PHẢN 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI - thế kỷ của sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, thế kỷ của hội nhập hóa kinh tế quốc tế Thời đại này mớ ra nhiều cơ hội song
cũng đặt ra nhiều thách thức với mỗi quốc gia Cùng với sự phát triển trên thế giới, Việt Nam đang bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế - văn hóa - xã hội đang có những chuyển biến mạnh mẽ Vì vậy, ở tất cả các ngành nghề hiện nay đều đang có sự thay đối để ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu đối mới của toàn xã hội.Với sản phẩm đặc biệt là con người, giáo dục thực sự là yếu tố quan trọng, là động lực cho sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước Đối mới nền giáo dục sao cho đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội được coi là vấn đề cấp thiết mang tính chất thời
đại, thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, các nhà quản lý
giáo dục cũng như chính những giáo viên trực tiếp giảng dạy
Đề hoàn thành được sứ mệnh to lớn của mình, giáo dục phải đối mới một cách toàn diện, đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến hình
thức t6 chức dạy học hay cả đến khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.Trong xu thế đó đối mới về phương pháp dạy học là vấn đề nóng bỏng được xã hội quan tâm và gần đây được đề cập rất nhiều.Tuy nhiên, việc
vận dụng những nội dung đổi mới đó vào thực tế giảng dạy lại chưa thực sự
hiệu quả Đề việc vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức day hoc méi sao cho phủ hợp, đạt hiệu quả điều quan trọng là cần phải nâng cao hiểu biết của người giáo viên về xu hướng đôi mới hiện nay sao cho có thê phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
Trang 2nhiệm vụ trang bị những kiến thức cơ bản ban đầu của người lao động tương lai, đó là những con người được phát triển tồn diện, có tri thức, có tay nghề
năng lực thực hành tự chủ, sáng tạo Vì vậy, với từng mơn học, phần học, giáo viên cần nghiên cứu, tìm hiểu những biện pháp dạy học cụ thể nhằm đạt được
hiệu quả dạy học cao nhất
Ở trường Tiểu học cùng với các môn học khác như Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Hát nhạc, Mỹ thuật, Thể dục thì mơn Tự nhiên và Xã hội giúp các em có những hiểu biết về thế giới tự nhiên xung quanh, những sự kiện lịch sử, những miền đất lạ hay những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và mối quan
hệ của chúng với con người Tự nhiên và Xã hội là mơn học có tính tích hợp
cao những kiến thức của khoa học tự nhiên vã khoa học xã hội, nó đóng vai
trị quan trọng trong việc hình thành những phâm chất, năng lực, đạo đức của
con người.Trong đó, phân mơn Tự nhiên và Xã hội lop 1, 2, 3 dong vai tro quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh những nội dung đa dạng, phong phú về tự nhiên và xã hội, được bao hàm trong các chủ đề: Con người và sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên
Đề nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói chung và
chất lượng dạy học chủ đề “Tự nhiên” nói riêng thì tơi nhận thấy mỗi giáo
viên cần phải đưa ra những biện pháp dạy học thật cụ thể với từng dạng bài hướng tới việc tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú để học sinh tham gia từ đó chiếm lĩnh kiến thức và hình thành kĩ năng học tập cho bản thân, phát huy sự chủ động, khá năng sáng tạo của mình Do đó, tơi đi sâu tìm hiểu
biện pháp dạy học các dạng bài trong chủ đề “Tự nhiên” môn Tự nhiên và Xã
Trang 32 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Dạy học chủ đề “Tự nhiên” trong môn Tự nhiên và Xã hội theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh
3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu của đề tài
a Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cách thức dạy học các dạng bài trong chủ đề “Tự
nhiên” môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 theo hướng tích cực hóa người học
b Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học chủ đề “Tự nhiên” trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp
1,2, 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.Tìm hiểu quá trình dạy học về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học chủ đề “Tự nhiên” trong môn Tự
nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3
4.2 Tìm hiểu về các dạng bài trong chủ đề “Tự nhiên” trong môn Tự
nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3
4.3 Đề xuất quy trình dạy học các dạng bài trong chủ đề “Tự nhiên”
môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp quan sát
6 Cấu trúc khóa luận
Phần 1 Mở đầu
Trang 4Chương 2 Dạy học các dạng bài trong chủ đề “Tự nhiên” môn Tự nhiên và Xã hội lớp I, 2, 3 theo hướng tích cực hóa người học
Trang 5PHẢN 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
I Dinh hướng đối mới phương pháp dạy học ở Tiểu học 1 Một số khái niệm
- Phương pháp đạy học
Thuật ngữ phương pháp dạy học bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (Methodos)
có nghĩa là con đường để đạt mục đích dạy học
Ta có thê hiểu phương pháp dạy học là phương pháp được xây dựng và
vận dụng vào một quá trình cụ thé - qua trinh day hoc Day la qua trinh duoc dac trung boi tinh chat hai mat, nghĩa là bao gồm hai hoạt động: hoạt động
của thầy và hoạt động của trò Hai hoạt động này tồn tại và được tiến hành trong mối quan hệ biện chứng Hoạt động của thầy đóng vai trị chỉ đạo (tổ
chức, điều khiến), hoạt động của trị đóng vai trị tích cực, chủ động (tự tổ chức, tự điều khiến) Phương pháp dạy học phải nhằm thực hiện tốt các hoạt động dạy học đó là:
+ Trang bị cho học sinh hệ thống những tri thức khoa học phổ thông cơ
bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn đất nước, và hệ thống những kĩ năng, kĩ
xảo tương ứng
+ Phát triển ở các em năng lực hoạt động trí tuệ
+ Hình thành ở học sinh cơ sở thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức của con người mới
Như vậy, phương pháp dạy học là tổ hợp những cách thức hoạt động của cả thầy và trị trong q trình dạy học, được hình thành dưới vai trò chỉ
Trang 6Theo từ điển Tiếng Việt (Viện ngơn ngữ học,1999) tích cực nghĩa là có ý nghĩa, có tác dụng khẳng định thúc đấy sự phát triển Người tích cực là
người tỏ ra chủ động, có những hoạt động nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển
Theo một nghĩa khác, tích cực là đem hết khả năng và tâm trí vào việc làm
Tích cực là một nét quan trọng của tính cách, theo Kharlanop: “Tính
tích cực trong học tập có nghĩa là hồn thành một cách chủ động, tự giác, có
nghị lực, có hướng đích rõ rệt, có sáng kiến và đầy hào hứng những hành động trí óc và tay chân nhằm nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng
chúng vào học tập và thực tiễn”
(Lê Công Triêm (chủ biên) - Nguyễn Đức Vũ - Trần Thị Tú Anh (2002), Một số vấn đề hiện nay của phương pháp dạy học đại học, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội)
Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người Con người sản
xuất ra của cải vật chất cần thiết cho sự tổn tại, phát triển của xã hội, sáng tạo
ra nền văn hóa mỗi thời đại.Tính tích cực của con người biểu hiện trong các
hoạt động, học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa ti đi học
Tính tích cực học tập tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, lĩnh hội những tri thức của lồi người đồng thời tìm kiếm, “khám phá” ra những hiểu biết mới cho bản thân Qua đó sẽ thơng hiểu, ghi nhớ những gì đã
nắm được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình
Trang 7Tính tích cực được biểu hiện qua các cấp độ:
+ Bắt chước: cố gắng thực hiện theo các mẫu hành động của thầy của
ban,
+ Tìm tịi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết
khác nhau về một van dé
+ Sang tạo: tìm ra cách giải quyết mới độc đáo, hữu hiệu
- Tích cực hóa người học và hoạt động hóa người học
Tích cực hóa người học và hoạt động hóa người học là một mặt không
thể thiếu được trong dạy học theo quan điểm “Dạy học là phát triển” Bởi một sự gợi ý khéo léo, có tính chất gợi mở của giáo viên sẽ có tác dụng kích thích
tính tự lực và tư duy sáng tạo của học sinh, lôi kéo họ chủ động tham gia vào
quá trình dạy học một cách tích cực tự giác, J.Piaget đã kết luận: “Người ta khơng học được gì hết, nếu không phải trải qua sự chiếm lĩnh bằng hoạt động, rằng học sinh phải phát minh lại khoa học thay vì nhắc lại cơng thức bằng lời của nó”
(Thuyết J.Piaget về sự phát triển trí tuệ trẻ em, Nhà xuất bản Giáo dục
Hà Nội, 1985)
+ Tích cực hóa người học
Việc tạo ra tính tích cực hóa người học là nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng mạnh tới tính tích
cực hoạt động học tập của học sinh là do sự vận dụng một cách thích hợp
phương pháp giảng dạy cua thay
Theo Thái Duy Tiên thì “Tích cực hóa người học là tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyền biến vị trí của người học từ đối tượng tiếp nhận tri
thức sang chủ thê tìm kiếm tri thức đề nâng cao hiệu quả học tập”
(Thái Duy Tiên, Giáo dục học hiện đại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia,
Trang 8Tính tích cực của học tập của học sinh được thể hiện qua một số đặc
điểm cơ bản sau:
e Trong giờ học sinh có chú ý tới bài giảng hay không?
e Mức độ tự giác tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi, thảo luận e Thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao
e Hiểu bài và có thể trình bày lại theo cách hiểu của mình e Có hứng thú học tập
e Biết vận dụng những tri thức được học vào thực tiễn
e Có sáng tạo trong quá trình học tập
+ Hoạt động hóa người học
Hoạt động là một khái niệm triết học, đó là một trong những phạm trù quan trọng của tâm lí học Hoạt động được xem như là sự đáp ứng của chủ thể
trước tác động của những tác động bên ngồi
Hoạt động hóa người học là hoạt động nhằm huy động nội lực của bản thân người học (động cơ, ý chí, ) Nội lực càng phát huy cao bao nhiêu thì
việc học tập càng diễn ra tốt bấy nhiêu Do đó, hoạt động hóa người học làm
thay đối chính người học Ai học thì người đó phát triển, không ai học thay thế được, người học cần phải có trách nhiệm với chính bản thân mình
Phương hướng chung của việc hoạt động hóa người học là quan tâm và
tạo mọi điều kiện để người học trở thành chủ thể hoạt động trong giờ học
2 Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học theo hướng tích cực hóa người học
Định hướng đối mới phương pháp dạy học đã được xác định trong Nghị
quyết TW4 khóa VII (1/1993), Nghị quyết TW2 khóa VIII (12/1996), được
Trang 9Luật Giáo dục điều 24.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng các phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách thức sử dụng, triển khai các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với các phương pháp dạy học
hiện đại, đôi mới cách thức triển khai khi sử dụng các phương tiện dạy học
nhằm phát huy tối đa ưu điểm của các phương pháp dạy học, trên cơ sở đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là bậc học nền
tảng với mục đích và nhiệm vụ trang bị những cơ sở ban đầu, quan trọng nhất của người công dân, người lao động tương lai Đó là những người “phát triển
tồn diện, có tri thức, có tay nghề cao, có năng lực thực hành, tự chủ, sáng
tạo” Để làm được điều này chúng ta phải tiến hành đồng bộ những vấn đề của bậc Tiểu học, phải có được nội đung và phương pháp thích hợp, trong đó đối mới phương pháp dạy học là một xu thé tất yếu dé nâng cao chất lượng
Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học theo hướng tích cực hóa
Trang 10đó hệ thống hóa các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững
Muốn đổi mới cách học thì phải đổi mới cách dạy Cách dạy chỉ đạo
cách học nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách
dạy của thầy Chắng hạn có trường hợp học sinh địi hỏi cách dạy tích cực nhưng giáo viên chưa đáp ứng được hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng các phương pháp dạy học mới nhưng không thành cơng vì học sinh chưa
thích ứng, chưa quen với lối học tập thụ động Vì vậy giáo viên phải kiên trì
dùng cách dạy hoạt động đề dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức từ thấp lên cao; trong đối mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công
II Khái quát chủ đề “Tự nhiên” trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 1 Mục tiêu chủ đề “Tự nhiên” trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3
Giúp học sinh:
e Có một số kiến thức cơ bản ban đầu về:
- Một số loài động vật thực vật: tên gọi, nơi sống, đặc điểm, ích lợi
- Một số hiện tượng đơn giản trong tự nhiên, Mặt Trăng, Mặt Trời,
e Bước đầu hình thành và phát triển những kỹ năng:
Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các loại động - thực vật, hiện tượng đơn giản trong tự
nhiên
e_ Hình thành va phát triển những thái độ và hành vi:
Trang 112 Nội dung chương trình chú đề “Tự nhiên” trong môn Tự nhiên và Xã
hội lớp 1, 2, 3
Trong chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 chủ đề tự nhiên
gồm hai chủ đề nhỏ: Thực vật và động vật; hiện tượng tự nhiên, Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái đất Những kiến thức được lựa chọn ở mức độ đơn gián,
chỉ trình bày hiện tượng về mặt đính tính, phù hợp với nhận thức của lứa tuổi học sinh Tiểu học
- Thực vật và động vật: Một 36 cay cối và một số con vật phổ biến (tên
gọi, đặc điểm và ích lợi hoặc tác hại đối với con người)
- Hiện tượng tự nhiên: Một số hiện tượng phổ biến của thời tiết (nắng, mưa, gió, nóng, rét ), Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất
Cấu trúc nội dung chương trình thuộc chủ đề “Tự nhiên” trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 được xây dựng theo cấu trúc đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần từ gần đến xa, dẫn dắt học sinh mở rộng vốn hiểu biết từ
những cây cối, con vật thường gặp đến thiên nhiên rộng lớn, Mặt Trời, Trái
Dat, Mat Tring
Ở lớp 1 gồm 14 tiết, tương ứng với 13 bài mới và 1 bài ôn tập, kiểm tra; lớp 2 gồm 12 tiết, tương ứng với 10 bài mới và 1 bài ôn tập, kiểm tra (2 tiết);
lớp 3 gồm 31 tiết, tương ứng với 29 bài mới và 2 bài ôn tập, kiểm tra
Chương trình chủ đề “Tự nhiên” trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp I dành 3 tiết dạy các bài có nội dung về thực vật (từ bài 22 đến bài 24); 4 tiết dạy các bài có nội dung về động vật (từ bài 25 đến bài 28); 1 tiết đạy bai có nội dung nhận biết về thực vật và động vật (Bài 29); 4 tiết dạy các bài có nội
dung về một số hiện tượng thời tiết (Bài 30, bài 32, bai 33, bài 34); 1 tiét day bài có nội dung thực hành về quan sát bầu trời (Bài 31);1 tiết dạy bài có nội
Trang 12Chương trình chủ đề “Tự nhiên” trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 dành 3 tiết dạy các bài có nội dung về thực vật (từ bài 24 đến bài 26); 3 tiết dạy các bài có nội dung về động vật (từ bài 27 đến 29); 1 tiết dạy bài có nội
dung nhận biết về thực vật và động vật (Bài 30); 3 tiết dạy bài có nội dung về Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao (từ bài 31 đến bài 33); 2 tiết dạy bài có nội
dung ơn tập (Bài 34 - 35)
Chương trình chủ đề “Tự nhiên” trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
dành 9 tiết dạy các bài có nội dung về thực vật (từ bài 40 đến bài 48); 7 tiết
dạy các bài có nội dung về động vật (từ bài 49 đến bài 55); 2 tiết dạy bài có
nội dung thực hành (Bài 56 - 57); II tiết dạy các bài có nội dung về Mặt Trời,
Trái Đất và Mặt Trăng (từ bài 58 đến bài 68); 2 tiết đạy bài có nội dung về ơn tập và kiểm tra học kỳ II (Bài 69 - 70)
Nội dung các bài học thường có cấu trúc như sau:
+ Yêu cầu học sinh thực hiện một chuỗi các trình tự hoạt động học tập
như: quan sát, thực hành, liên hệ thực tế bằng vốn hiểu biết của mình trả lời
các câu hỏi rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em đề chiếm lĩnh
kiến thức mới
+ Trong trường hợp có nhiều cách ứng xử trước một tình huống thì yêu
cầu học sinh thảo luận đề lựa chọn cách giải quyết tốt nhất
+ Cuối mỗi bài có phần yêu cầu học sinh vẽ hoặc trò chơi dé giúp các em khắc sâu kiến thức của bài và phát triển trí tưởng tượng của học sinh
Như vậy mỗi bài học được trình bày theo thứ tự quan sát, nhận biết và vận dụng để học sinh:
- Quan sát về các loại động vật, thực vật (thông qua các tranh ảnh, vật
that, .)
Trang 13- Vận dụng kiến thức về tự nhiên để hiểu, biết những ích lợi trong cuộc
sống và có các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống của bản thân và gia đình
3 Đặc điểm chủ đề “Tự nhiên”
3.1 Chương trình chủ đề “Tự nhiên ” trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp l, 2,
3 được xây dựng theo quan điểm tích hợp
- Các kiến thức trong chủ đề là kết quả tích hợp kiến thức của nhiều
nghành khoa học: sinh học, vật lý,
- Tùy theo trình độ nhận thức của học sinh ở từng giai đoạn của giáo
dục Tiểu học, chương trình có cấu trúc phù hợp
3.2 Chương trình chủ đề “Tự nhiên ” trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1l, 2,
3 có cầu trúc đồng tâm và phát triển qua các lớp
Trong chủ đề các kiến thức được xuyên suốt theo hai phần:
- Thực vật và động vật
- Các hiện tượng tự nhiên, Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng, phương
huong, e Lop 1
+ Thực vật và động vật (tên gọi của một số loài cây rau, cây hoa và một
số con vật)
+ Hiện tượng tự nhiên (trời nắng, trời mưa, trời nóng, trời rét) e Lớp2
+ Thực vật và động vật (nơi sống của các loại động - thực vật, nhận biết được một số loài động vật, thực vật sống trên cạn và dưới nước)
+ Mặt Trời, Mặt Trăng, phương hướng và các vì sao
Mặt Trời: hình dạng, đặc điểm
Trang 14e Lop 3
+ Thực vật và động vật (đặc điểm cấu tạo cơ thể, sự khác nhau giữa thực vật và động vật; côn trùng)
+ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng Mặt Trời: nguồn sáng, nguồn nhiệt
Trái Đất: hình dạng, đặc điểm bề mặt (bề mặt trái đất, bề mặt lục địa), sự chuyên động (ngày, đêm, năm, tháng và các mùa)
Mặt Trăng: trong hệ Mặt Trời
Với chủ đề Tự nhiên các kiến thức được trình bày đi từ cụ thê đến trìu tượng, từ gần đến xa,từ dễ đến khó, tăng dần mức độ phức tạp và khái quát
hóa, tạo điều kiện để học sinh dễ thu nhận kiến thức
3.3 Chủ đề “Tự nhiên ” là chủ dé mà học sinh có nhiễu vốn sống, vốn hiểu
biết để tham gia xây dựng bài học
Vốn sống, vốn hiểu biết đó được hình thành từ trong cuộc sống với gia
đình, làng quê, phố phường nơi các em đang sinh sống
Các nguồn thông tin ngày càng nhiều và càng dễ tiếp nhận qua thông
tin đại chúng Mặt khác, chủ đề ““Tự nhiên” lại là chủ đề học về thiên nhiên xã
gần gũi bao quanh học sinh Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh hồn tồn có khả năng tự phát hiện (khám phá) kiến thức và áp dụng các kiến thức đó vào cuộc sống Do đó, trong q trình giảng dạy giáo viên cần chú trọng hướng dẫn học sinh biết cách quan sát, nêu thắc mắc, tìm tịi, phát hiện ra những kiến thức mới về tự nhiên phù hợp với lứa tuổi các em Đối tượng quan
sát là tranh ảnh, mẫu vật, mơ hình, là cây cối, con vật và một số hiện tượng
thời tiết diễn ra hàng ngày Giáo viên cũng cần tổ chức những hoạt động thực
Trang 15III Vấn đề dạy học chú đề “Tự nhiên” trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 theo hướng tích cực hóa người học
Chủ đề “Tự nhiên” trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp I, 2, 3 có những
nội dung và đặc trưng riêng của nó Trong quá trình dạy học giáo viên phải căn cứ vào những đặc trưng này đề tổ chức sao cho giờ học đạt hiệu quả nhất Ngoài việc sử dụng các hình thức dạy học thì giáo viên phải sử dụng sáng tạo các phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài học đề giúp học sinh lĩnh hội được những tri thức của bài học Muốn vậy, người giáo viên
phải có cách tiếp cận mới, cách dạy mới tạo nên một bau không khí học tập
nhẹ nhàng, vui tươi phát huy được tính tích cực của học sinh, loại bỏ cách áp dụng áp đặt cứng nhắc một chiều
1 Một số phương pháp dạy học chủ đề 1.1 Phương pháp quan sát
- Khái niệm
Phương pháp quan sát được dùng để dạy học sinh cách sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong tự nhiên và xã hội nhằm tiếp nhận thông tin mà không có sự can thiệp vào quá trình diễn
biến của các sự vật hoặc hiện tượng đó - Tác dụng
Phương pháp quan sát được sử dụng phổ biến khi dạy học chủ đề “Tự nhiên” trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 Học sinh quan sát chủ yếu là
để nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của một 36 cay xanh, mot 86 động vật; hoặc để nhận biết các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên
và cuộc sống hằng ngày
- Cách tiễn hành
Trang 16Trong một bài học, không phải mọi kiến thức học sinh cần lĩnh hội đều được rút ra từ quan sát, vì vậy giáo viên cần xác định rõ việc tổ chức cho học sinh quan sat nhằm đạt được mục tiêu kiến thức hay kĩ năng nào
Bước 2 Lựa chọn đối tượng quan sát
Đối tượng quan sát có thể là các sự vật, hiện tượng đang diễn ra trong
môi trường tự nhiên hoặc các tranh ảnh, mơ hình, sơ đồ diễn tả các sự vật, hiện tượng đó, Khi lựa chọn đối tượng quan sát, giáo viên cần ưu tiên lựa chọn các vật thật
Ví dụ
Với thực vật, giáo viên cần tổ chức cho học sinh quan sát các cây trồng trong sân trường, vườn trường hay trên đường phó, Khi khơng có điều kiện
tiếp xúc với vật thật thì giáo viên nên cho các em quan sát tranh ảnh, mơ
hình,
Trong một số trường hợp, khi học về động vật, giáo viên nên phối hợp hướng dẫn học sinh quan sát các con vật thật lẫn tranh ảnh, vì khi quan sát vật thật học sinh được hình thành những biểu tượng sinh động còn tranh ảnh thể
hiện được đối tượng ở trạng thái tĩnh với sự khái quát cao Điều đó rất có lợi cho sự phát triển tư duy của học sinh
Bước 3.Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát cá nhân, quan sát theo cả lớp tùy theo nội dung, số đồ dùng học tập có được hoặc khả năng quản lý của giáo viên và kĩ năng tự quản, làm việc hợp tác nhóm của học sinh (nhất là khi cho học sinh học ngoài lớp)
Tùy theo mục đích và đối tượng được sử dụng cho học sinh quan sát, giáo viên cần chỉ dẫn cho các em sử dụng nhiều giác quan đề phán đoán, cảm
nhận sự vật và hiện tượng (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi, ) Trình tự
Trang 17+ Quan sát toàn thê rồi mới đến bộ phận, chi tiết
+ Quan sát bên ngoài rồi mới đi vào bên trong
+ So sánh với các đối tượng cùng loại (mà các em đã biết) dé tim ra các
đặc điểm giống nhau và khác nhau
Bước 4.Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát về đối tượng - Khả năng ứng dụng
Phương pháp quan sát được sử dụng trong hầu hết các bài học thuộc chủ đề “Tự nhiên” trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 Phương pháp quan sát được sử dụng kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm nhằm giúp
học sinh phát hiện ra đặc điểm, ích lợi của một số thực vật và động vật hay các dấu hiệu để nhận biết một số hiện tượng tự nhiên
1.2 Phương pháp thảo luận nhóm
- Khái niệm
Phương pháp thảo luận nhóm là cách tô chức đối thoại giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh, nhằm huy động trí tuệ của tập thé dé giai quyét một vấn đề do môn học đặt ra, hoặc một vấn đề do thực tế cuộc
sống đòi hỏi, để tìm hiểu và đưa ra những giải pháp, những kiến nghị, những
quan niệm mới
- Tác dụng
Thảo luận có tác dụng hình thành năng lực làm việc tập thé, thể hiện trên ba mặt:
+ Học sinh được tập dượt tham gia tìm hiểu hoặc giải quyết một vấn đề do tình huống học tập hoặc do thực tế đặt ra
+ Học sinh được học hỏi bạn, biến kiến thức của bạn thành kiến thức
của mình Qua thảo luận giúp các em nang cao năng lực cá nhân
+ Sử dụng trí tuệ tập thể theo phương châm: hợp tác để đạt được kết
Trang 18+ Quá trình thảo luận, đưới sự hướng dẫn của giáo viên còn tạo ra mối
quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh, giúp giáo viên nắm được hiệu
quả giáo dục về mặt nhận thức, thái độ, quan điểm và hành vi của học sinh Trong quá trình thảo luận, học sinh giữ vai trị tích cực, chủ động, tham gia thảo luận Giáo viên giữ vai trò nêu vấn đề, gợi ý khi cần thiết và tổng kết thảo luận
- Cách tiến hành
Bước 1.Chuẩn bị nội dung thảo luận + Tổ chức các nhóm;
+ Giao nhiệm vụ cho từng nhóm (có thể cụ thể tới từng học sinh); + Hướng dẫn cách làm việc của các nhóm (có thể thơng qua việc bồi dưỡng các nhóm trưởng)
Bước 2.Tiến hành thảo luận
+ Tùng cá nhân làm việc độc lập, theo sự phân cơng của nhóm
(Bước này có thể xảy ra hoặc không xảy ra khi nhóm chuyên ngay sang
cùng làm việc chung hoặc thảo luận)
+ Tập hợp các kết quả làm việc của từng cá nhân đề thành sản phẩm chung của nhóm hoặc thảo luận về những gì từng cá nhân đã tìm hiểu được Việc thảo luận nhóm phải thực sự có sự tham gia của mọi thành viên, thể
hiện:
Các em phải nói với nhau
Nghe lẫn nhau
Đáp lại điều bạn khác nói
Đưa ra ý kiến riêng của mình
+ Trong quá trình các nhóm hoạt động, giáo viên cần theo dõi, hướng dẫn và uốn nắn kịp thời
Trang 19+ Đại điện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả;
+ Các nhóm khác bố sung, góp y, ;
+ Giáo viên kết luận
- Khả năng ứng dụng
Phương pháp thảo luận nhóm được ứng dụng để dạy hầu hết các bài
học trong chủ đề “Tự nhiên” của môn Tự nhiên và Xã hội lớp l1, 2, 3 Việc thảo luận thường được diễn ra sau khi giáo viên cho học sinh quan sát đặc điểm bên ngoài hoặc bên trong của một số thực vật, động vật qua vật thật hoặc tranh ảnh, mơ hình, học sinh thảo luận dé tìm ra đặc điểm của thực vật, động vật hay các hiện tượng trong tự nhiên
1.3 Phương pháp trò chơi học tập
- Khái niệm
Trò chơi học tập là trị chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh
- Tác dụng
+ Làm thay đổi hình thức học tập;
+ Làm khơng khí trong lớp học được thoải mái, dễ chịu hơn; + Làm quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn; + Học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn;
+ Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực hơn; + Học sinh được củng cố và hệ thống hóa kiến thức;
- Cách tiến hành
Bước 1.Giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và phổ biến luật chơi;
Bước 2.Cho học sinh chơi thử (nếu cần);
Trang 20Bước 4.Nhận xét kết quả của trị chơi (có thể “thưởng” hoặc “phạt” người thắng hoặc người thua), nhận xét thái độ của người tham dự và rút kinh nghiệm
Bước 5.Kết thúc, giáo viên hỏi xem học sinh đã học được những gì qua trị chơi hoặc giáo viên tổng kết lại những gì cần học qua trò chơi này
- Khả năng ứng dụng
Việc tổ chức trò chơi cho học sinh cũng được sử dụng nhiều trong các tiết học, đặc biệt là các bài học về thực hành Qua trị chơi, học sinh có thể vận dụng nội dung kiến thức đã học vảo thực tiễn, giải quyết một số tình huống, thực hành, ứng dụng thực tế tốt hơn, không chỉ giúp cho việc ghi nhớ nội dung bài học mà cịn tạo khơng khí học tập sôi nổi cho học sinh
1.4 Phương pháp đàm thoại
- Khái niệm
Phương pháp đàm thoại (phương pháp hỏi đáp) là phương pháp giáo
viên đặt ra những câu hỏi để giáo viên và học sinh đối thoại nhằm gợi mở, dẫn dắt học sinh lĩnh hội nội dung bài học
- Tác dụng
Phương pháp đàm thoại được vận dụng tốt sẽ có tác dụng kích thích
tính tích cực, hứng thú, độc lập, sáng tạo của học sinh trong học tập; bồi
dưỡng cho học sinh năng lực điễn đạt bằng lời nói và làm cho khơng khí lớp
học sôi nổi
Phương pháp đàm thoại khơng chỉ có tác dụng giúp học sinh nhận kiến thức mà cịn có tác dụng đánh giá kết quả của học sinh Nhờ đó, giáo viên thường xuyên thu được những tín hiệu ngược từ phía học sinh để điều chỉnh
Trang 21Để tăng thêm hiệu quả của phương pháp hỏi đáp, giáo viên cần tổ chức
đối thoại nhiều chiều: giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh và học sinh -
giáo viên
- Cách tiễn hành
Giáo viên có thé t6 chức hoạt động của học sinh theo ba phương án sau: + Phương án I: Giáo viên đặt câu hỏi nhỏ, riêng rẽ rồi chỉ định từng học sinh trả lời (hoặc để học sinh tự nguyện) Tổ hợp các câu hỏi và đáp án là
nguồn tri thức mới
+ Phương án 2: Giáo viên nêu trước lớp một câu hỏi tương đối lớn, kèm theo những gợi ý liên quan đến câu hỏi Học sinh giúp nhau trả lời từng bộ phận của câu hỏi lớn Giáo viên tập hợp các câu trả lời đúng của học sinh để
đưa ra câu trả lời cho câu hỏi lớn Nguồn thông tin mới cho hoc sinh là tổ hợp
các câu trả lời bộ phận và câu hỏi lớn
+ Phương án 3: Giáo viên nêu một câu hỏi chính kèm theo gợi ý, nhằm
tổ chức cho học sinh thảo luận hoặc đặt ra những câu hỏi phụ dé hoc sinh giup
nhau tìm lời giải đáp Trong cả ba phương án trên, giáo viên chỉ là người đưa
ra vấn đề gợi ý, là trọng tài, còn học sinh phải tự tìm ra câu trả lời đúng dưới sự hỗ trợ của giáo viên
- Khả năng ứng dụng
Phương pháp đàm thoại được sử dụng kết hợp với các phương pháp
khác trong tất cả các bài học thuộc chủ đề “Tự nhiên”, chủ yếu là đàm thoại
giữa giáo viên và học sinh nhằm giải quyết và đưa ra được nội dung cua bai
học
1.5 Phương pháp thực hành
- Khái niệm
Trang 22- Tác dụng
Giúp học sinh hiểu rõ và vận dụng vào lý thuyết vào thực hành, luyện
tập, hình thành kỹ năng
- Cách tiễn hành
Bước I1: Giúp học sinh hiểu vì sao thực hành kỹ năng đó và một số thông tin quan trọng khác
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn để học sinh biết trình tự các bước và cách
thực hiện từng thao tác
Bước 3: Tổ chức cho học sinh thực hành
Bước 4: Tô chức cho học sinh báo cáo kết quả thực hành trước lớp - Khả năng ứng dụng
Phương pháp thực hành được sử dụng nhiều trong các bài học về thực
hành trong chủ đề “Tự nhiên” môn Tự nhiên và Xã hội lớp I, 2, 3 Học sinh thực hành nhận biết một số loài thực vật, động vật, các hiện tượng đơn giản trong tu nhién,
1.6 Phương pháp động não
- Khái niệm
Phương pháp động não là phương pháp dùng dé giải quyết nhiều vấn đề khác nhau, giúp người học trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý
tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó
- Tác dụng
+ Học sinh trả lời nhanh;
+ Khắc phục sự ngượng ngùng khi trình bày ý kiến;
+ Tránh trả lời hấp tấp với thời gian hạn định;
+ Tự do, chân thực, trong việc tham gia các hoạt động mà không quan tâm đến hạn chế cá nhân
Trang 23Bước 1: Lựa chọn và nêu vấn đề cần tìm hiểu cho học sinh
Bước 2: Tổ chức cho học sinh phát biểu ý kiến Bước 3: Tổng hợp ý kiến
- Khả năng ứng dụng
So với các phương pháp trên thì phương pháp động não ít được sử dụng
trong dạy học chủ đề “Tự nhiên”, tuy nhiên vẫn được sử dụng trong một số bài học yêu cầu học sinh liên hệ thực tế về đặc điểm, ích lợi của một số thực
vật động vật trong tự nhiên mà học sinh biết, từ đó có thể dẫn tới việc học sinh lĩnh hội được nội dung bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên
Việc sử dụng các phương pháp dạy học trên khi đạy học chủ đề, giáo viên nên kết hợp với một số phương pháp dạy học mới như: dạy học nêu vấn
đề, dạy học theo dự án, dạy học trải nghiệm để đạt hiệu quả tốt nhất của bài
học Trong quá trình dạy học, mỗi tiết học cần phối hợp các phương pháp khác nhau một cách linh hoạt, sáng tạo theo hướng giảm sự quyết định và can thiệp của giáo viên, tăng cường sự tham gia của học sinh vào các hoạt động tìm tịi phát hiện kiến thức mới Trong đó, giáo viên cũng cần đặc biệt lưu ý tổ
chức cho học sinh thực hiện các hoạt động khám phá nhằm gợi sự tò mò khoa
học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thế giới xung quanh
2 Vài nét về phương tiện và hình thức dạy học chú đề 2.1 Về phương tiện dạy học
2.1.1 Khải niệm
Phương tiện dạy học (hay còn gọi là đồ dùng, thiết bị dạy học), là một
vat thé hay một tập hợp các vật thể mà giáo viên sử dụng trong quá trình dạy
Trang 24,
2.1.2 Các phương tiện dạy học chủ đề “Tự nhiên
Các tranh, ảnh; mơ hình giáo khoa và mẫu vật cây cối, con vật; băng
hình sách giáo khoa hay các phần mềm dạy học là những đồ dùng, dụng cụ được sử dụng trong dạy học chủ đề này
2.2.1.1 Tranh ảnh
Tranh là tác phẩm hội họa phản ánh hiện thực bằng đường nét, màu sắc Ảnh là hình người, vật thu được bằng khí cụ quang học
Tranh, ảnh được sử dụng phô biến trong các bài học thuộc chủ đề “Tự
nhiên”, chủ yếu là tranh ảnh trong sách giáo khoa 2.2.1.2 Mơ hình giáo khoa, mẫu vật
Mô hình giáo khoa, mẫu vật là phương tiện dạy học trực quan phản ánh không gian ba chiều và cả hoạt động của đối tượng Mô hình giáo khoa và mẫu vật không những giúp học sinh khai thác kiến thức, rèn luyện kỹ năng mà còn giúp các em thực hành tốt
2.2.1.3 Băng hình giáo khoa, phần mềm đạy học
Trong dạy học chủ đề này, giáo viên có thể sử dụng một số băng hình như những đoạn phim được ghi lại từ chương trình truyền hình Mỗi bài học chỉ nên cho học sinh xem các đoạn phim tối đa không quá 10 phút
Với các phần mềm dạy học có ưu điểm về tính trực quan cung cấp, xử lý, lưu giữ thông tin, nâng cao khả năng học và tương tác giữa người học với phương tiện, người dạy
2.1.3 Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học
Khi sử dụng các phương tiện dạy học này, giáo viên cần đảm bảo được
các nguyên tắc sau:
Trang 25diễn trên lớp cần có kích thước lớn, đồ dùng dành cho học sinh học tập nhóm
và cá nhân chỉ cần kích thước vừa và nhỏ)
- Đảm bảo sử dụng đúng lúc: Đồ dùng dạy học phải được sử dụng khi
cần thiết và phù hợp với trạng thái tâm lý học sinh mà giáo viên đã tạo ra
trong tiết học Ngồi ra cũng có các đồ dùng được trưng bày thường xuyên trong phòng học nhằm khắc sâu và củng cô kiến thức
- Đảm bảo sử dụng đúng chỗ: Khi sử dụng đồ dùng đạy học, giáo viên cần tìm vị trí để trình bày cho hợp lý, sao cho học sinh ngồi ở các vị trí trong lớp học đều có thẻ tiếp nhận thơng tin từ đồ dùng dạy học
- Đảm bảo sử dụng đúng mức độ và cường độ: Nội dung và phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học phải phù hợp với yêu cầu của tiết học và trình độ tiếp thu của học sinh
- Phải kết hợp sử dụng thiết bị dạy học đã được trang bị với việc tận dụng, khai thác, sử đụng cơ sở vật chất, kĩ thuật ngồi xã hội
2.2 Hình thức tố chức dạy học chú đề 2.2.1 Khái niệm
Hình thức tổ chức dạy học là sự biểu hiện bên ngoài của hoạt động
được phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh, được thực hiện theo một trật tự xác định và một chế độ nhất định Các hình thức tổ chức dạy học là hình thái tồn tại của quá trình dạy học
2.2.2 Các hình thức tổ chức dạy học
Các hình thức tổ chức dạy học rất đa dạng nhưng có thể kê đến hai hình
thức cơ bản sau được sử dụng chủ yếu khi dạy học chủ đề
- Hình thức dạy học trong lớp
Hình thức dạy học trong lớp được tổ chức ở dạng tiết học Hình thức
này được áp dụng cho nhiều môn học, dạy học chủ đề “Tự nhiên” trong môn
Trang 26Dạy học trong lớp thường áp dụng các hình thức như dạy học đồng loạt
cả lớp, dạy học cá nhân và dạy học theo nhóm Trong đó dạy học theo nhóm có thể đảm bảo được hoạt động tích cực, không ý lại của học sinh, phát huy sự chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh; hình thức này được sử dụng nhiều trong dạy học chủ đề
- Hình thức dạy học ngoài lớp và tham quan
Việc tố chức dạy học ngoài lớp và tham quan tạo ra khơng khí hào
hứng, sôi nổi cho học sinh, tuy nhiên chỉ phù hợp với một số bài học, phụ
thuộc vào thiên nhiên, thời tiết, nên hình thức này ít được sử dụng hơn
Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh học tập ngoài sân trường Tham quan thực tế sẽ giúp học sinh ghi nhớ bài
học và liên hệ thực tế tốt hơn
Kết luận:
Như vậy sử dụng một cách đa dạng hợp lý các phương pháp dạy học, hình thức dạy học trong một bài phù hợp với từng nội dung là điều cần thiết Trong một thời gian của tiết học, giáo viên sử dụng kết hợp một số phương pháp, hình thức dạy học đề đạt được kết quả tối ưu nhất Trong từng bài giáo viên là người quyết định việc lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức dạy học Mỗi phương pháp dạy học, hình thức dạy học đều có thể phát huy tính
tính cực, nhận thức của học sinh Vấn đề là ở chỗ người sử dụng biết lựa chọn và vận dụng đúng vào bài học phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và
điều kiện của từng trường Một bài dạy tốt là kết quả của việc phối hợp sử dụng nhiều phương pháp, hình thức dạy học một cách hợp lý
3 Dạy học chú đề “Tự nhiên” theo hướng tích cực hóa người học
Các kiến thức của chủ đề “Tự nhiên” trong chương trình môn Tự nhiên
Trang 27hiểu những vấn đề trong tự nhiên: các loại thực vật, động vật; các hiện tượng tự nhiên, Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đắt, mà ở mỗi lĩnh vực, học sinh sẽ có
những thế mạnh và những hạn chế khác nhau Tính chất phân tầng thể hiện
dần mức độ phức tạp và khái quát, bên cạnh nhữn kiến thức cơ bản cịn có những kiến thức mở rộng và nâng cao Đây chính là điều kiện để giáo viên
vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học mới vào dạy học chủ đề
Nhưng trên thực tế việc tổ chức các hoạt động dạy - học trong chủ đề chưa có
hiệu quả Khi dạy các bài học trong chủ đề phần đa các giáo viên sử dụng
phương pháp dạy học truyền thống: thuyết trình, quan sát tranh trong sách giáo khoa, còn các phương pháp dạy học phù hợp với đổi mới học sinh theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh như: thảo luận nhóm, trị chơi học
tập, day học nêu vấn đề, thì ít được sử dụng Hầu hết giáo viên đều biến giờ
học thành một cuộc đối thoại giữa giáo viên và học sinh, giáo viên “ngại” tổ
chức cho học sinh hoạt động theo nhóm nên giờ học không sôi nổi, không
phát huy, kích thích được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong
gid hoc
Mặt khác, quá trình nhận thức của học sinh các lớp đầu Tiểu học mang tính trực quan, cụ thể, tư duy gắn liền với hoạt động trực tiếp, hình ảnh cụ thé
Phần lớn mỗi bài học được trình bày gọn trong hai trong mở liền nhau, giúp
học sinh có thể theo dõi bài học một cách thuận tiện (riêng các bài ôn tập
được trình bày trong một trang sách)
Trong mỗi bài nguồn cung cấp cho học sinh chủ yếu là hình ảnh Hình
ảnh gây ấn tượng cho các em mạnh hơn, nhanh hơn Các sách giáo khoa trước
đây cũng có hình ảnh, nhưng phần chữ vẫn chiếm tỉ lệ lớn, với trọng tâm kiến thức được đóng khung để học sinh dễ tái hiện khi kiểm tra Từ quan điểm cho rằng trong quá trình dạy - học giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động để
Trang 28khoa mới phần lớn dưới các bức tranh khơng có ghi chú, cuối mỗi bài học không có phần tóm tắt trọng tâm mà chỉ có những câu hỏi thích hợp với
những ký hiệu chỉ dẫn học tập mà học sinh phải thực hiện
Đề tiếp thu được kiến thức tống hợp trên thì giáo viên phải tổ chức cho
học sinh được hoạt động trực tiếp, sử dụng các giác quan để trực tiếp sờ, mó,
nhìn, nghe, Đây chính là lúc năng lực cá nhân học sinh được bộc lộ, được
phát triển (tất nhiên là có sự chỉ đạo, giám sát và giúp đỡ của giáo viên) Mỗi
cá nhân học sinh sẽ có những cách nhìn nhận, phát hiện vấn đề (nằm trong nội
dung bai hoc) theo cách riêng của mình Có em hiểu rộng (học sinh khá, g1ỏi), có em hiểu nơng, thậm chí chưa đúng nội dung của bài (học sinh yếu, kém)
Thêm vào đó nội dung của chủ đề “Tự nhiên” môn Tự nhiên và Xã hội
lớp 1, 2, 3 chủ yếu là những bải học giúp các em có những hiểu biết về thế giới tự nhiên xung quanh, những đối tượng như hoa, quả, con vật gần gũi với học sinh Những nội dung này vốn dĩ ở mỗi học sinh đã có những hiểu biết
nhất định (khác nhau ở mỗi học sinh) Vì vậy phải đưa ra một cách dạy theo
một hệ thống đảm bảo cho việc dạy sát đối tượng, phát huy, bồi dưỡng những năng lực, hiểu biết mà học sinh đã có; phải tổ chức cho học sinh hoạt động
học tập để các em tự tìm ra và chiếm lĩnh kiến thức mới
Nội dung chương trình chủ đề “Tự nhiên” trong môn Tự nhiên và Xã
hdi lop 1, 2, 3 rat phong phú và đa dạng Vậy việc dạy học chủ dé nhu thé nao để phát huy tính tích cực của học sinh Dé có cách thức dạy học tích cực
nhằm đem lại hiệu quả cao cho bài dạy thì trước hết phải phân chia các bài học thành từng dạng bài cụ thể; việc phân chia các dạng bài trong chủ đề giáo
viên sẽ đặt học sinh vào tình huống có vấn đề Từ đó học sinh nảy ra nhu cầu muốn tiến hành để giải quyết vấn đề được nêu ra, học sinh được thảo luận để đi sâu vào tìm hiểu bản chất của đối tượng Học sinh có thể quan sát, theo dõi
Trang 29Với từng dạng bài học sinh được hoạt động học tập theo cách thức khác nhau Tính tích cực được đánh giá ở việc học sinh được trực tiếp thực hành, quan sat để rút ra kết luận một cách nghiêm túc và có hiệu quả Học sinh có
năng lực hoạt động nhóm, tự điều khiển hoạt động của mình mang lại kinh nghiệm bản thân Giáo viên cần cổ vũ học sinh nêu vấn đề đưa ra những ý
kiến bình luận, tạo điều kiện để học sinh tự chủ Như vậy người giáo viên chỉ
là người hướng dẫn gợi mở mà không làm thay học sinh
Tóm lại, việc dạy học chủ để tự nhiên theo các dạng bài, học sinh sẽ
được phát triển tối đa hoạt động nhận thức Học sinh biết sử dụng kiến thức của mình có để vận dụng có hiệu quả vào các hoạt động thực hành, từ đó vận
dụng vào thực tiễn cuộc sống Trên cơ sở đó học sinh phát triển tư duy logic, năng lực cá nhân và hoản thành tốt công việc mình được giao
Từ những điều kiện trên ta nên áp dụng việc dạy học chủ đề theo các
dạng bài để phát huy tối đa khả năng của học sinh Dựa vào nội dung chính của từng bài học trong sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp l1, 2, 3 tôi phân
chia các bài học trong chủ đề “Tự nhiên” thành các dạng bài như sau:
- Các bài học về nhận biết - Các bài học về thực hành
Trang 30CHUONG 2 DAY HOC CAC DANG BAI TRONG CHU DE “TU NHIEN” MON TU NHIEN VA XA HOI LOP 1, 2, 3
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HĨA NGƯỜI HỌC
I Các dạng bài học trong chủ đề “Tự nhiên” môn Tự nhiên và Xã hội lớp
1,2,3
1 Các bài học về nhận biết
Trong chủ đề “Tự nhiên” môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 hầu hết
các bài học về nhận biết chủ yếu nhằm giới thiệu, giúp học sinh nắm bắt tên gọi, đặc điểm, lợi ích, của một số loài thực vật, động vật cũng như một sỐ
hiện tượng đơn giản trong tự nhiên - Ở lớp 1, gồm các bài như sau:
Bài 22 Cây rau
Bài 23 Cây hoa
Bài 24 Cây gỗ
Bài 25 Con cá Bài 26 Con gà Bài 27 Con mèo
Bài 28 Con muỗi
Bài 30 Trời nắng, trời mưa
Bài 32 Gió
Bài 34 Thời tiết
- Ở lớp 2, gồm các bài như sau: Bài 24 Cây sống ở đâu?
Trang 31Bài 28 Bài 29 Bài 31 Bài 32 Bài 33 Một số loài vật sống trên cạn Một số loài vật sống dưới nước Mặt Trời
Mặt Trời và phương hướng Mặt Trăng và các vì sao - Ở lớp 3, gồm các bài như sau:
Bài 40 Bai 41 Bai 42 Bai 43 Bai 44 Bài 45 Bai 46 Bai 47 Thuc vat Than cay
Thân cây (tiếp theo) Rễ cây
Rễ cây (tiếp theo) La cay
Khả năng kỳ diệu của lá cây
Hoa Bài 48.Quả Bài 49 Bài 50 Bai 51 Bai 52 Bai 53 Bai 54 Bai 55 Bai 58 Bai 59 Bai 60 Bai 61 Bai 62 Dong vat Côn trùng Tom, cua Cá Chim Thú Thú (tiếp theo) Mặt Trời
Trái Đất và quả địa cầu Sự chuyển động của Trái Dat
Trang 32Bài 63 Ngày và đêm trên Trái Đất
Bài 64 Năm, tháng và mùa
Bài 65 Các đới khí hậu
Bài 66 Bề mặt Trái Đất Bài 67 Bề mặt lục địa
Bài 68 Bề mặt lục địa (tiếp theo)
2 Các bài học về thực hành
Với chủ đề “Tự nhiên” trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 thì nội dung các bài học về thực hành chủ yếu là hướng dẫn học sinh biết cách vận
dụng những kiến thức đã học ở các bài học trước vào việc đưa ra những hiểu biết của mình trước những cây cối, con vật hay các hiện tượng tự nhiên mà
các em quan sát được và khái quát hóa những đặc điểm chung của các loại thực vật, động vật hay các kiến thức về các hiện tượng tự nhiên, bầu trời, Mặt
Trăng, Trái Đắt, đã học
- Ở lớp 1, gồm các bài như sau:
Bài 29.Thực hành: Nhận biết cây cối và con vật
Bài 31 Thực hành: Quan sát bầu trời - Ở lớp 2, gồm các bài như sau:
Bài 30 Thực hành: Nhận biết cây cối và con vật
- Ở lớp 3, gồm các bài như sau:
Bài 56 - 57 Thực hành: Đi thăm thiên nhiên
3 Các bài ôn tập
Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3; chủ đề “Tự nhiên” các bài ôn tập
được bố trí ở cuối học kỳ II nhằm giúp học sinh ôn tập lại các kiến thức đã
học trong chủ đề cũng như trong cả học kỳ và có thể mở rộng, nâng cao giúp
học sinh liên hệ thực tế, tránh được tình trạng xa rời thực tế
Trang 33Bài 35 Ôn tập: Tự nhiên
- Ở lớp 2, gồm các bài như sau:
Bài 34 - 35.Ôn tập: Tự nhiên - Ở lớp 3, gồm các bài như sau
Bài 69 - 70 Ôn tập và kiểm tra học kỳ II: Tự nhiên
II Dạy học các dạng bài trong chủ đề “Tự nhiên” môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3
Dạy học các dạng bài trong chủ đề “Tự nhiên” môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là thay đôi
lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú học tập cho học sinh Qua đây học sinh chủ động, tìm tịi, khám phá hiểu biết năng lực, phẩm chất; học đề đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai
Việc dạy học chủ đề “Tự nhiên” theo các dạng bài hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động Muốn vậy cần áp
dụng các phương pháp dạy học tích cực Tuy nhiên, phương pháp dạy học tích cực khơng có nghĩa là gạt bỏ phương pháp dạy học truyền thống mà là kế thừa, phát triển mặt tích cực của hệ thống phương pháp dạy học truyền thống
đồng thời học hỏi, vận dụng một số phương pháp mới, hiện đại Bởi không phải mọi kiến thức học sinh đều có thể chiếm lĩnh bằng các hoạt động tự lực
dù có đủ phương tiện học tập và phương pháp dạy học tích cực khơng phải dễ
dàng vận dụng mọi lúc, mọi nơi, cũng không phải mọi học sinh đều tự
nguyện, tự giác tham gia những hoạt động tích cực và mỗi phương pháp không thê là vạn năng; phương pháp nào cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó vì thế phải sử dụng phối hợp các phương pháp
Trang 341.1 Các phương pháp thường sử dụng đề dạy học các bài học nhận biết
Chủ đề “Tự nhiên” rất đa dạng và phong phú, các bài học nhận biết
trong chủ đề này cũng vậy Là một bài học chiếm lượng lớn trong chủ đề giúp
học sinh nắm được kiến thức khá lớn để học những bài học thuộc dạng bài
thực hành và ơn tập Vì vậy việc đưa ra một phương pháp dạy học hợp lý để
học sinh chủ động lĩnh hội tri thức, kích thích tính tị mị, hứng thú học tập
của học sinh, là điều đáng quan tâm
Có nhiều phương pháp dạy - học khác nhau để dạy học chủ đề như quan sát, thuyết trình, trao đổi đàm thoại (hỏi- đáp), thảo luận nhom, Nhung để phát huy được tính tích cực hóa người học thì trong chủ đề “Tự nhiên”
môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 cac bai hoc về nhận biết giáo viên không
nên chỉ sử dụng một phương pháp là phương pháp quan sát hay phương pháp
hỏi đáp, trong bài học mà nên sử dụng chủ yếu là phương pháp quan sát kết hợp với phương pháp khác như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đàm thoại, phương pháp động não Ngoài ra có thê kết hợp với phương pháp trò chơi học tập để tạo khơng khí thoái mái trong giờ học, giúp học sinh khắc
sâu được kiến thức
Phương pháp quan sát dùng đề phát hiện ra đặc điểm của các loài động vật, thực vật hay các hiện tượng tự nhiên
Nhờ quan sát, học sinh có thể nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của một số cây xanh, một 36 động vật, hoặc để nhận biết các hiện tượng đang
diễn ra trong môi trường tự nhiên và cuộc sống hằng ngày
Phương pháp quan sát kết hợp với phương pháp đàm thoại giúp học
sinh có thể trả lời những câu hỏi cần thiết, từ đó nắm được nội dung bài học
Qua việc trao đổi giữa giáo viên và học sinh thì học sinh cũng có thể hiểu
Trang 35Khi học sinh đã quan sát để nắm được các đặc điểm của đối tượng thì
trao đổi đàm thoại là công việc mà giáo viên đặt ra những câu hỏi để giáo viên và học sinh đàm thoại nhằm gợi mở dẫn dắt học sinh lĩnh hội nội dung
bài học Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để dẫn dắt học
sinh từng bước áp dụng những gì mình vừa nhìn, vừa sờ, phát hiện ra bản
chất của đối tượng, hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự thích sự ham hiểu biết, tính tích cực, hứng thú độc lập, sáng tạo của học sinh trong học tập, bồi
dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời nói và làm cho khơng khí lớp học sôi nối Đàm thoại không chỉ giúp học sinh thu nhận kiến thức mà cịn có
tác dụng đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhờ đó giáo viên thường xuyên thu được những tín hiệu ngược từ phía học sinh để điều chỉnh hoạt
động dạy và học Để tăng thêm hiệu quả đàm thoại giáo viên cần tổ chức đàm
thoại theo nhiều chiều: giáo viên đến học sinh, học sinh đến học sinh, học
sinh đến giáo viên
1.2 Quy trình dạy học các bài học nhận biết
Từ nội dung chung của các bải học thuộc nhóm này và phân tích các phương pháp chủ yếu được sử dụng, theo tôi nên thực hiện dạy học các bài học nhận biết theo các bước chung, như sau:
- Bước I.Tổ chức phát hiện nội dung bài học
Bằng cách sử dụng phương pháp quan sát, động não kết hợp với thảo
luận nhóm, giáo viên hướng dẫn học sinh tự liên hệ hoặc cùng quan sát và thảo luận để phát hiện ra vẫn đề
- Bước 2.Giúp học sinh nắm bắt nội dung bài học
Bằng việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đàm
thoại, giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu ra nội dung của bài học
Từ việc được được quan sát vật thật, tranh, ảnh hay mơ hình (tùy từng
Trang 36đề cần thảo luận liên quan đến bài học và học sinh thảo luận Trong khi thảo
luận, giáo viên có thể tổ chức đàm thoại (tùy từng bài học mà giáo viên có thé tổ chức đàm thoại mà không cần phải thảo luận)
Giáo viên nêu một câu hỏi lớn kèm theo gợi ý nhằm tổ chức cho học sinh thảo luận hoặc đặt ra những câu hỏi phụ để giúp học sinh tìm lời giải đáp Câu hỏi do chính giáo viên nêu ra thường khích thích tính tranh luận, trước vấn đề như vậy ý kiến của học sinh thường khác nhau, giáo viên sẽ đưa
ra lời tổng kết hoặc câu hỏi phụ hỗ trợ cho học sinh tự rút ra kết luận thông
tin mới là nội dung tranh luận, câu hỏi chính và lời giải đáp, lời tông kết
Như vậy bằng việc sử dụng hệ thống các câu hỏi dẫn dắt, giáo viên hướng dẫn học sinh dần dần nhận ra nội dung kiến thức của bài học
* Lưu ý: Giáo viên chỉ gợi vấn đề, gợi ý, trọng tải còn học sinh phải tự tìm ra
câu trả lời đúng với sư hỗ trợ của giáo viên
- Bước 3.Tôổng kết
Ở bước này, bằng việc sử dụng phương pháp đàm thoại, giáo viên có
thể tự nhắc lại cho học sinh nội dung cần ghi nhớ hoặc yêu cầu học sinh nêu Giáo viên cũng có thể sử dụng vật thật, tranh, ảnh, mơ hình, u cầu học sinh thơng qua đó nêu lại nội dung bài học
1.3 Ví dụ
Dạy học “Bài 28 Một số loài vật sống trên cạn” sách giáo khoa Tự
nhiên và Xã hội lớp 2
Khi dạy học bài này, ta cũng sẽ tiến hành theo các bước như trên, và
thực hiện kế hoạch bài giảng như sau:
- Bước 1.Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh như trang 58,
59 sách giáo khoa Từ đó, học sinh nói tên và nêu ích lợi của một số con vật
sống trên cạn; phân biệt được vật nuôi và vật sống hoang dã; yêu quý và bảo
Trang 37- Bước 2.Giáo viên cho học sinh làm việc với tranh ảnh các con vật thật sống trên cạn sưu tầm được để học sinh hình thành được kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả
- Bước 3.Giáo viên tổ chức cho hoc sinh chơi trò chơi “Đồ bạn con gì?”
để học sinh nhớ lại những đặc điểm chính của con vật đã học và được thực
hành kĩ năng đặt câu hỏi loại trừ
Kế hoạch bài giảng như sau:
Bài 28 Một số loài vật sống trên cạn
I.Mục tiêu
Sau bài học, học sinh biết:
~ Nói tên và nêu ích lợi của một số con vật sống trên cạn;
- Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mơ tả
- u thích học tập môn Tự nhiên và Xã hội II.Đồ dùng dạy - học
- Giáo viên chuẩn bị hình minh họa trong sách giáo khoa trang 58, 59; - Học sinh sưu tầm tranh ảnh các con vật sống trên cạn
III.Các phương pháp dạy học chủ yếu 1 Phương pháp quan sát
2 Phương pháp đàm thoại 3 Phương pháp thảo luận nhóm IV.Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1 Kiếm tra bài cũ
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng trả lời câu hỏi: “Loài vật sống ở đâu?”;
- Giáo viên gọi học sinh ở dưới lớp nhận xét;
- Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh
Trang 38Ở bài học hôm trước chúng ta đã được biết trong tự nhiên có rất nhiều
lồi vật Chúng có thể sống ở khắp mọi nơi: trên cạn, đưới nước, trên không Chúng ta cần yêu quý và báo vệ chúng Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về một số loài vật sống trên cạn
3 Dạy học bài mới
Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa a) Làm việc theo cặp
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi trong sách
giáo khoa:
+ Chỉ và nói tên các con vật có trong hình? + Con nào là vật nuôi, con nào sống hoang đã?
- Giáo viên khuyến khích học sinh tự đặt thêm các câu hỏi trong quá
trình quan sát, tìm hiểu về các con vật được giới thiệu trong sách giáo khoa
Ví dụ
+ Đồ bạn con nảo có thé sống ở sa mạc?
+ Con nào đào hang sống dưới mặt đất? + Con nao ăn cỏ?
+ Con nao ăn thịt?
b) Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp dưới dạng một học sinh đưa ra câu hỏi, chỉ định một bạn ở cặp khác trả lời Bạn nào trả lời đúng sẽ được đặt
câu hỏi cho cặp khác (Hai bạn cùng một cặp có thé giúp đỡ lẫn nhau) - Giáo viên đưa ra kết luận:
Có rất nhiều loài vật sống trên cạn, trong đó có những lồi vật chuyên sống trên mặt đất như voi, hươu, lạc đà, chó, gà, ; có lồi vật đào hang sống
Trang 39Chúng ta cần phải bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các
loài vật quý hiếm
Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh các con vật sống trên cạn sưu tầm được
a) Làm việc theo nhóm nhỏ
Giáo viên yêu cầu các nhóm đem những tranh ảnh đã sưu tầm được ra để cùng quan sát và phân loại, sắp xếp tranh ảnh các con vật vào giấy khổ
to Tiêu chí phân loại sẽ do các nhóm tự lựa chọn
- Dựa vào cơ quan di chuyên:
+ Các con vật có chân
+ Các con vật vừa có chân, vừa có cánh
+ Các con vật khơng có chân
- Dựa vào điều kiện khí hậu nơi các con vật sống:
+ Các con vật sống được ở xứ nóng
+ Các con vật sống được ở xứ lạnh - Dựa vào nhu cầu của con người:
+ Các con vật có ích đối với người và gia súc
+ Các con vật có hại đối với con người, cây cối, mùa mảng hay đối với
con vật khác
b) Hoạt động cả lớp
Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình, sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau
Hoạt động 3: Trò chơi “Đó bạn con gì?”
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi:
Trang 40+ Học sinh đeo hình vẽ được đặt câu hỏi đúng / sai để đốn xem đó là
con gì Cả lớp chỉ trả lời là đúng hoặc sai
Ví dụ
+ Con này có 4 chân (hay có 2 chân hay khơng có chân) phải không? + Con này được nuôi trong nhà (hay sông hoang dai ) phái không?
Sau khi hỏi một số câu hỏi, em học sinh phải đoán được tên con vật - Giáo viên cho học sinh chơi thử
- Học sinh chơi theo nhóm đề nhiều em được tập đặt câu hỏi
Hoại động 4 : Củng cố, dặn đò
- Giáo viên nhắc lại kết luận - Nhận xét, đánh giá tiết học
- Dặn dò học sinh về nhà học bài cũ và sưu tầm tranh ảnh các con vật sống đưới nước
2 Dạy học các bài học về thực hành
2.1 Các phương pháp thường sử dụng để dạy học các bài học về thực hành
Các bài học về thực hành giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học
ở bài trước, những hiểu biết của mình để chiếm lĩnh nội dung kiến thức của bài học Giờ học thực hành thường mang lại không khí sơi nổi nên học sinh rất hào hứng khi học dạng bài này
Trong chủ đề '“Tự nhiên” môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 khi dạy
học các bài học về thực hành, giáo viên nên sử dụng chủ yếu các phương pháp thực hành, phương pháp quan sát, phương pháp quan sát, kết hợp với phương pháp đàm thoại
Với các dạng bài học về thực hành, giáo viên tổ chức cho học sinh tiến
hành thực hành với các nội dung bài học kết hợp với một số phương pháp