LỜI MỞ ĐẦU Thị trường cổ phiếu tại Việt Nam còn khá mới mẻ, nhưng với các nước thì rất phát triển. Thị trường cổ phiếu mới ra đời đầu năm 2000. Trải qua 14 năm phát triển, thị trường cổ phiếu ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu khả quan, huy động được một nguồn lực đáng kể cho phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thị trường cổ phiếu phát triển chưa đầy đủ, còn nhiều bất cập. Vì vậy em đã chọn đề tài “Thực trạng thị trường cổ phiếu ở Việt Nam hiện nay và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu của mình. Do qui mô của bài viết và thời gian làm bài bị hạn chế, cho nên bài viết này chỉ tập trung đề cập vào những nội dung cơ bản nhất của thị trường cổ phiếu. Kiến thức về thị trường cổ phiếu rất lớn nhưng những kiến thức trong bài viết này cũng tương đối đủ để hiểu về thị trường cổ phiếu. Về phần nói về thực trạng và một số giải pháp cho thị trường cổ phiếu Việt Nam, cũng do đó có nhiều thiếu sót. Vì vậy, bài viết này cũng chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất đối với thị trường cổ phiếu ở Việt Nam. MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU……………………………………………………………3 1.Khái niệm và phân loại về cổ phiếu…………………………………….3 2 . Đặc điểm cổ phiếu……………………………………………………….6 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY…………………………………………7 1 . Tác dụng của việc phát hành cổ phiếu…………………………………7 2 . Những thành tựu đạt được………………………………………………8 3. Các mặt hạn chế…………………….……………………………………..9 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TR IỂN THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU Ở VIỆT NAM.........................................11 1. Phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường.............................................................11 2. Phát triển thị trường cổ phiếu theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc, được quản lý, giám sát bởi Nhà nước và có khả năng liên kết với thị trường khu vực và quốc tế............................................................................11 3. Phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngoài nước………………....12 4. Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của của các tổ chức tham gia thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm về công bố thông tin, về tin đồn gây bất lợi cho hệ thống thị trường tài chính về rò rỉ thông tin....................................................................................................................13 KẾT LUÂN....................................................................................14
LỜI MỞ ĐẦU Thị trường cổ phiếu tại Việt Nam còn khá mới mẻ, nhưng với các nước thì rất phát triển. Thị trường cổ phiếu mới ra đời đầu năm 2000. Trải qua 14 năm phát triển, thị trường cổ phiếu ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu khả quan, huy động được một nguồn lực đáng kể cho phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thị trường cổ phiếu phát triển chưa đầy đủ, còn nhiều bất cập. Vì vậy em đã chọn đề tài “Thực trạng thị trường cổ phiếu ở Việt Nam hiện nay và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu của mình. Do qui mô của bài viết và thời gian làm bài bị hạn chế, cho nên bài viết này chỉ tập trung đề cập vào những nội dung cơ bản nhất của thị trường cổ phiếu. Kiến thức về thị trường cổ phiếu rất lớn nhưng những kiến thức trong bài viết này cũng tương đối đủ để hiểu về thị trường cổ phiếu. Về phần nói về thực trạng và một số giải pháp cho thị trường cổ phiếu Việt Nam, cũng do đó có nhiều thiếu sót. Vì vậy, bài viết này cũng chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất đối với thị trường cổ phiếu ở Việt Nam. 1 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU……………………………………………………………3 1.Khái niệm và phân loại về cổ phiếu…………………………………….3 2 . Đặc điểm cổ phiếu……………………………………………………….6 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY…………………………………………7 1 . Tác dụng của việc phát hành cổ phiếu…………………………………7 2 . Những thành tựu đạt được………………………………………………8 3. Các mặt hạn chế…………………….…………………………………… 9 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TR IỂN THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU Ở VIỆT NAM 11 1. Phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường 11 2. Phát triển thị trường cổ phiếu theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc, được quản lý, giám sát bởi Nhà nước và có khả năng liên kết với thị trường khu vực và quốc tế 11 3. Phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngoài nước……………… 12 4. Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của của các tổ chức tham gia thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm về công bố thông tin, về tin đồn gây bất lợi cho hệ thống thị trường tài chính về rò rỉ thông tin 13 2 KẾT LUÂN 14 3 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU 1. Khái niệm và phân loại về cổ phiếu 1.1 Khái niệm Khi một công ty gọi vốn, số vốn được gọi đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần được gọi là cổ phiếu và chỉ có công ty cổ phần mới phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. BẢNG CHỨNG KHOÁN. Mã CK TC Khớp lệnh +/- Gía KL 1.2 Phân loại. Khi nói đến cổ phiếu của một công ty, thông thường người ta thường nói đến cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi. 4 Cổ phiếu phổ thông Cổ phiếu phổ thông (Cổ phiếu thường) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty và xác nhận cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty. Người nắm giữ cổ phiếu thường là cổ đông thường và là đồng sở hữu của công ty cổ phần. Cổ phiếu thường có những đặc điểm chủ yếu sau: • Là loại cổ phiếu có thu nhập phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty. • Cổ phiếu của công ty không có thời hạn hoàn trả, vì đây không phải là khoản nợ đối với công ty. • Cổ đông được chia phần giá trị tài sản còn lại khi thanh lý công ty sau khi công ty đã thanh toán các khoản nợ và thanh toán cho các cổ đông ưu đãi. • Người góp vốn vào công ty không được quyền trực tiếp rút vốn ra khỏi công ty, nhưng được quyền chuyển nhượng sở hữu cổ phần dưới hình thức bán lại cổ phiếu hay dưới hình thức quà tặng hay để lại cho người thừa kế. • Được quyền ưu tiên mua cổ phiếu khi công ty phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn. • Được quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường theo luật định. • Cổ đông thường cũng phải gánh chịu những rủi ro mà công ty gặp phải, tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi số lượng vốn góp vào công ty. Các hình thức giá trị của Cổ phiếu thường • Mệnh giá của cổ phiếu thường: Mệnh giá hay còn gọi là giá trị danh nghĩa là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu. • Giá trị sổ sách của cổ phiếu thường là giá trị của cổ phiếu được xác định dựa trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán của công ty. Việc xem xét giá trị sổ sách, cho phép Cổ đông thấy được số giá trị tăng 5 thêm của cổ phiếu thường sau một thời gian công ty hoạt động so với số vốn góp ban đầu. • Giá trị thị trường: là giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu thường, được thể hiện trong giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận. Giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi quan hệ cung - cầu trên thị trường. Giá trị thị trường cổ phiếu của một công ty phụ thuộc rất nhiều yếu tố, do vậy nó thường xuyên biến động. Cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong một công ty, đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi của công ty. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có các quyền lợi sau: • Quyền được nhận cổ tức trước các cổ đông thường • Quyền ưu tiên được thanh toán trước, khi giải thể hay thanh lý công ty, nhưng sau người có trái phiếu. • Tương tự như cổ phiếu phổ thông, nhưng cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi không được tham gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng Quản trị và quyết định những vấn đề quan trọng của công ty. • Cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá và mệnh giá của nó cũng không ảnh hưởng tới giá thị trường của cổ phiếu ưu đãi. • Tuy cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là cố định, nhưng cổ đông ưu đãi cũng chỉ được nhận cổ tức khi công ty làm ăn có lợi nhuận. 2. Đặc điểm của Cổ phiếu Không có kỳ hạn và không hoàn vốn Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần. Chỉ có chiều góp vào, không thể hiện thời hạn hoàn vốn; không có kỳ hạn. (Khi công ty phá sản hoặc giải thể, thì sẽ không còn tồn tại cổ phiếu). 6 Cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả SXKD của doanh nghiệp Cổ tức cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, và vì kết quả kinh doanh không ổn định nên cổ tức cũng không thể cố định. Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt thì cổ đông được hưởng lợi nhuận nhiều hơn so với các loại chứng khoán khác có lãi suất cố định. Ngược lại, khi làm ăn khó khăn hoặc thua lỗ, cổ tức có thể rất thấp hoặc không có cổ tức. Khi phá sản, cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại của tài sản thanh lý Giá cổ phiếu biến động rất mạnh Giá biến động nhiều nhất là trên thị trường thứ cấp, do giá chịu sự tác động của nhiều nhân tố, và nhân tố quan trọng đó là kết quả kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, theo quan điểm của những nhà đầu tư, Cổ phiếu có các đặc điểm sau: Tính thanh khoản cao Cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng. Tuy nhiên tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào các yếu tố sau: • Thứ nhất, kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành (công ty có cổ phiếu niêm yết). • Thứ hai, là mối quan hệ cung - cầu trên thị trường chứng khoán Có tính Lưu thông Tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sư, nếu như tính thanh khoản giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu chuyển cổ phiếu thành tiền mặt khi cần thiết thì tính lưu thông giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện được nhiều hoạt động như thừa kế tặng cho để thục hiện nghĩa vụ tài sản của mình. Tính Tư bản giả Cổ phiếu có tính tư bản giả tức là cổ phiếu có giá trị như tiền. Tuy nhiên cổ phiếu không phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền. 7 Mệnh giá của cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu. Tính Rủi ro cao Tính rủi ro phụ thuộc vào thông tin và tình hình phát triển, chính trị. Giá trị cổ phiếu luôn biến động theo các yếu tố này. Thị trường cổ phiếu là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các cổ phiếu giữa tổ chức phát hành và người mua chứng khoán, hoặc các cổ đông với nhau, hoặc giữa cổ đông với người có nhu cầu mua cổ phiếu đó. 8 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Tác dụng của việc phát hành cổ phiếu: Đối với công ty phát hành: Việc phát hành cổ phiếu sẽ giúp cho công ty có thể huy động vốn khi thành lập hoặc để mở rộng kinh doanh. Đối với nhà đầu tư cổ phiếu: • Sẵn sang mua cổ phiếu cong ty phát hành. • Được hưởng trực tiếp một phần lợi nhuận công ty. 2. Những thành tựu đạt được Trong 14năm phát triển, thị trường cổ phiếu Việt Nam đã có bước phát triển khá vượt bậc. Thị trường cổ phiếu năm 2000 chỉ có hai cổ phiếu niêm yết với giá trị giao dịch 70 triệu đồng/phiên. Hoạt động phát hành huy động vốn qua thị trường cổ phiếu thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây. Trong năm 2006, có 44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, hoạt động phát hành mới thực sự bùng nổ vào năm 2007, khi có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại được đăng ký với UBCKNN với tổng lượng vốn huy động lên đến gần 40.000 tỷ VND. Trong năm 2008, do sự suy giảm của thị trường chứng khoán, tổng số vốn huy động chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100 đợt chào bán chứng khoán ra công chúng. Thị trường hồi phục vào năm 2009 đã tạo điều kiện cho hoạt động phát hành qua thị trường chứng khoán, đặc biệt là phát hành cổ phiếu. Tổng số vốn huy động qua phát hành cổ phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50% so với 2008, đạt 21.724 tỷ đồng. Những thành tích trên thị trường thứ cấp đã tác động tích cực đến thị trường phát hành, nhiều công ty đại chúng, đặc biệt là các công ty niêm yết đã tăng vốn lên từ hàng chục đến 9 hàng trăm lần. Riêng 2 năm 2008-2009 đã có 35.000 tỷ đồng giá trị cổ phiếu (tính theo mệnh giá) được phát hành ra công chúng, góp phần làm lành mạnh cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, công tác cổ phần hoá DNNN đã được gắn kết với việc huy động vốn từ công chúng đầu tư, góp phần thúc đẩy nhanh việc sắp xếp khu vực DNNN theo tiến trình cải cách nền kinh tế của Chính phủ và huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Thực tế, việc gắn kết công tác cổ phần hóa DNNN với công tác tạo hàng cho thị trường cổ phiếu là nhân tố chủ đạo quyết định thành công trong việc tạo ra một nguồn hàng phong phú, góp phần thúc đẩy tăng trưởng quy mô của thị trường. Tính đến tháng 5 năm 2013, thị trường cổ phiếu niêm yết trên HNX Đã có 364 doanh nghiệp (tăng 42% so với trước thời điểm chuyển đổi thành sở) với giá trị niêm yết đạt gần 90.000 tỷ đồng (tăng 140%) và giá trị vốn hóa đơn 120.500 tỷ đồng. Hiện nay để tạo tính thanh khoản cho các cổ phiếu chưa niêm yết, các công ty chứng khoán đưa ra nghiệp vụ REPO để mua có kỳ hạn các loại cổ phiếu này nhằm mục đích tạo cho khách hàng có thêm nguồn vốn để mở rộng doanh mục đầu tư của mình. 3. Các mặt hạn chế Cùng với những thành tựu đã đạt được, thị trường cổ phiếu vẫn tồn tại một số hạn chế gần đây do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế vĩ mô diễn biến phức tạp đã khiến kết quả sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp bi ảnh hưởng, nhiều công ty rơi vào tình trạng thua lỗ khiến giá cổ phiếu giảm mạnh . Bên cạnh đó còn có những hạn chế sau: a) Số lượng và chất lượng hạn chế của cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Hạn chế lớn nhất của thị trường là chưa có một lượng hàng hóa đủ lớn về 10 [...]... trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, Tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước, gắn việc cổ phần hóa với niêm yết trên thị trường chứng khoán; Mở rộng việc phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn trên thị trường Đối với những doanh nghiệp đã cổ phần hóa đủ điều kiện phải thực hiện việc niêm yết; đồng thời tiến hành rà soát, thực hiện ngay việc bán tiếp phần vốn, thực hiện ngay việc bán tiếp phần vốn... III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU Ở VIỆT NAM Để thực hiện các mục tiêu cụ thể theo định hướng phát triển thị trường chứng khoán nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng của Nhà nước cần 12 phải đưa ra các giải pháp thực hiện, vừa khắc phục những điểm hạn chế còn tồn tại, vừa hướng tới phát triển thị trường Giải pháp thực hiện được chia thành các nhóm chính, cụ thể như sau: 1 Phát... trên thị trường, đảm bảo sự quản lý, giám sát của Nhà nước đối với các giao dịch, thu hẹp hoạt động trên thị trường tự do 3 Phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngoài nước Khuyến khích các định chế đầu tư chuyên nghiệp (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…) tham gia đầu tư trên thị trường Thực hiện lộ trình mở cửa đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam theo lộ trình đã... các chính sách 14 kinh tế - tài chính cũng như các thông tin vĩ mô để mọi người dân biết,hiểu đúng và chấp hành nghiêm túc Bốn là; Thu hẹp hoạt động của thị trường tự do bằng cách yêu cầu các công ty đại chúng giao dịch trên thị trường tự do phải tuân thủ các yêu cầu về kiểm toán, công bố thông tin, quản trị công ty như các doanh nghiệp đã niêm yết Điều này vừa giúp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán,... thông tin kịp thời về cơ chế chính sách của Nhà nước nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng 15 KẾT LUẬN Đề tài đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu về thị trường cổ phiếu ở Việt Nam hiện nay, những thành tựu đã đạt được và những mặt hạn chế còn tồn tại Đề tài cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thị trường cổ phiếu ở Việt Nam trong thời gian sắp tới Do thời gian nghiên cứu ngắn và kiến thức . cổ phiếu thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây. Trong năm 2006, có 44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, hoạt động phát hành mới thực sự bùng. thành tựu khả quan, huy động được một nguồn lực đáng kể cho phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thị trường cổ phiếu phát triển chưa đầy đủ, còn nhiều bất cập. Vì vậy em đã chọn đề tài Thực. những doanh nghiệp đã cổ phần hóa đủ điều kiện phải thực hiện việc niêm yết; đồng thời tiến hành rà soát, thực hiện ngay việc bán tiếp phần vốn, thực hiện ngay việc bán tiếp phần vốn Nhà nước tại