triển phong trào TDTT quần chúng coi đó là “vườn ươm” là nền tảng cơ

sở để phát triển thể thao thành tích cao

Để phát triển rộng rãi phong trào TDTT quần chúng, cần đặc biệt quan

tâm tới phát triển TDTT trường học, đây là cốt lõi của chiến lược phát triển

TDTT nước ta, vì đó vừa là đối tượng chiến lược, vừa là nơi có điều kiện

Trang 6

định: “ 7hực hiện GDTC trong tất cả các trường học Làm cho việc tập

luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, thanh niên [I]

Thực tế nước ta cũng như nhiều nước khác cho thấy: giải trí, tập luyện, biểu diễn thi đấu về TDTT là một nhu cầu ngày càng nhiều, mạnh, không thể thiếu hoặc thay thế được Nếu làm tốt, nó có thể góp phần đáng kể vào

việc xây dựng đời sống lành mạnh, vui tươi và văn minh trong xã hội

Chỉ thị số 48 TTG/VG đã xác định: “ Neành TDTT phải coi hoc sinh

là một đối tượng phục vụ quan trọng của mình cần phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục để điều tra, nghiên cứu sức khỏe của học sinh, xây dựng những tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho thích hợp với các lứa tuổi để đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể trong và ngồi trường học ”[2]

TDTT khơng chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà cịn có tác dụng nhiều mặt khác Trong hoạt động này, mối quan hệ , hành vi giữa các cá nhân và tập thể

(người tập, vận động viên, huấn luyện viên, người xem, trọng tài, các đội )

rất đa dạng, phức tạp và biến hóa sinh động, đặc biệt trong thi đấu đối kháng gay go của thể thao cao cấp Nếu được tô chức tốt, TDTT không những cần mà cịn có thể giáo dục tốt tư tưởng, đạo đức và ý chí, lịng u nước và các phẩm chất cần thiết cho con người

Với thể thao trường học, thực tế những năm qua đã cho thấy số đông học sinh trong hệ thống nhà trường phổ thông các cấp đã được hưởng thụ

những thành quả bước đầu xã hội hóa đối với nền TDTT nước nhà, GDTC và

TDTT trường học đã có những chuyên biến đáng khích lệ về nhiều mặt

Giảng dạy và huấn luyện kĩ thuật cho học sinh THPT là một bộ phận

của quá trình GDTC, gắn liền với công tác huấn luyện là những khởi điểm

Trang 7

1.2 Một số nét đặc trưng của mơn bóng chuyền

Bóng chuyền là một môn thẻ thao giàu tính cám xúc và thông minh

sáng tạo Đặc điểm tâm lí trong hoạt động của vận động viên bóng chuyền

được xác định bởi luật thi đấu, tính chất của hoạt động thi đấu và những đặc

điểm khách quan của cuộc đấu

Các dạng hành động chủ yếu của đội tuyển bóng chuyền như sự di chuyên nhanh, những động tác nhảy, những động tác đỡ bóng, đều có sự liên

quan trực tiếp tới sự mạo hiểm nhất định Vì vậy, địi hỏi phải có sự dũng cảm và bình tĩnh tự tin Sự khác biệt nhất của kĩ thuật bóng chuyền là thời gian

tiếp xúc với bóng rất ngắn, khơng được ném bóng và giữ bóng Tất cả những hành động VĐV luôn biến đổi Trong quá trình tập luyện, đội tuyển bóng chuyền nắm vững toàn bộ hệ thống kĩ năng vận động trên cơ sở số lượng lớn các động tác kĩ thuật tắn cơng và phịng thủ Tính phức tạp của hoạt động thi đầu được biểu hiện ở chỗ tất cả các động tác kĩ thuật phải được áp dụng trong

sự phối hợp và trong những điều kiện khác nhau địi hỏi VĐV phải có độ

chính xác và năng lực phân biệt động tác tốt, biết chuyên đổi nhanh chóng từ những hình thức động tác này sang hình thức động tác khác và thực hiện

chúng hoàn toàn khác nhau về nhịp độ, tốc độ và tính chất

Phân tích hoạt động của đội tuyên bóng chuyển cho thấy: Các VĐV có trình độ cao, kĩ năng thi đấu được tự động hóa đến mức các động tác ở dạng

phản xạ phức tạp dường như được thực hiện như các động tác ở dạng phản xạ

Trang 8

tàng phản ứng như: Thời điểm phân biệt, sự nhận biết, đặc biệt là thời điểm

lựa chọn động tác đã được rút ngắn tới mức tối thiểu, nhờ có sự hình thành

định hình động lực phù hợp

Hầu hết các hoạt động trong bóng chuyền đều diễn ra trên cơ sở của cảm nhận thị giác Kĩ năng quan sát tình thé và sự thay đổi vị trí của các VĐV trên sân, sự chuyên động của bóng, cũng như khả năng phán đoán nhanh trong điều kiện phức tạp là những tố chất quan trọng nhất của VĐV bóng chuyền Điều đó địi hỏi VĐV phải có khả năng quan sát rộng và phán đốn chính xác

Các hoạt động của VDV bong chuyền phụ thuộc trực tiếp vào hoạt

động của đồng đội và đặc biệt là của VĐV đối phương Việc tạo thành tình huống để có điều kiện tốt nhất thực hiện các động tác dự định, che dấu các ý đồ và hoạt động của mình Tất cả điều đó địi hỏi rất cao đối với tư duy chiến

thuật của VÐV bóng chuyền, phải có đặc thù riêng Khi thực hiện một kĩ

thuật nào đó VĐV không chỉ đưa ra được bước đi chiến thuật đúng, mà cịn

phải có biện pháp thực hiện nữa Trong hoạt động nhóm, tư duy chiến thuật

mang tính chất trực quan đòi hỏi phải phát triển cao khả năng cảm giác không gian và thời gian, sự linh hoạt trong nhận định tình huống và cách xử lí các tình huống

Bóng chuyền là mơn thể thao đầy sự hưng phấn sôi nổi Nhịp độ của

trận đấu cao, thời gian kéo dài, sự căng thăng của thi đấu đối kháng, sự chuẩn

Trang 9

Mơn bóng chuyên đòi hỏi VĐV phải có phẩm chất ý chí rất cao Khi

các đội có trình độ kĩ chiến thuật, thể lực như nhau thì phần thắng sẽ thuộc về đội nào có các cầu thủ thê hiện chí quyết tâm giành thắng lợi cao hơn

Bóng chuyền là mơn thể thao tập thể, thành tích thi đấu được tạo nên bằng những cố gắng của tất cả các thành viên trong đội Nhiệm vụ và hoạt động của mỗi thành viên trong đội phải theo đúng chức năng của mình, nhưng phải phù hợp với nhiệm vụ chung của toàn đội Các khái niệm như: sự phối hợp với nhau, sự phụ thuộc lẫn nhau, sự yêm trợ lẫn nhau, không chỉ quyết định mức độ phối hợp ăn ý của từng cầu thủ, từng nhóm và toàn đội, mà trong chừng mực nào đó cịn cho phép đánh giá phẩm chất đạo đức của VĐV như sự giúp đỡ lẫn nhau, tình yêu thương đồng đội và tình cảm tập thẻ

Bóng chuyền là môn thé thao có trên 200 thành viên của FIVB, được rất nhiều người yêu thích và tập luyện Được đưa vào thi đấu Olympic (từ Olympic Tokyo 1964) là môn thé thao mang tính nghệ thuật cao với đặc trưng quy luật riêng Từ bóng chuyền 6 người trong nhà hiện đã phát triển thêm một nội dung

Olymic thứ 2 là bóng chuyền bãi biển (trên cát) Tính hấp dẫn, tác dụng, rèn

luyện sức khỏe cũng như giải trí, tính thu hút dư luận xã hội, tính biểu diễn nghệ

thuật thê hiện ở sự biến hóa nghệ thuật của con người trong thi đấu đã làm bóng chuyền trở thành môn thé thao có giá trị như nhiều môn khác

Như chúng ta đã biết, bóng chuyền là môn thi đấu tập thể, đồng đội, đối kháng, ngăn cách bởi lưới, hoạt động thi đấu bóng chuyền theo hướng: toàn

diện, cao, mạnh, bên

Toàn diện: thi đấu bóng chuyền được tính điểm theo thể thức trực tiếp

Trang 10

phù hợp với điều kiện cá nhân (chuyền 2, libero, chủ công, phụ công, hoặc sở trường về phát bóng, phịng thủ, chuyền 1, chắn )

Ngồi toàn diện về kĩ thuật cịn tồn điện về hiểu biết về kĩ chiến thuật

cá nhân, tập thể „năng lực thích ứng với hồn cảnh, sức khỏe, tâm lí, nhân

cách và thể lực chuyên mơn Sự tồn diện thé hiện ở năng lực, trình độ thi đấu đạt hiệu quả cao nhất ở mỗi con người Tính tồn diện là hướng ứng dụng của toàn bộ quá trình đào tạo, huấn luyện đồng thời là yêu cầu toàn diện của từng

cá nhân VĐV và của tồn đội bóng đội bóng hình thành sức mạnh thể hiện

trình độ thi đấu đạt niệu qua cao của mọi càu thủ

Đề hoàn thiện được các yêu cầu đó thì xu hướng bóng chuyền hiện đại thường quan tâm đến các yếu tố cao - mạnh - bền

*Chiều cao

Chiều cao trong bóng chuyền chỉ người cao, tức chiều cao đứng, tay với (1 tay và 2 tay), bật tại chỗ cao, bật có đà cao và ở chừng mực nhất định

thể hiện ở khả năng vươn xa, yếu tố tạo điều kiện cho VĐV có thê khống chế

tầm không gian chiều cao theo chiều thắng đứng và không gian theo chiều

ngang

*Sức bền

Là năng lực của cơ thể hoạt động trong thời gian dài và chống lại mệt mỏi Nếu huấn luyên mà không tạo ra mệt mỏi thì chức năng của cơ thể nâng cao được Mặt khác mệt mỏi làm cho năng lực vận động của cơ thé giảm sút,

hạn chế sự phát huy trình độ kĩ thuật Do vậy, trong huấn luyện thể thao nói

chung và trong huấn luyện bóng chuyền nói riêng phải chú ý tới tố chất sức bền *Sức mạnh

Trang 11

hệ mật thiết với tố chất sức nhanh và khả năng phối hợp vận động Đặc biệt

ngồi các mơn thế thao khác thì tố chất sức mạnh trong môn bóng chuyền là yếu tố rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp tới tiếp thu kĩ thuật cơ bản, tới trạng thái tâm lí và thành tích của VĐV

1.3 Những yếu tố ánh hướng đến sức mạnh bật nhảy của VĐV bóng

chuyền

Năng lực sức mạnh bật nhảy là khả năng khắc phục lực cản với tốc độ

co cơ cao của VĐÐV và phụ thuộc vào sức mạnh tối đa của cơ sinh ra và tốc độ

co cla co

Sức mạnh bật nhảy còn chịu ảnh hưởng của cấu tạo sợi cơ Những sợi cơ trắng trong bó cơ mà nhiều thì sẽ tạo ra sức mạnh bật nhảy tốt hơn so với

sợi cơ sẫm Ngoài ra cần chú ý đến mức độ hưng phấn của hệ thần kinh trung ương cảnh hưởng tới sức mạnh bật nhảy Khi thần kinh mệt mỏi sẽ làm giảm

tốc độ của động tác Không chỉ vậy mà sức mạnh bật nhảy còn phụ thuộc vào

sự chỉ phối nhịp nhàng giữa cơ co và cơ duỗi, hay nói cách khác đó là sự phối hợp nhịp nhàng trong dùng sức khi thực hiện kỹ thuật nào đó Trong bóng

chuyền thì sức mạnh bật nhảy được thể hiện ở nhiều động tác như : Nhảy đập

bóng, nhảy chắn bóng, nhảy chuyền, nhảy phát bóng 1.4 Huấn luyện sức mạnh bật nhảy trong Bóng chuyền

Như chúng ta đã biết hiệu quả nhảy đập bóng hay nhảy chắn bóng, nhảy phát bóng, nhảy chuyền 2 phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: các nhóm cơ chân, cơ tay, cơ lưng bụng Nhưng trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu về sức mạnh bật nhảy góp phần nâng cao hiệu quả đập bóng theo phương lấy đà ở vị trí số 4

Sức mạnh bật nhảy được coi là yếu tố quan trọng để tập kỹ thuật, thực

hiện chiến thuật trong thi đấu Ngày nay xu thế tấn công xa lưới đề tránh tay

Trang 12

mạnh bật nhảy lại càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết Cụ thé, với kỹ thuật nhảy phát bóng và đập bóng từ sau vạch 3m đòi hỏi VĐV phải có sức mạnh cơ chân rất lớn Nhảy chuyền đòi hỏi VĐV phải có sức mạnh bật nhảy

và có độ dừng tốt thì mới thực hiện kỹ thuật một cách hiệu quả Với xu hướng

tăng về chiều cao của VĐV, tăng cường phòng thủ trên lưới, tấn công sau

vạch 3m thì việc giành phần thắng trước đối thủ trong mỗi pha bóng địi hỏi

phải có uy lực lớn trong tấn công Như vậy VĐV phải có sức mạnh bật nhảy

tốt khi thực hiện kỹ thuật Có thể nói: Vai trị sức mạnh bật nhảy tốt và ôn

định chỉ phối tới sự thắng thua từng quá, từng hiệp và từng trận đấu trong bóng chuyền

Vì vậy việc huấn luyện sức mạnh là rất cần thiết, đặc biệt là sức mạnh

bật nhảy, nó có vai trị quyết định đến thành tích của VĐV và thành tích của

cả đội bóng

Theo các nhà nghiên cứu lý luận đã xác định và phân sức mạnh thành :

Sức mạnh tương đối, sức mạnh tuyệt đối, sức mạnh tốc độ và sức mạnh bên

Sức mạnh tương đối: Là tỷ số giữa sức mạnh tuyệt đối và trọng lượng cơ thé

Sức mạnh tuyệt đối: Là năng lực khắc phục lực cản lớn nhất với sự nỗ

lực của cơ bắp làm cơ sở cho các tô chất khác phát triển

Sức mạnh bền: Là khả năng chống lại mệt mỏi của VĐV khi hoạt động

sức mạnh trong một thời gian dài Sức mạnh bền tạo ra thành tích các mơn thể

thao sức bền phải khắc phục lực cản trong thời gian dài như : môn đua thuyền, bơi

Sức mạnh tốc độ : là khả năng khắc phục lực cán với tốc độ co cơ cao

dùng để tạo ra thành tích trong các môn thể thao hoạt động không chu kỳ, như là các mơn bóng trong đó có Bóng chuyền

Trang 13

Sức mạnh bật nhảy là sức mạnh sinh ra trong động tác bật nhảy nhanh,

và là năng lực cố gắng lớn nhất của cơ thực hiện động tác trong khoảng thời

gian ngắn nhất với biên độ nhất định Trong Bóng chuyền khi thực hiện kỹ

thuật tắn công hay phòng thủ trên lưới địi hỏi phải có sức mạnh bật nhảy cao Biểu hiện rõ nhất sức mạnh bật nhảy trong Bóng chuyền là động tác đánh

bóng (đập bóng, nhảy phát, chắn bóng), sức mạnh bật nháy thuộc tố chất thể

lực chuyên môn đặc thù của bóng chuyền Suc manh bat nhay tao cho VDV

thực hiện tốt kỹ thuật trong tập luyện va thi đấu, tạo bất ngờ cho đối phương,

chiếm lĩnh không gian trên lưới tạo điều kiện thực hiện kỹ, chiến thuật đánh bong trong thi dau dat hiệu quả cao (nhất là những pha tranh chấp trên lưới) Bản chất của sức mạnh bật nhảy là sức mạnh và sức nhanh kết hợp với nhau

Tố chất sức mạnh bật nhảy liên quan tới cấu trúc sợi cơ, các phức hợp

AcTimyozin hoạt tính A'TP - aza và chúng tăng lên trong quá trình tập luyện

Dé phat triển sức mạnh bật nhảy sử dụng các bài tập có lực cản khác nhau,

khắc phục trọng lượng cơ thể Các bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy cần

được thực hiện luân phiên với các bài tập thả lỏng

Huấn luyện sức mạnh chun mơn của Bóng chuyền trước hết là huấn

luyện sức mạnh tốc độ, trong đó sức mạnh bật nhảy là rất quan trọng, nó

quyết định tới thành tích của từng VĐV và cả đội bóng

1.5 Xu hướng sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy hiện nay

Hiện nay khi huấn luyện sức mạnh bật nhảy cho VĐÐV người ta thường theo các hướng sau:

Phối hợp huấn luyện sức mạnh nhanh với sức mạnh tối đa, dé dam bảo

sự biến đổi tốt nhất sức mạnh tối đa thành sức mạnh nhanh Vì vậy, phương

Trang 14

môn trong thi đấu thì lực cản bên ngồi đối với VĐV Bóng chuyên là rất đa dạng, cho nên sức mạnh tối đa cần để khắc phục nhanh nhưng lực cán bên ngoài khác nhau là không giống nhau, vì vậy cần áp dụng các bài tập đa dạng khác nhau Đồng thời phải áp dụng các lượng vận động sức mạnh tối đa song song với việc tập luyện nâng cao tốc độ co cơ

Khi huấn luyện sức mạnh nhanh cần sắp xếp chính xác các yếu tỗổ của

lượng vận động một cách khoa học, đồng thời vận dụng tất cả sức mạnh thể chất

và tâm lý với cường độ co cơ nhanh mạnh

Khi sắp xếp bài tập huấn luyện sức mạnh nhanh, muốn có hiệu quả thì cần tập vào lúc trạng thái hưng phấn của hệ thần kinh, không sắp xếp vào lúc

VĐV mệt mỏi Đồng thời phải khống chế lượng vận động một cách thích hợp,

cũng như số lần lặp lại của bài tập sức mạnh nhanh trong một đợt, thời gian

nghỉ giữa quãng phải đủ để năng lực của VĐÐV được phục hồi đầy đủ Cần

chú ý tới bài tập bật nhảy (bật bục, bật hồ cát), tăng dần dần động tác tối đa

1.6 Đặc điểm tâm - sinh lý của lứa tuổi THPT

1.6.1 Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi THPT

1.6.1.1 Đặc điểm tâm lý chung

Lửa tuổi này học sinh muốn chứng tỏ mình là người lớn, muốn được mọi người biết đến và tôn trọng mình Các em đã có một trình độ nhất định có khả năng phân tích tổng hợp hơn, muốn hiểu nhiều biết rộng, thích hoạt động, có nhiều hồi bão nhưng cũng khơng ít những nhược điểm

1.6.1.2 Đặc điễm tâm lý trong học tập

Hoạt động học tập của học sinh THPT địi hỏi tính năng động, tính độc

lập ở mức độ cao hơn nhiều so với học sinh THCS Đồng thời cũng đòi hỏi

phát triển tư duy lý luận để nắm vững nội dung một cách sâu sắc

Trang 15

thé thao Điều này địi hỏi trong cơng tác đào tạo, gido vién va HLV can dinh hướng cho các em xây dựng được động cơ đúng đắn để có được hứng thú trong học tập nói chung và trong cơng tác GDTC nói riêng

Ngoài ra, ở lứa tuổi này nếu giáo viên và HLV có được thiện cảm và sự

tôn trọng của các em thì đó là một trong những điều kiện thuận lợi cho công

tác giảng dạy và huấn luyện

1.6.2 Đặc điểm sinh lý lứa tuổi THPT 1.6.2.1 Đặc điểm sinh lý chung

Ở lứa tuổi THPT, cơ thể đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ

phận của cơ thé vẫn tiếp tục lớn lên nhưng chậm dần, chức năng sinh lý tương đối ốn định, khả năng hoạt động của cơ thể cũng nâng cao hơn Có ý nghĩa nhất đối với công tác giáo dục và huấn luyện là sự phát triển mạnh mẽ của các hệ cơ quan cũng như thê lực tăng dần đạt tới hoàn thiện

1.6.2.2 Hệ thần kinh

Hệ thần kinh tiếp tục được phát triển và đi đến hoàn thiện, kỹ năng tư

duy, phân tích tổng hợp và trìu tượng được phát triển tạo điều kiện cho việc hình thành phản xạ có điều kiện Do hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên làm cho hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế, giữa hưng phẫn và ức chế không cân bằng làm ảnh hưởng đến hoạt động thể lực

Do vậy, trong quá trình giảng dạy và huấn luyện người giáo viên, HLV cần sử dụng bài tập thích hợp và thường xuyên quan sát phản ứng của cơ thể

người tập để có biện pháp giải quyết kịp thời

1.6.2.3 Hệ vận động

Hệ xương: Bắt đầu giảm tốc độ phát triển Mỗi năm nữ cao thêm 0,5 - Icm; nam I - 3cm, cột sống đã 6n định hình dáng vì vậy có thé str dung mot

cách rộng rãi các bài tập với khối lượng tăng dần để giúp cho VĐV thích nghi

Trang 16

Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên cơ vẫn tương đối yếu, các cơ lớn phát triển tương đối mạnh, cơ nhỏ phát triển chậm hơn, cơ co phát triển nhanh hơn cơ duỗi Vì vậy khi tập luyện những bài tập phát triển sức mạnh đối với nam cần có những yêu cầu riêng biệt, tính chất động tác của

nam cần toàn diện mang tính nhanh nhẹn và mạnh mẽ

1.6.2.4 Hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn đã phát triển và hồn thiện, buồng tìm phát triển tương

đối hoàn chỉnh, mạch đập của Nữ 70 - 80 lần/p; Nam 75 - 85 lần/p, phản ứng

của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ rệt nhưng sau vận động mạch,

huyết áp hồi phục nhanh chóng Vì vậy ở lứa ti này có thể tập luyện những bài tập có khối lượng và cường độ tương đối lớn nhưng vẫn phải thận trọng và thường xuyên kiểm tra theo dõi trạng thái sức khỏe của các VĐV

1.6.2.5 Hệ hô hấp

Hệ hô hấp đã phát triển và tương đối hoàn thiện, vịng ngực trung bình của nam 69 - 74cm; nữ 67 - 72cm; dung lượng phối tăng lên nhanh chóng lúc

16 - 18 tuổi là 3 - 4lít, tần số hô hấp gần giống với người lớn, tuy nhiên các cơ

hơ hấp vẫn cịn yếu nên sức co giãn của lồng ngực ít, chủ yếu là co giãn cơ hoành Vì vậy trong tập luyện cần thở sâu tập trung chú ý thở bằng ngực và các bài tập bơi, chạy cự ly trung bình, có tác dụng tốt đến phát triển hệ hô hấp

1.6.2.6 Trao đỗi năng lượng

Đặc điểm chính là q trình đồng hóa chiếm ưu thế so với q trình dị hóa Nhu cầu phát triển và hình thành cơ thể, một phần đáng kê năng lượng ở lứa tuổi này được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu đó

1.6.3 Đặc điểm sinh lý trong giảng dạy và huấn luyện thể thao thanh thiếu niên

Trang 17

các đặc điểm lứa tuổi cũng như áp dụng phù hợp với mục tiêu và nội dung huấn luyện

Cần lưu ý rằng trong huấn luyện thể thao đối với thanh thiếu niên

không chỉ cần quán triệt các đặc điểm sinh lý lứa tuổi mà các đặc điểm tâm lý

cũng đóng vai trị khơng kém phần quan trọng Vì vậy trong khoa học TDTT

thường tồn tại khái niệm tâm sinh lý lứa tuối Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi

được xem xét một cách hữu cơ trong toàn bộ quá trình huấn luyện thể thao

cho thanh thiếu niên

Trong huấn luyện thể thao thanh thiếu niên cần phải đặc biệt lưu ý sự

phù hợp giữa lượng vận động tập luyện và thi đấu với mức độ phát triển tâm

sinh lý Lượng vận động cực đại không đảm bảo phát triển trình độ thé thao

Ngược lại, Lượng vận động quá sức có thể làm cạn kiết khả năng dự trữ của cơ thể dẫn đến những hiện tượng rối loạn bệnh lý Đối với cơ thế thanh thiếu

niên tập luyện nóng vội, rút ngắn giai đoạn sử dụng các bài tập chuyên môn hạn hẹp cũng có thể gây ra ảnh hưởng xấu Vì vậy những bài tập phát triển toàn diện với lượng vận động tối ưu phải được ưu tiên sử dụng trong các chương trình huấn luyện thé thao thanh thiếu niên

Khả năng vận động của cơ thể thanh thiếu niên cũng tuân theo những đặc điểm lứa tuổi Giai đoạn thích nghỉ với vận động của thanh thiếu niên vẫn còn ngắn, tuy nhiên VĐV thanh thiếu niên cần phải được khởi động đủ và kỹ để phòng chắn thương và đảm bảo phát huy hết chức năng dự trữ

Quá trình mệt mỏi của các VĐV thanh thiếu niên cũng phụ thuộc vào

đặc điểm lứa tuổi và được thể hiện ở 2 mặt:

Thứ nhất: Trong giai đoạn mỏi mệt kỹ năng vận động nói chung cũng như chỉ số riêng (tần số động tác, sức mạnh, sức nhanh) giảm rõ rệt

Thứ hai: Mỏi mệt ở thanh thiếu niên xuất hiện ngay cả khi môi trường

Trang 18

Lửa tuổi còn ảnh hưởng đến cả tính chất của quá trình hồi phục sau vận động Sau các bài tập yếm khí (tốc độ) thời gian ngắn, sự phục hồi khả năng vận động các chức năng sinh lý và dinh dưỡng xảy ra nhanh hơn Sau các bài

tập kéo dài có tính chất phát triển sức bền, sự phục hồi diễn ra chậm hơn, điều

này thể hiện đặc biệt rõ sau các bài tập lặp lại tăng dần công suất hoặc rút

Trang 19

CHUONG 2

NHIEM VU, PHUONG PHAP VA TO CHUC

NGHIEN CUU

2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích của đề tài, chúng tôi đề ra hai nhiệm vụ nghiên

ctru sau:

2.1.1 Nhiém vu 1: Tim hiéu thực trang khả năng sức mạnh bật nhảy của nam đội tuyến Bóng chuyền trường THPT Thuận Thánh số 1 - Bắc Ninh

2.1.2 Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiện quả các bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy nâng cao hiệu quả đập bóng theo phương lẫy đà ở vị trí số 4 cho nam đội tuyển Bóng chuyền trường THPT Thuận thành số 1 - Bắc Ninh

2.2 Phương pháp nghiên cứu:

Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng họp tài liệu:

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu về cơ sở lý luận và thực tiễn trong giảng dạy và huấn luyện mơn bóng chuyên Thông qua các tài liệu chuyên môn chúng tôi tổng hợp những bài tập đã được các huấn luyện viên thường sử dụng trong quá trình huấn luyện sức mạnh bật nhảy cho đội tuyến Bóng chuyền nam trường THPT Thuận Thành só 1 - Bắc Ninh

2.2.2 Phương pháp phóng vẫn:

Với phương pháp này, chúng tôi tiến hành trao đổi và phỏng vấn các huấn luyện viên bộ mơn Bóng chuyền trường THPT Thuận Thành số 1- Bắc

Trang 20

bật nhảy, phương pháp huấn luyện sức mạnh bật nhảy cho đội tuyển Bóng

chuyền nam trường THPT Thuận Thành số 1 - Bắc Ninh

2.2.3 Phương pháp quan sát sự phạm:

Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong việc quan sát các buổi tập luyện và thi đấu của đội tuyển Bóng chuyền nam để đánh giá sự tiếp thu lượng vận động, khả năng phối hợp vận động Qua đó xác định được sự phù

hợp của các bài tập Việc quan sát này được tiến hành liên tục từ khi bắt đầu

đến khi kết thúc, nhờ đó nâng cao được độ tin cậy của đề tài 2.2.4 Phương pháp kiếm tra sư phạm:

Chúng tôi sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm cả hai giai đoạn

trước thực nghiệm và sau thực nghiệm dưới dạng các test nhằm đánh giá sự

phát triển sức mạnh bật nhảy cho đối tượng nghiên cứu và mức độ hiệu quả của các bài tập

2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Với phương pháp này, chúng tôi tiến hành kiểm nghiệm tính khoa học, tính thực tiễn và tính hiệu quả của các bài tập về cả mặt lý thuyết cũng như

thực hành

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm so sánh 2 nhóm đối tượng là đội tuyên

Bóng chuyền nam trường THPT Thuận Thành số 1 - Bắc Ninh được lựu chọn

ngẫu nhiên làm nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng với số lượng 2 nhóm bằng nhau

+ Nhóm thực nghiệm : 10 học sinh

+ Nhóm đối chứng: 10 học sinh

Chương trình được thực nghiệm trong 6 tuần, nhóm đối chứng tập luyện theo kế hoạch huấn luyện của đội tuyển Bóng chuyền nam trường

Trang 21

quả các bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy đã lựa chọn Với thời gian 3 budi mỗi tuần và mỗi buổi tập 65-70 phút

2.2.6 Phương pháp toán thông kê: ‹

Đê xử lý các sô liệu thu được qua thực nghiệm sư phạm đê tài đã sử dụng các

phương pháp toán học thông kê với các công thức cụ thê sau:

- Công thức tính giá trị trung bình: x= SG

n - Độ lệch chuẩn Des x) +e xp)” i=l i=l nạ +ng—2 So sánh 2 số trung bình quan sát : ở=+ (Khi n< 30) XA—*p ø J1A + Ny Ny (74 =" <30)

Trong đó : xa : Là số trung bình của nhóm A

x»; : Là số trung bình của nhóm B ổ : Độ lệch chuẩn +x,: Là giá trị từng cá thể n: Số lượng š : Dấu hiệu tổng 2.3 Tổ chức nghiên cứu

2.3.1 Thời gian nghiên cứu

Thời gian Giai z 3

Nội dung r2 Ket Sản phẩm thu được

đoạn Bat dau

thúc

-Xác định tên đề tài -Đề cương nghiên

1 -Xây dựng đề cương 11/2011 |1/2012 | cứu khoa học

-Bảo vệ đề Cương

Il -Thu thập tài liệu c6| 1/2012 |4/2012 | -Thông tin số liệu về

Trang 22

liên quan, viết tổng quan của đê tài

-Hoàn thành tổng quan

đề tài

-Điều tra đánh giá tố

chất sức mạnh bật nhảy

của nam đội tuyển bóng chuyền trường THPT

Thuận Thành số

-Lựa chọn bài tập

-Ứng dụng và đánh giá bài tập

nam đội tuyên bóng chuyền trường THPT

Thuận thành số 1

-Téng quan dé tai

-Thuc trạng sức mạnh bật nhảy của nam đội

tuyển bóng chuyền trường THPT Thuận

Thành số I-Bắc Ninh

-Nội dung bài tập

-Kết quả của hệ thống các bài tập

Ti

-Hoàn chỉnh khóa luận

và bảo vệ khóa luận 4/2012 5/2012 -Khóa luận tôt

nghiệp

2.3.2 Đối tượng nghiên cứu:

nam trường THPT Thuận Thành số 1-Bắc Ninh 2.3.3 Địa điểm nghiên cứu

Bắc Ninh

Các bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy cho đội tuyển bóng chuyền

Trang 23

CHUONG 3

KET QUA NGHIEN CUU

3.1 Tìm hiểu thực trạng sức mạnh bật nhảy của nam đội tuyến Bóng

chuyền trường THPT Thuận Thành số 1 - Bắc Ninh

3.1.1 Thực trạng giảng dạy và tập luyện kỹ thuật đập bóng của học sinh nam trường THPT Thuận Thành số 1 - Bac Ninh

3.1.1.1 Thực trạng giáng dạy và tập luyện trong các giờ học chính khoá

Tiến hành nghiên cứu và trực tiếp phỏng vấn các giáo viên đang giảng day tại trường thấy rằng: Môn thê dục được giảng 2 tiết/ I tuần / 1 lớp Theo phân phối chương trình mỗi tiết 45 phút sẽ giảng 3 nội dung Môn bóng chuyền cũng vậy, theo phân phối chương trình có 14 tiết/ l năm/ 1 khối lớp,

trong đó phải dành 1 tiết cho kiểm tra, 13 tiết cho tập kỹ thuật và phát triển thể lực

3.1.1.2 Thực trạng giảng dạy và tập luyện các giờ ngoại khoá

Thời gian ngoại khoá không bắt buộc và phụ thuộc chủ yếu vào tính tự

giác, tích cực của học sinh Qua quan sát và phỏng vấn các em học sinh trong

trường thấy rằng, việc tập luyện ngoại khoá hầu hết các em chưa quan tâm mà chủ yếu dành cho thời gian học các môn khác mà các em cho là quan trọng

3.1.2 Thực trạng quá trình huấn luyện súc mạnh bật nháy cho đội tuyển bóng chuyển nam trường THPT Thuận Thành số I-Bắc Ninh

Để có cơ sở xác định thực trạng huấn luyện sức mạnh bật nhảy đối với

nam VĐV bóng chuyền THPT Thuận Thành số 1, chúng tôi đã tiến hành

phỏng vấn, toạ đàm với các huấn luyện viên của đội nam Bóng chuyền trường

THPT Thận Thành số 1 về công tác huấn luyện thể lực nói chung và huấn

luyện sức mạnh bật nhảy nói riêng Kết quả thu được như sau:

Trang 24

+ Số buổi tập sức mạnh bật nhảy trong một tuần là 1 buổi + Thời gian cho mỗi buổi tập sức mạnh bật nhảy là 30 phút

+ Các bài tập hiện đang được áp dụng để phát triển sức mạnh bật nhảy Vậy trong quá trình huấn luyện viên của đội tuyến Bóng chuyền nam

trường THPT Thuận Thành số 1 đã sử dung 1 buổi huấn luyện sức mạnh bật

nhảy trong 1 tuần, mỗi buổi có thời lượng là 30 phút Qua quan sát một số đội tập luyện và kiến thức đã tích luỹ được trong nhà trường chúng tôi thấy việc sử dụng số buổi tập và thời gian tập như vậy của huấn luyện viên đội

nam THPT Tuận Thành số l cịn ít so với hướng huấn luyện hiện nay Việc

sử dụng ít các bài tập sức mạnh bật nhảy trong huấn luyện sẽ gây ra tâm lý chán nản, nhàm chán cho đội tuyển, gây ức chế cho đội tuyển dẫn đến thực hiện động tác với tần số không tối đa nên việc phát triển sức mạnh bật nhảy không như mong muốn Thời gian quãng nghỉ là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của buổi tập Cùng là một bài tập nhưng thời gian nghỉ ngắn cơ thể chưa kịp hồi phục sẽ phát triển sức bền, sức bền tốc độ nhưng thời gian nghỉ đầy đủ lại phát triển sức nhanh, sức mạnh tốc độ

Qua đó ta thấy sức mạnh bật của đội tuyển còn yếu Điều này có thể là một trong những nguyên nhân, dẫn đến thi đấu không thành công của đội nam

trường THPT Thuận Thành số 1 trong các giải thành phố vài năm gần đây Từ

thực trạng này cần có những biện pháp để phát triển thể lực chuyên môn (mà chủ yếu là sức mạnh bật nhảy) cho đội tuyên Bóng chuyền nam trường THPT

Thuan Thành số 1 mà cụ thể phải lựa chọn và áp dụng một số bài tập chủ yếu

để phát triển sức mạnh bật nhảy phục vụ cho tập luyện và thi đầu của đội 3.1.3 Đánh giá thực trạng sức mạnh bật nhảy đội tuyến Bóng chuyền nam

trường THPT Thuận Thành số 1 - Bắc Ninh

Trang 25

nhiều Ngồi ra cịn thực hiện một số hoạt động khác, nhưng hoạt động bật

nhảy là chủ yếu

Những hoạt động trên diễn ra liên tục và nhiều lần với nhịp độ cao, đồng thời học sinh phải thực hiện các yêu cầu về hoàn thiện kỹ thuật trong các buổi tập kéo dài, đòi hỏi các em phải có thể lực bền bỉ, trình độ kỹ thuật

điêu luyện thì mới đáp ứng được yêu cầu tập luyện và thi đấu

Trong tập luyện và thi đấu các hoạt động bật nhảy diễn ra liên tục với

nhịp độ cao Mặc dù bật nhảy rất đa dạng nhưng thông qua quan sát thấy bật nhảy được sử dụng chủ yếu chính là:

- Nhảy đập bóng

- Nhảy chắn bóng

3.2 Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh bật

nháy cho đội tuyến Bóng chuyền nam trường THPT Thuận Thành số 1- Bắc Ninh

3.2.1 Cơ sở để lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh bật nháy

Phương tiện sử dụng trong quá trình huấn luyện sức mạnh bật nhảy chủ

yếu là các bài tập chuyên môn riêng biệt Mỗi bài tập có tác dụng nhất định

đối với sự phát triển sức mạnh của mỗi nhóm cơ khác nhau Tuy nhiên không

phải bài tập nào cũng được đưa vào quá trình huấn luyện sức mạnh bật nhảy cho đội tuyển mà các bài tập đó phải được lựa chọn một cách hợp lý khi đưa

vào quá trình huấn luyện đề đạt được hiệu quả cao nhất

Để công tác huấn luyện đạt kết quả cao thì việc lựa chọn bài tập để phát

triển tố chất sức mạnh bật nhảy là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết Việc lựa chọn bài tập cần dựa vào những căn cứ có cơ sở khoa học Có như vậy thì các bài tập được lựa chọn sẽ mang lại hiệu quả cao đối với sự phát triển sức mạnh bật nhảy trong quá trình huấn luyện Quá trình lựa chọn các

Trang 26

- Yêu cầu 1: Các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo tính định hướng

phát triển toàn diện các nhóm cơ chính tham gia vào hoạt động sức mạnh bật nhảy

- Yêu cầu 2: Việc lựa chọn bài tập phải đảm bảo độ tin cậy và mang

tính thực tiễn được các GV - HLV sử dụng

- Yêu cầu 3: Các bài tập được lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, điều kiện thực tiễn, công tác huấn luyện chuyên môn,

đặc điểm hoạt động thi đấu

3.2.2 Các bước lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy

Bằng phương pháp phân tích tống hợp tài liệu, phương pháp quan sát

sư phạm và dựa vào các yêu cầu của các bài tập, chúng tôi đã lựa chọn được

các bài tập phục vụ cho công tác nghiên cứu, các bài tập đó là:

- Bật cóc

- Nhảy dây

- Đề đồng đội ngồi trên vai đứng lên ngồi xuống - Bật nhảy có trọng lượng phụ

- Bật nhảy hồ cát nâng cao dui - Nhảy lò cò I chan 30m(tinh giây)

- Gánh tạ với trọng lượng 10 - 15 kg bật nhảy đổi chân - Gánh tạ với trọng lượng 10 - 15 kg đứng lên ngồi xuống - Bật chắn khơng bóng trên lưới

- Ba bước chạy đà bật nhảy đập bóng theo phương lấy đà

- Ba bước chạy đà bật nhảy như tư thế đập bóng, chạm tay vào bóng treo trên lưới

Sau khi lựa chọn được 11 bai tap, để có cơ sở thực tiễn lựa chọn bài tập

ứng dụng chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 15 GV - HLV có kinh nghiệm lâu

Trang 27

Bang 3.2 Két qua phỏng vấn mức độ ưu tiên sử dụng bài tập phát triển

sức mạnh bật nháy cho vận động viên Bóng chuyền trường THPT Thuận

Thành số 1-Bắc Ninh (n=15) TT Kết quá phỏng vẫn Kết quả phỏng vấn

Nội dung bài tập N; % 1 | Bật cóc 13 86,67

2 | Nhay day 9 60

3 | Ba bước chạy đà bật nhảy như tư thê đập bóng,

chạm tay vào bóng treo trên lưới lá “

4 | Bat nhay có trọng lượng phụ 7 46,67

5 _| Bật nhảy hỗ cát nâng cao đùi(lần/thời gian) 14 93,33

6 | Nhảy lò cò I chân 30m(tính giây) 6 40

7 | Gánh tạ với trọng lượng 10 - 15 kg bật nhảy đôi l5 100 chan

8 cánh tạ với trọng lượng 10 - 15 kg đứng lên ngôi l4 9333 xuong

9 | Bat chan không bóng trên lưới 9 60

Trang 28

10 | Ba bước chạy đà bật nhảy đập bóng theo phương l5 100

lay da

11 | Để đồng đội ngồi trên vai đứng lên ngồi xuống 12 80

Từ kết quả phỏng vấn ở bảng 2, chúng tôi lựa chọn các bài tập phát

triển sức mạnh bật nhảy có SỐ phiếu lựa chọn từ 80% trở lên

Các bài tập đó là:

1 Bật cóc

2 Ba bước chạy đà bật nhảy như tư thế đập bóng, chạm tay vào bóng treo trên lưới

3 Bật nhảy hồ cát nâng cao đùi

4 Gánh tạ với trọng lượng 10 - 15 kg bật nhảy đối chân 5 Gánh tạ với trọng lượng 10 - 15 kg đứng lên ngồi xuống

6 Để đồng đội ngồi trên vai đứng lên ngồi xuống

7 Ba bước chạy đà bật nhảy đập bóng theo phương lấy đà

Trong công tác huấn luyện Bóng chuyền hiện đại muốn đạt thành tích cao trong thi đấu cần có sự tổng hợp của nhiều yếu tố như nhân tố con người

(tư chất), thể lực (chung và chuyên môn), kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý thi đấu

và đưa ra những bài tập hợp lý Bài tập hợp lý cần phù hợp với từng người về

thé lire va năng lực vận động Trong công tác huấn luyện thé luc cho VĐV thì

tim ra bài tập phù hợp và có hiệu quả đưa vào quá trình huấn luyện là hết sức quan trọng Nhưng để đạt hiệu quả cao phù hợp với mục đích và kế hoạch

huấn luyện, thì việc lựa chọn được các bài tập là chưa đủ mà cần phải sắp xếp

thời gian dành cho mỗi buổi huấn luyện và số budi trong 1 tuần

Trang 29

Đề có thời lượng hợp lí cho mỗi buổi huan luyén va sé budi huan luyện trong 1 tuần tập luyện, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số huấn luyện viên, chuyên gia Bóng chuyên Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.3 bảng 3.4

Bảng 3.3 Kết quả phỏng vấn về mức độ ưu tiên sử dụng thời gian cho

một buổi huấn luyện sức mạnh bật nhảy đối với đội tuyến Bóng chuyền

nam trường THPT Thuận Thành số 1 (n=15)

Thời gian (phút) | 45'-50” | 55-60” | 65'-70' | 75'-80' | >80' Số người tán thành 0 2 12 1 0 tỉ lệ % 0 13,33 80 6,66 0

Kết quả phỏng vấn trình bày ở bảng 3.3 cho thấy, đa số các ý kiến tán thành thời lượng 65°-70° cho mỗi buổi huấn luyện sức mạnh bật nhảy là phù hợp

Đề xác đỉnh số buổi tập trong một tuần chúng tôi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, các HLV bóng chuyền Kết quả phỏng vắn trình bày ở bảng 3.4

Bảng 3.4 Kết quã phóng vấn mức độ uu tiên sử dụng số buổi tập trong

một tuần huấn luyện sức mạnh bật nháy đối với đội tuyển Bóng chuyền nam trường THPT Thuận Thành số 1 (n=15)

Trang 30

Từ kết quả phỏng vấn trình bày ở bảng 3.4 cho thấy, đa số các ý kiến tán thành sử dụng 3 buổi tập cho phát triển sức mạnh trong | tuần là hợp lí Qua các kết quả nêu trên, ta có kết luận sau: Có thể sử dụng 7 bài tập định hướng phát triển sức mạnh bật nhảy để đưa vào quá trình thực nghiệm với thời gian 3 buổi / tuần đối với đội tuyển Bóng chuyền nam trường THPT

Thuận Thành số 1

Nội dung bài tập : Bài tập 1: Bật cóc

- Dụng cụ tập: Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ

- Kĩ thuật thực hiện: ở tư thế ngồi xốm thấp, hai tay chống eo, thực hiện

nhảy bằng 2 chân lên cao ra trước với tần số tối đa Với quãng đường 30m

- Thực hiện 3 lần với tần số tối đa

- Thời gian nghỉ sau mỗi lần lặp lại 3 phút

Bài tập 2: Ba bước chạy đà bật nhảy như tư thế đập bóng,tay chạm bóng treo trên lưới

- Dụng cụ tập: Sân bóng, lưới

- Kỹ thuật thực hiện: Từng người thực hiện ba bước chạy đà bật nhảy hết sức khơng bóng,chạm tay vào bóng treo trên lưới

- Thực hiện liên tục

- Thời gian nghỉ sau mỗi lần lặp lại 2 phút Bài tập 3: Bật nhấy hồ cát nâng cao đùi

- Dụng cụ tập: hồ cát

-_ Kĩ thuật thực hiện: 2 tay chống eo thực hiện bật bằng 2 chân lên Khi bật

đùi và thân người phải vng góc với nhau và thực hiện với tần số tối đa

-_ Thực hiện 3 lần với tần số tối đa

- _ Thời gian nghỉ sau mỗi lần lặp lại 2 phút

Trang 31

- Dung cu tap: Một đòn tạ 6kg và các đĩa tạ 3kg

-_ Kĩ thuật thực hiện: Gánh tạ trên vai thực hiện bật nhảy đối chân bước lên

bục cao 20cm với tần số tối đa

-_ Thực hiện 3 lần với tần số tối đa

-_ Thời gian nghỉ sau mỗi lần lặp lại 5 phút Bài tập 5: Gánh tạ đứng lên ngồi xuống

- Dụng cụ tập: một đòn tạ 10kg và đĩa tạ 3kg

- Kĩ thuật thực hiện: 2 chân rộng bằng vai và gánh tạ trên vai thực hiện

đứng lên ngồi xuống, khi đứng lên phái đứng lên bằng mũi bàn chân và thực

hiện với tần số tối đa

- Thực hiện 3 lần với tần số tối đa

- Thời gian nghỉ sau mỗi lần lặp lại 3 phút

Bài tập 6: Đồng đội ngồi trên vai đứng lên ngồi xuống

- Dụng cụ tập:

- Kĩ thuật thực hiện: Một người ngồi lên vai người kia thưc hiện đứng lên

ngồi xuống

- Thực hiện 3 lần với tần số tối đa

- Thời gian nghỉ sau mỗi lần lặp lại 3 phút

Bài tập 7: Ba bước chạy đà bật nháy đập bóng theo phương lấy đà - Dụng cụ tập: Bóng thi đấu sân bãi

-_ Kĩ thuật thực hiện: Thực hiện ba bước vào đà bật nhảy đập bóng ở vị trí

số 4

- Thực hiện 5 lần liên tục

- Thời gian nghỉ sau mỗi lần lặp lại 4 phút

Trang 32

Để xác định thực trạng sức mạnh bật nhảy của nam đội tuyển Bóng

chuyền trường THPT Thuận Thành số I1, chúng tôi đã tiến hành phân tích

tổng hợp các tài liệu chuyên môn đề chọn ra một số test đánh giá về năng lực

sức mạnh bật nhảy của các VĐV Trong thực tế có rất nhiều test mà các GV -

HLV đã sử dụng để đánh giá sức mạnh bật nhảy cho đội tuyên Bóng chuyền Tuy nhiên để lựa chọn các test có tính chất đặc trưng nhất mà các chuyên gia thường sử dụng, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 15 GV - HLV đang trực tiếp giảng dạy huấn luyện tại trường, cùng với các giáo viên trường THPT

lân cận

Chúng tôi đã thu được kết quả ở bảng 3.5 như sau:

Bảng 3.5 Kết quả phỏng vấn mức độ ưu tiên sử dụng test kiểm tra đánh giá sức mạnh bật nhảy của nam đội tuyến bóng chuyền trong quá trình

huấn luyện (n=15)

Số người | Tỷ lệ

TT Các test đưa ra để lựa chọn

tán thành %

Bật cao với bảng có đà.(đơn vị m) thực hiện 2

1 \ \ 15 100%

lân tính lân cao nhât

Bật nhảy băng hai chân, với 2 tay chạm vào 1

2 quả bóng treo ở độ cao cách đầu 1m Tính số 11 ¬ lân chạm trong thời gian 45 giây

3 Bật nhảy hỗ cát, tính số lần thực hiện trong 0 66,67

thời gian 30 giây %

Đập bóng ở vị trí số 4 theo phương lấy đà, 2 93,33

4 | người I nhóm luân phiên thực hiện liên tục 10 14 %

quả, tính số quả

Bật nhảy liên tục với hết sức chạm vào độ cao

5 Là Loy 9 60%

cơ định, tính sô lân theo thời gian

Trang 33

Bật nhảy hết sức bằng hai chân, với 2 tay chạm

6 | vào quả bóng treo ở độ cao cách đầu 70 cm 15 100%

Tính số lần chạm bóng trong thời gian 30 giây

Từ kết quả thu được ở bảng3.5 chúng ta đã lựa chọn được 3 test kiếm tra sức mạnh bật nhảy được các huấn luyện viên, các chuyện gia Bóng chuyền đánh giá ở mức cao trong quá trình phỏng vấn:

1 Test bật cao với bảng có đà tính độ cao (m) thực hiện 2 lần, lấy lần

cao nhất

2 Test đập bóng ở vị trí số 4 theo phương lấy đà, 2 người 1 nhóm luân

phiên thực hiện liên tục 10 quả, tính số quả

3 Test bật nhảy hết sức bằng hai chân, với 2 tay chạm vào quả bóng treo ở độ cao cách đầu 70cm Tính số lần chạm bóng trong thời gian 30 giây 3.2.4 Đánh giá hiệu quả các bài tập ứng dụng trong quá trình huấn luyện

3.2.4.1 Tổ chức thực nghiệm

Để đánh giá chính xác hiệu quả tác động của các bài tập đã lựa chọn, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 20 VĐV nam Bóng chuyền trường

THPT Thuan Thanh sé 1

Cac VDV tham gia thuc nghiém chia làm hai nhóm:

Nhóm thực nghiệm (A) gồm 10 VĐV: tập theo các bài tập và phương pháp của chúng tơi

Nhóm đối chứng (B) gồm 10 VĐV: tập theo các bài tập và phương pháp của nhà trường vẫn thường sử dụng

Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm đối với hai nhóm được trình bày ở

bảng 3.6

Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra năng lực sức mạnh bật nhảy

2 nhóm trước thực nghiệm (nạ = ng = 10)

Test Test 3 Test 1 (cm) Test 2 (s6 qua)

(số lần)

Trang 34

Nhóm „ TN ĐC TN ĐC TN ĐC Chỉ sô X 255 2555 6,2 6,0 19,5 | 18,9 ở 3,805 1,311 1,299 từnh 0,573 0,391 1,178 Thang 2,101 P >0,05

Nhìn vào bảng 3.6 cho thấy kết qua trước thực nghiệm:

Ở test 1: Bật cao với báng có đà với tay lên bảng có thước đo độ cao thực

hiện 2 lần lấy kết quả cao nhất

tưnn=0,573 < tuạng=2, 101

Ở test 2: Đập bóng ở vị trí số 4 theo phương lấy đà, 2 người 1 nhóm thực

hiện luân phiên liên tục 10 quả, tính số quả,

tyinh=0,391 < tyang=2,101

Ở test 3: Bật nhảy hết sức bằng hai chân, với 2 tay chạm vào quả bóng treo độ cao cách đầu 70cm Tính số lần chạm bóng trong thời gian 30 giây

tyinn=1,178<thang=2,101

Vậy sự khác biệt của hai nhóm này khơng có ý nghĩa ở ngưỡng sác xuất p > 5% Hay nói cách khác, khả năng sức mạnh bật nhảy ở cả hai nhóm trong giai đoạn trước thực nghiệm là tương đương nhau

3.2.4.2 Xây dựng tiến trình thực nghiệm

Đề quá trình thực nghiệm đạt hiệu quả cao, chúng tôi đã xây dựng tiến

trình giảng dạ, với thời gian 6 tuần, mỗi tuần 3 giáo án, nội dung là 7 bài lựa

Trang 35

Todi I I II IV V VI TT Buổi 1 2 3 4 5 8 10 | 11 | 12 | 13 | 14) 15 | 16 | 17 | 18 Nội dung bài tập

1 Bật cóc + + + + +

2 Ba bước chạy đà bật nhảy như

tư thế đập bóng, chạm tay vào + + + + + +

bóng treo trên lưới

3| Bật nhảy hố cát nâng at nhảy hồ cát nâng cao đùi cao đùi zm + + + + zm

4 | Ganh ta véi trong long 10 - 15 8" Ỷ

= | + +) + + + + =

kg bật nhảy đôi chân 3S s

3 8

5 Gánh tạ với trọng lượng 10 - 15 5 =

Lg S + + + + 8

kg đứng lên ngôi xudng = S

6 Ba bước chạy đà bật nhảy đập

+ + + +

bong theo phuong lay da 7 Đề đồng đội ngồi lên vai đứng

` + + + + + +

lên ngôi xuông

Trang 36

3.2.4.3 Két quả kiếm tra sau thực nghiệm:

Sau 6 tuần thực nghiệm tại trường, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: Bảng 3.8 Kết quá kiểm tra năng lực sức mạnh bật nhảy của hai nhóm

thực nghiệm và đối chứng sau 6 tuần thực nghiệm (n„ = ng = 10)

„ Test 3

Test Test 1 (cm) Test 2 (sơ quả) ra (sơ lần) Nhóm Chi sé TN ĐC | TN ĐC | TN| DBC x 2678 | 264.4 | 7,8 6,9 23,8 | 21,8 Oo 3,666 0,605 0,988 từnh 3,972 2,593 4.504 Thang 2,101 P <0,05

Nhìn vào kết quả ở bang 8 cho ta thay sau thực nghiệm:

Ở test 1: Bật cao với bảng có đà với tay lên bảng có thước đo độ cao thực hiện 2 lần lay kết quả cao nhất

từnh = 3,Ø72> tpạng= 2, ÍƯT

Ở test 2: Đập bóng ở vị trí số 4 theo phương lấy đà, 2 người 1 nhóm thực hiện luân phiên liên tục 10 quả Tính số quả

tưnh= 2,593 > tpans~ 2, Ö1

Ở Test 3: Test bật nhảy hết sức bằng hai chân, với 2 tay chạm vào quả bóng treo ở độ cao cách đầu 70cm Tính số lần chạm bóng trong thời gian 30 giây

tinn= 4,504> tpang- 2,01

Trang 37

về sức mạnh bật nhảy và hiệu quả đập bóng ở hai nhóm đã thấy sự khác biệt

giữa thành tích của giai đoạn trước thực nghiệm và sau thực nghiệm chúng tôi

biểu điễn theo các biểu đồ:

2683 266 | 2641 64.4 2621 2601 GTN ODc 2581 2561 2541 2521 2501 248 + Trước TN Sau TN

Trang 38

25 20+ 15 10 Trước TN Sau TN

Biểu đồ 3.2: Biểu diễn thành tích test 2 21.8

195 1soọ

Trước TN Sau TN

Biểu đồ 3.3: Diễn biến thành tích test 3

Trang 39

Qua các biểu đồ trên, ta thấy thành tích của nhóm thực nghiệm > nhóm đối chứng ở ngưỡng P < 5% Từ đó cho thấy mức độ phát triển của sức mạnh bật nhảy thông qua những bài tập lựa chọn đưa vào thực nghiệm đã có tác dụng tốt trong việc nâng cao sức mạnh bật nhảy, cũng như nâng cao hiệu quả

Trang 40

KET LUAN VA KIEN NGHI 4.1 Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi rút ra I số kết luận sau:

- Việc huấn luyện sức mạnh bật nhảy của đội tuyển còn tồn tại những

bất cập như số bài tập còn ít, nội dung đơn điệu, thời gian và phương pháp huấn luyện chưa phù hợp Vì vậy sức mạnh bật nhảy của nam đội tuyển Bóng

chuyền trường THPT Thuận thành số 1 - Bắc Ninh còn ở mức thấp

- Dựa trên kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu và ứng dụng của đề tài, chúng tôi đã lựa chọn ra được 7 bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy nâng cao hiệu quả đập bóng chính diện theo phương lấy đà ở vị trí số 4 cho đội tuyển Bóng chuyển nam trường THPT Thuận Thành số 1 - Bac Ninh

Các bài tập đã được lựa chọn là: 1 Bật cóc

2 Ba bước chạy đà bật nhảy như tư thế đập bóng tay chạm bóng treo trên lưới

3 Bật nhảy hồ cát nâng cao đùi

4 Gánh tạ với trọng lượng 10 - 15 kg bật nhảy đổi chân

5 Gánh tạ với trọng lượng 10 - 15 kg đứng lên ngồi xuống

6 Để đồng đội ngồi trên vai đứng lên ngồi xuống

7 Ba bước chạy đà bật nhảy đập bóng theo phương lấy đà

Sau 6 tuần tập luyện các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn nhằm phát triển sức mạnh bật nhảy cho nam đội tuyển Bóng chuyền trường THPT

Ngày đăng: 04/10/2014, 02:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w