Nhằm mục đích đẩy mạnh hơn nữa khả năng ứng dụng khoa hoc kĩ thuật và thưc hiện phát triển sản xuất, 28/11/1988 Viện khoa học Việt Nam (nay là Trung tâm khoa học và công nghệ quốc gia) quyết định chuyển Trung tâm liên kết khoa học sản xuất tinh dầu và hương liệu thành xí nghiệp tinh dầu để mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ ngày thành lập đến nay xí nghiêp đã không ngừng phát triển về cơ sở vật chất kĩ thuật và ngày càng mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng mặt hàng sản xuất kinh doanh. Từ nguồn vốn ban đầu rất khiêm tốn (vốn ngân sách cấp 606.038.542 đồng) xí nghiệp đã tự khẳng định được mình và phát huy hiệu quả nguồn vốn. Đến cuối năm 1998 nguồn vốn tự bổ sung là 3.560.000.000 đồng, cuối năm 1997 nguồn vốn đã tăng lên thành 3.590.000.000 đồng. Để đáp ứng được sự phát triển của xí nghiệp tinh dầu, ngày 28/11/1998 Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên được thành lập theo quyết định số 802/VKHI-QĐ trên cơ sở Trung tâm liên kết khoa học sản xuất tinh dầu - hương liệu - Viện Khoa học Việt Nam. Tên quốc tế của công ty là Essential Oil Enterprise (ENTEROIL). Địa chỉ của công ty : Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia - đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP I-/ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TINH DẦU VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN 1-/ Sự hình thành và phát triển của công ty Nhằm mục đích đẩy mạnh hơn nữa khả năng ứng dụng khoa hoc kĩ thuật và thưc hiện phát triển sản xuất, 28/11/1988 Viện khoa học Việt Nam (nay là Trung tâm khoa học và công nghệ quốc gia) quyết định chuyển Trung tâm liên kết khoa học sản xuất tinh dầu và hương liệu thành xí nghiệp tinh dầu để mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ ngày thành lập đến nay xí nghiêp đã không ngừng phát triển về cơ sở vật chất kĩ thuật và ngày càng mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng mặt hàng sản xuất kinh doanh. Từ nguồn vốn ban đầu rất khiêm tốn (vốn ngân sách cấp 606.038.542 đồng) xí nghiệp đã tự khẳng định được mình và phát huy hiệu quả nguồn vốn. Đến cuối năm 1998 nguồn vốn tự bổ sung là 3.560.000.000 đồng, cuối năm 1997 nguồn vốn đã tăng lên thành 3.590.000.000 đồng. Để đáp ứng được sự phát triển của xí nghiệp tinh dầu, ngày 28/11/1998 Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên được thành lập theo quyết định số 802/VKHI- QĐ trên cơ sở Trung tâm liên kết khoa học sản xuất tinh dầu - hương liệu - Viện Khoa học Việt Nam. Tên quốc tế của công ty là Essential Oil Enterprise (ENTEROIL). Địa chỉ của công ty : Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia - đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 2-/ Chức năng nhiệm vụ của công ty. Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên có chức năng nhiệm vụ liên kết các đơn vị nghiên cứu, thực nghiệm, sản xuất kinh doanh nhằm khép kín quá trình nghiên cứu khoa học và công nghệ đưa các tiến bộ khoa học, công nghệ về sinh học, hoá học các loại cây tinh dầu đạt được trong nước và trên thế giới vào sản xuất chế biến các mặt hàng tinh dầu, hương liệu, dược liệu có giá trị cao nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ để phát triển nghiên cứu, đổi mới thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất, không ngừng nâng cao năng lực toàn diện của công ty, tự cân đối, tự trang trải về tài chính, tăng cường tích luỹ mở rộng qui mô sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó, là một đơn vị thuộc viện khoa học Việt Nam, nay là trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia nhằm mục đích đẩy mạnh hơn nữa khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ vào phát triển sản 1 xuất. Công ty có chức năng nghiên cứu triển khai sản xuất kinh doanh để phát triển khoa học và công nghệ lấy kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ nâng cao năng suất chất lượng và hướng vào sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ quan trọng của trung tâm đồng thời cũng là mục đích của viện trưởng Viện khoa học Việt Nam, là thành lập mô hình khoa học - sản xuất như " Doanh nghiệp - khoa học - kinh tế " để sản xuất thử nghiệm trực tiếp ứng dụng các kết quả nghiên cứu của các đơn vị trong viện vào sản xuất kinh doanh, đặt hàng cho các đơn vị nghiên cứu tạo sản phẩm mới nâng cao chất lượng sản phẩm thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên đã liên kết được với Viện hoá học, Viện sinh học, Viện sinh thái tài nguyên tạo nhân giống các cây tinh dầu có hàm lượng tinh dầu cao như sả, hương nhu, bạc hà . cung cấp giống cho các địa phương thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng, miền núi và Tây Nguyên, nông trường tổng đội thanh niên xung phong . Trong những năm sắp tới, công ty tinh dầu sẽ được xây dựng và phát triển thành trung tâm khoa học công nghệ sản xuất kinh doanh lớn có truyền thống về tinh dầu của trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia. II-/ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ KINH TẾ KĨ THUẬT CỦA CÔNG TY 1-/ Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban Xí nghiệp có các đơn vị trực thuộc sau: - Phòng nghiên cứu khoa học phát triển tinh dầu, hương liệu (goị tắt là phòng nghiên cứu phát triển) - Phòng kiểm tra chất lượng - Phòng kinh doanh - Phòng quản lý tổng hợp - Xưởng sản xuất chế biến tinh dầu (xưởng tái chế) Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý đươc thể hiện bằng sơ đồ: 2 Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể thấy rõ cơ chế hoạt động của công ty bao gồm bộ phận trực tuyến và bộ phận chức năng: Bộ phận trực tuyến bao gồm: Giám đốc công ty, phó giám đốc công ty và các trưởng phòng, xưởng trưởng, bộ phận này có vai trò trực tiếp chỉ đạo, điều hành toàn bộ công ty. Bộ phận chức năng bao gồm: Các trưởng phòng, xưởng trưởng. Bộ phận này thực hiện các chức năng quản lý khác nhau theo sự phân công chuyên môn hoá khác nhau. Giám đốc công ty vẫn là người chịu trách nhiệm toàn diện về tất cả các hoạt động của công ty, mối liên hệ giữa các thành viên theo kênh liên hệ đường thẳng nghĩa là chỉ có các trưởng phòng, xưởng trưởng mới có quyền ra lệnh cho nhân viên thừa hành trong phạm vi mình phụ trách, còn những người khác không có quyền ra lệnh cho nhân viên không thuộc quyền quản lý của mình (tuy nhiên, điều này chỉ mang tính chất tương đối) Giữa các bộ phận có mối quan hệ ngang quyền không phụ thuộc lẫn nhau nhưng lại hỗ trợ, hiệp tác công việc với nhau làm cho bộ máy của công ty hoạt động một cách nhịp nhàng có hiệu quả. Sau đây là chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong công ty: 1. Giám đốc công ty: Giám đốc công ty do Viện trưởng viện khoa học Việt nam nay là trung tâm khoa học tự nhiên và quản lý công nghệ quốc gia vừa đại diện cho công nhân viên chức quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng có quyền quyết định công ty điều hành hoạt động của công ty theo đúng chính sách 3 Giám đốc Công ty Phòng quản lý tổng hợp Phòng nghiên cứu phát triển Phòng kiểm tra chất lượng Phòng kinh doanh Xưởng tái chế Phòng quản lý h nh chínhà Phòng kế toán Phòng K.doanh II Phòng K.doanh I pháp luật của nhà nước sự chỉ đạo của trung tâm khoa học pháp luật của Nhà nước sự chỉ đạo của trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia và nghị quyết của đại hội công ty nhân viên chức. Đồng thời giám đốc công ty phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty, thực hiện, hoàn thành tốt những mục tiêu đề ra. Để thực hiện chức trách được giao, giám đốc công ty có nhiệm vụ và quyền hạn về tổ chức bộ máy, tuyển chọn lao động, trả lương theo hiệu quả của sản xuất kinh doanh và theo qui định của pháp luật hiện hành. 2. Phó giám đốc và kế toán trưởng: có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc do giám đốc đề nghị và giám đốc trung tâm khoa học tự nhiên và công ty công nghệ quốc gia ra quyết định bổ nhiệm phó giám đốc điều hành công việc chịu sự phân công của Giám đốc theo từng lĩnh vực công tác chịu tránh nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực được phân công. 3. Phòng nghiên cứu khoa học phát triển tinh dầu hương liệu - Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế của đất nước với các đề tài thuộc trung tâm quản lý. - Hợp tác với các đơn vị có liên quan trong trung tâm để nghiên cứu và đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật đạt được trong lĩnh vực sinh học, hoá học, tinh dầu, hương liệu, tư động hóa v.v .vào phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty. - Tham gia vào công tác đào tạo (đào tạo tại chỗ, tham gia giảng dạy ở các trường đại học, hướng dẫn nghiên cứu sinh) 4. Phòng kiểm tra chất lượng - Kiểm tra và chịu trách nhiệm về các loại tinh dầu, hương liệu, hoá chất nhập vào và xuất ra ở công ty. - Kiểm tra và cấp chứng chỉ chất lượng các loại tinh dầu hương liệu cho các đơn vị kinh doanh khác khi có yêu cầu. 5. Phòng kinh doanh Trước năm 1999 công ty chỉ có 1 phòng kinh doanh. Từ năm 1999, do có những thay đổi lớn từ môi trường kinh doanh, để đáp ứng được yêu cầu ngày 4 càng lớn của công việc phòng kinh doanh được tách thành hai phòng: Phòng kinh doanh I và phòng kinh doanh II, trong đó nòng cốt là phòng kinh doanh I. * Phòng kinh doanh I - Tìm hiểu thị trường trong nước và ngoài nước, tìm hiểu nguồn cung cấp (mua vào) xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. - Thu thập và xử lý thông tin kinh tế kĩ thuật cũng như sự biến động của thị trường nói chung và các vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Nắm vững chế độ chính sách để thực hiện sản xuất kinh doanh đúng pháp luật và đạt hiệu quả cao. - Xây dựng các hợp đồng kinh tế, liên doanh liên kết dịch vụ lập chứng từ giao nhận và thanh toán. - Thực hiện các hoạt động quảng cáo, chào hàng kịp thời. * Phòng kinh doanh II - Khai thác thị trường tiêu thụ nội địa và cố gắng mở rộng thị trường tạo ưu thế cạnh tranh với những đối thủ kinh doanh cùng mặt hàng trong giai đoạn mới. - Tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực mới là lĩnh vực nhập khẩu (từ năm 1999) - Trong thời gian tới phòng kinh doanh I và phòng kinh doanh II cùng phối hợp hoạt động để thực hiện kế hoạch đa dạng hoá kinh doanh của công ty. 6. Phòng quản lý tổng hợp: a. Phòng tổ chức hành chính - Tổ chức thực hiện các chỉ đạo của giám đốc về quản lý nhân sự - Tổ chức theo dõi việc thực hiện chính sách cho cán bộ công nhân viên chức - Giúp giám đốc khâu tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, bố trí lao động - Giúp giám đốc về công tác xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ, điện nước, vận tải, đời sống . b. Phòng kế toán 5 - Thực hiện công tác thống kê kế toán, giúp giám đốc về công tác quản lý tài chính, hạch toán các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Báo cáo giám đốc về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Đảm bảo cung cấp số liệu nhanh chóng, chính xác kịp thời khi có yêu cầu - Tổ chức tốt việc thực hiện huy động các nguồn vốn kinh doanh - Thực hiện đúng mọi yêu cầu của Nhà nước cũng như các qui định khác về hạch toán kinh doanh. 7. Xưởng sản xuất chế biến tinh dầu: Xưởng có hai bộ phận : - Một bộ phận chuyên chế biến các loại tinh dầu tự nhiên phối hợp với các bộ phận khác trong công ty. Đây là bộ phận quan trọng nhất - Một bộ phận chuyên chế biến, nâng cấp một số loại tinh dầu tự nhiên thành tinh dầu chất lượng cao tách đơn hương từ tinh dầu. 2-/ Một số nhân tố kinh tế kĩ thuật a, Về cơ sở vật chất kĩ thuật: - Diện tích nhà xưởng, kho 1345 m 2 Trong đó có 1265 m 2 nhà kiên cố, 80 m 2 nhà cấp1, 1400 m 2 sân bãi và các thiết bị máy móc và các tài sản có giá trị khác. b, Thực trạng lao động: Phần đông cán bộ công nhân viên phải kiêm nhiệm nhiều việc thực hiện nhiều chức năng. Một số cán bộ khoa học vừa nghiên cứu thiết kế chế tạo vừa lao động sản xuất thực hiện chức năng giảm bớt số lượng cán bộ trung cấp, công nhân kĩ thuật. Công ty hiện nay có 63 cán bộ trong đó: - Trên đại học 3 - Đại học cao đẳng 29 - Trung cấp 3 - Công nhân kĩ thuật 10 - Lao động trực tiếp 18 Về số lượng cán bộ khoa học quản lý nghiệp vụ tuy ít nhưng có chất lượng đúng ngành nghề, được tuyển chọn và sử dụng hợp lý phát huy tối đa năng lực làm 6 việc của mỗi người. Ngoài số cán bộ trong biên chế, công ty còn mạng lưới cộng tác viên là những cán bộ khoa học kĩ thuật chuyên ngành có trình độ cao của Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia và một số trương đại học. c, Tình hình về mặt hàng sản xuất kinh doanh. Công ty tinh dầu được Liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ các trang thiết bị nhập từ các nước Đức, Pháp, Nhật. Các chuyên viên kĩ thuật được đào tạo từ các nước và được chuyên gia Liên hiệp quốc hướng dẫn trực tiếp nên vận hành thành thạo các trang thiết bị chưng cất, chế biến, nâng cao chất lượng các loại tinh dầu, đơn hương và các dẫn xuất đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Công ty có phòng kiểm tra chất lượng được Nhà nước cho phép cấp chứng chỉ chất lượng tinh dầu xuất khẩu. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm: - Tinh dầu quế - Tinh dầu sả - Tinh dầu hương nhu - Tinh dầu húng quế - Tinh dầu bạc hà - Tinh dầu hồi - Tinh dầu tràm - Tinh dầu màng tang - Tinh dầu pơ mu - Tinh dầu sả hoa hồng - Các đơn hương - Tinh dầu xá xị - Dầu thực vật (dầu dừa, dầu đào lộn hột .) - Hoa hồi - Cánh kiến Hiện nay công ty nghiên cứu đưa vào sản xuất thử một số mặt hàng tinh dầu mới có giá trị như: dầu hoa hồi, tinh dầu xá xị Ấn Độ, nước gội đầu, chất tẩy rửa pha chế và tạo ra một số đơn chất hương thơm như hương chanh táo. Năm 7 1999 công ty đã sử dụng hương táo cho sản phẩm nước rửa bát đạt chất lượng cao, giá thành hạ so với mua hương liệu táo từ nguồn nhập khẩu. Để nâng cao chất lượng của sản phẩm tinh dầu xuất khẩu công ty tiến hành nghiên cứu triển khai và tiến hành áp dụng vào sản xuất một số công nghệ chiết suất bằng chưng cất phân đoạn trong chân không và kết tinh có điều khiển. Ngoài ra công ty còn tiến hành xây dựng phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng áp dụng các phương pháp phân tích hoá học, hoá lý hiện đại để đảm bảo chất lượng các loại tinh dầu đang sản xuất và kinh doanh. III-/ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1-/ Môi trường bên ngoài Các nhà cung cấp: Nguồn cung cấp hàng hoá cho công ty rất rộng có thể nói là trên toàn quốc. Các nhà kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế từ doanh nghiệp nhà nước đến doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã và cả các hộ sản xuất nhỏ. Trong nền kinh tế thị trường ổn định thị trường đầu vào là vấn đề rất quan trọng. Công ty đã thiết lập được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp. Do vậy, công ty đã ổn định được nguồn hàng ngay cả trong những thời điểm thị trường có nhu cầu đột biến, giá cả bấp bênh. Để có được điều đó phải nói đến một số biện pháp hữu hiệu mà công ty đã áp dụng với các nhà cung cấp như: Cử các cán bộ kĩ thuật xuống các địa phương hướng dẫn kĩ thuật sản xuất, chưng cất cho họ, chế tạo thiết bị sản xuất bán cho họ với giá ưu đãi, cấp giấy phép cho các nhà cung cấp Đối thủ cạnh tranh của công ty: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã vấp phải sự cạnh tranh mua, cạnh tranh bán và đương nhiên có cả cạnh tranh không lành mạnh làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp phải những trở ngại đáng kể. Tuy nhiên, với ưu thế là doanh nghiệp ra đời sớm trong lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh cùng với sự nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín trên thương trường đồng thời quan hệ tốt với bạn hàng nên công ty vẫn giữ được tốc độ phát triển. Hiện nay, có thể điểm qua một số đối thủ cạnh tranh trong nước như: Xí nghiệp xuất nhập khẩu dược Trung ương, công ty dược liệu - Viện dược liệu Trung ương, công ty xuất khẩu tinh dầu Hà Nội, viện hoá công nghiệp Cầu Diễn Môi trường pháp luật : Là một doanh nghiệp doanh thu chủ yếu là nguồn thu từ hàng hoá xuất khẩu nên sự thay đổi của tỷ giá hối đoái đồng ngoại tệ, sự khủng hoảng kinh tế của các nước trong khu vực phần nào ảnh hưởng đến hoạt 8 động kinh doanh cuả xí nghiệp. Sự thay đổi chính sách của chính phủ là một trong những nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trước đây công ty được tham gia trả nợ Nga theo nghị định thư nhưng từ khi có chủ trương đấu thầu mà qui chế đấu thầu lại không chặt chẽ nên công ty không trúng thầu. Đây là một trong những nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng không nhỏ đến đầu ra và lợi nhuận của công ty. Trong thời gian gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã gặp phải một số những trở ngại có lúc làm chững lại hoạt động sản xuất kinh doanh, do một số cơ chế chính sách thay đổi. Ví dụ như chính sách về thuế, luật bảo vệ rừng cấm khai thác tài nguyên. Nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu của công ty là các loại tinh dầu thô được chế biến từ các loại gốc rễ của một số cây gỗ: dẻ, bạch đàn, quế. Nhưng gần đây do tình hình khai thác tài nguyên rừng bừa bãi, đặc biệt ở một số tỉnh có gốc dẻ nhiều như Thái Nguyên, Khánh Hoà. Nhà nước đã có lệnh cấm khai thác. Năm 1999 chính phủ đã quyết định cấm xuất khẩu mặt hàng tinh dầu xá xỉ. Xá xỉ là sản phẩm xuất khẩu chính của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Vì thế việc cấm này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty và làm giảm hẳn tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1999. Thị trường của công ty : Thị trường của công ty là châu Âu, châu á và châu Mĩ. Công ty đang cố gắng thâm nhập thu trường các nước Đông Âu và thị trường Mĩ. Đây là hai thị trường rất khó khăn trong quá trình thâm nhập song cũng rất hấp dẫn đối với ngành hàng tinh dầu Việt Nam 2-/ Môi trường bên trong của công ty Xuất phát từ đặc điểm của công ty là một đơn vị thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia với đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và chuyên gia thương mại có trình độ cao. Từ khi ra đời đến nay công ty đã đặt trọng tâm hoạt động của mình vào công tác nghiên cứu triẻn khai công nghệ trên các hướng. - Cải tiến công nghệ đang lưu hành bao gồm khâu kĩ thuật giống, canh tác, thu hái, chế biến thiết kế và chế tạo thiết bị cũng như tối ưu hoá công nghệ chiết suất tinh dầu đối với các cây sả, bạc hà, húng quế, quế . các kết quả này đã được chuyển giao và triển khai tại nhiều cơ sở sản xuất tinh dầu ở địa phương trong cả nước góp phần ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. 9 - Nghiên cứu triển khai và tiến hành áp dụng vào sản xuất một số công nghệ chế biến tinh dầu nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng tinh dầu truyền thống. Đặc biệt là công nghệ chiết tách bằng chưng cất phân đoạn trong chân không và kết tinh có điều kiện. - Xây dựng phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng, áp dụng phương pháp phân tích hoá học, hoá lý hiện đại để đảm bảo chất lượng các loại tinh dầu đang sản xuất và kinhdoanh. Phòng kiểm tra chất lượng của công ty được đầu tư trang thiết bị tốt và hoạt động đều đặn nên đã được Uỷ ban khoa học kĩ thuật Nhà nước công nhận và cho phép cấp chứng chỉ chất lượng xuất khẩu đoói với các mặt hàng tinh dầu và hương liệu. Hàng năm, công ty thực hiện phân tích hàng ngàn mẫu sản phẩm bao gồm cả hoạt động dịch vụ phân tích, cấp chứng chỉ chất lượng cho các cơ sở nghiên cứu sản xuất tinh dầu hương liệu cả nước. Nghiên cứu đưa vào sản xuất một số tinh dầu có giá trị cao như tinh dầu hoa hồi, bạc hà cao sản ấn Độ, tinh dầu lá quế, tinh dầu sả và đang tiến hành nghiên cứu thử nghiệm chiết suất hương liệu từ hoa nhài Việt Nam và khả năng qngs dụng từnó, hoàn thiện các phương pháp phân tích tổng hợp các chát chứa nhóm carbolyl trong một số loại tinh dầu như sả màng tang và tinh dầu quế. Công ty thường xuyên nghiên cứu thị trường sản xuất và buôn bán tinh dầu, hương liệu trên thế giới nhằm đưa ra sách lược sản xuất và khai thác, mở rộng thị trường và sản phẩm mới. Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên là một doanh nghiệp Nhà nước có các đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập có tài khoản tiền và ngoại tệ tại các ngân hàng Việt Nam, có con dấu riêng mang tên Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên - trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia để hoạt động. Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên là đơn vị thuộc TTKHTN và CNQG chịu sự quản lý toàn diện của trung tâm và chịu quản lý nhà nước của Bộ thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu. Do hợp tác sản xuất, chế biến tinh dầu xuất khẩu với công ty nên một số cơ sở sản cuất chế biến tinh dầu của các địa phương đã tiêu thụ được sản phẩm có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Nông trường số 5 (ở Tây Nguyên) thuộc tổng đội thanh niên xung phong thành phố HCM có hàng ngàn người lao động chuyên sản xuất các loại tinh dầu. 10